Bài nghiên cứu dựa trên các chỉ số ROA và ROE để xác định mức độ tác động đến hiệu quả hoạt động của các yếu tố tài chính được đưa ra trong bài của 111 doanh nghiệp logistics tại 6 thị t
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do nghiên cứu
Vai trò của ngành logisitics là không thể thiếu trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay Ngành này không chỉ góp phần kết nối các hoạt động giao dịch mua bán giữa những
DN của các nước mà còn tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của kinh tế quốc gia, giúp di chuyển nguồn lực cùng các đồng tiền vòng quanh từ nước này sang nước khác, sử dụng hợp ý các nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia Đông Nam Á là một khu vực với vị trí địa lý thuận lợi cho các hoạt động giao thương, đồng thời, khu vực này còn là nơi có tiềm năng tăng trưởng cao trên thế giới nhờ vào việc thị trường chưa bão hòa Tuy nhiên, thị trường logistics tại Đông Nam Á vẫn còn nhiều thách thức cần đối mặt Từ các yếu tố bên ngoài nhƣ tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là vào thời điểm dịch bệnh Covid – 19 hiện nay, khiến cho nhiều DN gặp ảnh hưởng nặng nề; cho đến những yếu tố bên trong như quy mô hoạt động cơ sở vật chất hạ tầng… Do đó, việc hoàn thiện và tối ƣu hóa HQHĐKD của DN là việc làm mà bất cứ công ty nào hoạt động trong lĩnh vực logistics cũng cần lưu ý và cải thiện Để hoàn thành đƣợc mục tiêu đó, sự phát triển từ bên trong là không thể thiếu Bài nghiên cứu này chỉ tập trung đi sâu vào việc phân tích và sự hiểu biết về những nhân tố tài chính tác động đến HQHĐKD để những nhà chiến lược gia có thể đưa ra hướng đi phù hợp trong việc cải thiện HQHĐKD của công ty mình Từ đó, bắt kịp với nhu cầu ngày càng tăng của thế giới hiện nay Đề tài “Các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp logistics trong khu vực Đông Nam Á” là một bài nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình hoạt động của ngành logistics ở tại khu vực này.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm phân tích một số các nhân tố tài chính dựa trên các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có ảnh hưởng đến HQHĐKD ngành công nghiệp logistic ở Đông Nam Á Từ đó, giúp những nhà quản trị có cái nhìn tốt hơn để đƣa ra đƣợc những giải pháp, chiến lƣợc phù hợp nâng cao HQHĐKD
- Xác định các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến HQHĐKD của các DN logistics ở Đông Nam Á
- Những yếu tố nào có mối quan hệ với HQHĐKD của DN và có tác động dương hay âm.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những nhân tố tài chính nào có ảnh hưởng đến HQHĐKD của các DN logistics ở Đông Nam Á
Các nhân tố có thể kể đến là: quy mô DN, tốc độ tăng trưởng, tổng nợ trên tổng vốn, …
Câu hỏi 2: Các yếu tố có tác động dương đến hoạt động các doanh nghiệp?
Câu hỏi 3: Các yếu tố có tác động âm đến hoạt động các doanh nghiệp?
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Các doanh nghiệp logistics tại khu vực Đông Nam Á
- Các nhân tố tài chính tác động đến sự phát triển của DN logistics
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các yếu tố tài chính tác động đến HQHĐKD của DN logistics ở khu vực Đông Nam Á
- Phạm vi về thời gian: từ 2018 đến 2020
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành với 111 DN logistics tại khu vực Đông Nam Á có đầy đủ số liệu được thu thập từ DataStream của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
Chương 1 đã đưa ra khái quát về những hướng sẽ nghiên cứu trong bài, đồng thời giải thích rõ thêm về tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp và bố cục đề tài.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm logistics
Sự trao đổi hàng hóa giữa các bên giao dịch ở những thời kỳ đầu chỉ diễn ra ở cùng một vị trí hay những nơi gần nhau nên sự mâu thuẫn giữa hai bên vẫn chƣa diễn ra gay gắt Sau khi thế giới phát triển, nhiều quốc gia bắt tay nhau giao thương kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng diễn ra tại mọi đất nước, điều đó đã dẫn tới nhiều sự đối lập giữa hai bên mua bán Do đó, để có thể tồn tại trong trận chiến khốc liệt này, các
DN phải tìm đến nhiều giải pháp nhằm vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa thực hiện tốt cho trong việc quản lý vận tải hàng hóa giữa các nơi Từ đó, logistics xuất hiện đáp ứng đầy đủ các nhu cầu hoạt động hậu cần của một doanh nghiệp
Tuy nhiên, sự xuất hiện của logistics không phải ở lĩnh vực kinh tế mà là trong lĩnh vực quân sự, với ý nghĩa hậu cần hay tiếp vận đã có từ mấy trăm năm về trước Hiện nay, vì sự xuất hiện của các nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng, logistics đƣợc áp dụng rộng rãi sang thương mại và được đánh giá như là một công cụ hữu ích không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế không ngừng hiện nay
Dưới đây là một số khái niệm, quan điểm tiêu biểu của những tổ chức hiệp hội về logistics đƣợc chấp nhận trên thế giới:
- Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals): “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng nhƣ những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ƣu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng nhƣ phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác nhƣ marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”
- Theo Luật Thương mại Việt Nam quy định (2005): "Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao."
Vai trò của logistics
Vai trò của logisitics không gì nằm ngoài việc giúp liên kết các hoạt động thương mại của các quốc gia Logistics là một phương tiện cho các DN liên kết các hoạt động kinh doanh với nhau trong nước và ngoài nước một cách dễ dàng hơn, tiết kiệm được những nguồn lực, chi phí từ bên trong
Ngoài ra, logistics còn giúp DN có thêm nhiều lợi ích trong vấn đề về thời gian cũng nhƣ khoảng cách cho việc phân phối và tiêu dùng sản phẩm Thời đại công nghệ 4.0 hiện nay khiến việc tiếp cận những các mặt hàng, sản phẩm ngoài nước thông qua quảng cáo ngày càng dễ dàng hơn Từ đó, nhu cầu của khách hàng cũng trở nên phong phú và phức tạp, đòi hỏi các DN phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thời gian địa lý trong quá trình giao và nhận, là đúng lúc, đúng nơi, đúng quy định Chính vì thế, để tránh những trường hợp phát sinh thêm chi phí do giao hàng quá sớm dẫn đến hàng tồn kho hay giao trễ vi phạm hợp đồng khiến các công tác đƣa hàng đến bên mua gặp khó khăn Các doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho và chuyển giao hàng cho bên nhận, tối giảm các chi phí có thể phát sinh thêm từ việc có sai lầm trong quá trình hoạt động Với sự giúp đỡ của logistics, các công ty đã hoạt động hiệu quả hơn quá trình này, việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh không còn quá khó khăn
Hỗ trợ nhà quản lý đƣa ra những quyết định chính xác trong hoạt động kinh doanh cũng là một vai trò khác của logistics Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi nhiều suy nghĩ của các chuyên gia về nguồn nguyên liệu, số lượng, phương tiện tiến hành và vận chuyển, nơi lưu kho Logistics cho phép các DN dễ dàng quản lý và đưa ra các quyết định chính xác về mỗi lần kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và đảm bảo hiệu quả hoạt động công ty.
Nội dung hoạt động của logistics
Trong logistics, đây là khâu quan trọng nhất và không thể thiếu trong quá trình hoạt động Vận chuyển xuất hiện rất nhiều trong quá trình kinh doanh của một DN logistics, từ việc mua sắm nguyên vật liệu đến việc lưu chuyển hàng hóa hoàn thiện đến tay khách hàng, tạo thành một vòng lưu chuyển tuần hoàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời, trong tổng chi phí thì chi phí vận tải cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất, thường là 1/3 chi phí logistics Bởi thế, việc quản lý công tác vận tải luôn đƣợc kiểm soát chặt chẽ vì các DN đều mong muốn cung ứng sản phẩm cho khách hàng với mức chi phí thấp nhất mà vẫn đáp ứng đầy đủ các yếu tố về thời gian, địa điểm, từ đó nâng cao HQHĐKD
2.3.2 Lưu kho và dự trữ
Trong kinh doanh luôn có những trường hợp bất ngờ xảy ra Do đó việc chuẩn bị từ trước luôn là cần thiết Việc giảm thiểu các chi phí là quan trọng nhưng doanh nghiệp luôn cần có một lƣợng tồn kho nguyên vật liệu để kịp thời đối mặt với những đột xuất xảy ra Việc kiểm soát tốt hàng dự trữ mà vẫn tối ƣu chi phí đảm bảo cho quá trình sản xuất lưu thông được tiến hành liên tục không bị trì trệ gây ảnh hưởng đến HQHĐKD
Tuy nhiên, việc dự trữ cũng ảnh hưởng đến chi phí phải bỏ ra của công ty, dự trữ càng nhiều, chi phí càng cao Do đó, các nhà quản lý cần đƣa ra những chiến lƣợc quyết định phù hợp về số lượng, thời gian, môi trường kinh tế để vừa đảm bảo nhu cầu khách hàng vừa giảm thiểu đƣợc chi phí
2.3.3 Phân phối và kho bãi
Kho bãi là nơi lưu trữ hàng hóa, nguyên vật liệu từ điểm đầu đến cuối trong dây chuyền cung ứng Vị trí nơi cất giữ luôn cần đƣợc quyết định chính xác để có thể giao nhận hàng hóa kịp thời giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu đƣợc những chi phí không cần thiết Đồng thời, kho bãi cũng có thể cung cấp cho các bên kinh doanh biết về nơi cất giữ hàng hóa từ đó đưa ra được những phán đoán về tình trạng hàng hóa được lưu kho Tuy nhiên, việc lựa chọn kho bãi phù hợp có thể gây tốn thời gian dẫn đến những quyết định khó khăn không chính xác Do đó, một kênh phân phối trong hoạt động kinh doanh là cần thiết giúp các doanh nghiệp dễ dàng kết hợp địa điểm và thời gian, tạo ra một quá trình lưu chuyển hàng hóa nhịp nhàng, nâng cao HQHĐKD
Bất kỳ môi trường lĩnh vực nào cũng cần có sự quản lý đúng đắn Trong logistics cũng thế, nếu không có sự có mặt của các hoạt động kiểm tra, giám sát từ những nhà điều hành thì việc đảm bảo hiệu quả DN là không bao giờ có thể đạt đƣợc Những nhà quản trị cần có một chuyên môn sâu về các yếu tố liên quan đến logistics như môi trường kinh tế với các nhu cầu khách hàng, cách thức, chi phí vận chuyển, tình trạng nơi lưu kho để dễ dàng đƣa ra những chiến lƣợc chính sách phù hợp để việc kinh doanh giữa các DN diễn ra suôn sẻ mà vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng
Tại thời đại này, bất cứ một nơi nào cũng có sự góp mặt của hệ thống công nghệ thông tin, trong ngành logistics cũng vậy Những dữ liệu nhƣ thông tin nội bộ, từng khâu trong dây chuyền cung ứng kết hợp với các yếu tố kỹ thuật hiện đại giúp các nhà quản trị dễ dàng kiểm soát, đƣa ra quyết định kịp thời khi có sai sót xảy ra, tránh đƣợc những trì trệ không cần thiết ảnh hưởng đến HQHĐKD của DN
2.3.6 Marketing Đối với mỗi DN thì hoạt động marketing là công cụ giúp DN có thể phát triển tốt hay kém trong thị trường kinh tế hiện nay Trong ngành logistics, marketing quyết định và điều phối các hoạt động kinh doanh của DN với thị trường Hiện nay, DN logistics đều tập trung theo hướng thị trường, thế nên việc biết tìm hiểu nhu cầu và ước muốn của từng phân khúc khách hàng là cần thiết, để từ đó có đƣợc những dịch vụ sản phẩm phù hợp, nâng cao HQHĐKD.
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics
Dựa trên một số bài nghiên cứu, sách trước đây (Knemeyer và cộng sự, 2002; Nguyễn Hữu Tuân, 2015; Dương Thị Tình, Lê Công Hội, Đỗ Thị Kim Dung, 2017), bài viết đã đƣợc tổng hợp và đƣa ra một số nhân tố sau đây
2.4.1 Những nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động logistics 2.4.1.1 Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có vai trò vô cùng to lớn tác động đến HQHDDKD của DN không chỉ trong ngành logistics Yếu tố này có phạm trù rất rộng mà trong số đó yếu tố cơ bản tác động đến DN logistics là tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay, tiền gửi
Ngoài yếu tố trên, đối với DN có liên quan đến hoạt động mua bán giữa các quốc gia thì một trong những điều quan trọng cần chú ý đến chính là yếu tố lạm phát Tỷ lệ lạm phát của một quốc gia có thể ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá hối đoái, và nếu sự chênh lệch quá lớn có thể làm thay đổi toàn bộ HQHĐKD của một doanh nghiệp Ngành logistics cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, việc vận chuyển giao thương giữa các quốc gia đặc biệt cần thiết xem xét đến yếu tố lạm phát để có thể dự đoán mức thay đổi trong đồng tiền của các nước, từ đó nhanh chóng có hướng giải quyết phù hợp
Từ đó có thể thấy rằng, các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và HQHĐKD của DN không chỉ trong ngành logistics Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hình thức kinh doanh, mọi sự thay đổi của nó nhƣ tốc độ, chu kỳ đều có thể tạo ra tác động xấu hoặc tốt, cơ hội hay thách thức cho các DN Thậm chí có thể làm thay đổi hình thức lẫn tương lai của một doanh nghiệp, lấy trường hợp của Covid - 19 đã khiến cho nhiều công ty rơi vào khủng hoảng và phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn
2.4.1.2 Yếu tố chính trị, luật pháp, pháp lý
Trong mọi ngành hoạt động, các DN đều phải tuân thủ theo khuôn khổ của pháp luật, mọi hoạt động không dựa trên pháp luật mà quốc gia quy định đều gây ra ảnh hưởng xấu đến HQHĐKD của DN Bởi thế, khi tham gia vào kinh doanh, ngoài việc biết nắm bắt thị trường, một doanh nghiệp còn cần hiểu rõ pháp luật không chỉ trong nước mà trên quốc tế để có thể thành công trên thương trường Một đất nước có nền kinh tế ổn định thì
DN sẽ dễ dàng trao đổi và mua bán hơn là một quốc gia bất ổn định Đồng thời nó cũng giúp các doanh nghiệp thực hiện kiện cáo dễ hơn khi có bất trắc xảy ra Dưới đây là các ý liên quan đến yếu tố này và có ảnh hưởng đến sự hoạt động của DN:
- Hệ thống pháp luật của một quốc gia và sự hoàn thiện của nó
- Sự ổn định về chính trị và mối quan hệ hợp tác trong đường lối ngoại giao với các nước khác
- Những hướng đi kế tiếp của quốc gia đó liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội
Bởi thế, mỗi DN logistics còn cần trang bị cho mình một hệ thống nhân lực hiểu rõ các quy định về luật thương mại, buôn bán, hải quan để có thể kinh doanh suôn sẻ mà vẫn thực hiện đúng mọi pháp luật do chính phủ đề ra
2.4.1.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics
Nền kinh tế Đông Nam Á đang trong giai đoạn chuyển mình sôi động Khối lƣợng thương mại toàn cầu trong khu vực đã tăng đáng kể trong những năm trước năm 2020 với việc tự do hóa xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài rất lớn Để có thể tiếp tục phát triển như vậy, đòi hỏi cần có cho mỗi đất nước là một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc để các hoạt động kinh tế giao thương diễn ra suôn sẻ và hiệu quả Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải như bến bãi, phương tiện, đường bộ, đường sắt, đường hàng không
Ngoài ra, hiện nay có nhiều thành tựu công nghệ thông tin mới và hiện đại hơn ra đời phục vụ cho nhiều mục đích trong cuộc sống Việc áp dụng những điều này vào hoạt động logistics là một điều hiển nhiên và cần thiết để công việc hậu cần có thể diễn ra chuyên nghiệp và nhanh chóng, đạt hiệu quả cao
2.4.1.4 Sự cạnh tranh của doanh nghiệp cùng ngành Đây là yếu tố ngành nào cũng phải đối mặt Tuy sự cạnh tranh có thể tác động tiêu cực đến HQHDKD của DN nếu nhƣ diễn ra quá gay gắt mà công ty không phản ứng kịp thời khi gặp phải Nhƣng nó lại đóng quan trọng tạo điều kiện cho các DN phát triển nhƣ các DN sẽ đƣa ra nhiều loại hình dịch vụ phong phú hơn, phù hợp hơn với thời thế và biến động của kinh tế thế giới Đồng thời nó cũng giúp cho chất lƣợng dịch vụ logistics ngày càng đƣợc nâng cao, giúp thu hút thêm khách hàng cho DN, vừa tăng HQĐKD vừa làm hài lòng khách hàng Để có thể sinh tồn trong sự cạnh tranh khắc nghiệt đó, việc hiểu rõ đối thủ với số lƣợng bao nhiêu, hình thức sản phẩm cùng với khả năng phát triển của họ ra sao là điều cực kì cần thiết Từ những thông tin đó, các nhà quản trị của doanh nghiệp có thể dễ dàng đƣa ra đƣợc những chính sách, chiến lƣợc thích hợp để có thể tồn tại mà không bị đẩy lùi ra thị trường
2.4.1.5 Điều kiện khí hậu, thiên nhiên và vị trí địa lý Đối với một DN hoạt động trong ngành logistics, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý là yếu tố cần đặc biệt quan tâm Bởi với công tác hậu cần, việc lưu chuyển hàng hóa có thể diễn ra an toàn và nhanh chóng hay không phải dựa rất nhiều vào thời tiết cùng địa hình của nơi lưu trữ lẫn quãng đường mà chuyến hàng sẽ đi
Hiện nay, vì những hoạt động của con người mà hệ sinh thái ngày càng kém đi, nhiều vấn đề biến đổi khí hậu xảy ra thường xuyên khiến những vụ như lũ lụt, giông bão, sóng thần xảy ra thường xuyên đe dọa đến cuộc sống của con người Điều này cũng có tác động rất lớn đến sự phát triển của kinh tế xã hội Ngành logistics cũng không nằm ngoài vòng xoáy này khi hoạt động kinh doanh luôn gắn liến với vấn đề địa lý và khí hậu của nơi nó sẽ đi qua
Ngoài ra, kể từ khi vấn đề đại dịch bệnh Covid – 19 xuất hiện, một vấn đề thiên nhiên lớn gây tác động đến nhiều yếu tố của cuộc sống, kinh tế quốc gia từ đó cũng chịu thiệt hại nặng nề và có sự sụt giảm nghiêm trọng Từ bảng 2, có thể thấy rằng tăng trưởng GDP của toàn Đông Nam Á vào năm 2020 đã giảm mạnh xuống mức âm dù rằng khu vực này chưa phải là nơi gặp phải ảnh hưởng nặng nề nhất
Qua đó, thấy rằng yếu tố tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng cho doanh nghiệp logistics, một ngành có thể bị tổn thất nặng nề chỉ vì biến động bất thường của khí hậu xảy ra Do đó, đối với ngành này, việc dự đoán khí hậu trên quãng đường vận chuyển cần được cải thiện và thực hiện thường xuyên để tránh xảy ra những thiệt hại không như ý muốn
2.4.2 Những nhân tố bên trong tác động đến hoạt động logistics 2.4.2.1 Nguồn nhân lực
Trong bất cứ ngành nào cũng thế, yếu tố con người luôn đóng vai trò không thể thiếu Dù cho mọi cơ sở vật chất, công nghệ đều ổn thỏa, quá trình kinh doanh vận chuyển vẫn không thể diễn ra nhẹ nhàng nhanh chóng nếu không có bàn tay của một nhân viên chuyên nghiệp Bởi thế, việc đào tạo một nguồn lực lao động am hiểu sâu và trình độ cao là một việc cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên Đặc biệt là khi trên thế giới này có một lƣợng lớn những DN hoạt động trong lĩnh vực logistics, và luôn thiếu những người có tài năng, chuyên môn và tác phong làm việc tốt trong ngành
Hiệu quả hoạt động kinh doanh và các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của
2.5.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp logistics
Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân (2012):
“Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh đến trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.“ HQHĐKD biểu hiện thông qua kết quả đầu ra và chi phí đầu vào của một quá trình kinh doanh Công thức tính toán của HQHĐKD nhƣ sau:
HQHĐKD = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào Trong quá trình hoạt động, đạt HQHĐKD là mục tiêu của bất cứ DN nào Việc đạt hiệu quả sẽ giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tƣ vào công ty, từ đó nâng cao quy mô lẫn sự tăng trưởng của DN
2.5.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp logistics
Trong kinh doanh, thông thường có 2 tiêu chí được dùng để đánh giá HQHĐKD của DN, bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
2.5.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Theo Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2018):
“Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đo lường hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau thuế, không phân biệt tài sản này đƣợc hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu.“
Công thức toán học của ROA nhƣ sau:
ROA là cơ sở quan trọng để những người đi vay hoặc cho vay xem xét nếu DN có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ hay không Đồng thời nó cũng là cơ sở để CSH đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn
2.5.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ số ROE cho biết cứ bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu đem đi đầu tƣ thì sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lời sau khi đã trừ di thuế thu nhập doanh nghiệp Đây là một chỉ số phổ biến đƣợc sử dụng ở nhiều nơi và trong nhiều nghiên cứu bởi cách tính toán đơn giản và dễ đƣợc dùng để so sánh với những DN khác trong cùng một ngành
Công thức toán học của ROE nhƣ sau:
ROE có liên quan đến chi phí lãi vay và chi phí thuế thu nhập DN, do đó, nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của CSH dưới tác động của đòn bẩy tài chính
2.5.3 Một số nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới 2.5.3.1 Nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng (2015) Đặng Ngọc Hùng thực hiện “Nghiên cứu các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam“ vào năm 2015 và được đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 674 DN có đủ thông tin trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh và từ 2010-2013 Các biến đƣợc đƣa vào nghiên cứu gồm:
- Biến phụ thuộc: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn CSH (ROE)
- Biến độc lập: Quy mô DN (SIZE), tăng trưởng doanh thu (GROW), hiệu suất sử dụng tài sản (TAT), cấu trúc vốn (CAP)
Bài nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng xây dựng 3 mô hình gồm mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Kết quả cho thấy:
- Trong 3 mô hình, mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất dùng để nghiên cứu tác động giữa các nhân tố tài chính và ROE
- Quy mô DN có tác động dương (+) đến ROE lẫn ROA trong cả ba mô hình
- GROW có kết quả thuận chiều (+) với ROE và cả ROA
- TAT có tác động dương (+) với biến ROE nhưng không có ý nghĩa thống kê ở mô hình OLS và mô hình REM Trong khi đó ở mô hình FEM thì TAT lại có mối quan hệ âm (-) với ROE ở mức ý nghĩa là 1% Đối với biến ROA, hiệu suất có tác động dương (+) với biến ở mức ý nghĩa là 1% Còn ở hai mô hình FEM và REM thì TAT có mối quan hệ âm (-) với ROA và không có ý nghĩa thống kê
- Cấu trúc vốn (CAP) có tác động ngƣợc chiều với ROE lẫn ROA trong 3 mô hình
Bài nghiên cứu cho thấy quy mô DN có tác động tích cực đến HQHĐKD của DN, có nghĩa rằng quy mô càng lớn thì khả năng DN cạnh tranh càng tốt và hoạt động tốt hơn Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của DN cũng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh, trong khi đó hiệu suất sử dụng tài sản và cấu trúc vốn lại có tác động ngƣợc chiều Điều này có thể thấy rằng tỷ lệ nợ của các DN đƣợc tìm hiểu quá cao, khiến cho chi phí sử dụng vốn tăng vƣợt tốc độ sinh lời của DN, dẫn đến hiệu quả hoạt động giảm
Nghiên cứu của Trần Mạnh Dũng và cộng sự (2020)
Nghiên cứu xem xét “Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các DN ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam“ vào năm 2020 và được đăng trên tạp chí Kế toán và Kiểm toán vào tháng 5 Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 21 DN nhựa có đủ thông tin trên sàn chứng khoán Việt Nam (VSE) Các biến đƣợc đƣa vào nghiên cứu:
- Biến phụ thuộc: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn CSH (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
- Biến độc lập: Tính thanh khoản (Hệ số thanh toán hiện hành (CR), hệ số thanh toán nhanh (QR)), hiệu quả sử dụng TS (Vòng quay tổng TS (ATR)), Đòn bẩy tài chính (Tỷ số nợ trên tổng TS), sự thịnh vƣợng của nền kinh tế (Mức độ tăng trưởng GDP, lạm phát), quy mô của DN, tuổi DN
Trần Mạnh Dũng và cộng sự áp dụng phương pháp phân tích hồi quy bội để xem xét các nhân tố đã nêu có ảnh hưởng như thế nào đến HQHĐKD của những DN ngành nhựa Kết quả cho thấy:
Trong phân tích tương quan Pearson:
- CR có tác động dương (+) đến ROA và ROS nhưng tác động âm (-) với biến ROE, với độ tin cậy rất thấp
- QR có tác động dương (+) đến ROA và ROS với độ tin cậy gần 99% Nhƣng hệ số có tác động âm (-) với biến ROE, và không quá tin cậy
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Thiết lập dạng mô hình
Trong bài nghiên cứu này, dạng mô hình sẽ đƣợc áp dụng để tiến hành phân tích mối quan hệ của các biến phụ thuộc và biến độc lập là mô hình hồi quy đa biến Dựa trên những lý thuyết và các nghiên cứu trước mà mô hình tổng quát được thiết lập cho các biến nhƣ sau:
ROA = f(SIZE, GROWTH, TDTA/TDTE, CR/QR) ROE = f(SIZE, GROWTH, TDTA/TDTE, CR/QR)
Từ mô hình tổng quát đó, bài viết sẽ đi vào khảo sát từng dạng hàm hồi quy có thể có dựa trên bốn mô hình hồi quy: bình phương nhỏ nhất OLS, hiệu ứng cố định FEM, tác động ngẫu nhiên REM và ƣớc lƣợng tác động ngẫu nhiên FGLS để ƣớc lƣợng các biến của mô hình
HQHĐKD và quy mô DN
Dựa trên việc phân tích lƣợng quy mô các DN, thấy rằng quy mô DN nào càng lớn thì sẽ có càng nhiều lợi thế hơn các DN có quy mô nhỏ Vì với những công ty hay giao thương giữa các quốc gia, việc vận chuyển hàng hóa là một việc rất rủi ro, dễ xảy ra trường hợp mất hàng hay hư hỏng Do đó người mua bán thường lựa chọn những DN logisitics có uy tín và đƣợc biết đến nhiều mà trong thực tế thì đa phần những DN quy mô lớn là những DN có thương hiệu Ngoài ra, những DN này thường có sức mạnh về tài chính, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng giúp việc nhận vận chuyển các món hàng lớn dễ dàng hơn so với những DN có quy mô nhỏ Do đó quy mô DN càng lớn càng có khả năng nâng cao các hoạt động logistics, giúp tăng doanh thu và HQHĐKD của DN Dựa trên cơ sở đó đƣa ra giả thuyết:
Giả thuyết 1: Quy mô DN có mối quan hệ dương (+) với HQHĐKD
HQHĐKD và tốc độ tăng trưởng tài sản
Tài sản tăng trưởng qua năm có thể mang nghĩa rằng DN sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tƣ, mang nghĩa DN đang muốn mở rộng sản xuất, nâng cao hoạt động kinh doanh, qua đó đạt HQHĐKD Trên cơ sở đó đƣa ra giả thuyết:
Giả thuyết 2: Tốc độ tăng trưởng tài sản có tác động dương (+) đến HQHĐKD
HQHĐKD và tỷ lệ nợ
Dựa trên một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ nợ thường tác động tiêu cực đến HQHĐKD của DN (Hilmi Aulia và Imo Gandakusuma, 2019; Nguyễn Minh Ngọc và cộng sự, 2021) Khi tỷ lệ nợ tăng, đồng nghĩa chi phí nợ cũng tăng theo dẫn đến khả năng
DN phá sản cao hơn Qua đó, tác giả đƣa ra giả thuyết giữa HQĐKD và các tỷ lệ nợ
Giả thuyết 3: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có tác động âm (-) đến HQHĐKD
Giả thuyết 4: Tỷ lệ nợ trên vốn CSH có tác động âm (-) đến HQHĐKD
HQHĐKD và tính thanh khoản
Việc xem xét tính thanh khoản của DN có thể giúp đánh giá khái quát liệu DN có đảm bảo được khả năng thanh toán hay không, trong trường hợp này là khả năng trong ngắn hạn Các chỉ tiêu nhƣ hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN cũng đƣợc đảm bảo Dựa trên cơ sở đó và nghiên cứu của Mohammad Yameen và cộng sự (2019), đƣa ra giả thuyết:
Giả thuyết 5: Hệ số thanh toán hiện hành có tác động dương (+) đến HQHĐKD Giả thuyết 6: Hệ số thanh toán nhanh có tác động dương (+) đến HQHĐKD
Mô tả số liệu và phương pháp thực hiện
Trong một bài nghiên cứu phân tích, việc có một nguồn dữ liệu phù hợp để phân tích là một yếu tố quan trọng để quyết định bài viết có thành công hay không Vì trên thực tế, nghiên cứu một đề tài là dựa trên những thực tiễn đã xảy ra để đƣa ra kết luận chứ không hoàn toàn dựa vào lý thuyết Do đó, các dữ liệu phải đƣợc lựa chọn sao cho phù hợp nhất tùy vào từng mục đích nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, số liệu thu thập là những con số có đƣợc từ Datastream của trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh và trên báo cáo tài chính của các công ty Những dữ liệu trong đây đƣợc tổng hợp chủ yếu là các doanh nghiệp của 6 quốc gia ở Đông Nam Á thuộc lĩnh vực ngành nghề logistics 6 quốc gia đó bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam
Nghiên cứu chỉ phân tích dựa trên dữ liệu của những DN có số liệu trong 3 năm gần nhất 2018, 2019, 2020 Những doanh nghiệp thiếu số liệu sẽ không đƣợc tính vào bài Qua việc thu thập và tổng hợp, bài viết sẽ phân tích trên 111 DN trong ngành logistics
Các dữ liệu trong bài nghiên cứu đƣợc thu thập theo thời gian 3 năm của từng doanh nghiệp Đây là dữ liệu dạng bảng và số liệu của bài nghiên cứu có tổng kết là có
333 quan sát tương ứng với 111 DN Bài nghiên cứu sẽ được phân tích và xử lý thông qua phần mềm STATA
Từ những cơ sở lý thuyết cùng với các nghiên cứu trước đây đã trình bày ở chương
2, trong chương 3, bài viết đi vào việc xây dựng mô hình nghiên cứu cùng với đưa ra phương pháp và những biến cụ thể sẽ phân tích Bài nghiên cứu sẽ áp dụng bốn mô hình gồm: bình phương nhỏ nhất OLS, hiệu ứng cố định FEM, tác động ngẫu nhiên REM và ƣớc lƣợng tác động ngẫu nhiên FGLS Các biến trong bài gồm: biến phụ thuộc: ROA và ROE; biến độc lập: SIZE, GROWTH, TDTA, TDTE, CR, QR Ngoài ra, chương 3 cũng đã đƣa ra cách thức xử lý dữ liệu từ phần mềm STATA và nguồn dữ liệu đƣợc lấy chủ yếu từ Datastream của trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, gồm 111 DN có đầy đủ thông tin trong thời gian 3 năm gần nhất từ 2018 đến 2020, do đó có 333 quan sát tương ứng Chương 4 sẽ tiến hành khảo sát các mô hình cho từng biến phụ thuộc với các biến độc lập.
THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng các doanh nghiệp logistics ở Đông Nam Á
Trong thời gian từ năm 2018 trở lại đây, kinh tế toàn cầu đã trải qua nhiều biến động Từ việc Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại, xoay quanh vấn đề thuế quan và trả đũa lên Trung Quốc; đến cơn đại dịch Covid – 19 xuất hiện gây suy thoái kinh tế mạnh trên toàn cầu Theo dữ liệu World Bank Group công bố, GDP thế giới giảm từ 3,3% năm 2017 xuống 3% năm 2018, rồi sang năm 2019 khi mà căng thẳng thương mại và chính trị tăng mạnh tác động tiêu cực đến nhiều quốc gia dẫn dầu trên thế giới, khiến cho con số tăng trưởng của thế giới cũng suy giảm rơi xuống còn 2,3%
Các sự kiện đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các quốc gia thuộc châu Á Sau đây là bảng về tốc độ tăng trưởng GDP ở Đông Nam Á
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Đông Nam Á từ 2016 đến 2020 Đơn vị: % trên năm
Từ bảng 2, ta thấy từ năm 2016 đến 2018, GDP của Đông Nam Á đều tăng, dao động từ 4.9% trở lên, một mức tăng trưởng cao Sang năm 2019, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ Trung, khiến cho tốc độ tăng trưởng có phần suy giảm dù vẫn ở mức trên 4% Thế nhƣng, kể từ khi dịch Covid – 19 xuất hiện từ cuối năm 2019 đến nay đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics không chỉ ở Đông Nam Á mà trên cả thế giới Cơn dịch đã và đang gây gián đoạn hoạt động thương mại, du lịch cho nhiều quốc gia, làm sụt giảm doanh thu và số lƣợng xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài Cuộc đại suy thoái kinh tế cũng bùng nổ kể từ khi đó Năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng giảm mạnh, xuống mức âm 4% cho toàn Đông Nam Á Trong số đó, ngoại trừ Brunei, Myanmar và Việt Nam ở mức tăng trưởng dương, các nước còn lại đều âm, đặc biệt là Philippines có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh nhất, rơi vào khoảng 9,6% Từ đó có thể thấy rằng, cơn đại dịch Covid – 19 đã gây ra khủng hoảng cho nền kinh tế không chỉ cho khu vực này mà trên cả thế giới
Việc suy thoái kinh tế này có ảnh hưởng mạnh đến hầu hết các ngành hàng của thế giới và trong số đó cả thương mại giao thương giữa các quốc gia Điều này đã gây ra ảnh hưởng đến ngành logistics trên toàn cầu, khi mà phải đóng cửa vận chuyển giao thương các nước để tránh sự lây lan của dịch bệnh
Ngoài ra, sự ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng không kém đến hoạt động kinh tế của các quốc gia Sau đây là bảng tỷ lệ lạm phát ở Đông Nam Á
Bảng 3: Tỷ lệ lạm phát của các nước Đông Nam Á từ năm 2016 đến 2020 Đơn vị: % trên năm
Qua bảng 3, tỷ lệ lạm phát tại Đông Nam Á năm 2018 là cao nhất so với các năm còn lại Myanmar và Philippines tại năm này cũng có mức lạm phát cao trên 5%, tác động tiêu cực đến sức mua của đồng tiền hai nước này Ngoài ra, qua 5 năm, Myanmar cũng là nước có mức tăng lạm phát cao nhất khi so sánh với các nước khác, dao động từ 4% đến 9% Điều này khiến cho đồng tiền nước này có giá trị thấp và không cao về sức mua so với các nước khác
Trước khi bùng nổ dịch Covid – 19, nền kinh tế Đông Nam Á đang trong giai đoạn chuyển mình sôi động Khối lượng thương mại toàn cầu trong khu vực đã tăng đáng kể trong những năm trước năm 2020 với việc tự do hóa xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài rất lớn Vào những năm gần đây, nhiều quốc gia ngày càng đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng Năm 2019, xếp hạng trung bình đƣợc đánh giá của hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á về cơ sở hạ tầng giao thông (gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển) có vị trí khá cao
Bảng 4: Xếp hạng và điểm số trung bình cơ sở hạ tầng giao thông các nước Đông
Nam Á năm 2019 Southeast Asia Rank Score
(Theo Asian Development Bank từ nguồn World Economic Forum)
Từ bảng 4, Singapore là đất nước có chất lượng và hiệu suất cơ sở hạ tầng đứng nhất trong toàn châu Á với số điểm trung bình lên tới 92 Đồng thời, Singapore cũng là quốc gia có ngành logistics phát triển, đóng góp 6,7% vào GDP quốc gia năm 2019 (Theo Cục thống kê Singapore).
Kết quả nghiên cứu
Thông qua xử lý số liệu trong phần mềm STATA, kết quả thống kế của các biến nhƣ sau:
Bảng 5: Mô tả thống kê
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Tác giả phân tích)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE của DN logistics có mức bình quân là -2,43%, với con số thấp nhất và cao nhất lần lƣợt là -857,11%; 301,72%
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA của DN logistics có mức bình quân là 1,59%; với con số thấp nhất và cao nhất lần lƣợt là -49,40%; 132,10%
Tỷ lệ nợ trên tài sản – TDTA của DN logistics có mức bình quân là 30,34%; mức thấp nhất gần bằng 0%; và con số cao nhất là 334,35%
Tỷ lệ nợ trên vốn CSH – TDTE của DN logistics có mức bình quân là 89,81%; với con số thấp nhất và cao nhất lần lƣợt là -216,52%; 4094,18%
Quy mô DN - SIZE của DN logistics có mức bình quân là 1,55e+08 USD với con số thấp nhất và cao nhất lần lƣợt là 1580209 USD; 2,05e+09 USD
Tốc độ tăng trưởng tài sản - GROWTH của DN logistics có mức bình quân là 10,81%; với con số thấp nhất và cao nhất lần lƣợt là -59,94%; 680,25%
Hệ số thanh toán hiện hành – CR của DN logistics có mức bình quân là 200,02%; với con số thâp nhất và cao nhất lần lƣợt là 3,23%; 2197,32%
Hệ số thanh toán nhannh – QR của DN logistics có mức bình là 176,59%; với con số thấp nhất và cao nhất lần lƣợt là 1,97%; 2195,97%
Từ những con số trên, có thể thấy rằng sự cách biệt về các chỉ số giữa các DN là rất lớn
4.2.2 Mô tả hệ số tương quan
Sau đây là bảng hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và độc lập:
Bảng 6: Mô tả hệ số tương quan giữa các biến và biến phụ thuộc ROE
ROE TDTA TDTE SIZE GROWTH CR QR
(Nguồn: Tác giả phân tích)
Bảng 7: Mô tả hệ số tương quan giữa các biến và biến phụ thuộc ROA
ROA TDTA TDTE SIZE GROWTH CR QR
(Nguồn: Tác giả phân tích)
Từ bảng 6 và bảng 7, thấy rằng:
- Biến SIZE có mức tương quan âm với biến QR với hệ số là -0,15; cho thấy quy mô DN càng lớn thì khả năng chuyển hóa thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn càng thấp
- Hai biến phụ thuộc ROA và ROE đều có mức tương quan với các biến độc lập dưới 0,8; do đó khi chạy mô hình hồi quy sẽ ít xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến Tuy nhiên giữa hai biến độc lập CR và QR có tương quan rất cao, hệ số bằng 0,947 > 0,8 Để giải thích, có thể nói rằng là do tử số của hệ số thanh toán hiện hành là tài sản ngắn hạn – đã bao gồm tiền, đầu tƣ tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn, đồng thời mẫu số cũng là nợ ngắn hạn, tương tự như hệ số thanh toán nhanh
4.2.3 Phân tích hồi quy 4.2.3.1 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ROE
Sau đây là kết quả hồi quy mô hình ROE
Bảng 8: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là ROE
(Ghi chú: Có ý nghĩa thống kê khi *p