1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chế định tín thác trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam

98 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Định Tín Thác Trong Lĩnh Vực Kinh Doanh Thương Mại Ở Việt Nam
Tác giả Nguyen Quang Hieu
Người hướng dẫn PGS.TS Phan Thi Thanh Thuy
Trường học Trường Đại học Luật — Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 22,04 MB

Nội dung

- Sự tương quan giữa chế định tín thác với các chế định khác trong phạm viquyền tài sản; - Ưu điểm của chế định tín thác khi giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự; - Những thách thức,

Trang 1

NGUYEN QUANG HIỂU

CHE ĐỊNH TÍN THÁC TRONG LĨNH VUC KINH DOANH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NOL, 2023

Trang 2

NGUYEN QUANG HIỂU

CHE ĐỊNH TÍN THÁC TRONG LĨNH VUC KINH DOANH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thị Thanh Thuỷ

HÀ NOL, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn dam bảo tính chính xác, tin cậy và trungthực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán tat cả các nghĩa vụ tàichính theo quy định của Trường Đại học Luật — Đại học Quốc Gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Trường Dai học Luật xem xét để tôi có

thê bảo vệ Luận Văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Quang Hiếu

Trang 4

1.1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài -. s ss<s<secsessessesses 6

1.2 Mục đích và nhiệm vu nghiÊn CỨU œ << << << S55 255 2E se 8

1.2.1 Mục đích nghiÊn CỨU - - c 3.13111131111911 11 111 E1 ekrrrre 8

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên CỨU -.- - + E1 E111 1 91 1 9v vn ng rệt 8

1.3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu -s- 2s ssssessesssesseseessesssrsscse 9

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - + 5+22x+2Ext2E2EEESEE2EEEEEEEEEErkrrrrerkree 9

1.3.2 Pham vi nghién 0n 9

1.4 Phương pháp nghién CỨU d 5 2S S5 99 9 91 9090909 00886566 10

1.5 Tinh mới và những đóng góp của để tài -s- scscsscssesseseeseesess 111.6 Tong quan tình hình nghiên cứu dé tài -s s- sssesssseeseesessess 11

1.6.1 Nhóm giáo trình, sách tham Khao CỐ: 5 ++<s**++kkxssesesereeee 11

1.6.2 Nhóm luận án, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học và tạp chí

1 ‹‹41ÀẠ äẺä äăăăăăă 121.7 Kết cấu của luận văn s- 2s s se ©ss©ss©sseEseEssSsstxserserserssesserserssrssse 13

CHUONG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN PHÁP LUẬT CƠ BẢN VE CHE

ĐỊNH TIN THHÁCC s- 6 (5 3 9.9 HH 006.060 0100040000004 006 15

1.1 Lịch sử ra đời của chế định tín thác (Trust) -<<- «<< ss< s9 ss+sssess 15

1.1.1 Sự hình thành của Luật Công bằng — Equity law trong hệ thống

Common Law cv HH HH nh 15

1.1.2 Sự ra đời của chế định tín thác (Trust) trong Luật Công bang ¬— 181.1.3 Một số định Nghia CUa Mà 4 201.2 Cau trúc pháp lý của quan hệ tín thác -s- s-sssssssesssessessss 26

1.2.1 Chủ thé của tín thácC -:- ¿2+ E+2E£2E2EE2EEEEEEEEEE12171211211 111k, 261.2.2 Đối tượng của tín thác -2¿- +¿+cx+2x+2Ex2EEEEEEEEEEEErErkrrkrrrkrrrvee 311.2.3 Điều kiện xác lập quan hệ tín thác - - se se 31

Trang 5

1.3 Đặc điểm của chế định tín thác -e- 2s se©ss©ssesse=ssessessesserssssse 35

1.3.1 Vị trí của chế định tín thác trong tương quan với các thành tố khác

CUA QUYEN tài Sản - - óc HH HH HH HH 35 1.3.2 Can cl phap LY 4 36

1.3.3 Tính chất của tài sản tín thac -¿- 2 + +++++£++£x+rxtzEzrxerxerkeres 37

1.4 Phân loại tin {hÁCC o- << 9 4 9 HH 0.00060040600006 38

1.4.1 Căn cứ nguồn gốc hình thành và xác lập - ¿2 s2 s+zxzss 38

1.4.2 Căn cứ vào tài sản là đối tượng của tín thác -2-s+cs+cxzss 39

1.5 Chế định tín thác trong lĩnh vực kinh doanh thương mại - 40

1.5.1 Kinh doanh — Thương mai - 5 5522332 ++eEE+eeexeeeexeseeeees 40

1.5.2 Chế định Trust trong lĩnh vực kinh doanh thương mạii -41

1.6 Những yếu tố của tín thác trong pháp luật dân sự việt nam 42

1.6.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thong pháp luật dân sự Việt

Nam 0 42

1.6.2 Các quy định của pháp luật dân sự đặt nên tảng cho chế định tín thác

¿[u00 07 44

1.6.3 Ý nghĩa của chế định tín thác trong quan hệ tài sản -45

CHUONG 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUAT LIÊN QUAN DEN

TÍN THAC VÀ THUC TIEN THUC THI TRONG HOAT ĐỘNG KINHDOANH Ở VIET NAMM -5- 5< se ©s<ssexseEseEseereetserserserksrrsrrssrssee 48

2.1 Chế định uỷ thác mua bán hàng hoá - 2s se se ssessesssssessess 48

QA tin ễ§š-:ÝŸỶ.- 48

2.1.2 Đặc điểm 2 52 12t 2t 23 2112212711112112112111112112112111111 2111k 482.1.3 Quyền và nghĩa vụ các bên - 2 + +s+Sk+EE£EEEEE2EE2EEEEEEErkerkrrkrex 512.1.4 Ưu nhược điỂm - 2-22 ©5£+S1+EEEE2EEEEEEEEEE2EE221271 7121121121 crke522.1.5 Một số bình luận, phân tích về chế định uy thác mua bán hàng hoá 542.2 Chế định quản tài viên -2- 2s se ssssexseEsEsstsserserssrssrssrrszrssrssrse 57

2.2.1 Khái niệm 2 25s S22 EE1EE121121127171711211211111121 1111k.57

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên ¿+ s+Ex+E2E2EeEEerkerkerxerxrex 572.2.3 Một số bình luận so sánh với chế định tín thác (trust) - 592.3 Các quỹ ủy thác đầu £ư se s° s sssSss se se EseEseEsessesseseesersersersesse 60

2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển các quỹ ủy thác đầu tư ở Việt Nam.602.3.2 Các chủ thé trong Quỹ ủy thác đầu tư - 2 2 z+xecxerxerserszes 64

Trang 6

2.3.3 Đặc điểm của quỹ ủy thác đầu ttư -¿ 2+cs+cxerxtzEzrxsrxerkeres 65

2.3.4 Luận bàn và phân tích một số vụ việc tiêu biểu -s- 662.4 Giám đốc công ty cỗ phần trong Luật doanh nghiệp 2020 69

2.4.1 Nguồn gốc hình thành và cơ cấu tổ chức quản trị của công ty cô phần

(3092 69

2.4.2 Đặc điểm của quan hệ tín thác trong cơ cầu CTCP -. 70

2.4.3 Một số van đề trong cơ cầu của CTCP 2 2+cx+cE2EzEerxerxeres 712.5 Một số quan hệ ủy thác khác trong kinh doanh -s s-s°ssess 75

2.5.1 Nghiệp vụ nhận uỷ thác và uỷ thác của tô chức tin dụng 75

2.5.2 Uỷ thác xử lý tài sản trong Luật Thi hành án dân sự - 76

CHUONG 3 XÂY DUNG CHE ĐỊNH TÍN THÁC TRONG KINH DOANH Ở

VIET NAIM 5< < G000 060040004000808 080 77

3.1 Sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về tín thác . -ssssss 77

3.2 Định hướng xây dựng pháp luật tín (ác s55 55s 5355552 s5 78

3.3 Kiến nghị một số giải pháp xây dựng pháp luật về chế định tín thác ở Việt

Van bản quy phạm phap ÌUIẬK œ- 2 2® 8889959 995585 9.ø 95

Trang 7

DANH MỤC VIET TAT

BLDS Bộ luật Dân sự

CTCP Công ty Cổ phần

CTTNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn

CTĐTCK Công ty đầu tư chứng khoán

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

ĐHĐCĐ/HĐCĐ | Đại hội đồng Cé đông

HĐỌT Hội đồng quản trị

GD/ TGD Giám đốc/ Tổng giám đốc

LIM Luật Thương mại

LDN Luật Doanh nghiệp

SGDHH Sở Giao dịch hang hoa

QDTCK Quỹ dau tu chứng khoán

QDTBDS Quỹ đầu tư bat động sản

QTV Quản tài viên

UBCKNN Ủy ban chứng khoản nhà nước

Trang 8

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Chế định tín thác - Trust hay còn được hiểu là Quan hệ tín thác/ Sự uỷ thácđược áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực Dân sự nói chung cũng như Kinh doanhthương mại nói riêng Thông qua chế định này, Người lập tín thác (Settlor) có théchuyên một phân tài sản/ nghĩa vụ của mình cho một người khác — Người nhận tínthác/ Người được tín thác (Trustee) để thực hiện nghĩa vụ nhằm phát sinh mộtkhoản hoa lợi, lợi tức cho Người thụ hưởng (Beneficiary) Bắt nguồn ở Anh và cácnước theo hệ thống Common law từ khoảng thé ky XI- XIII, đến nay, chế định nay

đã được phổ biến và phát triển dé phù hợp với nhiều hệ thống pháp luật khác như

Civil law, Sovietique law [12]

Ké từ sau Dai dịch COVID-19, Việt Nam được coi như điểm đến lý tưởng

cho dòng tiền đầu tư, không chi của các quốc gia phát triển mà còn cả những tậpđoàn đa quốc gia hang đầu thé giới như Apple, Nvidia, Lego Điều này hướngđến một nhu cầu cải cách vĩ mô cho nền pháp lý nước nhà, nhằm tạo ra một thịtrường én định, tăng trưởng xanh cho các hoạt động kinh doanh Thực hiện mụctiêu trên, hiện tại dự thảo Luật Thương mại đã được trình Quốc hội lấy ý kiến, hứahẹn nhiều thay đổi phù hợp với tình hình hiện nay Thông qua việc tìm kiếm cácgiải pháp, tác gia đã lựa chọn dé nghiên cứu và đề xuất chế định Tín thác (Trust) bổsung vào hệ thống chế định luật dân sự ở Việt Nam nói chung và luật thương mại

nói riêng.

Quý III năm 2019, ông Lê Tuan Vũ, Co-founder của thương hiệu Vufood đã

tham gia chương trình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam và thành công gọi

số von 350.000$ cho 36% cô phan của công ty Người đã cam kết thực hiện đầu tưcũng như hỗ trợ hệ sinh thái để start-up này phát triển lúc đó là Shark Phạm Thanh

Hưng — Phó chủ tịch HĐQT Cen Group Sau đó, công ty tiếp tục gọi vốn từ các nhàđầu tư khác trên phạm vi trong và ngoài lãnh thô Việt Nam [51,52]

Trang 9

Điểm đặc biệt của hình thức đầu tư mà ông Vũ giới thiệu đến những nhà đầu

tư không chuyên, đó là việc những nhà đầu tư này không trực tiếp đầu tư tài chính,kiểm soát tài sản, thực hiện các hoạt động kinh doanh mà hoàn toàn uỷ thác cho ông

Vũ và hệ thống của mình thực hiện điều đó Ông Vũ hoàn toàn năm giữ các quyền

chiếm hữu, sử dụng và định đoạt với giá trị tài sản, tải chính mà các nhà đầu tư

chuyên giao Và đổi lại, bằng cam kết của mình, Vufood cam kết hoàn trả giá trị lợitức từ các khoản đầu tư đó cho nhà đầu tư [53]

Đến năm 2020, số lượng nhà đầu tư rót vốn vào Vufood tăng chóng mặt lêncon số hàng trăm người với số vốn huy động lên tới hàng ngàn tỉ Tuy nhiên, tìnhhình kinh doanh dần trở nên bất ôn định, dé lộ nhiều hành vi khuất tất của bộ máylãnh đạo Vufood Cuối năm 2020, công ty chính thức rơi vào trạng thái khủng

hoảng, các nhà đầu tư không được nhận thanh toán như cam kết, nhân viên công ty

tự ý nghỉ việc, bản thân các Co-founder đều mắt liên lạc [53, 54, 57]

Hiện nay, sự việc vẫn đang gây tranh cãi trong dự luận, các Nhà đầu tưkhông ngừng tìm kiếm các biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đếnphần vốn đã đầu tư, cơ quan cảnh sát điều tra gấp rút thu thập hồ sơ, đánh giá cácyếu tố cau thành tội phạm dựa trên các tài liệu, chứng cứ va đơn từ mà một số nhà

đầu tư đã cung cấp

Vụ việc trên chỉ là một trong những quan hệ đầu tư, kinh doanh theo phươngthức tín thác diễn ra hàng ngày tại Việt Nam cũng như bắt kỳ đâu trên thế giới Tuynhiên, những lý luận pháp lý về chế định tín thác (trust) thông qua hình thức uỷ tháckinh doanh ở Việt Nam lại chưa được xem xét và xây dựng một cách cụ thể Dẫn tớiviệc khó khăn, nhằm lẫn trong mục tiêu đánh giá bản chất, giải quyết các tranh chấp

pháp lý phát sinh từ các quan hệ này.

Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu vấn đề tín thác bao gồm:

- Định nghĩa, phân loại và đánh giá các đặc điểm của chế định tín thác;

Trang 10

- Sự tương quan giữa chế định tín thác với các chế định khác trong phạm vi

quyền tài sản;

- Ưu điểm của chế định tín thác khi giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự;

- Những thách thức, vấn đề cần xử lý để xây dựng một hành lang pháp lý phù

hợp cho chế định;

Vì vậy, để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, góp phần mình vào việc xây

dựng chế định tín thác (trust) tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:

Chế định tín thác trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của Luận văn là xác định những quy định cơ bản về chế định tínthác (trust) dưới góc độ nhu cầu thực tế trong các quan hệ kinh doanh, thương mại ở

Việt Nam Từ đó, đề xuất một số giải pháp xây dựng chế định tín thác

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện được các mục tiêu nêu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên

cứu cụ thé như sau:

- Lich sử hình thành và phát triển của chế định tín thác.

- _ Khái niệm và những đặc tính pháp lý của chế định tín thác.

- Thực trạng quy định pháp luật liên quan đến tín thác và thực tiễn áp

dụng ở Việt Nam hiện nay.

- Dé xuất phương án giải quyết vụ việc dưới góc độ các chế định cần có

của Luật thương mại Thực tế ở Việt Nam, các tranh chấp trong lĩnh

vực kinh doanh thương mại thường được đưa ra đánh giá ở góc độ vi

phạm hình sự khi giải quyết tranh chấp Chế định tín thác mở ra một

cách nhìn mới với những tranh chap dién ra có liên quan đên sự tin

Trang 11

nhiệm, lòng tin; qua đó góp phần đánh giá một cách rõ ràng, đầy đủ

hơn các quan hệ pháp luật.

1.3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu đến đối tượng là những vấn đề pháp lý trongphạm vi chế định tín thác, bao gồm như: Các định nghĩa, đặc trưng pháp lý cơ bản,căn cứ xác lập, các chủ thé của chế định tín thác, nội dung cơ bản của một quan hệ

tín thác Sau đó mở rộng với sự tương quan với các chê định khác của pháp luật.

Luận văn tập trung vào nghiên cứu những quan hệ tài sản trong những lĩnh

vực kinh doanh được đánh giá là thiết lập trên nền tảng của các quan hệ tín thác

(song không được gọi là quan hệ tín thác) bao gồm: Quan hệ ủy thác mua bán hànghóa trong Luật Thương mại; Chế định quản tài viên trong Luật Phá sản; Quan hệ ủythác quản lý tài sản kinh doanh trong các quỹ đầu tư chứng khoán trong Luật Chứngkhoán, các quỹ đầu tư bat động sản trong Luật Kinh doanh bat động sản; Quan hệ

ủy quyền quản lý tài sản trong Luật Doanh nghiệp (trong giới hạn nghiên cứu, tác

giả tập chung vào việc phân tích cá biệt đối với hình thức Công ty cổ phần — loạihình doanh nghiệp đặc trưng của công ty đối vốn và có sự phân tách rõ ràng giữathiết chế sở hữu và thiết chế điều hành doanh nghiệp) và một sỐ quan hệ xem xét

mở rộng bao gồm quan hệ ủy thác giữa các tô chức tín dụng của Luật Các tổ chức

tín dụng, quan hệ ủy thác xử lý tài sản trong Luật Thị hành án dân sự.

Những van đề pháp lý khác có thể kê đến bao gồm nhưng không giới hạn ở

nguOn gốc ra đời của chế định, những đặc điểm phân loại giữa tín thác và các chế

định liên quan (chế định ủy quyền, chế định ủy thác), những ưu điểm mà chế địnhnày mang lại và đề xuất phương án xây dựng chế định tín thác trong pháp luật

thương mại ở Việt Nam.

1.3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Trang 12

Sự nghiên cứu bắt đầu với chế định Tín thác trong phạm vi Hệ thống phápluật Common Law Từ đó sự so sánh, đánh giá và đề xuất với nền tảng pháp lý ởViệt Nam Cụ thê như sau:

- Phạm vi về nội dung: Các nội dung trong phạm vi nghiên cứu là các quy

định về chế định Tín thác và tình hình áp dụng trên phạm vi thế giới

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu Tín thác trong khoảng thời gian

hoạt động 6n định và phát triển của Luật Công bình (Equity law) Tương

đương khoảng thế kỷ XIV-XVI đến nay

- Tai Việt Nam, Luận văn tập trung vào phân tích những quan hệ có một

hoặc một số đặc điểm của chế định tín thác Qua đó, phân tích các quan

hệ dựa trên sự so sánh với một quan hệ tín thác đầy đủ các thành phan.

Từ đó, phân tích, đề xuất, kiến nghị phương án hoản thiện pháp luật, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt

Nam xã hội chủ nghĩa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học xã

hội nói chung và luật học nói riêng, cụ thê:

- Phuong pháp tổng hợp, phương pháp phân tích được sử dụng nhăm khái quát

hoá, tìm kiếm đặc tính đặc hữu của chế định tín thác, từ đó xây dựng các

khái niệm, đặc điêm của chê định này.

- Phương pháp hệ thống hoá được sử dụng xuyên suốt luận văn dé đánh giá

quá trình hình thành và phát triển của chế định; hệ thống hoá cơ sở lý luận vàtổng hợp các quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan

- Phương pháp so sánh, phân loại các quy phạm pháp luật hiện có trong hệ

thống tư pháp Việt Nam, trải qua từng thời kỳ để thấy được sự phát triển

10

Trang 13

trong hoạt động tín thác cũng như sự đa dạng các hình thức thé hiện của chế

định này.

- Các phương pháp diễn giải, quy nạp giúp hình thành nên bố cục của luận văn

đê phân tích một cách logic, mạch lạc các vân đê.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: Lịch sử, thống kê,tham van từ đó dua ra những ưu điểm, hạn chế của pháp luật Qua đó, đề xuất nên

những phương án để cải thiện thực trạng pháp luật hiện nay.

1.5 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Chế định tín thác là một chế định không hoàn toàn mới ở Việt Nam Tuynhiên, việc nghiên cứu và luật định cụ thể thành một hệ thống lại chưa thực sự đượcchú trọng đến Năm 2013, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện đã từng đóng góp chế địnhnày tại Dự thảo Bộ luật dân sự 2015 Tuy nhiên, do đề xuất đó chưa phải là mối

quan tâm hàng đầu của so với các mục tiêu khác của Bộ luật Dân sự tại thời điểm

đó, đồng thời nền tảng pháp lý và đời sống của người dân chưa phát sinh một cáchđầy đủ, vậy nên Tổ soạn thảo đã không đưa chế định này vào bản trình lên Quốc hội

1.6 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Tại Việt Nam, chưa có một cuốn sách chuyên khảo nào phân tích về tín thác(trust) như một chế định độc lập Việc nghiên cứu chế định này thường được coinhư một phần không thé thiếu trong lịch sử hình thành va phát triển của hệ thống

thông luật - Common law.

Một số tài liệu có thé kế đến bao gồm:

1.6.1 Nhóm giáo trình, sách tham khảo

11

Trang 14

- Giáo trình Luật So sánh, Trường Dai học Luật Hà Nội (2017), NXB Công an

nhân dân, Hà Nội [12]; Là một bộ môn nghiên cứu trong môi trường đảo tạo

Luật, bao gồm: những vấn đề chung về Luật So sánh; một số dòng họ pháp

luật cơ bản trên thế giới và hệ thống pháp luật của một số quốc gia ở Châu Á

trong đó có Việt Nam Tại Phần 2 Một số dòng họ pháp luật cơ bản trên thế

giới, cụ thé trong Chương 3 Dòng họ pháp luật Anh — Mỹ (Dòng ho

Common law) có đề cập đến Chế định Trust ở giai đoạn hình thành và pháttriển của Equity Law — Luật Công Bình Cụ thé: Từ thế ki XV đến thế kiXIX, Common law dan trở nên cứng nhắc, phức tạp và là cơ sở dé phát sinhnhững bat công trong xét xử Equity ra đời như một giải pháp tất yếu của sự

thích nghi và tính hiệu quả trong công tác xét xử.

1.6.2 Nhóm luận án, luận van, công trình nghiên cứu khoa học va tạp chí

- Hop đồng uỷ thác mua bán hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam

(2011), Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Kinh tế tại Khoa Luật- Đại học QuốcGia Hà Nội, bởi Nguyễn Thị Thu Hiền, do PGS.TS Nguyễn Bá Dién hướngdẫn [6] Bài luận phân tích và chỉ ra những mâu thuẫn về quy định hợp đồng

uy thác mua bán hàng hoá tại mục 3 Chương V của Luật Thương mai 2005

so sánh với các điều khoản về tự do ý chí, uỷ quyền trong Bộ luật Dân sự

2005, so sánh tương quan với pháp luật của một số nước trên thế giới và đưa

ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá;

- _ Xác lập và vận hành tín thác cho mục đích từ thiện: Kinh nghiệm từ quốc tế

(2020), bởi Th.S Lê Bích Thuỷ - Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại họcQuốc Gia Thành phố Hồ Chi Minh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

[10] Bài viết được đặt ra trong bối cảnh dư luận tại Việt Nam đặc biệt quan

tâm đến các van đề về hoạt động cứu trợ không qua tổ chức chuyên nghiệp,

do các cá nhân có sức ảnh hưởng truyền thông đứng ra tự tổ chức, vận hành

Ở Việt Nam, các cá nhân vẫn chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng toàn bộtài sản của mình như một khối thống nhất để dùng cho nhiều mục đích khác

12

Trang 15

nhau, trong đó có cả mục đích từ thiện Bởi vậy, việc một cá nhân nhận tài sản từ người khác vào tài sản của mình đê thực hiện mục đích từ thiện đê lại nhiêu vân đê về trách nhiệm, lương tâm và cá tính nhân văn trong xã hội;

- Lựa chọn hình thức pháp lý cho quỹ tín thác trường Đại học ở Việt Nam

(2021), bởi nhóm tác giả trường Đại học Ngoại Thương, đăng trên Tạp chí

Quản lý và Kinh tế quốc tế [4] Xuất phát từ các Đại học lớn trên thế giới,

việc áp dụng quỹ tín thác trường đại học là một hoạt động tích luỹ dé tài trợcho các hoạt động của trường, điều này đóng góp rất nhiều cho sự duy trì

hoạt động 6n định và làm cơ sở phát triển nghiên cứu trong các môi trường

học thuật Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có quy định cụ thê và trực tiếp đối

với các quỹ này Bởi vậy, thông qua việc tìm hiểu bản chất Chế định Tín

thác, nhóm tìm ra cơ sở pháp lý tối ưu cho sự thành lập và phát triển của các

quỹ tín thác trường Đại học tại Việt Nam.

- _ Hệ thống Common Law và Equity: các vận dụng có thể có cho việc áp dụng

lẽ công bằng trong xét xử tại toà án Việt Nam (2023), bởi PGS.TS Nguyễn

Ngọc Điện, đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01+02 (473+474), tháng 1/2023 [15] Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của

Luật Công bằng (Equity law) trong hệ thống pháp luật của Vương Quốc Anh(đặc trưng cội nguồn của hệ thống pháp luật Common law) Các đặc trưng cơbản của Chế định tín thác (trust) và khả năng áp dụng với Pháp luật Việt

Nam.

1.7 Kêt câu của luận văn

Vệ câu trúc của Luận văn, ngoài các phân Mở đâu, Kêt luận và Danh mục tài

liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 Chương

Chương 1 Một số van dé lý luận pháp luật cơ bản về chế định tín thácChương 2 Thực trạng quy định pháp luật liên quan đến tín thác và thực tiễn

thực thi trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam

13

Trang 16

Chương 3 Xây dựng chế định tín thác trong kinh doanh ở Việt Nam

14

Trang 17

CHUONG 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN PHÁP LUẬT CƠ BẢN VE

CHÉ ĐỊNH TÍN THÁC

1.1 Lịch sử ra đời của chế định tín thác (trust)

1.1.1 Sự hình thành của Luật công bằng — Equity law trong hệ thống

Common Law

Ngày 25 tháng 10 năm 1066, William II — công tước xứ Normandy giành

chiến thắng trước đội quân Anglo-Saxon của Harold Godwinson trong trận

Hastings, đánh dấu sự thành công của chiến dịch Norman (Norman Conquest) Sau

đó, William II trở thành vua và đồi tên thành William đệ nhất, đồng thời tiến hànhcủng cố quyền lực và thiết lập một thê chế mới cả về kinh tế, chính trị lẫn lập pháp

trên toàn bộ lãnh thô nước Anh [65]

Sự thiết lập chế độ trên một phạm vi lãnh thô rộng lớn như thế này cần rấtnhiều nguồn lực và thời gian — những thứ mà vị vua người Norman dang rất thiếuthốn Bởi vậy, ông đã cho phép thông qua thiết chế cho phép mỗi khu vực được tự

xây dựng toà án của mình Các toà án riêng lẻ này xuất hiện từ đô thị cho tới các hội

chợ thương mai, từ vùng quê cho tới thủ đô thành phó Bởi sự phổ biến, rộng khắpnày mà hệ thống pháp luật trên được gọi là Common law hay cũng được biết đếnbang những cái tên khác như “dòng họ pháp luật Anh — Mỹ” (Anglo — American

legal family), “dòng họ pháp luật án lệ” (Case law legal family)

Hệ thống pháp luật Common law được biết đến với các đặc điểm như sau

[12]:

Thứ nhất, thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp, coi án lệ như một nguồn phápluật chính thống và sử dụng chủ đạo để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinhtrong xã hội Các thâm phán sau mỗi một khoảng thời gian vi hành xét xử trên khắplãnh thé, họ ngồi lại với nhau và trao đôi về những vụ việc mà mình đã xét xử Cáccâu chuyện được ghi lại như một nguồn tài liệu tham khảo Sau đó, được áp dụng

15

Trang 18

như một căn cứ bat thành văn và được nhà vua ban hành trở thành một quy trìnhthống nhất.

Thứ hai, thâm phán trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng ho common

law đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc áp dụng pháp luật mà còn cả ở

hoạt động xây dựng và phát triển các quy phạm pháp luật Nếu các nước theo hệthống pháp luật thuộc dòng ho Civil law nổi tiếng với những bộ pháp điên hoá kinhđiển như: Bộ luật Napoleon 1804; Bộ luật dân sự Đức 1896 hay các luật tập quánPháp, Đức, các dân tộc Slavian, luật La Mã thì ở trong các hệ thống common law,thẩm phán chú ý đến những tình tiết đặc thù của vụ việc, nghiên cứu và đánh giá tỉ

mi những van đề pháp lý cần giải quyết, trên cơ sở đó soát xét với những vụ việc đãđược giải quyết trong quá khứ (những bản án đã được xét xử, những nguyên tắc đã

được lưu lại) dé đưa ra giải pháp cho vụ - việc hiện tại

Thứ ba, các hệ thông pháp luật thuộc dòng họ common law không có sựphân chia một cách rõ ràng va minh thị giữa luật công và luật tư Và đồng thời,dòng họ này vẫn có sự phân chia đáng kê đối với từng lãnh thổ, khu vực áp dụng

Trải qua hàng thập kỷ hình thành và phát triển, common law bắt đầu phátsinh những bat cập từ chính những điểm từng là thế mạnh của mình

Thứ nhất, Hệ thông xét xử dần trở nên cứng nhắc, thâm phán không được tự

do xét xử mà phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống các phán quyết đã được xây dựng từtrước — Tiền lệ pháp Từ đó, bỏ qua tính đặc thù riêng của mỗi vụ việc, cản trở việc

xác định bản chât của vụ việc và ngăn cản việc truy tìm công lý.

Thứ hai, Cũng bởi việc áp dụng cứng nhắc hệ thống trát (Writ) vào hoạtđộng xét xử, điều này chi phối mạnh mẽ thủ tục xét xử hơn cả việc tập chung vàogiải quyết nội dung vụ việc Dần dần, dẫn đến sự gia tăng mạnh số lượng các vụ

việc không được giải quyết chỉ vì không có trát đang lưu hành hoặc trát được chọn

không đúng với bản chat vụ việc và bi toa bác bỏ.

Thứ ba, Đôi với những khiếu nại của người dân, hệ thống tư pháp cũng chỉ

có thể áp dụng Common law để tìm ra phương án Điều này như một vòng luân

16

Trang 19

quân mãi không có lôi ra Hệ thông Common law đưa ra những nguyên tắc xét xử cho các vụ việc, các vụ việc không được giải quyêt một cách thoả đáng sẽ dân tới những bât công và người dân lại mang những bât công đó lên toà án câp cao hơn đê

mong được giải đáp.

Sau cùng, những người khiếu nại tìm đến Nhà Vua — như là lời khẩn cầucuối cùng với công lý dé tìm ra lời giải Hội đồng tư van của nhà vua được lập ra dé

hỗ trợ trong việc giải quyết các khiếu nại một cách độc lập với toà án đã ra phánquyết đó Hội đồng bao gồm các Đại pháp quan/ Quan trưởng ấn/ Ngài Đồng lýVăn phòng (Lord Chancellor) giải quyết khiếu nại nhân danh nhà vua và nhân danh

nửa cuối thế kỷ XIX Các quan điểm được cho là đối lập giữa Equity cũng như

Common Law, được hiểu là những giá trị được gây dựng trong quá trình xử lý xung

đột xã hội của quan toà, vẫn được bảo tồn Equity ngày nay đã thâm thấu vào toàn

bộ hệ thống xét xử Mỗi khi thụ lý một vụ án nào đó mà đối với van đề đặt ra không

có quy tắc cần thiết đã được định hình để giải quyết, thì thâm phán có thể tạo ra quytắc mới bằng cách dựa vào những giá trị mà trước đây được cho là nguồn “nguyên

liệu” để toà án Equity xây dựng các giải pháp của mình

17

Trang 20

Sự ra đời của Equity law đã vướng phải rất nhiều ý kiến trái chiều từ hệthống Common law Một bộ phận không nhỏ ý kiến cho rằng Equity law là việc ápdụng một cách tuy tiện, vô nguyên tắc và hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, đánhgiá cá nhân của người tạo ra nó Điều này không những không làm hai hệ thống triệt

tiêu nhau mà còn được xem là một lời cảnh tỉnh cho các Chancellor phải cần thận

hơn trong việc đưa ra phán quyết của mình Như vậy, đứng từ quan điểm đó, Equitylaw dần được xây dựng như một sự bổ khuyết cho hệ thống Common law

1.1.2 Sw ra đời của chế định tin thác (Trust) trong Luật Công bằng

Cuối năm 1096, các đạo quân Thập tự chỉnh chính thức rời châu Âu để tiến

đánh Constantinopolis, từ đây vượt eo biển Bosporus dé tiến vào Tiểu A Chiếnthắng cuối cùng được đánh dấu bằng việc đội quân Thập tự chinh chiến thắng và

chiếm được Vùng dat thánh Jerusalem năm 1099 Từ đây, người Cơ đốc giáo có théthoải mái hơn trong việc hành hương về thánh địa Jerusalem nhờ việc bỏ qua nhữngkhoản thu thuế vô lý của người Seljuk Tuy nhiên, con đường hành hương của họ lạigặp phải khó khăn mới bởi nạn cướp bóc, tàn sát tín đồ cơ đốc giáo một cách lộng

hành từ tàn dư của chế độ cũ Bởi vậy, Giáo hội đã hành động nhằm bảo vệ những

dòng người hành hương bằng việc thành lập nên lực lượng quân sự đặc biệt Thay tu

— Chiến sĩ Lực lượng này lấy tên là Hội các chiến hữu nghèo của chúa Kitô có vaitrò bảo vệ cho các đoàn người hành hương, thương nhân trên con đường từ châu Âu

vê Jerusalem.

Các hiệp sĩ dòng thánh/ hiệp sĩ dòng đền chính thức được thành lập và hoạt

động trong tổ chức dưới sự dẫn dắt của Hughues de Payns - hiệp sĩ vùngChampagne vào năm 1119 Họ áp dụng giáo điều của thánh Augustine, đồng thời

gia nhập lực lượng cảnh binh dé giúp đỡ và bảo vệ những người hành hương đếnJerusalem Vua Jerusalem lúc này là Baldwin II cho họ cư ngụ ngay sát đền thờ của

Vua Solomon cũ [64].

Các hiệp sĩ này được trả công sau khi bảo vệ các đoàn buôn, những dòng

người hành hương về Jerusalem; vậy nên họ năm giữ trong tay rât nhiêu của cải,

18

Trang 21

trong đó bao gồm cả trang trại, đất đai, vật nuôi, gia súc Điều này đồng nghĩa vớimột khoản địa tô, thuế má tương đối lớn phải chi trả cho mỗi năm Tuy nhiên, với

sứ mệnh của mình, những ky sĩ này thường xuyên không có mặt ở quê nhà Trong

trường hợp đó, anh ta sẽ viết giấy sang tên mảnh đất cùng tài sản của mình cho một

người khác (người được tín thác) dé họ thay mặt mình quản lý tài sản với điều kiện:

(i) Phan đất sẽ trả lại cho chủ sở hữu ngay khi anh ta trở về và (ii) Bên nhận tín thácphải chu cấp cho bên lập tín thác hoặc bên thụ hưởng một phan hoa lợi phát sinh từ

đất

Trên thực tế, việc trả lại hay không của người nhận tín thác hoàn toàn phụthuộc vào bản tính lương thiện của người đó Việc chứng minh cho sự chuyên giaotài sản này đã diễn ra trên thực tế dễ dàng hơn nhiều so với việc chứng minh sự tồn

tại của một cam kết hoàn trả tài sản Những người chủ kém may mắn đó thường đệ

đơn lên nhà vua như một lời thỉnh cầu của lẽ công bằng tuyệt đối Sau đó, nhà vua

lại chuyển sang cho đại pháp quan của mình giải quyết thông qua các trát (Writ) chophép người dân khởi kiện Đại pháp quan cho rằng việc người được tín thác phủnhận quyền đòi lại đất của người lập tín thác là trái với lương tâm và lẽ công bằng(equity), từ đó đi tới quyết định cưỡng chế thi hành buộc bên được tín thác thựchiện cam kết của minh trong hợp dong tín thác Sau này, người ta tập hợp phánquyết của pháp quan và xây dựng các quy phạm pháp luật làm nền tảng cho chếđịnh Tín thác Như vậy, bắt nguồn từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIII ở Anh, Chế định tín

thác (Trust) dần được sử dụng một cách phô biến, rộng rãi cho đến khi được coi là

một trong những đóng góp lớn nhất của Equity law cho hệ thống pháp luật Anh nói

riêng và hệ thông Common law nói chung.

Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, chế định tín thác dần trở

thành một đóng góp lớn của equity đối với hệ thống pháp luật Anh Đối với các

quốc gia khác thuộc hệ thống Civil law như Pháp, Đức nền lập pháp được xây dựngdựa trên cơ sở của những bộ luật cô Bởi vậy, cách chế định tương đối chặt chẽ vàđóng, gây nên những vướng mắc, khó khăn cho việc áp dụng và du nhập chế định

Trust từ hệ thống Common law

19

Trang 22

Ngày 01 tháng 7 năm 1985, Hội nghị La Hay tại Hà Lan chính thức thông

qua Điều ước quốc tế về luật áp dụng đối với sự tín thác và công nhận sự tín thác —Convention On The Law Applicable To Trusts And On Their Recognition Điềuước đưa ra các nội dung nhằm thiết lập các quy định chung về pháp luật áp dụng đối

với sự tín thác và dé giải quyết các van dé quan trọng nhất liên quan đến việc công

nhận tín thác Trong đó, đặc biệt phải ké đến sự công nhận và bảo vệ tài sản tín thác

khỏi các quan hệ tài sản khác của người nhận tín thác Cụ thé, tại điều 11 của Điều

ước này có quy định:

“a) chủ nợ cá nhân của người được ủy thác sẽ không có quyền truy đòi đổi

của tài sản của người được uy thác khi ông ta qua đời;

d) tài sản ủy thác có thé được lấy lại khi người được uy thác vi phạm sự ủy

thác bằng cách sáp nhập tài sản uy thác với tài sản riêng của mình hoặc chuyển

nhượng tài sản uy thác Tuy nhiên, các quyền và nghĩa vụ của bat kỳ chủ sở hữu

của bên thứ ba của tài sản sẽ không thay đối theo quy định được xác định bởi luật

của tòa án ”

Điều này đã luật hoá được phần nào các quy định cơ bản để xác lập, xây

dựng và bảo vệ một quan hệ Tín thác trong xã hội hiện tại.

1.1.3 Một số định nghĩa của Trust

a) Nguồn gốc của thuật ngữ tín thác (Trust)

Thuật ngữ Trust được cho là sử dụng chính thức và rộng rãi thay cho từ Use

trong các thoả thuận về sở hữu đất dai từ năm 1536 — thời điểm mà Quy chế sử

dụng đất đai được chính phủ ở Anh ban hành Trước đó, vào khoảng những năm

20

Trang 23

1500, từ này thường được các thâm phán và luật sư sử dụng để chỉ việc áp dụnghành động “feoffments” - (tạm dịch là cấp quyền -với ý nghĩa là người chủ sở hữucủa đất đai và bất động sản cấp cho người không phải là chủ sở hữu nhưng được ủyquyền những quyền sử dụng, khai thác , thậm chí chuyển nhượng đất đai và cácbất động sản trong những hoàn cảnh đặc biệt Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứuchỉ ra rằng nó được sử dụng từ trước đó, khoảng năm 1200 [25], du nhập thông quanhững văn tự cô của người Bắc Âu Bởi vậy, có thể coi rằng nó có nguồn gốc từtiếng Bắc Âu cổ Theo đó, feoffments — tạm hiéu là việc cấp quyền rơi vào một sốtình huống SaU:

Thứ nhất, hành động chuyên nhượng bat động sản toàn quyền; cấp quyền sửdụng đất có tính phí đơn giản — Còn được gọi là feoffment with livery of seisin

Thứ hai, cap đấu công nhận quyền sử dụng đấu giao đất

Thứ ba, áp dụng điều lệ chuyền nhượng đất đai — Còn được gọi là chứng thư

feoffment.

Liên tục trong khoản thời gian từ năm 1442 đến 1455, các bản án, báo cáo

pháp lý hay các bài nghiên cứu sau đó đã sử dụng song song cả “confidence” — một

từ tiếng anh có nguồn gốc từ tiếng latin và “trust” để mô tả quan hệ này Đến năm

1510, tại Year Book - một cuốn số ghi lại những thông tin về các sự kiện đã diễn rahoặc thành tựu đạt được trong năm vừa qua của tô chức (ở Việt Nam, có thé hiểu nógiống như Số tay thấm phán/ Báo cáo thành tích cuối năm)[§I], ông ThomasLittleton — luật sư thời điểm đó đã trích dẫn lời của thẩm phán khi đưa ra phán xéttrong vụ án năm 1462, trong đó thẩm phán sử dụng “mon feoffee sur confidence”

dé nói về người bị tố cáo (do lợi dụng tín nhiệm) va Littleton đã sử dung “lefeoffees sur confidence” dé nói về những người bị tổn hại (do đã tín nhiệm người

bị tố cáo kia) Năm 1464, một luật sư khác trong phần bảo vệ nguyên đơn của mìnhcũng đã sử dụng từ “on confidence” — dé chỉ việc bị đơn lợi dụng tín nhiệm dé nhậntài sản của nguyên đơn và bổ sung thêm “by trust and confidence” để nói rằng

nguyên đơn đã giao tài sản băng niêm tin và sự tín nhiệm.

21

Trang 24

Lúc này, các khái niệm tiền thân của người lập tín thác (settlor), người nhậntín thác (trustee) và người thụ hưởng (beneficiary) bắt đầu được hình thành mộtcách rõ ràng hơn trong giới học thuật và thực tiễn xét xử, với những cách hiểu nhưsau:

- Feoffer — Người đã giao tài sản cùng niêm tin và sự tín nhiệm cho người

khác dé thay minh quản lý tài sản đó;

- Feoffee - Người nhận chuyên nhượng bất động sản với mức phí đơn giản;

người nhận thái ấp;

Một cách mô tả đơn giản nhất về quan hệ tín thác lúc này là qua cụm từ

“Feoffment to use” - Việc giao dat cho một người dé sử dụng cho bên thứ ba.Người nhận feoffee có lương tâm ràng buộc phải giữ đất theo mục đích sử dụng đãđịnh và không thé thu được lợi ích gì từ việc năm giữ [23, tr 696]

Vào năm 1465, một vụ việc tranh chấp liên quan đến việc giao đất “bởi sự

tín nhiệm — of trust” đã được báo cáo Sau đó, năm 1468, Đại pháp quan —

chancellor đã nói về việc giao đất “theo niềm tin — in trust” và các Tham phán toachuyên chế - Justices of Common Pleas đã mô tả quyền của "người được giao đấtbởi sự tín nhiệm — feoffee of a trust" là có thể kháng cáo mọi khiếu kiện và tiếnhành vụ kiện về đất đai giống như cestuy que use - người thụ hưởng quyền dé thựchiện khang cáo, nhưng việc này sẽ được chi trả bởi cesfwy que use (giống như việcngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn gửi đơn kháng cáo sau phiên xét

xử sơ thâm dé bảo vệ quyền của bị đơn hiện nay) Ví dụ này cho ta thấy được gócnhìn sơ lược từ các thẩm phán trong toà common law về nghĩa vụ tín thác của

những người mà sau nay chúng ta gọi là trustee — người nhận tín thác.

Đến khoảng đầu những năm 1470, Year Books đã đưa ra những phạm vi sửdụng rộng hơn của “trust” Năm 1471, thẩm phán khang định rõ rằng các vụ án kiểunày đã được công nhận bởi nhà vua và được xác định dựa trên nguyên tắc "theo

niềm tin và sự tín nhiệm — on trust and confidence" Một vị Chánh án nói rằng: "khi

tôi đặt niêm tin và sự tín nhiệm vào anh và tôi bi lừa doi, tôi sẽ có một vụ kiện vì sự

22

Trang 25

gian lận." Sau đó vào năm 1477, một luật sư lập luận rằng "trong mọi cuộc giaodịch như vậy, pháp luật giả định rằng nếu như người này đặt niềm tin vào người kia

để có được thứ mà anh ấy thương lượng, thì người kia cũng phải thực hiện mộtnghĩa vụ đối ứng như vậy

Trong số ít các báo cáo Year Books trong giai đoạn đầu triều dai Henry VIII,hai thuật ngữ này đã được kết hợp và các báo cáo cho thấy thẩm phán tòa áncommon law xem việc sử dụng như đã được thiết lập trong thông luật và dựa trên

sự tín nhiệm - trust va tin tưởng - confidence Một vụ án đáng chú ý và kéo dai vào

năm 1522 tại Common Pleas đã gợi ra cuộc tranh luận về bản chất của việc sử dụng

và vai trò của chúng trong thông luật Vụ án này liên quan đến việc thu hồi sở hữugia súc, quyền thu tiền thuê đất, việc miễn trừ của người hưởng lợi, và đằng sau tất

cả những điều này, là một hành vi được cho là vi phạm quyền sử dụng — feoffment

to uses Tham phán Fitzherbert nói rang ban có thé tìm kiếm căn cứ cho mình từcommon law, và việc sử dụng không là gì khác ngoài niềm tin — trust và sự tínnhiệm — confidence mà người chuyên giao — feoffor đã đặt vào người nhận chuyền

giao - feoffee bằng tài sản của mình, và điều này cũng được công nhận trong

common law Ông tiếp tục khang định rang khi những người nhận tín thác - feoffeethực hiện ý muốn của người lập tín thác — feoffor sau khi ông qua đời, việc tín thác

là cần thiết, vì một người đã chết không thể thực hiện ý muốn của mình, do đó phảiđặt niềm tin vào người khác dé thực hiện ý muốn của mình Khi ông tín thác -

enfeoffed cho một người, Fitzherbert nói: “sự tin fưởng và tín nhiệm của tôi đặt vào

anh ấy và vào những người thừa kế và chuyển nhượng của anh ấy " Trong vụ án

đang xem xét, niềm tin về việc phát sinh hoa lợi trên thửa đất đã vượt qua so voinghĩa vụ thuế phải trả đối với thừa đất được cấp Vị thâm phán tiếp theo đồng ýrằng việc sử dụng tuân theo nguyên tắc "trong hệ thống thông luật và dựa trênnhững lý do chung," và khi người tín thác — feoffor đặt niềm tin và sự tín nhiệm củamình vào quan hệ, người nhận tín thác - feoffee sẽ bi ràng buộc về việc quản lý, sửdụng tài sản tín thác của anh ta Ông nói không phải lương tâm của mình làm nêncác công cụ, mà chính là bởi lý tri thông thường, luật thông thường Tham phán thứ

23

Trang 26

ba cũng đồng ý răng việc sử dụng có trong pháp luật thông thường và không có gìkhác ngoài lòng tin và sự tín nhiệm, rằng mỗi việc sử dụng dựa trên lý trí, và ngườiđược giao phó trách nhiệm sẽ bị ràng buộc phải hành động theo niềm tin, vì nếukhông họ sẽ đánh lừa người giao phó trách nhiệm cho mình, điều đó sẽ là bất hợp lý

và họ phải chịu phán xét như những kẻ phạm tội.

Chánh án của toà Common Peals phát biểu cuối cùng, và mặc dù ông khôngđồng ý với nhiều quan điểm của ba đồng nghiệp của mình, ông cũng không đưa ramột quan điểm theo cách này hay cách khác về bản chất cơ bản của việc sử dụnghay mối quan hệ của chúng với luật chung hoặc lý trí Một trong những đồngnghiệp của ông nói đùa với Chánh án răng ông đã tranh luận chủ yếu vì niềm vui

của mình.

Các phát biểu của ba thâm phán này có vẻ phản ánh sự đồng lòng của cácluật sư trong hệ thống thông luật, được chứng minh rõ ràng từ các vụ án và các tácphẩm nghiên cứu Tuy nhiên, sự đồng thuận này sẽ phải đối mặt với một cuộc tấncông gay gắt, liên tục từ phía phản đối (những người nhận tài sản, địa chủ thu thuế

từ các hoạt động chuyền nhượng tài sản, quản điền lưu trữ số sách đất đai ở địaphương ) Dé rồi cuối cùng thành công nhờ được sự ủng hộ bởi Henry VIII — một

vị vua nổi tiếng với sự thận trọng trong từng phán quyết của mình Henry khôngnắm giữ quyền lực và quan điểm mạnh mẽ, mà ông sẽ thể hiện sự ảnh hưởng của

mình trong cuộc tranh luận pháp lý này Sự can thiệp mạnh tay của Henry vào tranh

chấp pháp lý này đã duy trì quan điểm rằng thông luật về cơ bản phản đối việc sửdụng cũng như các quan niệm về lòng tin và nghĩa vụ ủy thác đi kèm với chúng Từ

đó, thống nhất việc sử dụng cụm từ “trust” để mô tả mối quan hệ pháp lý này

b) Khái niệm thịnh hành về tín thác (Trust)

Cuốn Từ điển Black law Dictionary, Abridged 9" (Bryan A.Garner) có định

nghĩa như sau:

“trust, n (15c) 1 The right, enforceable solely in equity, to the beneficial enjoyment of property to which another person holds the legal title; a property

24

Trang 27

interest held by one person (the trustee) at the request of another (the settlor) for the benefit of third party (the beneficiary) For a trust to be valid, it must involve specific property, reflect the settlor’s intent, and be created for a lawful purpose.

The two primary types of trust are private trusts and charitable trust.

2 A fiduciary relationship regarding property and charging the person with title to the property with equitable duties to deal with it for another’s benefit; the

confidence placed in a trustee, together with the trustee’s obligations toward the

property and the beneficiary A trust arises as a result of a manifestation of an intention to create it.

3 The property so held”

Tam dich:

“Trust, danh từ (15c) 1 Quyén, là một chế định trong hệ thống equity, quyđịnh về việc hưởng lợi đối với tài sản mà do người khác nắm giữ (bao gồm cả nắm

giữ về quyên sở hữu hợp pháp);khoản lợi này thường được hiểu là tiền lãi tài sản

do một người (trustee) nam gitt theo yéu cau cua người khác (settlor) vi loi ích cua

bên thứ ba (beneficiary) Dé một ủy thác có hiệu lực, nó phải đảm bảo các yếu tô

(1) liên quan đến tài sản cụ thé, (2) phản ánh ý định của người tín thác và (3) được

tạo ra vì một mục dich hợp pháp Hai loại uy thác chính là uy thác tư nhân và ủy

thác từ thiện.

2 Mối quan hệ ủy thác liên quan đến tài sản và ràng buộc người có quyên

đổi với tài sản có nghĩa vụ phải quản lý, sử dụng tài sản đó vì lợi ích của ngườikhác; niềm tin đặt vào người được uy thác — trustee, cùng với nghĩa vụ của người

được uy thác đối với tài sản và người thụ hưởng Một sự tin tưởng phát sinh do kế

quả của ý thức tạo ra nó.

3 Tài sản cám giữ”

c) Cách hiểu về tín thác (Trust) trong một số công trình nghiên cứu khoa học

pháp lý khác

25

Trang 28

Trong cuốn Principle on the Law of the Trust (Tạm dịch - Những nguyên lý

về pháp luật tín thác), tác giả Ford và Lee đã trình bày định nghĩa như sau: “Trust làmột nghĩa vụ có thể thi hành theo luật công bình mà nó thuộc về một nguoi (Settlor) với tư cách chủ sở hữu của một số tài sản cụ thé (tài sản tín thác) dé giải

quyết tài sản đó vì lợi ích của một người khác (Beneficiary) hoặc đề thực hiện một

vài mục đích cụ thé nào đó” [28]

Trong cuốn Modern Equity (Tạm dịch — Luật công bình hiện đại), Martin

đưa ra một định nghĩa khác rằng: “Trust là một mối quan hệ được công nhận bởi

luật công bình, xuất hiện khi tài sản được trao cho một người hoặc nhiều người gọi

là người nhận tín thác - trustee, mà những người nhận tín thác này có nghĩa vụ giữ

vi lợi ích của những người khác, được gọi là cestuis que trust hay người hưởng lợi

-beneficiary” [32, 50].

Nhìn chung lại, các định nghĩa có thé khác nhau về cách trình bày nhưng tómgọn lại dé có thé hiểu như sau: Trust là một Giao dịch pháp lý mà qua đó, một/ mộtnhóm người (người lập trust/ settlor) chuyển giao một hoặc một số tài sản của mìnhcho một/ một nhóm người khác (người nhận trust/ trustee) để người này sử dụng,

định đoạt vì lợi ích của một/ một nhóm người khác nữa (người thụ hưởng /

benificiary) hay vì một mục đích phù hợp với pháp luật, do người lập trust xác định

trước.

1.2 Cấu trúc pháp lý của quan hệ tín thác

1.2.1 Chủ thé của tín thác

a) Người lập tín thác — Settlor

Người bắt đầu cho một Trust được gọi là Settlor - bên đặt tài sản vào Trust

Theo đó, Settlor có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân bat ky sở hữu tai san.

Dé tao lập nên Trust, Settlor phải chuyền tài sản của minh vào Trust dé nó

tồn tại Mặc dù thông thường chỉ có một Settlor nhưng trong một số trường hợp cóthể có nhiều Settlor cùng đặt tài sản vào một Trust Hơn nữa, các khoản thanh toán

26

Trang 29

tài sản vào Trust có thê không cân thực hiện một lúc mà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của Settlor, điêu này dân tới một sô van đê về thuê, ghi nhận các bút toán điêu chỉnh

kê toán, kiêm toán.

Settlor nắm giữ quyền lập chứng thư tín thác, bổ nhiệm hay loại bỏ Người

Nhận tín thác, chỉ định Người Bảo vệ.

b) Người nhận tín thác thác/ Người được tín thác — Trustee

Sau khi Settlor đặt tài sản của mình vào Trust, quyền sở hữu hợp pháp củanhững tài sản đó sẽ được chuyền giao cho Người nhận tín thác Trustee có nghĩa vụquản lý nghiêm ngặt tài sản theo các điều khoản của Chứng thư tín thác

Trong một số trường hợp, Settlor có thé đồng thời là Trustee Điều này chophép Settlor có thé phân chia một phan sản nghiệp của mình dé phục vụ độc lập cho

một Trust cụ thé Tuy nhién, diéu này được coi là bat thường va sé phat sinh nhiéu

van dé liên quan đến các khoản thuế, chứng minh các điều kiện về phòng chống rửa

tiền

Về lý thuyết, Người Thụ hưởng cũng có thé đồng thời là Người nhận tínthác Tuy nhiên, điều này thường bị loại trừ do sự mâu thuẫn với nhiệm vụ của

Người nhận tín thác.

Bởi vậy, có thé nói nhiệm vụ trọng tâm cua Trust nằm trong tay của Trustee

Vì vậy, tất cả Người Nhận tín thác đều phải chịu trách nhiệm tín thác một cách baoquát và nghiêm trọng đối với mỗi hành động mà họ thực hiện (/không thực hiện)với Người Thụ hưởng Những nhiệm vụ này được tóm tắt bao gồm:

(i) Thực hiện can trọng và hợp lý, xem xét năng lực thực hiện của mỗi Người

Nhận tín thác đối với Chứng thư tín thác và bất kỳ kỹ năng hoặc kiến thức

chuyên môn nào, tức là hoạt động với tư cách là Người nhận ủy thác chuyên

nghiệp;

(ii) Hiểu và thực hiện các nghĩa vụ của mình phù hợp với các điều khoản của

Chứng thư tín thác/ Quỹ tín thác;

27

Trang 30

Tránh tối đa xung đột lợi ích, đặc biệt trong các tình huống mà trong đó

Người được ủy thác có thé đưa ra quyết định vì lợi ích cá nhân hoặc lợi íchcủa người khác bằng cách gây bất lợi cho Người thụ hưởng;

Hành động một cách khách quan, công bằng đối với Người Thụ hưởng;

Hành động thiện chí, trung thực và giới hạn quyền hạn cho những mục đích

mà họ được trao;

Cung cấp thông tin chính xác về tài sản của Trust cho Người Thụ hưởngđược biết

Ngoài ra, Trustee cũng có nghĩa vụ không được phép hành động một cách vô

cớ trừ khi có quy định khác trong Chứng thư tín thác Tuy nhiên, hầu hết các thoảthuận trong Chứng thư đều đưa ra quy định về Thù lao hợp lý

c) Người Thụ hưởng — Beneficiary

Khi Chứng thư được soạn thảo, Người Thụ hưởng hoặc danh mục Người

Thụ hưởng sẽ phải được định danh Settlor sẽ tạo lập danh sách những người mà họ

muôn hưởng lợi hoặc đưa ra điêu kiện đê được hưởng lợi cho một nhóm người cụ

thể (Trong một số trường hợp, Chứng thư có thể trình bày các điều kiện loại trừ các

đối tượng mà Settlor không muốn được xem xét)

(i)

(ii)

(iii)

Những lợi ích vat chat ma Beneficiary được nhận bao gồm:

Vốn của Quỹ tín thác Ví dụ như một khoản tiền lớn được tạo lập vì mục

đích nhân đạo;

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ hoạt động của Quỹ Ví dụ như thu nhập từ đầu tưđược dùng để chi trả cho các chi phí giáo dục, phát triển của Người thụ

hưởng;

Hỗn hợp của cả 2 hình thức hưởng lợi trên.

Trustee thường không được hưởng lợi Như đã nêu ở trên, Người Nhận tín

thác chuyên nghiệp có thê nhận một khoản thù lao hợp lý

28

Trang 31

Cũng có những loại Ủy thác mà Settlor có thể giữ lại một khoản lãi tự độngđối với thu nhập trong suốt thời gian tồn tại của họ, ví dụ như Lãi suất trong Ủythác chiếm hữu Trường hợp này thì Settlor đồng thời cũng là Beneficiary.

Việc lựa chọn Beneficiary là một van dé tuong đối phức tạp đối với Settlor.Bởi lẽ, việc lựa chọn Người thụ hưởng không hợp lý sẽ dẫn tới các cáo buộc về rửatiền, vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng hay một số vấn đề đạo đức khác Bởi vậy, một sốvan đề phải cân nhắc khi Settlor lựa chon Beneficiary phải kế đến như:

- Settlor đã kết hôn hay chưa? Điều này ảnh hưởng đến việc khác định khối tài

sản của Settlor và phần tài sản mà Settlor có quyền đưa vào Trust Điều 28

Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng quy định tại Luật Hôn nhân va Gia đình

2014 đã nêu rõ: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theoluật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận” Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam

việc thoả thuận chế độ tài sản tiền hôn nhân chưa được chú trọng đến Bởi

vậy, việc xác định khối tài sản của Settlor trong quan hệ hôn nhân thườngđược áp dụng theo quy định pháp luật Điều này gây ra một sự phát sinhnghĩa vụ xác minh đối với Trustee khi nhận được Chứng thư từ Settlor;

- Settlor có người phụ thuộc hay không?

- Settlor đặt ra điều kiện gì với người xứng đáng được hưởng lợi từ Trust?

- etc

Settlor van có quyền thay đổi danh sách Người Thu hưởng hoặc điều kiện

thụ hưởng nếu muốn Tuỳ thuộc vào loại Tín thác, thông thường Settlor sẽ đưa ramột chứng thư thay đôi như Phụ lục đính kém Hợp đồng của Chứng thư gốc

Bản chất của Ủy thác sẽ xác định các quyền mà Người thụ hưởng có thê tìm

cách thực thi Ví dụ: Ủy thác tùy ý, hiện được sử dụng thường xuyên trong Lập kếhoạch bất động sản hiện đại hoặc Lập kế hoạch kế vị do tính linh hoạt của chúng.Những Ủy thác như vậy chuyền giao một số quyền cho Người thụ hưởng, vì việc

quản lý và phân phối tài sản của Ủy thác là do Người được ủy thác quyết định Tuy

29

Trang 32

nhiên, cả Settlor và Người thụ hưởng đều có thé thoải mái trong những trường hop

này từ các nghĩa vụ ủy thác của Người được ủy thác; theo đó tài sản phải được quản

lý vì lợi ích tốt nhất của Người thụ hưởng

d) Người Bảo vệ - Protector

Settlor có quyền được chọn Người Bảo vệ nhằm giám sát việc thực hiện tínthác của trustee Người bảo vệ được xác lập từ đầu hoặc chỉ định bố sung trong

Chứng thư tín thác, được trao quyền han theo chứng thư và thực hiện vì mục đích

đảm bảo cho việc trustee quản lý tài sản trust theo chứng thư và phù hợp với mong

muôn của settlor.

Thông thường, protector là những người thân tín của Settlor như một chuyên

gia hoặc cá nhân có trình độ Phù hợp với luật sư hay cô vấn tài chính

Đề thực hiện công việc hạn chế sự lạm quyền của frustee, protector thôngqua quyền han của mình dé thực hiện quyền phủ quyết hành động, yêu cầu báotrước đối với trustee Ngoài ra, protector cũng có thể bổ sung các công việc như

hướng dẫn các hành động với trustee, báo cáo settlor về tình hình sử dụng tài sản,

Tuy nhiên, việc lựa chọn protector sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản

lý tài sản của trustee, phát sinh nhiều vẫn đề trong việc sử dụng, đầu tư tài sản

e) Các bên thứ ba — Third parties

Cuối cùng, liên quan đến hoạt động của quản lý tài sản Trust, Người được ủythác có thé tim cách bổ nhiệm các chuyên gia đủ năng lực khác nhau dé đảm bảo

kết quả tốt nhất cho tài sản tín thác và người thụ hưởng Bản chất của tài sản được

giải quyết sẽ xác định những dịch vụ chuyên nghiệp nào được yêu cầu, nhưngnhững dich vụ này thường có thé bao gồm:

- Giam doc dau tư

- Nguoi quan ly tai san

30

Trang 33

- Cô vân thuê

1.2.2 Đối tượng của tín thác

Trust tạo ra một sản nghiệp độc lập, có tài sản có và tài sản nợ riêng trong

quan hệ với sản nghiệp của người lập trust và người nhận trust: Cụ thê hơn, một

hoặc nhiều tài sản được tách ra khỏi sản nghiệp của người lập trust để được đặt dưới

quyên sử dụng/ định đoạt của người nhận trust mà không thuộc về sản nghiệp riêng

của người nhận trust.

1.2.3 Điều kiện xác lập quan hệ tín thác

Một quan hệ tín thác được xác lập phải bao gồm 03 yếu tố bao gồm: Ý chí

xác lập, tài sản tín thác và mục đích xác lập Bất cứ sự thiếu rõ ràng nào xảy ra vớimột trong các yêu tô trên thì quan hệ tín thác đều sẽ không được hình thành Bởivậy, khoa học pháp lý gọi ba điều này là Three certainties — Ba điều chắc chắn [34]

a) Về Ý chí

Giống như các quan hệ pháp luật dân sự khác, tín thác cũng bao gồm hai đặc

trưng cơ bản dé xây dựng nên là sự tư do ý chí và bình dang thoả thuận

Trong một số trường hợp đặc biệt, ý chí của người người thụ hưởng khôngđược thể hiện một cách rõ ràng VD: Người bố giao lại một nửa khối tài sản củamình cho một quỹ đầu tư chứng khoán Toàn bộ số tiền đầu tư chứng khoán sẽ đượcchuyên và phí sinh hoạt, học tập của người con trai út Như vậy, trong trường hợpnày người con trai hoàn toàn không có ý niệm gì về khối tài sản không lồ trên

Các đặc trưng khác về ý chí của tín thác có thể tìm hiểu đến được hình thành

và phát triển trong quá trình áp dụng tín thác trong xã hội có thé ké đến như:

- Mục đích tín thác rõ ràng ngay từ thời điểm xác lập: Điều này giải thích bởi

quá trình tạo lập nên quan hệ tín thác: Settlor là người đã chuyên một phan

tài sản của mình cho trustee để quản lý và sử dụng vì quyền lợi của

31

Trang 34

beneficiary Vậy nên, để tránh cho các hiểu lầm không cần thiết, mục đíchcủa tín thác trong quan hệ này phải được các bên làm rõ ngay từ đầu trongcác tài liệu như tuyên bố tín thác (trust declaration, hay còn gọi bằng các tên

khác như trust deed, trust agreement ); di chúc có nội dung tín thác quản lý

tài sản; lời kêu gọi gây quỹ của các tô chic

- _ Các mục đích sẽ loại trừ: cho, tặng, cho vay bởi lẽ các mục đích này đã được

điều chỉnh với các chế định chuyên biệt riêng

b) Về Tài sản

Trước tiên, cần đánh giá một cách tổng quan về tài sản thông qua định nghĩa

về sản nghiệp.

Trust là một sản nghiệp độc lập, có tài sản có và tài sản nợ riêng trong quan

hệ với sản nghiệp của người lập trust và người nhận trust: Cụ thể hơn, một hoặc

nhiều tài sản được tách ra khỏi sản nghiệp của người lập trust dé được đặt dướiquyền sử dụng/ định đoạt của người nhận trust mà không thuộc về sản nghiệp riêng

của người nhận trust.

Tài sản trong Trust được xem là yêu tô quan trọng, côt yêu của quan hệ tín thác, có tính xác định và xác định một cách rõ ràng đê đảm bảo tính chât ràng buộc

pháp lý giữa các bên Nếu không, trust sẽ bị huỷ bỏ vì thiếu chắc chắn

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, tài sản trong trust dan dan đượcđịnh hình một cách rõ rang dé dam bao tính chắc chan theo các yêu cầu sau: Thứnhất, tài sản tín thác phải được xác định rõ ràng, cụ thể, có thể thông qua các tiêuchí như là về phạm vi, sỐ lượng, giá trị hay địa điểm [41]; thứ hai, sự xác định rõ vềphạm vi lợi ich mà người hưởng lợi sẽ nhận được Cụ thê là thỏa thuận tín thác phảixác định được người hưởng lợi sẽ nhận được lợi ích dưới dạng nào, số lượng baonhiêu và theo chu kỳ thời gian cụ thé như thé nào Nếu có nhiều người hưởng lợi thìphải xác định cụ thể cho từng người và mỗi người hưởng lợi có thể nhận được lợiích không giống nhau

32

Trang 35

c) Về Mục đích

Như một quan hệ dân sự thông thường, mục đích hình thành của một Chứng

thư tín thác có thể không bị giới hạn gì về mặt pháp lý Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp đặc biệt, việc không giới hạn chứng thư tín thác sẽ gây ảnh hưởng đến

quyên tiệp cận tài sản của công chúng hoặc những vi phạm vê nghĩa vụ tài sản.

Ví dụ:

Trường hợp thứ nhất: Ông Nguyễn Văn Chung có 1000m” đất trồng cây lâu

năm, được ông dùng để trồng bưởi Đoan Hùng Sau đó, ông Chung lập một chứngthư uỷ quyền cho con trai của mình là anh Thuỷ tiếp tục quản lý và chăm sóc vớiđiều kiện: Vườn bưởi phải được giao lại cho con trai cả của anh Thuỷ và cứ tiếp tụccho đến khi dòng họ không còn con trai kế tục Trường hợp này Trustee vàBeneficiary cùng là người kế thừa của ông Chung

Trường hợp thứ 2: Ông Chung lập một chứng thư tín thác, trong đó quy

định: “1000 m” đất vườn tại Xã Doan Hùng sẽ được giao cho chính quyền địa

phương chi dé trồng cây bưởi, mọi người dân xung quanh có thé tự do ra vào khuvườn và thụ hưởng thành quả Sau 99 năm, vườn bưởi sẽ được trả về cho chínhquyền xã” Trong trường hợp UBND xã Đoan Hùng không thê thực hiện công việcnày, ví như: Không trồng bưởi hoặc không chăm bón đủ tốt để bưởi ra quả, toàn bộ

quỹ đất là được trả về cho dòng họ Nguyễn Văn

Hai trường hợp trên dù không thực sự phù hop với thực tế diễn ra tuy nhiên

cũng giúp chúng ta nhận thấy vấn đề về thời hạn quản lý tài sản ngay cả sau khi đã

chết của Settlor Ở ví dụ 1: sau khi nhận từ ông Chung, anh Thuỷ có quyền sở hữutài sản suốt đời với điều kiện vườn bưởi phải được truyền cho con trai của dòng họ.Cho đến khi dòng họ Nguyễn Văn không còn con trai nữa, tài sản sẽ trở thành vật

vô chủ và được xác lập quyền sở hữu theo nguyên tắc của luật (30 năm công khai vàngay tình với bất động sản) Ở ví dụ 2: dù đã chuyên quyền sở hữu cho Trustee —UBND xã dé Beneficiary — người dân thụ hưởng; Tuy nhiên, ông Chung vẫn giữ lạilợi ích cho dòng họ trong trường hợp chính quyền không thể duy trì được điều kiện

33

Trang 36

trong chứng thư Như vậy, việc quản lý tài sản đối với người đã chết thông qua mộtchứng thư tin thác phải được giới hạn nhằm tránh những hệ quả không tốt Ví dụ,ông Chung đưa đất vào một Quỹ tín thác và đặt điều kiện có thời hạn vĩnh viễnnhằm giới hạn quyền sử dụng của mảnh đất.

Các giải pháp có thê kê đến như:

- _ Cách 1: Cân băng mong muốn của ông Chung với những hệ qua do việc hạn

chế quyền tự do sắp đặt của ông ấy Ví dụ, ông Chung mong muốn mảnh đấtchỉ được dùng để trồng bưởi Đoan Hùng, tuy nhiên, theo quy hoạch của SởTài Nguyên & Môi Trường thì khu vực trồng bưởi phải được giới hạn gầnhai bên bờ sông Hồng mới có thé kết trái và đảm bảo chất lượng bưởi nhưtrong yêu cầu trong Chứng thư Bởi vậy, khi Chứng thư được gửi sangUBND xã để áp dụng thì Trustee đã trao đổi để thống nhất với Settlor vềnhững loại cây được trồng thay thế bưởi

- Cách 2: Áp dụng học thuyết Cy-pres: Thực hiện theo nghĩa gần nhất, theo đó

trong trường hợp không thé thực hiện yêu cầu cua Settlor — gia đình không

có con trai, toà án sẽ áp dụng theo cách có lợi nhất là chuyền cho con gái củadòng họ Nguyễn Văn để người này tiếp tục quản lý và sử dụng di sản

- _ Cách 3: Ap dụng những quy tắc cam dé đặt ra những hạn chế Theo đó, chính

quyền chỉ cấp QSD đất 50 năm cho vườn cây của gia đình ông Chung và ông

Chung chỉ được tự do quyết định trong khoảng thời gian này

Qua các ví dụ trên ta thấy: Tín thác lập ra hướng đến đối tượng là người

hưởng lợi từ tài sản tín thác — beneficiary hoặc mục đích khác mà theo đó tín thác

được lập ra để thực hiện Nếu khi thiết lập tín thác mà người lập không đề cập đếnđối tượng hưởng lợi hoặc mục đích thi quan hệ tín thác sẽ không hình thành Khixác định người hưởng lợi và mục đích thì việc xác định càng chi tiết, cụ thé thì sẽ

càng giúp cho việc thực hiện hiệu quả và rõ ràng hơn, vừa tạo thuận lợi cho người nhận tín thác vừa ngăn ngừa việc người này lợi dụng đê mưu lợi riêng cho bản thân.

34

Trang 37

1.3 Đặc điểm của chế định tín thác

1.3.1 Vị trí của chế định tín thác trong tương quan với các thành tố khác của quyền tài sản

Mặc dùng không có một sự phân chia rạch ròi về các quyền tài sản trong bất

cứ văn bản quy phạm pháp luật nào hiện tại, thế nhưng tại các cơ sở đào tạo luật

theo định hướng nghiên cứu chuyên sâu, các tài liệu giảng dạy, nghiên cứu trình bày

một khung pháp lý cơ bản về việc phân chia các quyền tài sản Theo đó, quyên tài

sản bao gồm các thành tố: Quyền đối vật (vật quyền); quyền đối nhân (trái quyền)

và quyền sở hữu trí tuệ Tìm hiểu sâu hơn về vật quyền, chúng ta bắt gặp quyên lực

tối cao với tài sản là quyền sở hữu và dịch quyền khác (bao gồm quyền địa dịch và

các quyên thuộc người khác).

Quyền sở hữu theo quy định của bộ luật dân sự bao gồm: Quyền chiếm hữu,

quyền sử dung và quyền định đoạt đối với tài sản [77, Điều 164; 104, Điều 158]

Khi các thành tố của Quyền sở hữu được phân tách và gom lại một cách không đầy

đủ rồi chuyên giao cho chủ thể khác, ta có những quan hệ pháp lý về quyền sở hữutương ứng với từng loại quan hệ phát sinh Cụ thể:

- Khi một chủ thé cho phép chủ thé khác được khai thác công dụng, hưởng hoa

lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản mà mình sở hữu, chúng ta hiểu một sự chuyền

giao (quyền sử dụng và một phần chiếm hữu) đã được xác lập giữa chủ sở

hữu — bên cho và bên nhận Pháp luật xác định đây là quyền hưởng dụng[104, Điều 257] và sự chuyển giao quyền này thường được thấy trong cácquan hệ thuê tài sản, mượn tài sản, cung ứng dịch vụ [104, Điều 472, Điều

494, Điều 513]

- Trường hợp khác, khi một cá nhân/ pháp nhân uỷ quyền cho một cá nhân/

pháp nhân khác thay mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, cụ thể là giaodịch chuyển nhượng tài sản [104, Điều 138], chỉ cần đặt một/ một số phầncủa quyền sở hữu là chúng ta sẽ có một ví dụ đơn giản của việc chuyềnnhượng quyền sở hữu thông qua chế định uỷ quyền Ví dụ: Đối với đất đai là

35

Trang 38

tài sản thuộc sở hữu toàn dân [99, Điều 1], mọi công dân Việt Nam được thụhưởng quyền sử dụng đối với mảnh đất của mình thông qua một chứng thưpháp lý mang tên Gidy chứng nhận quyên sử dung đất, quyên sở hữu nhà và

các tài sản gắn lién với đất, việc chuyên nhượng quyền sử dụng đất từ Asang B hoàn toàn có thé được uỷ quyền cho C thông qua tô chức hành nghề

công chứng [100] Như vậy, việc uỷ quyền đã bao gồm thành tố của quyềnchiếm hữu và quyền định đoạt trong quyền sở hữu toàn dân kia

Mặc dù, có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu luật học vềvan đề liệu quyên chiếm hữu có nên là một thành to quyển trong quyên sở hữu, hay

ta nên coi nó nhự một trạng thái áp dụng lên tài sản [16, 17, 18] Luật La Mã quy

định về việc xác lập một quan hệ chiếm hữu phải đáp ứng được 2 tiêu chí, bao gom:

(1) animus và (2) corpus [19,20] Animus, yếu tố tâm lý hay yếu tố chủ quan, được

hiểu là thái độ tâm lý thể hiện thành cung cách cư xử phù hợp với các quyền năng

mà người chiếm hữu tự cho là có được đối với tài sản.[13] Cũng có thể hiểu animus

là ý chí muốn hành xử như thé mình là chủ sở hữu đích thực của tài sản, trong mối

quan hệ với tài sản, trước mắt những người khác (khác với sự ngay tình là niềm tin

nội tâm của chủ thể răng mình thực sự là người chủ sở hữu của tài sản đó) Corpus,

còn được hiểu là yếu tô vật chất hay yếu tố khách quan, là việc thực hiện các hành

vi mang tính chất thể hiện quyền năng đối với tài sản trên thực tế [13] Corpus cóthể mang tính trực tiếp (như cất giữ, khai thác công năng, thu hoa lợi từ vật, v.v ),nhưng cũng có thể mang tính gián tiếp (thu tiền thuê nhà của người thuê, nộp thuế

cho cơ quan nhà nước, v.v ) Trong phạm vi của luận văn, đề thống nhất cách hiểu

và áp dụng trong các lập luận tiếp theo, quyền chiếm hữu sẽ được sử dụng và ápdụng như một thành phần của quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật hiện

Trang 39

Việt Nam phân chia quyền sở hữu gồm 03 thành tố: quyền chiếm hữu, quyền sửdụng và quyền định đoạt Căn cứ theo định nghĩa về tín thác ở trên, chúng ta có thêthấy:

- Bên lập tín thác — settlor là chu sở hữu cua tài sản, thông qua việc tách tài

sản tín thác từ sản nghiệp của mình dé thực hiện hoạt động tín thác, ngườinày đã chuyển quyền sở hữu về mặt pháp lý cho bên nhận tín thác Trong

một số trường hợp cụ thể (mục đích của tín thác chấm dứt, bên nhận tín thác

không thực hiện đúng công việc của mình trong chứng thư tín thác ) tài sản

tín thác lai được trả về cho settlor

- Bên nhận tín thác — trustee sở hữu tài sản về mặt pháp lý, có các quyền

chiếm giữ, sử dụng, định đoạt tài sản (nhưng không thụ hưởng lợi ích từ tài

sản) Như vậy, phần hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong quyền sử dụngkhông thuộc về trustee Lúc này quyền sử dụng chỉ còn sự khai thác côngdụng đơn thuần

- Bén thụ hưởng — beneficiary được sở hữu tài sản trong phạm vi các lợi ích

phát sinh từ hoạt động khai thác tài sản Tuy nhiên, người này không được

phép chiếm hữu, định đoạt tài sản trong phạm vi tín thác mà trustee đang

quản lý.

Các chủ thể trên phân chia quyền sở hữu với nhau thông qua sự hình thành

nên một quan hệ tín thác mà hạt nhân là sự phân chia quyền sở hữu

1.3.3 Tính chất của tài sản tín thác

Thêm một bằng chứng phản bác với luận điểm “mỗi người có một và chỉ một

sản nghiệp”, tài sản tín thác được tách bạch khỏi tài sản cá nhân của settlor và

trustee dé trở thành một sản nghiệp độc lập [7] Do đó, chủ nợ của bên nhận tín tháclẫn bên lập tín thác không thể thu giữ tài sản tín thác trong trường hợp bên nhận tínthác bị tuyên bố phá sản và phải thanh lý tài sản để giải quyết khoản nợ đến hạn Tàisản tín thác chỉ tồn tại cho bên thụ hưởng tín thác hoặc chỉ phục vụ vì mục đích của

37

Trang 40

tín thác, chứ không liên quan đến chủ nợ của cá nhân bên nhận tín thác hay bên lậptín thác Tất nhiên, trong một sé trường hợp nếu việc lập tín thác dùng dé trốn tránhnghĩa vụ, chuyển dòng tiền sang một hình thức lưu trữ khác dé trốn tránh nghĩa vu

trả nợ thì hiệu lực của chứng thư tín thác sẽ phải được xem xét lại Đặc trưng này

tạo nên sự hữu dụng của tín thác, biến tín thác trở thành một công cụ quản lý tài sản

hiệu quả và an toàn, ví dụ như: Các gia tộc cho thể lập tín thác để đưa tài sản củamình trở thành tài sản chung của thành phó, trở thành một biểu tượng của thời gian

và bảo chứng lịch sử; B6/me hay ông/bà có thé lập tín thác dé chu cấp cho con/cháumình đến một độ tuổi nhất định nhằm đề phòng trường hợp bản thân làm ăn thua lỗ

và dính vào nợ nần; Người sắp mất có thé lập tín thác dé dùng cho mục dich tho

cúng hoặc từ thiện mà không phải ban tâm về việc tài sản của mình sẽ bị xâm phạm

hoặc sử dụng không đúng mục đích

Tài sản tín thác phải là tài sản hữu hình, hoặc có thể xác định được một cách

hữu hình, được bảo toàn trong một khối thống nhất dé có thể chuyên giao từ ngườinhận ủy thác (trustee) về lại cho người thụ hưởng (beneficiary) Ví dụ: Tiền trong

tài khoản ngân hàng — mã kế toán 112 là một tài sản vô hình không thé cầm nắm,

tác động vật lý vào được Tuy nhiên, tài sản này có thê xác định được một cách hữuhình thông qua việc chuyền đổi thành tiền mặt — mã kế toán 111 Điều này cũng gợidẫn ra một số vấn đề cần xác định và làm rõ như: tiền ảo - token, phiếu mua hàng,

mã giảm giá, tài khoản chứng khoán có được quyền chuyền đối thành tài sản tínthác hay không? (Van dé này có thé được giải quyết sau khi xác nhận các đối tượng

trên có phải là tài sản hay không).

1.4 Phân loại tín thác

Việc phân loại các quan hệ tín thác giúp cho các nhà làm luật định hình các

cấu thành của trust, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng nhóm phân loạikhác nhau dé đảm bao các mục tiêu phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

quôc gia Một sô căn cứ tiêu biêu có thê kê đên như sau:

1.4.1 Căn cứ nguồn gốc hình thành và xác lập

38

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:51

w