1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công nghệ truyền thông và đạo đức báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Nghệ Truyền Thông Và Đạo Đức Báo Chí Trong Kỷ Nguyên Kỹ Thuật Số
Tác giả TS. Đặng Thị Thu Hương
Trường học trường đại học
Chuyên ngành công nghệ truyền thông
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 2013
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 21,89 KB

Nội dung

Với hệ thống thông tin phong phú gồm 812 cơ quan báo in với 1084 ấn phẩm, 67 đài phát thanh – truyền hình địa phương, 3 đài quốc gia, phát sóng 172 kênh chương trình phát thanh và truyền

Trang 1

Công nghệ truyền thông và Đạo đức báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số Thứ sáu 24/05/2013 10:19

Khó mà hình dung cuộc sống của chúng ta trong xã hội hiện đại nếu thiếu vắng các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo chí – bộ phận chiếm

vị trí trung tâm, có vai trò nền tảng và có khả năng tác động đến tính chất, khuynh hướng của xã hội Báo chí ra đời là để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con người

Công nghệ truyền thông và Đạo đức báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số

TS Đặng Thị Thu Hương[1]

1 Sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng và yêu cầu đối với đạo đức báo chí

Khó mà hình dung cuộc sống của chúng ta trong xã hội hiện đại nếu thiếu vắng các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo chí – bộ phận chiếm

vị trí trung tâm, có vai trò nền tảng và có khả năng tác động đến tính chất, khuynh hướng của xã hội Báo chí ra đời là để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con người Bản chất của hoạt động báo chí là thông tin, nhưng báo chí thông tin để thực hiện chức năng tư tưởng, chức năng giáo dục, thực hiện vai trò quản lý, giám sát, phản biện xã hội, thông tin để thực hiện chức năng văn hóa, giải trí Nói cách khác, báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và định hướng dư luận xã hội, đáp ứng quyền được thông tin của công chúng – một nội

Trang 2

dung cơ bản được hiến pháp và pháp luật thừa nhận Với hệ thống thông tin phong phú gồm 812 cơ quan báo in với 1084 ấn phẩm, 67 đài phát thanh – truyền hình địa phương, 3 đài quốc gia, phát sóng 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá, mạng lưới báo chí ở Việt Nam hiện nay khá đa dạng, đã và đang thực hiện nhiệm vụ tối quan trọng là cầu nối đưa thông tin đến người dân, và ngược lại, đưa ý kiến, quan điểm, đánh giá và kiến nghị của người dân đến các cơ quan quản lý

Chính vì báo chí có vai trò quan trọng trong xã hội, nên ngay từ thế kỷ 17,

đã có những bản quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí (Ward 2007) Cho đến nay, hầu hết các nền báo chí trên thế giới đều đã có quy ước bằng văn bản được Đại hội nghề nghiệp thông qua và được thừa nhận khi nhà báo hành nghề Thậm chí, nhiều

cơ quan báo chí còn xây dựng bộ quy ước riêng cho tòa soạn của mình để định hướng đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo, như đài BBC (Anh), hay tờ New York Times (Mỹ) Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ) cũng đã thông qua bản

“Những nguyên tắc quốc tế về đạo đức nghề nghiệp báo chí” được UNESCO công nhận và được ứng dụng trong hoạt động của hàng trăm ngàn nhà báo tác nghiệp trên khắp toàn cầu Mặc dù, các nguyên tắc đạo đức nghề báo còn phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển lịch sử của từng quốc gia, từng nền báo chí, nhưng có một điểm chung trong các quy ước đạo đức báo chí, đó là khẳng định yêu cầu về tính khách quan, chân thật, công bằng và cân bằng trong đưa tin

Tuyên ngôn về những nguyên tắc đạo đức báo chí do Liên đoàn báo chí quốc tế thông qua năm 1954 (bổ sung năm 1986) đã khẳng định ngay điều đầu tiên: “Tôn trọng sự thật và quyền của công chúng được biết sự thật là nghĩa vụ đầu tiên của nhà báo’

Trang 3

Nguyên tắc đạo đức báo chí ASEAN cũng xác định điều đầu tiên của người làm báo trong ASEAN là “Phải giữ vững nguyên tắc công khai, dân chủ, chính xác

và trung thực trong quá trình khai thác tin tức, tư liệu, chụp ảnh…”

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam cũng xác định rõ yêu cầu về "tính trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật” của người làm báo

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là "những quy định không được ghi trong đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo nghề nghiệp, đó là những nguyên tắc, những quy định và những quy tắc về hành vi đạo đức của nhà báo” (Prôkhôrốp,

2004, tr.294) Trong cuốn "Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông”, tác giả Phạm Thành Hưng (2007, tr 75) cho rằng, đạo đức báo chí là ‘khái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, biểu hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo”

Mọi nghề nghiệp trong xã hội đều cần có đạo đức, nhưng đối với nghề báo, đạo đức nghề nghiệp càng phải đề cao Việc nhà báo giữ vững đạo đức báo chí không chỉ khẳng định niềm tin của công chúng đối với báo chí, mà quan trọng hơn,

sẽ cam kết và đảm bảo quyền được biết, quyền được thông tin của người dân trong

xã hội dân chủ Chính vì vậy, nếu người làm báo, hay tờ báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, xâm phạm đến niềm tin của công chúng dành cho họ, thì tờ báo đó có thể

sẽ phải đóng cửa và đình bản, như tờ News of the World là một ví dụ điển hình Tờ báo này thuộc về tập đoàn truyền thông lớn thứ hai trên thế giới (News Corp), có

số độc giả hàng tuần tại Anh lên tới 2,5 triệu người và đã tồn tại 168 năm Tuy nhiên, bê bối nghe lén điện thoại của tờ báo bị phanh phui khiến ông trùm truyền thông Rupert Murdoch phải tuyên bố đóng cửa tờ báo vào ngày 10.7.2011 để cứu

Trang 4

vãn danh tiếng cho cả tập đoàn Vụ việc tác động mạnh mẽ đến niềm tin của công chúng đối với báo chí đến mức, ngày 8.7.2011, Thủ tướng Anh David Cameron phải ra thông báo: song song với cuộc điều tra của cảnh sát, chính phủ Anh cũng sẽ

mở cuộc điều tra khác liên quan đến đạo đức và văn hóa của báo chí nhằm củng cố

Ủy ban kiểm soát truyền thông của nước này

Đạo đức báo chí là một trong những cốt lõi trong hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, nhưng những quy ước, nguyên tắc cơ bản của đạo đức báo chí đang đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, tích hợp và hội

tụ ngày nay

2 Sự phát triển của công nghệ truyền thông và những tác động to lớn đến đời sống xã hội

Trong những thập kỷ gần đây, bước phát triển nhảy vọt của kỹ thuật truyền thông là một trong những hiện tượng gây tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, làm thay đổi cả bản chất của xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn hoá và những thói quen của con người Sự tiếp cận dễ dàng với điện thoại di động

và máy vi tính được kết nối mạng Internet toàn cầu, đã giúp cho công chúng có thể gửi đi một cách chớp nhoáng thông điệp và lời nói, hình ảnh tĩnh và động đến những nơi xa xôi và cô lập nhất của thế giới - một khả năng mà các thế hệ đi trước khó thực hiện nổi

Với sự hình thành của Internet, người sử dụng có nhiều tiện ích như hệ thống thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, truy tìm dữ liệu, giao thức truyền tệp tin trên mạng, dịch vụ thông tin diện rộng… ngoài ra còn những dịch vụ cao cấp khác như kỹ thuật truyền tải giọng nói qua Internet, hội nghị truyền hình, giao thức ứng

Trang 5

dụng không dây Internet là công cụ tiện lợi để truyền tải một khối lượng thông tin khổng lồ, với tốc độ nhanh nhất, cho một lượng công chúng đông đảo mà không bị rào cản bởi biên giới địa lý Đồng thời, công nghệ truyền thông hội tụ đã xuất hiện, tạo điều kiện cho các loại hình truyền thông khác nhau cùng tồn tại có thể hỗ trợ và

bổ sung cho nhau trên môi trường Internet

Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử - loại hình báo chí mới mẻ với những đặc điểm không một loại hình báo chí nào cạnh tranh, được như khả năng đa phương tiện (multimedia), tính tương tác cao, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, tính thời sự và phi định kỳ khiến cho thông tin trên báo mạng điện tử là thông tin sống động, nóng nhất, tươi mới nhất vì có thể được cập nhật từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây

Theo kết quả nghiên cứu của Net Index 2011 (Tạp chí Người làm báo, 2011), tại Việt Nam, Internet đã vượt qua radio và báo in để trở thành phương tiện thông tin hàng ngày phổ biến nhất, với hoạt động mạng trực tuyến phổ biến nhất là đọc tin trên mạng (97%), truy cập vào các cổng thông tin điện tử (96%) Số người

sử dụng Internet để truy cập vào các trang mạng xã hội đã tăng từ 41% năm 2010 lên 55% năm 2011 Giới trẻ cũng sử dụng Internet để cập nhật thông tin trên mạng

xã hội (52%), xem video và hình ảnh trên mạng (45%)

Một tiện ích khác của Internet là sự hình thành mạng xã hội, dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet với nhiều tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tệp tin, blog… Năm 2010, danh hiệu uy tín “Nhân vật của năm” do tạp chí "Time" bình chọn được trao cho Mark Zuckerberg, người sáng lập trang mạng xã hội Facebook nổi tiếng Tạp chí "Time" còn đánh giá Facebook

Trang 6

giờ đây là thế giới thứ ba trên Trái đất Theo kết quả khảo sát của một nhà nghiên cứu (Nguyễn Thành Lợi, 2012), ở Việt Nam, hơn 60% nhà báo có tham khảo blog – mạng xã hội như một dạng nguồn tin Thậm chí, khá nhiều đề tài báo chí do phóng viên thực hiện xuất phát từ những gợi ý, từ thông tin trên môi trường mạng

xã hội, blog… Khảo sát báo điện tử Vnexpress trong năm 2012, có 1751 tin, bài có

sử dụng nguồn tin từ các mạng xã hội, đặc biệt từ Youtube, Facebook, Zing Me và Twitter Có những sự kiện bắt đầu từ mạng xã hội, nhưng nhanh chóng trở thành điểm nóng, mang tính thời sự cao trên báo chí như vụ nickname "Kẹo Mút Chơi Bời” lên Facebook khoe khoang gây tai nạn và thách thức dư luận (tháng 8.2011),

sự kiện "trung úy Trần Đại Phúc tấn công cảnh sát giao thông” (28.7.2011), vụ gian lận trong thi cử của trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) (5.2012)…

3 Những thách thức của đạo đức báo chí trong môi trường truyền thông kỹ thuật số

Vấn đề đạo đức báo chí trong môi trường truyền thông kỹ thuật số đang là vấn đề thời sự “nóng bỏng” hiện nay Những khối lượng thông tin lớn được chuyển tải tức từng giây phút qua mạng Internet khiến con người không còn đủ khả năng kiểm soát thông tin Hiện tượng thiếu trung thực, bóp méo sự thật, lèo lái thông tin theo những ý đồ xấu xuất hiện khắp nơi Sự phát tán thông tin một cách hỗn độn và sai lệch làm cho nhiều người mất niềm tin, dẫn đến hậu quả là những thông tin tốt đẹp cũng có thể bị loại trừ, tẩy chay theo Những tệ nạn mới nảy sinh như việc lừa đảo, đe dọa qua các phương tiện truyền thông, môi giới mại dâm, buôn người, buôn bán ma tuý và hàng lậu, phát tán những hình ảnh khiêu dâm, các trò chơi kích thích bạo lực và những tài liệu đồi truỵ không thể kiểm duyệt nội dung hoặc loại thông tin khích bác, bôi nhọ, hạ phẩm giá và uy tín của người khác đang là nỗi lo của nhiều người có trách nhiệm trong xã hội

Trang 7

Trong những thế kỷ trước, nghề báo là một nghề được định danh rõ ràng Đối với mọi người, người làm báo là những người làm nghề chuyên nghiệp, chuyên viết và đưa tin cho các tờ báo hoặc các đài phát thanh – truyền hình Công chúng gần như rất khó để được tính vào đội ngũ những người làm công việc truyền tin trong xã hội Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo nên một môi trường thông tin hiện đại, không còn biên giới quốc gia Không cần được đào tạo bài bản về báo chí và không nhất thiết phải làm việc tại một cơ quan báo chí nào đó, một người dân bình thường vẫn có thể tự nhận mình hoạt động báo chí và viết những bài viết về các vấn đề của đời sống cho đông đảo người đọc – như một nhà báo thực thụ Tuy nhiên, có một thực tế là, mặc dù ai cũng có thể chia

sẻ quan điểm, ý kiến, thông tin trên mạng Internet, nhưng không phải ai cũng hiểu

và thực hiện được đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

Trong môi trường truyền thông hiện đại, thông tin trên mạng xã hội đa chiều, khó kiểm chứng đúng sai Bên cạnh đó, việc mọi người có thể giấu kín danh tính thật trên Internet khiến cho việc truyền tải, tiếp nhận và xử lý thông tin ngày càng khó kiểm soát hơn Một thực trạng xấu khác đang tồn tại là những gì không được luật pháp hay đạo đức xã hội thừa nhận lại được ngầm phát tán trên các phương tiện truyền thông mới, nhất là Internet, điện thoại di động, các loại thiết bị lưu trữ xử lý dữ liệu gọn nhẹ có dung lượng ngày càng cao

Thậm chí nhiều tin đồn, tin từ mạng xã hội không được kiểm chứng được nhiều phóng viên khai thác và biến thành tin chính thức trên kênh báo chí Những thông tin sai sự thật đó đã gây ảnh hưởng xấu hoặc xúc phạm uy tín, danh dự của

tổ chức, nhân phẩm của công dân, làm rối loạn thông tin, gây bức xúc trong dự luận xã hội Tin đồn thất thiệt về việc Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cố

Trang 8

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt khiến thị trường chứng khoán ngày 21.2.2013 rơi vào hoảng loạn, và theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, chỉ trong một ngày, thị trường đã bốc hơi gần 34.000 tỷ đồng ( theo An ninh thủ đô Online, 2013)

Trong môi trường truyền thông Internet, việc sao chép, “đạo văn” cũng đang trở nên một vấn đề báo động, vì chưa bao giờ việc đạo văn lại dễ dàng như hiện nay, chỉ bằng các thao tác đơn giản ‘Ctr a”, “Ctr c” và “Ctr v” Hiện tượng phổ biến là sao chép nguyên văn nội dung tin, chỉ biên tập lại tít Thứ hai là sử dụng tin bài có biên tập lại Thứ ba, đạo ý tưởng Thứ tư, sử dụng tin, bài hoặc đoạn văn không đề rõ nguồn gốc Năm 2012, báo giới ngỡ ngàng, xấu hổ trước việc phóng viên Nguyễn Chu Trinh bịa đặt tin giật gân câu khách về câu chuyện ‘Bố chồng dính chặt nàng dâu” ở Tiền Giang (đăng trên báo mạng điện tử VOVNews) Ngay lập tức, hàng chục báo điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn… đăng lại tin này Một số báo điện tử khác “ăn theo” bịa tiếp câu chuyện phỏng vấn người hàng xóm của nhân vật trong câu chuyện

Thông tin bịa đặt, thậm chí bịa đặt hoàn toàn, hoặc thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam, thông tin thiên về bạo lực, tình dục, vụ

án, đời tư nghệ sỹ, người nổi tiếng, tai tiếng, mê tín dị đoan là những vấn đề nổi cộm của đạo đức báo chí thời gian qua Một số tờ báo, nhà báo mạng điện tử có xu hướng khai thác những chuyện nhảm nhí, thô tục, “bới” chuyện đời tư éo le, giật gân, tô đậm mặt trái của xã hội… để câu khách một cách rẻ tiền Người ta nói trên báo mạng điện tử hiện nay có đủ loại thông tin đáp ứng nhu cầu đa dạng của đủ loại người nhưng nhiều nhất, phong phú nhất là những thông tin “lộ hàng”, “sốc, sex, sến”, những vụ giết người với những tình tiết dã man… Hiện tượng này không chỉ xuất hiện trên những trang báo mạng điện tử mới ra đời mà có ở cả

Trang 9

những tờ báo mạng điện tử đã có chỗ đứng, khẳng định được vị trí của mình trong lòng độc giả

Một vấn đề khác của đạo đức báo chí thời công nghệ số là hiện tượng chỉnh sửa ảnh báo chí Công nghệ kỹ thuật số và phần mềm photoshop đang khiến cho nhiều người lo ngại về độ chân thực của các bức ảnh báo chí Trong khi một trong những yêu cầu quan trọng của ảnh báo chí là phải phản ánh trung thực, sinh động thực tế khách quan, lưu lại khoảnh khắc có ý nghĩa cô đọng của lịch sử, thì với công nghệ kỹ thuật số, nhằm mục đích thu hút độc giả, rất nhiều ảnh báo chí đã được chỉnh sửa, khiến thông tin trở nên sai lệch Công chúng báo chí đã từng lên tiếng phản đối việc ảnh báo chí được dựng lại bằng photoshop, trong đó, nhiều bức ảnh làm sai lệch hoàn toàn sự thật và tác giả bức ảnh có âm mưu đánh lừa công chúng

Trên đây là tấm ảnh giả mạo được chỉnh sửa bằng photoshop đăng trên tờ

‘The Kronen Zeitung” (phía trên) và bức ảnh gốc của một Hãng thông tấn báo chí châu Âu chụp trước đó 2 ngày ở một địa điểm khác Tờ báo “The Kronen Zeitung” – tờ báo lớn nhất của Áo với hơn 3 triệu độc giả đã cho đăng tải một bài viết về tình hình chiến sự ở thành phố Aleppo (Syria) Bài báo có tiêu đề “Assads armee rollt mit Panzern zur Mutter aller Schlachten” (tạm dịch: Quân đội của Assad đưa

xe tăng vào trận đánh sinh tử) với bức ảnh minh họa là một cặp vợ chồng đang bế đứa con nhỏ chạy loạn trong hậu cảnh là đống đổ nát của những ngôi nhà bị đạn pháo và bom đánh sập Tuy nhiên, độc giả đã phát hiện bức ảnh giả mạo được cắt ghép từ 2 bức ảnh hoàn toàn khác nhau bằng công cụ photoshop Theo “điều tra” của các độc giả trên mạng chia sẻ tin tức Reddit, bức ảnh đầu tiên là cảnh cặp vợ

Trang 10

chồng người Syria đang bế con chạy trốn khỏi những vùng chiến sự do Hãng thông tấn – báo chí châu Âu EPA (European Pressphoto Agency) chụp trước đó 2 ngày Nhưng có lẽ ban biên tập của tờ “The Kronen Zeitung” cho rằng bức ảnh này

“chưa lột tả được đủ độ tàn khốc mà quân đội của ông Assad gây ra” nên đã cố tình ghép thêm hậu cảnh hoang tàn đổ nát khác

Trước đó, năm 2006, hãng tin Reuters (Anh) cũng gặp một vụ bê bối về ảnh báo chí khi cho đăng bức ảnh của phóng viên Adnan Hajj nhưng đã được chỉnh sửa

để khói đen và dày hơn, làm tăng phần kịch tính cho cuộc không kích của Israel Reuters sau đó đã xóa hình này khi bị nhiều người chỉ trích

Rất nhiều phóng viên ảnh bị sa thải khi photoshop ảnh báo chí, tuy nhiên, hiện tượng này vẫn đang khiến cho không ít cơ quan báo chí và độc giả đau đầu vì

sự giả mạo của các bức ảnh báo chí với sự hỗ trợ tiện lợi và kỹ thuật đỉnh cao của công nghệ số

4 Giải pháp nâng cao chất lượng đạo đức báo chí trong thời đại kỹ thuật số

Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự mở cửa, giao lưu sâu rộng với thế giới, nhiều tờ báo phải tự lo tài chính, làm việc trong một môi trường cạnh tranh gay gắt Để bán được báo, nhiều tờ mải chạy theo thị hiếu của một bộ phận công chúng, sa đà vào những thông tin đời tư rẻ tiền, vụn vặt, giật gân, câu khách Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, áp lực để thông tin nhanh nhạy đã đẩy tốc

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w