SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI ĐỊA BÀN XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN.Có thể thấy, một nền kinh tế muốn phát triển thì phải có tăng trưởng, theo đó, ngoài các yếu tố sản xuất như lao động và khoa học công nghệ thì nguồn lực tài chính với tư cách là một yếu tố đầu vào đã đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi tăng trưởng chủ yếu là tăng trưởng theo chiều rộng, dựa trên cơ sở giải phóng nguồn lực con người, tài nguyên và thâm dụng vốn thì nguồn lực tài chính càng có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, trong thời gian qua, công tác quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính liên tục được đổi mới và tăng cường theo hướng đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả, đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, tính dàn trải trong việc sử dụng nguồn lực tài chính vẫn chưa được khác phục hoàn toàn, tình trạng thất thoát, lãng phí vẫn đang xảy ra, chi tiêu hành chính còn nhiều bất hợp lý,… Với tổng diện tích tự nhiên 18,3 km2, dân số hiện nay trên 7 nghìn người, xã Minh Lập có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế tế xã hội trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, thực trạng thu, chi ngân sách của xã vẫn còn tồn đọng những hạn chế như: thu ngân sách chưa tập trung đầy đủ, số thu chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế trên địa bàn, hiệu quả chi đầu tư còn thiếu tập trung dẫn đến hậu quả thấp, gây lãng phí. Do đó, việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi NSNN, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cấp chính quyền địa phương, tăng cường cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và các khoản chi đột xuất khác là đòi hỏi tất yếu đối với cơ quan quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính trên địa bàn xã Minh Lập. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng nguồn lực tài chính tại địa bàn xã Minh lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2022” làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp.
Trang 1SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI ĐỊA BÀN XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực thế tại đơn vị thực tập.
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và những ý kiếnđống góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thành luận văn tốtnghiệp này
Tôi xin cảm ơn giảng viên hướng dẫn, TS Hồ Thị Hoài Thu cùng nhữnglời góp ý của các thầy cô trong Khoa Kinh tế - Học viện Tài chính trong thờigian thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại UBND xã Minh Lập,huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nói chung, phòng kế toán – tài chính xã nóiriêng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văntại cơ qua
Tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều kiện mọimặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Với sự hiểu biết và kinh nghiệm làm việc còn non trẻ nên bài luận văn nàykhông thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ýkiến quý báu từ thầy, cô và bạn bè
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2022
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4Có thể thấy, một nền kinh tế muốn phát triển thì phải có tăng trưởng, theo đó,ngoài các yếu tố sản xuất như lao động và khoa học công nghệ thì nguồn lực tàichính với tư cách là một yếu tố đầu vào đã đóng một vai trò hết sức quan trọng.Đặc biệt, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi tăng trưởng chủ yếu làtăng trưởng theo chiều rộng, dựa trên cơ sở giải phóng nguồn lực con người, tàinguyên và thâm dụng vốn thì nguồn lực tài chính càng có ý nghĩa quyết định Vìvậy, trong thời gian qua, công tác quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chínhliên tục được đổi mới và tăng cường theo hướng đơn giản hóa quy trình, tănghiệu quả, đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy,tính dàn trải trong việc sử dụng nguồn lực tài chính vẫn chưa được khác phụchoàn toàn, tình trạng thất thoát, lãng phí vẫn đang xảy ra, chi tiêu hành chính cònnhiều bất hợp lý,…
Với tổng diện tích tự nhiên 18,3 km2, dân số hiện nay trên 7 nghìn người, xãMinh Lập có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế tế xã hội trên địa bàn huyệnĐồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Tuy nhiên, thực trạng thu, chi ngân sách của xã vẫncòn tồn đọng những hạn chế như: thu ngân sách chưa tập trung đầy đủ, số thuchưa tương xứng với tiềm năng kinh tế trên địa bàn, hiệu quả chi đầu tư cònthiếu tập trung dẫn đến hậu quả thấp, gây lãng phí
Do đó, việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi NSNN, đápứng kịp thời nhu cầu của cấp chính quyền địa phương, tăng cường cho nhiệm vụchi đầu tư phát triển và các khoản chi đột xuất khác là đòi hỏi tất yếu đối với cơquan quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính trên địa bàn xã Minh Lập
Trang 5Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng nguồn lựctài chính tại địa bàn xã Minh lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2018 – 2022” làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(i) Đối tượng nghiên cứu: sử dụng nguồn lực tài chính tại UBND xã
Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
(ii) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: giai đoạn 2018 – 2022
Phạm vi không gian: xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.Phạm vi nội dung: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng nguồn lực tài chính tại xã Minh Lập trong giai đoạn tới, bao gồmcác đề xuất về phương thức quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính, cảithiện quy trình quản lý ngân sách, tăng cường minh bạch và giám sátnguồn lực tài chính Tổng kết và đưa ra các kết luận về tình hình sửdụng nguồn lực tài chính tại xã Minh Lập trong giai đoạn 2018 - 2022,đồng thời đề xuất các hướng nghiên cứu và phát triển trong tương lai
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực trạng sử dụng NLTC tại địa bàn xã Minh Lập, huyệnĐồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng NLTC tại địa phương trong thời gian tới
Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sử dụng NLTC khu vực Nhà nước
Trang 6+ Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng NLTC tại xã Minh Lập, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2022
+ Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngNLTC tại địa bàn xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong giaiđoạn tới
4 Những đóng góp mới của đề tài
4.1 Đóng góp khoa học của đề tài
Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn lực tàichính và sử dụng nguồn lực tài chính tại khu vực Nhà nước Cụ thể, đề tài đãtổng hợp và hệ thống các tài liệu nghiên cứu trước đó để đưa ra khái niệm vàphân loại các nội dung trên Với nghiên cứu này mong muốn được đóng gópthêm vào các nghiên cứu
4.2 Đóng góp thực tiễn của đề tài
Làm rõ thành tựu, hạn chế trong việc sử dụng nguồn lực tài chính tại xã MinhLập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
và khuyến nghị nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụngNLTC tại địa phương nói riêng và khu vực Nhà nước nói chung
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
+ Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp này xem xét sự vận độngcủa các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ chặt chẽ với các sự vật, hiệntượng khác và sự vận động của các sự vật, hiện tượng qua các thời kì khácnhau
Trang 7+ Phương pháp duy vật lịch sử
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
+ Phương pháp phân tổ thống kê: tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu nghiêncứu, số liệu điều tra theo các tiêu chí phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
+ Phương pháp tổng hợp: số liệu, dữ liệu sau khi thu thập sẽ tiến hành phânloại thống kê và tổng hợp theo các nhóm chỉ tiêu, tiêu chí có liên quan đếnnội dung nghiên cứu
+ Phương pháp so sánh: phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian nhằm phân tíchbiến động của tình hình sử dụng NLTC tại xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ,tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2022
6 Kết cấu chính của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục thì nội dung chính được chiathành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nguồn lực tài chính khu vực Nhà
nước
Chương 2: Thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính tại địa bàn xã Minh
Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2022
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn lực tài chính tại địa bàn xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ,tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC
TÀI CHÍNH KHU VỰC NHÀ NƯỚC.
1.1 Nguồn lực tài chính và nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về nguồn lực tài chính
Có nhiều quan niệm về nguồn lực tài chính như:
Nguồn lực tài chính là tài sản quan trọng của một tổ chức hoặc quốc gia,
vì nó cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động và đóng gópvào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
Nguồn lực tài chính là toàn bộ tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền tệmột cách nhanh chóng nhằm giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động một cách ổnđịnh cũng như thanh toán hoặc chi trả cho những khoản đầu tư/vốn như cho vayvốn lưu động, nợ, ghi nợ, vốn chủ sở hữu,…
Nguồn lực tài chính là khối lượng giá trị được biểu thị dưới hình thái tiền
tệ, đáp ứng nhu cầu chi tiêu bằng tiền của những chủ thể trong quá trình sảnxuất, sử dụng những quỹ tiền tệ khác nhau nhằm phản ánh về các mối quan hệkinh tế xã hội phù hợp trình độ phát triển nhất định của một nền kinh tế và phânphối tương ứng
Có nhiều khái niệm về nguồn lực tài chính, tuy nhiên, trong phạm vi luậnvăn tiếp cận thì nguồn lực tài chính là biểu hiện về mặt giá trị của toàn bộ của cảivật chất xã hội được hình thành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền
Trang 9tệ, phản ánh các mối quan hệ kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu của cácchủ thể trong nền kinh tế.
Sử dụng nguồn lực tài chính là việc dùng nguồn lực tài chính huy động đượctrên cơ sở các nguyên tắc, nội dung và cơ chế sử dụng vào thực hiện các mụctiêu nhất định của các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời đảm bảo yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội
1.1.2 Tầm quan trọng của NLTC khu vực Nhà nước đối với nền kinh tế
Ngân sách nhà nước là một phần quan trọng của nguồn lực tài chính củakhu vực Nhà nước Nó là một công cụ quản lý tài chính để quyết định sử dụng vàphân bổ các nguồn lực tài chính của Nhà nước Ngân sách nhà nước bao gồm cáckhoản thu và chi của Nhà nước, bao gồm các khoản thu từ thuế, lệ phí, phí, tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền bán tài sản Nhà nước, v.v và các khoản chi baogồm các chi phí cho giáo dục, y tế, ngân sách quốc phòng, xây dựng cơ sở hạtầng, phát triển kinh tế, v.v
Ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng của nguồn lực tài chính khuvực Nhà nước vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành tàichính của Nhà nước Nó cho phép Nhà nước có thể dự đoán và kiểm soát đượccác nguồn lực tài chính của mình, từ đó có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả
và đúng đắn để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
Ngoài ra, ngân sách nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảmbảo tính minh bạch và công khai trong việc quản lý tài chính của Nhà nước Quátrình quản lý ngân sách nhà nước được thực hiện theo các quy định pháp luật,
Trang 10đảm bảo tính minh bạch và công khai, từ đó tạo sự tin tưởng và động viên sựphát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Ngân sách Nhà nước là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế hoạch tàichính của Nhà nước để quản lí các hoạt động kinh tế – xã hội, nó có vị trí quantrọng trong việc giải quyết các vấn đề tài chính vĩ mô, các cân đối vĩ mô của nềnkinh tế
(i) Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn của Nhà nước có nguồn
hình thành là từ GDP và các nguồn tài chính khác được sử dụng cho việcthực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
(ii) Ngân sách Nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính công Việc
sử dụng ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quốc gia với phạm vi tác độnglớn và chủ yếu cho các nhu cầu có tính chất toàn xã hội
Vì vậy, thông qua hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước, Nhà nước thựchiện hướng dẫn chi phối, kiểm soát các nguồn lực tài chính khác
1.2 Sử dụng NLTC khu vực Nhà nước
1.2.1 Một số khái niệm liên quan
Phân bổ được coi là một nội dung có tính đặc thù, riêng có của khu vực Nhànước trong lĩnh vực quản lý tài chính Phân bổ nguồn lực tài chính là quá trìnhphân chia và sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước cho các mục đích cụthể và các hoạt động khác nhau Việc phân nguồn lực bổ tài chính được thựchiện thông qua việc xây dựng ngân sách Nhà nước, trong đó các khoản thu vàchi được phân bổ cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và xã hội
Trang 11Phân bổ nguồn lực tài chính là một nội dung có tính đặc thù, riêng có của khuvực Nhà nước vì nó phải được thực hiện theo các quy định pháp luật, thườngxuyên được báo cáo và giám sát, để đảm bảo tính minh bạch và đúng đắn trongviệc sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước Nó còn phụ thuộc vào cácyếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường của quốc gia, cũng nhưcác ưu tiên phát triển của Nhà nước.
Phân bổ nguồn lực tài chính cũng phải đảm bảo sự công bằng và hiệu quảtrong việc sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước cho các mục đích cụthể và các hoạt động khác nhau Điều này đòi hỏi các quyết định phân bổ nguồnlực tài chính phải được đưa ra dựa trên các tiêu chí khách quan và các nhu cầuthực tế của quốc gia, đồng thời phải được thực hiện một cách minh bạch và đúngđắn
Phân bổ nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước phản ánh kế hoạch sử dụngnguồn lực tài chính để đạt được mục tiêu cho tương lai của Nhà nước
Biểu hiện quá trình phân bổ NLTC là sự dịch chuyển và vận động của quỹtiền tệ Nhà nước để hình thành các dòng vốn, quỹ tài chính cụ thể Kết quả củaquá trình phân bổ là tạo lập nên các quỹ tiền tệ khác nhau phục vụ cho các mụctiêu đã định
Sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước là quá trình dùng NLTC đãđược phân bổ để chi cho từng hoạt động, từng công việc thuộc chức năng củanhà nước Đó là các khoản chi của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lýhành chính, các đơn vị sự nghiệp Kết quả của quá trình sử dụng nguồn lực tàichính cho thấy các mục tiêu đặt ra được thực hiện
Trang 121.2.2 Phân loại NLTC của khu vực Nhà nước
Căn cứ vào mục đích, nội dung
Nhóm 1: Chi tích lũy của ngân sách nhà nước là những khoản chi làm tăng
cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế; là những khoảnchi đầu tư phát triển và các khoản tích lũy khác Chính sách tích lũy là đưa ra hệthống các giải pháp, phương hướng, nguyên tắc trong hoạt động để thực hiện tíchlũy tài sản Mà cụ thể trong trường hợp này là tích lũy ngân sách quốc gia Gồmnhững quan điểm, giải pháp mà Nhà nước áp dụng Nhằm điều chỉnh quy mô vàtích luỹ xã hội theo định hướng chiến lược của nền kinh tế Tích lũy là tầm nhìn
và sự chuẩn bị của người có chiến lược xa Trong hoạt động phát triển kinh tế đấtnước cũng vậy Nếu không có sự chuẩn bị chắc chắn, về cả tiềm lực kinh tế thì
sẽ dẫn đến gián đoạn các hoạt động sản xuất, kinh doanh Vừa thực hiện côngviệc, vừa tìm kiếm nguồn cung sẽ không khả thi, không hiệu quả và chuyênnghiệp Với một đất nước, các sự chuẩn bị phải là đầy đủ nhất
Nhóm 2: Chi tiêu dùng của ngân sách nhà nước là các khoản chi không tạo
ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai Nhu cầu tiêu dùng là đòi hỏicủa mỗi quốc gia, bao gồm các tiêu dùng với nhiều mục đích phát triển khácnhau như tiêu dùng cho phát triển cơ sở hạ tầng, cho hoạt động nghiên cứu khoahọc – kỹ thuật, cho mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia, cho các hoạt độngmua bán của các cơ quan,… Gọi chung là các hoạt động nhằm xác định các lợiích lâu dài, bền vững Ngoài ra, tiêu dùng cũng được thực hiện trong các hoạtđộng thường xuyên, các hoạt động này được thống kê chi tiết cho kế hoạch chitiêu ngân sách ở các đơn vị hành chính
Trang 13Tích lũy và tiêu dùng có mối liên hệ với nhau Muốn thực hiện các hoạtđộng tiêu dùng, bắt buộc phải được đáp ứng bằng nguồn ngân sách Vậy nếukhông có tích trữ thì sẽ không có tài sản để dùng trong mục đích nhất định Vớicác khoản thu ngân sách được sử dụng hết sau đó mà không được tích lũy sẽ bịphân bổ lãng phí, gây thất thoát Khi cần không có ngân sách đáp ứng sẽ ảnhhưởng đến các hoạt động cụ thể được thể hiện trong kế hoạch chi tiêu ngân sách.Nhiều hoạt động như vậy không được tiến hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp, cản trởsản xuất, kinh doanh,… dẫn đến suy thoái kinh tế.
Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý
Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì các hoạt
động cơ bản của Nhà nước, không thể trì hoãn Các khoản chỉ thường xuyên củangân sách được phân cấp cho từng cấp của hệ thống ngân sách nhà nước Ngânsách trung ương đảm nhận các khoản chỉ thường xuyên mang tính quốc gia nhưcác khoản chì cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, vănhóa thông tin do trung ương trực tiếp quản lí Ngân sách địa phương đảm nhậncác khoản chỉ thường xuyên theo phân cấp quản lí trực tiếp về kinh tế - xã hộicủa từng cấp chính quyềnđịa phương
Chi thường xuyên cụ thể thường gồm các khoản:
(i) Chỉ cho hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn
hoá, thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học vàcông nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do cáccơquan trung ương quản lí;
(ii) Chỉ cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương
quản lí;
Trang 14(iii) Chi cho hoạt động quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;(iv) Chi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng
Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;
Nhóm chi đầu tư phát triển là quá trình phân phối và sử dụng một phần
vốn tiền tệ từ quĩ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế –
xã hội, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa của Nhà nước nhằm thựchiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
Chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương gồm:
(i) Đầu tư cho các dự án, bao gồm cả các dự án có tính chất liên vùng,
khu vực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơquan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định, bao gồm:Quốc phòng; An ninh và trật tự, an toàn xã hội; Sự nghiệp giáo dục– đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và công nghệ; Sự nghiệp
y tế, dân số và gia đình; Sự nghiệp văn hóa thông tin; Sự nghiệpphát thanh, truyền hình, thông tấn; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sựnghiệp bảo vệ môi trường
(ii) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch
vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chứctài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệptheo quy định của pháp luật
(iii) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.Chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương gồm:
Trang 15(i) Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được
quy định bao gồm: Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề; Sựnghiệp khoa học và công nghệ; Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, phần giao địa phương quản lý; Sự nghiệp y tế, dân số và giađình; Sự nghiệp văn hóa thông tin; Sự nghiệp phát thanh, truyềnhình; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sự nghiệp bảo vệ môi trường.(ii) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch
vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chứctài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;
(iii) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện
nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và cáckhoản chi làm nghĩa vụ quốc tế
Chi trả nợ lãi là nhiệm vụ chi của NSNN để thanh toán các khoản phátsinh do hoạt động vay nợ của Chính phủ, bao gồm khoản lãi, phí và chi phí khácphát sinh từ việc vay (không bao gồm lãi, phí và chi phí khác từ việc vay về chocác doanh nghiệp vay lại)
Nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chínhquyền địa phương, là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nướcngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ
Nợ Chính phủ bao gồm: (i) Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ; (ii)
Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài; (iii) Nợ củaNgân sách Trung Ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhànước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
Trang 16Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàngchính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấptỉnh vay Nợ chính quyền địa phương bao gồm: (i) Nợ do phát hành trái phiếuchính quyền địa phương; (ii) Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nướcngoài; (iii) Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhànước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quyđịnh của pháp luật về NSNN
Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ
dự quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng NSNN
Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước, hình thành từ NSNN và cácnguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật Chính phủ, Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) lập quỹ dựtrữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chingân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật, số
dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngânsách hằng năm của cấp đó
Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau: (i) Cho ngânsách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồnthu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách; (ii) Trườnghợp thu NSNN hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốchội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống,khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độnghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát
Trang 17sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngânsách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng cácnhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu nămcủa quỹ.
Quỹ dự phòng NSNN là một khoản mục trong dự toán chi ngân sách chưaphân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách Theoquy định của Luật NSNN, mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sáchmỗi cấp
Dự phòng NSNN sử dụng để chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiêntai, thảm hoạ, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh
và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình màchưa được dự toán Các cấp ngân sách cũng có thể sử dụng dự phòng ngân sáchcấp mình để hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới (sau khi ngân sách cấp dưới đã sửdụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu) hoặc
hỗ trợ các địa phương khác thực hiện các nhiệm vụ nêu trên
1.2.3 Đặc điểm của sử dụng NLTC tại khu vực Nhà nước
Tính tập trung
Đầu mối duy nhất là Nhà nước giúp đảm bảo tính thống nhất trong quản lýgắn với trách nhiệm của Nhà nước Có thể thấy, Nhà nước là tổ chức trung ươngduy nhất có quyền quản lý và điều hành nguồn tài chính trong đất nước Tính tậptrung của sử dụng nguồn lực tài chính tại khu vực Nhà nước giúp cho việc quản
lý và điều hành trở nên dễ dàng hơn Nhà nước có thể đưa ra các chính sách vàquyết định tốt hơn để phù hợp với tình hình và mục tiêu phát triển của đất nước
Trang 18Tính chính trị
Gắn liền và phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước.Nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước được sử dụng để thực hiện các chức năngquan trọng của Nhà nước, nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế
và xây dựng hạ tầng Sử dụng nguồn lực này giúp đảm bảo sự phát triển bềnvững và nâng cao thế vị của quốc gia trong khu vực và trên thế giới Nguồn lựctài chính khu vực Nhà nước được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng,bao gồm các chức năng quan trọng như y tế, giáo dục, an ninh, xây dựng hạ tầng
và phát triển kinh tế - xã hội Sử dụng nguồn lực này giúp đảm bảo các nhu cầu
cơ bản của cộng đồng được đáp ứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của ngườidân
Tính pháp lý bắt buộc
Dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh bắt buộc cả dưới góc độ quản
lý nghiệp vụ cụ thể và chịu sự điều chỉnh bởi các luật công, kế hoạch, dự toán,mục lục ngân sách
Trong pháp luật Việt Nam, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 (LuậtNSNN sửa đổi 2020) là cơ sở pháp lý quan trọng nhất về việc chi ngân sách nhànước Theo đó, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện việc chingân sách theo các quy định về định mức, kế hoạch và thực hiện chi ngân sách;đảm bảo tính đúng đắn, hiệu quả và tiết kiệm; không để xảy ra lãng phí, thấtthoát ngân sách; và chịu trách nhiệm về kết quả chi ngân sách
Việc sử dụng NLTC khu vực Nhà nước đáp ứng các nhu cầu và lợi íchchung của cộng đồng, đồng thời đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm và tiết
Trang 19kiệm ngân sách Việc thực hiện chi NSNN một cách đúng đắn và hiệu quả là mộttrong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Tổ chức Nhà nước có trách nhiệm quản lý và giám sát việc sử dụng NLTCkhu vực Nhà nước để đảm bảo tính đúng đắn, hiệu quả và tiết kiệm ngân sách.Các cơ quan Nhà nước như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, KBNN và các
cơ quan quản lý ngân sách khác có nhiệm vụ đưa ra các chính sách và quy định
về quản lý, sử dụng và kiểm soát NSNN Các đơn vị sử dụng NSNN cũng cótrách nhiệm về việc chi ngân sách và phải tuân thủ các quy định pháp luật liênquan
Tính không hoàn trả và tính hoàn trả
Tính không hoàn trả và tính hoàn trả là hai khái niệm đối lập nhau, phảnánh những đặc điểm khác nhau trong việc sử dụng NLTC khu vực Nhà nước
Tính không hoàn trả của chi ngân sách nhà nước bao gồm những khoảnchi tiêu mà sau khi đã chi, không yêu cầu đơn vị, tổ chức hay cá nhân nào phảitrả lại cho ngân sách nhà nước Điều này thường áp dụng cho các khoản chi đầu
tư vào các công trình hạ tầng, các chương trình phát triển, trang thiết bị cho cơquan nhà nước Các khoản chi này được xem là có tính hữu dụng, mang lại lợiích cho xã hội và không có yêu cầu trả lại
Tính hoàn trả của chi ngân sách nhà nước bao gồm những khoản chi tiêu
mà sau khi đã chi, đơn vị, tổ chức hay cá nhân phải trả lại cho ngân sách nhànước Điều này xảy ra khi ngân sách nhà nước đã chi trả cho đơn vị, tổ chức hay
cá nhân một khoản tiền để thực hiện một nhiệm vụ, một dự án hoặc một chương
Trang 20trình, nhưng sau đó đơn vị, tổ chức hay cá nhân này không hoàn thành nhiệm vụ
đó hoặc không sử dụng nguồn vốn đó đúng mục đích Khi đó, đơn vị, tổ chứchay cá nhân này phải trả lại khoản tiền đó cho ngân sách nhà nước
Tính công khai minh bạch
Tính công khai minh bạch là một yếu tố quan trọng trong việc chi ngânsách nhà nước Công khai minh bạch giúp đảm bảo tính đúng đắn, hiệu quả vàtiết kiệm của việc sử dụng ngân sách nhà nước, đồng thời mang lại sự tin tưởng
và sự ủng hộ của cộng đồng
Số liệu NLTC phải công bố công khai cho dân được biết, Chính phủ cótrách nhiệm giải trình Sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước được đảmbảo tính minh bạch và trách nhiệm, giúp quản lý và sử dụng nguồn lực một cáchhiệu quả và bảo đảm lợi ích của cộng đồng Việc sử dụng nguồn lực này phảiđược định hướng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
và đất nước
Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải công khai thông tin về kếtquả đánh giá và giám sát ngân sách, bao gồm thông tin về các báo cáo, tài liệu,biểu mẫu và hồ sơ liên quan Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và tráchnhiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước
1.2.4 Yêu cầu của việc sử dụng nguồn lực tài chính của khu vực Nhà nước
Việc sử dụng NLTC của khu vực Nhà nước cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Trang 21Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc quản lý và sử dụngnguồn lực tài chính khu vực Nhà nước
Nguyên tắc tiết kiệm có nghĩa là sử dụng nguồn lực tài chính một cách cẩntrọng và hợp lý, tránh lãng phí và sử dụng nguồn lực tối ưu nhất, đồng thời giảmthiểu các khoản chi không cần thiết
Việc sử dụng tiết kiệm ngân sách nhà nước giúp tăng cường tính minh bạch
và trách nhiệm trong việc sử dụng ngân sách, đồng thời giảm thiểu sự lãng phí
và tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách nhà nước Ngoài ra, việc
áp dụng nguyên tắc tiết kiệm còn giúp tăng cường sự tin tưởng và ủng hộ củacộng đồng đối với chính phủ và các cơ quan quản lý ngân sách
Nguyên tắc hiệu quả có nghĩa là sử dụng nguồn lực tài chính một cách có ích
và mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội Việc sử dụng ngân sách nhà nước phảiđảm bảo tính hiệu quả, tức là đạt được mục tiêu dự kiến và đáp ứng nhu cầu thực
tế của người dân
Việc đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách nhà nước giúp tăngcường sự hài lòng và ủng hộ của cộng đồng đối với Chính phủ và các cơ quanquản lý ngân sách Đồng thời, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của ngườidân, tăng cường sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước
Vì vậy, việc sử dụng nguồn lực tài chính phải đảm bảo cả nguyên tắc tiếtkiệm và hiệu quả để đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế vềnguồn lực tài chính của quốc gia
Đáp ứng mục tiêu chiến lược của quốc gia và yêu cầu giải pháp trước mắt
về phát triển kinh tế xã hội
Trang 22Sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước cần phải đáp ứng mục tiêuchiến lược của quốc gia và yêu cầu giải pháp trước mắt về phát triển kinh tế xãhội Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kinh tế xã hội đang phát triển vàđòi hỏi sự phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả.
Trong bối cảnh kinh tế xã hội đang phát triển, nhu cầu sử dụng nguồn lực tàichính ngày càng tăng cao Việc phân bổ nguồn lực tài chính khu vực Nhà nướcphải được thực hiện một cách hợp lý và hiệu quả để đáp ứng được các nhu cầuphát triển kinh tế và xã hội của đất nước Nếu không có sự phân bổ nguồn lực tàichính hợp lý và hiệu quả, sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả sử dụngNSNN, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước
Bên cạnh đó, nếu việc sử dụng NLTC khu vực Nhà nước không đáp ứngđược yêu cầu giải pháp trước mắt về phát triển kinh tế xã hội sẽ làm giảm sứccạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế và trong khu vực, bởi vì các quốcgia khác có thể sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả hơn, đẩy mạnhphát triển kinh tế và xã hội nhanh hơn Ngoài ra, nếu không đáp ứng yêu cầu giảipháp trước mắt về phát triển kinh tếxã hội, sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống củangười dân, bởi vì không có đủ nguồn lực để cải thiện các vấn đề xã hội như giáodục, y tế, phát triển đô thị và nông thôn, và giảm thiểu nghèo đói Điều này sẽdẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội và kéo dài thời gian để đạt được mục tiêuphát triển
Do đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững và lành mạnh của đất nước, việc sửdụng NLTC khu vực Nhà nước cần đáp ứng mục tiêu chiến lược của quốc gia vàyêu cầu giải pháp trước mắt về phát triển kinh tế xã hội
Đảm bảo cân đối tổng hợp
Trang 23Việc sử dụng NLTC khu vực Nhà nước cần đảm bảo cân đối tổng hợp nhưcân đối thu chi Điều này đảm bảo rằng ngân sách nhà nước được sử dụng mộtcách hợp lý và hiệu quả, đồng thời tạo ra lợi ích tối đa cho người dân và đấtnước Cần kiểm soát chi ngân sách bằng cách tăng tính minh bạch và tráchnhiệm trong việc sử dụng ngân sách, đảm bảo rằng các khoản chi được sử dụngmột cách hợp lý và hiệu quả Đồng thời, cần đánh giá và kiểm soát các chươngtrình chi tiêu nhằm loại bỏ những khoản chi không cần thiết, tránh lãng phí vàđảm bảo tính minh bạch Ngoài ra, cơ cấu các khoản chi trong ngân sách nhànước cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu thành phần kinh tế của đất nước Nếu chútrọng đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, công nghệ thông tin thì cơcấu thành phần kinh tế sẽ dần dần chuyển từ kinh tế dựa vào nông nghiệp sangkinh tế hiện đại hơn Ngược lại, nếu tập trung đầu tư vào các lĩnh vực truyềnthống như nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên thì cơ cấu thành phầnkinh tế sẽ tiếp tục giữ nguyên hoặc giảm sút.
Do đó, cân đối thu chi và cơ cấu các khoản thu chi trong ngân sách nhà nước
là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của đất nước.Cần phải thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực phát triển, đa dạng hóa cơ cấu ngànhnghề và vùng miền, đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh và tạo ra nhiều cơhội việc làm cho người dân Ngoài ra, cần phải áp dụng các chính sách phù hợp
để khuyến khích sự phát triển trong các lĩnh vực mới, đồng thời đẩy mạnh cảicách thể chế để tăng tính minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm trong việc sử dụngngân sách nhà nước
Đảm bảo tính công bằng trên cơ sở hài hòa mối quan hệ lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể
Trang 24Tính công bằng trong việc sử dụng nguồn lực tài chính đòi hỏi phải đảm bảomọi cá nhân và địa phương đều được hưởng lợi từ việc sử dụng nguồn lực tàichính khu vực Nhà nước, không có ai bị bỏ lại phía sau Nếu việc sử dụngNSNN không công bằng, sẽ dẫn đến sự chênh lệch về phát triển giữa các vùngmiền, giữa các tầng lớp, giữa các ngành nghề và nhiều nhóm dân cư khác nhau.Tuy nhiên, trong việc đảm bảo tính công bằng, cần phải hài hòa mối quan hệlợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể Điều này có nghĩa là cần đảm bảo rằng cácchính sách và khoản chi tiêu trong NSNN không chỉ hưởng lợi cho một số địaphương hay ngành nghề nhất định mà còn phải đáp ứng được lợi ích chung củađất nước.
Ví dụ, việc đầu tư vào hạ tầng giao thông sẽ hưởng lợi cho nhiều vùng miềnkhác nhau, giúp kết nối các vùng miền, tăng tính cạnh tranh của đất nước và thuhút đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, việc đầu tư vào các ngành nghề phát triển nhưcông nghiệp, dịch vụ, công nghệ thông tin cũng là cách để tạo ra lợi ích tổngthể cho đất nước, bởi vì các ngành nghề này có khả năng tăng trưởng nhanh vàtạo ra nhiều cơ hội việc làm
Do đó, cần phải đánh giá và lựa chọn các chính sách và khoản chi tiêu trongngân sách nhà nước một cách khách quan, đảm bảo tính công bằng trên cơ sở hàihòa mối quan hệ lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể Đồng thời, cần phải tăngcường tính minh bạch và trách nhiệm trong việc sử dụng ngân sách nhà nước,giúp người dân có thể đóng góp ý kiến và giám sát việc sử dụng ngân sách, đảmbảo rằng ngân sách nhà nước được sử dụng một cách hiệu quả và công bằng, tạo
ra lợi ích tối đa cho đất nước và người dân
1.3 Mục đích và ý nghĩa sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước
Trang 25Mục tiêu sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước là tối đa hóa lợi ích xã
hội
Ý nghĩa sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước
(i) Sử dụng NLTC thuộc khu vực Nhà nước giúp tập trung nguồn lực để
duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước, việc tập trung nguồn lựcvào hoạt động của bộ máy Nhà nước cũng giúp đảm bảo tính đồng bộ
và hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách và quy định của Nhànước Từ đó, đảm bảo sự ổn phát triển và phát triển bền vững của đấtnước
(ii) NLTC thuộc khu vực Nhà nước là một thành phần quan trọng trong
toàn bộ số vốn của xã hội Thông qua việc sử dụng NLTC khu vực nàyNhà nước có thể tập trinh nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện cácnhiệm vụ kinh tế - xã hội của nhà nước cung cấp các hàng hóa dịch vụcông cộng, khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, thựchiện các chương trình mục tiêu quốc gia
(iii) Sử dụng NLTC thuộc khu vực Nhà nước thể hiện vai trò kinh tế của
Nhà nước trong việc tạo lập hạ tầng cơ sở kinh tế- kỹ thuật chiphối.Thể hiện vai trò kiểm soát, điều chỉnh và định hướng cho hoạtđộng kinh tế tài chính của các chủ thể khác trên phạm vi toàn xã hộithông qua đòn bảy kinh tế (các chính sách tái khóa – tiền tệ)
(iv) Sự hình thành và vận động của NLTC khu vực này thể hiện hàng loạt
mối quan hệ phân phối trên phạm vi toàn xã hội xã hội, đặc biệt là táiphân phối thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội
Trang 26Vì vậy, sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước góp phần nâng caohiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính xã hội, góp phần hình thành và hoànthiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô vàthúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.4 Nội dung sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước
Đối với NLTC trong NSNN và trong NSĐP
Ngân sách Trung Ương bao gồm nguồn lực tài chính trong ngân sách củacác cơ quan Nhà nước; cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp TrungƯơng giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách, đảm bảo sử dụng nhằm thựchiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia (hoàn thành các công trìnhtrọng điểm và nên công nghiệp hiện đại theo đúng kế hoạch); hỗ trợ tài chínhcho các địa phương chưa cân đối được
Ngân sách các cấp chính quyền địa phương bao gồm nguồn lực tài chínhtrong ngân sách của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng, các tở chức chính trị -
xã hội ở cấp tỉnh, huyện, xã và đơn vị hành chính tương đương được phân cấpnguồn thu đảm bảo chủ động sử dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao(hoàn thành các công trình trọng điềm ở địa phương)
Đối với NLTC ở các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách: NLTC
của quỹ này không đưa vào ngân sách các cấp nhưng lại là nguồn tài chính được
sử dụng để bổ sung của ngân sách các cấp
Nguồn lực tài chính hình thành các quỹ này một phần được trích từ NSNN(tỷ trọng lớn, nhỏ tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng quỹ), được
Trang 27NSNN tài trợ để cân đối thu, chi trong những trường hợp nhất định; một phầnhuy động từ các nguồn tài chính xã hội
Đối với quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách không sử dụng nguồn tàichính từ ngân sách nhà nước do địa phương (tỉnh, huyện, xã) thành lập và quản
lý hoặc do các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể thành lập và quản lý,hình thành từ sự ủng hộ cùa các tổ chức cá nhân thì quy mô thường nhỏ, phạm vihoạt động không lớn
1.5 Tiêu chí phản ánh hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính khu vực
Nhà nước
Hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước có thể đượcđánh giá dựa trên các tiêu chí sau đây:
Góp phần vào tăng trưởng kinh tế
Hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước có thể đượcđánh giá dựa trên khả năng của nó để góp phần vào tăng trưởng kinh tế của xã,khu vực hoặc đất nước Việc sử dụng nguồn lực tài chính phải tạo ra giá trị giatăng, tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển cácngành kinh tế mới và nâng cao năng suất lao động
Sử dụng nguồn lực tài chính là một yếu tố quan trọng trong việc đầu tư vàphát triển cơ sở hạ tầng như đường, cầu, cống, kênh mương, điện lực, nước sạch,viễn thông, … Những cơ sở hạ tầng này tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi,giúp tăng cường sự cạnh tranh, tăng năng suất và nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa cộng đồng Đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra các lợi ích gián tiếp cho tăngtrưởng kinh tế tại địa phương
Trang 28Việc sử dụng nguồn lực tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt làcác doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và tạo racác công ăn việc làm mới Ngoài ra, việc hỗ trợ các doanh nghiệp còn giúp tăngcường giá trị gia tăng và thu nhập của địa phương Bên cạnh đó, sử dụng nguồnlực tài chính để khuyến khích phát triển các ngành kinh tế mới như công nghệthông tin, khoa học và công nghệ, năng lượng tái tạo,… sẽ giúp thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế và tạo ra các công ăn việc làm mới.
Giải quyết vấn đề công ăn việc làm
Một tiêu chí quan trọng khác để đánh giá hoạt động sử dụng nguồn lực tàichính khu vực Nhà nước là khả năng của nó để giải quyết vấn đề công ăn việclàm Việc sử dụng nguồn lực tài chính phải tạo ra các công ăn việc làm mới,nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân
Chi ngân sách Nhà nước có thể được sử dụng để tạo ra một môi trườngkinh doanh thuận lợi, bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo kỹ năng chongười lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và tăng cường quảng báthương hiệu của địa phương Một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ thu hút cácdoanh nghiệp đến địa phương, tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân.Ngoài ra, nguồn lực tài chính có thể được sử dụng để hỗ trợ phát triển các ngànhnghề truyền thống của địa phương là chè Điều này giúp tạo ra các công ăn việclàm cho người dân địa phương, đồng thời tăng cường giá trị kinh tế của địaphương
Chi ngân sách xã có thể được sử dụng để hỗ trợ đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực cho địa phương Điều này có thể bao gồm các chương trình đàotạo kỹ năng, hỗ trợ giáo dục, tạo ra các chương trình thực tập và cung cấp các
Trang 29khoản tài trợ để giúp người dân địa phương nâng cao trình độ và kỹ năng củamình, từ đó tăng khả năng tìm kiếm và giữ chỗ làm.
Việc sử dụng nguồn lực tài chính để hỗ trợ phát triển kinh tế vùng nhằmtạo ra các công ăn việc làm mới và cải thiện thu nhập cho người dân trong khuvực đó Bên cạnh đó, chi ngân sách xã có thể được sử dụng để hỗ trợ khởinghiệp cho người dân địa phương Các khoản tài trợ này có thể được sử dụng để
hỗ trợ khởi nghiệp mới, cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp sẵn có, cungcấp các khoản tài trợ để mua thiết bị và vật liệu Tất cả những điều này sẽ giúptạo ra các công ăn việc làm mới cho người dân
Hiệu quả sử dụng nguồn lực
Tiêu chí này đánh giá khả năng của hoạt động sử dụng nguồn lực tài chínhkhu vực Nhà nước để sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và bền vững Việc
sử dụng nguồn lực phải đảm bảo tính minh bạch, chính xác, tiết kiệm và tiêuchuẩn hóa quản lý tài chính Tiêu chí hiệu quả sử dụng nguồn lực đánh giá khảnăng của hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước để đảm bảorằng nguồn lực này được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu kinh
tế, xã hội và môi trường đã đề ra
Hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính phải được thiết kế để đạt được cácmục tiêu kinh tế như tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống củangười dân, tăng cường năng lực cạnh tranh của địa phương Nếu hoạt động nàykhông đạt được các mục tiêu này, thì sử dụng nguồn lực không được coi là hiệuquả Đồng thời, việc sử dụng nguồn lực tài chính phải được đản bảo tính bềnvững, tức là không gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo bềnvững về mặt tài chính và giảm thiểu rủi ro tài chính
Trang 30Ngoài ra, hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính phải được thiết kế saocho hiệu quả và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực Điều này có nghĩa là sử dụngnguồn lực một cách có hiệu quả, đảm bảo rằng chi phí được kiểm soát và hoạtđộng đạt được mức độ hiệu quả tối đa Bên cạnh đó, thực hiện chi ngân sách phảiđảm bảo được tính minh bạch, trung thực, các hoạt động này cần được giám sát
và đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng nguồn lực được sử dụng một cách đúng đắn
và có hiệu quả Cuối cùng, việc sử dụng nguồn lực tài chính phải được đảm bảotính khả thi, tức là hoạt động này phải được thiết kế để đảm bảo rằng nguồn lực
có thể được sử dụng một cách hiệu quả và mang lại lợi ích cho người dân và địaphương
Tổng quát lại, việc đánh giá hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính khuvực Nhà nước có thể được thực hiện dựa trên một số tiêu chí chính như tăngtrưởng kinh tế, giải quyết vấn đề công ăn việc làm, hiệu quả sử dụng nguồn lực.Việc đánh giá này sẽ giúp đánh giá được hiệu quả của hoạt động sử dụng nguồnlực tài chính và đưa ra các giải pháp để cải thiện nếu cần thiết
Góp phần bảo vệ môi trường
Hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước có thể đượcđánh giá dựa trên các tiêu chí góp phần bảo vệ môi trường Việc đánh giá này làrất quan trọng để đảm bảo rằng việc sử dụng NLTC khu vực Nhà nước đượcthực hiện một cách bền vững và hài hòa với môi trường Việc sử dụng nguồn lựctài chính khu vực Nhà nước cần đảm bảo sự tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiênnhư nước, đất,năng lượng, nguyên liệu Điều này có thể đạt được bằng cách đầu
tư vào các công nghệ và phương pháp sản xuất tiết kiệm tài nguyên, đồng thời áp
Trang 31dụng các chính sách khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và thânthiện với môi trường
Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước cần hỗ trợphát triển kinh tế xanh, đó là các hoạt động kinh tế được thực hiện một cách bềnvững và không gây hại đến môi trường Điều này có thể đạt được bằng cách đầu
tư vào các ngành nghề và công nghệ phát triển kinh tế xanh, đồng thời áp dụngcác chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và tổ chức thựchiện các hoạt động kinh tế xanh
Ngoài ra, việc sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước cần phải tậptrung vào việc nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về môi trường Điềunày có thể đạt được bằng cách đầu tư vào các chương trình giáo dục và tuyêntruyền về bảo vệ môi trường, đồng thời khuyến khích và hỗ trợ cho các hoạtđộng xã hội và cá nhân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường
Tăng thu nhập cho người dân
Kết luận chương 1
Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận một cách đầy
đủ nhất về khái niệm NLTC cũng như sử dụng NLTC, đồng thời chỉ ra tầm quantrọng của NLTC khu vực Nhà nước đối với nền kinh tế, làm rõ đặc điểm của sửdụng NLTC khu vực Nhà nước Từ đó, luận văn đã phân tích những nội dungcủa việc sử dụng NLTC khu vực Nhà nước, nguyên tắc cân đối NSNN Trên cơ
sở đó, có thể thấy, mục tiêu sử dụng nguồn lực tài chính khu vực Nhà nước là tối
Trang 32đa hóa lợi ích xã hội, sử dụng NLTC tại khu vực này có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với nền kinh tế đất nước, giúp tập trung nguồn lực để duy trì sự hoạtđộng của bộ máy Nhà nước.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI ĐỊA BÀN XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2018 – 2022.
2.1 Tổng quan về xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Tên đơn vị: xã Minh Lập
Địa chỉ: xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Điện Thoại: 0208.3522209
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
Trang 33Minh Lập là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Đồng Hỷ,gồm 7 xóm, diện tích đất tự nhiên là 18,3km2 với tổng số hộ trên toàn xã là1.750 hộ, dân số trên 7 nghìn nhân khẩu, với 7 dân tộc anh em cùng chung sốngtrong đó có 3 dân tộc chính đó là: Kinh chiếm 48%, Nùng chiếm 28%, Sán dìuchiếm 21% còn lại là các dân tộc khác, mật độ dân số bình quân là 412người/km2.
Xã Minh Lập có địa giới hành chính tiếp giáp:
+ Phía Đông giáp xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ
+ Phía Nam giáp xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ
+ Phía Bắc giáp xã Hoà Bình, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ
+ Phía Tây giáp huyện Phú Lương được chia tách bởi dòng Sông Cầu
Các suối và sông chảy qua xã Minh Lập là sông Nậm Một, sông Nậm Hai,sông Nậm Ba và suối Thanh Sơn Thời tiết ở xã Minh Lập có hai mùa rõ rệt làmùa khô và mùa mưa, với mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình trong năm là khoảng từ 20đến 25 độ C, đạt đỉnh cao vào tháng 6 và tháng 7 và thấp nhất vào tháng 12 vàtháng 1
Xã Minh Lập có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nôngnghiệp với đất đai màu mỡ, đồng thời cũng có tiềm năng cho phát triển du lịchsinh thái, thủ công nghiệp và chế biến lâm sản
2.1.2 Dân cư
Trang 34Dân số là 7.100 người, 1.710 hộ gia đình, có 7.100 nhân khẩu, với 7 dântộc anh em cùng chung sống, mật độ dân số bình quân là 388 người/ Km2.
2.1.3 Kinh tế
Đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã chủ yếu làm nghề nôngnghiệp (chiếm 70%) Trong đó, cây trồng có giá trị kinh tế cao là cây chè, vớiđặc sản chè đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể Chè Trại Cài Hệ thống điện,đường, trường, trạm đã được kiên cố hóa, đời sống vật chất và tinh thần của nhândân được nâng lên Kết thúc năm 2017, mức thu nhập bình quân đầu người đạt
30 triệu đồng/người/năm Xã Minh Lập về đích nông thôn mới vào năm 2015,đến năm 2017 được UBND huyện Đồng Hỷ chọn làm điểm xây dựng xã nôngthôn mới kiểu mẫu, đến năm 2020 xã về đích nâng cao, phấn đấu đến năm 2022
xã Minh Lập về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu
Trang 352.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của UBND xã Minh Lập
Sơ đồ tổ chức bộ máy
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhiệm vụ của HĐND xã Minh Lập:
(i) Thẩm tra, thông qua, quyết định các văn bản pháp luật của địa phương
Trang 36(ii) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật của địa
phương
(iii) Thẩm tra, phê duyệt kế hoạch, ngân sách của địa phương
(iv) Bầu, miễn nhiệm, tuyên thệ và giải quyết các vấn đề liên quan đến đại
biểu HĐND xã
Nhiệm vụ của UBND xã Minh Lập:
(i) Quản lý và điều hành các hoạt động của địa phương
(ii) Thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước tại địa phương
(iii) Lập kế hoạch, quản lý và sử dụng ngân sách của địa phương
(iv) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác trong và ngoài địa phương để
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao
Nhiệm vụ của Tài chính – Kế toán xã Minh Lập:
(i) Quản lý, sử dụng và giám sát việc thu, chi ngân sách của địa phương.(ii) Lập, thẩm định và phê duyệt các dự án, chương trình, kế hoạch tài
chính của địa phương
(iii) Lập và thực hiện kế hoạch tài chính, kế toán của địa phương
(iv) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện ngân sách, kế toán và tài chính của
Trang 37khi chính quyền địa phương điều chỉnh lại các cấp hành chính từ trung ương đếnđịa phương.
Từ khi được thành lập, Ủy ban nhân dân xã Minh Lập đã chịu trách nhiệmquản lý các hoạt động hành chính, kinh tế và xã hội của xã Ủy ban nhân dân xãMinh Lập có nhiệm vụ giám sát và quản lý hoạt động của các cơ quan hànhchính, các tổ chức địa phương và các dự án phát triển trong xã Trong suốt quátrình phát triển, Ủy ban nhân dân xã Minh Lập đã đóng góp tích cực vào sự pháttriển kinh tế và xã hội của xã Các hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Minh Lậpbao gồm quản lý các chính sách xã hội, như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và pháttriển văn hoá; quản lý các hoạt động kinh tế, bao gồm đầu tư và phát triển nôngnghiệp, công nghiệp và thương mại; và quản lý các hoạt động về an ninh và trật
tự công cộng Hiện nay, Ủy ban nhân dân xã Minh Lập vẫn tiếp tục đóng góptích cực vào sự phát triển của xã, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần củangười dân trong xã được cải thiện, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xãhội của xã
2.2 Tình hình sử dụng nguồn lực tài chính tại địa bàn xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2022
2.2.1 Cơ cấu thu chi
2.2.1.1 Cơ cấu thu chi Ngân sách Nhà nước
Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, Bộ Tài chính chobiết, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.365,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so
dự toán Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 16,1%GDP; thuế, phí đạt13,2% GDP
Trang 38Ước chi ngân sách nhà nước 1.709,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so dự toán.
Hình 2.1: Cơ cấu thu – chi NSNN năm 2021
Nguồn: Bộ Tài chính
Sang đến năm 2022, dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những cơhội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen Dịch Covid-19 còn có thể kéodài, nguy cơ xuất hiện biến thể mới, phức tạp, nguy hiểm hơn, vaccine và thuốcđiều trị có thể tiếp tục khan hiếm
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và các dịch bệnh kháccũng là những rủi ro ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế thế giới
Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính nhận định: “Trong nước, kinh nghiệm,năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên nhưng sức chốngchịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút” Việcbao phủ vaccine, kiểm soát hiệu quả được dịch bệnh quả là điều kiện quan trọng
để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Trang 39Theo đó, dự toán tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2022 là1.411,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021 Tỷ lệhuy động vào ngân sách nhà nước khoảng 15,1% GDP, trong đó, từ thuế, phíkhoảng 12,7% GDP.
Hình 2.2: Cơ cấu chi cho các ngành của Nhà nước
Qua hình 2.2 cho thấy, ngoài việc phân bổ giữa chi thường xuyên và chiđầu tư, việc lập ưu tiên cho ngân sách Nhà nước đòi hỏi phải có chiến lược cânđối nguồn kinh phí giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành như nông nghiệp,
y tế, giáo dục và giao thông vận tải Chính Phủ Việt Nam đã nêu rõ những mụctiêu sau:
+ Chi cho giáo dục đào tạo: tăng từ 12% lên 15% tổng chi ngân sách
+ Chi cho khoa học công nghệ và môi trường: tăng từ 1% đến 2% tổng chi ngânsách
+ Ưu tiên chi nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo và tạo việc làm
Trang 402.1.1.2 Cơ cấu thu chi tại xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
*Cơ cấu thu
Cơ cấu thu ngân sách xã Minh lập chịu ảnh hưởng của các nhân tố khácnhau như cơ cấu nền kinh tế; cơ chế, chính sách thu; nguồn tài nguyên thiênnhiên của địa bàn và công tác quản lý thu Cơ cấu thu hợp lý có ý nghĩa rất quantrọng không chỉ đảm bảm cho ngân sách xã Minh Lập có số thu bền vững, màcòn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế tại địa bàn, vì vậy các quốc gia đều dành
sự quan tâm nhất định đến cơ cấu thu Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong từngthời kỳ, xã sẽ có những điều chỉnh để thay đổi cơ cấu các bộ phận trong tổng thu,đảm bảo cho ngân sách của xã ngày càng bền vững, phù hợp với những điều kiện
cụ thể về phát triển kinh tế của xã trong từng giai đoạn phát triển
Giai đoạn 2018-2022, tổng thu hàng năm tại xã Minh Lập không có nhiềunhững sự biến chuyển mạnh mẽ Từ năm 2018 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh
tế của tỉnh Thái Nguyên nói chung và xã Minh Lập đều đạt các mức xấp xỉ vàkhông có sự chênh lệch nhiều giữa các năm Các số liệu thống kê cho thấy, nếunhư năm 2018 tổng thu ngân sách đạt 10.992.870 nghìn đồng và năm 2019 đạt10.283.061 nghìn đồng thì tới giai đoạn Covid năm 2020-2022, tổng thu ngânsách vẫn giữ được mức từ 9.910.290 - 10.125.260 nghìn đồng
Bảng 2.1: Tình hình thu ngân sách xã Minh Lập giai đoạn 2018 – 2022.
(đơn vị: nghìn đồng)