1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bui Nghi Thai pdf

22 239 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 396,47 KB

Nội dung

Báo cáo Thực Tập Lời Cảm Ơn: o Để hoàn thành tốt đợt thực tập chuyên ngành này, em đã rất cố gắng và nổ lực, nhưng không thể thiếu sự giúp đỡ của thầy cô, các cô chú, anh chị tại đơn vị em thực tập. • Để tỏ lòng biết ơn em xin chân thành cảm ơn: o Quý thầy cô khoa In và Truyền Thông trường đại học sư phạm kỹ thuật hướng dẫn rất cặn kẻ, chi tiết cho chúng em. o Công ty đã chấp nhận cho em đến xưởng sản xuất thực tập o Cám ơn ban quản lí phân xưởng in đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em. o Cám ơn các cô các chú, các anh chị em công nhân đã giúp đỡ và chỉ dạy cho em nhiều kinh nghiệm thực tế trong lúc làm việc. o Trong thời gian qua em đã được thực tập ở phân in em đã học được không ít kinh nghiệm.Và đó sẽ là hành trang cho em bước vào đời, và em hi vọng có thể được góp một phần sức lực của mình vào xây đựng công ty mình ngày càng lớn mạnh hơn. • Cuối cùng em xin chúc cho công ty ngày càng phát triển mạnh hơn, không những trong nước mà còn ra cả khu vực và quốc tế. SVTH: Bùi Nghi Thái Trường ĐHSP Kỹ thuật TPHCM 5/2011 Page 1 Báo cáo Thực Tập MỤC LỤC I. Cơ cấu tổ chứ sản xuất: I.1. Các công đoạn triển khai sản xuất I.2. Bố trí sản xuất trong phân xưởng in I.2.1. Bố trí nhân sự trong phân xưởng in I.2.2. Trang thiết bị trong phân xưởng I.2.3. Bố trí công việc trong máy in II. Công nghệ và thiết bị: II.1. THIẾT BỊ II.1.1. Máy in và thông số máy II.1.2. Cấu tạo của máy in Speed Master CD 102 II.1.3. Quy trình vận hành máy in II.1.4. Quy trình sản xuất một đơn hàng II.1.5. Kiểm soát chất lượng trong quá trình in II.1.5.1. Kiểm tra theo lệnh sản xuất II.1.5.2. Quy trình kiểm tra chất lượng in trong các công đoạn II.1.6. Yêu cầu về chất lượng II.2. CÔNG NGHỆ: ( Speed Master CD 102) II.2.1. Các đặc điểm công nghệ II.2.2. Các dạng sản phẩm II.2.3. Yêu cầu đầu vào và đầu ra (Speed Master CD 102) II.2.4. Quy trình công nghệ III. Kết luận: III.1 Các công việc đã làm được tại nơi thực tập III.2. Những kinh nghiệm và kỹ năng rút ra được từ thực tế sản xuất III.2.1 Kỹ năng III.2.2. Kinh nghiệm III.3. Mối liên hệ giữa các công đoạn III.4. Các lỗi thường gặp trong quá trình thực tập III.4.1. Lỗi trong quá trình cung cấp giấy III.4.2. Lỗi trong quá trình in III.5. Nhận xét về chương trình đào tạo giữa lý thuyết và thực hành 5/2011 Page 2 Báo cáo Thực Tập PHẦN I: Cơ cấu tổ chức sản xuất I.1. Các công đoạn triển khai sản xuất: 5/2011 Page 3 PHÒNG SẢN XUẤT Nhận đơn hàng,báo giá,hẹn giao hàng Lập lệnh sản xuất cho các phân xưởng PX THÀNH PHẨM Sản phẩm in PX IN Tờ in PX CHẾ BẢN Bản in PHÒNG VẬT TƯ Cung cấp vật liệu in KIỂM PHẨM Kiểm tra, đóng gói GIAO HÀNG Báo cáo Thực Tập  Phòng sản xuất: lập lệnh sản xuất cho từng phân xưởng và các phòng ban liên có liên quan để đáp ứng yêu cầu sản xuất đơn hàng về thời gian và chất lượng.  Phân xưởng chế bản: nhận lệnh sản xuất, tiến hành ghi bản.  Phân xưởng in: nhận lệnh sản xuất, tiến hành nhận bản in, mực in, giấy in, và bắt đầu công đoạn in  Phân xưởng thành phẩm: nhận lệnh sản xuất, tiến hành nhận các tờ in và thực hiện tiếp tục các công đoạn: cắt, gáp, bắt tay sách, gia công bề mặt … để hoàn tất sản phẩm.  Phòng vật tư: ghi nhận các vật tư đã cung cấp cho các kíp thợ: mực, giấy, giẻ lau, cồn … để báo cáo phòng hành chính. I.2. Bố trí sản xuất trong phân xưởng in tờ rời (offset1): I.2.1. Bố trí nhân sự trong phân xưởng in tờ rời (offset1): 5/2011 Page 4 Quản đốc phân xưởng in Trưởng ca 1 Trưởng ca 2 Trưởng máy in Thợ in phụ Báo cáo Thực Tập I.2.2.Trang thiết bị trong phân xưởng tờ rời (offset1)  Trang thiết bị tại phân xưởng: - Hai máy 4 màu Speed Master CD 102 - Hai máy 4 màu Roland - Một máy 4 màu Mitsubishi - Hai máy Ryobi - Hai máy 2 màu - một máy CD74  Cơ cấu bố trí nhân sự trong máy in: - Đối với máy 2 màu: 2 người vận hành - Đối với máy 4 màu trở lên: 3 người vận hành I.2.3. Bố trí công việc trong máy in: MÁY IN Speed Master CD 102 (1 thợ chính + 2 thợ phụ) THỢ CHÍNH: (Nhiệm vụ chính: canh màu + chạy sản lượng) 1. Nhận lệnh sản xuất 2. Kiểm tra lượng mực nước cung cấp 3. Xử lý và khắc phục những sự cố trong quá trình in 4. Kiểm tra màu sắc trong quá trình in 5. Kiểm tra phần tử in 6. Kiểm tra boong 7. Chạy canh màu 8. Khi màu đã ổn định, lấy mẫu đi ký duyệt 9. Quyết định chạy sản lượng khi đã có mẫu duyệt THỢ PHỤ 1: (Nhiệm vụ chính: canh chỉnh bài in) 1. Đọc lệnh sản xuất, nhận bản in 2. Kiểm tra bản in 3. Tháo lắp bản in 4. Lên mực 5. Canh chỉnh bài in 6. Kiểm tra các boong chồng, đảm bảo các boong chồng khít 7. Kiểm tra phần tử THỢ PHỤ 2: (Nhiệm vụ chính: canh chỉnh bộ phận đầu bò, tay kê) 1. Đọc lệnh sản xuất, nhận giấy in, mực in và các nguyên vật liệu cần thiết 2. Vỗ giấy, đặt chồng giấy lên bàn cấp giấy 3. Canh chỉnh bàn đặt giấy 4. Canh chỉnh đầu bò theo khổ giấy và định lượng 5. Canh chỉnh tay kê 6. Tìm giấy dơ cùng khổ giấy in 7. Vận hành máy hổ trợ quá trình canh bài và canh màu 5/2011 Page 5 Báo cáo Thực Tập PHẦN II: CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ II.1. THIẾT BỊ II.1.1. Máy in và thông số máy: THÔNG SỐ Speed Master CD 102 Số đơn vị in 4 Tốc độ in cao nhất 13.000 (tờ giờ) Tốc độ in thấp nhất 3.000 (tờ giờ) Khổ giấy in lớn nhất 720 x 1030 mm Khổ giấy in nhỏ nhất 360 x 520 mm Độ dày giấy in 0,04 – 0,8 mm Vùng in lớn nhất 705 x 1020 mm Kích thước bản kẽm 800 x 1030 mm Kích thước tấm cao su 900 x 1040 mm Độ cao chồng giấy vào max 1.150 mm Độ cao chồng giấy ra max 1.150 mm Chiều dài máy 9.116 mm Chiều rộng máy 4.353 mm Chiều cao máy 2.448 mm Trọng lượng máy 35.200 Kg Công suất tiêu thụ (50Hz) kW 35,5 kw 5/2011 Page 6 Báo cáo Thực Tập II.1.2.Cấu tạo của máy inSpeed Master CD 102 :  Các bộ phận chính của máy in Speed Master CD 102 1. Bộ phận vào máy: cung cấp giấy từng tờ một vào bộ phận in của máy bao gồm: bàn đặt giấy, hệ thống đầu bò: hút giấy, tách tờ, nâng bàn tự động, tay kê đầu, tay kê hông, nhíp trao. 2. Bộ phận chuyền giấy: chuyền giấy từ bộ phận này sang bộ phận khác của máy in 3. Bộ phận in: gồm 3 ống: ống bản, ống cao su, ống ép, mực sẽ truyền từ bản lên tấm cao su lê vật liệu in 4. Bộ phận nhận tờ in 5. Các thiết bị kiểm soát và các thiết bị an toàn  Các bộ phận hỗ trợ: 1. Bàn điều khiển canh chỉnh: - Hệ thống này giúp thực hiện các thao tác canh chỉnh màu mà không cần trực tiếp thực hiện trên máy (nhưng phải trong giới hạn cho phép). Các việc thực hiện được trên bản điều khiển là: kéo ống bản (lên-xuống-qua-lại), thực hiện quay lên-xuống một bên ống bản. Nó còn giúp cho việc canh chỉnh mực nước một cách dễ dàng. Và đồng thời có thể lưu lại thông số cho từng hệ thống màu nhưng tất cả các việc canh chỉnh đều phải trong giới hạn cho phép, nếu ngoài khoảng cho phép thì ta phải thực hiện bằng tay. - Một số vấn đề ở bản điều khiển là việc (tăng-giảm) màu không lập tức được muốn giảm mực hoặc tăng mực tức thì, bắt buộc phải làm bằng tay. 2. Hệ thống bơm hút dung dịch làm ẩm tự động: - Hệ thống này giúp bơm hút dung dịch làm ẩm (cồn) và dung dịch làm sách bản (Premier Fount) - Hệ thống này giúp không trao và khô nước trên máng. 3. Các Rơ – le an toàn 5/2011 Page 7 Báo cáo Thực Tập - Hệ thống này được cài đăt tại các máng lưới sắt bảo vệ, khi máy đang chạy ta mở màng lưới bảo vệ lên thì toàn bộ máy sẽ nhưng hoạt động ngay.  Các thiết bị an toàn khi vận hành máy: 1. Nút tắt khẩn cấp: - Nút tắt khẩn cấp màu đỏ, dập xuống nút tự động nhã khóa hãm lại và dừng máy ngay. Máy chỉ có thể hoạt động lại khi nhả khóa, Nhả khóa, ấn xuống, và xoay sang trái 2. Chuông báo hiệu trước khi máy chạy: - Khi muốn cho máy chạy hay nhấp máy tới hoặc lui, nhất thiết phải nhấn chuông báo hiệu thì máy mới hoạt động. Nếu không bấm chuông trước mà ta bấm nút chạy máy hay nút nhấp tới lui thì máy sẽ không hoạt động. 3. Trục cản: Ngăn không cho đưa tay vào giữa các khe của: - Lô chà bản và ống bản - Ống bản và ống cao su Trục cản xê dịch máy nhừng ngay và chỉ có thể hoạt động trở lại khi chỉnh trục cản về đúng vị trí. 4. Những nắp an toàn đóng mở: Mở bằng tay và chỉ có thể chỉnh và bảo dưỡng Máy sẽ ngừng ngay khi mở bất kỳ nắp an toàn nào khi máy đang hoạt động. Khi nắp an toàn mở cần cẩn thận để tránh tai nạn Bao gồm: - Nắp an toàn phía trước ống bản, ống cao su và dàn lô nước - Nắp an toán phía trước dàn lô mực và dàn lô nước - Nắp an toàn trước dàn lô mực - Nắp an toàn phía trên ống in và guồng nhíp chao - Nắp an toàn trước ống bản, ống cao su và dàn lô mực - Nắp an toàn phía trên guồng nhíp ra giấy - Nắp an toàn phía trên chồng ra giấy 5. Nắp an toàn cố định: Những nắp an toàn cố dịnh cản không đưa tay vào các bộ phận chuyển động: các ống các trục lô và các guồng nhíp trao chuyển giấy. Khi phải tháo các nắp ra để sửa chữa hoặc bảo dưỡng tuyệt đối không cho máy hoạt động. Bao gồm: - Thanh cản vật lạ: lắp phía trước tay kê đầu và tay kê hông. Chúng cản các vật lạ từ bàn giấy xuống - Nắp phía trước guồng. II.1.3. Quy trình vận hành máy in:  Quy trình vận hành thiết bị: 1. Xem và kiểm tra lệnh sản xuất do quản đốc cung cấp để biết các yêu cầu của sản phẩm, thông tin của sản phẩm 2. Qua lệnh sản xuất ta nhận bản, giấy, mực, nguyên vật liệu cần thiết 3. Kiểm tra các nguyên vật liệu đã nhận và đi tìm giấy dơ cùng khổ giấy in để chuẩn bị máy in 4. Chuẩn bị máy in 5. Vận hành chạy canh bài 6. Vận hành chạy canh màu 5/2011 Page 8 Báo cáo Thực Tập 7. Vận hành chạy sản lượng 8. Rửa máy 9. Keo bản Để vận hành thiết bị hiệu quả ta phải hiểu và nắm rõ các bước trong các quy trình sau: • Quy trình chuẩn bị máy in • Quy trình in • Quy tình canh bài in • Quy trình canh màu • Các nguyên tắc an toàn khi vận hành máy in  Quy trình chuẩn bị máy in: 1. Nhận lệnh sản xuất 2. Nhận giấy mực và bản in… 3. Vỗ giấy và lồng giấy dơ 4. Canh chỉnh bộ phẫn tách tờ và áp lực in 5. Canh tay kê 6. Canh chỉnh bàn nhận giấy 7. Lắp bản kẽm lên bốn đơn vị in 8. Bỏ mực vào máng mực theo đúng thứ tự chồng màu 9. Canh chỉnh lượng mực xuống lô 10. Kiểm tra lô nước  Quy trình in: 1. Chạy máy chậm cho lô chà ẩm chà sạch bản 2. Bấm nút chạy dây băng 3. Mở bơm gió 4. Khi tờ in đầu tiên đến đơn vị in cuối bấm nút tăng tốc 5. Khi in đủ số lượng bấm nút tắt dây băng 6. Dừng máy in 7. Lau keo bảo vệ bản 8. Lau giấy vừa mới in ra 9. Chuẩn bị đơn hàng mới  Quy trình canh bài: 1. Kiểm tra sơ bộ tờ in: Quan sát tờ in có bị dơ hay mất phần tử in … 2. Đánh dấu tay kê 3. Điều chỉnh 2 boong thẳng hàng bằng bắn bản 4. Đưa hình ảnh về giữa giấy bằng kỹ thuật quay ống 5. Điều chỉnh hình ảnh theo chiều ngang bằng tay kê hông 6. Mỗi lần chỉnh sửa phải kiểm tra bằng cách in thêm một nhịp nữa  Quy trình canh màu: 1. Điều chỉnh lượng mực xuống bản theo 3 cách: • Vít chỉnh mực • Lô chấm mực • Điều chỉnh băng lấy mực của lô máng 5/2011 Page 9 Báo cáo Thực Tập 2. Mỗi lần điều chỉnh phải kiểm tra lại bằng cách in ra 10 tờ giấy tốt (giấy in sản lượng) 3. Khi máy in đạt được sự cân bằng mực nước, lấy vài tờ mẫu ký duyệt 4. Trước khi in sản lượng phải kiểm tra các yếu tố sau: • Tờ in phải giống mẫu duyệt • Chồng màu chính xác • Tờ in phải có đủ boong cho sản phẩm: cắt, gấp, kiểm tra số lượng … • In đúng màu • Các tờ in đều màu nhau, màu sắc ổn định 5. In sản lượng • Giấy phải xuống đều và liên lục • Tay kê đầu và hông định vị chính xác tờ in • Trong khi in phải thường xuyên lấy giấy ra kiểm tra và so sánh mẫu  Các quy tắc an toàn khi vận hành máy in: 1. Không bao giờ vận hành thiết bị trừ khi đã được hướng dẫn và cho phép hoàn toàn 2. Đảm bảo rằng tất cả vật bảo vệ, màn bảo vệ và đường khung được đặt đúng chỗ trước khi vận hành máy 3. Không bao giờ tháo bỏ cách sắp đặt một nút an toàn bởi bất cứ người nào 4. Không khởi động lại máy đã dừng mà không có lý do rõ ràng 5. Kiểm tra người , dụng cụ hay phần thiết bị trong và quanh máy trước khi vận hành 6. Mang thiết bị bảo vệ tai khi làm việc ở vùng có cấp độ ồn cao 7. Không bao giờ cho phép công nhân đeo trang sức, quần áo thả lỏng hay để lộ tóc dài gần máy 8. Không bao giờ lau hay đặt tay lên thiết bị đang chạy 9. Tránh mang dụng cụ trong túi để trách việc chúng có thể rơi vào máy hay vào các vị trí nguy hiểm khác 10. Theo dõi các dụng cụ cẩn thận khi hòa trộn hay xử lý các hóa chất trong phòng in II.1.4. Quy trình sản xuất một đơn hàng:  Triển khai sản xuất một đơn hàng gồm các bước sau: - Nhận lệnh sản xuất và tờ mẫu (trắng đen hoặc màu) - Chuẩn bị máy in - Chạy vỗ bài - Ký duyệt tờ in mẫu - Tiến hành in sản lượng - Kiểm tra tờ in và giao thành phẩm Bước 1: Nhận lệnh sản xuất: Trưởng máy chỉ bắt đầu quá trình chuẩn bị máy khi đã nhận dử thông tin đầu vào • Lệnh sản xuất có chữ ký của quản đốc hay trưởng ca • Bản in • Giấy mực và vật liệu cần thiết Trong lệnh sản xuất yêu cầu phải đầy đủ các thông tin sau: • Tên sản phẩm • Khổ thành phẩm • Số lượng in 5/2011 Page 10 [...]... Tắt máy - Chạy máu - Ghi thống kê vào biểu mẫu sau khi kết thúc một đơn hàng - Phụ dọn dẹp vệ sinh khu vực máy in khi bắt đầu và kết thúc mỗi ca làm việc - Lau ống bản - Lau ống cao su III.2 Những kinh nghi m và kỹ năng rút ra được từ thực tế sản xuất III.2.1 Những kỹ năng rút ra từ thực tế sản xuất: a) Vỗ giấy: - Vỗ giấy là một kỹ năng cơ bản của người thợ canh chỉnh bộ phận cung cấp vật liệu - Đối... sẽ rút từ bàn giấy vài tờ để kiểm tra Các yếu tố cần kiểm tra: - Màu in (so sánh mẫu) - Tờ in có bị ngả xanh hay ngả đỏ không? - Tờ in có bị ké không? - Có bị mất phần tử in không? III.2.2 Những kinh nghi m rút ra từ thực tế sản xuất: - Một vào yếu tố trưởng máy cần quan tâm trước khi in sản lượng: • Tờ in phải giống mẫu duyệt • Chồng màu chính xác • Tờ in phải có đủ boong cho thành phẩm: cắt, gấp,... tháng, em chưa thể rèn luyện tay nghề mình trở nên thành thạo đượng nhưng em biết mình cần chuẩn bị gì để có thể hòa nhập vào quá trình sản xuất, và sẽ tiếp tục tìm hiểu và học hỏi những gì sau khi tốt nghi p III.3 Mối liên hệ giữa các công đoạn Một sản phẩm in phải trải qua 3 công đoạn sản xuất: chế bản – in – thành phẩm Phân xưởng chế bản Bản in Phân xưởng in Tờ in Phân xưởng thành phẩm Sản phẩm Nhìn . giúp đỡ và chỉ dạy cho em nhiều kinh nghi m thực tế trong lúc làm việc. o Trong thời gian qua em đã được thực tập ở phân in em đã học được không ít kinh nghi m.Và đó sẽ là hành trang cho em bước. công việc đã làm được tại nơi thực tập III.2. Những kinh nghi m và kỹ năng rút ra được từ thực tế sản xuất III.2.1 Kỹ năng III.2.2. Kinh nghi m III.3. Mối liên hệ giữa các công đoạn III.4. Các. ngày càng phát triển mạnh hơn, không những trong nước mà còn ra cả khu vực và quốc tế. SVTH: Bùi Nghi Thái Trường ĐHSP Kỹ thuật TPHCM 5/2011 Page 1 Báo cáo Thực Tập MỤC LỤC I. Cơ cấu tổ chứ sản

Ngày đăng: 27/06/2014, 09:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w