1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhầm lẫn theo Pháp Luật Việt Nam

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhầm lẫn theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Trịnh Nguyên Oanh
Người hướng dẫn TS. Đỗ Giang Nam
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật
Chuyên ngành Luật dân sự và tổ tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 25,95 MB

Nội dung

Theo đó, người viết đặt các van đề vềhành vi pháp lý vô hiệu trong mối liên hệ, quan hệ với nhau, không nghiêncứu một cách riêng lẻ hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm lẫn, đồng thời có s

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC LUẬT

TRỊNH NGUYÊN OANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC LUẬT

TRỊNH NGUYÊN OANH

Chuyên ngành: Luật dân sự và tổ tụng dân sự

Mã số : 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Giang Nam

HA NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Các

kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bao tính chính xác,

tin cậy và trung thục.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trịnh Nguyên Oanh

Trang 4

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài - + 2 2+22s2E+Ez£zrzrxzxez 1

2 Tình hình nghiÊn CỨU - << <1 1 EE3211 11139111119 vn ghế 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu để tài acc Tnnn HT HT HH ng eeeg 4

4 Phạm vi nghiÊn CỨU E2 001011111199 930111 kg ngà 5

5 Phương pháp nghiên CỨU - - - - E333 111113335555 1 111k kkrre 6

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ¿ +2 2+2 + £+s£z£+xzscs2 7

7 Cơ cấu của luận văn + tot 1211115315151 13 111511511111 E11511E11 1111111113 Ee2 7Chương 1: MOT SO VAN ĐÈ LÍ LUẬN VE HANH VI PHÁP LÝ VOHIỆU DO BỊ NHAM LẤN G5 S21 E211 112121111 txe 8

1.1 Khái quát chung về hành vi pháp lý va hành vi pháp ly vô hiệu 8

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm va phân loại hành vi pháp lý - 8

1.1.2 Hanh vi pháp lý vô hiỆu <6 <1 1133211 EE*EEEEEkssekkrssesee 19

1.2 Khái niệm và phân loại nhằm lẫn - ¿+ St k+tEvEvE+EEeEskrerskseree 261.2.1 Khái niệm nhằm lẫn - 52: 5+2x2x2E2Eertrrrrrrrsrrrrerree 261.2.2 Phân loại nhằm lẫn ¿- ¿5+ 222tr 281.3 Hậu quả pháp lý của hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhầm lẫn 30

1.4 Học thuyết về nhằm lẫn từ góc nhìn so sánh - 5 s=s+ss¿ 33

1.4.1 Học thuyết về nhầm lẫn trong các luật THẪU 52 Sex +EzzEzxez 331.4.2 Hành vi pháp lý bị nhằm lẫn theo pháp luật một số quốc gia 42Kết luận chương L ¿+22 S2 SE EEEEEE 1E E1 1111111111111 xe 50

Chương 2: HANH VI PHÁP LY VÔ HIỆU DO BỊ NHAM LANTHEO QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT VIET NAM VÀ THUC TIEN

ÁP DỰNG 5c S1 221 111 121111211111 1111011101112 2110111211111 rrreg 51

Trang 5

2.1 Khái quát chung về lich sử chế định hành vi pháp lý vô hiệu do nhằm lẫn

trong pháp luật Việt Nam - - - c1 vn ngư 51

2.2 Điều kiện phát sinh hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm Ian 572.3 Hậu quả pháp lý của hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm lẫn 612.3.1 Hậu quả đối với các bên tham gia - ¿2-5252 5++s+S++x+xvzxzxcsez 612.3.2 Hậu quả đối với bên thứ ba eeeeceseceeesesesesesesesesesessseseseseseeees 632.3.3 Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hành vi pháp lý vô hiệu - 652.4 Một số bất cập về thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về hành vipháp lý vô hiệu do nhằm lẫn trong pháp luật Việt Nam - 67Kết luận chương 2 -¿- ¿2S SE 3E E1 1 3211111111111 1111 e 84

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁCQUY ĐỊNH PHÁP LUAT VIET NAM VE HANH VI PHAP LÝ VÔHIỆU DO BỊ NHÂM LẤN - 5-5 SE 1215122121211 tre 85

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hành vi pháp lý vô hiệu do bị

mba 0 0 -:-:1 85

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về hành vi pháp lý đáp ứng yêu cầu của nền kinh

tẾ thi trƯỜN - c5: E SE 1232111111 13111111 111111011111 21111101112 E11 xe 85

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về hành vi pháp lý theo hướng hội nhập quốc tế 87

3.2 Giải pháp hoàn thiện các quy đỉnh pháp luật Việt Nam về hành vi pháp lý

vô hiệu do bị nhầm lẫn - - - 2 2 +E+E+E#E£EEEE£E£E£EeEEEEEEEEEErErrererrrees 89

Kết luận chương 3 o cccccccccccscsececscscscscsssecsesescsesssscsescscsssssesscseseseseseeeeees 93

KET LUẬN - 5-5 S2 SE2121 1 212321212111 1111212121 011111111101 1kg 94

Trang 6

DANH MỤC VIET TAT

BLDS Bộ luật dân sự

TAND Tòa án nhân dân

PICC Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế

PECL Bộ nguyên tắc của Luật hợp đồng Chau Au

HVPL Hanh vi pháp lý

GDDS Giao dịch dân sự

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Sự đa dạng của các quan hệ xã hội cùng với nhu cau phát triển kinh tế

-xã hội và hội nhập quốc tế làm cho hành vi pháp lý trong pháp luật dân sự củaViệt Nam ngày càng đã dạng và có tính hệ thống hơn Bộ luật dân sự đượcxem là nền tảng pháp lý của hành vi pháp lý, không chỉ dừng lại ở đó hành vipháp lý cũng được điều chỉnh ở các văn bản pháp luật có liên quan khác nhằmgiải quyết những vấn đề riêng, đặc thù trong các lĩnh vực như đất đai, nhà ở,

thương mại, xây dựng, quy hoạch, đầu tư, đấu thầu, doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển kinh tế, tự do thương mại và toàn cầu hóa, hành

vi pháp lý cũng phát triển và đa dạng, hành vi pháp lý có mặt ở khắp mọi nơitrong cuộc sống thường nhật, trong công việc, trong hợp tác thương mại,

trong mối quan hệ giữa người và người

Điều không thể phủ nhận là có những hành vi pháp lý có hiệu lực làm

phát sinh và ràng buộc giữa một hoặc các bên, đạt được những mục đích làm

thúc day sự phát triển chung của xã hội, tác động và mang tầm ảnh hưởng lớntrong đời sống xã hội và kinh tế Bên cạnh đó, cũng một phần không nhỏ có

những hành vi pháp lý không phat sinh hiệu lực hay nói cách khác là vô hiệu

xảy ra ngay trong cuộc sông hàng ngày

Hành vi pháp lý vô hiệu nói chung và các loại hành vi vô hiệu là phạm

trù phức tạp, cần quy dinh rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc áp dụng vào thực tếđời sống, trong công tác xét xử và giải quyết tranh chấp dân sự

Thực tế quy định về hành vi pháp lý vô hiệu, hành vi pháp lý vô hiệu

do nhằm lẫn còn nhiều vướng mắc, các quy định chưa đầy đủ, một số quy

dinh còn chồng chéo, chưa đưa ra cách hiểu thống nhất làm hạn chế, khó khăntrong việc giải quyết tranh chấp dân sự có liên quan

Trang 8

Trong công tác xét xử, do tính phức tạp và biến đôi đa dang của hành vipháp lý cùng với quy định pháp luật chưa rõ ràng khiến công tác xét xử cũnggặp không ít khó khăn, lúng túng trong việc giải thích pháp luật, giải quyết

cho các bên liên quan đến hành vi pháp lý vô hiệu nói chung và hành vi pháp

lý vô hiệu do nhằm lẫn nói riêng

Hành vi pháp lý vô hiệu do nhằm lẫn là một loại của hành hành vi pháp

lý vô hiệu, mang ý nghĩa và tầm quan trọng lớn, vì vậy cần được nghiên cứu,

làm rõ những mặt được và chưa làm được của quy định pháp luật hiện hành,

nhăm đưa ra hướng giải quyết dé hoàn thiện quy định pháp luật, dua ra những

kiến nghị phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam Việc xây dựng các quy địnhpháp lý về hành vi pháp lý vô hiệu do nhầm lẫn hoàn chỉnh, phù hợp với thựctiễn là yêu cầu cấp thiết, chính đáng để các bên bảo về quyền và lợi ích hợp

pháp của mình và cũng là công cụ của nhà nước, của cơ quan xét xử thực thi

pháp luật, nâng cao vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tầm quan trọng của hành vi pháp lý, yêucầu cần thiết phải xây dựng và hoàn chỉnh quy định pháp luật về hành vi pháp

lý vô hiệu do nhằm lẫn, tác giả nhận thấy rằng cần thiết phải nghiên cứu một

cách có hệ thống làm rõ nhiều nội dung, quy định của pháp luật về hành vipháp lý vô hiệu do nhằm lẫn Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Hanh vi pháp lý

vô hiệu do bị nhằm lẫn theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho

luận văn thạc sỹ luật học với mong muốn góp phần hoàn thiện các quy địnhcủa pháp luật hiện hành trong vấn đề liên quan đến hành vi pháp lý vô hiệu do

bị nhằm lẫn

2 Tình hình nghiên cứu

Qua các thời kỳ và dưới nhiều góc độ khác nhau, đã có nhiều nhà khoa

học pháp lý Việt Nam đã nghiên cứu về hành vi pháp lý, hành vi pháp lý vôhiệu, hành vi pháp lý vô hiệu do nhằm lẫn Có một số công trình nghiên cứu

Trang 9

dé tài về nhằm lẫn, hành vi pháp lý vô hiệu do nhằm lẫn được dé cập qua các

dé tài khoa học, luận văn, bai viết trên tạp chí, sách chuyên khảo, đã dé cậpmột cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan Có thể kê

đến các tai liệu công trình sau: Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhât Bản

do Nguyễn Đức Giao và Lưu Tiến Dũng dịch ra tiếng Việt, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội (1995); Đại cương về pháp luật hợp đồng, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội (2002); Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thươngmại quốc tế 2004, bản dịch tiếng Việt với sự tài trợ của Tổ chức quốc tế Pháp

-ngữ, NXB Tư pháp, Hà Nội (2005); Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - Tap 1

của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân (2006); Giáo trình

Luật Hợp đồng - phần chung của PGS.TS Ngô Huy Cương (2013); Bình luậnkhoa học Bộ luật dân sự 2015 do tập thể tác giả biên soạn, chủ biên PGS.TS.Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS Tran Thị Huệ, NXB Công an Nhân dân; Bình luậnkhoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015 do PGS.TS Đỗ VănĐại chủ biên, NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam; Luận văn Một số vấn

đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện của Th.SPhạm Bá Đông (2013) - Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn Giaodịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam của Th.S Vũ ThiKhánh (2014); Bài viết Giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của BLDS

2015 đăng trên Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân số ra ngày 28 tháng 4 năm2019; Bài viết Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu theo pháp luật ViệtNam đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 05 [429] tháng 3/2021 của TS

Hồ Thị Vân Anh, Phó Trưởng Khoa luật Dân sự - Trường Đại học Luật, Đại

học Huế; Bài viết Tác động của các hình thức lỗi đến việc xác định trách

nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ trung thực và thiện chí đăng trên Tạp chíKhoa học Pháp lý số 1(38)/2007 của Dương Anh Sơn và Nguyễn Ngọc Son;

Bài viết “Nham lẫn trong chế định hợp đồng: Những bắt cập và hướng sửa đôi

Trang 10

BLDS” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22(30-36)/2009 và số23(43-47)/2009 của Đỗ Văn Đại; Bình luận khoa học những điểm mới của Bộluật Dân sự năm 2015 (sách chuyên khỏa), Nxb.Hồng Đúc - Hội Luật gia Việt

Nam (2016); Hợp đồng vô hiệu do nhằm lẫn theo bộ luật dân sự năm 2015,

Dân chủ và pháp luật số 3 (48-53)/2017 của Dương Anh Sơn

Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đã nêu và phân tích khái

quát nhất về hành vi pháp lý, đưa ra các đặc điểm của hành vi pháp lý và hậuquả pháp lý của hành vi pháp lý vô hiệu, hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm

lẫn Kế thừa và phát triển những công trình nghiên cứu trên, tác giải hoàn

chỉnh và cụ thé, đi sâu về hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm lẫn, hệ thống vàchỉ tiết hóa quy định về hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm lẫn theo pháp luật

dân sự Việt Nam.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài3.1 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn,

từ đó đề ra các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi pháp

lý vô hiệu do bị nhằm lẫn theo quy dinh của Bộ luật Dân sự

Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm

pháp lý của hành vi pháp lý nói chung và hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm

lẫn nói riêng, qua đó làm rõ hậu quả pháp lý của hành vi pháp lý vô hiệu do bị

nhằm lẫn Đồng thời phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp

luật về hành vi pháp ly vô hiệu do bị nhằm lẫn

Ngoài ra, khi nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả điều chỉnh

của các quy định pháp luật về hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhầm lẫn và

thực tiễn việc giải quyết hậu quả pháp lý của hành vi pháp lý vô hiệu do bịnhằm lẫn, trong luận văn có đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ

thống pháp luật nhằm bảo đảm tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn giải

Trang 11

quyết các tranh chấp, khiếu kiện tại TAND làm cho pháp luật về hành vipháp lý vô hiệu do bị nhầm lẫn thực sự là một trong những công cụ pháp lýthúc day giao lưu dân sự, tao môi trường thuận lợi cho sự phat triển kinh tế

- xã hội của đất nước

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Đề có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn tậptrung làm rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, phân tích và làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về khái niệm, đặc

điểm của hành vi pháp lý, hành vi pháp lý vô hiệu, hành vi pháp lý vô hiệu do

bị nhằm lẫn và hậu quả pháp lý của hành vi vô hiệu do bị nhằm lẫn

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định về hành vi pháp lý

vô hiệu do bị nhằm lẫn trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

Thứ ba, đề xuất dé các biện pháp khắc phục, sửa đổi, bố sung, hoàn

thiện pháp luật dân sự theo hướng tích cực, chú trọng khắc phục những hạn

chế khi thực hiện những quy định về hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm lẫn,nhằm đảm bảo quyên lợi của các bên thực hiện hành vi pháp lý, người có

quyền và nghĩa vụ liên quan

4 Pham vi nghiên cứu

Pháp luật về hành vi pháp lý tương đối rộng và phức tạp thuộc phạm vi

điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ,

phạm vi nghiên cứu luận văn thạc sĩ được giới hạn trong các văn bản pháp

luật hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm lẫn như: BLDS năm 2015, một số vănbản pháp luật của các quốc gia về hành vi pháp lý do bị nhầm lẫn Nội dungluận văn giới hạn trong vấn đề lý luận về hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm

lẫn theo pháp luật Việt Nam Giới hạn khảo sát của luận văn là quá trình áp

dụng pháp luật về hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm lẫn tại Việt Nam từnăm 2022 trở về trước

Trang 12

Thông qua việc nghiên cứu trong phạm vi được đề ra ở trên, tác giả mong

muốn cung cấp cho người đọc một cách tổng thê các quy định về hành vi pháp lý,

cụ thê là trong trường hợp hành vi pháp ly vô hiệu do binham lẫn Trên cơ sở đó,

nghiên cứu thực trạng diễn ra hành vi pháp lý vô hiệu tại Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình

nghiên cứu luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản:

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật

lich sử của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam Theo đó, người viết đặt các van đề vềhành vi pháp lý vô hiệu trong mối liên hệ, quan hệ với nhau, không nghiêncứu một cách riêng lẻ hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm lẫn, đồng thời có sự

so sánh với các quy định đã hết hiệu lực về hành vi pháp lý vô hiệu do bịnhầm lẫn, cũng như những quan điểm đề xuất, kiến nghị áp dụng phương ánsửa đổi trong thời gian tới

Ngoài ra, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

Phương pháp phân tích và phương pháp diễn giải: Những phương pháp

nay được sử dụng phô biến trong việc làm rõ các quy định của pháp luật vềhành vi pháp lý vô hiệu nói chung và hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm lẫn

nói riêng.

Phương pháp đánh giá và phương pháp so sánh: Những phương pháp

này được tác giả vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật

hiện hành có hợp lý hay không, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so

với các quy định liên quan khác hoặc pháp luật của các quốc gia tiên tiến trên

thế giới

Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch: Hai phương pháp

được vận dụng đê triên khai có hiệu quả các vân đê liên quan đên các thành tô

Trang 13

cấu thành hoặc thuật ngữ chỉ hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhầm lẫn, đặc biệt

là các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề nghiên cứu của luận văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận vănKết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lý

luận trong khoa học pháp lý của van đề hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằmlẫn khi đối chiếu, so sánh với lịch sử lập pháp của Việt Nam, tiếp thu và pháthuy những kinh nghiệm từ các quốc gia khác Chăng hạn người viết đã tìmhiểu, khái quát lại khái nệm và đưa ra những tiêu chí cơ bản nhất dé xác địnhhành vi pháp lý vô hiệu, phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh đối vớihành vi pháp lý vô hiệu do bị nhầm lẫn, chỉ ra những bat cập của pháp luật vàđưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề đó tại Việt Nam

Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện pháp luật là cơ sở quan trọng đểcác cơ quan chức năng trong phạm vi, thâm quyền của mình sửa đổi, bồ sung,

hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên, những

người nghiên cứu khác mà còn có giá trị đối với các cán bộ đang làm công tác

hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật về hành vi pháp lý ở Việt Nam

7 Cơ cầu của luận vănNgoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương, cụ thé:

Chương 1: Một số van dé lí luận về hành vi pháp ly vô hiệu do nham lẫn.Chương 2: Hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhầm lẫn theo quy định của

pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy địmh pháp

luật Việt Nam về hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm lẫn

Trang 14

Chương 1

MOT SO VAN DE LÍ LUẬN VE HANH VI PHÁP LY

VO HIEU DO BI NHAM LAN

1.1 Khái quát chung về hành vi pháp lý và hành vi pháp lý vô hiệu1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại hành vi pháp lý

1.1.1.1 Khái niệm

Hành vi pháp lý là một trong những vấn đề quan trọng của khoa học pháp lý,

là cơ sở lý luận của pháp luật nói chung và là nền tảng của luật tư Chính vì tầmquan trọng đó, tác giả đi sâu phân tích khái niệm và đặc điểm của hành vi pháp lýdựa trên khoa học pháp lý và thực tế pháp luật của Việt Nam

Trong cuộc sống hàng ngày để thoả mãn các nhu cầu của chính mình

cũng như khi tiến hành các hoạt động kinh tế, thương mại con người có théthực hiện vô số những hành vi, những hành vi này có thé làm biến đổi cácquyền và nghĩa vụ dân sự cho chính họ cũng như cho những người khác

Trong vô số những hành vi do con người thực hiện, có những hành vi làm

phát sinh, thay đôi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự theo pháp luật

Hành vi pháp lý là một dạng của quan hệ pháp luật dân sự phát sinh trên

cơ sở một hành vi có ý chí của một hoặc các bên xác lập quan hệ pháp luật

dân sự đó với mong muốn làm phát sinh, thay đổi hoặc cham dứt các quyên,

nghĩa vụ dân sự [16, tr128].

Hành vi pháp lý được Bộ luật dân sự Việt Nam gọi là “giao dịch dân sự”

và còn được khoa học pháp lý gọi là “giao dịch pháp lý” Từ “giao dịch”

trong cuộc sống thường nhật dùng dé chỉ một loại hoạt động sống của conngười mà tại đó người ta gặp gỡ nhau một cách trực tiếp hoặc thông qua mộtphương tiện giao tiếp nào đó để trao đồi, bàn thảo với nhau về một van dé nào

đó, nhất là trong kinh doanh, thương mại Thế nhưng trong luật học, thuật ngữ

“giao dịch” đứng đơn lẻ như vậy trong một ngữ cảnh pháp lý cụ thể thường

ngụ ý về việc biểu lộ ý chí và thống nhất ý chí làm phát sinh ra một hệ quả

Trang 15

pháp lý nào đó Tuy nhiên xây dựng thuật ngữ “giao dịch dân sự” không thực

sự thích hợp để chỉ chung tất cả các loại hợp đồng và hành vi pháp lý đơnphương của luật tư mà trong đó có cả hợp đồng thương mại

Mặc dù chưa được ghi nhận khái nệm về hành vi pháp lý tạ BLDS ViệtNam nhưng về bản chất và cách phân loại giao dịch dân sự dựa trên khoa họcpháp lý về hành vi pháp lý Chính vì có sự hợp nhất khái niệm và xét vềphương diện phân tích pháp luật dân sự Việt Nam, tác giả sẽ thống nhất cáchhiểu giao dịch dân sự trong BLDS Việt Nam là hành vi pháp lý

Phân biệt hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý

Hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý là hai khái niệm rất dễ nhằm lẫn,thường không được sử dụng với tư cách vốn có của nó

Hành vi pháp lý là “sự biểu thị của ý chí con người nhằm tạo ra những

hệ quả pháp lý” còn sự kiện pháp lý là những “hiện tượng bất kỳ mà quyphạm pháp luật gắn cho nó những hệ quả pháp lý nằm ngoài mong muốn (ý

chí) của các bên liên quan” [29, tr.4] Như vậy, ý chí của chủ thé đóng vai tròquan trọng và tiên quyết trong việc xác định và phân loại

Trong hành vi pháp lý, ý chí của chủ thé luôn hướng tới hệ quả pháp lý.

Chủ thê của hành vi nhận thức và luôn mong muốn, tìm kiếm hệ quả này Nóicách khác, hành vi pháp lý là biểu hiện của ý chí làm phát sinh các quyền vànếu không có ý chí này thì các hệ quả quyền không sản sinh Như vậy, cần có

3 yếu tố cau thành dé được xem là một hành vi pháp lý: biểu thị của ý chí tạo

nên hệ quả pháp lý; chủ thé của quan hệ pháp luật mong muốn hệ quả pháp lýđó; hệ quả pháp lý đó chỉ có thé xuất hiện khi có ý chí của chủ thé

Trong pháp luật của Pháp, Bộ luật dân sự 1804 của Pháp trước đây

không đưa ra định nghĩa về hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý, mà chỉ liệt kêcác loại nguồn của nghĩa vụ Nhưng trong lần sửa đôi về luật nghĩa vụ vào

năm 2016 đã đưa ra định nghĩa về hành vi pháp lý và nghĩa vụ pháp lý tại

Điều 1100-1 và 1100-2 Theo đó:

Trang 16

- Hành vi pháp lý là biểu hiện của ý chí nhằm làm phát sinh các hệ quảpháp ly Đó có thé là hành vi có tính thỏa ước hoặc đơn phương.

- Sự kiện pháp lý là các hành xử hoặc sự kiện mà pháp luật gắn cho nónhững hệ quả pháp lý Theo đó, hành vi pháp lý tuân theo các điều kiện vềhiệu lực và hệ qua của các quy dinh áp dụng cho hợp đồng [29, tr.5]

Vi dụ: một người di ngắm chợ Tết do vô ý chạm túi sách vào lọ hoa bằng

sứ được bày trên mặt bàn và làm lọ hoa rơi xuống đất vỡ Trong trường hợp

này, điều chắc chắn là người đó phải có trách nhiệm đền chiếc lọ vỡ cho chủ

cửa hàng Nói cách khác là trong trường hợp này, chủ cửa hàng có quyền yêucầu người đó bôi thường thiệt hại do việc người đó đã làm vỡ bình hoa, cònngười làm vỡ bình hoa có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho chủ cửa hàng.Như vậy, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ sự kiện chiếc bình hoa

bị vỡ đã làm phát sinh quan hệ pháp luật bồi thường thiệt hại

Tuy nhiên, điều dé nhận thấy là quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các

bên (người chủ cửa hàng và người làm vỡ lọ hoa) không phải được hình thành trên cơ sở hành vị có ý chí (hành vi pháp ly), mà được hình thành do việc một

người vô ý làm vỡ bình hoa (hành vi trái pháp luật) Sở di chúng ta khang

định quan hệ bồi thường thiệt hại nói trên hình thành trên cơ sở một hành vi

trái pháp luật (sự kiện pháp lý) chứ không phải được hình thành trên cơ sở

hành vi pháp lý bởi mặc dù việc làm vỡ bình hoa cũng là một hành vi nhưng

hành vi này không nhằm mục đích làm phát sinh một hậu quả pháp lý chochính mình và người thực hiện hành vi đó cũng không hè biểu hiện ý chí về

VIỆC mong muốn xác lập quan hệ bồi thường thiệt hại đó Do đó nó không

phải là hành vi pháp lý [16, tr 129].

1.1.1.2 Đặc điểm của hành vi pháp lýHành vi pháp lý có các đặc điểm sau: Được tạo thành từ hành vi tuyên

bồ ý chí của chủ thé quan hệ pháp luật dân sự nhằm đạt được một kết quả nhất

10

Trang 17

định; Có sự thống nhất giữa hậu quả pháp lý xảy ra với tuyên bố ý chí và nộidung của tuyên bố ý chí; Không trái với pháp luật và đạo đức xã hội; Mang

tính xác thực và có tính kha thi; Được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực

Ý chí là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt

động, khắc phục khó khăn nhằm đạt được mục đích đã đặt ra Nói cách khác,

ý chí được hiểu chi là điều mà người ta mong muốn, là nguyên nhân thúc day

họ (động lực bên trong) hướng tới việc thực hiện những hành vi nhất định dé

đạt được kết qua đã được xác định Như vậy, ý muốn và việc lựa chọn biện

pháp đề đạt được ý muốn đó thuộc suy nghĩ chủ quan của con người các chủthé va do đó ngoài chính người đó những người xung quanh không thé biết

được người này mong muốn gì Dé những người xung quanh có thé nhận biết

người đó đang suy nghĩ gì, điều kiện duy nhất là người đó phải biểu lộ mongmuốn của mình ra bên ngoài

Việc một người mong muốn biểu lộ nội tâm ra bên ngoài, làm chongười khác thấy rõ nội dung ý chí của mình được gọi là tuyên bố ý chí Hay

nói cách khác, hành vi tuyên bố là hành vi công khai ý chí nhằm làm cho

người khác biết về ý định, mong muốn của mình về một hậu quả pháp lý nào

đó sẽ được xảy ra trong tương lai.

Thông thường, các tuyên bố ý chí đều xuất phát từ ý định thật sự (nộitâm) của người tuyên bố nhưng trên thực tế cũng có những trường hợp tuyên

bố ý chí không xuất phát từ ý định thật sự (nội tâm) của người tuyên bố hoặc

11

Trang 18

tuyên bố ý chí đó không hoàn chỉnh, bị bóp méo do có sự tác động từ bênngoài Trong trường hợp này nếu công nhận hậu quả pháp lý của việc tuyên

bố ý chí đó thì trong lợi ích của bên có thé không được bảo đảm Do vậy,

pháp luật đòi hỏi tuyên bố ý chí phải xuất phát từ ý định thật sự của người

tuyên bố và tuyên bố đó phải dựa trên cơ sở hoàn toàn độc lập, tự nguyện, tựgiác của người tuyên bố [16, tr.130]

Hành vi pháp lý phải là sự thé hiện ý chí của chủ thé tham gia [37,tr.217] Hành vi pháp lý luôn thé hiện ý chí của chủ thé trong giao dịch Hanh

vi pháp lý là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương thì đều là hành vi có ýthức của chủ thể tham gia nhằm đạt được những mục đích nhất định Trườnghợp hành vi pháp lý là hợp đồng thì đó là sự thể hiện và thống nhất ý chí của

từ các bên chủ thé Hành vi pháp lý là hành vi pháp ly đơn phương thì đó là sựthé hiện ý chí của một bên chủ thé Nội dung của hành vi pháp lý phải nhằm

truyền tải những suy nghĩ bên trong của mỗi chủ thé Ý chí là những suy nghĩ

bên trong của mỗi chủ thê nên để xác lập hành vi pháp lý thì ý chỉ cần phải đượcthé hiện ra bên ngoài dưới hình thức nhất định Do đó, hành vi pháp ly là sự

thống nhất giữa ý chí bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể

Thiếu sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, hành vi pháp lý có thé bi vô hiệu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến ý chí và sự bày tỏ ý chí của chủ thé

không thống nhất như trường hợp chủ thé bị nhằm lẫn, bị lừa dối hay cưỡng éptrong việc xác lập hành vi pháp lý Ví dụ: A muốn mua một chiếc bình cô nhưng

do bị người bán lừa dối nên chiếc bình A mua là bình giả cô

Thứ hai, phải có hậu quả pháp lý xảy ra từ sự tuyên bố ý chi đó

Hậu quả pháp lý với nghĩa rộng là sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứtquan hệ quyên lợi và nghĩa vụ Hậu quả pháp lý có thé là việc hưởng mộtquyên lợi nhất định và đồng thời gánh vác một nghĩa vụ tương xứng hoặc là

việc thay đối hay kết thúc các quyền và nghĩa vụ đang tồn tại

12

Trang 19

Chủ thé quan hệ pháp luật dân sự khi tuyên bố ý chí nhằm làm phátsinh, thay đổi hoặc cham dứt đều mong muốn đạt được một hậu quả pháp lýnhất định Tuy nhiên, dé làm phát sinh, thay đổi hay cham dứt một quan hệ

pháp luật nhất định (quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp lý đó)

đòi hỏi giữa tuyên bố ý chí và các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinhtrong quan hệ pháp lý phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Do là hậu quapháp lý phải phát sinh từ hành vi tuyên bồ ý chí

Hành vi pháp lý mang thé hiện ý chí phải nhằm dat được một hậu qua

nhất định Hậu quả pháp lý của hành vi pháp lý đều hướng đến phát sinh, thay

đổi, cham dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự cho các chủ thé Hành vi pháp lý làhành vi của một hay nhiều chủ thé nhằm hướng tới việc làm phát sinh, thayđôi hoặc chấm dứt quyên, nghĩa vụ dân sự [37, tr.216-217] Như vậy, hậu quapháp lý của hành vi pháp lý gồm:

Một là, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự - đây là trường hợp

giao dịch dân sự làm xác lập quyền và nghĩa vụ cho các bên chủ thé trong

giao dich.

Hai là, làm thay đổi quyền và nghĩa vụ dân sự: đây là trường hop giữa

các bên chủ thé của hành vi pháp ly đã tồn tại quyền và nghĩa vụ với nhau

nhưng các bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung qua đó làm thay đổi quyền va

nghĩa vụ của mình cũng như của bên kia;

Ba là, làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự: đây là trường hợp giữa

các bên chủ của hành vi pháp lý đã ton tại quyền và nghĩa vụ với nhau Sau

đó, các bên chủ thé xác lập giao dịch dé làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụđang tồn tại giữa các bên

Thứ ba, hậu quả pháp lý xảy ra phải phù hợp với ý chí cua người thực

hiện hành vi đó và phù hợp với nội dung của tuyên bồ ý chí đã được thể hiện

Mặc dù tuyên bố ý chí và ý đmh thực sự (mong muốn nội tâm) là hai

13

Trang 20

yếu tố hết sức quan trọng dé tạo nên hành vi pháp lý Song nếu chỉ có hai yếu

tố này thôi thì chưa đủ mà để một hành vi pháp lý được hình thành còn đòihỏi phải có sự xuất hiện của hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi tuyên bố ý

chí Hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi tuyên bố ý chí là điều kiện cần

nhưng chưa phải là điều kiện đủ làm phát sinh hành vi pháp lý mà để mộthành vi pháp lý phát sinh cần phải có một điều kiện nữa là sự phù hợp giữahậu qua pháp lý xảy ra với ý định của người thực hiện hành vi tuyên bố ý chí.Hay nói cách khác đề hình thành hành vi pháp lý cần có: ý chí; tuyên bố ý chí;

hậu quả pháp lý từ tuyên bố ý chí và sự phù hợp của cả 3 yếu tố trên

Thứ tư, nội dung và mục dich của hành vi pháp lý phải không vi phạm

điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội

Trong trường hợp hành vi mà chủ thế quan hệ pháp luật dân sự thựchiện nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm một giao dịch dân sự là những

hành vi hợp pháp (không trái với pháp luật và đạo đức xã hội) thì người thực

hiện hành vi đó mới có thê đạt được hậu quả pháp lý mà họ mong muốn và đã

du định bởi lẽ chỉ khi ý chí của chủ thê quan hệ pháp luật dân phù hợp với ý

chí của Nhà nước được thé hiện thông qua các văn bản pháp luật và không

trái với đạo đức xã hội thì ý chí đó mới được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.

Do vậy, những hậu quả pháp lý mà họ mong muốn mới phát sinh

Nếu hành vi chủ thé quan hệ pháp luật dân sự thực hiện không phù hợp

với pháp luật và đạo đức xã hội thì đương nhiên hành vi này sẽ không được

Nhà nước thừa nhận và bảo vệ và do vậy sẽ không thé làm phát sinh hậu qua

pháp lý mà chủ thể đó mong muốn đạt được Chăng hạn như những hành vi vi

phạm các quy định pháp luật đối với việc tự do ý chí của các bên, hành vi

nhằm trốn tránh pháp luật, hành vi trái với chính sách công cộng hay đạo đức

xã hội Như vậy, có thé nói tính hợp pháp của hành vi nhằm xác lập, thay đồi

hay chấm dứt giao dịch dân sự cũng là một đặc trưng của giao dịch dân sự

14

Trang 21

Thứ năm, hành vi pháp lý phải mang tính xác định và khả thi.

Hành vi tuyên bố ý chí là hành vi nhằm xác lập, thay đổi hay cham dứtcác quyền và nghĩa vụ dân sự, do vậy nó cần phải được biểu đạt một cáchchính xác, rõ ràng đến mức làm cho người khác có thé nắm bắt được Nếuhành vi tuyên bố ý chí nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền vànghĩa vụ dân sự không được biểu đạt một cách chính xác, rõ ràng đến mứclàm cho người khác có thể nắm bat được thì đương nhiên hành vi tuyên bố ýchí này sẽ không thé mang lại một hậu quả pháp lý mà chủ thé đã thực hiện

nó mong muốn [16, tr.132] Những hành vi tuyên bố ý chí chung chung

không rõ ràng, không mang tính xác thực hoặc không mang tính khả thi sẽ

không làm phát sinh một hậu quả pháp lý mong muốn Chang hạn như, hành

vi tuyên bố về một hợp đồng mua bán nhà nhưng không xác định rõ ngôi nhànao là ngôi nhà định bán là hành vi thiếu tính xác thực và hành vi tuyên bố về

một hợp đồng mua bán một ngôi nhà đã bị thiêu hủy là một hợp đồng không

có tính khả thi nên những hợp đồng này đều vô hiệu

Tuyên bố ý chí cần phải được biểu hiện ra bên ngoài thông qua lời nói,

chữ viết hay một hành động cụ thé mới là cơ sở làm phát sinh, thay đổi hay

chấm dứt một hành vi pháp lý

1.1.1.3 Phân loại hành vi pháp lý

Hành vi pháp lý là một quan hệ pháp luật dân sự đa dạng và phổ biếnphát sinh, thay đôi hay chấm dứt trên cơ sở hành vi pháp ly đơn phương hayhợp đồng - sự kiện pháp lý chủ yếu làm phát sinh, thay đổi hay cham dứt cácquyên và nghĩa vụ dân sự

Việc phân loại hành vi pháp lý có vai trò quan trọng và hết sức cầnthiết bởi thông qua việc phân loại hành vi pháp lý có thé xác định đượcphương thức thực hiện quyên và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể tham gia

giao dich đó, phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thé

15

Trang 22

quyên cũng như chế tài được áp dụng trong trường hợp một trong các bên chủthể có hành vi vi phạm.

Căn cứ vào sự thê hiện ý chí, dựa vào tuyên bố ý chí do một hoặc cácbên thực hiện khi tham gia xác lập, thay đổi, chấm dứt hành vi pháp lý, Hành

vi pháp lý được chia làm hai hoại: Hành vi pháp ly đơn phương, hành vi pháp

lý song phương và hành vi pháp lý đa phương.

Hành vi pháp lý đơn phương: hay còn được gọi là hành vi pháp lý một

bên là một quan hệ pháp luật dân sự được xác lập, thay đổi hay chấm dứt trên

cơ sở sự tuyên bố ý chí duy nhất của một bên chủ thể với mục đích làm phát

sinh, thay đôi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định Hiệu lựccủa sự tuyên bố ý chí này hoàn toàn không phụ thuộc vào hành vi tuyên bố ýchí của chủ thé phía bên kia cũng như không cần đến sự thống nhất ý chí củacác bên chủ thé trong quan hệ pháp luật dân sự đó

Hành vi pháp lý đơn phương rất phong phú và đa dạng như lập di chúc,đơn phương chấm dứt một hợp đồng, thừa nhận một đứa con ngoài giá thú,thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, xác nhận hợp đồng vôhiệu, đề nghị giao kết hợp đồng, từ bỏ một vật quyên

Do hành vi pháp lý đơn phương phong phú và da dạng nên khó nhóm

để phân loại như hợp đồng nhưng về cơ bản hành vi pháp lý đơn phương cóthê được chia làm hai loại dựa trên việc có hoặc không cần sự biểu lộ ý chíphải chuyền tới bên kia Loại thir nhất, biéu lộ ý chi đơn phương tạo thànhhành vi pháp lý có hiệu lực khi sự biểu lộ ý chí này được chuyền hay truyềnđạt tới bên kia như đề nghị giao kết hợp đồng hay bãi bỏ sự ủy quyền Loại

thứ hai, biểu lộ ý chi đơn phương tạo thành hành vi pháp lý có hiệu lực khi sự

biểu lộ ý chí này không cần chuyên hay truyền đạt tới bên kia như từ bỏ mộtvật quyên, lập di chúc, thừa nhận cha/me/con Các trường hợp này có théđược pháp luật quy định cụ thê

16

Trang 23

Ngoài ra cũng có cách phân loại khác về hành vi pháp lý đơn phương,

đó là “hành vi pháp lý đơn phương của một bên” và “hành vi pháp lý đơn

phương của bên không có đối phương” [16, tr.134]

Căn cứ vào việc có hay chưa được quy định bởi pháp luật, hành vi pháp

lý đơn phương đưa chia thành: hành vi pháp lý đơn phương do luật định và

hành hành vi pháp lý đơn phương không do luật dinh Sở di có cách phân loại

này là do hành vi pháp lý đơn phương rất phong phú nên các văn bản quyphạm pháp luật khó có thé bao quát day đủ

Căn cứ vào hệ quả pháp lý làm phát sinh hệ quả pháp lý là quan hệ sản nghiệp hay quan hệ ngoại sản nghiệp, các hành vi pháp lý đơn phương được

chia thành hai loại gồm: các hành vi pháp lý đơn phương có tính chất sảnnghiệp (như chấp nhận thừa kế hay từ bỏ một quyền lợi) và các hành vi pháp

lý đơn phương có tính chất ngoại sản nghiệp, như thừa nhận một đứa ccon

ngoài giá thú.

Hành vi pháp lý song phương và hành vi pháp lý da phương (hop

đông): là sự thỏa thuận hay sự thống nhất ý chí giữa các bên giao kết nhằm

phát sinh ra một hệ quả pháp lý nào đó Hợp đồng còn được gọi là khế ước,

giao kèo, giao ước hay thỏa thuận

Hợp đồng là loại hành vi pháp lý phổ biến nhất trong đời sống hàngngày mà các chủ thé của quan hệ pháp luật dân sự thực hiện nhằm thỏa mãncác nhu cau về vật chất hay tinh thần của mình

Đối với hợp đồng, có nhiều cách thức phân loại khác nhau dựa trênnhững căn cứ nhất định Hợp đồng được chia theo ngành luật bao gồm hợp

đồng dân sự, hợp đồng thương mại và hợp đồng hành chính Cách phân loại

theo ngành luật như vậy ở những nước có truyền thống pháp điển hóa (nhưCivil Law và Soviet Law) không có nhiều ý nghĩa thực tiễn, ngoài việc xác

định thắm quyền trong việc giải quyết tranh chấp, lựa chọn các quy tắc pháp

17

Trang 24

lý chuyên biệt dé áp dụng (nếu có) Thế nhưng nên tảng của luật hợp đồngnói chung luôn nam ở luật dân sự Những cách phân loại hợp đồng cơ bản vàthường gặp sau đây có ý nghĩa lớn về học thuật và thực tiễn pháp lý như:

- Hợp đồng hữu danh và hợp đồng vô danh, hợp đồng hỗn hợp;

như hành vi pháp lý song phương và hành vi pháp ly đa phương đòi hỏi phải

có sự thê hiện ý chí của nhiều bên trong quan hệ pháp luật dân sự đó và sự

thống nhất ý chí của các chủ thé tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự đó.Thì hành vi pháp lý đơn phương chỉ cần sự thê hiện ý chí duy nhất của một

bên chủ thẻ

Chăng hạn nếu nói về hợp đồng mua bán chúng ta sẽ nhận thấy hợp

đồng này hình thành khi có thống nhất giữa sự thể hiện ý chí của người mua

sách là “tôi mua quyền sách này” va sự thé hiện ý chí thứ hai của người bánsách là “tôi bán quyền sách này” Còn về hợp đồng thuê và cho thuê, đòi hỏi

phải có sự thống nhất giữa sự thé hiện ý chí của người thuê là “tôi thuê căn

nhà này” và sự biểu hiện ý chí thứ hai của người cho thuê là “tôi cho thuê căn

nhà này” Có nghĩa là, hành vi pháp lý là hợp đồng sẽ không thể hình thành

nếu chỉ có sự thể hiện ý chí của một bên trong hợp đồng Mặc dù, sự thê hiện

ý chí của một bên rằng “tôi mua” là sự thể hiện ý chí cần thiết, nhưng nếu

không có sự thé hiện ý chí đáp lại của bên bán thì đương nhiên hợp đồng mua

18

Trang 25

bán không thé hình thành Do đó, nếu chỉ một bên thé hiện ý chí bang cáchnói rõ “tôi mua” thì chưa đủ điều kiện dé phát sinh nghĩa vụ trả tiền và quyềnyêu cầu trao vật.

1.1.2 Hành vi pháp lý vô hiệu

1.1.2.1 Khái quát chung về hành vi pháp lý vô hiệu

Về nguyên tắc khi hành vi pháp lý được xác lập thì một hoặc các bênphải thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng, tuy nhiên nhiều trường hợpkhông đáp ứng một số điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý theo quy

định của pháp luật dẫn đến hành vi pháp lý vô hiệu, không làm phát sịnh

quyền và nghĩa vụ đối với các bên hoặc không có hiệu lực

Cho đến nay khoa học pháp lý vẫn chưa có một khái niệm thống nhất

về hành vi pháp lý vô hiệu mà chỉ nêu căn cứ xác định hành vi pháp lý vôhiệu hoặc điều kiện có hiệu lực

Hành vi pháp lý vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, cham dứtquyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kế từ thời điểm xác lập và hành vi pháp lý

vô hiệu khi không đảm bảo những điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý

Hành vi pháp lý vô hiệu khi không đáp ứng được một các điều kiệnsau: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp

với hành vi pháp lý được xác lập; Chủ thê tham gia hành vi pháp lý hoàn toàn

tự nguyện; Mục đích và nội dung của hành vi pháp lý không vi phạm điềucấm của luật, không trái đạo đức xã hội; Hình thức của hành vi pháp ly là điều

kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý trong trường hợp luật có quy dinh.

Về cơ bản, hành vi pháp lý vô hiệu đều có yếu tố khiếm khuyết củahành vi pháp lý phát sinh tại thời điểm giao kết, nhưng không phải mọi yếu tốkhiếm khuyết phát sinh tại thời điểm giao kết đều dẫn đến hành vi pháp lý vôhiệu Trong một số trường hợp, mặc dù yếu tố khiếm khuyết phát sinh tại thờiđiểm giao kết nhưng hành vi pháp lý vẫn có hiệu lực nếu yếu tố khiếm khuyết

19

Trang 26

đó không đến mức nghiêm trọng (ví dụ trường hợp hành vi pháp lý là hợp

đồng không đáp ứng về mặt hình thức nhưng một hoặc các bên đã thực hiện

hai phần ba nghĩa vụ quy định trong hợp đồng) hoặc đã khắc phục hoặckhông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bên bị ảnh hưởng (ví dụ như mụcđích của các bên khi giao kết hợp đồng vẫn đạt được)

Như vậy, hành vi pháp lý vô hiệu khi không đảm bảo các điều kiện cóhiệu lực, không làm phát sinh nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao kết.Tóm lại, các điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý là một thé thống nhất

trong mối quan hệ biện chứng Bởi vậy, xem xét một hành vi pháp lý phải đặt

nó trong tông thể của mối quan hệ biện chứng này Nếu hành vi pháp lý vôhiệu từng phần mà không ảnh hưởng đến các phần khác thì chỉ phần vô hiệukhông có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành

1.1.2.2 Phân loại hành vi pháp lý vô hiệu tuyệt đối và hành vi pháp

lý vô hiệu tương đối

Trong thực tế khoa học pháp lý chia hành vi pháp lý vô hiệu thành hainhóm chính là: Vô hiệu tuyết đối (hay còn gọi là vô hiệu đương nhiên) và vô

hiệu tương đối (hay còn gọi là vô hiệu bi tuyên)

Dựa vào một số đặc điểm thé hiện bản chat dé phân biệt hành vi pháp lý

vô hiệu tuyệt đôi và tương đối, đó là:

Thứ nhất, là sự khác biệt về trình tự vô hiệu Hành vi pháp lý vô hiệutuyệt đối thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu Còn đối với hành vi pháp lý vô hiệu

tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu

cầu của người có quyên, lợi ích liên quan và bị Toà án tuyên bố vô hiệu [45]

Sự vô hiệu tương đối là ở chỗ: giao dịch dân sự đó “có thể vô hiệu” hay

“không đương nhiên bị xem là vô hiệu” vì nó chỉ xâm hại trực tiếp tới quyềnlơi hợp pháp của cá nhân của từng bên chủ thể tham gia Do đó, hành vi pháp

lý này nêu không có sự xem xét của Tòa án thì vân có hiệu lực Trong

20

Trang 27

trường hợp muốn tiêu hủy hành vi pháp lý này, các bên phải yêu cầu Tòa ángiải quyết theo thủ tục tư pháp thông thường bởi hành vi pháp lý này không

đương nhiên bi xem là vô hiệu.

Thứ hai, là sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố hành vi pháp lý vô

hiệu Đối với các hành vi pháp lý vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu toà ántuyên bố hành vi pháp lý vô hiệu không bị hạn chế Còn đối với các hành vi pháp

lý vô hiệu tương đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu toà án tuyên bố hành vi pháp

lý vô hiệu là có thời hạn theo yêu cầu của người có quyên và lợi ích liên quan

Thứ ba, hành vi pháp lý thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối có thé bị vô

hiệu không phụ thuộc vào quyết định của toà án mà đương nhiên không có giá

trị, vì hành vi pháp lý vi phạm pháp luật nghiêm trọng cho nên Nhà nước

không bảo hộ Còn đối với hành vi pháp lý vô hiệu tương đối thì quyết địnhcủa toà án là cơ sở làm cho hành vi pháp lý trở nên vô hiệu Quyết định của

toà án mang tính chất phán xử Toà án tiến hành giải quyết vụ việc khi có đơn

yêu cầu của các bên (hoặc của đại diện hợp pháp của họ) Bên yêu cầu phải cónghĩa vụ chứng minh trước toà các cơ sở của yêu cầu Dựa trên những minh

chứng đó toà án mới cân nhắc đề ra quyết định hành vi pháp lý có bị coi là vô

hiệu hay không.

Thứ tu, là sự khác biệt về mục đích Các trường hợp pháp luật quy định

giao dịch vô hiệu tuyệt đối nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích công (loi ích của

Nhà nước, của xã hội nói chung) Còn các trường hợp pháp luật quy định vô

hiệu tương đối là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho chính các chủ thể tham

gia giao dịch [45].

Hanh vi pháp lý bị coi la vô hiệu tuyệt đối khi: (i) vi phạm điều cam

của luật, trái đạo đức xã hội; (ii) vô hiệu do giả tạo; vô hiệu do không tuân thủ

quy định về hình thức

21

Trang 28

(i) Hanh vi pháp lý có mục đích, nội dung vi phạm điều cam của luật,

trái đạo duc xã hội thì vô hiệu.

Điều cắm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ théthực hiện những hành vi nhất định

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xãhội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng

Hành vi pháp lý vi phạm quy định này đương nhiên bị coi là vô hiệu

không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia Tài sản giao dịch và lợi tức

thu được có thé bị tịch thu, sung quỹ nha nước

Ví dụ: Giao dịch mua bán và vận chuyền vũ khí vô hiệu do vi phạm

điều cắm của luật, cụ thé là vi phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyền, sử

dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹthuật quân sự được quy dinh tại Điều 304 BLHS 2015

(ii) Hành vi pháp lý vô hiệu do giả tao

Khi các bên xác lập hành vi pháp lý một cách giả tạo nhằm che giấu

một hành vi pháp lý khác thì hành vi pháp lý giả tao vô hiệu, còn hành vi

pháp lý bị che giấu van có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu

theo quy dinh của pháp luật dân sự hoặc luật khác có liên quan.

Ví dụ: Giao kết hợp đồng tặng cho tài sản nhằm che giấu hợp đồng gửi giữ

Trường hợp xác lập hành vi pháp lý giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ

với người thứ ba thì hành vi pháp ly đó vô hiệu.

Ví dụ: Các bên thoả thuận giao kết hợp đồng tặng cho nhưng khônglàm phát sinh quyền của người được tặng cho (hợp đồng tưởng tượng) nhằm

tron tránh việc tra nợ người cho vay trước đó Khi đó hợp đồng tặng cho gia

tạo đó sẽ bị vô hiệu.

(iii) Hanh vi pháp lý vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thứcTheo nguyên tắc chung thì các chủ thê được tự do lựa chọn hình thức

22

Trang 29

của giao dịch Chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiệnbăng văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận, đăng kí hoặc xin phép mà các

bên không tuân thủ quy dinh nay mới bi vô hiệu Tuy nhiên:

- Hành vi pháp lý đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản

nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực

hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bênhoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó

- Hành vi pháp lý đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy

định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực

hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dich thì theo yêu cầu của một bênhoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hành vi pháp lý

đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Hành vi pháp lý vô hiệu tương đối khi: vô hiệu do người chưa thành

niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,

làm chủ hành vi, người bi hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

Hành vi pháp lý vô hiệu do khiếm khuyết ý chí (bị nhằm lẫn; bị lừa dối, đe

dọa, cưỡng ép); Hành vi pháp lý vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

(i) Hành vi pháp lý vô hiệu do người chưa thành niên, người mat năng

lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chu hành vi,

người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Khi hành vi pháp lý do người chưa thành niên, người mất năng lực

hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc

người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầucủa người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố hành vi pháp lý đó vô hiệunếu theo quy định của pháp luật hành vi pháp lý này phải do người đại diện

của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ những trường hợp sau:

23

Trang 30

- Hành vi pháp lý của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành

vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

- Hành vi pháp lý chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụcho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bi hạn chế năng lực hành vi dân

sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

- Hành vi pháp lý được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau

khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

(ii) Hanh vi pháp lý vô hiệu do bi nham lan

Trường hợp hành vi pháp lý được xác lập có sự nham lẫn làm cho một

bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên

bị nhằm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ

trường hợp:

- Hành vi pháp lý được xác lập có sự nhằm lẫn không vô hiệu trong

trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc

các bên có thể khắc phục ngay được sự nhằm lẫn làm cho mục đích của việc

xác lập giao dịch dân sự van đạt được.

Nhằm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch mà

tham gia vào giao dich gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia Sự nhằm lẫn

xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự

việc, sự nhằm lẫn phải được thê hiện rõ rang mà căn cứ vào nội dung của giao

dịch phải xác định được Nếu bên bị nhằm lẫn chứng minh được sự nhằm lẫn

của mình thì giao dịch có thé bị tuyên bố vô hiệu

Trong nhiều trường hợp, sự nhằm lẫn có thể xảy đến do lỗi của bên đốitác Khi một bên có lỗi làm cho bên kia nhằm lẫn về nội dung của giao dịch

mà xác lập giao dịch (ví dụ: Không đưa ra chỉ dẫn rõ ràng bằng tiếng Việt về

công dụng của tài sản ) thì bên bị nhằm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay

24

Trang 31

đôi nội dung của giao dịch đó Nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhằmlẫn có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu (Điều 126 BLDS năm2015) Tuy nhiên, lỗi ở đây chỉ có thé là lỗi vô ý Nếu sự nhằm lẫn do lỗi có ý

của bên đối tác thì khi đó sẽ thuộc trường hợp vô hiệu do lừa dối

(iii) Hanh vi pháp lý vô hiệu do bị lừa dối, de dọa, cưỡng épKhi một bên tham gia hành vi pháp lý do bịlừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng

ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bồ giao dịch dân sự đó là vô hiệu

Lia dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm

cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung

của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó Ví dụ che giấu hành vi bathop pháp dé hưởng thừa kế theo di chúc; dùng thủ đoạn nói là vật tốt dé bánvới giá đắt

De doa, cưỡng ép là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm

cho bên kia buộc phải thực hiện hành vi pháp lý nhằm tránh thiệt hại về tính

mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân pham, tai san của minh hoặc của người

thân thích của mình.

Những giao dịch được xác lập do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép chỉ bị vô

hiệu khi có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép và toà án chấp

nhận yêu cầu đó Như vậy, những giao dịch được xác lập do các tác động này

vẫn có hiệu lực nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép

(iv) Hanh vi pháp lý vô hiệu do người xác lập không nhận thức và lam chủ được hành vi cua mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng

thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyềnyêu cầu Tòa án tuyên bố hành vi pháp lý đó là vô hiệu

Ví dụ: trong khi say rượu A đã ký hợp đồng với B bán quyền sử dụng

đất mà A đang sở hữu cho B với giá chỉ bằng 1/2 giá thị trường tại thời điểm

25

Trang 32

đó Trong trường hợp này, giao dịch vô hiệu do tại thời điểm xác lập giao

dịch, A không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

1.2 Khái niệm và phân loại nhầm lẫn1.2.1 Khái niệm nhằm lẫn

Nguồn gốc của nhằm lẫn được bắt nguồn từ Luật La Mã và truyềnthống kinh viện của Aristote Nó được phát triển cùng với các lý thuyết vềđiều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý Sau này, do sự đa dang của các lýthuyết về hành vi pháp lý nên cũng đã kéo theo sự phát triển của lý thuyếtpháp lý về nhằm lẫn

Thuật ngữ “nhầm lẫn” trong tiếng Anh là “mistake” hoặc “error”, tiếngPháp và Bỉ là “erreur”, “errore” là thuật ngữ ở Italy và trong tiếng Đức là

“irrtum”, đều dé chỉ hành động, ý nghĩ sai lầm do sự đánh giá kém hoặcthiếu hiểu biết hay do bat cân Có thé hiểu, nhằm lẫn là sự hiểu không đúng

về một sự vật, sự việc

Nhằm lẫn là “sự khác nhau giữa nhận thức của một bên về một vấn đề

và thực tế của vấn đề này Chang hạn, một bên nhận thức rằng đây là thậtnhưng thực tế là giả” “Bất kỳ sự khác nhau, nào giữa nhận thức và thực tế

đều có thé được coi là nhằm lẫn” [10]

Luật La Mã dinh nghĩa “nhằm lẫn được hiểu như một quan niệm chưa

đúng về những hoàn cảnh thực tế, điều đã làm cho người ký hợp đồng bị

nhằm lẫn khi thé hiện ý chí Va khang định, nhầm lẫn là sự xác định sai về sự

việc” [17].

Bộ luật Dân sự Nhật Bản định nghĩa “nhằm lẫn là sự không trùng hợpgiữa ý chí được thê hiện với mong muốn thật sự của người thể hiện ý chí” [2]

Điều 119 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định “Một tuyên bố

ý dinh bị vô hiệu, nếu nó được làm do có nhầm lẫn về một yếu tố quan trọng củahành vi pháp lý; nhưng nếu sự nhằm lẫn đó là khinh suất nghiêm trọng của ngườituyên bố, thì người đó không được lợi dụng sự vô hiệu đó.”

26

Trang 33

Hệ thống Common Law các nhà luật gia xem “nhằm lẫn là sự nhậnthức không đúng của một hoặc nhiều bên của hợp đồng và có thể được sử

dụng làm căn cứ dé vô hiệu hóa hợp déng.”[32].

Nguyên tắc của Unidroit về hop đồng thương mai quốc tế 2016 (PICC2016) cho rằng: “Nhằm lẫn là một nhận thức nhằm liên quan tới các sự kiệnhoặc pháp luật đang tồn tại khi hợp đồng được giao kết? (Điều 3.2.1Definition of mistake) Tại điều này, Unidroit đưa ra một giải pháp pháp lý

cho hai loại nhằm lẫn như định nghĩa trên, xuất phát từ suy tính rằng: các hệ

thống pháp luật hiện đại ngày càng phức tạp gây khó khăn lớn cho thươngmại quốc tế, nên định hướng là: sự nhằm lẫn về tình tiết của hợp đồng hoặc về

pháp luật dẫn tới việc hình dung sai về tương lai của hợp đồng thì các quyđịnh về nhằm lẫn được áp dụng (Điều 3.2.1 PICC 2016) Nhằm lẫn cũng phảitồn tại ở thời điểm “xác lập giao dịch” Điều đó nghĩa là “nhận thức” của bên

nhầm lẫn về nội dung muốn giao kết hợp đồng và “sự thật” nội dung này phảiđược xác định tại thời điểm “xác lập giao dịch” Tại thời điểm này, chúng taphải biết cụ thé “nhận thức” của bên cho răng đã nhằm lẫn là gì và “su thực”

về nội dung của hợp đồng tại thời điểm này như thé nào

Nhận thức của một người đối với một sự việc có thé thay đổi theo thời

gian, do vậy thời điểm nhận thức của họ cần phải được xác định một cách

chính xác Tuy nhiên, việc đánh giá hay xác định “nhận thức” của bên bi coi

là có nhằm lẫn này thực chất rất khó vì “nhận thức” là vẫn đề nội tâm Nếu

“nhận thức” trong nội tâm trùng khớp với ý chí thể hiện ra bên ngoài, cụ thé

là các bên đã nêu rõ nó trong hợp đồng thì chúng ta chỉ căn cứ vào hợp đồng

để biết được nhận thức của các bên Tuy nhiên có những trường hợp “nhận

thức” này không được đề cập cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng Trong những

trường hợp đó, chúng ta có thể dùng phương pháp suy đoán bằng cách xác

dinh “nhận thức” của một người bình thường trong hoàn cảnh tương tự [13].

Có thê dựa trên khái niệm của PICC 2016 mang tính khái quát và đúng

27

Trang 34

đắn dé định nghĩa nhằm lẫn như sau: “Nhằm lẫn là sự nhận thức sai về sự việchoặc pháp luật đang tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng.”

1.2.2 Phân loại nhầm lẫnLuật La Mã chia nhằm lẫn thành năm loại gồm: (i) Nhằm lẫn về đối

tượng (error in corpore); (1) nhằm lẫn về giá cả (error in pretio); (iii) nham

lẫn về ban chất pháp lý của hop đồng (error in negotio); (iv) nhằm lẫn vềngười (error in persona); (v) nhằm lẫn về ban chat của đồ vat (error in

substantia) [61].

Nhằm lẫn về đối tượng của hợp đồng là nhằm lẫn sự vật làm đối tượngcủa hợp đồng (trong hợp đồng ghi bán thử ruộng A trong khi người mua lại

muốn mua thửa ruộng B) Nhằm lẫn về bản chất của đồ vật là nhầm lẫn về

thực chất của đồ vật (chăng hạn như tưởng đồ vật được làm bằng vàng trắng,

nhưng thực té bang bạc) Nhằm lẫn về người là một tì 6 của sự ưng thuận theo

quan niệm của Luật La Mã có nghĩa giao kết hợp đồng với người này lạitưởng giao kết với người khác [53] Nhằm lẫn về bản chất pháp lý của hợp

đồng là nhằm lẫn giữa hai loại hợp đồng có ban chất pháp lý khác nhau(chăng hạn hợp đồng tặng cho va hợp đồng gửi giữ) Day là tình huống màcác bên không có sự thỏa thuận về ban chất của hợp đồng [61] Trong dân luậtPháp, thông thường người ta nhắc tới nhằm lẫn về bản chất của đồ vật, nhằmlẫn về chủ thé, nhằm lẫn về bản chat của hợp đồng và nhằm lẫn về đối tượngcủa hợp đồng [61] Vì vậy, cách phân loại về nhầm lẫn này cũng ảnh hưởngđến dân luật Việt Nam thời kỳ chính quyền chế độ cũ Cho đến Bộ luật Dân

sự Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ luật Trung Ky năm 1936 đã có sự cơ cau lại cáchthức phân loại, nhà làm luật đã chia thành hai loại: (i) sai lầm cản trở (erreur-obstacle) và (ii) sai lầm hà tì (erreur-vice de consentement) [51]

() Nhằm lẫn cản trở được xem là trường hợp sự sai lầm ngăn cản sự

thỏa hiệp giữa các người kết ước và được quy định tại Điều 656 và 657 khoản

1 Bộ luật dân sự Bắc Kỳ và Điều 692,693 khoản 1 Bộ luật Trung Kỳ rằng khi

28

Trang 35

có sai lầm liên hệ đến bản chất, đến chủ đích và đến nguyên nhân của khế ướchay đến căn cước của người lập ước thì có sự sai lầm cản trở Nếu là một sailầm cản trở (erreur-obstack) thi sự nhằm lần này sẽ đem lại sự vô hiệu tuyệtđối cho khé ước do thiếu sự thỏa hiệp ý chí của hai bên kết ước [51].

(ii) Sai lầm hà tì 1A những sai lầm không ngăn cản sự kết lập khé ướcnhưng do sự ưng thuận bị hà tì nên dẫn đến sự vô hiệu tương đối của khế ước

dé mục đích bảo vệ ý chí của người kết ước [51]

Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp sai lầm hà tì đều dẫn đến vô

hiệu của khế ước Điều 658 Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ quy định “Sự sai lầm về

đồ vật chỉ làm cho hiệp ước bị hà tì và có thê bị tiêu hủy được khi sai lầm ấy

lên hệ đến một hay nhiều tính chất chủ yếu mà người kết ước tưởng rang đã

có ở trong dé vật và vì vậy đã quyết định cấu kết hay là hứa mua hay là bán

đỗ vat ”

Hệ thống pháp luật Common Law, đại diện là Anh phân loại gồm baloại nhằm lẫn: nhằm lẫn đơn phương (unilateral mistake), nhằm lẫn đối với

nhau (mutual mistake) và nhầm lẫn chung (common mistake)

- Nhâm lẫn đơn phương (unilateral mistake) là khi một bên bị nhằm lẫn

về điều khoản hoặc van dé và bên khác biết sự nhầm lẫn đó;

- Nhâm lẫn đối với nhau (mutual mistake) là khi các bên đều hiểu lầm

liên quan đến một thực tế đã có

- Nhâm lẫn chung (common mistake) là khi cả hai bên của hợp đồng cócùng một nhằm lẫn Trong dạng nhằm lẫn này các bên đã đạt được sự thỏathuận, nhưng trên căn bản nhằm lẫn; ngược lại, trong nhằm lẫn đơn phương

và nhầm lẫn đối với nhau, không có sự thỏa thuận nào cả [55]

Thông qua việc phân loại nhằm lẫn góp phan quan trọng trong việc xácđịnh được hệ quả pháp lý của hành vi pháp lý (hợp đồng) khi bị nhằm lẫntrong giao kết

29

Trang 36

1.3 Hậu quả pháp lý của hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhầm lẫn

Sự nhằm lẫn của hành vi pháp lý hay “sự đánh giá sai về thực tế kháchquan” là điều thường xảy ra Vậy sự nhầm lẫn có ảnh hưởng thé nào đến hiệu

lực của hành vi pháp lý và hậu quả pháp lý như thế nào?

Nhìn chung, sự nhằm lẫn về động cơ hoặc nguyên nhân thúc day cácbên tham gia giao dịch thì không được tính đến như là yếu t6 ảnh hưởng đếnhiệu lực của hành vi pháp lý Về nguyên tắc, những suy nghĩ bên trong dẫnđến một bên đi đến quyết định năm ngoài nội dung của hành vi pháp lý Vìthế, người tham gia hành vi pháp lý không được phép khởi kiện yêu cầu Tòa

án tuyên bố hành vi pháp lý bị vô hiệu với lý do những dự tính trong đầu đã

không được thỏa mãn.

Chang hạn, nêu A mua của B một chiếu áo sơ-mi vì cho rằng kiểu áo sơ-minày hợp với chiếc váy đen của vợ A, nhưng thực chất váy đen của vợ A chỉ phù

hợp với kiểu áo sơ-mi khác, thì sự nhằm lẫn về động cơ bên trong của A hoàn

toàn không ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng mua bán giữa A và B; hoặcnếu A mua chiếu xe máy thì đối với người bán nói riêng cũng như pháp luật nóichung, không có gi khác nhau giữa việc A mua xe máy của B dé sử dụng, để chothuê hay dé bán lại Do đó, nếu như mục đích mua xe máy dé sử dụng, dé cho

thuê hoặc dé bán lại không đạt được (nguyên nhân không phải do chất lượng mà

do màu sắc, do kiểu dang, do tình hình thay đổi hoặc biến động ) thi A cũngkhông thé căn cứ vào sự nhằm lẫn của mình dé yêu cầu Tòa án tuyên bồ giao dich

bị vô hiệu Tất nhiên các bên có thể thỏa thuận động cơ của giao dịch mang ý

nghĩa pháp lý và là một nội dung của giao dịch Nhưng trong trường hợp này,

động cơ vẫn không phải là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch mà chỉ làcăn cứ đề các bên có thé hủy bỏ hợp đồng đã giao kết Chang hạn, việc bên vay vi

phạm mục đích sử dụng tiền vay có thé là căn cứ dé ngân hàng hủy bỏ hợp đồng

cung cấp tín dung [30]

30

Trang 37

Pháp luật các nước không đặt ra vẫn đề xem xét hiệu lực của hành vipháp lý trong trường hợp nội dung nhằm lẫn không mang tính chất quan trọnghoặc chủ yếu đối với hành vi pháp lý Trong pháp luật Anh, sự nhằm lẫn chỉ

có thể là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của hành vi pháp lý nếu nhằm lẫn có

tính chất cốt yếu cho cam kết Còn theo quy định tại mục D119 (2) Bộ luậtDân sự Đức, sự nhằm lẫn về tư cách chủ thê hoặc sự việc chỉ có thể được coi

là căn cứ tuyên bố giao dịch vô hiệu nếu có “mang tính quyết định trong giao

cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi nhằm lẫn về ban chất của vật hoặc sự việc làđối tượng của hợp đồng (chẳng hạn, A đưa B một khoản tiền nhờ giữ hộnhưng B lại tưởng nhằm rằng cho vay), hoặc khi nhằm lẫn về tư cách chủ thé

mà theo tính chất của nghĩa vụ hoặc theo sự thỏa thuận thì nhân thân của đối

tác là yếu tổ quan trọng cho việc giao kết hợp đồng Ví du: sự nham lẫn tư

cách người mua có ý nghĩa quan trọng trong hợp đồng mua bán có điều kiện

chậm trả mà hoàn toàn không có ý nghĩa trong việc mua bán liền tay (trả tiềnngay), hoặc sự nhầm lẫn giữa hai nhạc sĩ cùng tên cũng có tác động cơ bản

đến việc giao kết hợp đồng sáng tác âm nhạc [30]

van đề xem xét hiệu lực của hành vi pháp lý cũng không được đặt ranếu sự nhằm lẫn xảy ra là do việc tính toán sai lầm, do lỗi cầu thả hoặc sự batcần nghiêm trọng của người bị nhằm lẫn Chăng hạn, một người di săn, saukhi đã được tạo điều kiện xem xét một khu rừng trước khi mua giấy phép săn

thú hoang trong khu rừng đó thì không được phép trả lại giấy phép đi săn đòi

3l

Trang 38

đền bù lại tiền với lý do thú hoang trong khu rừng đó quá ít so với dự tính banđầu; hoặc việc một người đã lỡ giao kết hợp đồng bảo hiểm lần thứ hai vềcùng một sự kiện bảo hiểm cũng sẽ không được coi là căn cứ dé yêu cầu Tòa

án tuyên bố hành vi pháp lý vô hiệu do bị nhằm lẫn, nếu người đó rõ ràng là

người cầu thả trong công việc hàng ngày và là người có kinh nghiệm nhấtđịnh về bảo hiểm [63]

Người ta cũng không đặt van đề giới hạn nguyên nhân gây ra nhầm lẫnkhi nguyên nhân gây ra nhằm lẫn có thể xuất phát từ lỗi của một bên giao kết,

từ lỗi của cả hai bên giao két hoặc thậm chí từ hành vi của người thứ ba Vì

thế, không chỉ nhằm lẫn từ một phía (nhằm lẫn đơn phương) mà cả nhằm lẫn

từ hai phía (nhằm lẫn song phương) (“common mis-take”) cũng được chapnhận là căn cứ yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu, nếu sự nhằm lẫn đó mangtính quyết định đến hành vi pháp lý [30]

Ví dụ, hai bên giao kết hop dong mua bán tài sản nhưng trên thực tế thitrước đó, tài sản mua bản đã thuộc quyên so hữu của bên mua (theo một căn

cứ khác); hoặc khi giao kết hop dong mua bán quyền uu tiên hưởng tiên bảohiểm theo một hop dong bảo hiểm nhân thọ, cả bên mua lẫn bên ban đềunham lan không biết rằng, người được bảo hiển tính mạng suốt đời trước đó

đã bị chết (vu Scott chống Coulson năm 1903) [30]

Vu Bell chong Lever Brothers Ltd (năm 1932) Trong quá trình cải tổ

lại công ty, ông Bell — một thành viên Ban Giám đốc đồng ý thôi việc với điềukiện công ty phải trả cho ông khoản tiên trợ cấp một lan là 30 ngàn bangAnh Khi ký kết thỏa thuận trả tiền, ông Bell và các thành viên Ban Giám đốcđêu không nhớ rằng, trước khi thôi việc, ông Bell đã vi phạm nội quy công ty

mà theo hợp dong lao động, thì việc vi phạm này được coi là căn cứ cham dứthop dong lao động trước thời han va trong trường hợp đó, ông Bell sẽ khôngnhận được bất cứ khoản trợ cấp nào Kết quả là công ty không đồng ý trả tiêncho ông Bell theo thỏa thuận ban đâu Ông Bell khởi kiện ra Tòa án yêu cầu

32

Trang 39

công ty thỏa thuận trả tiền trợ cấp đã ký Đơn kiện của ông Bell không đượcchấp nhận vì Tòa án cho rằng, đó là sự nhằm lan về các yếu tô) liên quan đến

ÿ định chung của các bên rõ ràng và quan trọng đến mức mà nếu các bên biếttrước diéu đó thì sẽ không bao giờ ký kết thỏa thuận trả tiên trợ cấp [63]

Tựu trung lại, van đề cét lõi khi giải quyết các trường hợp hành vi pháp

lý vô hiệu do bị nhằm lẫn là phải kết hợp giữa nguyên tắc tự do ý chí vànguyên tắc bảo vệ đến mức tối đa tính bền vững của các quan hệ trong hành

vi pháp lý đã được xác lập Do đó ở các nước, điều kiện xác định sự nhằm lẫn

(cho dù là nhằm lẫn từ một phía hay nhằm lẫn từ hai phía) là yếu tố vô hiệucủa hành vi pháp lý là tương đối khắt khe và chặt chẽ Cụ thể đó phải là nhằm

lẫn về bản chất của hành vi pháp lý hoặc tính chất của đối tượng và nhằm lẫnphải có tính quyết định hay “!ớn đến mức mà một người bình thường, tronghoàn cảnh tương tự sẽ không giao kết hoặc chỉ giao kết với các diéu kiện

hoàn toàn khác nếu người này đã biết rõ tình trạng thực "(Điều 3.5 Bộnguyên tắc của Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế 2004) [30]

1.4 Học thuyết về nhằm lẫn từ góc nhìn so sánh

1.4.1 Học thuyết về nhầm lẫn trong các luật mẫu

1.4.1.1 Học thuyết về nhằm lẫn trong Bộ Nguyên tắc Unidroi năm

2016 về hợp đồng quốc tế (PICC 2016)

Tại Điều 3.2.1 PICC 2016 nêu ra định nghĩ về nhằm lẫn rằng: “Nhằm

lẫn là một nhận thức nhằm về sự kiện hoặc về pháp luật đang tồn tại khi hợpđồng được giao kết”

Đối với hai loại nhằm lẫn là nhằm lẫn về sự kiện và nhằm lẫn về phápluật nêu ở định nghĩa, Unidroit chủ trương đưa ra một giải pháp lý giống nhaucho chúng bởi xuất phát từ suy tính rang: các hệ thống pháp luật hiện đại ngày

càng phức tạp gây khó khăn lớn cho thương mại quốc tế, nên định hướng là:

sự nhằm lẫn về tình tiết của hợp đồng hoặc về pháp luật dẫn tới việc hình

dung sai về tương lai của hợp đồng thì các quy định về nhằm lẫn được áp

33

Trang 40

dụng Đồng thời, sự nhằm lẫn này cũng được xác định phải tồn tại vào thờiđiểm giao kết hợp đồng Việc xác định thời điểm này là nhằm phân biệtnhững quy định về nhầm lẫn có thể dẫn đến vô hiệu hợp đồng (khi một bêntham gia giao kết hợp đồng do không hiểu về sự việc hay về tính chất pháp lýdẫn đến đánh giá không đúng về hậu quả hay về khả năng sinh lợi của hợpđồng) với những quy định về nhằm lẫn mà vô hiệu hợp đồng không được ápdụng (khi một bên hiểu đúng hoàn cảnh xung quanh của hợp đồng nhưngđánh giá không đúng về khả năng sinh lợi trong tương lai của hợp đồng và từchối thực hiện).

Đề cu thé hóa hơn thì tại Điều 3.2.2, PICC 2016 đã thiết lập quy định

về điều kiện xác lập và hệ qua pháp lý về nhằm lẫn theo đó chia thành những

trường hợp nhằm lẫn dẫn đến sự vô hiệu hợp đồng và những trường hợpnhằm lẫn không dẫn đến sự vô hiệu hop đồng

Khoản 1, Điều 3.2.2, PICC 2016 nêu ra những trường hợp nhằm lẫn lànguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu hóa của đồng theo cấu trúc điều kiện cần và

nếu biết được sự thực, và (*)

a Bên kia cũng mắc cùng một nham lẫn như vậy, hoặc gây ra nham

lẫn, hoặc biết hay phải biết về sự nhầm lẫn nhưng lại đề mặc đối tác tiếp tục

thiện chí va công bằng (*’)

b Bên kia phía bên đối tác tại thời điểm vô hiệu hop đông đã không

hành động một cách hợp lý dự trên hợp dong (*)”

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:35

w