Đề thi chính thức các năm môn ngữ văn thi vào lớp 10 các trường công trường chuyên. Các đề của các trường chuyên sư phạm, chuyên Quốc gia, các trường top đầu
Trang 1Tài liệu tham khảo:
THPT CÁC NĂM
Môn Ngữ văn
Hà Nội, 2021
Trang 2THCS Vinschool Times city
MỤC LỤC
Trang 3THCS Vinschool Times city
ĐỀ THI CHÍNH THỨC THPT
TỪ 2010 ĐẾN 2021
Trang 4THCS Vinschool Times city
HÀ NỘI
Khoá ngày 21 tháng 6 năm 2010
NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giaođề)
Phần I (7,0 điểm):
Cho đoạn trích
“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi,rồi vụt chạy và kêu thét lên : “Má! Má!” Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con,nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bịgãy”
3 Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc
nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn" Vì sao vậy?
4 Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm
rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử
dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép
thế).
Phần II (3,0 điểm)
Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu như sau :
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 5THCS Vinschool Times city
Trang 6THCS Vinschool Times city
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2011 – 2012
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 22 tháng 6 năm 2011
Thời gian: 120 phút
Phần I (6 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
…Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn
Xa lo chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối
Lên thác, xuống ghềnh Không lo cực nhọc…
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
1 Đoạn trích thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy.
“Người đồng mình” được nhà thơ nói đến là những ai?
2 Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như
thế nào?
3. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo
cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của “ngườiđồng mình” và lời nhắc nhở của cha với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp(gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp)
Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một đoạn trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ):
“Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà thanrằng:
– Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếngchịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám Thiếp nếu đoan trang giữ tiết,trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ.Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xinlàm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”…
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010)
1. Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
2. Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó nhân vật muốn
khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em vềnhững phẩm chất ấy của nhân vật
3. Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kỳ là những yếu tố kỳ ảo Nêu hai chi tiết
kỳ ảo trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 7THCS Vinschool Times city
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2012 – 2013 Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 21 tháng 6 năm 2012
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giaođề)
Phần I (7 điểm):
Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo:
Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011)
1 Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tácphẩm đó
2 Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấynhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ?
3 Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lậpluận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó
có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làmphép thế)
4 Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ởcâu hỏi 1)
Phần II (3 điểm)
1 Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này
2 Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông
thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn?
3 Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằngcách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 8THCS Vinschool Times city
Sở Giáo dục và Đào tạo
(Trích Ngữ văn 9, tập hai – NXB Giáo dục, 2012)
1 Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp các
Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phươngBắc chia nhau mà cai trị(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nêncùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
1 Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2 Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc
chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ Sông núi nước Nam có nội dung tương tự
3 Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảngnửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêngliêng của dân tộc
Đề chính thức
Trang 9THCS Vinschool Times city
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
HÀ NỘI Năm học 2014 – 2015
Môn thi: Ngữ Văn
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 23 tháng 6 năm 2014
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần 1: (7 điểm) Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn
Quang Sáng):
"Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó Nóliền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả
mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?"
3 Viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảmsâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên, ở đó có sử dụng câu có thànhphần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ sử dụng làmphép lặp)
4 Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật ngườicha vì chiến tranh mà chia cách, khi trở về, đứa con trai cũng hoài nghi, xa lánh Từ cảnhngộ của người cha trong 2 tác phẩm, em có suy ngẫm gì (không quá 5 dòng) về chiếntranh?
Phần II (3 điểm) Cho đoạn thơ:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con
(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
1 Tìm thành phần gọi - đáp trong những dòng thơ trên
2 Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ "Không bao giờ nhỏ bé được”nhằm khẳng định điều gì?
Trang 10THCS Vinschool Times city
trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cánhân trong tình hình đất nước hiện nay
Sở Giáo dục và Đào tạo
Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Huy Cận viết:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Và tác giả khép lại bài thơ bằng bốn câu:
Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.
(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014)
1. Ghi tên bài thơ có những câu thơ trên Từ những câu thơ ấy, kết hợp với hiểu biết
về tác phẩm, em hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào?
2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mặt trời xuống
biển như hòn lửa.
3. Chép lại chính xác hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ em vừa xác định thể hiện rõnhất lòng biết ơn của con người với biển cả quê hương
4 Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụngphép thế để liên kết và một câu cảm thán, làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổibình minh ở khổ thơ trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán)
Phần II (3 điểm)
Dưới đây là đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:
… Vắng lặng đến đáng sợ Cây còn lại xơ xác Đất nóng Khói đen vật vờ từng cụng trong không trung, che đi những gì từ xa Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc
có, các anh ấy có những cái ống dòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt Tôi đến gần quả bom Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa Tôi sẽ không đi khom Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2014)
1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?
Đề chính thức
Trang 11THCS Vinschool Times city
3. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng
nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá
nhân và tập thể.
Trang 12
-HẾT -THCS Vinschool Times city
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:
“Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốcvăn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất ViệtNam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rấtmới, rất hiện đại”…
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1 Ở phần trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợphài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành choNgười?
2 Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biếthiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy
3 Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệtrẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển
Phần II (6,0 điểm)
Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:
… Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi…
rồi trở về thực tại:
Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1 Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ
2 “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thờiđiểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi”
có tác dụng gì?
3 Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảmsâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết vàmột câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
4 Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn cấp Trung học
cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả
Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1.0 điểm), 2 (1.0 điểm), 3 (2,0 điểm),
Điểm phần II: 1 (0.5 điểm), 2 (1.5 điểm), 3 (3.5 điểm),4(0.5 điểm).
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 13THCS Vinschool Times city
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Phần I (4,0 điểm) Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết:
Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1 Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên (1 điểm)
2 Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt?
Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì? (1 điểm)
3 Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trongtình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người (2 điểm)
Phần II (6,0 điểm) Cho đoạn trích:
“Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ Ông lại nghĩ về cái làngcủa ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em Ồ, sao mà độ ấy vui thế Ôngthấy mình như trẻ ra Cũng hát hỏng bông phèng, cũng đào, cũng cuốc, mê man suốt ngày.Trong lòng ông lão lại thấy háo hức hẳn lên Ông lại muốn về làng, lại muốn cùng đượcanh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựngxong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm Chao ôi! Ông lão nhớ làng,nhớ cái làng quá”
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1 Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời củatruyện ngắn này (1 điểm)
2 Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các
từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nàocủa ông với làng kháng chiến? (1 điểm)
3 Xét về mục đích nói, câu văn: “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong
chưa?” thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu
hiện của tình cảm công dân? (1 điểm)
4 Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng
12 câu, có sử dụng câu ghép và phép thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làmphép thế) để khẳng định: “Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dântrong kháng chiến” (3 điểm)
Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1.0 điểm), 2 (1.0 điểm), 3 (2.0 điểm),
Điểm phần II: 1 (1.0 điểm), 2 (1.0 điểm), 3 (1.0 điểm), 4 (3.0 điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 14THCS Vinschool Times city
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm học 2018 – 2019
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I (6,0 điểm)
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất
nước
1 Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy
2 Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng
Biện pháp tu từ nói quá cùng hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong haicâu này có tác dụng gì?
3 Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà emđược học ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trongđêm trăng
4 Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnhngười lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó có sử dụng phép lặp để liên kết và câu cóthành phần phụ chú (gạch chân từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chú)
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Phần II (4,0 điểm)
Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa Phan Lang và Vũ Nương trong
Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):
“Phan nói:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương
tử có gai rợp mắt, nương tử dù không nghĩ đến nhưng tiên nhân của nương tử còn mongđợi thì sao?
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi để mang tiếng xấu xa Và chăngngựa hồ Gươm gió bấc, chim Việt đậu cành nam Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về cóngày.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1 Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được
nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?
2 Vì sao khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và quả quyết “tôi
tất phải tìm về có ngày”?
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 15THCS Vinschool Times city
3 Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trongcuộc sống mỗi chúng ta
Ghi chú: Điểm phần I: 1 (0.5 điểm), 2 (1.5 điểm), 3 (0.5 điểm), 4 (3.5 điểm)
Điểm phần II: 1 (1.0 điểm), 2 (1.0 điểm), 3 (2.0 điểm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm học 2019 – 2020
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I (7,0 điểm) Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca Nhà thơ Hữu
Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng.
1 Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong
chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó
2 Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận mùa thu về với “hương ổi”, “gió se”,
“sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng”
và “hình như” giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?
3 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùngchình qua ngõ”
4 Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổnghợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó
có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và mộtthành phần cảm thán)
Phần II (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách,
có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là có tài năng trời cho Các
ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họquên mất nguyên nhân chủ quan của con người
Thật vậy, gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị
thì cơ hội cũng sẽ qua đi Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 16THCS Vinschool Times city
lại gồng mình vượt qua.”
(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt
3 Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi)
về ý kiến: “Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khảnăng của chính mình”?
HẾT
Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1.0 điểm), 2 (1.5 điểm), 3 (1.0 điểm), 4 (3.5 điểm)
Điểm phần II: 1 (0.5 điểm), 2 (0.5 điểm), 3 (2.0 điểm)
Trang 17THCS Vinschool Times city
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
Năm học 2020 – 2021
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (6,0 điểm) Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính
Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
1 Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng chí Tác phẩm này được in trong tập thơ nào
của Chính Hữu?
2 Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợplàm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơtrên Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép (Gạch dưới, chú thích rõ từngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép)
3 Đoạn cuối bài thơ có một hình ảnh giản dị và giàu sức gợi: “Đứng cạnh bên nhauchờ giặc tới” Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của các anh bộ đội Cụ Hồ?
Phần II (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Người ta kể rằng có một nhà máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng Một hộiđồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền không tìm ra nguyên nhân Người ta phải mời đếnchuyên gia Xten – mét – xơ Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại Công ti phảitrả cho ông 10 000 đô la Nhiều người cho Xten – mét – xơ là tham, bắt bí để lấy tiền.Nhưng trong giấy biên nhận, Xten – mét – xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla.Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đôla” Rõ ràng người có tri thức thâmhậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
1 Theo em, vì sao Xten – mét – xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôlanhưng “tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy” lại có giá 9 999 đôla?
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 18THCS Vinschool Times city
của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con
người?
HẾT
Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1.0 điểm), 2 (4.0 điểm), 3 (1.0 điểm)
Điểm phần II: 1 (1.5 điểm), 2 (2.5 điểm)
Trang 19THCS Vinschool Times city
ĐỀ THI CHÍNH THỨC THPT
CHUYÊN HÀ NỘI
TỪ 2015 ĐẾN 2021
Trang 20THCS Vinschool Times city
HÀ NỘI NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi : NGỮ VĂN
Ngày thi : 09 tháng 6 năm 2016
Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1 ( 6 điểm)
Trong một lần tâm sự về nghề, nhà văn Bùi Hiền đã rất tâm huyết bày tỏ Khát vọng
qua những trang viết:
Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người.
(Theo Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Giáo dục 2004)
Giải thích ngắn gọn ý kiến trên và làm rõ “sự phát hiện bất ngờ về con người” ở mộttruyện ngắn Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THCS mà em yêu thích
Câu 2 ( 4 điểm)
Có câu chuyện được tóm lược như sau :
Một ngày nọ, ốc sên con hỏi mẹ :
- Mẹ ơi! Tại sao chúng ta sinh ra phải đeo cái vỏ vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!
- Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói.
- Thế chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh Sao chị ấy không cần đeo cái vỏ như chúng ta?
- Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm Bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.
- Nhưng mà … em giun đất cũng không có xương, cũng bỏ chằng nhanh, cũng không biến hóa được Tại sao em ấy không đeo cái vỏ đó?
- Vì em ấy sẽ chui xuống đất và được lòng đất bảo vệ.
(Theo Cửa sổ tâm hồn, NXB trẻ 2013)
Hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên và từ đó nêu rõ trách nhiệm của
tuổi trẻ với điểm tựa gia đình.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 21THCS Vinschool Times city
HÀ NỘI
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi : NGỮ VĂN
Ngày thi : 09 tháng 6 năm 2017 Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1 (4 điểm)
Bàn về một xu hướng trong thời đại công nghệ thông tin, có người cho rằng:
Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân Và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn…
Mê man với nhau trên mạng, chúng ta đang có nguy cơ đánh mất khả năng kết nối với những cái lớn hơn trong cuộc sống, khả năng cảm nhận thế giới.
Từ nhận xét trên, hãy bày tỏ suy nghĩ của em về khả năng kết nối và cảm nhận thếgiới của con người trong cuộc sống hiện nay
Câu 2 (6 điểm)
Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trong chương trình Ngữ văn, em hãy làm sáng
tỏ nhận định của nhà văn Nguyễn Đình Thi:
Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe them tế nhị, sống được nhiều hơn.
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
-Hết -Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Trang 22THCS Vinschool Times city
Môn thi : NGỮ VĂN
Ngày thi : 10 tháng 6 năm 2018 Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1 (4 điểm)
Nhà báo Phạm Lữ Ân có lần nêu câu hỏi: Bản thân bạn không đủ để làm cho bạn tựtin sao?
Và đây là một phần câu trả lời của ông:
Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra (…) mà nóbắt đầu từ bên trong bạn, từ sự biết mình Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là aithì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định
(Theo Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Hội Nhà văn, 2016)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa về việc xác định giá trị bản thân trong cuộcsống
Câu 2 (6 điểm)
Thơ là hùng biện du dương.
(Voltaired, theo Những bậc thầy văn chương thế giới, Tư tưởng và quan niệm, NXB
Văn học, 1995)Hãy phân tích để thấy được tính chất hùng biện và tính chất du dương trong bài thơ
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).
-Hết -ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 23THCS Vinschool Times city
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi : NGỮ VĂN
Ngày thi : 08 tháng 6 năm 2019 Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1 (4 điểm)
Ngạn ngữ Pháp có câu : “Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều
anh có thể”.
Còn Nelson Mandela lại khẳng định : “Người chiến thắng là người biết ước mơ và
không bao giờ bỏ cuộc”.
Trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên
Câu 2 (6 điểm)
Người xưa thường nói chất thơ của thơ nằm ở ngoài lời, ở những chỗ im lặng Nhà
thơ Tố Hữu cũng nói: “Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội
vang rất đa dạng và tinh tế”.
(Theo Giáo trình Lí luận văn học, tập hai, NXB Đại học Sư phạm, 2006) Viết bài văn nghị luận về những chỗ im lặng có sức dội vang trong đoạn trích Kiều ở
lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du và bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
-Hết -Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh:……… Số báo danh:………
Họ tên, chữ kí của cán bộ coi thi số 1: Họ tên, chữ kí của cán bộ coi thi số 2:
ĐỀ CHÍNH THỨC