Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm tại tỉnh Phú Thọ cho đến nay đã có một số công trình tiêu biểu như:
TS Hà Thị Lịch với báo cáo “Nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương phục vụ phát triển du lịch trên quê hương Đất Tổ” đã sưu tầm, hệ thống hóa những biểu tượng đặc trưng của văn hóa thời kì Hùng Vương; lựa chọn những biểu tượng tiêu biểu mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương để thiết kế và sản xuất thử nghiệm Thiết
5 kế, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương Rồi đưa ra đề xuất các nhóm giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy, quảng bá sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương.
“Sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương phục vụ phát triển du lịch trên quê hương Đất Tổ” dự án của
TS Trịnh Thế Truyền với mục tiêu lựa chọn những biểu tượng tiêu biểu trong hệ thống biểu tượng văn hóa Hùng Vương để thiết kế thành các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương Tổ chức sản xuất thử nghiệm sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương phục vụ cho việc phát triển du lịch về nguồn trên quê hương đất Tổ. Bài báo “Phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch”của tác giả Phương Thanh đã đẩy mạnh sản phẩm du lịch đặc trưng, dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, một trong những yếu tố cần đẩy mạnh là sản phẩm quà tặng, lưu niệm du lịch, sản vật đặc trưng Hội đủ các yếu tố sẽ góp phần nâng tầm giá trị của điểm đến, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Đất Tổ - nơi có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú.
Báo Phú Thọ đưa ra bài viết: “Phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch” nhằm xây dựng các sản phẩm đặc trưng và mở rộng mạng lưới mua sắm để đưa những sản phẩm lưu niệm, quà tặng, sản vật đặc trưng của tỉnh đến với du khách nhiều hơn đồng thời tăng mức chi mua sắm của khách du lịch
Như vậy, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về sản phẩm đồ lưu niệm tại tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên, đa số các nghiên cứu trên đều khảo cứu về Khu di tích lịch sử Đền Hùng, truyền thuyết thời kì Hùng Vương, về lễ hội Đền Hùng, hát Xoan Một số công trình, bài viết chỉ dừng lại về mặt lí thuyết mà chưa bắt tay sản xuất thử nghiệm, mà chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, giải mã cụ thể từng chi tiết văn hoá đặc trưng của tỉnh Phú Thọ về văn hóa tộc người và khai thác để sản xuất sản phẩm lưu niệm Vì vậy , đề tài “Thiết kế sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hoá Phú Thọ” được xem là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa tỉnh Phú Thọ với các sản phẩm handmade giúp sinh viên hiểu, trân trọng và quảng bá văn hoá truyền thống của tỉnh Phú Thọ với đông đảo du khách trong và ngoài nước, phục vụ cho công việc của sinh viên trong tương lai Do đó, đây được xem là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa
Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu
Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương :
Chương 1: cơ sở lí luận và thực tiễn về sản phẩm lưu niệm và đặc trưng văn hóa dân tộc. Chương 2: nghiên cứu các đặc trưng văn hóa của tỉnh Phú Thọ phục vụ thiết kế sản phẩm lưu niệm.
Chương 3: hệ thống sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Phú Thọ.
Cơ sở lí luận và thực tiễn về sản phẩm lưu niệm và đặc trưng văn hóa dân tộc
Cơ sở lí luận về sản phẩm lưu niệm
1.1 Khái niệm về sản phẩm lưu niệm
Sản phẩm lưu niệm là một khái niệm rộng, không có giới hạn cụ thể và thường hiểu là đồ vật được giữ lại để làm kỉ niệm Đó có thể là một lọ hoa, một cái cốc, một khung ảnh, một bức tượng hay một túi xách tay…Nếu được gọi là sản phẩm lưu niệm thì đó là vật cụ thể có thể mang tặng, cho, trưng bày hay cất giữ…khi đem bán nó trở thành hàng hóa và đó là loại hang đặc biệt được trưng bày chủ yếu ở các điểm du lịch.Thực ra sản phẩm lưu niệm đã có từ rất lâu, những mặt nạ đan bằng cật tre, trang trí mặt mũi râu ria xanh đỏ, những ông phỗng bụng phệ, màu hung hoặc trắng Nhưng đó là những đồ sành mang tính nghệ thuật truyền thống và phục vụ chủ yếu khách nước ngoài thường xuất hiện ở những phố hàng Khay, hàng Trống, hàng Gai…ở Hà Nội Sản phẩm lưu niệm là vật mà người ta mua, nhận như quà tặng và giữ để nhắc ta nhớ tới một người, một địa điểm hoặc sự kiện nào đó; là sản phẩm mang dấu ấn văn hóa, vật chất và tinh thần của một dân tộc, địa phương trong một giai đoạn lịch sử…thể hiện chức năng lưu giữ kỉ niệm nhất định của con người.
1.1.1 Đặc điểm của sản phẩm lưu niệm
-Sản phẩm lưu niệm là sản phẩm chứa đựng sự kết tinh sức lao động của những nghệ nhân truyền thống, gợi nhớ về những truyền thuyết, sự kiện đã gắn với lịch sử của dân tộc.
-Sản phẩm quà lưu niệm phải mang tính đặc trưng của khu vực, tức là phải có tính truyền thống, phản ánh được phần nào hình ảnh của khu vực và con người sinh sống nơi đó.
-Sản phẩm lưu niệm thường được làm thủ công theo phong cách truyền thống rất đậm nét Được sản xuất chủ yếu ở các làng nghề,phố nghề và gắn với những làng nghề, phố nghề đó Đồ lưu niệm đặc biệt là các đồ thủ công mỹ nghệ có nét riêng độc đáo mang đậm dấu ấn của nới sản xuất Do vậy, nhiều khi tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng nghề, phố nghề làm ra nó Sản phẩm nối tiếng cũng làm cho làng nghề, phố nghề đó nổi tiếng theo.
VD: thổ cẩm Ê Đê, gốm sứ Bát Tràng, tranh Hàng Trống…
-Phương thức, quy trình, kỹ thuật sản xuất sản phẩm lưu niệm phần nhiều do cha truyền con nối nên vẫn giữ được phong cách truyền thống Đây cũng chính là đặc điểm hấp dẫn du khách đặc biệt là du khách quốc tế Ở các nước có công nghệ hiện đại làm việc với máy móc nên sản phẩm đưa ra hàng loạt khó
9 thấy được những nét khác biệt giữa những sản phẩm Còn theo phong cách thủ công thì một loại sản phẩm nhưng không có sản phẩm giống y nguyên, bởi qua các công đoạn sản phẩm vẫn có những nét khác biệt ít có sản phẩm hàng loạt. -Sản phẩm lưu niệm mang đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc Trên các sản phẩm thường biểu đạt phong cách sinh hoạt, con người canh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, quan niệm về tự nhiên, biểu tượng thần phật…đều được thể hiện trong đồ lưu niệm.
-VD: những nét chẫm phá trên tranh sơn mài, tranh lụa, bức trạm khắc gỗ, khảm xà cừ…với cảnh cây đa, bến nước con đò…đã thể hiện đất nước con người và tâm hồn tình cảm Việt Nam làm cho du khách nước ngoài yêu mến nhân dân Việt Nam hơn Bởi vậy, sản phẩm lưu niệm là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí nhân văn của dân tộc.
-Sản phẩm lưu niệm là mặt hàng xuất khẩu tại chỗ bởi vì nó được bán trong nước nhưng khi khách du lịch đến du lịch và mua đồ lưu niệm đó đã mang sản phẩm ra khỏi biên giới nên sản phẩm bán ra không chịu chi phí vận chuyển và thuế xuất cảnh, nói cách khác tức là sản phẩm lưu niệm được bán tại chỗ và thi ngoại tệ Đặc điểm này không phải sản phẩm nào cũng có được.
-Sản phẩm lưu niệm phong phú và đa dạng về thể loại, chất liệu từ đơn giản đến phức tạp, từ rẻ đến đắt, từ một đồ riêng lẻ đến một bộ sưu tập…Nghệ nhân có thể dồn hết tâm trí vào sản xuất nên sản phẩm lưu niệm làm ra không phải theo khuôn mẫu nhất định nào.
-Sản phẩm lưu niệm dễ vận chuyển có thể bán được ở nhiều địa điểm như: các điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn, các đầu mút giao thông, các làng nghề, các siêu thị, các chợ lớn…chính vì thế mà sản phẩm lưu niệm có thể tiêu thụ được một khối lượng sản phẩm lớn và mang lại doanh thu lớn cho ngành du lịch.
1.1.2 Phân loại sản phẩm lưu niệm
Có thể phân loại sản phẩm lưu niệm theo nhiều tiêu chí khác nhau Theo ý kiến của tác giả, sản phẩm lưu niệm có thể được chia thành các tiêu chí như nguyên liệu sản phẩm, mục đích sử dụng và cách thức sản xuất.
1.1.2.1.Căn cứ vào nguyên liệu sản phẩm Đây là cách phân loại phổ biến nhất Nguyên liệu làm sản phẩm lưu niệm khá đa dạng, trong đó bao gồm các nhóm sau:
Sản phẩm lưu niệm làm từ gỗ: tượng gỗ, tranh gỗ, phù điêu, các loại vòng bằng hạt gỗ, các mô hình bằng gỗ mô phỏng các điểm di tích, danh lam thắng cảnh, các sản phẩm gia dụng như hộp đựng trang sức, đĩa, hộp đựng đũa, giá rượu, hộp đựng giấy ăn, hộp đựng card, gạt tàn, lược, guốc… Phần lớn các sản phẩm được khảm trai hoặc sơn mài.
Sản phẩm lưu niệm làm từ mây, tre, lá, cói, cỏ tế: giỏ xách, túi xách, khay, đĩa, bát, giỏ hoa, bình hoa, các loại tranh tre, mô hình bằng tăm, nón lá…
Sản phẩm lưu niệm làm từ đá, gốm, sứ, thuỷ tinh, pha lê: vòng đá, tượng các con vật, lọ bằng gốm, sứ, cúp, kỷ niệm chương in tên, hình ảnh điểm du lịch… Sản phẩm lưu niệm làm từ vải, lụa, sợi: áo dài, áo bà ba, vải lụa, khăn quàng, mũ, tranh thêu, khăn trải bàn, vỏ gối thêu, đèn lồng, hoa lụa…
Sản phẩm lưu niệm làm từ da: ví, túi xách, thắt lưng
Sản phẩm lưu niệm làm từ giấy: sản phẩm tranh vẽ trên các loại giấy, bưu ảnh, tạp chí, sách, báo, truyện, lọ hoa, hộp cắm bút…
Sản phẩm lưu niệm làm từ kim loại: các sản phẩm làm từ vàng, bạc, kim cương như nhẫn, vòng tay, dây chuyền, các biểu tượng 12 con giáp…
1.1.2.2 Căn cứ vào công dụng
Cơ sở lí luận về đặc trưng văn hóa dân tộc
3.1 Một số khái niệm Đặc trưng văn hóa là những đặc điểm, đặc tính đặc biệt mà một nhóm người hoặc một xã hội cụ thể chia sẻ và thể hiện trong cách họ tương tác, suy nghĩ, và hoạt động hàng ngày Điều này có thể bao gồm giá trị, niềm tin, nghệ thuật, ngôn ngữ, tập quán, và các phẩm chất đặc trưng khác của cộng đồng.
3.2 Đặc trưng văn hóa vật thể các dân tộc tại Phú Thọ
Dân tộc Kinh thường có sự đa dạng về đồ gốm, từ gốm sứ trang trí đến đồ gốm dân dã sử dụng trong đời sống hàng ngày Đồ gốm sứ thường được trang trí bằng các hoa văn tinh xảo, trong khi đồ gốm dân dã thể hiện sự chất phác, đơn giản nhưng rất chất lượng và sử dụng phổ biến.
Dân tộc Thái thường có văn hóa vải lanh và brocade, trong đó vải lanh thể hiện sự mộc mạc với các màu sắc tự nhiên và hoa văn truyền thống, trong khi brocade thường có các họa tiết phức tạp, thể hiện sự tinh tế và công phu trong sản xuất.
Dân tộc Mường tập trung vào nghệ thuật gốm sứ và đồ thủ công, với đặc điểm là các hình ảnh động, biểu tượng mang ý nghĩa sâu sắc về đời sống và văn hóa cộng đồng.
3.3 Đặc trưng văn hóa phi vật thể các dân tộc tại Phú
Văn hóa phi vật thể của các dân tộc tại Phú Thọ thường bao gồm các phong tục, truyền thống, và nghi lễ truyền thống như lễ hội, cúng tế, và các nghi thức tôn vinh tổ tiên Đây là những hoạt động tập trung vào tinh thần và truyền thống, thể hiện qua âm nhạc, vũ điệu, trang phục truyền thống, và cả các truyền thuyết, huyền thoại kể về nguồn gốc và lịch sử của dân tộc.
Tại Phú Thọ, có nhiều dân tộc như Kinh, Mường, Dao, H’Mong và các cộng đồng dân tộc thiểu số khác Mỗi dân tộc có những đặc trưng văn hóa riêng biệt, ví dụ như:
Dân tộc Kinh: Thường có các nghi lễ tôn vinh tổ tiên, lễ hội như lễ hội Đền Hùng kỷ niệm ngày lập nước Văn hóa ẩm thực phong phú và có các phong tục lễ nghệ truyền thống.
Dân tộc Mường: Nổi tiếng với văn hóa âm nhạc độc đáo, vũ điệu truyền thống và truyền kỳ.
Dân tộc Dao: Có nền văn hóa gắn liền với việc trồng trọt, chăn nuôi. Trang phục truyền thống đặc sắc và có các nghi lễ kỳ bí.
Dân tộc H’Mong: Nổi tiếng với nghệ thuật dệt vải đầy màu sắc và đa dạng, cùng với các hoạt động văn hóa dân gian sôi động.
Mỗi dân tộc đều có những phong tục, nghi lễ, và truyền thống riêng biệt,tạo nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa tại Phú Thọ.
Nghiên cứu các đặc trưng văn hóa tỉnh Phú Thọ phục vụ thiết kế sản phẩm lưu niệm
Đặc trưng văn hóa dân tộc Mường tại Phú Thọ
Người Mường ở Phú Thọ sinh sống tập trung tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập và Thanh Thủy
Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít.
Nhà của người Mường là nhà sàn, thường được dựng và bố trí hết sức khéo léo, không gian rất thoáng đãng và đặc biệt tiện lợi Với đặc trưng kiểu nhà này, người Mường đã tạo nên cho mình một tập quán riêng trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong lao động sản xuất, vừa trồng lúa, làm nương rẫy, vừa chăn nuôi gia súc gia cầm.
Nhà sàn của người Mường ngoài chức năng để ở, cất trữ tài sản, phòng tránh thú dữ và phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở vùng núi, còn là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục các thành viên trong gia đình.
Có một điều đặc biệt là khi làm nhà mới, dựng cô ‰t bếp, người Mường có tục làm lễ nhóm lửa Gia chủ lấy bẹ chuối cắt hình 3 con cá to, kẹp vào thanh nứa buô ‰c lên bếp, ở cô ‰t cái đă ‰t thêm quả bí xanh.
Trước lúc đun nấu ở nhà mới, gia chủ làm lễ nhóm lửa xin thần bếp đă ‰t 3 hòn đầu rau và hòn đá cái Đêm đó gia chủ mời mọi người uống rượu cần dưới ánh sáng của ngọn lửa bập bùng trên bếp.
Trang phục của dân tộc Mường có hình dáng và đặc điểm thẩm mỹ riêng. Trong sinh hoạt, nam giới mặc áo cổ tròn hở ngực, cài cúc vai, hai túi dưới hoặc túi phụ bên ngực trái, tóc ngắn hoặc đội khăn trắng, quần ống rộng, giữa bụng đội khăn.
Tổ tiên người Mường từ nhỏ đã coi đây là bộ quần áo truyền thống nên họ rất thích mặc, không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn đặc biệt là trong các dịp lễ, tết, tế phải mặc để con cháu còn giữ được bản sắc của mình để không bị mai một.
Trang phục của nữ sẽ đa dạng và phong phú hơn nam, nữ thường mặc áo ngắn màu trắng có đường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là vạt áo và chân váy.
Loại váy này nổi tiếng khắp thế giới với những họa tiết được dệt rất công phu. Ngoài ra, phụ nữ còn đeo trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và một bộ dây chuyền bạc gồm 2 hoặc 4 vòng và một hộp quả đào, Mường hổ.
* Văn hóa ẩm thực Ẩm thực là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường Người Mường thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn.
Rượu Cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể. Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to Đặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điếu thuốc.Ẩm thực của dân tộc Tây Bắc độc đáo từ nguyên liệu đến cách chế biến. Để làm nên những món ăn Mường đậm chất dân tộc, người Mường thường sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như măng tre, rau rừng, lá ngũ sắc, gà ri, vịt cỏ và gạo nếp.
Trong kho tàng văn nghệ dân gian của đồng bào Mường không thể không nói đến nhạc cụ cồng chiêng Người Mường sử dụng cồng chiêng trong hầu hết sinh hoạt văn hoá xã hội như hội sắc bùa, hội xuống đồng, hội đi săn, mừng lúa mới, mừng nhà mới, mừng đám cưới… Tục đánh cồng chiêng, đâm đuống, chàm thau (đánh trống đồng) là những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Mường.Đồng bào Mường có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với nhiều thể loại như: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi… Đặc sắc nhất trong các loại hình này chính là những làn điệu của những bài dân ca Mường Những lời ca trong dân ca Mường thường
19 có câu 6 và câu 8 xen kẽ nhau như một câu thơ lục bát của người Việt cùng những thang âm luyến láy.
Mộc mạc và giản dị nhưng nền văn hóa đặc sắc của người Mường cùng trường ca “Đẻ đất đẻ nước” đã được truyền lại qua bao thế hệ, để ngày nay mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, lâu bền
*Lễ tết Đồng bào Dao ở Phú Thọ có tục đón năm mới khá độc đáo Người Dao làm những túp lều xinh xắn ở gần nhà, trong đó họ bày rượu thịt và cắm hoa rừng màu đỏ Nhà nào cũng nấu 1 loại rượu màu đỏ, vàng vừa có vị cay, vị đắng, vị ngọt khi uống phải lọc qua vải Gà, lợn chuẩn cho Tết từ tháng giêng không thả rông để vỗ béo gọi là “ tung cọc”, “ chai cọc” Đồng bào chuẩn gạo nếp thật ngon để gói các loại bánh truyền thống: bánh chưng, bánh rán, bánh bìa, bánh lá; chuẩn bị món thịt khô gọi là “ Ó kháng” là món truyền thống để cúng tổ tiên. Trai gái, trong bản chuẩn bị những bộ áo quần mới, đặc biệt con gái phải có chiếc khăn nhiễu tua đỏ, đôi xà cạp hoa, con trai đội khăn nhiễu và khăn trắng. Đêm giao thừa chủ nhà thắp hương khấn vái tổ tiên phù hộ cho cả nhà cấy lúa lúa tốt, đi săn được nhiều thú rừng Đồng bào Mường ở Phú Thọ sống tập trung chủ yếu ở 3 huyện Thanh Sơn, TânSơn và Yên Lập có nhiều hình thức vui chơi như; Ném còn, đu cọn, sắc bùa,đâm đuống, chàm thau, múa mỡi, múa trống đu…
Đặc trưng văn hóa dân tộc Dao tại Phú Thọ
*Nhà ở Đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Phú Thọ hiện có hơn 11.000 người, đông thứ ba sau dân tộc Kinh và Mường, bao gồm hai nhóm (ngành) là Dao Tiền và Dao Quần chẹt, sống tập trung ở các huyện miền núi Yên Lập, Thanh Sơn và Tân Sơn.Nhà của người Dao rất khác nhau, nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất Để có ngôi nhà nửa sàn nửa đất người Dao phải chọn nơi đất dốc thoai thoải để làm nhà Nửa sàn có gầm nhốt lợn gà trâu bò để chống bị hổ vồ Phần sàn dành cho người ở, phần đất làm bếp để cối và thờ cúng, nhảy múa vào dịp làm tết nhảy, cấp sắc làm chay.
Trong lao đô ‰ng sản xuất, người Dao có kỹ thuật làm nương rẫy, có nghề trồng bông, dệt vải nhuộm chàm, tạo ra những bộ trang phục thêu hoa văn độc đáo. Trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn Các nhóm Dao thường có cách đội khăn khác nhau Áo có hai loại, áo dài và áo ngắn Phụ nữ Dao mặc đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần Y phục rất sặc sỡ Họ thêu hoàn toàn dựa vào trí nhớ trên mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây Người Dao in hoa văn trên vải bằng sáp ong, dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn màu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm.
Nếu đồng bào dân tộc Thái có rượu Cần, dân tộc Mông có rượu Ngô, Thóc thì đối với đồng bào dân tộc Dao ở Thanh Sơn (Phú Thọ) có rượu Hoẵng (hay gọi là tíu bầu) Đây là loại rượu truyền thống của dân tộc Dao, nổi tiếng với hương vị thơm dịu và ngọt thanh của gạo nếp nương Rượu hoẵng không biết có từ bao giờ, chỉ biết loại thức uống độc đáo này đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của dân tộc Dao từ lâu đời Nếu du khách có dịp đến khu Chự, xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn thì sẽ thấy người Dao nơi đây vẫn còn lưu truyền phong tục làm rượu Hoẵng, bởi vì đây là thức uống quen thuộc trong các lễ hội truyền thống, cưới hỏi, ngày đầu năm… Nhất là mỗi dịp Tết đến xuân về, gia đình người Dao nào cũng sẽ làm rượu Hoẵng và thịt chua để có thứ tiếp đãi khách quý đến nhà, cùng chúc nhau một năm mới an lành, hạnh phúc.
Người Dao ăn cơm là chính, ở một số nơi ăn ngô nhiều hơn ăn cơm hoặc cháo.
Họ còn thích ăn thịt luộc, các món thịt sấy khô, ướp chua, canh măng chua. *Lễ tết
Tục treo tranh thờ Đồng bào Dao quan niệm tranh chính là cái hồn, cái cốt làm nên phong tục, tập quán văn hóa của mình Nếu thiếu đi những bức tranh thờ cũng đồng nghĩa là không thể thực hiện được những nghi thức
21 trong lễ, tết Mỗi gia đình người Dao đều có ít nhất một bộ tranh thờ Người Dao chỉ thờ tranh vẽ, không thờ tranh in và phải là người có uy tín, được thầy truyền dạy trực tiếp vẽ ra thì bộ tranh mới có giá trị về mặt văn hóa tâm linh Tranh được vẽ theo kiểu tranh dân gian với nét vẽ tả thực, các vị thần có vẻ mặt khác nhau nhưng đều có nét oai nghiêm, quyền lực Theo phong tục, từ đầu tháng 12 Âm lịch trở đi, đồng bào người Dao trong làng phải gặp thầy cúng (thầy mo) để xin được ngày tổ chức lễ tết.
Tục gói bánh chưng đen
Bánh trưng đen là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng không thể thiếu trong những ngày xuân của đồng bào dân tộc Dao Bánh chưng đen vừa thể hiện tấm lòng biết ơn của người đang sống tới ông bà, tổ tiên, vừa để cầu cho một năm mới an lành, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn Người Dao lấy màu đen làm bánh từ tro của than rơm nếp sau khi đốt Màu đen của bánh là thể hiện sự hòa hợp giữa đất, trời với lòng người đồng thời là biểu hiện mùa màng bội thu, đời sống của con người ngày càng no ấm…
Tết nhảy là hoạt động thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao Quần Chẹt xã Nga Hoàng, huyện Yên Lập nói riêng và của dân tộc Dao ở Việt Nam nói chung Từ xa xưa, Tết nhảy đã gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần, nó nắm giữ phần hồn của người Dao.
Người Dao ăn Tết vào tháng Giêng, cúng tổ tiên vào tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Chạp Tùy vào từng nhóm Dao lại có những ngày cúng tổ tiên riêng. Ngoài ra, còn có các nghi lễ vòng đời như lễ cấp sắc, cưới xin, tang ma, cầu sức khỏe, cúng ma…
Tổ chức Tết năm cùng
Tết năm cùng được xem là một nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện tình cảm gắn bó anh em trong dòng họ và tình đoàn kết của cộng đồng người Dao.Theo phong tục, từ tháng 9 Âm lịch, trưởng họ phải chuẩn bị gạo nếp ngon, nuôi lợn, nuôi gà để cuối năm khao cả họ Từ đầu tháng 12 Âm lịch trở đi, đồng bào người Dao sẽ mổ lợn, giết gà, ngan để ăn Tết năm cùng Đây là dịp để anh em họ hàng tập trung nhau lại góp cỗ làm Tết, nhà ai có gì góp nấy, nhưng quan trọng nhất là nhà trưởng họ Trong lễ Tết năm cùng, có 3 món ăn không thể thiếu trong mâm cơm là thịt lợn, gà và bánh giày.
Tổ chức lễ Trời biết, Đất biết
Nghi lễ Trời biết Đất biết được tổ chức trang trọng vào giờ Tý (nửa đêm) ngày mồng 3 Tết Nguyên Đán hàng năm Buổi lễ như một hình thức báo công với trời đất, tổ tiên, ông bà thành quả một năm lao động của gia đình Đối với người Dao Quần Chẹt, “mâm cao cỗ đầy” không quan trọng, nếu năm nào họ hàng và bạn bè đến đông thì tết ấy được xem là to và đầm ấm, đông vui nhất
Với đồng bào dân tộc Dao, múa chuông là điệu múa chính trong các nghi lễ quan trọng như: Tết nhảy (là một nghi lễ tạ ơn tổ tiên, Bàn Vương); Lập tịnh(cấp sắc, đặt tên cho người trưởng thành); Tết thanh minh, tiễn đưa người mất,cầu mùa…Người xem dễ nhận thấy, chiếc chuông nhỏ bằng đồng có chuôi là đạo cụ chính để người múa cầm, tạo ra điệu nhạc nhịp nhàng, khoẻ khoắn Tiếng chuông rộn ràng được đưa lên, chiếc tua màu đỏ ở chuôi chuông cũng được nâng lên, hạ xuống theo nhịp điệu, tạo nên sự sinh động và đẹp mắt, thể hiện tinh thần phấn khởi, vui tươi Chính vì vậy, trong các ngày lễ, Tết, dịp lễ hội đầu năm của đồng bào Dao không thể thiếu điệu múa chuông.
Đặc trưng văn hóa dân tộc Cao Lan tại Phú Thọ
Người dân tộc Cao Lan (còn gọi là dân tộc Sán Chay) ở huyện Đoan Hùng hiện có trên 3.000 người, sinh sống quần tụ ở 6 làng thuộc các xã: Ngọc Quan, Hùng Long, Yên Kiện, Minh Phú, Tây Cốc và Vân Đồn.
Nhà sàn của người Cao Lan có 4 mái, 2 mái chính và 2 mái chái nhà nhỏ hơn, có độ dốc như nhau Ngôi nhà có 3 gian 2 chái là nhà trung bình; có 4 gian hoặc 5 gian là nhà to có nhiều thế hệ cùng sinh sống, thường là nhà ở của thầy cúng hay trưởng bản Bậc cầu thang lên nhà thường là cây gỗ hơi cong được chẻ đôi, có 5
23 hoặc 7 bậc thang Gầm sàn của người Cao Lan chỉ để nông cụ cày, bừa, thường xuyên được quét dọn sạch sẽ và không nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn
Ngày 30 Tết là ngày mang ý nghĩa quan trọng và đặc biệt trong tín ngưỡng của người Cao Lan Vào ngày này, người Cao Lan dậy vào lúc sáng sớm để lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sau đó tiến hành “Chí dịt”, tục dán giấy đỏ trong nhà Buổi sáng ngày cuối cùng của năm cũ, khắp mọi nơi trong nhà đều được “niêm phong” giấy đỏ Từ cối xay, cối giã gạo, cuốc, xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại cho đến bàn thờ tổ tiên, tường, cổng nhà, các cửa ra vào… đều được dán giấy đỏ để các vật này được "nghỉ Tết" Toàn bộ ngôi nhà bỗng trở nên rực rỡ, tràn đầy sinh khí đón năm mới.
Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ là một vật thể hiện điềm may mắn, tượng trưng cho một năm mới tốt lành, nhiều tài lộc sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, mùa màng bội thu, giúp gia chủ xua đuổi tà ma, cây trồng không bị chim, thú, sâu bọ phá hoại Người Cao Lan thường tự làm các loại bánh để ăn tết như bánh vắt vai, bánh chưng, bánh chim gâu, bánh mật, bánh gai, bánh rán, chè lam Bánh chưng của người Cao Lan có hai loại là bánh chưng bố tròn to và bánh trưng mẹ tròn dài Ngoài ra, người Cao Lan còn tự làm bún ăn tết Do được làm hoàn toàn thủ công nên bún của người Cao Lan rất thơm ngon, mềm và dai Trong lễ hội đầu năm mới của người Cao Lan, bên cạnh các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn, trồng cây chuối, vặt rau cải, múa điệu chim gâu, xúc tép, khai xuân, biểu diễn trống sành thì không thể thiếu làn điệu Sình ca, lối hát đối đáp giữa thanh niên nam nữ, được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán.
Trong cuộc sống hiện đại, người Cao Lan vẫn giữ được nét văn hóa bản sắc độc đáo riêng, trong đó, phải kể đến trang phục truyền thống của phụ nữ Cao Lan luôn được giữ gìn qua bao thế hệ Áo của phụ nữ Cao Lan dài đến gối, thân áo được phối các màu đỏ, nâu, hồng với màu xanh chàm, màu đen Áo mở nẹp chéo phía trước ngực, cài khuy bên phải, xẻ tà hai bên từ dưới nách xuống đến tận gấu áo, áo có ba cúc Váy dài đến bắp chân, được ghép từ năm miếng vải. Cạp váy thường nhỏ hơn gấu váy, bên trong luồn chỉ màu để buộc Điểm độc đáo là tua chỉ màu tết lại khâu ở viền váy rất tinh tế và duyên dáng Đi liền với váy là thắt lưng, được dệt rất cầu kỳ, đẹp mắt với nhiều hình hoa văn phối các màu xen kẽ Phụ nữ Cao Lan thường đeo các loại trang sức như:
Vòng tay, vòng cổ, nhẫn, hoa tai bằng bạc So với các dân tộc khác, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cao Lan mộc mạc, đơn giản, song có nhiều nét đặc trưng riêng tạo nên nét đẹp, sự duyên dáng
Các hình ảnh đặc trưng du lịch Phú Thọ
Hình 1.1 Lễ hội Đền Hùng ( Nguồn : Internet )
Hình 1.2 Đồi chè Long Cốc (Nguồn : Internet )
Hình 1.3 Quần thể lộc vừng ở Cẩm Khê (Nguồn : Internet)
Hình 1.4 Đình Hùng Lô (Nguồn : Internet)
Hình 1.5 Hát xoan (Nguồn : Internet)
Hình 1.6 Đền Tam Giang chùa Đại Bi (Nguồn : Internet)
Hình 1.7 Đền mẫu Âu Cơ (Nguồn : Internet)
Hình 1.8 Suối khoáng nóng Thanh Thuỷ ( Nguồn : Internet)
Hệ thống sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Phú Thọ
Quy trình sản xuất sản phẩm handmade mang đặc trưng văn hóa Phú Thọ
Quy trình sản xuất sản phẩm lưu niệm handmade với đặc trưng văn hóa Phú Thọ thường bắt đầu từ việc lựa chọn nguyên liệu chất lượng như gốm sứ, gỗ, hoặc vật liệu tự nhiên khác phù hợp với văn hóa và truyền thống của địa phương này Sau đó, các nghệ nhân thường tiến hành các bước sau:
Thiết kế: Nghệ nhân sẽ tạo ra bản thiết kế sơ bộ dựa trên ý tưởng và nét đặc trưng của văn hóa Phú Thọ.
Chế tác: Bắt đầu từ việc tạo hình cơ bản trên nguyên liệu, các nghệ nhân sẽ sử dụng các kỹ thuật truyền thống như điêu khắc, vẽ, hoặc đúc để tạo ra hình dạng cụ thể cho sản phẩm.
Sơn hoặc trang trí: Quá trình này có thể bao gồm việc sơn màu, trang trí bằng các họa tiết, hoặc thậm chí là việc sử dụng các kỹ thuật đặc biệt như đắp nổi để làm nổi bật các chi tiết đặc trưng của văn hóa Phú Thọ.
Nung sản phẩm (nếu áp dụng): Trong trường hợp sử dụng gốm sứ, sản phẩm có thể cần phải trải qua quá trình nung để tạo độ bền và màu sắc cuối cùng. Hoàn thiện và kiểm tra chất lượng: Sau khi sản phẩm đã hoàn thiện từ quá trình chế tác và trang trí, nó sẽ được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường.
Quy trình này không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cao mà còn yêu cầu sự tinh tế và hiểu biết sâu sắc về văn hóa và truyền thống của Phú Thọ để tạo ra những sản phẩm lưu niệm độc đáo, mang tính văn hóa
2 Giới thiệu về sản phẩm:
Sản phẩm lưu niệm handmade với đặc trưng văn hóa của Phú Thọ thường mang trong mình vẻ đẹp tinh tế kết hợp giữa truyền thống và sự sáng tạo đương đại Những món đồ thủ công này thường được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như tre, gỗ, đất sét, vải lụa, và thường được chế tác bởi những nghệ nhân tài ba, qua
29 từng đường nét, màu sắc, và hoa văn, chúng mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất này.
Từ các chiếc đồ gốm thủ công, tranh dân gian, đến các sản phẩm làm từ tre, mỗi cái mang đậm dấu ấn của Phú Thọ Những chiếc đồ gốm được tạo hình từng hạt từng hạt bằng đôi bàn tay tài hoa, hay những món đồ thủ công từ tre mềm mại, được uốn nắn linh hoạt tạo nên những hình ảnh độc đáo về đời sống và truyền thống văn hóa của người dân nơi đây.
Sản phẩm lưu niệm này không chỉ đơn thuần là một món đồ vật lưu giữ kỷ niệm, mà còn là sự kết tinh của lòng đam mê, tâm huyết của người làm và là một phần của câu chuyện văn hóa sâu sắc, gắn kết con người với quá khứ và hiện tại của Phú Thọ, làm cho mỗi món đồ trở thành một tác phẩm nghệ thuật sống động, đầy ý nghĩa.
Các sản phẩm lưu niệm handmade của Phú Thọ không chỉ đơn giản là những món đồ truyền thống, mà còn thể hiện sự tiếp nối và phát triển của nghệ thuật dân gian qua thế hệ Điều này thể hiện rõ trong sự đa dạng của các sản phẩm, từ những bức tranh đẹp mắt với hình ảnh các truyền thống lịch sử, những chiếc đồ gốm với hình thức tinh tế đến những món đồ dùng hàng ngày như chén, đĩa, hay các vật dụng trang trí nội thất.
Bên cạnh các món đồ trang trí truyền thống không thể không nhắc đến tà áo dài Việt Nam Áo dài là trang phục truyền thống và là niềm tự hào của con người Việt Nam Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng, thiết tha, đằm thắm trong tà áo dài luôn là hình ảnh để lại ấn tượng , nét đậm văn hoá rất riêng trong mắt bạn bè quốc tế Chúng tôi đã thiết kế một chiếc áo dài mang trên đó là nét văn hoá của Phú Thọ được thể hiện qua các hoạ tiết như hình in Đền Hùng, đồi chè Long Cốc , Vườn Quốc gia Xuân Sơn cùng với hoa văn trên trang phục của các dân tộc tại tỉnh Phú Thọ , các hoa văn thổ cẩm , hoa văn cồng chiêng của người Mường tại Phú Thọ Những hoạ tiết mang văn hoá Phú Thọ trên chiếc áo dài giúp quảng bá rộng rãi hình ảnh Phú Thọ đến gần hơn với mọi du khách trong và ngoài nước , góp phần phát triển du lịch của tỉnh.
Nhờ vào sự sáng tạo và lòng đam mê của những người nghệ nhân tại địa phương, các sản phẩm này không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn là cách tuyệt vời để du khách hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống và lối sống của người dân Phú Thọ Bên cạnh đó, việc ủng hộ và mua sắm các sản phẩm thủ công này cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người làm và duy trì giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất này.
Kết luận
Sản phẩm lưu niệm được thiết kế với sự tinh tế và sâu sắc, kết hợp hài hòa giữa đặc trưng văn hóa Phú Thọ và sự đổi mới hiện đại Qua việc chọn lọc các yếu tố truyền thống như hình ảnh của Đền Hùng, các mẫu trang phục truyền thống, hoặc các biểu tượng văn hóa độc đáo, sản phẩm không chỉ đơn thuần là một món quà lưu niệm mà còn là một cầu nối tinh thần, gắn kết con người với nền văn hóa lâu đời của vùng đất này Điều đặc biệt ở sản phẩm này chính là cách mà nó thể hiện sự kính trọng và tôn vinh di sản văn hóa Những chi tiết tinh xảo, từ việc chọn chất liệu đến cách bố trí hình ảnh, đều phản ánh sự cẩn trọng và tỉ mỉ trong quá trình thiết kế Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa, mà còn mở ra cánh cửa để thế giới hiểu rõ hơn về sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam, từ những giá trị truyền thống đến những di sản văn hóa đặc biệt của từng vùng miền.