1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhà máy nước sạch công nghệ xử lý nước cấp là gì

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà Máy Nước Sạch Công Nghệ Xử Lý Nước Cấp Là Gì
Tác giả Nhóm 4
Trường học Trường Đại Học Kỹ Thuật
Chuyên ngành Công Nghệ Xử Lý Nước
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 12,84 MB

Nội dung

Công nghệ xử lý nước cấp là gì?Công nghệ xử lý nước cấp là ứng dụng các quy trình tiên tiến, hiện đại với nhiều cấp độ, công đoạn khác nhau nhằm mục đích loại bỏ bụi bẩn và các chất gây

Trang 1

Nhà máy nước sạch

Nhóm 4 – 66ME2

Trang 2

Nội dung

1) Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp sinh hoạt 2) Các thiết bị chính

2

Trang 3

Công nghệ xử lý nước cấp là gì?

Công nghệ xử lý nước cấp là ứng dụng các quy trình tiên tiến, hiện đại với nhiều cấp độ, công đoạn khác nhau nhằm mục đích loại bỏ bụi bẩn và các chất gây hại Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nước, khiến nước trở nên an toàn hơn khi sử dụng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất

3

Trang 4

Vai trò và mục đích:

- Loại bỏ các kim loại nặng, kim loại có hóa trị cao đang tồn tại trong nước như: Sắt, mangan… (nguồn nước đáy sông, hồ)

- Cân bằng hàm lượng khoáng chất có trong nước, đưa các cation kim loại như canxi, magie về mức cho phép (phụ thuộc vào chất lượng đất và lượng mưa) Từ đó, làm giảm độ cứng của nước

- Loại bỏ các loại vi sinh vật đang tồn tại để đảm bảo cho nguồn nước trở nên an toàn với sức khỏe con người

- Lọc bỏ các chất cặn bẩn, tạp chất đang lẫn trong nước, giúp cho nước trở nên trong lành hơn

- Loại bỏ các chất hữu cơ có trong nguồn nước

4

Trang 5

Sơ đồ công nghệ xử lý

nước cấp sinh hoạt

5

Trang 6

Nguồn nước

Nước đã xử lý Cung cấp vào nơi sử dụng

Thiết bị lọc áp lực

Bể chứa nước sạch

Bể trung gian

Bể lắng Thiết bị làm thoáng

Bể chứa bùn

Hút đi xử lý

Chất khử trùng

Bùn

Bùn

Trang 7

Các thiết bị chính

Trang 8

Thiết bị làm thoáng tiến hành

sục khí nhằm loại bỏ các khí hoà tan trong nước (chloride,

ammonia, carbon dioxide,

nitrogen…), các chất hữu cơ dễ bay hơi (benzen, fomandehit,

styrene…) đồng thời giúp oxy

hóa kim loại hòa tan trong nước (Kali, Natri, Canxi…)

Thiết bị làm

thoáng

8

Trang 9

Máy thổi

khí

Để quá trình làm thoáng nước diễn ra trơn tru không thể thiếu máy thổi khí Loại máy này giúp tạo ra một luồng khí lớn sục vào bên trong bể nước, từ đó tạo ra các bọt khí và cấp lượng lớn oxy cho bể điều hoà

9

Trang 10

Bể điều

hoà

Bể điều hòa được

thiết kế sau song

chắn rác và bể lắng

cát Để đạt hiệu

quả chống lắng cặn

tối đa, thành bể và

đáy bể được xây

dựng với kết cấu bê

tông cốt thép chịu

lực, độ sâu bể tối

thiểu 1.5 m và sử

dụng tấm chống

thấm xung quanh

nhằm hạn chế tình

trạng thấm, rỉ nước

Bên trong bể được lắp đặt hệ thống sục khí có tốc độ thổi 10

- 15l khí/phút/m3 nên nước được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý hóa chất Do đó, nồng độ

pH, lưu lượng nước luôn ổn định và tránh hiện tượng đóng cặn xảy ra

10

Trang 11

Bể hóa chất

chỉnh pH

11

Hoá chất chỉnh pH là thành phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình xử lý nước sinh hoạt Thông thường, các hóa chất thường sử dụng là dung dịch kiềm hoặc acid, trong đó để nâng pH người ta dùng natri hydroxit, còn giảm pH thì dùng axit sunfuric Các chất này sẽ giúp điều chỉnh và ổn định độ pH của nước

Natri hydroxit là hoá chất thường được sử

dụng trong quá trình nâng độ pH của nước

Trang 12

Bể phản ứng

12

Bể phản ứng là nơi diễn ra quá trình tạo bông Để các phản ứng sinh hóa diễn ra trơn tru, bể được xây dựng và chia ra thành các ngăn khác nhau: Decanter thu nước, ngăn phản ứng và ngăn chọn lọc vi sinh Ngoài ra, máy bơm bùn dư, máy thổi khí, máy khuấy chìm và dàn dĩa thổi khí cũng được trang bị bên trong bể để phục vụ quá trình khuấy, lắng cặn giúp loại bỏ các khí độc (nitơ, photpho…)

Trang 13

Bể lắng

Khác với bể phản ứng, bể lắng là nơi diễn ra quy trình lắng đợt 1 và lắng đợt 2 Tại đây, các bông cặn hoá học và cặn hữu cơ lắng đọng dần xuống đáy bể Sau đó, cặn và bùn được hút vào bộ phận vát đáy bên dưới còn nước sạch được thu vào máng răng và được bơm sang bể lọc nhanh để tiếp tục quá trình xử lý nước.13

Trang 14

Bể chứa bùn

14

Sau khi lấy ra từ bể lắng, bùn được chuyển

trực tiếp đến bể chứa bùn Tại đây, dung

dịch bùn cặn đi vào ống ở tâm bể và lắng

dần xuống phía dưới đáy Song song với

đó, phần nước sạch đọng lại ở máng vòng

quanh bể và được đưa trở lại hệ thống xử

lý sau đó

Trang 15

Bể lọc nhanh

15

Bể lọc nhanh là nơi chứa các vật liệu

lọc như cát thạch anh, sỏi, đá, than…

Khi bơm nước vào bể lọc nhanh, dưới

tác dụng của trọng lực, nước sẽ chảy

qua các kẽ hở của vật liệu lọc Đồng

thời, các cặn bẩn sẽ bị giữ lại ở các

lớp lọc, nước thu được là nước đã

được loại bỏ tạp chất

Trang 16

Bể khử trùng

16

Bể khử trùng là nơi tập trung nước sau khi

đã xử lý lắng cặn, lọc, cân bằng pH Cụ

thể, nước sau khi bơm vào bể sẽ được

trộn các chất khử khuẩn giúp diệt hoàn

toàn các mầm vi khuẩn gây bệnh trước khi

đưa vào sử dụng

Trang 17

Tài liệu tham khảo

1) https://toana.vn/kien-thuc/so-do-cong-nghe-xu-ly-nuoc-c ap.html

2) https://mutosi.com/tin-tuc/giai-phap-nuoc-sach/so-do-he-thong-xu-ly-nuoc-sinh-hoat

17

Trang 18

18

Ngày đăng: 04/05/2024, 14:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w