skkn ngoại ngữ tiểu học

29 1 0
skkn ngoại ngữ tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các sự kiện quốc tế, các tổ chức toàn cầu,… cũng mặc định coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp.Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người trên toàn thế giới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn 1

Trang 1

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh được coi như là chìa khoá để mở cánh cửa vào thế giới khoa học, hiện đại hoá, công nghiệp hoá, thế giới của kỷ nguyên thiên nhiên hiện đại và phát Khi nhắc tới tiếng Anh, người ta nghĩ ngay đó là ngôn ngữ toàn cầu: là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của EU và là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha (các bạn cần chú ý là Trung quốc có số dân hơn 1 tỷ người) Các sự kiện quốc tế, các tổ chức toàn cầu,… cũng mặc định coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp.

Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người trên toàn thế giới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (theo Wikipedia), những quốc gia phát triển có thu nhập đầu người cao nhất trên thế giới đều sử dụng thành thạo tiếng Anh, hoặc được sử dụng phổ biến, được dạy là môn học trong trường…

Đối với Việt Nam, một nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hoá, bạn có thấy tầm quan trọng trong việc học tiếng Anh Với các bạn học sinh, sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, việc học tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Hiểu được điều đó, nên hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế nhà trường từ những năm tiểu học Tuy nhiên việc học tiếng Anh đối với học sinh tiểu học ở Việt Nam còn rất nặng nề về thi cử Các thầy cô giáo dạy tiếng Anh chỉ để cho học sinh vượt qua các kì thi, kiểm tra, đánh giá là chính, nên họ không đầu tư kỹ năng khác đặc biệt là nghe và nói Thời gian học sinh học trên lớp chủ yếu là học kiến thức, kĩ năng làm bài kiểm tra Vì vậy việc bắt các em ngồi học từ mới và các cấu trúc câu dường như không mấy hiệu quả Học sinh dần dần cảm thấy nhàm chán với các tiết học tiếng Anh như thế Chính vì vậy các phương pháp học tiếng Anh ở tiểu học luôn phải hấp dẫn, mới mẻ thì mới lôi cuốn được học sinh và giúp học sinh ghi nhớ lâu.

Xuất phát từ vấn đề này, tôi cho rằng việc tạo hứng thú, động lực học tiếng Anh học sinh là hết sức quan trọng Có hứng thú môn học thì các em

Trang 2

tòi các phương pháp dạy học tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực, lôi cuốn, sinh động đảm bảo tính khoa học, nhằm để khơi gợi niềm đam mê và yêu thích học tiếng Anh của học sinh.

Từ thực tế nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tôi xin được đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: "Một số kinh nghiệm sử dụng flashcard dạy tiếng Anh ở tiểu học.” nhằm giúp học sinh học môn tiếng Anh tốt hơn.

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Trong những năm qua, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Tiếng Anh các lớp 1, 4, 5 (chương trình mới của Bộ Giáo dục – Đào tạo) Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau:

1.1 Thuận lợi

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện cho việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh, cung cấp trang thiết bị dạy học thiết yếu như đài, băng đĩa

Nhà trường nhiều năm có học sinh thi hùng biện cấp huyện, cấp tỉnh đạt giải cao và được UBND huyện Vụ Bản tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong Hội thi Hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh, cấp huyện.

Giáo viên có sự nhiệt tình, năng lực và có nhiều năm kinh nghiệm bồi dư ng đội tuyển thi hùng biện tiếng Anh cấp huyện, cấp tỉnh Giáo viên được đào tạo theo chuẩn trình độ Đại học, đạt chuẩn B2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam Bản thân giáo viên cũng được tạo điều kiện tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT tổ chức Giáo viên đã tham gia lớp bồi dư ng nâng cao phương pháp giảng dạy tiếng Anh “Teaching for success” năm 2019 và lớp giáo viên tiếng Anh cốt cán năm 2020 của Hội đồng Anh (British Council) Nhờ vậy, giáo viên được trang bị thêm nhiều kiến thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn.

Học sinh đang dần có cái nhìn tích cực hơn với môn học này Hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm, tạo điều kiện cho việc học tập của con em

Trang 3

trang bị sách vở, đồ dùng cho con em khi đến lớp và đôn đốc việc học tập, thực hành của con em khi ở nhà.

Nhờ hiệu quả của việc áp dụng mô hình trường học mới Việt Nam nên phần lớn các em đều có kĩ năng tự học và làm việc cặp, nhóm Hội đồng Tự quản của các lớp còn được trang bị kĩ năng tổ chức các hoạt động trên lớp như: tổ chức khởi động, chơi trò chơi, kiểm tra bài và trợ giúp các bạn chưa hoàn thành hoặc là cùng tham gia chuẩn bị các đồ dùng, tài liệu cho tiết học sau Điều đó vừa góp phần hỗ trợ cho công việc của giáo viên, vừa giúp các em được trải nghiệm, hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết Các em cũng đã mạnh dạn hơn khi trao đổi, chia sẻ về nội dung và suy nghĩ của mình sau mỗi bài học hoặc mỗi hoạt động Giáo viên có thể lắng nghe và cùng chia sẻ để giữa thầy và trò trở nên gần gũi hơn, và thông qua đó, giáo viên có thể điều chỉnh các hoạt động, các phương pháp sao cho hiệu quả hơn và phù hợp với học sinh của mình.

1.2 Khó khăn

Số lượng học sinh trong mỗi lớp tương đối đông (trên 35 em/lớp, có lớp lên đến hơn 40 học sinh) với trình độ và năng lực tiếp thu, vận dụng kiến thức không đồng đều nên giáo viên không có đủ thời gian quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh Điều này cũng gây khó khăn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động đảm bảo sự hài hòa cho tất cả học sinh ở các trình độ khác nhau.

Đa phần các em rất ngại học tiếng Anh vì mỗi tiết học có nhiều từ mới và cấu trúc câu Một bộ phận học sinh còn khá thụ động, thiếu sự linh hoạt, nhút nhát, e dè; chưa tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập và thực hành trên lớp.

Do khó khăn chung về cơ sở vật chất của nhà trường nên cô và trò chưa có phòng học tiếng Anh riêng với các phương tiện nghe nhìn hiện đại (như máy chiếu, màn hình, hệ thống âm thanh, kết nối Internet v.v ); chưa có nhiều tài liệu tham khảo, tranh ảnh, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học; mà chủ yếu là sử dụng các loại đồ dùng sưu tầm hoặc tự làm.

Chương trình tiếng Anh rất nặng về kiến thức, lượng từ vựng và mẫu câu trong một bài còn tương đối dài mà thời gian một tiết học thì hạn chế, nên giáo viên không có thời gian để tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh.

Trang 4

Hoạt động luyện kỹ năng thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp học dễ ồn ào, mất trật tự, một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng Tiếng Việt hay làm việc riêng Vì vậy, giáo viên khó bao quát lớp, khó phát hiện và sửa hết lỗi cho học sinh.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1 Điểm mới của sáng kiến.

Sử dụng flashcard từ lâu được biết đến là phương pháp học ngoại ngữ tối ưu Nhưng việc sử dụng flashcard vào trong dạy học tiếng Anh chưa thực sự hiệu quả và chủ yếu áp dụng cho dạy và ôn tập từ vựng Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã khai thác triệt để các cách sử dụng flashcard vào mọi hoạt động trong bài dạy không chỉ dạy từ, mẫu câu mà có thể áp dụng vào dạy nghe, nói, bài hát, kể chuyện, phonics, trọng âm, Ngoài ra tôi còn sử dụng màu sắc phân loại loại từ để học sinh dễ nhớ và áp dụng vào từng hoạt động trong bài dạy của mình.

Sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp tôi điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ để động viên khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua của các em để hướng dẫn, giúp đ , đưa ra những nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh Giúp học sinh tự đánh giá, tự điều chỉnh cách học, giao tiếp, hợp tác, có hứng thú học tập và tiến bộ.

2.2 Khái niệm flashcard.

Một tấm thẻ flashcard sẽ bao gồm nhiều tờ giấy 2 mặt với những thông tin trên đấy Một mặt là từ, cụm từ hay câu hỏi, một mặt là hình ảnh minh họa hay câu trả lời.

Một ví dụ cụ thể để các bạn có thể hiểu rõ hơn về flashcard: Nếu mặt trước của flashcard cung cấp từ mới, phiên âm và loại từ vựng Thì mặt sau sẽ chú thích nghĩa bằng hình ảnh minh họa hoặc Tiếng Việt kèm theo.

Trang 5

2.3 Vìsao chúng ta nên sử dụng flashcard học từ vựng tiếng Anh? Theo nghiên cứu, sử dụng hình ảnh sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ hơn nhiều so với việc học chữ thông thường Thẻ flashcard có thể sáng tạo và nhiều màu sắc và tạo ra tác động thực sự đối với người học bằng hình ảnh Lợi thế của flashcard so với các cách học thông thường là tính tiện dụng, cơ động và sáng tạo Với thiết kế nhỏ gọn, đơn giản nhưng đẹp mắt, các tấm flashcard giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong suốt quá trình học Những kiến thức đưa lên flashcard đều được tinh giản lại một cách ngắn gọn, súc tích cũng giúp học sinh dễ dàng tập trung hơn vào các ý chính.

Flashcard là phương pháp thông dụng rất phổ biến trong giới sinh viên, học sinh nước ngoài Người học có thể sử dụng flashcard trong nhiều ngành khác nhau như: ẩm thực, văn hóa, lịch sử, địa lý hay phổ biến nhất chính là học ngoại ngữ Tuy có thể áp dụng cho nhiều ngành khác nhau, tuy nhiên hơn 70% flashcard trên thế giới được dùng để học từ vựng tiếng nước ngoài.

2.4 Các bước để làm flashcard tiếng Anh.

Cách tự làm flashcard tiếng Anh vô cùng đơn giản, chỉ với 3 bước đơn giản, giáo viên đã có thể làm cho mình một bộ flashcard để sử dụng dạy học sinh.

Bước 1: Download các hình ảnh có sẵn trên mạng theo từng chủ đề mà giáo viên muốn dạy học sinh.

Bước 2: In flashcard

Với các hình ảnh đã tìm được, giáo viên điều chỉnh hình ảnh theo kích thước phù hợp để in trên giấy (nên in màu).

Bước 3: Tìm từ vựng và cách phiên âm tương ứng với các từ

Trang 6

Với từng hình ảnh đã chuẩn bị, giáo viên tìm các từ tiếng Anh và cách phiên âm các từ tương ứng.

Điều chỉnh chữ to tương ứng với kích thước tấm flashcards đã chuẩn bị, có thể in chữ trên mặt còn lại của tấm hình.

Nếu có thể, giáo viên có thể cán mỏng hoặc ép plastic các tấm flashcard để sử dụng lâu dài trong nhiều năm.

Bạn cũng có thể tự phân loại màu sử dụng, việc đó giống như 1 gợi ý về đặc tính nào đó của kiến thức trên flashcard để học sinh dễ ghi nhớ.

Ví dụ như: màu vàng là danh từ, xanh da trời là động từ, xanh lá là tính từ, trắng là từ đếm được, đen là từ không đếm được…

Ở mặt trước của tấm flashcard điền đầy đủ các thông tin như: từ vựng cần học, cách phát âm tiếng Anh của từ, kèm theo đó là 1 câu ví dụ cụ thể về cách sử dụng cũng là 1 cách sử dụng flashcard hiệu quả.

Mặt sau sẽ là không gian để bạn sáng tạo cách học từ vựng của mình Mẫu thông tin ngắn gọn dưới dạng 1 câu hỏi – 1 câu trả lời, hay vẽ hình minh họa trên flashcard.

2.5 Một số hoạt động dạy học sử dụng thẻ flashcard.

Thẻ flashcard là một tài nguyên thực sự hữu ích cần có trong lớp học Chúng là một cách tuyệt vời để trình bày, luyện tập và tái chế từ vựng.

a Giới thiệu ngữ cảnh đoạn hội thoại.

Ví dụ: Trong bài Unit 4: Did you go to the party? Lesson 2, sách tiếng Anh lớp 5 tập 2 Giáo viên đặt 4 thẻ tranh lên bảng.

b

Trang 7

c d

Teacher: Look at these pictures Who can you see in these pictures? Where are they?

Student: Peter and Quan are talking about Mai’s birthday party at school Teacher: What are they talking about?

Student 1: In Picture a, Quan asks Peter if he went to Mai’s birthday party and Peter say “Yes”.(point to Picture a)

Student 2: In Picture b, Quan asks “What did you do there?” and Peter answers “I ate a lot of food.” (point to Picture b)

Student 3: In Picture c, they continue to talk about the party and Peter says they sang and dance happily.(point to Picture c)

Student 4: In Picture d, Quan aks Peter if he like the party, and Peter says “Yes”.(point to Picture d)

b Dạy từ mới.

Giáo viên đặt các flashcard lên bảng và giới thiệu lần lượt các từ mới, sau đó cho học sinh sử dụng hành động để diễn tả từ đó.

Ví dụ: Trong bài Unit 2: I’m from Japan? Lesson 2, sách tiếng Anh lớp 4 tập 1 Giáo viên sẽ đặt các flashcard sau lên bảng.

Teacher: Vietnamese, Vietnamese, Vietnamese(point to picture a)

Trang 8

Class: Vietnamese, Vietnamese, Vietnamese

Giáo viên làm tương tự các bước để dạy các từ còn lại c Giới thiệu cấu trúc câu.

Ví dụ: Trong bài Unit 2: I always get up early How about you? Lesson 2, ở activity 2 Point and say, sách tiếng Anh lớp 5 tập 1.

Giáo viên đặt các flashcards lên bảng.

Teacher: How often do you study with a partner?(point to picture a) Students: I study with a partner everyday.(with the teacher’s help) Group 1: How often do you study with a partner?(point to group 1) Group 2: I study with a partner everyday.(point to group 2)

Student 1: How often do you study with a partner? Student 2: I study with a partner everyday.

Giáo viên làm các bước tương tự với các tranh còn lại d Dạy nghe.

Ví dụ 1: Trong bài Unit 2: I always get up early How about you? Lesson 1, activity 4 Listen and tick, sách tiếng Anh lớp 5 tập 1.

Trang 9

Giáo viên đặt các tranh lên bảng, chia lớp thành 3 nhóm(hoặc mỗi nhóm 3 học sinh) Các nhóm phải nhận diện các tranh.

Teacher: Who can you see in each picture? What does he do? Group 1: He runs.(point to picture a)

Group 2: He rides a bike.(point to picture b)

Group 3: He does morning exercise.(point to picture c)

Mời mỗi nhóm 1 học sinh lên bảng, giáo viên mở bài nghe, học sinh nghe và nahnh tay đoạt lấy tranh đúng Nhóm nào nào lấy đúng tranh và nhanh nhất thì thắng cuộc.

Giáo viên làm tương tự các bước với các tranh còn lại.

Ví dụ 2: Trong bài Unit 3 What day is it today? Lesson 2, activity 4 Listen and number, sách tiếng Anh lớp 4 tập 1.

Giáo viên đặt các flashcard lên bảng Chia lớp thành 4 nhóm(hoặc các nhóm nhỏ gồm 4 học sinh) Đưa cho mỗi nhóm 1 thẻ tranh Yêu cầu các nhóm nhận diện thẻ tranh của mình bằng cách viết từ dưới tranh.

Teacher: Look at these pictures Who can you see in each picture? and What is he/she doing?

Trang 10

G1: go to school G2: go swimming G3: play the guitar G4: go to the zoo Sau đó giáo viên mở bài nghe, yêu cầu 4 nhóm nghe và sau đó đặt thẻ tranh

của nhóm mình theo đúng thứ tự trong bài nghe lên bảng Nhóm nào đặt đúng tranh và nhanh nhất thì thắng cuộc.

Giáo viên lần lượt đọc to một số từ như: kite, car, hit, moon, hide, ship, like, skip, học sinh nghe, nếu nghe thấy từ có âm đúng với thẻ từ của mình thì đứng lên, không đúng với thẻ từ của mình thì ngồi im.

Ví dụ 2: Trong bài Unit 7: What do you like doing? Lesson 3, sách tiếng Anh lớp 4 tập 1.

Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 thẻ từ có từ chứa 2 âm fl và pl trên Học sinh sẽ có nhiệm vụ đặt từ vào đúng ô /fl/, /pl/.

Trang 11

/fl/ /pl/

f Dạy trọng âm từ, trọng âm câu.

Ví dụ 1: Trong bài Unit 1: What’s your address? Lesson 3, sách tiếng Anh lớp 5 tập 1.

Giáo viên chia lớp thành các cặp, giáo viên phát cho mỗi cặp học sinh 2 âm tiết ghép thành 1 từ Ví dụ: Học sinh A nhận thẻ có âm tiết thứ nhất “ci” với dấu trọng âm bị che bằng một mẩu giấy, học sinh B nhận thẻ có âm tiết thứ hai “ty” Giáo viên đọc to từ đó Âm tiết nào giáo viên đọc to hơn thì học sinh giữ âm tiết đấy đứng lên, giáo viên bỏ mẩu giấy che dấu trọng âm đi, âm tiết nào giáo viên đọc nhỏ hơn thì học sinh giữ thẻ có âm tiết đấy ngồi im.

Trang 12

‘moun tains

Đối với từ có nhiều hơn 2 âm tiết thì giáo viên có thể chia nhóm 3 hoặc 4 học sinh tùy thuộc số âm tiết của từ đó.

Ví dụ 2: Trong bài Unit 9: What did you see at the zoo? Lesson 3, sách tiếng Anh lớp 5 tập 1.

‘When did you ‘go to the ‘zoo?

Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 7 học sinh Giáo viên phát cho mỗi học sinh một thẻ chứa 1 từ trong câu trên Giáo viên đọc câu học sinh nào giữ thẻ từ có trọng âm thì phải đứng lên, học sinh khác ngồi im.

Số lượng học sinh trong nhóm có thể thay đổi tùy theo số lượng từ trong câu.

g Dạy học sinh kể chuyện.

Ví dụ: Trong bài Unit 14: What happened in the story? Lesson 3, sách tiếng Anh lớp 5 tập 2.

Giáo viên đặt 1 loạt flashcard lên bảng.

Trang 13

Giáo viên lần lượt chỉ vào từng tranh để kể lại nội dung câu chuyện.

Picture a: A long time ago, there was a fox and a crow The crow stood on the roof of a house with a piece of meat in its beak The hungry fox was standing on the ground.

Picture b: The fox asked the crow, “Can you give me some meat?” The crow shook its head.

Picture c: Then the fox asked, “Can you dance?” The crow shook its head Picture d: Then the fox asked, “Can you sing?” “Yes, ” the crow opened his beak and said He dropped the meat on the ground.

Picture e: The fox picked up the meat and said, “Ha ha! Thanks for the meat.”

Picture f: The fox ate the meat and ran away.

Sau đó giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6 học sinh, mỗi học sinh trong nhóm sẽ kể nối tiếp nhau câu chuyện theo tranh.

h Dạy bài hát.

Ví dụ: Trong bài Unit 2: What’s your name? Lesson 1, sách tiếng Anh lớp 3 tập 1.

Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 thẻ chữ cái, giáo viên mở bài hát bảng chữ cái tiếng Anh, học sinh nghe và giơ thẻ hoặc đứng lên khi đến chữ cái của mình.

i Luyện hội thoại.

Ví dụ: Trong bài Unit 18: What are you doing? Lớp 3 Lesson 1, sách tiếng Anh lớp 3 tập 2.

Trang 14

S1: Are you reading? S2: No, I’m not.

S1: Are you cooking? S2: No, I’m not.

S1: Are you listening to music? S2: No, I’m not.

S1: What are you doing? S2: I’m cleaning the floor.

2.6 Một số trò chơi với flashcard.

a Memory Cards

Giáo viên đặt một loạt các thẻ flashcard lên bảng Học sinh có một phút để ghi nhớ các thẻ.

Giáo viên cất các thẻ đi.

Học sinh làm việc theo nhóm, viết lại các từ trong thời gian hai phút Nhóm nào viết được nhiều từ đúng nhất là nhóm thắng cuộc.

Ví dụ: Trong bài Unit 6: How many lessons do you have today? Lesson 1, sách tiếng Anh lớp 5 tập 1 Giáo viên đặt các flashcard lên bảng.

Ngày đăng: 24/04/2024, 06:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan