1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập học tập và nghiên cứu lập trình backend

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Các form cho phép người dùng nhập dữ liệu vào, sau đó gửi dữ liệu đó cho web server, hoặc nhập dữ liệu vào sử lý dữ liệu ngay tại client side.- Form trong HTML được tạo ra bằng thẻ , bên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

GV HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS.Nguyễn Mạnh Hùng - Họ tên sinh viên: Bùi Anh Vũ - Mã sinh viên: A32949

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 5

LỜI CAM KẾT 6

NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1

I Tổng Quan Về Công ty cổ phần giải pháp và thiết bị VHB Việt Nam 1

1 Thông tin chung: 1

4.4 Phương thức POST và GET trong PHP 12

4.5 Session và Cookie trong PHP 13

5 MySQL 15

5.1 Giới thiệu về MySQL 15

5.2 Kiểu dữ liệu 16

5.3 Cú pháp cơ bản 17

6 Tự xây dựng một project web trong quá trình thực tập 19

6.1 Giới thiệu về project 19

Trang 3

6.2 Đặc tả chức năng hệ thống 20

6.3 Mô hình quan hệ dữ liệu 29

III Những thu hoạch trong quá trình thực tập 29

1.Về kiến thức chuyên môn 29

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại khoa Toán – Tin trường Đại Học Thăng Long, em đã được các thầy cô giảng dạy tận tình cũng như được truyền đạt các kiến thức bổ ích và rất quan trọng đối với em Những kiến thức này không chỉ là nền tảng cho quá trình thực tập, nghiên cứu đề tài báo cáo mà còn là hành trang quý báu giúp em tự tin bước vào công việc sau này.

Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Mạnh Hùng đã hướng dẫn cũng như cho em những lời nhận xét, góp ý trong suốt quá trình viết Báo cáo thực tập.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban giám đốc Công ty cổ phần giải pháp và thiết bị VHB Việt Nam đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công ty Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt 2 tháng thực tập vừa qua Em xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể các anh chị trong công ty Chúc công ty ngày thành công và càng phát triển.

Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của công ty, thầy Nguyễn Mạnh Hùng, để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

I.

Trang 5

LỜI CAM KẾT

Em xin cam đoan kết quả đạt được trong bài báo cáo thực tập là sản phẩm nghiên cứu, tìm hiểu của riêng cá nhân em Trong toàn bộ nội dung của bài báo cáo này, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân em hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình.

SINH VIÊN THỰC HIỆN

VũBùi Anh Vũ

Trang 6

NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬPI TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP VÀ THIẾT BỊ VHB VIỆT NAM.

1 Thông tin chung:

Công ty VHB Việt Nam chuyên cung cấp và lắp đặt cổng xếp inox, barie tự động, cổng cửa tự động, cổng cửa kiểm soát Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các hệ thống như kiểm soát bãi đỗ xe, quản lý ra vào công trường, tòa nhà, phần mềm chấm công, phần mềm điểm danh điện tử.

- HTML là viết tắt của Hyper Text Markup Language Đó là ngôn ngữ đánh dấu mà nhà phát triển web sử dụng để cấu trúc và mô tả nội dung của trang web HTML không phải là ngôn ngữ lập trình.

- HTML bao gồm các Phần tử mô tả các loại nội dung khác nhau Chúng có đoạn văn, tiêu đề, liên kết, hình ảnh, video và nhiều yếu tố khác Trình duyệt web hiểu HTML và hiển thị mã HTML dưới dạng trang web.

1.1 HTML hoạt động như thế nào:

- HTML documents là files kết thúc với đuôi html hay htm Bạn có thể xem chúng bằng cách sử dụng bất kỳ trình duyệt web nào (như Google Chrome, Safari, hay Mozilla Firefox) Trình duyệt đọc các files HTML này và xuất bản nội dung lên internet sao cho người đọc có thể xem được nó.

- Thông thường, trung bình một web chứa nhiều trang web HTML, ví dụ như: trang chủ, trang about, trang liên hệ, tất cả đều cần các trang HTML riêng.

Trang 7

- Mỗi trang HTML chứa một bộ các tag (cũng được gọi là elements), bạn có thể xem như là việc xây dựng từng khối của một trang web Nó tạo thành cấu trúc cây thư mục bao gồm section, paragraph, heading, và những khối nội dung khác.

I.2 Cấu trúc của HTML:

- Cấu trúc của HTML rất đơn giản và logic, với bố cục từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, bao gồm 2 phần chính là HEAD và BODY.

- Các website viết bằng HTML đều tuân theo cấu trúc cơ bản như sau: Mọi trang HTML đều phải khai báo DOCTYPE (định nghĩa chuẩn văn bản) ngay từ dòng đầu tiên.

Thẻ <html> cho trình duyệt biết mở đầu và kết thúc của trang HTML Thẻ <head> chứa tiêu đề và các thông tin khai báo, các thông tin ẩn khác.

Thẻ <body> sẽ hiển thị nội dung của website Đây là phần thông tin mà người dùng sẽ nhìn thấy khi trình duyệt đọc các mã HTML.

Mọi ký tự nằm giữa dấu <!- và -> sẽ được xem là thẻ comment và bị trình duyệt bỏ qua, không xử lý và không hiển thị.

I.3 Tổng hợp các tag HTML cơ bản

- Đề mục: Có 6 loại đề mục tất cả với mức độ nhấn mạnh giảm dần từ <h1> cho đến <h6> Nếu quan tâm đến SEO, thì đây có lẽ là thẻ mà bạn nên chú trọng sử dụng sao cho thật hợp lý!

- Định dạng text:

- Phân đoạn:

Trang 2

Trang 8

- Danh sách: Có 2 loại là danh sách có đánh số thứ tự <ol> và danh sách không có đánh số thứ tự <ul> Bên trong các thẻ danh sách này, những phần tử được đánh dấu bằng thẻ <li>.

- Liên kết:

- Ảnh:

I.4 Thẻ Form trong HTML

- Thẻ form: là một thẻ quan trọng trong việc tạo nên sự tương tác giữa người dùng và ứng dụng Web Các form cho phép người dùng nhập dữ liệu vào, sau đó gửi dữ liệu đó cho web server, hoặc nhập dữ liệu vào sử lý dữ liệu ngay tại client side.

- Form trong HTML được tạo ra bằng thẻ <form>, bên trong form đó nó chứa một hoặc nhiều phần tử để nhập liệu gọi là các điều khiển (control), có nhiều loại điều khiển như:

Trang 9

- Thẻ <form> có 2 thuộc tính cần lưu tâm là action và method:

Thuộc tính action trong form: thuộc tính để thiết lập URL sẽ nhận dữ liệu, là địa chỉ mà dữ liệu của form gửi đến (submit đến, post đến) Thiếu tham số này thì action bằng URL đang truy cập (tức gửi thông tin form đến server theo địa chỉ đang truy cập) Web server nhận được dữ liệu, xử lý và trả về nội dung nào đó.

Thuộc tính method trong form: thuộc tính để thiết lập HTTP Method Nếu không viết thuộc tính này thì method mặc định của form là get.

- Ví dụ: FORM HTML sau yêu cầu người dùng điền tên đăng nhập, password và bấm vào nút Đăng nhập để gửi đi.

Trang 4

Trang 10

2 CSS

-CSS là từ viết tắt của Cascade Style Sheet, giúp trình duyệt hiểu được các thiết lập định dạng và bố cục cho trang web CSS cho phép bạn điều khiển thiết kế của nhiều thành phần HTML chỉ với duy nhất 1 vùng chọn Điều này giúp giảm tiết kiệm thời gian thiết kế và chỉnh sửa, khi bạn có thể tách biệt được cấu trúc HTML và định dạng CSS.

-CSS cho phép bạn đưa các thông tin định nghĩa thẻ thông qua nhiều con

đường khác nhau Style có thể được quy định ở trong một thẻ HTML, trong một trang web hoặc trong một file CSS bên ngoài

2.1 Cú pháp cơ bản của CSS

- Cú pháp cơ bản của CSS bao gồm 3 phần là vùng chọn (selector), thuộc tính (property) và giá trị (value).

Vùng chọn (selector): Là cách xác định các thẻ HTML dựa trên cấu trúc phân cấp Vùng chọn có thể được tạo thành dựa trên nhiều yếu tố như định danh (id), tên lớp (class), quan hệ cha - con - hậu duệ…

Thuộc tính (property): Là yếu tố mà bạn muốn thay đổi ở các thẻ HTML thuộc vùng chọn

Giá trị (value): Mỗi thuộc tính sẽ yêu cầu một giá trị khác nhau Đó có thể là một từ khóa định sẵn (none, block), một tên hay mã màu (black, white, #000, #FFFFFF) hay một giá trị kích thước tính bằng px, em, rem, %.

2.2 Tổng hợp các vùng chọn CSS cơ bản

-#ID: Dấu # được sử dụng để chọn một thẻ HTML có định danh (ID) cụ thể.

Chính vì vậy, bản chất của ID là không thể tái sử dụng Hãy chắc chắn rằng việc gán ID cho thẻ HTML và chọn thẻ này bằng ID này là cách duy nhất bạn có thể định dạng cho nó.

Trang 11

-.Class: Dấu "." đại diện cho tên lớp Nhiều thẻ HTML có thể có cùng tên lớp.

Chính vì vậy, sự khác nhau giữa ID và Class là ID chỉ cho phép chọn một phần tử, trong khi Class thì cho phép bạn chọn nhiều thẻ HTML cùng lúc.

-A.Class: Vùng chọn này giúp xác định tất cả các thẻ HTML thuộc cùng một

-A B: Vùng chọn này còn được gọi là vùng chọn hậu duệ (descendant), xác

định tất cả các thẻ B nằm bên trong thẻ A, không kể đến phân cấp, ngôi thứ như con, cháu, chắt - chút - chít gì đó

-A > B: Vùng chọn này còn được gọi là vùng chọn con (child), có nét tương

đồng với vùng chọn hậu duệ (descendant) Tuy nhiên, vùng chọn này chỉ xác định tất cả các thẻ B là con trực tiếp của thẻ A, chứ không nằm bên trong thẻ nào khác.

3 JavaScript.

- Javascript chính là một ngôn ngữ lập trình web rất phổ biến ngày nay Javascript được tích hợp đồng thời nhúng vào HTML để hỗ trợ cho website trở nên sống động hơn Chúng cũng đóng vai trò tương tự như một phần của website, cho phép Client-side Script từ người dùng tương tự máy chủ (Nodejs) để tạo ra những website động.

Trang 6

Trang 12

3.1 Javascript hoạt động trên trang web như thế nào?

- Thông thường, JavaScript sẽ được nhúng trực tiếp vào một website hoặc chúng được tham chiếu qua file js hoặc JavaScript

- Đây là một ngôn ngữ đến từ phía Client nên Script sẽ được download về máy client khi truy cập

- Tại đây, chúng sẽ được hệ thống xử ý Vì vậy, bạn không cần phải tải về máy server rồi chờ cho chúng xử lý xong mới phản hồi được kết quả đến client 3.2 Javascript dùng để làm gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu javascript là ngôn ngữ gì thì chúng được sử dụng để làm gì cũng rất quan trọng Việc nắm bắt được mục đích của ngôn ngữ đặc biệt này sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng chúng hơn trong công việc Cụ thể như sau:

Thay đổi nội dung HTML: Một trong số nhiều phương thức HTML JavaScript chính là getElementById () Chúng được sử dụng để tìm một phần tử của HTML với id =”demo” và dùng để thay đổi nội dung của phần từ (Internal HTML) sang thành “Hello JavaScript”

Thay đổi giá trị thuộc tính HTML: Tổng quan về javascript còn có thể sử dụng để thay đổi các giá trị của thuộc tính Ví dụ: thay đổi thuộc tính src (source) của tag<img>.

Thay đổi kiểu HTML: Đây chính là một hoạt động biến thể của việc thay đổi thuộc tính của HTML ở trên Ví dụ:

document.getElementById(‘demo’).style.fontSize = ’35px; Ẩn các phần tử HTML: Một hoạt động tiếp theo là Javascript có thể ẩn được các phần tử HTML Chúng có thể được thực hiện thông qua hoạt động thay đổi kiểu hiển thị các phần tử HTML.

Hiển thị các phần tử HTML: Một điểm đặc biệt là JavaScript có thể hiển thị được các yếu tố HTML ẩn Đồng thời, cũng có thể thực hiện được thông qua cách thay đổi kiểu hiển thị phần tử 3.3 Hướng dẫn cách viết chương trình Javascript

- Tất cả những đoạn mã JS đều sẽ được đặt ở trong cặp thẻ đóng và mở <script></script> Một ví dụ cụ thể dễ hiểu như sau:

<script language=”javascript”> alert(“Hello World!”);</script>

Trong JS, chúng ta có 3 cách để đặt thẻ Script phổ biến như: Internal: Viết ở trong file HTML hiện tại;

External: Viết ra một file JS khác và tiếp tục import vào;

Trang 13

Inline: Viết trực tiếp ở trong các thẻ HTML; 3.4 Các thành phần trong Javascript

Biến: sử dụng từ khóa var, let

Tên biến phải bắt đầu bằng chữ hoặc kí tự ‘_’.

Tên biến không được bắt đầu bằng số, không chứa các kí tự đặc biệt như &, *, (,), …

Tên biến không được trùng với từ khóa như var, for, if, … Giá trị của biến có thể thay đổi được.

Ví dụ: let name = ‘Bui Anh Vu’

Hằng: sử dụng từ khóa const Ví dụ: const pi = 3.14;

Kiểu dữ liệu: Number, String, Boolean, Undefined, Array, Object Hàm: có 2 kiểu là hàm xây dựng sẵn của Javascript và hàm tự định nghĩa

Hàm xây dựng sẵn: là những hàm được Javascript định nghĩa sẵn và người dùng chỉ việc gọi đến và sử dụng Ví dụ như: alert(), prompt(),

Trang 14

Toán tử toán học

Toán tử gán

Toán tử quan hệ:

Trang 16

4 PHP

PHP là chữ viết tắt của cụm từ “PHP: Hypertext Preprocessor” (PHP: Bộ tiền xử lý siêu văn bản)

PHP là một ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ (các mã PHP sẽ được thực thi trên máy chủ), nó là một công cụ mạnh mẽ để tạo ra các trang web động và tương tác.

Và PHP còn là ngôn ngữ để xây dựng trang web ở phía Back-end 4.1 Các cấu trúc cơ bản

Cú pháp: được khai báo trong cặp lệnh <?php //code; ?>

Xuất giá trị trình duyệt, thông tin được xuất ra bao gồm: biến, chuỗi, hoặc đoạn mã HTML, …Nếu giữa 2 chuỗi muốn liên kết với nhau khi in ra ta sử dụng dấu ‘.’ Ví dụ:

echo ("Bùi Anh Vũ"); printf ("Năm nay tôi 22 tuổi"); 4.2 Biến, Hằng, và các kiểu dữ liệu

Biến:

Ta sử dụng ký hiệu “$” để khai báo một biến Tên biến phải bắt đầu bằng chữ hoặc kí tự ‘_’.

Tên biến không được bắt đầu bằng số, không chứa các kí tự đặc biệt như &, *, (,), …

Tên biến không được trùng với từ khóa của PHP Giá trị của biến có thể thay đổi được.

Ví dụ: $first_name = ‘Bui’;

Hằng:

Nếu biến là cái có thể thay đổi được thì ngược lại hằng là cái chúng ta không thể thay đổi được.

Hằng trong PHP được định nghĩa bởi hàm define theo cú pháp: define (tên_hằng, giá_trị)

Hằng không có dấu "$" ở trước tên.

Hằng có thể truy cập bất cứ vị trí nào trong mã lệnh Hằng chỉ được phép gán giá trị duy nhất 1 lần Hằng thường viết bằng chữ in để phân biệt với biến VD: define(PI, 3.14);

Kiểu dữ liệu: Các kiểu dữ liệu khác nhau chiếm các lượng bộ nhớ khác

nhau và có thể được xử lý theo cách khác nhau khi chúng được theo tác trong 1 script Chúng ta có thể sử dụng hàm dựng sẵn gettype() của PHP để kiểm tra kiểu của bất kỳ biến.

Trang 17

4.3 Hàm

Hàm trong PHP dùng để thực hiện một khối lệnh liên tiếp có điểm đầu và điểm cuối Một hàm được xác định thực hiện một công việc cụ thể nào đó, giả sử tôi viết một hàm kiểm tra số chẵn hay số lẻ thì mục đích của hàm đó là kiểm tra một số là số chẵn hay lẻ Điều đặc biệt hàm có thể gọi ở nhiều nơi, nhiều chương trình khác nhau.

Giả sử bạn cần viết một chương trình cho người dùng đăng nhập vào hệ thống và bạn sẽ sử dụng nó ở hai ứng dụng backend và frontend Nhưng sau một thời gian bạn muốn sửa lại một số thông tin lúc kiểm tra thì bạn sẽ phải vào hai chương trình đó và sửa lại, điều này thật tệ hại vì chương trình sẽ bị dư thừa, khó quản lý và bảo trì Nhưng nếu bạn sử dụng hàm thì chỉ cần sửa trong hàm đó là được.

Trong PHP vẫn sẽ có các hàm được định nghĩa sẵn Ví dụ như: echo(),

PHP cung cấp nhiều hàm cho phép gọi lại file Như hàm include (“URL đến file”), require (“URL đến file”)

Ngoài 2 cú pháp trên còn có include_once(), require_once() 2 hàm này cũng có trách nhiệm gọi lại hàm, nhưng chúng chỉ gọi lại 1 lần mà thôi 4.4 Phương thức POST và GET trong PHP

GET và POST là hai phương thức của giao thức HTTP, đều là gửi dữ liệu về server xử lý sau khi người dùng nhập thông tin vào form và thực hiện submit Trước khi gửi thông tin, nó sẽ được mã hóa bằng cách sử dụng một giản đồ gọi là url encoding Giản đồ này là các cặp name/value được kết hợp với các kí hiệu = và các ký hiệu khác nhau được ngăn cách bởi dấu &.

Ví dụ:

Trang 12

Trang 18

Phương thức GET: rất dễ nhận thấy đó là trên URL sẽ kèm theo dữ liệu

mà chúng ta muốn gửi

Client gửi lên: Phương thức GET là phương thức gửi dữ liệu thông qua đường dẫn URL nằm trên thanh địa chỉ của Browser Server sẽ nhận đường dẫn đó và phân tích trả về kết quả cho bạn Server sẽ phân tích tất cả những thông tin đằng sau dấu hỏi (?) chính là phần dữ liệu mà Client gửi lên.

Ví dụ:Với URL product.php?id=12 thì Server sẽ nhận được giá trị id = 12.

Tất cả các dữ liệu mà Client gửi lên bằng phương thức GET đều được lưu trong một biến toàn cục mà PHP tự tạo ra đó là biến $_GET, biến này là kiểu mảng kết hợp lưu trữ danh sách dữ liệu từ client gửi lên theo quy luật key => value.

Phương thức POST: có tính bảo mật hơn vì dữ liệu gửi phải thông qua

một form HTML nên nó bị ẩn, nghĩa là chúng ta không thể thấy các giá trị đó được.

Client gửi lên: Với phương thức GET thì dữ liệu được thấy trên URL thì phương thức POST thì hoàn toàn ngược lại, POST sẽ gửi dữ liệu qua một cái form HTML và các giá trị sẽ được định nghĩa trong các input gồm các kiểu (textbox, radio, checkbox, password, textarea, hidden) và được nhận dang thông qua tên (name) của các input đó.

Server nhận dữ liệu: Tất cả các dữ liệu gửi bằng phương thức POST đều được lưu trong một biến toàn cục $_POST do PHP tự tạo ra, vì thế để lấy dữ liệu thì bạn chỉ cần lấy trong biến này là được Cũng như lưu ý với các bạn là trước khi lấy phải dùng hàm isset($bien) để kiểm tra có hay không nhé.

4.5 Session và Cookie trong PHP

Session và Cookie dùng để lưu trữ dữ liệu tạm thời và từ đó hệ thống có thể đưa ra những quyết định về quyền hạn hoặc là những tùy chọn riêng tư Cả hai tuy có chung chức năng là lưu trữ dữ liệu nhưng bên trong nó lại khác nhau Session dùng để lưu trữ dữ liệu trên Server và đồng thời nó sẽ có một đoạn code dữ liệu được lưu trữ ở client (cookie) Còn Cookie thì lưu trữ dữ liệu trên máy Client.

a Session trong PHP

Trang 19

o Biến Session trong PHP được dùng để lưu trữ thông tin của người dùng hoặc là lưu trữ tùy chọn cấu hình hệ thống cho người dùng Đặc biệt mỗi client sẽ có một ID session khác nhau nên việc thông tin Session ở Client A bị ảnh hưởng qua Client B là điều không thể Thông thường chúng ta sử dụng Session để lưu thông tin đăng nhập, giỏ hàng hoặc những dữ liệu mang tính chất tạm thời và mỗi client sẽ có dư liệu khác nhau.

o Đăng ký session

Trước khi bạn sử dụng session bạn phải khai báo cho PHP biết bằng cách đặt dòng lệnh session_start()phía trên đầu mỗi file Nếu bạn dùng nhiều file include lẫn nhau thì đặt nó ở file chính

Dòng lệnh session_start() sẽ đăng ký phiên làm việc của người dùng trên Server, từ đó Server sẽ tạo ra một ID riêng không trùng lặp để nhận diện cho client hiện tại Dòng này bắt buộc có.

o Lưu trữ session

Tất cả Session được lưu trữ trong biến toàn cục $_SESSION, vì thể để lưu thêm dữ liệu Session hay là thay đổi dữ liệu của Session thì ta sẽ thao tác trên biến đó Lưu ý với bạn trước khi dùng phép lấy giá trị Session bạn phải kiểm tra sesion đó có tồn tại không rồi hãy lấy.

Để lưu một giá trị mới vào Session ta dùng cú pháp như sau: $_SESSION['session_name'] = $session_value

Để lấy giá trị Session ta dùng cú pháp sau: $tenbien = $_SESSION['session_name'] Như tôi đề cập ở trên trước khi bạn lấy giá trị Session bạn nên kiểm tra nó có tồn tại không rồi hãy lấy.

o Xóa session

Tất cả các giá trị Session đều lưu trữ trong biến $_SESSION nên để xóa nó các bạn chỉ việc dùng hàm

unset($_SESSION['session_name']), trong đó hàm unset dùng để giải phóng một biến ra khỏi bộ nhớ.

Nếu bạn muốn xóa hết tất cả các Session thì ta dùng hàm session_destroy().

b Cookie trong PHP

o Cookie thường được dùng để lưu trữ các tùy chọn riêng của trang web từng user, nó là một file nhỏ được Server chỉ định lưu trữ trên máy tính của Client và PHP có thể truy xuất tới được Và để sử dụng được Cookie thì trình duyệt phải hỗ trợ chức năng này, nếu không thì Cookie trở nên vô dụng.

Trang 14

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:39

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w