1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu wordpress lập trang web cho một trường học

48 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu WordPress, lập trang WEB cho một trường học
Tác giả Đặng Cường Quyết
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Đăng Minh
Trường học Trường Đại Học Hòa Bình
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,79 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ WORDPRESS (7)
    • 1. Wordpress là gì? (7)
    • 2. Công dụng của wordpress? (7)
    • 3. Ưu điểm của wordpress? (7)
    • 4. Tình hình sử dụng wordpress ở việt nam và trên thế giới (8)
    • 5. Bản quyền wordpress (9)
  • CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT WORDPRESS TRÊN HOSTINGER5 2.1. Chuẩn bị (10)
    • 2.2. Cài đặt wordpress trên hostinger (13)
  • CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC TÍNH NĂNG WORDPRESS VÀ TẠO MỘT WEBSITE ĐƠN GIẢN (15)
    • 3.1. Làm quen Wordpress Dashboard (15)
    • 3.2. Hướng dẫn sử dụng Posts (20)
    • 3.3. Hướng dẫn sử dụng page (23)
    • 3.4. Hướng dẫn Plugin trong WordPress (24)
    • 3.5. Hướng dẫn cài đặt Theme (27)
    • 3.6. Tạo thanh Menu (30)
    • 3.7. Quyền thành viên và cách quản lý (35)
      • 3.7.1 Hệ thống phân cấp thành viên (35)
      • 3.7.2 Bật tính năng đăng ký thành viên (35)
      • 3.7.3. Đổi quyền thành viên (36)
    • 3.8. Tổng quan phần Setting (36)
      • 3.8.1. General (36)
      • 3.8.2. Writing (37)
      • 3.8.3. Reading (37)
      • 3.8.4. Discussion (38)
      • 3.8.5. Media (39)
      • 3.8.6. Permalinks (39)
  • CHƯƠNG 4: TẠO MỘT WEBSITE ĐƠN GIẢN BẰNG WORDPRESS (40)
    • 4.1. Thiết kế giao diện (40)
    • 4.2. Tạo Header & Menu (40)
    • 4.3. Chèn chat online (41)
  • CHƯƠNG 5 TỐI ƯU HÓA SEO CHO WEB (42)
    • 5.1. Thiết lập đường dẫn chuẩn SEO (42)
    • 5.2. Kết nối website với mạng xã hội (42)
  • CHƯƠNG 6: HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI DỮ LIỆU WORDPRESS (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (48)

Nội dung

Thanh điều hướng nhanh cho Admin Admin Quick Bar Khi đăng nhập vào WordPress thì dù có ở đâu trong trang thì ta vẫn có thể thấy được thanh công cụ nhanh này, nó giúp ta di chuyển tới các

TỔNG QUAN VỀ WORDPRESS

Wordpress là gì?

- WordPress là một hệ thống quản trị nội dung (CMS) được dùng chủ yếu để xuất bản blog (có họ hàng với Joomla! Nhưng được tối ưu cho blog)

- WordPress có mã nguồn mở, viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.

Công dụng của wordpress?

- Viết blog, ngoài ra còn có thể Tạo các site tin tức, bán hàng, khảo sát ý kiến…

Ưu điểm của wordpress?

- Hệ thống Plugin phong phú và không ngừng cập nhật, ngoài ra người dùng có thể viết Plugin hoặc tích hợp code vào Wordpress (cái này yahoo 360plus cũng có nhưng mà yếu, dùng code html để tùy biến các wiget trên giao diện blog) - Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ (có tiếng việt)

- Cập nhật phiên bản liên tục, dễ cập nhật, cộng đồng hỗ trợ lớn

- SEO rất tốt (dùng nó để quảng bá thương hiệu lên internet thì rất tuyệt)

- Hệ thông theme, plug-in, wiget… đồ sộ, việc tạo trang và quản lý trang wordpress gần như chuyên nghiệp (quản lý IP, cho phép nhiều admin, thống kê và quản lý comment, sao lưu dữ liệu…)

- Ưu điểm nữa cũng phải kể đến ở wordpress đó là đơn giản, hiệu quả, nội dung của các trang blog là thật sự phong phú và hữu ích.

Tình hình sử dụng wordpress ở việt nam và trên thế giới

- Dù có nhiều dịch vụ blog khác cạnh tranh với wordpress, một trong số đó có thể kể đến blogpost của google, tuy nhiên wordpress vẫn phát triển mạnh bởi tính mở của nó Người dùng có thể cài đặt wordpress lên host riêng của mình nên không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ blog Dịch vụ wordpress hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi cho việc viêt blog

• Việt nam nằm trong top 10 nước dùng wordpress nhiều nhất

• 49%blog nổi tiếng thế giới dùng wordpress

• Số lượng người sử dụng lớn tính cho đến tháng 7/2011 đã có tới hơn

Bản quyền wordpress

• Wordpress được phát hành dưới dạng Giấy phép Tài liệu Tự do GNU Giấy phép Tài liệu Tự do GNU cung cấp cho người đọc quyền sao chép, tái phân phối và chỉnh sửa một tác phẩm và đòi hỏi tất cả các bản sao và tác phẩm phát sinh phải có thể được sử dụng với cùng giấy phép Những bản sao có thể được bán thương mại, nhưng nếu được sản xuất với số lượng lớn (hơn 100), thì người nhận tác phẩm phải được phép truy xuất tài liệu gốc hoặc mã nguồn

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT WORDPRESS TRÊN HOSTINGER5 2.1 Chuẩn bị

Cài đặt wordpress trên hostinger

Đăng nhập hostinger Chọn host vừa đăng ký

Trong mục website chọn trình tự động cài đặt

9 Điền thông tin website và ấn cài đặt

NGHIÊN CỨU CÁC TÍNH NĂNG WORDPRESS VÀ TẠO MỘT WEBSITE ĐƠN GIẢN

Làm quen Wordpress Dashboard

Trong khu vực này nó chia ra làm các phần chính như sau:

1 Khung menu trái: Đây là nơi để truy cập vào các thành phần công cụ có trong WordPress Dashboard

2 Khung nội dung bên phải: Đây là phần hiển thị nội dung các chức năng tương ứng với từng phần mà đã chọn trong khu vực 1 Ở đó có thể thao tác sử dụng các chức năng của nó

Khi click vào nút Screen Options này, ta có thể chỉnh được việc hiển thị/ẩn các đối tượng cụ thể có trong khu vực 2 để làm nó gọn đi nếu thấy có nhiều tính năng không cần thiết

4 Thanh điều hướng nhanh cho Admin (Admin Quick Bar)

Khi đăng nhập vào WordPress thì dù có ở đâu trong trang thì ta vẫn có thể thấy được thanh công cụ nhanh này, nó giúp ta di chuyển tới các phần quan trọng như viết bài mới, tạo page mới,…nhanh hơn Đó là 4 phần quan trọng mà ta cần biết Bây giờ là tới phần quan trọng nhất, đó là tìm hiểu ý nghĩa các công cụ bên menu tay trái trong trang quản trị Ý nghĩa các công cụ trong WordPress Dashboard

Khu vực Dashboard này là tập hợp các công cụ liên quan đến việc theo dõi thống kê của website và cập nhật các phiên bản theme, plugin, WordPress,….Nó có 2 phần như sau:

Home: Khu vực theo dõi các tiến trình của WordPress, cũng như báo cáo chi tiết về các bài viết, bình luận,…

Update: Nơi để vào cập nhật những bản vá mới nhất của theme, plugin, WordPress đang sử dụng Mỗi khi có bản mới nó sẽ hiển thị thông báo cho ta thấy

2 Posts Đây là phần quan trọng nhất, đó chính là phần để đăng bài viết lên cũng như quản lý nó

All Posts: Xem và chỉnh sửa, quản lý tất cả các bài viết đang có trên website

Add New: Đăng bài mới

Categories: Quản lý các chuyên mục bài viết đang có

Tags: Quản lý các thẻ bài viết đang có

Phần này để quản lý các file media đang có trên website (ảnh, nhạc, video,….nhưng thông thường ta chỉ chứa ảnh trong bài viết)

Library: Thư viện media, nơi quản lý các tập tin đã upload lên

Add New: Thêm mới một file media

Chỗ này không khác gì với phần Posts, nhưng nó sẽ không có categories và tags Về công dụng của nó là để đăng các trang nội dung có yếu tố chung chung và không được phân loại bởi một category hay tag nào, ví dụ như trang giới thiệu, liên hệ,…

All Pages: Xem và quản lý tất cả các page hiện có

Add New: Tạo page mới

5 Comments Đây là khu vực có thể quản lý, chỉnh sửa, xóa các bình luận ở blog

6 Appearance Đây cũng là một phần rất quan trọng, nơi này để quản lý và chỉnh sửa những thứ liên quan đến giao diện của website Nếu đang dùng giao diện mặc định thì phần này sẽ thấy các menu sau

• Themes: Nơi quản lý, cài đặt và xóa các theme (giao diện) đang có Nó cũng tích hợp tính năng tìm theme có trong thư viện WordPress

• Customize (không phải theme nào cũng có): Chỗ này để có thể thỏa thích tùy biến giao diện đang có như đổi màu sắc, màu chữ, thêm banner,…

• Widgets: Nơi quản lý và sử dụng các widget được hỗ trợ, các widget như là một tính năng nhỏ và có thể kéo nó vào sidebar (thanh bên cạnh nội dung) để sử dụng

• Menus: Nơi để quản lý và chỉnh sửa menu hiện có trong theme

• Header: Nơi để thêm ảnh header cho theme

• Editor: Đây là phần khá quan trọng là nơi để can thiệp vào phần code của theme

Plugin như là một tính năng trong WordPress mà khi cài đặt sẽ không có, muốn có thì phải cài thêm plugin để sử dụng

• Installed Plugins: Nơi để quản lý các plugin hiện có, ta có thể bật, tắt hoặc xóa nó ra khỏi website ở đây

• Add New : Nơi để cài mới một plugin

• Editor : Cũng như Appearance, đây là chỗ để ta có thể can thiệp vào phần code của từng plugin

WordPress cho phép có thể tạo ra nhiều thành viên khác nhau và có thể phân quyền cho thành viên, ta có thể chỉ định họ chỉ được sửa bài, được viết bài và thậm chí là được làm Admin Đây là khu vực để làm các thao tác đó

• All Users: Quản lý các thành viên hiện có trong website

• Add New: Tạo thành viên mới, dung để thiết lập cho khách tự đăng ký Your Profile: Nơi sửa thông tin cá nhân, đổi mật khẩu tài khoản

Khu vực này là nơi sử dụng các công cụ nhỏ của WordPress Đôi khi một số plugin cài vào nó nằm ở trong này

• Available Tools: Nơi xem các công cụ mà ta có thể được sử dụng trong hiện tại

• Import : Nhập nội dung từ website khác về trang WordPress của mình

• Export: Xuất nội dung ra một file xml và có thể import nó lại khi cần hoặc import ở một website khác

Có thể nói đây là phần lui tới nhiều nhất, vì đa phần các plugin cài vào thì nó sẽ xuất hiện thêm menu trong phần này Phần Settings này là tập hợp các công cụ liên quan đến việc cấu hình, thiết lập website WordPress

• General: Nơi để cấu hình chung của WordPress, dùng để thiết lập tên website, múi giờ và một số tính năng khác ở đây

• Writing: Nơi cài các thiết lập liên quan đến việc đăng bài lên website

• Reading: Nơi thiết lập các tính năng liên quan đến việc hiển thị, xem bài viết trên website với khách

• Discussion: Thiết lập các tùy chọn liên quan đến việc bình luận trên website

• Media: Thiết lập tùy chọn liên quan đến việc lưu trữ các file media trong thư viện Media

Permalinks: Thiết lập dường dẫn tĩnh cho website, tức là có thể đưa link bài viết từ dạng động sang cấu trúc dạng tĩnh

Hướng dẫn sử dụng Posts

Category có thể hiểu nó như là một thư mục bài viết mà khi viết bài có thể tùy chọn để đưa nó vào Như ở đây có thể thấy menu bao gồm WordPress, Theme WordPress,….mà khi nhấp vào đó sẽ thấy được các bài viết có cùng category nằm ở bên trong Vậy, đó chính là category Mục đích sử dụng category là cho người đọc dễ tìm nội dung họ cần đọc hơn, cũng như để có thể dễ dàng quản lý nó

16 Để tạo category, vào mục Posts -> Categories sẽ thấy khung như sau

Quản lý category trong WordPress

Phần bên tay trái chính là nơi để tạo một category mới và phần bên phải chính là hiển thị danh sách những category đang có và khi rê chuột vào từng category nó sẽ hiển thị 4 nút Edit, Quick Edit, View và Delete

Còn khi tạo category mới, nó sẽ có những thông số tùy chọn như sau:

• Name: Tên category cần tạo

• Slug: Địa chỉ đường dẫn tĩnh (permalink) dẫn tới category Nếu không nhập thì nó sẽ tự lấy tên category và đặt cho slug với cấu trúc ten- category (không dấu và thay khoảng trắng bằng dấu gạch nhang (-) )

• Parent: Chọn một category khác đã tạo để cho nó thành category con của category đã tạo

• Description: Mô tả của category, một số theme thì nó sẽ hiển thị cả phần này ra trang category, còn một số thì không.Sau khi nhập xong ấn nút Add New Category để hoàn thành

Sử dụng công cụ đăng bài trong WordPress Để đăng bài vào trang WordPress, truy cập vào Posts -> Add New để bắt đầu nhé Mặc định giao diện khi vào phần viết bài sẽ như sau:

Giao diện trang đăng bài của WordPress

Mục đăng bài có 5 phần chính là:

• Chọn Featured Image – Nghĩa là ảnh đại diện trong bài Một số theme có tính năng hiển thị ảnh đại diện sẽ đều lấy ảnh Featured Image này

Về khung soạn bài của WordPress thì mặc định nó chỉ hiển thị vài tính năng, để nó hiển thị thêm ấn vào nút như trong ảnh dưới

Hướng dẫn sử dụng page

Page trong WordPress là gì?

Khi vào Pages -> Add New thì thoạt nhìn sẽ thấy nó chẳng khác gì

WordPress, cũng có phần soạn văn bản

Tính năng Page trong WordPress

Tính năng Page này không hỗ trợ tính năng phân loại giống như post (không hiển thị phần chọn category và tag như trong khu vực Post )

Page rất thích hợp để sử dụng để đăng các nội dung có tính chất chung chung mà không cần phải phân loại như:

19 Đó là những trang có thể sẽ không cần phân loại nó ở bất cứ trong category hay tag nào Khi viết xong page, nó sẽ không thể hiển thị ra danh sách các bài viết mới giống như post được mà nó chỉ xem được khi lấy đường dẫn page này gửi cho người cần xem hoặc đưa nó vào menu.

Hướng dẫn Plugin trong WordPress

Plugin trong WordPress là gì?

Plugin là một thành phần mở rộng nhỏ được lập trình riêng dựa trên các API và những hàm mở có sẵn của WordPress để tạo thành một tính năng nào đó mà mặc định WordPress không có Nói dễ hiểu hơn, plugin chính là một module bổ sung một chức năng nào đó có thể cài vào WordPress

Cài plugin WordPress ta có 2 cách, một là cài trực tiếp ngay trong WordPress Dashboard, hai là cài thủ công thông qua việc upload thư mục plugin lên wp-content/plugins

Cài plugin thông qua WordPress Dashboard Đầu tiên vào Plugins -> Add New

Tiếp đó, hãy nhập tên chức năng mà cần tìm plugin (dung tiếng Anh) và ấn nút Search Plugins

Sau đó một danh sách các plugin trùng với từ khóa tìm kiếm sẽ hiển thị ra Ấn nút Install Now của plugin đó để nó tự tải về host

Kích hoạt plugin WordPress sau khi cài

Nếu có plugins trên máy tính Chọn upload và link đến vị trí plugins, sau đó install now và active plugins

Sau khi kích hoạt plugin xong, thường là để sử dụng plugins ta có 2 kiểu như sau:

• Đối với các plugin nó tự động thì sau khi kích hoạt nó sẽ tự động hoạt động mà không có thêm khu vực tùy chỉnh thông số nào

• Tùy chọn plugin trong phần Settings, Tools hoặc Plugins

Sau khi vào đó chỉ cần thiết lập lại các thông số của plugin, mỗi plugin sẽ có những thông số tùy chọn khác nhau Nếu thấy hơi khó hiểu thì vào trang tải plugin mà vừa cài, mở qua phần Installation để xem hướng dẫn cài đặt và cấu hình

Hướng dẫn cài đặt Theme

Theme là giao diện của blog WordPresstrên website

Cài theme trên WordPress Dashboard Đầu tiên vào Appearance -> Themes, sau đó chuyển qua tab Install Theme

Sau đó có thể gõ tên theme có sẵn ở thư viện WordPress để tìm

Sau đó một danh sách các theme trùng khớp với truy vấn tìm kiếm sẽ hiện lên, có thể ấn Preview để xem demo của theme hoặc ấn Details để xem các thông tin chi tiết của theme Nếu thấy thích hợp thì ấn nút Install Now để cài đặt

Sau đó ấn nút Activate để kích hoạt như cài plugins Bây giờ ra ngoài xem sẽ thấy giao diện của blog đã được thay đổi sang theme vừa cài

Cài theme bằng cách upload file zip

Trường hợp có một theme ở máy tính mà muốn cài lên WordPress thì có thể vào phần Appearance -> Themes -> Install Theme và ấn vào nút Upload như ảnh

Widget là một tính năng không thể thiếu trên mỗi theme, nó là những block nội dung được hỗ trợ sẵn và chỉ cần kéo nó vào vị trí sidebar trên theme Mặc định WordPress sẽ có sẵn một vài widget, sau khi cài theme thì có thể nó sẽ cho thêm một vài widget nữa và một số plugin khi cài vào cũng cài thêm một vài widget liên quan Để sử dụng, vào Appearance -> Widgets, sẽ thấy cột bên trái bao gồm danh sách những widget có thể sử dụng và bên phải là danh sách các sidebar có trong theme

Tính năng Widget trong WordPress

Sidebar thường gọi để chỉ cột bên phải hoặc bên trái trang web, nó cũng được gọi là vị trí hỗ trợ chèn widget vào Để đưa widget vào sidebar, click vào widget cần đưa và rê chuột kéo nó qua sidebar

Có thể sửa title của widget

Bây giờ thì widget đã xuất hiện ngoài giao diện

Tạo thanh Menu

Đầu tiên truy cập vào Appearance -> Menus Khi vào lần đầu tiên, có thể sẽ nhìn thấy như thế này

Tính năng quản lý Menu trong WordPress

Nó hiện như vậy là do chưa tạo bất kỳ menu nào cả, hãy ấn vào nút

Create a new menu phía trên rồi nhập tên menu cần tạo, sau đó ấn vào nút

Create Menu để tạo một menu mới

Thêm đối tượng vào menu:

Bây giờ ta đã tạo được một menu mới rồi nhưng nó chưa có một cái gì ở bên trong cả Bây giờ hãy nhìn sang bên tay trái và sẽ thấy nó có hiển thị 3 mục gồm Pages, Links, Categories,… đó chính là phần chọn đối tượng để thêm vào menu

Ví dụ, nếu muốn gắn một liên kết trỏ về một category nào đó lên menu thì mở phần Categories ra và chọn category cần gắn vào rồi ấn Add menu

Thêm đối tượng vào menu

Sau đó sẽ thấy bên tay phải, tức là phần menu sẽ xuất hiện thêm một đối tượng vừa thêm vào Đối tượng vừa được thêm vào menu

Trường hợp muốn thêm một liên kết nào đó mà không phải là Category, Pages thì hãy sử dụng tính năng Links nhé, tức là có thể tự nhập liên kết và tên menu vào Ví dụ thêm một liên kết trỏ về http://

Thêm đường dẫn tùy chỉnh vào menu

Sau khi tạo xong menu và thêm đối tượng đầy đủ, ra ngoài website xem và thấy menu vẫn chưa được thay đổi gì cả, lý do menu chưa hiển thị là trong WordPress khái niệm menu chỉ đơn giản là đã tạo một menu sẵn và để đó, n có thể tạo hàng chục menu khác nhau mà nó vẫn không hiển thị ra Nếu muốn menu hiển thị, ta còn phải chọn vị trí hiển thị cho menu đó, hay còn gọi là Menu Location

Menu Location nghĩa là một vị trí hỗ trợ đặt menu mà được đặt cố định trong theme Nó có thể được đặt ở bất cứ vị trí nào trong theme tùy theo sở thích của người thiết kế ra theme đó và một theme có thể đặt 1, 2, 3 vị trí hoặc có thể nhiều hơn nữa nếu họ thích Nhưng các vị trí này luôn cố định và mỗi theme luôn có một vị trí riêng

Muốn chọn được Menu Location thì phải tạo sẵn ít nhất một menu trước Kế đó chọn phần Manage Location trong khu vực Menus

Tiếp đó sẽ thấy phần chọn menu cho từng location Tùy theo theme mà sẽ có một location hoặc nhiều location, việc bây giờ của chỉ là chọn menu cho từng Location thôi Nếu đang có một menu duy nhất thì có thể quay lại phần tạo menu để tạo thêm

Chọn menu location cho menu

Sau khi chọn xong, ra ngoài trang chủ sẽ thấy menu đã bắt đầu hiển thị

Quyền thành viên và cách quản lý

3.7.1 Hệ thống phân cấp thành viên

Trong WordPress sẽ có 4 nhóm thành viên chính bao gồm:

• Administrator – Đây là quyền cao nhất, quyền này thành viên có thể làm bất cứ thứ gì ở WordPress Dashboard

• Editor – Quyền có nhiều tính năng quản lý bài viết như sửa, xóa các posts, pages và upload file

• Author – Quyền phù hợp cho các tác giả, có thể viết, sửa, xóa bài viết của chính họ và upload file

• Contributor – Quyền cho các cộng tác viên, có thể xóa bài, sửa bài và đọc bài

• Subscribe – Quyền thấp nhất, chỉ có thể đọc bài

Trường hợp muốn tạo thêm các nhóm thành viên khác để tự phân quyền thì có thể làm dễ dàng với plugin User Role Edit

Ngoài hệ thống phân chia theo nhóm thành viên, trong WordPress còn có một khái niệm nữa gọi là User Level, nó cũng chỉ là hệ thống phân quyền nhưng sẽ có quyền can thiệp sâu hơn vào các quyền của thành viên

3.7.2 Bật tính năng đăng ký thành viên

To enable user registration in WordPress, navigate to Settings -> General and select "Anyone can register." Additionally, you can configure the "New user default role" to define the membership level automatically assigned to new registrants.

Bật tính năng đăng ký thành viên

Khi đó, những ai muốn đăng ký thành viên thì đều phải truy cập vào domain.com/wp-login.php?action=register và nhập username cùng email của người muốn đăng ký Sau đó mật khẩu sẽ tự động gửi qua email

Nếu như cần một form đăng ký chuyên nghiệp hơn thì có thể cài pluginPie Register, thành viên cũng có thể tự đặt mật khẩu cho mình

3.7.3 Đổi quyền thành viên Để đổi quyền một thành viên nào đó, truy cập vào Users -> All Users, sau đó tìm tới thành viên cần đổi và chọn Edit

Sau đó ở phần Role có thể chọn nhóm thành viên cần chuyển vào Đổi quyền thành viên

Tổng quan phần Setting

Phần Settings là nơi mà chúng ta có thể lui tới đây nhiều nhất để thiết lập một số tùy chỉnh cần thiết để site chạy đúng với mục đích hơn

Khu vực này để thiết lập các tùy chỉnh mang tính chất cơ bản chung trên toàn website

• Site Title: Tên của website

• Tagline: Mô tả của website

• WordPress Address (URL): Đường dẫn chung của website

• Site Address (URL): Đường dẫn cho các bài viết bên trong, thường là phải nhập giống với WordPress Address

• E-mail Address: Địa chỉ email của người quản trị

• Membership: Bật tính năng đăng ký thành viên

• New User Default Role: Quyền thành viên mặc định sau khi đăng ký

• Timezone: Múi giờ trên website

• Date Format: Kiểu định dạng ngày tháng năm

• Time Format: Kiểu định dạng giờ phút giây

• Week Start On: Ngày bắt đầu của một tuần

Phần này dùng để tùy chỉnh các thiết lập liên quan đến việc đăng tải nội dung lên blog

• Formatting: Tùy chỉnh các thông số định dạng bài viết

• Default Post Category: Danh mục bài viết mặc định tự gán nếu bài đó không được chọn bất kỳ category nào

• Default Post Format: Kiểu định dạng bài viết mặc định, không phải theme nào cũng có tính năng này

• Press This: Tính năng viết bài nhanh, cách sử dụng là kéo chữ Press This lên thanh bookmark của trình duyệt Mỗi khi muốn viết bài thì ấn vào bookmark đó để viết mà không cần vào Dashboard

• Post via e-mail: Thiết lập cấu hình tính năng đăng bài thông qua gửi email

Các tùy chỉnh ở đây sẽ tác động đến việc xem bài trên website

• Front page displays: Tùy chỉnh trang chủ cố định thay cho trang mặc định bằng cách mang nội dung một Page nào đó ra làm trang chủ Khi chọn xong, mỗi khi truy cập vào website thì nó sẽ ra nội dung của Page mà đã thiết lập Tương tự, nếu chọn Page nào làm Post page thì khi vào trang đó sẽ thấy danh sách các bài viết mới thay vì nội dung của page

• Blog pages show at most: Số bài viết hiển thị ra post page hoặc trang chủ mặc định

• Syndication feeds show the most recent: Số lượng bài viết hiển thị ra trang đầu tiên của RSS Feed

• For each article in a feed, show: Kiểu hiển thị nội dung ở RSS Feed, nếu chọn là Summary thì nó chỉ hiển thị một phần bài viết ở RSS Feed

• Search Engine Visibility: Tùy chọn chặn bot tìm kiếm truy cập Các bot tìm kiếm sẽ không vào được trang nếu đánh dấu vào nó

Thiết lập các tùy chỉnh liên quan đến tính năng bình luận trên trang:

• Default article settings: Thiết lập thông số chung dành cho tính năng bình luận có trong các bài viết Nên chọn hết

• Other comment settings: Một số tùy chọn thêm cho tính năng bình luận, nên để nguyên

• E-mail me whenever: Bật tính năng gửi email khi có comment mới hoặc comment đang chờ duyệt

• Before a comment appears: Tắt/mở tính năng duyệt bình luận của thành viên

• Comment Moderation: Thiết lập tính năng tự chuyển comment vào trạng thái chờ duyệt khi có số liên kết chứa trong nội dung bình luận tương ứng

• Comment Blacklist: Thiết lập tính năng thêm các danh sách đen để chặn bình luận, có thể cấm theo email, IP hoặc từ khóa có trong nội dung bình luận

• Avatar: Thiết lập tính năng hiển thị avatar của người bình luận

Phần này sẽ cài đặt kích thước của từng nhóm hình ảnh Sau đó mỗi khi upload một tấm hình lên thì nó sẽ tự nhân lên thêm 3 tấm tương ứng với 3 cái size đã định trong đó Nếu muốn tắt để tiết kiệm dung lượng thì đưa về là 0 hết

Thiết lập đường dẫn tĩnh cho các posts, pages, categories, tags thay vì đường dẫn động Có thể chọn cấu trúc có sẵn để nó hiển thị hoặc tự đặt cấu trúc ở phần Custom Structure Nên dùng Custom Structure với giá trị là /%category%/%postname%.html

TẠO MỘT WEBSITE ĐƠN GIẢN BẰNG WORDPRESS

Thiết kế giao diện

Sau khi tiến hành cài đặt Template chúng ta vào Setting → General tiến hành cài dặt và cấu hình layout, footer, header… Tiến hành thêm các thành phần như Layout đã thiết kế

Tạo Header & Menu

Tạo Menu như phần hướng dẫn bên trên

-Upload logo image: Đổi site title và tagline

Chèn chat online

Cài plugin Subiz Live Chat Đăng ký http://subiz.com/ để nhận licence ID gồm 5 chữ số, sau đó vào settings chọn subiz live chat Gõ licence ID và save changes

TỐI ƯU HÓA SEO CHO WEB

Thiết lập đường dẫn chuẩn SEO

Vào Settings -> Permalink -> Custom Structure và hãy vào Settings -> Permalink -> Custom Structure và copy /%category%/%postname%.html vào:

Kết nối website với mạng xã hội

Trong WordPress để làm các việc trên cách đơn giản nhất là dùng plugin, bên dưới là các plugin để làm từng công việc trên:

• Chèn nút like – share, +1 của mạng xã hội:Digg DighPlugin

HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI DỮ LIỆU WORDPRESS

Plugin hỗ trợ backup và phục hồi dữ liệu miễn phí tốt nhất đó là BackWPUp Đầu tiên vào Plugins -> Add New và upload plugin, sau đó ấn Install

Now như trong ảnh và activate như thường lệ

Sau đó, một menu BackWPUp sẽ xuất hiện ở sidebar menu trái, hãy ấn vào Add New Job để đặt chế độ tự động backup định kỳ của nó

Kế tiếp là đặt tên cho Job để dễ dàng nhận biết Nên tùy chỉnh như thế này

Kéo xuống sẽ thấy phần Job Destination, đó chính là chỗ chọn khu vực lưu trữ của file backup, nên chọn:

• Backup to Folder: Tự động lưu file backup vào một thư mục nào đó trên host

• Backup sent by e-mail: Tự động gửi file backup qua email sau khi backup xong

Bây giờ thì Save lại

Sau đó chọn qua phần Schedule để bắt đầu thiết lập thời gian định kỳ Hãy đánh dấu vào mục with WordPress cron để thiết lập thời gian tự động backup

Lúc này bảng thiết lập thời gian sẽ hiển thị ra, nên chọn là Daily kèm theo thiết lập giờ để nó tự backup mỗi ngày Sau đó ấn Save changes để lưu

Thiết lập thời gian backup định kỳ

Tiếp tục, ấn vào menu To: Folder để thiết lập thư mục sẽ lưu file backup sau mỗi lần backup thành công Ở đây sẽ thiết lập theo path của thư mục trên host, chỉ nên sửa path từ folder public_html trở đi Ví dụ thiết lập path như thế này

Thiết lập thư mục lưu file backup

Các thứ còn lại có thể thiết lập theo ý muốn, hoặc tốt nhất là để nguyên

Tới lúc này, dữ liệu sẽ được tự động backup theo thời gian đã thiết lập Nhưng nếu muốn cho nó chạy backup ngay mà không cần đợi, thì vào phần Jobs và chọn Run Now vào job đã tạo ở trước

Khi nhấn nút "Display working log", bạn có thể theo dõi tiến trình sao lưu và kiểm tra xem có lỗi nào không (được đánh dấu màu đỏ) Sau khi quá trình sao lưu hoàn tất (100%), hãy truy cập BackWPup -> Backups để xem tệp chứa dữ liệu sao lưu Bạn có thể tải tệp này về máy tính của mình.

Ngày đăng: 05/05/2024, 11:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh web tạm thời: - tìm hiểu wordpress lập trang web cho một trường học
nh ảnh web tạm thời: (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w