1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế phát triển phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn gap trên địa bàn tỉnh bắc giang

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 673,31 KB

Nội dung

Tuy các công bố này đã đề cập tới nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc trên nhiều góc độ khác nhau và tập trung vào phạm vi nền kinh tế quốc gia và trong trường hợp cụ thể ở một nướ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ

Đà Nẵng, Năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào

Đà Nẵng ngày tháng năm 2020 Tác giả

Trần Quốc Vinh

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học của luận án 4

5 Kết cấu luận án 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC 8

1.1 Lý thuyết về phát triển nông nghiệp 8

1.1.1 Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo ba giai đoạn 8

1.1.2 Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hàm sản xuất trong nông nghiệp 9

1.1.3 Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo dịch chuyển năng suất lao động 11

1.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan 12

1.2.1 Các nghiên cứu có liên quan tới phát triển nông nghiệp 12

1.2.2 Các nghiên cứu liên quan tới phát triển chăn nuôi đại gia súc 17

1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu: 24

1.3 Khái niệm, đặc điểm và nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc 24

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của chăn nuôi đại gia súc 24

1.3.2 Khái niệm về phát triển chăn nuôi đại gia súc 27

1.3.3 Nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc 28

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi đại gia súc 34

1.4.1 Tài nguyên thiên nhiên 35

1.4.2 Yếu tố vốn 36

1.4.3 Yếu tố Lao động 37

Trang 5

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 44

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 47

2.1.3 Đánh giá chung 48

2.2 Phương pháp nghiên cứu 49

2.2.1 Phương pháp tiếp cận, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 49

3.1 Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại gia súc 63

3.2 Cơ cấu chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định 68

3.3 Thực trạng huy động phân bổ và sử dụng nguồn lực cho chăn nuôi đại gia súc

72

3.4 Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc 79

3.5 Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đại gia súc 82

3.6 Thực trạng kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ chăn nuôi đại gia súc 87

Kết luận chương 3 92

Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC 94

Trang 6

4.1 Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc bằng số liệu

vĩ mô 94

4.1.1 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng theo mô hình kinh tế lượng 94

4.1.2 Các nhân tố có liên quan khác 101

4.2 Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc bằng số liệu vi mô 112

Kết luận chương 4 120

Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ HÀM Ý VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC 123

5.1 Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới và các dự báo có liên quan đến phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định 123

5.1.1 Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới 123

5.1.2 Các dự báo có liên quan đến phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định 124

5.2 Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định 129

5.2.1 Quan điểm phát triển chăn nuôi đại gia súc 129

5.2.2 Định hướng phát triển 130

5.2.3 Mục tiêu 131

5.3 Hàm ý về các giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định 132

5.3.1 Hàm ý về giải pháp liên quan tới nội dung phát triển 132

5.3.2 Hàm ý về giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực và khắc phục, hạn chế các tác động tiêu cực 135

Kết luận chương 5 145

KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

địa bàn

Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu quan trọng 56

Bảng 3.1 Quy mô GTSX chăn nuôi đại gia súc 63

Bảng 3.3 Độ ổn định tăng trưởng GTSX chăn nuôi đại gia súc 65

Bảng 3.4 Quy mô đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng của đại gia súc tỉnh Bình Định 66

Bảng 3.5 So sánh quy mô chăn nuôi ĐGS thực tế và quy hoạch phát triển 67

Bảng 3.6 Thay đổi tỷ trọng chăn nuôi đại gia súc trong GTSX ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định 69

Bảng 3.7 Cơ cấu đàn bò theo địa phương tỉnh Bình Định 70

Bảng 3.8 Cơ cấu đàn lợn theo địa phương tỉnh Bình Định 71

Bảng 3.9 Phân bổ diện tích đất nông nghiệp của tỉnh cho chăn nuôi 73

Bảng 3.10 Diện tích đất trồng cỏ và sản xuất thức ăn của hộ chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định 73

Bảng 3.11 Lượng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn nuôi 74

tỉnh Bình Định 74

Bảng 3.12 Vốn đầu tư cho chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định 75

Bảng 3.13 Hiệu quả vốn đầu tư trong chăn nuôi đại gia súc 74

Bảng 3.14 Tình hình vốn kinh doanh của hộ chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định 76

Bảng 3.15 Tình hình một số chỉ tiêu liên quan tới lao động của chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định 77

Bảng 3.16 Chất lượng lao động của hộ chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định 78 Bảng 3.17 Kết quả sản xuất và Quy mô nguồn lực của hộ chăn nuôi ĐGS ở tỉnh Bình Định 88

Bảng 3.18 Kết quả sản xuất - GO của hộ chăn nuôi ĐGS theo huyện ở tỉnh Bình Định 89

Trang 9

Bảng 3.19 Kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định

90

Bảng 3.20 Năng suất từng phần của hộ chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định 91

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 95

Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến 96

Bảng 4.3 Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình 98

Bảng 4.4 Kết quả ước lượng 100

Bảng 4.5 Mức ảnh hưởng của quy hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc 102

Bảng 4.6 Mức ảnh hưởng của chính sách phát triển chăn nuôi đại gia súc 105

Bảng 4.7 Mức ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở 106

Bảng 4.8 Mức ảnh hưởng của công tác khuyến nông 108

Bảng 4.9 Mức ảnh hưởng của công tác thú y 110

Bảng 4.10 Mức ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ khác 111

Bảng 4.11 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 112

Bảng 4.12 Ma trận tương quan giữa các biến 113

Bảng 4.13 Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình 114

Bảng 4.14 Kết quả ước lượng 117

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn sơ khai 9

Hình 1.2 Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn đang phát triển 10

Hình 1.3 Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn phát triển 10 Hình 2.1 Khung phân tích 51

Hình 3.1 Chuỗi giá trị bò và lợn ở Bình Định 82

Hình 3.2 Tỷ lệ ý kiến về các thông tin cần thiết cho hộ chăn nuôi 86

Hình 4.1 Phân phối xác suất của lnk 96

Hình 4.2 Phân phối xác suất của lnl 96

Hình 4.3 Phân phối xác suất của hh 97

Hình 4.4 Phân phối xác suất của thoitiet 97

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi đại gia súc nói riêng là mục tiêu của hầu hết các nước đang phát triển Đây cũng là chủ đề rất được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách Vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này

Các nghiên cứu mang tính lý thuyết cho chủ đề này gồm nhóm lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế trong Kinh tế Phát triển, nhóm lý thuyết về mô hình phát triển nông nghiệp Các lý thuyết về phát triển nông nghiệp như: Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo ba giai đoạn, Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hàm sản xuất trong nông nghiệp và Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo dịch chuyển năng suất lao động Các lý thuyết trên là nền tảng lý luận cho nghiên cứu phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi đại gia súc nói riêng Từ cơ sở các nghiên cứu đó có nhiều nhà nhà kinh tế đã công bố các kết quả nghiên cứu có liên quan tới chủ đề này Tuy các công bố này đã đề cập tới nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc trên nhiều góc độ khác nhau và tập trung vào phạm vi nền kinh tế quốc gia và trong trường hợp cụ thể ở một nước đang phát triển, nhưng chưa có một khung phân tích, cũng như vận dụng cơ sở lý thuyết về phát triển ngành chăn nuôi này để nghiên cứu phát triển chăn nuôi đại gia súc cho một địa phương như trường hợp cụ thể tỉnh Bình Định

Bình Định là một tỉnh nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Những năm qua nền kinh tế có sự phát triển khá, tăng trưởng GRDP thường khoảng trên 8,5% và quy mô GRDP năm 2016 là 41.185,5 tỷ đồng theo giá 2010 Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi tích cực và công nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng Tuy nhiên, đến năm 2016, tỷ trọng của khu vực nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm 27,41% (tỷ trọng GDP khu vực nông lâm ngư nghiệp của cả nước chiếm 20,58%) nhưng lại tạo ra việc làm và thu nhập cho 49% lao động của tỉnh Ngành chăn nuôi đại gia súc có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh khi đóng góp rất lớn vào kết quả cuối cùng của nền kinh tế và việc làm của tỉnh Năm 2016, giá trị sản xuất chăn nuôi đại gia súc chiếm tới gần 75,74% giá trị sản xuất ngành chăn

Trang 12

xuất của nền kinh tế Lao động làm việc trong chăn nuôi ĐGS năm 2016 là hơn 38 ngàn người, chiếm 16,84% trong tổng lao động nông nghiệp, tương đương khoảng 8% tổng lao động của nền kinh tế

Thực tế phát triển chăn nuôi đại gia súc những năm qua đã có sự phát triển khá nhanh và đạt được những thành tựu đáng kể Đó là: Sự phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định khá nhanh dựa vào sự gia tăng của năng lực sản xuất, sự thay đổi cơ cấu tích cực đang có sự dịch chuyển để phát triển các loại đại gia súc mà tỉnh có nhiều tiềm năng và hình thành các vùng chuyên canh tập trung; Huy động khá lớn tiềm năng nguồn lực cho phát triển, hiệu quả sử dụng nguồn lực có được cải thiện nhất định; Tổ chức sản xuất bước đầu có sự chuyển biến dần sang theo mô hình trang trại và theo chuỗi; Hiệu quả trong chăn nuôi có sự chú trọng cải thiện và gia tăng ở mức độ nhất định Tuy nhiên, sự phát triển sản xuất chăn nuôi đại gia súc đã vẫn thể hiện nhiều hạn chế: Sự phát triển về lượng, kém về chất, chủ yếu dựa vào lợi thế tĩnh của địa phương; Cơ cấu chăn nuôi đại gia súc cũng thể hiện rõ sự mất cân bằng trong phân bố sản xuất cũng như việc thay đổi cấu trúc đàn chưa thực sự chắc chắn, chủ yếu thay đổi về lượng, thiếu sự bảo đảm bởi khả năng thích ứng với thị trường hoặc chưa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn nhờ yếu tố chỉ dẫn địa lý; Các nguồn lực huy động và phân bổ để phát triển chăn vẫn theo lối mòn, chú trọng tăng về lượng hơn đầu tư về chất; Sản xuất vẫn dựa trên mô hình hộ gia đình và gia trại là chủ yếu; phương thức chăn nuôi chưa phát triển; tổ chức sản xuất có mối liên kết lỏng, chưa phát triển tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp đầu đàn tham gia và đóng vai trò cốt lõi trong cả sản xuất và phân phối; Hiệu quả sản xuất còn khá thấp và có sự khác nhau lớn giữa vùng

Từ thực tiễn đó đòi hỏi phải có một nghiên cứu xem xét sự phát triển chăn nuôi gia súc tỉnh Bình Định theo các nội dung: Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại gia súc; Thay đổi cơ cấu chăn nuôi đại gia súc; Nguồn lực được huy động và phân bổ cho chăn nuôi đại gia súc hiệu quả; Tổ chức sản xuất tốt và tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi đại gia súc quốc gia và quốc tế và Hiệu quả chăn nuôi đại gia súc cũng như cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của chăn nuôi đại gia súc Đồng thời cũng cần có những hàm ý chính sách cho địa phương Chính vì vậy, việc

Trang 13

nghiên cứu đề tài “Phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định” có ý nghĩa cả lý

luận và thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi đại gia súc Bình Định dưới góc độ của các nhà hoạch định chính sách kinh tế phát triển

2.2 Mục tiêu cụ thể

Luận án tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, tổng hợp và khái quát khung lý thuyết cho nghiên cứu phát triển chăn nuôi đại gia súc

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

Thứ ba, nhận diện và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

Thứ tư, đề xuất được một số hàm ý về giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định những năm tới

Để đạt được mục tiêu trên, những câu hỏi nghiên cứu sẽ được làm rõ trong luận án

Một là, thực trạng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định thời gian qua như thế nào?

Hai là, các nhân tố nào tác động đến phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định ?

Ba là, những chính sách nào nhằm phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định trong thời gian đến?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển chăn nuôi đại gia súc ở

Trang 14

là (i) xem xét cách thức hay cơ chế huy động phân bổ nguồn lực cho phát triển chăn nuôi ĐGS; (ii) Mục tiêu cần hướng tới là khai thác sử dụng và duy trì mở rộng các nguồn lực nhằm bảo đảm sự phát triển chăn nuôi ĐGS duy trì dài hạn; (iii) cơ chế chính sách của chính quyền địa phương

Không gian: Nghiên cứu này khảo sát tại 7 huyện, gồm Phù Mỹ, Hoài Nhơn, An Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn và Phù Cát tỉnh Bình Định Đây là các huyện có quy mô đàn đại gia súc chiếm tỷ trọng lớn

Thời gian: Các số liệu thứ cấp dùng trong nghiên cứu chủ yếu có khoảng thời gian từ 1991 đến 2016 và các số liệu từ thời kỳ tái lập tỉnh 1986 Các số liệu sơ cấp được khảo sát qua hai đợt: đợt 1 từ tháng 8 - 10/2016 và đợt 2 từ tháng 2 - 4/2017 Thời gian có tác dụng của các hàm ý rút ra từ 2020 - 2030

4 Ý nghĩa khoa học của luận án

4.1 Những đóng góp về mặt thực tiễn, lý luận

Thứ nhất, lý luận về phát triển chăn nuôi nói chung và phát triển chăn nuôi đại gia súc nói riêng được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau tùy theo điều kiện và bối cảnh của các lý thuyết khác nhau về chủ đề này Phần lớn các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về chủ đề này thường gắn với bối cảnh nền kinh tế của quốc gia hay liên vùng trong quốc gia Do đó, khi nghiên cứu chủ đề này trên phạm vi nền kinh tế một tỉnh như Bình Định thành công thì những kết luận rút ra sẽ là sự đóng góp và làm phong phú, tăng thêm sự đa dạng và đặc thù cho mảng lý luận về phát triển chăn nuôi đại gia súc ở một địa phương của một nước đang phát triển

Thứ hai, luận án đã vận dụng cơ sở lý thuyết về phát triển nông nghiệp để nghiên cứu quá trình phát triển chăn nuôi đại gia súc của một tỉnh dưới tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô Đây là khác biệt so với nhiều nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam khi chỉ tập trung vào biểu hiện nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc Vì thế có thể coi đây là sự đóng góp vào học thuật và lý luận

4.2 Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

4.2.1 Kết quả nghiên cứu của luận án đã phần nào lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về thực tiễn

Đó là trạng thái và trình độ phát triển chăn nuôi đại gia súc ở Bình Định cho đến hiện nay trên các khía cạnh:

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:43