1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI MÃ VẠCH TRUYỀN THỐNG (BARCODE) – MÃ QR VÀ ỨNG DỤNG CỦA MÃ QR TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA

41 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mã vạch truyền thống (Barcode) – Mã QR và ứng dụng của mã QR trong quản lý và phân phối hàng hóa
Tác giả Nguyễn Nhật Hào, Nguyễn Ngọc Kim Hoàng, Lê Thị Thúy My, Kiều Trương Hàm Nguyên, Võ Hoàng Quân, Huỳnh Thị Kim Thảo, Trần Minh Thi, Phạm Ngọc Thùy Trang, Mai Quốc Trung, Lê Thanh Tú Uyên
Người hướng dẫn Phạm Văn Hưng
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế Vận tải
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 4,84 MB

Cấu trúc

  • A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (4)
  • B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (5)
  • C. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (5)
  • D. KẾT CẤU ĐỀ TÀI (5)
    • 1. Mã vạch truyền thống (barcode) (7)
      • 1.1 Khái niệm (7)
      • 1.2 Cách đọc mã số mã vạch (7)
      • 1.3 Dạng mã vạch (10)
      • 1.4 Ưu điểm của mã vạch (13)
      • 1.5 Ký tự mã hoá (13)
      • 1.6 Một số loại mã vạch thông dụng (14)
    • 2. Mã QR – Quick response code (Mã phản hồi nhanh) (23)
      • 2.1 Khái niệm (23)
      • 2.2 Cách đọc mã QR (23)
      • 2.3. Dạng Mã QR (24)
      • 2.4 Ưu điểm mã vạch (26)
      • 2.5 Kí tự mã hóa (27)
    • 3. Sự khác biệt giữa mã QR và mã vạch truyền thống (Barcode) (28)
      • 3.1 So sánh mã QR và mã vạch truyền thống (Barcode) (28)
      • 3.2 Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của mã QR, mã vạch truyền thống (31)
    • 4. Ứng dụng của mã QR trong quản lý và phân phối hàng hóa (32)
      • 4.1 Theo dõi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (33)
      • 4.2 Quản lý kho hàng và tồn kho (33)
      • 4.3 Theo dõi vận chuyển và giao hàng (33)
      • 4.4 Xác thực và chống hàng giả (34)
      • 4.5 Tích hợp với các hệ thống quản lý (34)
      • 4.6 Thông tin sản phẩm (34)
      • 4.7 Quản Lý kho (34)
      • 4.8 Theo dõi vận chuyển (35)
      • 4.9 Quản lý chuỗi cung ứng (35)
      • 4.10 Chương trình khuyến mãi và quảng cáo (35)
      • 4.11 Để lưu trữ chi tiết sản phẩm hoặc lô hàng (35)
      • 4.12 Thanh toán di động (35)
  • KẾT LUẬN (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trước đây, việc quét mã vạch trên sản phẩm là một phần của quy trình kiểm tra chất lượng và định danh hàng hóa Tuy nhiên, ngày nay, hành động quét mã đã trở nên phổ biến hơn và có ý nghĩa sâu xa hơn Chẳng hạn, khi đi mua sắm, việc quét mã QR trên điện thoại để thanh toán đã trở thành một thói quen thông thường Điều này phản ánh xu hướng sử dụng công nghệ để tối ưu hóa và đơn giản hóa các hoạt động hàng ngày của chúng ta Qua đó có thể thấy, mã vạch (Barcode) và mã QR đã trở thành những công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quy trình định danh, theo dõi và quản lý hàng hóa.

Mã Barcode, với tính năng đặc trưng là các dãy số và vạch đen-trắng, đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong logistics Khả năng định danh sản phẩm một cách chính xác và nhanh chóng của mã Barcode đã góp phần cải thiện quy trình vận chuyển và lưu kho Trong một môi trường chuỗi cung ứng đa dạng và phức tạp, mã Barcode đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình logistics, từ việc xác định vị trí và trạng thái của hàng hóa đến việc đảm bảo tính chính xác trong ghi chép và giao nhận.

Mã QR, một biến thể tiến hóa của mã Barcode, mang lại sự linh hoạt và khả năng chứa nhiều thông tin hơn Sự kết hợp giữa mã QR và các hệ thống thông tin hoặc trang web đã tạo ra một cơ hội mới để cung cấp thông tin chi tiết và đa dạng về sản phẩm và quy trình logistics Khác với mã Barcode, mã QR không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và lưu kho mà còn tạo ra cơ hội cho sự tích hợp và tương tác thông tin trong chuỗi cung ứng, từ nhận dạng hàng hóa đến quản lý thông tin hàng hóa và dịch vụ

Tóm lại, trong lĩnh vực logistics, mã Barcode đã có vai trò không thể phủ nhận từ lâu, nhưng hiện nay, mã QR đang nổi lên như một lựa chọn tiềm năng và đa dạng hơn Mã Barcode giúp đơn giản hóa việc định danh và theo dõi hàng hóa, trong khi mã

QR không chỉ mang lại khả năng chứa thông tin phong phú hơn mà còn tạo điều kiện cho tích hợp thông tin trong quản lý và phân phối hàng hóa.

Với lý do như trên, nhóm chúng em quyết định tìm hiểu và nghiên cứu sâu về đề tài: "Tìm hiểu về mã vạch (Barcode) - mã QR và ứng dụng của mã QR trong quản lý và phân phối hàng hóa”

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Hiểu rõ về khái niệm liên quan đến mã Barcode và mã QR, biết cách đọc mã số mã vạch và nhận biết được một số dạng, cấu trúc của mã vạch cũng như ưu điểm Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào việc áp dụng thực tế của mã QR, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý và phân phối hàng hóa.

KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Mã vạch truyền thống (barcode)

Mã số mã vạch của hàng hóa bao gồm hai phần chính:

– Mã số hàng hóa: Dãy số thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên Thế Giới

– Mã vạch: Tổ hợp những khoảng trắng, vạch trắng được sắp xếp đúng quy luật, thông số, chỉ có thể đọc bằng những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như máy quét mã vạch

Mã vạch (barcode) là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được.

Mã số mã vạch được thu nhận bằng máy quét mã vạch Là máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến các máy tính hay các thiết bị cần thông tin Nó thường là một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch , rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện

Nội dung của mã vạch bao gồm các thông tin về sản phẩm như: nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…

1.2 Cách đọc mã số mã vạch:

Trong hệ thống mã số EAN (do Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế–EAN International cấp cho các quốc gia thành viên) cho sản phẩm bán lẻ có hai loại:

– Loại 13 con số( EAN–13) Để đảm bảo tính thống nhất là duy nhất của mã số, mã vạch quốc gia thì EAN International quy định cụ thể riêng cho mỗi quốc gia Mã số của Việt Nam là 893. Theo quy định, mã doanh nghiệp (mã M) tại Việt Nam do EAN–VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên Mã mặt hàng (mã J) do nhà sản xuất quy định cho hàng hóa của mình Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có 1 mã số không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào Số kiểm tra (C) là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.

Hiện nay ở Việt Nam hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN–

13 gồm 13 con số được chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái sang phải như sau:

+ Nhóm 1: gồm 2 hoặc 3 con số đầu – Mã quốc gia sản xuất hàng hóa

+ Nhóm 2: gồm 4, 5 hoặc 6 con số – Mã doanh nghiệp

+ Nhóm 3: gồm 3,4 hoặc 5 con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp–Mã mặt hàng

+ Nhóm 4: gồm các chữ số cuối cùng–Số kiểm tra sản phẩm

Danh mục mã vạch của các quốc gia trên thế giới

Người dùng hoàn toàn có thể áp dụng các bước sau đây để kiểm tra hàng thật, hàng giả:

Bước 1: hai đến ba con số đầu tiên tương ứng với xuất xứ quốc gia của hàng hóa (quy định theo hệ thống mã vạch chuẩn)

Bước 2: Sau khi xác định được xuất xứ quốc gia, bạn tiếp tục kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch sản phẩm đó theo nguyên tắc sau: lấy tổng các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng các con số hàng lẻ (trừ số 13 ra, số 13 là con số dùng để đối chiếu) Tiếp theo, bạn lấy kết quả cộng với số thứ 13, nếu tổng có đuôi là 0 là mã vạch hợp lệ, nếu khác 0 là không hợp lệ Để xác minh tiếp tục, quét mã vạch sản phẩm để biết hàng thật hay hàng giả.

1.3 Dạng mã vạch: a Các mã vạch tuyến tính:

Các mã vạch tuyến tính: là phù hợp nhất để quét các thiết bị quét laser, nó quét các tia sáng ngang qua mã vạch theo một đường thẳng, đọc các lát mỏng của mã vạch theo các mẫu sáng– sẫm quy ước trước.

Bảng 1.5 Bảng các loại mã vạch tuyến tính

Loại Thuộc tính Độ rộng Sử dụng

Catalog, các giá hàng trong cửa hàng , hàng tồn kho

UPC Liên tục Nhiều Bán lẻ ở Mỹ

EAN–UCC Liên tục Nhiều Bán lẻ khắp thế giới

Thư viện, ngân hàng máu, vé máy bay

Interleaved 2 of 5 Liên tục 2 Bán buôn, thư viện (Na Uy)

Code 29 Rời rạc 2 Đa dạng

Code 93 Liên tục 2 Đa dạng

Code 128 Liên tục Nhiều Đa dạng

Code 11 Rời rạc 2 Điện thoại

POSTNET Liên tục Cao/thấp Bưu điện

Post Bar Rời rạc Nhiều Bưu điện

CPC Binary Rời rạc 2 Bưu điện

Thư viện v.v (Vương Quốc Anh) b Các mã vạch cụm:

Các mã vạch cụm rất phù hợp để quét bằng thiết bị laser, với các tia laser quét nhiều lần trên mã vạch.

Bảng 1.6 Bảng các loại mã vạch cụm

Code 49 Mã vạch cụm 1D từ Intermec Corp PDF417 Mã vạch 2D phổ biến nhất Phạm vi công cộng Micro PDF417 c Mã vạch 2D:

Các mã vạch 2D thực thụ không thể đọc bằng các thiết bị quét tia laser bởi vì không có các mẫu định sẵn để quét mà phù hợp cho việc so sánh tổng thể các ký tự trong một mã vạch Chúng được quét và so sánh bằng các thiết bị camera bắt hình.

Bảng 1.7 Bảng các loại mã vạch 2D

3–DI Phát triển bởi Lynn Ltd

Array Tag Từ Array Tech Systems

Từ Welch Allin (hiện nay là Handheld Products) Phạm vi công cộng

Small Aztec Code Điểm đen Mã vạch này đã được thử nghiệm ở cửa hàng Kroger ở

Cincinnati Code 1 Phạm vi công cộng

CP Code Từ CP Tron ,Inc

Datamatrix Từ RVSI Acuity CiMatrix Hiện nay thuộc phạm vi công cộng Datastrip.Code Từ Datastrip , Inc

Từ Robot Design Associates Sử dụng thang màu xám hoặc nhiều màu

MaxiCode Sử dụng bởi dịch vụ chuyển phát hàng hóa Mỹ(United

Parcel Service) MiniCode Từ Omniplanar, Inc

PDF 417 Có nguồn gốc từ Symbol Technologies.Phạm vi công cộng QRCode Từ Nippondenso ID Systems.Phạm vi công cộng

Snowflake Code Từ Marconi Data Systems, Inc

SpotCode Mã vòng từ High Energy Magic Ltd

SuperCode Phạm vi công cộng

UltraCode Có các phiên bản đen trắng và màu Phạm vi công cộng d Các loại mã vạch thông dụng:

Các dạng mã vạch thông dụng trên thị trường gồm: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128

Ngoài ra, một số loại mã vạch còn phát triển làm nhiều version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau

1.4 Ưu điểm của mã vạch

– Tạo lập mã vạch một cách dễ dàng: do mã vạch thuộc loại công nghệ in nên chế tạo đơn giản và giá thành rẻ

– Chống tẩy xoá: việc tẩy xoá sẽ làm cho mã vạch bị hỏng dẫn tới máy đọc không thể đọc chính xác.

– Thiết bị đọc ghi mã vạch tương đối đơn giản: ngày nay thiết bị đọc mã vạch rất thông dụng giá thành rẻ, và thiết bị in mã vạch chỉ cần một máy in thông thường cũng có thể làm được.

1.5 Ký tự mã hoá a Bộ tứ ký tự mã hoá:

– Số và chữ cái (viết hoa)

– Toàn bộ là chữ cái

Mỗi loại mã sử dụng một bộ ký tự mã hoá nhất định, như vậy có loại mã chỉ mã được chữ số, loại mã khác lại có thể mã được cả bảng chữ cái, số và các ký tự đặc biệt khác. b Chiều dài của ký tự dữ liệu:

– Một số loại mã yêu cầu chiều dài của các ký tự dữ liệu phải cố định.

– Một số loại mã có chiều dài thay đổi được, không cố định Một số loại mã khác lại yêu cầu độ dài dữ liệu là một số chẵn.

– Mã vạch được đọc một lần cho cả vùng mã nên số ký tự dữ liệu không thể quá nhiều.

1.6 Một số loại mã vạch thông dụng a Mã EAN

Mã EAN (European Article Number): Loại mã vạch này có khá nhiều điểm tương đồng với mã UPC kể trên và được sử dụng phổ biến tại các nước Châu Âu Điều khác biệt đáng nói nhất chính là ứng dụng địa lý của chúng

EAN–8: Mã hóa 8 chữ số

EAN–13: Mã hoá 13 chữ số

– Mã vạch EAN–13 hay EAN.UCC–13 là mã vạch do Hội mã số hàng hoá châu Âu lập ra Hiện nay, EAN–13 thuộc quyền quản lý của EAN–UCC.

– Mã EAN–13 chỉ có thể mã hoá một số hữu hạn 13 các con số Nó có đặc điểm rất gọn và độ tin cậy tương đối cao

– MÃ EAN–13 là bước phát triển kế tiếp của UPC.

Mã số EAN–13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong đó số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau:

● Nhóm 1: Ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ) do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế (EAN International) cấp cho các quốc gia thành viên của tổ chức này.

● Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn, năm hoặc sáu chữ số là mã số về DN do tổ chức mã số mã vạch vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ

Mã QR – Quick response code (Mã phản hồi nhanh)

QR Code (mã QR) là viết tắt của từ Quick response code tạm dịch là Mã phản hồi nhanh hay còn có tên gọi khác là Mã vạch ma trận (Matrix–barcode) hoặc là Mã vạch 2 chiều (2D) Là một dạng thông tin được mã hóa để hiển thị lên sao cho máy có thể đọc được.

QR Code được tạo ra bởi Denso Wave là công ty con của Toyota, xuất hiện đầu tiên vào năm 1994 QR Code bao gồm những ô vuông mẫu trên nền trắng và những chấm đen, có thể chứa những thông tin như là URL, ăn bản, số điện thoại, thời gian và địa điểm của một sự kiện, mô tả và giới thiệu một sản phẩm nào đó.

QR Code cho phép đọc mã nhanh hơn bằng những thiết bị có camera cho phép quét mã rất tiện lợi cho người dùng.

2.2.1 Sử dụng ứng dụng quét mã QR :

– Hầu hết các điện thoại thông minh của chúng ta hiện nay đều được nhà phát hành cài sẵn một số ứng dụng để quét mã QR Bạn có thể mở ứng dụng camera trên điện thoại của mình và hướng vào mã QR để quét thông tin.

– Sau khi quét mã QR, điện thoại của bạn sẽ tự động hiển thị lên thông tin đã được mã hóa trong mã QR đó.

– Nếu như mà điện thoại của bạn chưa có ứng dụng để quét mã QR thì bạn có thể tải miễn phí trên Google Play Store hoặc là App Store để sử dụng.

2.2.2 Sử dụng trình duyệt web:

– Ở một số trình duyệt web như là Safari và Chrome đều có tích hợp những chức năng quét mã QR miễn phí.

– Nếu như bạn muốn quét được mã QR bằng trình duyệt web, bạn chỉ cần truy cập vô trang web có chứa mã QR và nhấp vào biểu tượng quét mã QR để sử dụng.

– Sau khi mà bạn đã quét mã QR, trình duyệt web sẽ tự động hiển thị lên thông tin được mã hóa trong mã QR đó cho bạn.

– Bạn nên đặt mã QR vào vị trí dễ nhìn thấy để quét

– Nên sử dụng loại mã QR có kích thước phù hợp để được quét dễ dàng

– Phải kiểm tra mã QR sau khi tạo để đảm bảo được rằng nó có thể được quét một cách chính xác nhất.

2.2.3 Sử dụng các công cụ trực tuyến

– Để đọc mã QR như là QR Code Decoder hoặc QR Code Reader.

2.3.1 Mã QR Model1 và Model2

– Những mã này được nhìn thấy rộng rãi trên các áp phích tiếp thị, internet, TV và ở mọi nơi Cả Model 1 và Model 2 đều trông gần như giống hệt nhau nhưng do nó có sự khác biệt về dung lượng mà nó lưu trữ và mức độ sửa lỗi, bất kỳ một ai cũng có thể nhận ra được sự khác biệt khi mà xem xét kỹ hơn 2 dạng mã này.

– Mã QR Model 1 là 1 thiết kế ban đầu nó cũng đã trở thành nền tảng phát triển cho các loại mã QR tiếp theo Và vì nó là mẫu đầu tiên nên dạng mã QR Model 1 vẫn có dung lượng ít hơn dạng mã QR Model 2 Nó có thể lưu trữ được 1167 ký tự số, 707 chữ và số, 299 ký tự Kanji Nó cũng có khả năng quét và sửa lỗi ít hơn.

– Mặt khác, mã QR Model 2 có tính năng tốt hơn Mô hình mã QR thứ hai có thể nhúng tối đa 7089 ký tự số, 4296 chữ và số, 2953 byte nhị phân và 1817 ký tự Kanji.

Và do mẫu căn chỉnh được bổ sung nên việc phát hiện và đọc mã QR này dễ dàng hơn so với nguyên mẫu.

– Từ cái tên trên, bạn có thể biết đây là phiên bản nhỏ hơn của mã QR gốc Điều này có nghĩa là nó lưu trữ ít ký tự hoặc dữ liệu hơn và nhỏ hơn mã QR thông thường. Nhưng loại mã QR này vẫn có thể mã hóa đầy đủ thông tin.

– Trên thực tế, nó có thể mã hóa chữ kanji, bộ ký tự đồ họa 8 bit, ký tự chữ và số và các ký tự đặc biệt khác Và do các mô–đun dữ liệu cô đọng nên mã QR vi mô thường được sử dụng trong sản xuất và kiểm kê các mặt hàng có kích thước nhỏ, nó bao gồm cả những mặt hàng trong phần cứng máy.

– Mã QR vi mô hình chữ nhật (mã rMQR) là phiên bản hình chữ nhật của mã QR vi mô Denso Wave coi đây là một loại mã QR tiết kiệm không gian vì hình dáng hẹp và giống dải.

– Nhưng mặc dù kích thước nhỏ hơn, mã rMQR vẫn có khả năng quét cao và có thể lưu trữ 219 ký tự chữ và số, 361 ký tự số và 92 ký tự kanji Khả năng lưu trữ của nó khiến nó trở thành một sự thay thế lý tưởng cho mã vạch tuyến tính để kiểm kê sản phẩm.

– Mã rMQR cho phép doanh nghiệp theo dõi được sản phẩm của mình và cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm mà không mất nhiều dung lượng nhãn sản phẩm Hơn nữa, có rất nhiều công ty y tế và dược phẩm sử dụng rMQR để kiểm kê công cụ và thiết bị.

– Mã QR ban đầu nhúng thông tin mà khán giả có thể truy cập chỉ bằng cách quét mã trên điện thoại thông minh của họ Mặc dù mang lại lợi ích cho hầu hết các ngành, Denso Wave vẫn thấy cần có mã QR với tính năng hạn chế quyền truy cập Vì thế xuất hiện mã QR được trang bị chức năng bí mật (SQRC).

– Nhìn bề ngoài, nó trông giống hệt một mã QR gốc Nhưng đằng sau các pixel và mẫu của SQRC là chức năng hạn chế đọc nhằm ngăn những cá nhân không được phép truy cập vào thông tin được nhúng.

Sự khác biệt giữa mã QR và mã vạch truyền thống (Barcode)

3.1 So sánh mã QR và mã vạch truyền thống (Barcode):

Sự khác biệt giữa mã QR và mã vạch truyền thống được thể hiện qua các tiêu chí:

Về mặt hình thức, Barcode và QR Code khác nhau hoàn toàn về thiết kế:

– Mã vạch: Được tạo bởi các đường và khoảng trống có độ rộng song song khác nhau. Barcode được thiết kế tuyến tính, ghi nhận thông tin một chiều.

– Mã QR: Mã vạch được thiết kế ma trận hiện đại ghi nhận thông tin 2 chiều Về cấu tạo, QR Code được thể hiện bằng một số hình chữ nhật, dấu chấm, hình lục giác và các mẫu hình học khác.

Hình 3.1 Hình ảnh mã QR và mã vạch truyền thống (Barcode)

– Mã vạch: Một mã vạch có thể chứa từ 8–25 ký tự, ở định dạng Alphabet và số Khi thông tin tăng lên, kích thước của mã vạch cũng sẽ lớn hơn Thông tin mã vạch có thể lưu trữ là mô tả, nhận dạng mặt hàng, giá cả, thông tin theo dõi,…

– Mã QR: Mã QR có thể chứa từ 1–7.000 ký tự dữ liệu được mã hóa dưới dạng chữ tượng hình, số, các ký tự đặc biệt Cụ thể hơn, với số đơn thuần thì mã hóa được khoảng 7.089 ký tự, với cả số và chữ cái thì mã hóa được trong khoảng 4.296 ký tự. Thông tin mà mã QR có thể lưu trữ là theo dõi hàng tồn kho, đăng ký bán hàng, quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị di động và hậu cần,…

Hình 3.2 Khả năng lưu trữ của mã QR và mã vạch truyền thống (Barcode)

– Mã vạch: Tốc độ đọc khá chậm, mã vạch phải đảm bảo rõ nét và góc quét phải được căn chuẩn theo chiều ngang.

– Mã QR: Quét dễ dàng và nhanh chóng ở mọi góc độ theo cả chiều dọc và chiều ngang, tốc độ phản hồi gần như tức thì.

3.1.4 Khả năng khôi phục dữ liệu:

– Mã vạch: Mã vạch có đặc thù truy xuất dữ liệu một chiều Nếu có hỏng hóc, rách hay xước mờ thì không thể sử dụng tiếp và không thể khôi phục dữ liệu.

– Mã QR: Mã hóa dữ liệu 2 chiều, có thể tự sửa lỗi và khôi phục dữ liệu nếu có lỗi bề mặt, ngoài ra khi bị xước nhẹ vẫn có thể quét, biên độ sai số có thể dao động từ 7 – 30%.

– Mã vạch: Tính bảo mật thấp, chỉ gồm hình ảnh đường sọc và con số nên dễ bị làm nhái, sao chép.

– Mã QR: Tính bảo mật cao, mỗi QR code được làm ra đều là duy nhất và không thể sử dụng cho đối tượng khác, ngoài ra thông tin mã hóa cho mã QR có thể thay đổi theo thời gian.

– Mã vạch: Mã vạch chỉ chứa vài chục ký tự để máy quét có thể đọc được mã theo chiều ngang nên khi quét người dùng phải tốn thời gian cho việc điều chỉnh góc quét sao cho tia quét cắt ngang toàn bộ mã vạch Biên độ của mã vạch dao động từ 4 đến 24 inch thì máy mới có thể quét chính xác nhất

– Mã QR: Mã QR có thể chứa nhiều dữ liệu hơn mã vạch, tức là lên đến 7000 ký tự và vẫn có thể quét dễ dàng, cho phép máy quét mã vạch đọc được từ nhiều hướng Máy quét mã QR có thể đọc mã từ khoảng cách hơn 3 mét, giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc sử dụng Ngoài ra, kích thước mã QR cũng thay đổi linh hoạt để phù hợp với kích thước của sản phẩm.

Hình 3.3 Khả năng đọc dữ liệu của mã QR và mã vạch truyền thống

– Mã vạch: Barcode thông thường chúng có thể hiểu bằng cách nhìn vào dãy số bên dưới Nhưng nếu không nhớ quy luật của nó thì chúng ta cũng khó có thể hiểu được. Chưa kể có những barcode nâng cao dường như chỉ dùng được thiết bị hoặc phần mềm chuyên dụng mới có thể đọc được như những loại barcode 2D.

– Mã QR: Với các loại QR code, chỉ cần một thao tác đơn giản bằng chiếc điện thoại thông minh của bạn Có thể dễ dàng đọc được ý nghĩa của nó mà không cần phải hiểu biết thêm những quy luật rắc rối như barcode (mã vạch EAN).

3.2 Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của mã QR, mã vạch truyền thống:

3.2.1 Mã vạch truyền thống (Barcode)

– Tạo lập mã vạch một cách dễ dàng: do mã vạch thuộc loại công nghệ in nên chế tạo đơn giản và giá thành rẻ.

– Chống tẩy xóa: việc tẩy xóa sẽ làm cho mã vạch bị hỏng dẫn tới máy đọc không thể đọc chính xác.

– Dễ dàng tra cứu bằng dãy số nếu hình ảnh mã vạch bị lỗi.

– Phù hợp cho quản lý hàng hóa trong ngành bán lẻ và xuất nhập khẩu.

– Chi phí thấp hơn QR Code

– Cần sử dụng thiết bị chuyên dụng nếu muốn quét mã vạch nâng cao.

– Không thể quét nếu không đặt trên một mặt phẳng hay mã vạch bị mờ, xước.

– Cần quét ở vị trí thẳng và khoảng cách gần.

– Dễ bị sao chép và sử dụng cho mặt hàng, sản phẩm khác, không cá nhân hóa cho 1 đối tượng.

– Dễ dàng quét bằng thiết bị di động, thu phóng kích thước mà không ảnh hưởng tới khả năng quét.

– Khả năng lưu trữ thông tin lớn và đa dạng các loại dữ liệu, có thể khôi phục lại dữ liệu nếu bề mặt bị trầy xước hoặc hư hỏng.

– Tính ứng dụng cao, có thể sử dụng trong quảng cáo, thanh toán, truy cập thông tin sản phẩm, đặt hàng, và nhiều mục đích khác.

– Quét ở mọi góc độ vẫn có thể đọc thông tin.

– Mã QR thường yêu cầu kết nối internet để truy cập thông tin hoặc tài liệu.

– Dễ bị sử dụng để làm giả/chứa liên kết độc hại, người dùng cần cảnh giác khi quét mã QR từ nguồn không tin cậy.

– Việc tạo mã QR có thể phức tạp đối với những người không quen thuộc với công nghệ Có một số trình tạo mã QR trực tuyến có sẵn, nhưng chúng có thể bị hạn chế về tính năng hoặc yêu cầu đăng ký.

Trên thực tế, với mỗi mã vạch sẽ có những ưu điểm riêng và sẽ thích hợp cho từng ứng dụng cụ thể Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn Barcode hoặc QR code Nếu nhu cầu sử dụng của bạn chỉ để lưu trữ mã số định danh mặt hàng với cơ sở dữ liệu trong phần mềm quản lý thì mã vạch barcode sẽ là sự lựa chọn tối ưu và phổ biến hiện nay Bên cạnh đó, nếu bạn muốn mã hóa lượng lớn thông tin ở phạm vi trình bày có giới hạn và yêu cầu độ bảo mật cao nên cân nhắc đến QR Code Ngoài ra, QR code cũng sẽ là giải pháp lý tưởng cho các hoạt động thanh toán online hoặc quảng cáo, marketing ở thời điểm hiện tại.

Ứng dụng của mã QR trong quản lý và phân phối hàng hóa

Mã QR (Quick Response) là một công nghệ mã hóa dữ liệu hai chiều được phát triển để chứa thông tin trong một hình vuông nhỏ Mã QR thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm quảng cáo, marketing, giao thông, và đặc biệt là trong việc quản lý và phân phối hàng hóa

*Trong quản lý hàng hóa:

4.1 Theo dõi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm:

– Mã QR có thể chứa thông tin về nguồn gốc, lịch sử sản xuất, vận chuyển và phân phối của sản phẩm.

– Điều này giúp doanh nghiệp và khách hàng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn.

Ví dụ: Một nhà sản xuất thực phẩm gắn mã QR lên bao bì sản phẩm Khi khách hàng quét mã QR, họ có thể xem thông tin về nguồn gốc nguyên liệu, quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối sản phẩm Điều này giúp tăng tính minh bạch và niềm tin của khách hàng.

4.2 Quản lý kho hàng và tồn kho:

– Mã QR có thể được sử dụng để theo dõi và quản lý số lượng, vị trí và tình trạng của hàng hóa trong kho.

– Việc quét mã QR giúp cập nhật thông tin về tồn kho một cách nhanh chóng và chính xác.

Ví dụ: Một công ty bán lẻ sử dụng mã QR để theo dõi và quản lý số lượng, vị trí và tình trạng của hàng hóa trong kho Khi nhân viên quét mã QR trên sản phẩm, hệ thống quản lý kho sẽ tự động cập nhật thông tin về tồn kho Điều này giúp công ty có thể kiểm soát tồn kho một cách chính xác và kịp thời.

4.3 Theo dõi vận chuyển và giao hàng:

– Mã QR có thể được gắn vào các đơn hàng, vận đơn hoặc bao bì hàng hóa.

– Khi quét mã QR, doanh nghiệp có thể theo dõi được vị trí và tình trạng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển và giao hàng.

Ví dụ: Một công ty thương mại điện tử gắn mã QR lên các đơn hàng và bao bì hàng hóa Khi vận chuyển, nhân viên giao hàng quét mã QR, hệ thống sẽ cập nhật vị trí và tình trạng của đơn hàng Điều này giúp công ty và khách hàng theo dõi quá trình giao hàng một cách chính xác.

4.4 Xác thực và chống hàng giả:

– Mã QR có thể chứa các thông tin xác thực về sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra tính xác thực của hàng hóa.

– Điều này giúp ngăn chặn hàng giả và bảo vệ thương hiệu.

Ví dụ: Một nhà sản xuất đồng hồ cao cấp sử dụng mã QR để chứa các thông tin xác thực về sản phẩm, như số seri, năm sản xuất, v.v Khi khách hàng quét mã QR, họ có thể kiểm tra tính xác thực của đồng hồ, giúp ngăn chặn hàng giả và bảo vệ thương hiệu.

4.5 Tích hợp với các hệ thống quản lý:

– Mã QR có thể được tích hợp với các phần mềm quản lý kho hàng, ERP, CRM và các hệ thống quản lý khác.

– Điều này giúp tự động hóa các quy trình quản lý và tăng tính hiệu quả.

Ví dụ: Một công ty sản xuất linh kiện ô tô tích hợp mã QR với hệ thống quản lý kho và ERP Khi nhân viên quét mã QR trên các linh kiện, thông tin về số lượng, vị trí và tình trạng sẽ được tự động cập nhật vào hệ thống Điều này giúp tăng tính hiệu quả và chính xác trong quản lý hàng hóa.

*Trong phân phối hàng hoá (Vận chuyển – hậu cần)

Mã QR có thể được in trên bao bì hoặc nhãn sản phẩm để chứa thông tin chi tiết về sản phẩm như ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần, quy trình sản xuất, và thông tin liên hệ của nhà sản xuất Người tiêu dùng có thể quét mã QR để có thông tin chi tiết về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.

Mã QR có thể được sử dụng để quản lý kho bằng cách gắn mã QR trên từng mặt hàng hoặc pallet hàng hóa Khi hàng hóa được nhập kho hoặc xuất kho, nhân viên chỉ cần quét mã QR để cập nhật thông tin vào hệ thống quản lý kho.

Mã QR có thể được sử dụng để theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa Mỗi bưu kiện hoặc thùng hàng có thể được gắn một mã QR riêng, giúp quản lý vận chuyển và vị trí của hàng hóa dễ dàng hơn

4.9 Quản lý chuỗi cung ứng:

Mã QR có thể được sử dụng để theo dõi chuỗi cung ứng của một sản phẩm từ nguồn gốc đến đích Bằng cách gắn mã QR trên sản phẩm và quét mã QR tại mỗi bước trong chuỗi cung ứng, các bên liên quan có thể theo dõi và đảm bảo tính minh bạch và an toàn của sản phẩm

4.10 Chương trình khuyến mãi và quảng cáo:

Mã QR có thể được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi để hướng dẫn khách hàng đến các trang web, ứng dụng di động, hoặc cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ.

4.11 Để lưu trữ chi tiết sản phẩm hoặc lô hàng: Đôi khi, bạn cũng cần cung cấp chi tiết sản phẩm trên bao bì nhưng không gian in hạn chế trên bao bì không cho phép bạn thêm tất cả Nó có thể là bất kỳ thứ gì chẳng hạn như nguồn gốc và điểm đến của bưu kiện hoặc chi tiết về cách xử lý và mở hộp bưu kiện hoặc những gì bên trong gói Mã QR giúp bạn mã hóa tất cả thông tin này trong một không gian nhỏ và thêm nó vào sản phẩm.

Ngoài ra, Mã QR cũng có thể giúp khách hàng xác định được tính xác thực của sản phẩm

Mã QR cũng có thể được sử dụng để thực hiện thanh toán di động Khách hàng có thể quét mã QR trên sản phẩm hoặc trên hóa đơn để thực hiện thanh toán một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Như vậy, mã QR mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý và phân phối hàng hóa, từ việc cung cấp thông tin sản phẩm đến việc theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng.

Ta đặt ra một ví dụ cụ thể về “Một nhà phân phối thực phẩm lớn quyết định triển khai một hệ thống quản lý kho sử dụng mã QR để cải thiện hiệu suất và độ chính xác trong quá trình phân phối hàng hóa của họ”

1 – Quản lý kho hàng: Mỗi thùng hàng hoặc mỗi sản phẩm sẽ gắn với một mã QR duy nhất

Ngày đăng: 10/05/2024, 19:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.5. Bảng các loại mã vạch tuyến tính - ĐỀ TÀI MÃ VẠCH TRUYỀN THỐNG (BARCODE) – MÃ QR VÀ ỨNG DỤNG CỦA MÃ QR TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA
Bảng 1.5. Bảng các loại mã vạch tuyến tính (Trang 10)
Bảng 1.6. Bảng các loại mã vạch cụm - ĐỀ TÀI MÃ VẠCH TRUYỀN THỐNG (BARCODE) – MÃ QR VÀ ỨNG DỤNG CỦA MÃ QR TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA
Bảng 1.6. Bảng các loại mã vạch cụm (Trang 11)
Bảng 1.7. Bảng các loại mã vạch 2D - ĐỀ TÀI MÃ VẠCH TRUYỀN THỐNG (BARCODE) – MÃ QR VÀ ỨNG DỤNG CỦA MÃ QR TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA
Bảng 1.7. Bảng các loại mã vạch 2D (Trang 12)
Hình 3.3. Khả năng đọc dữ liệu của mã QR và mã vạch truyền thống - ĐỀ TÀI MÃ VẠCH TRUYỀN THỐNG (BARCODE) – MÃ QR VÀ ỨNG DỤNG CỦA MÃ QR TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA
Hình 3.3. Khả năng đọc dữ liệu của mã QR và mã vạch truyền thống (Trang 30)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w