Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Công nghệ thông tin TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ---------- DASANH PATHOUMPHANH XÂY DỰNG WEBSITE DẠY HỌC TRỰC TUYẾN E-LEARNING TRÊN NỀN TẢNG MOODLE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Quảng Nam, tháng 4 năm 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: XÂY DỰNG WEBSITE DẠY HỌC TRỰC TUYẾN E-LEARNING TRÊN NỀN TẢNG MOODLE Sinh viên thực hiện: DASANH PATHOUMPHANH MSSV: 2115031024 CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHÓA: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐỖ QUANG KHÔI Quảng Nam, tháng 4 năm 2019 - i - LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến thầy ĐỖ QUANG KHÔI - người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Nếu không có những lời chỉ dẫn, những tài liệu, những lời động viên khích lệ của thầy thì khóa luận này khó lòng thực hiện được. Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Công nghệ thông tin - T rường Đại học Quảng Nam đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian em học đại học và trong quá trình em thực hiện khóa luận này. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè của tôi, những người đã sát cánh cùng chia sẻ với tôi những lúc vui buồn giúp tôi có động lực để hoàn thành tốt khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn - ii - MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC .................................................................................................................ii DANH MỤC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT ....................................................................... iv DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi Phần 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 1.5. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.6. Đóng góp dự kiến của đề tài ........................................................................ 3 1.7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................ 3 Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ E- LEARNING VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP............................................................................................................... 4 1.1. Tổng quan về E-Learning ............................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về E-Learning ..................................................................... 4 1.1.2. Quy định về chuẩn của E-Learning ..................................................... 5 1.1.3. Mô hình hệ thống E-Learning .............................................................. 5 1.1.4. Ưu điểm và hạn chế của E-Learning ................................................... 7 1.1.5. Một số hình thức dạy học với E-Learning ........................................... 9 1.2. Khái quát về Hệ thống quản lý học tập LMS ............................................ 11 1.2.1. Định nghĩa LMS ................................................................................. 11 1.2.2. Các chức năng của LMS .................................................................... 12 1.2.3. Nhiệm vụ của LMS ............................................................................. 12 1.2.4. Kết luận Chương 1 ............................................................................. 12 Chƣơng 2: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG MOODLE .......................................... 13 2.1. Giới thiệu hệ thống quản lý học tập Moodle ............................................. 13 2.2. Cài đặt và thiết lập các thông số cho hệ thống Moodle............................. 13 2.2.1. Cài đặt Moodle trên localhost Windows ............................................ 13 2.2.2. Thiết lập giao diện ............................................................................. 18 2.2.3. Thiết lập trang chủ ............................................................................. 18 2.2.4. Thiết lập chế độ bảo mật và chính sách ............................................. 19 2.3. Một số tính năng của Moodle .................................................................... 20 2.4. Kết luận Chương 2 .................................................................................... 21 Chƣơng 3: XÂY DỰNG WEBSITE DẠY HỌC TRỰC TUYẾN E-LEARNING .................................................................................................... 22 3.1. Phát biểu bài toán ...................................................................................... 22 3.2. Phân tích và thiết kế hệ thống E-Learning ................................................ 23 3.2.1. Phân tích tổng quát hệ thống quản lý học tập Moodle ...................... 23 3.2.2. Mô hình hệ thống E-Learning ............................................................ 24 3.2.3. Mô hình chức năng của hệ thống E-Learning ................................... 25 3.3. Chương trình thử nghiệm .......................................................................... 26 3.4. Kết luận Chương 3 .................................................................................... 33 Phần 3. KẾT LUẬN ................................................................................................ 34 Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 35 DANH MỤC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CNTT Công nghệ thông tin CSLD Cơ sơ dữ liệu HD Đại học HS Học sinh HV Học viên SV Sinh viên GV Giáo viên LMS Learning Management System (Hệ thống quản lý học tập) LCMS Learning Content Mângerment System (Hệ thống quản lý nội dụng học tập) PPHD Phương pháp dạy học DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình tổng quát hệ thống E-Learning ..................................................... 6 Hình 1.2: Hoạt động của LMS. ................................................................................. 11 Hình 2.1: Giao diện của XAMPP. ............................................................................. 14 Hình 2.2: Tạo cơ sở dữ liệu cho moodle. .................................................................. 14 Hình 2.3: Giải nén vào thư mục htdocs của Xampp. ................................................ 15 Hình 2.4: Cấu hình cơ sở dữ liệu. ............................................................................. 16 Hình 2.5: Cài đặt các thông số cho hệ thống. ........................................................... 16 Hình 2.6: Cấu hình tài khoản người quản trị............................................................. 17 Hình 2.7: kết thúc quá trình cài đặt Moodle. ............................................................ 17 Hình 2.8: Thiết lập trang chủ. ................................................................................... 19 Hình 2.8: Thiết lập chế độ bảo mật và chính sách. ................................................... 19 Hình 2.9: tính năng của Moodle. ............................................................................... 20 Hình 3.1: Mô hình tổng quát hệ thống hỗ trợ dạy học E-Learning. .......................... 24 Hình 3.2. Mô hình chức năng của hệ thống hỗ trợ dạy học E-Learning................... 25 Hình 3.2: Giao diện chính của hệ thông E-Learnig. ................................................. 26 Hình 3.3: Trang đăng nhập vào hệ thống E-Learning............................................... 26 Hình 3.4: Danh mục các khoá học của hệ thống E-Learning. .................................. 27 Hình 3.5: Nội dung của khoá học.............................................................................. 27 Hình 3.6: Nội dung của khoá học và tổnng kết khoá học. ........................................ 28 Hình 3.7: Giảng viên thực hiện tạo khoá học mới trên hệ thống E-Learning. ......... 28 Hình 3.8: Giảng viên thực hiện them một hoạt động hay tài nguyên vào khoá học.29 Hình 3.9: Giảng viên quản lý bài tập của sinh viên. ................................................ 29 Hình 3.10: Giảng viên xem báo cáo điểm của sinh viên........................................... 30 Hình 3.11: Sinh viên xem bải giảng của khoá học theo chủ đề. ............................... 31 Hình 3.12: Sinh viên thưc hiên làm bài tập trắc nghiệm trên khoá học. ................... 32 Hình 3.13: Sinh viên thực hiện nhộp bài và nhân xét của giảng viên. ...................... 33 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại hình thức dạy học ..................................................................... 10 Bảng 1.2: So sánh các hình thức dạy học.................................................................. 11 Bảng 3.1: So sánh phương pháp học tập truyền thống và phương pháp elearning. .. 22 - 1 - Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đang ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó giáo dục cũng chịu một sự tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho lượng tri thức của nhân loại tăng lên rất nhiều, chính vì vậy mà các phương pháp giáo dục truyền thống như “phấn trắng, bảng đen” không thể nào truyền tài được hết mội dung tri thức. Nó cũng đã mở ra nhiều phương pháp và cách thức dạy học mới. Vì vậy mà việc nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy bằng việc sử dụng hiệu quả của công nghệ thông tin đang là nhu cầu cấp bách trên phạm vi toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục nước nhà phát triển bắt kịp và đáp ứng được công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, thì nền giáo dục nước ta cần được đổi mới phương pháp dạy học. Theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh, để nâng cao chất lượng dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục của nước ta hiện nay có hai nội dung chủ yếu là: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và Ứng dụng cho việc dạy và học, đổi mới phương pháp giảng dạy làm tăng chất lượng giáo dục. Hiện này đã có rất nhiều phần mềm dạy học ra đời, trong đó đã có rất nhiều phần mềm có chất lượng cao. Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, Mạng Internet cũng đang phát triển tới “chóng mặt “ và có ảnh hưởng vô cùng lớn tới toàn bộ mọi mặt của đời sống xã hội và dặc biệt trên lĩnh vực giáo dục. Với sự xuất hiện của Internet thì khoảng cách địa lý không còn là vấn đề quan trọng, nó làm cho tri thức nhân loại được phổ biến rộng rãi, nó là điều kiện để các nước kém phát triển nắm bắt được tri thức tiên tiến. Cũng do đó mà học sinh ở mọi nơi không chỉ thành thị mà cả nông thôn cũng có thể nắm được các kiếm thức như nhau. Con người có thể trao đổi thông tin cho nhau một cách rễ dàng và nhanh chóng. Cùng với sự phát triển của Internet thì Websit e cũng được phát triển nhanh chóng nhờ vào các ưu điểm của nó. Trên websile người ta có thể tiếp nhận thông tin, tiếp thu được một lượng lớn tri thức, ngoài ra còn có thể tương tác đối thoại trực tiếp. Đặc biệt đối với - 2 - giáo dục thì các Website dạy học đang là một phương tiện dạy học rất hiệu quả và được hưởng ứng. Bởi nó có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của rất nhiều học sinh. Có các mô hình minh hoạ trực quan sinh động. Một trí thức phong phú và được thể hiện hấp hẫn đối với học sinh. Ngoài ra học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. Cùng với những lý do trên, với gợi ý của thầy giáo ThS. Đỗ Quang Khôi, em chọn đề tài “Xây dựng website dạy học trực tuyến e- Learning trên nền tảng Moodle” để làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về hệ thống quản lý dạy học Moodle. - Áp dụng vào việc xây dựng website dạy học trực tuyến e-Learning. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hệ thống quản lý học tập Moodle (Modular Object- Oriented Dynamic Learning Environment) và các công cụ biên soạn bài giảng điện tử thông dụng như: eXe Learning, Lectora, … - Phạm vi nghiên cứu: từ kết quả đạt được, áp dụng triển khai vào các môn học theo nhu cầu của các Khoa chuyên môn với các hoạt động chính: biên soạn bài giảng, biên soạn bài tập đánh giá; tự học, tự nghiên cứu, ôn tập, trả bài, làm bài tập; tương tác giữa GV và SV. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp. - Thống kê, phân tích dữ liệu. - Khảo sát, phân tích và thiết kế hệ thống. - Thực nghiệm. 1.5. Lịch sử nghiên cứu Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là một phần mềm nền cho một hệ quản trị đào tạo (LMS). Moodle được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Moodle hiện là phần mềm được sử dụng rộng rãi với gần 50 ngàn trang web đã đăng ký và hơn 40 ngàn người dùng trong hơn 2,5 triệu khóa học (tính đến tháng 1 năm 2018). - 3 - 1.6. Đóng góp dự kiến của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc ứng dụng e- Learning vào dạy học. - Phát triển một website hỗ trợ dạy và học trực tuyến e-Leanring. 1.7. Cấu trúc của khóa luận Lời cảm ơn Mục lục Danh mục ký hiệu, viết tắt Danh mục hình vẽ Danh mục bảng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Lịch sử nghiên cứu 6. Đóng góp của đề tài NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về E-Learning và Hệ thống quản lý học tập Chương 2: Giới thiệu hệ thống Moodle Chương 3: Xây dựng website dạy học trực tuyến KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO - 4 - Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP 1.1. Tổng quan về E-Learning 1.1.1. Khái niệm về E-Learning Hiện nay có rất nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau về E- Learning. Mỗi khái niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau, và do vậy, nội hàm của khái niệm cũng rất khác nhau. Điển hình trong số rất nhiều khái niệm về E-Learning đó là: - E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT và truyền thông. - E- Learning là việc phân phối các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo, học tập thông qua các phương tiện điện tử như internet, intranet, extranet, CD - ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân. - E- Learning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học. - E- Learning là việc sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, cung cấp, lựa chọn, quản trị và mở rộng việc học tập, cho phép học tập ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. - E- Learning là hệ thống hỗ trợ dạy học sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung cấp, truyền tải thông tin và quản lý các hoạt động, quá trình, dữ kiện dạy và học ở mọi lúc, mọi nơi. Qua các khái niệm trên, chúng ta thấy những dấu hiệu đặc trưng của E- Learning như sau: - Sử dụng mạng Internet; - Tồn tại dưới dạng các khóa học; - Sử dụng các hệ thống quản lý học tập; - Đảm bảo sự tương tác, hợp tác trong học tập; - Hỗ trợ hoạt động dạy học mọi lúc, mọi nơi. - 5 - Dựa trên những dấu hiệu đặc trưng trên, E- Learning có thể được định nghĩa như sau: E- Learning là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học. 1.1.2. Quy định về chuẩn của E-Learning Các tổ chức về tiêu chuẩn trên thế giới như ADL (Advanced Distributed Learning), AICC (Aviation Industry Computer- Based Training Committee), Tổ chức về đào tạo toàn cầu IMS,... đã đưa ra các quy định khác nhau về chuẩn E- learning. Tuy nhiên, các quy định này có chung những đặc điểm như sau: - Khả năng truy cập nội dung học từ một nơi ở xa và phân phối cho nhiều nơi khác. - Khả năng sử dụng lại ở một nơi nào đó các nội dung học đã được phát triển ở một nơi khác bằng nhiều công cụ và nền khác nhau. - Khả năng vẫn sử dụng được các nội dung học khi công nghệ thay đổi mà không phải thiết kế lại, cấu hình lại hoặc mã hóa lại. Hiện nay trên thế giới có một số chuẩn về E-Learning như sau: + Chuẩn IMS (IMS Global Learning Consortium, Inc.). + Chuẩn AICC (Aviation Industry CBT Committee). + Chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model). 1.1.3. Mô hình hệ thống E-Learning Dựa theo hoạt động dạy học, đặc trưng của hệ thống E- learning, chuẩn của hệ thống E-Learning, cấu trúc tổng thể của hệ thống E-learning được thể hiện qua sơ đồ sau: - 6 - Hình 1.1: Mô hình tổng quát hệ thống E-Learning Trong đó: + Người học: là đối tượng trung tâm của quá trình dạy học dựa trên E- Learning. Các khóa học cần được thiết kế theo định hướng lấy người học làm trung tâm. Khi tham gia học tập, người học sẽ thực hiện các hoạt động học tập đã được thiết kế theo kịch bản sư phạm để tự lực, chủ động khám phá tri thức, kỹ năng khóa học. Bên cạnh đó, người học cũng thường xuyên nhận được các thông tin chỉ dẫn, giúp đỡ khi gặp khó khăn hay cùng nhau thảo luận, chia sẻ thông qua các chức năng hợp tác trên mạng. + Người dạy: là nhân tố chính trong việc cung cấp khóa học trên E-Learning. Ngoài việc thiết kế nội dung, kịch bản khóa học, người dạy cũng cần thao tác trực tiếp với các chức năng của hệ thống trong việc định hướng, chỉ dẫn, đánh giá người học một cách thường xuyên và kịp thời. + Người quản trị hệ thống: đây là người có trách nhiệm quản trị toàn bộ hệ thống với các chức năng như tạo lập các khóa học, phân quyền sử dụng, cấp phát tài khoản, thiết lập môi trường, trợ giúp người dạy và người học về công nghệ,… + Công cụ xây dựng nội dung học tập: là các phần mềm soạn bài giảng, bài tập đánh giá, độc lập với hệ thống. Người dạy sử dụng các phần mềm này để thiết kế kịch bản, nội dung bài giảng và đóng gói theo chuẩn bài giảng điện tử (như SCORM) để tích hợp vào hệ thống E-Learning. - 7 - + Công cụ xây dựng nội dung học tập có thể là một hệ thống quản lý nội dung LCMS (Learning Content Managerment System) . Đó là một môi trường đa người dùng cho phép người dạy và người hỗ trợ cùng hợp tác để xây dựng nội dung bài giảng điện tử... LCMS được kết nối với các ngân hàng kiến thức và ngân hàng bài giảng điện tử, các câu lý thuyết và bài tập... + Hệ thống quản lý học tập (Learning Managerment System - LMS): Khác với LCMS chỉ tập trung vào xây dựng và phát triển nội dung, LMS được dùng để hỗ trợ cho việc học tập cũng như quản lý học tập của người học và phân phát nội dung khoá học tới người học. LMS bao gồm nhiều mô- đun khác nhau giúp quá trình học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của internet. 1.1.4. u điểm và hạn chế của E-Learning 1.1.4.1. Ưu điểm a) Dễ tiếp cận và thuận tiện Học dựa trên E- Learning được thực hiện phù hợp với tiến độ học tập, hoàn cảnh của người học, đảm bảo học mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ hợp tác trong môi trường mạng. Với người quản trị, dễ dàng quản lý lớp học với số lượng lớn. b) Chi phí và thời gian Chi phí theo học một khóa học không cao. Bên cạnh đó, có thể lựa chọn các khóa học phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bản thân đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội. E-Learning giúp ti ết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và công sức đi lại; tiết kiệm thời gian viết cho người dạy khi trình bày; có thể nới rộng thời gian học; người học có thể tự điều tiết về thời gian học phù hợp cho riêng mình. c) Tự định hướng Người học có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân. d) Tự điều chỉnh Người học có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa học cho mình, nghĩa là người học có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình. - 8 - e) Tính linh hoạt Tính linh hoạt của một khóa học trên E- Learning là rõ ràng bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn thiện người học có thể học theo thời gian biểu mình định ra. Không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học dù bạn vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày ở phần trên. Khi tham gia một khóa học mới, người học có thể không cần phải học tất cả các nội dung (trong trường hợp đã biết một số phần). Qua đó, có thể đẩy nhanh tiến độ học tập. Các khóa học dễ dàng được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng. f) Hệ thống hóa E- Learning dễ dàng tạo và cho phép người học tham gia học, dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của mình. Với khả năng tạo những bài đánh giá, người dạy dễ dàng biết được người học nào đã tham gia học, khi nào họ hoàn tất khoá học, làm thế nào họ thực hiện và mức độ phát triển của họ. g) Về tài nguyên học liệu E- Leanring sử dụng chung các tài nguyên học tập, bài giảng, giáo trình điện tử, tiết kiệm chi phí chuẩn bị bài giảng, sách giáo khoa. Bên cạnh đó, E- Learning sử dụng các phần mềm Tin học cho phép mô hình hóa bài giảng, thể hiện trực quan bằng các phương tiện truyền tải nhanh và nhiều tri thức. h) Tương tác và hợp tác Trên E- Leanring người học có thể giao lưu và tương tác với nhiều người cùng lúc. Họ cũng có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà. Ngày nay, việc tương tác và hợp tác trên Internet là phổ biến qua forum, blog, Facebook… và có thể tận dụng Internet để “vừa làm vừa học vừa chơi”. 1.1.4.2. Hạn chế Bên cạnh tính ưu việt của E- Learning, hình thức dạy học này còn tiềm ẩn một số hạn chế sau: a) Về phía người học - Tham gia học tập dựa trên E- Learning đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng - 9 - hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành viên khác. - Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra. b) Về phía nội dung học tập - Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa các nội dung quá trừu tượng, quá phức tạp. Đặc biệt là các nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành mà Công nghệ thông tin không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả. - Hệ thống E- Learning cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng thao tác vận động. c) Về yếu tố công nghệ - Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người học sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả, chất lượng dạy học dựa tr...
TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP
Tổng quan về E-Learning
Hiện nay có rất nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau về E-Learning Mỗi khái niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau, và do vậy, nội hàm của khái niệm cũng rất khác nhau Điển hình trong số rất nhiều khái niệm về E-Learning đó là:
- E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT và truyền thông
- E-Learning là việc phân phối các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo, học tập thông qua các phương tiện điện tử như internet, intranet, extranet, CD- ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân
- E-Learning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học
- E-Learning là việc sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, cung cấp, lựa chọn, quản trị và mở rộng việc học tập, cho phép học tập ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu
- E-Learning là hệ thống hỗ trợ dạy học sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung cấp, truyền tải thông tin và quản lý các hoạt động, quá trình, dữ kiện dạy và học ở mọi lúc, mọi nơi
Qua các khái niệm trên, chúng ta thấy những dấu hiệu đặc trưng của E- Learning như sau:
- Tồn tại dưới dạng các khóa học;
- Sử dụng các hệ thống quản lý học tập;
- Đảm bảo sự tương tác, hợp tác trong học tập;
- Hỗ trợ hoạt động dạy học mọi lúc, mọi nơi
Dựa trên những dấu hiệu đặc trưng trên, E-Learning có thể được định nghĩa như sau: E-Learning là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học
1.1.2 Quy định về chuẩn của E-Learning
Các tổ chức về tiêu chuẩn trên thế giới như ADL (Advanced Distributed Learning), AICC (Aviation Industry Computer-Based Training Committee), Tổ chức về đào tạo toàn cầu IMS, đã đưa ra các quy định khác nhau về chuẩn E- learning Tuy nhiên, các quy định này có chung những đặc điểm như sau:
- Khả năng truy cập nội dung học từ một nơi ở xa và phân phối cho nhiều nơi khác
- Khả năng sử dụng lại ở một nơi nào đó các nội dung học đã được phát triển ở một nơi khác bằng nhiều công cụ và nền khác nhau
- Khả năng vẫn sử dụng được các nội dung học khi công nghệ thay đổi mà không phải thiết kế lại, cấu hình lại hoặc mã hóa lại
Hiện nay trên thế giới có một số chuẩn về E-Learning như sau:
+ Chuẩn IMS (IMS Global Learning Consortium, Inc.)
+ Chuẩn AICC (Aviation Industry CBT Committee)
+ Chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model)
1.1.3 Mô hình hệ thống E-Learning
Dựa theo hoạt động dạy học, đặc trưng của hệ thống E-learning, chuẩn của hệ thống E-Learning, cấu trúc tổng thể của hệ thống E-learning được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1.1: Mô hình tổng quát hệ thống E-Learning Trong đó:
+ Người học: là đối tượng trung tâm của quá trình dạy học dựa trên E-
Trong quá trình học tập, các khóa học được thiết kế theo định hướng lấy người học làm trung tâm, cung cấp các hoạt động học tập được thiết kế theo kịch bản sư phạm để giúp học viên tự mình khám phá tri thức và kỹ năng cần thiết Học viên thường xuyên nhận được hướng dẫn và hỗ trợ khi gặp khó khăn, đồng thời có thể thảo luận và chia sẻ thông tin thông qua các tính năng cộng tác trực tuyến.
+ Người dạy: là nhân tố chính trong việc cung cấp khóa học trên E-Learning
Ngoài việc thiết kế nội dung, kịch bản khóa học, người dạy cũng cần thao tác trực tiếp với các chức năng của hệ thống trong việc định hướng, chỉ dẫn, đánh giá người học một cách thường xuyên và kịp thời
+ Người quản trị hệ thống: đây là người có trách nhiệm quản trị toàn bộ hệ thống với các chức năng như tạo lập các khóa học, phân quyền sử dụng, cấp phát tài khoản, thiết lập môi trường, trợ giúp người dạy và người học về công nghệ,…
+ Công cụ xây dựng nội dung học tập: là các phần mềm soạn bài giảng, bài tập đánh giá, độc lập với hệ thống Người dạy sử dụng các phần mềm này để thiết kế kịch bản, nội dung bài giảng và đóng gói theo chuẩn bài giảng điện tử (như SCORM) để tích hợp vào hệ thống E-Learning
+ Công cụ xây dựng nội dung học tập có thể là một hệ thống quản lý nội dung LCMS (Learning Content Managerment System) Đó là một môi trường đa người dùng cho phép người dạy và người hỗ trợ cùng hợp tác để xây dựng nội dung bài giảng điện tử LCMS được kết nối với các ngân hàng kiến thức và ngân hàng bài giảng điện tử, các câu lý thuyết và bài tập
Hệ thống quản lý học tập (LMS) đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình học tập của người học LMS khác với hệ thống quản lý nội dung (LCMS) ở chỗ nó không chỉ tập trung vào phát triển nội dung mà còn hỗ trợ quản lý việc học và phân phối nội dung khóa học một cách thuận tiện tới người học LMS bao gồm nhiều mô-đun giúp tận dụng tối đa lợi thế của internet trong quá trình học tập trực tuyến.
1.1.4 Ƣu điểm và hạn chế của E-Learning
1.1.4.1 Ưu điểm a) Dễ tiếp cận và thuận tiện
Học dựa trên E-Learning được thực hiện phù hợp với tiến độ học tập, hoàn cảnh của người học, đảm bảo học mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ hợp tác trong môi trường mạng Với người quản trị, dễ dàng quản lý lớp học với số lượng lớn b) Chi phí và thời gian
Khái quát về Hệ thống quản lý học tập LMS
Hệ thống quản lý học tập LMS là một phần mềm quản lý các quá trình học tập và phân phát nội dung khoá học tới người học LMS bao gồm nhiều mô-đun khác nhau giúp quá trình học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của internet
Hình 1.2: Hoạt động của LMS
1.2.2 Các chức năng của LMS
- Đăng kí: Học viên đăng kí học tập thông qua môi trường web Việc quản lý học viên cũng thông qua môi trường web
- Lập kế hoạch: Lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân
- Phân phối: Phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác
- Theo dõi: Theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo
- Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng diễn đàn, e-mail, trao đổi trực tuyến, chia sẻ màn hình và e-seminar
- Kiểm tra: Cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên
- Quản lý các khoá học trực tuyến (Online courses) và quản lý người học
- Quản lý quá trình học tập của người học và quản lý nội dung dạy học của các khoá học
- Đảm bảo việc đăng kí khoá học của người học, kết nạp và theo dõi quá trình tích luỹ kiến thức của người học Giúp các nhà quản lý và người dạy thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của người học và nâng cao hiệu quả giảng dạy
- Ngoài ra hệ thống còn tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin giữa người dạy với người học, giữa người học với người học Nó bao gồm các dịch vụ: giao nhiệm vụ tới người học, thảo luận, trao đổi, gửi thư điện tử, lịch học
Trong Chương 1 em đã tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về Hệ thống E-Learning và Hệ thống quản lý học tập LMS Đó là những kiến thức nền tảng để em nghiên cứu Chương 2.
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG MOODLE
Giới thiệu hệ thống quản lý học tập Moodle
Moodle là một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở được thiết kế để tạo các khóa học trực tuyến Do là mã nguồn mở, Moodle miễn phí và cho phép người dùng tùy chỉnh mã nguồn theo nhu cầu Với Moodle, các nhà giáo dục có thể tạo và quản lý các khóa học trực tuyến, cung cấp tài liệu, bài tập và đánh giá cho học viên.
- Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới
Nổi bật với thiết kế hướng tới giáo dục, Moodle dành riêng cho các nhà giáo dục Giao diện trực quan của Moodle giúp giáo viên dễ dàng sử dụng, tiết kiệm thời gian học và thao tác thành thạo Ngoài ra, Moodle cho phép giáo viên tự cài đặt và nâng cấp hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và cập nhật nền tảng học trực tuyến.
Cài đặt và thiết lập các thông số cho hệ thống Moodle
2.2.1 Cài đặt Moodle trên localhost Windows
Moodle là hệ thống được viết bằng ngôn ngữ PHP, vì vậy để chạy được Moodle trên localhost bạn phải cài đặt chương trình tạo máy chủ Web (Web Server) giải lập hỗ trợ chạy website PHP (ví dụ như XAMPP) trước rồi sau đó mới cài đặt Moodle Bài giảng này sẽ hướng dẫn bạn cài đặt Moodle trên localhost Windows với máy chủ Web được cài đặt bởi XAMPP
Bước 0 (chuẩn bị): download chương trình tạo máy chủ Web giả lập và hệ thống Moodle Địa chỉ download XAMPP: https://www.apachefriends.org/ Địa chỉ download hệ thống Moodle: https://download.moodle.org/
Bước 1: Cài đặt chương trình tạo máy chủ Web giả lập XAMPP
- Cài đặt chương trình XAMPP
- Sau khi cài đặt XAMPP xong, chạy XAMPP Control Panel, kích hoạt các service Apache và MySQL
Hình 2.1: Giao diện của XAMPP
Bước 2: Tạo cơ sở dữ liệu cho Moodle
- Mở trình duyệt web, truy cập vào máy chủ qua địa chỉ: http://localhost/
- Trên trang chủ, kích chọn công cụ phpMyAdmin để vào máy chủ cơ sở dữ liệu tạo cơ sở dữ liệu cho Moodle
Hình 2.2: Tạo cơ sở dữ liệu cho Moodle
Bước 3: Sau khi download Moodle ở trên, giải nén file download, copy thư mục moodle vừa giải nén vào thư mục C:\xampp\htdocs\
Hình 2.3: Giải nén vào thư mục htdocs của Xampp [
Bước 4: Cài đặt Moodle trên máy chủ giả lập XAMPP
- Mở trình duyệt web để truy cập vào trang web cài đặt Moodle theo địa chỉ: http://localhost/moodle
- Chọn ngôn ngữ hiển thị sau đó kích nút Tiếp theo cho tới khi xuất hiện trang yêu cầu khai báo thông tin truy cập cơ sở dữ liệu
- Nhập các thông tin về cơ sở dữ liệu đã được tạo và khai báo ở bước 2:
+ Database host: Nhập tên máy chủ CSDL
+ Database name: Nhập tên CSDL
+ Database user: Tên người dùng truy cập vào CSDL
+ Database password: Mật khẩu truy cập vào CSDL
Hình 2.4: Cấu hình cơ sở dữ liệu
Hệ thống sẽ kiểm tra các thông số của máy chủ Nếu không có cảnh báo nào (cảnh báo kiểm tra màu đỏ) thì ta mới có thể thực hiện tiếp các bước cài đặt Nếu có cảnh báo thì phải kiểm tra lại các lỗi mà hệ thống đã cảnh báo
- Cài đặt các thông số cho hệ thống:
Hệ thống sẽ tự động cài đặt các thông số Quá trình này diễn ra khá lâu Bạn phải chờ đợi và không được tắt trình duyệt hoặc dừng tải trang cho đến khi hệ thống cài đặt xong
Hình 2.5: Cài đặt các thông số cho hệ thống
- Sau khi cài đặt các thông số xong, kéo con trượt xuống phía cuối trang để kích nút Tiếp tục
- Thiết lập tài khoản quản trị viên chính
Tiếp theo, bạn cần thiết lập tài khoản quản trị viên chính để nắm quyền kiểm soát toàn bộ trang Hãy đảm bảo cung cấp tên tài khoản, mật khẩu và địa chỉ email hợp lệ Trong tương lai, bạn có thể tạo thêm các tài khoản quản trị viên khác nữa.
Hình 2.6: Cấu hình tài khoản người quản trị
- Sau khi thiết đặt tài khoản quản trị viên chính, kích vào nút Cập nhật hồ sơ ở phía dưới trang để kết thúc quá trình cài đặt Moodle
Hình 2.7: kết thúc quá trình cài đặt Moodle
2.2.2 Thiết lập giao diện Để thiết lập các thông số nói chung cho hệ thống, bạn phải đăng nhập vào hệ thống với vai trò là quản trị viên của hệ thống
Tính năng này cho phép lựa chọn các hình thức trình bày cho hệ thống (giao diện, cấu hình lịch biểu, trình soạn thảo văn bản, ) Để cài đặt giao diện cho hệ thống, ta thực hiện: vào mục Quản trị hệ thống, chọn Hình thức trình bày, chọn Giao diện, chọn Bộ chọn giao diện Trên trang này, kích chọn Đổi chủ đề để thay đổi giao diện tùy ý
Mặc định trên hệ thống Moodle có rất ít bộ giao diện (theme) cho trang web Để có thêm nhiều bộ giao diện khác, bạn có thể tìm kiếm và download về máy rồi cài đặt bộ giao diện này cho Moodle Địa chỉ download Theme giao diện cho Moodle: https://moodle.org/plugins/index.php
Trên trang này chọn mục Themes Lựa chọn Theme ưng ý rồi kích nút download để download về máy Sau đó, bạn phải cài đặt theme này cho Moodle bằng cách: vào mục Quản trị hệ thống, chọn Module (Mô-đun), chọn Install plugins Sau đó chọn file zip theme đã tải về rồi kích vào nút Install plugins from the ZIP file để cài đặt theme cho Moodle
Khi đã cài đặt plugin theme này xong, bạn vào lại mục Bộ chọn giao diện ở trên để thay đổi sang bộ giao diện theme vừa mới cài đặt
Trang chủ là trang web được hiển thị đầu tiên khi bạn truy cập vào hệ thống Thiết lập trang chủ cho phép bạn đặt tên cho trang web, mô tả tóm tắt trang web, tên rút gọn của trang web, xác định các thành phần hiển thị trên trang chủ trước và sau khi đăng nhập, và một số thiết đặt khác Để thiết đặt các thông số ở trên cho trang chủ, bạn vào mục Quản trị hệ thống, chọn Trang chủ, chọn Thiết đặt trang chủ
Hình 2.8: Thiết lập trang chủ
2.2.4 Thiết lập chế độ bảo mật và chính sách
Chính sách của hệ thống bao gồm các thiết lập như: bảo vệ kí danh, cho phép Google truy cập vào, kích thước tối đa của tập tin tải lên, cho phép nhắn tin giữa các thành viên, thời gian tối đa để biên tập một bài viết, hay quy tắc đặt mật khẩu, Để thiết lập chế độ bảo mật và chính sách của hệ thống, bạn vào mục Quản trị hệ thống, chọn Bảo mật rồi chọn Chính sách của hệ thống
Hình 2.8: Thiết lập chế độ bảo mật và chính sách.
Một số tính năng của Moodle
Hình 2.9: Tính năng của Moodle
Hệ thống quản lý học tập Moodle có các tính năng:
- Quản lý thành viên: Chức năng này do admin đảm nhiệm, admin có thể tạo tài khoản người dùng mới vào hệ thống, chứng thực người dùng đó đã là thành viên của hệ thống hay chưa và thực hiện phân quyền cho họ
- Quản lý khoá học: Moodle cho phép thêm các khóa học mới và cập nhật nội dung cho khoá học đó, có thể sao lưu khoá học để sử dụng lại
- Quản lý điểm: Điểm số của các học viên trong từng khoá học được báo cáo chi tiết lại để cho giáo viên tiện quản lý học viên của mình
- Quản lý module: bao gồm quản lý các hoạt động, bộ lọc và khối
Các hoạt động trên Moodle bao gồm: tạo diễn đàn thảo luận về bài học hoặc chủ đề trong khóa học; tạo phòng chat để giao tiếp; chia sẻ tài liệu học tập; tạo bài tập ôn luyện; tổ chức thi bằng cách thiết lập thời gian làm bài, chế độ cộng trừ điểm; tích hợp các gói Scorm.
+ Bộ lọc: thiết lập các bộ lọc cần thiết cho khoá học như bật bộ lọc ký hiệu đại số để có thể soạn thảo các công thức toán trong khoá học, các chương trình bổ sung hỗ trợ đa phương tiện để có thể upload lên khoá học các file có đuôi được hỗ trợ, các tài nguyên được kết nối tự động
+ Khối: Bật và quản lý các khối trong khoá học như dòng tin RSS, các thành viên trực tuyến, các khoá học để giáo viên và học viên có thể truy cập một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Kết luận Chương 2
Trong Chương 2, em đi tìm hiểu về các chức năng của Moodle, hệ thống quản lý của Moodle, các đặc điểm của Moodle và cách cài đặt Moodle Đây là những kiến thức để em áp dụng vào xây dựng website dạy học trực tuyến như được trình bày ở Chương 3.
XÂY DỰNG WEBSITE DẠY HỌC TRỰC TUYẾN E-LEARNING
Phát biểu bài toán
Trong hệ thống giáo dục hiện tại, phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn phổ biến, tập trung vào việc giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh thụ động lắng nghe Điều này hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo của người học Phương pháp này còn bộc lộ nhiều hạn chế như thời gian giới hạn, tính linh hoạt kém, nội dung bài giảng không được cập nhật kịp thời, dẫn đến sự thiếu tương tác, hứng thú từ phía học sinh.
Vấn đề đặt ra là phải có phương pháp nào để khắc phục những nhược điểm trên, và đó chính là phương pháp Elearning Sau đây là bảng so sánh của hai phương pháp học tập truyền thống và Elearning
Bảng 3.1: So sánh phương pháp học tập truyền thống và phương pháp elearning
Chức năng Phương pháp truyền thống Phương pháp Elearning Đăng ký học Đăng ký tập trung ở một điểm Đăng ký ở bất cứ đâu
Cách tổ chức lớp học Mất thời gian tổng hợp và sắp xếp lớp học theo lịch
Không phải lo lắng về tổ chức lớp học vì học nline không giới hạn số học viên nhiều hay ít
Thời gian học Học một lần, thời gian giảng dạy hạn chế
Học nhiều lần, thời gian không hạn chế
Thi cử Tốn kém giấy tờ, mất nhiều công chấm bài
Học viên có thể thi trực tuyến, giảm bớt công sức chấm bài của giảng viên Quy mô lớp học Giới hạn quy mô lớp học Không giới hạn
Chức năng Phương pháp truyền thống Phương pháp Elearning
Theo dõi tiến độ học tập
Khó theo dõi tiến độ học tập của học viên
Có chức năng theo dõi tiến độ học tập
Và để giải quyết những vấn đề yếu kém của phương pháp học tập truyền thống, em đã xây dựng website dạy học tập trực tuyến Elearning trên nền tảng moodle.
Phân tích và thiết kế hệ thống E-Learning
3.2.1 Phân tích tổng quát hệ thống quản lý học tập Moodle
Triết lý phát triển Moodle dựa trên cơ sở lắp ghép nhiều mô-đun chức năng khác nhau vào trong một khóa học và “hướng đối tượng” của Moodle (thể hiện trong tên đầy đủ Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) chính là để khuyến khích sự đa dạng về đối tượng, trình độ và chuyên ngành Các mô-đun chức năng của Moodle được cung cấp theo ba dạng:
(1) Các mô-đun tạo tài nguyên tĩnh, như: soạn thảo trang văn bản, soạn thảo trang web, liên kết đến một tập tin hay một website, hiển thị thư mục,…
(2) Các mô-đun tạo tài nguyên tương tác với các nội dung bài học, như: bài tập, bài thi, kiểm tra đánh giá, khảo sát, câu hỏi thăm dò,…
(3) Các mô-đun tạo tài nguyên tương tác giữa các thành viên, như : chat, diễn đàn, thảo luận, bảng thuật ngữ, từ điển wiki,…
Với nhiều mô-đun chức năng phong phú như vậy, Moodle hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu xây dựng khóa học E-Learning
- Linh hoạt: Moodle có khả năng tinh chỉnh, cải tiến, nâng cấp dễ dàng do được xây dựng trên tảng ngôn ngữ PHP mã nguồn mở
- Dễ sử dụng: Moodle có giao diện trực quan, dễ học, phù hợp với trình độ sử dụng CNTT của đa số người dùng hiện nay
- Dễ thay đổi: Là phần mềm mã nguồn mở được thiết kế dựa trên các mô-đun nên Moodle cho phép người dùng có thể bổ sung, chỉnh sửa, thay đổi giao diện, hay các mô-đun chức năng
- Phổ biến: Số lượng người dùng lớn, tài liệu hỗ trợ nhiều
- Phù hợp: Moodle được thiết kế phù hợp với mọi cấp học, bậc học, trình độ và hình thức đòa tạo khác nhau, không chỉ áp dụng cho các cơ sở giáo dục mà còn cho các công ty, tập đoàn, tổ chức kinh tế-xã hội khác
- Miễn phí: Moodle là một LMS hoàn toàn miễn phí
3.2.1.3 Về cơ sở dữ liệu
Hệ thống hỗ trợ dạy học E-Learning kế thừa toàn bộ CSDL của hệ thống Moodle với CSDL được sử dụng là MySQL bao gồm 314 bảng dữ liệu
3.2.1.4 Về công nghệ nền tảng
- Trình duyệt web: Google Chrome, Mozilla Firefox, Safari, Internet Explorer
- Cơ sở dữ liệu: PostgreSQL, MySQL, MariaDB, MSSQL, Oracle
- Ngôn ngữ lập trình: PHP
- HTML: Xây dựng các trang thông tin tĩnh
- XML/XSL: Chiết suất và tích hợp dữ liệu từ các hệ thống thông tin nền khác nhau
- API: Thực hiện vai trò giao tiếp trung gian giữa và các hệ thống thông tin nền
3.2.2 Mô hình hệ thống E-Learning
Hình 3.1: Mô hình tổng quát hệ thống hỗ trợ dạy học E-Learning
Trong mô hình tổng quát này:
⦁ Người dạy: đăng nhập vào hệ thống E-Learning để tạo khóa học và thực hiện các hoạt động quản lý khóa học Người dạy còn có thể sử dụng công cụ tạo khóa học ở bên ngoài hệ thống hệ thống, sau đó đóng gói khóa học theo một dạng chuẩn E-Learning nào đó (ví dụ như: SCORM,…) để tải lên hệ thống E-Learning
⦁ Người học: đăng nhập vào hệ thống E-Learning để tham gia vào khóa học
Với hình thức dạy học hỗn hợp, người dạy người học có thể sử dụng các hoạt động dạy học khác theo hình thức dạy học truyền thống; có thể trao đổi, liên hệ trực tuyến trên hệ thống E-Learning hoặc có thể giáp mặt trực tiếp
⦁ Người quản trị: là người có quyền cao nhất trong toàn hệ thống
⦁ Người quản lý: là người ở bộ phận đào tạo hay ở các đơn vị chuyên môn
(khoa chuyên môn…) tham gia vào hệ thống để cùng người dạy quản lý khóa học
3.2.3 Mô hình chức năng của hệ thống E-Learning
Hệ thống hỗ trợ dạy học E-Learning gồm các chức năng chính như sau:
Hình 3.2 Mô hình chức năng của hệ thống hỗ trợ dạy học E-Learning.
Chương trình thử nghiệm
Hệ thống hỗ trợ dạy học E-learning bảo đảm:
Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, tính thẩm mỹ cao và tạo ấn tượng tốt đối với người dùng, nhưng vẫn đảm bảo tốc độ truy cập tối ưu.
- Bố cục thông tin và dich vụ đảm bảo dễ tra cứu, dễ sử dụng
- Thống nhất trong cách trình bài giao diện cho cả hệ thống
- Nội dung thông tin kết xuất chính xác, rõ ràng, đầy đủ
Sau đây là một số giao diện chính của hệ thống:
Hình 3.2: Giao diện chính của hệ thông E-Learnig
Hình 3.3: Trang đăng nhập vào hệ thống E-Learning
Hình 3.4: Danh mục các khoá học của hệ thống E-Learning
Hình 3.5: Nội dung của khoá học
Hình 3.6: Nội dung của khoá học và tổnng kết khoá học
Hình 3.7: Giảng viên thực hiện tạo khoá học mới trên hệ thống E-Learning
Hình 3.8: Giảng viên thực hiện them một hoạt động hay tài nguyên vào khoá học
Hình 3.9: Giảng viên quản lý bài tập của sinh viên
Hình 3.10: Giảng viên xem báo cáo điểm của sinh viên
Hình 3.11: Sinh viên xem bải giảng của khoá học theo chủ đề
Hình 3.12: Sinh viên thưc hiên làm bài tập trắc nghiệm trên khoá học
Hình 3.13: Sinh viên thực hiện nhộp bài và nhân xét của giảng viên.
Kết luận Chương 3
Trong Chương 3 em đã phân tích, thiết kế hệ thống và xây dựng được website dạy học trực tuyến e-Learning với 02 khóa học cho 02 môn “Lập trình C# căn bản” và “Hướng dẫn sử dụng MicroSoft Word”.