1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng khóa học cộng đồng phục vụ nhu cầu học tập tiếng anh trên nền tảng moodle cho đoàn viên thanh niên việt nam

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu các hoạt động học tập kết hợp trên hệ thống quản lí học tập Moodle ảnh hưởng như thế nào đến việc đọc hiểu tiếng Anh của học sinh lớp 12 Trường Tr

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH ĐOÀN TP HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

XÂY DỰNG KHÓA HỌC CỘNG ĐỒNG PHỤC VỤ NHU CẦU HỌC

TẬP TIẾNG ANH TRÊN NỀN TẢNG MOODLE CHO

ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN VIỆT NAM

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ:

Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Liên

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH ĐOÀN TP HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

XÂY DỰNG KHÓA HỌC CỘNG ĐỒNG PHỤC VỤ NHU CẦU HỌC TẬP TIẾNG ANH TRÊN NỀN TẢNG MOODLE CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN VIỆT NAM (Đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu ngày )

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hồng Liên

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ

Đoàn Kim Thành

Trang 3

1

THÀNH ĐOÀN TP HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2022

BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KH&CN

I THÔNG TIN CHUNG

1 Tên nhiệm vụ: Xây dựng khóa học cộng đồng phục vụ nhu cầu học tập tiếng Anh trên nền tảng Moodle cho đoàn viên thanh niên Việt Nam

Thuộc: Chương trình/lĩnh vực (tên chương trình/lĩnh vực): Vườn ươm Sáng tạo Khoa học

và Công nghệ trẻ

2 Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Liên

Ngày, tháng, năm sinh: 16/12/1992 Nam/ Nữ: Nữ

Học hàm, học vị: Thạc sỹ

Chức vụ: Giảng viên

Điện thoại: Tổ chức: 028 7309 1991 Mobile: 0972976410

E-mail: lien.nguyenthihong@hoasen.edu.vn

Tên tổ chức đang công tác: Đại học Hoa Sen

Địa chỉ tổ chức: số 08 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM

Địa chỉ nhà riêng: 56/26 Tân Thới Nhất 17, phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM

3 Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

Tên tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

Điện thoại: Fax:

E-mail:

Website:

Địa chỉ:

Họ và tên thủ trưởng tổ chức:

Số tài khoản:

Kho bạc:

Tên cơ quan chủ quản đề tài

Trang 4

2

II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1 Thời gian thực hiện nhiệm vụ:

- Theo Hợp đồng đã ký kết: số 39/2021/HĐ-KHCNT-VƯ ngày 08 tháng 12 năm 2021 đến tháng 12/2022

Thời gian

(Tháng, năm)

Kinh phí (Tr.đ)

Thời gian (Tháng, năm)

Kinh phí (Tr.đ)

1

2

c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:

Đối với đề tài:

Trang 6

- Lý do thay đổi (nếu có):

3 Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:

(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xét duyệt, phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện nếu có); văn bản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ (đơn, kiến nghị điều chỉnh nếu có)

Số

TT

Số, thời gian ban

Nội dung

tham gia chủ yếu

Sản phẩm chủ yếu đạt được

Ghi chú*

1

Trang 7

5

2

- Lý do thay đổi (nếu có):

5 Cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ:

(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm)

Nội dung tham gia chính

Sản phẩm chủ yếu đạt được

Ghi chú*

1 ThS Nguyễn

Thị Hồng Liên

ThS Nguyễn Thị Hồng Liên

Xây dựng đề án;

Tổ chức xây dựng khoá học tiếng Anh; Viết bài báo khoa học

- Bài báo khoa học

- Khóa học cộng đồng

2 ThS Nguyễn

Thế Lưỡng

ThS Nguyễn Thế Lưỡng

Tổng quan tài liệu, phân tích

dữ liệu thiết lập các tính năng kỹ thuật của khóa học, số hóa nội dung, vận hành khóa học

- Bài báo khoa học

- Khóa học cộng đồng

dữ liệu, tổng hợp tài liệu số,

số hóa nội dung,

- Bài báo khoa học

- Khóa học cộng đồng

Trang 8

6

hỗ trợ thủ tục hành chính

4 Cử nhân Nguyễn

Thị Hồng Hạnh

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Tổng quan tài liệu, phân tích

dữ liệu, tổng hợp tài liệu số,

số hóa nội dung,

hỗ trợ thủ tục hành chính

- Bài báo khoa học

- Khóa học cộng đồng

5 Cử nhân Nguyễn

Trọng Thái

Nguyễn Trọng Thái

Xây dựng học liệu, số hóa nội dụng

- Bài báo khoa học

- Khóa học cộng đồng

- Lý do thay đổi ( nếu có):

- Lý do thay đổi (nếu có):

7 Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:

Số

TT

Trang 9

- Lý do thay đổi (nếu có):

8 Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:

(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát trong nước và nước ngoài)

hoạch

Thực tế đạt được

1 Xây dựng thuyết minh chi tiết đề

tài

Thuyết minh

đề cương nghiên cứu được duyệt

Thuyết minh

đề cương nghiên cứu được duyệt

2 Tổng quan các nghiên cứu liên

quan đến ứng dụng của CALL và

Blended learning trong lĩnh vực

giảng dạy ngôn ngữ trong bối cảnh

thế giới và Việt Nam

Báo cáo tổng quan nghiên cứu, các cơ

sở lý thuyết

và nghiên cứu liên quan

Báo cáo tổng quan nghiên cứu, các cơ

sở lý thuyết

và nghiên cứu liên quan

3 Xây dựng khung phân tích và

phương pháp nghiên cứu

Báo cáo xây dựng khung phân tích và

Báo cáo xây dựng khung phân tích và

Trang 10

8

phương pháp nghiên cứu

phương pháp nghiên cứu

4 Phân tích, thảo luận và đưa ra các

hàm ý về phương pháp giảng dạy

Báo cáo nội dung phân tích, thảo luận và hàm

ý về phương pháp giảng dạy

Báo cáo nội dung phân tích, thảo luận và hàm

ý về phương pháp giảng dạy

5 Xây dựng đề cương khóa học

online, thiết kế giao diện và thiết

lập cấu trúc khóa học, thiết lập các

tính năng quản trị của khóa học

Đề cương khóa học online

Đề cương khóa học online

6 Tổng hợp tài liệu số cho 12 bài

học, mỗi bài bao gồm các nội dung

ngữ pháp, từ vựng, phát âm, nghe,

nói, đọc, viết

Giao diện trang chủ khóa học

Giao diện trang chủ khóa học

7 Thực hiện số hóa nội dung tài liệu,

xây dựng 12 chủ điểm bài học

trong khóa học, với mỗi chủ điểm

bao gồm các hoạt động học tập

tương tác đa phương tiện, trò chơi,

bài kiểm tra

Dữ liệu bao gồm hình ảnh, video, tài liệu và đường link của các nội dung bài học

Dữ liệu bao gồm hình ảnh, video, tài liệu và đường link của các nội dung bài học

động học tập trên

tesol.lcms.vn

Các hoạt động học tập trên

tesol.lcms.vn

- Lý do thay đổi (nếu có):

Trang 11

9

III SẢN PHẨM KH&CN CỦA NHIỆM VỤ

1 Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:

Thực tế đạt được

1 Bài báo khoa học

Trang 12

10 Theo

kế hoạch

Thực tế đạt được

(Tạp chí, nhà xuất bản)

1

2

- Lý do thay đổi (nếu có):

d) Kết quả đào tạo:

hoạch

Thực tế đạt được

1 Thạc sỹ

2 Tiến sỹ

- Lý do thay đổi (nếu có):

đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:

Theo

kế hoạch

Thực tế đạt được

2

- Lý do thay đổi (nếu có):

e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế

Trang 13

2 Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:

a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình

độ công nghệ so với khu vực và thế giới…)

Một trong những sản phẩm của đề tài là khóa học cộng đồng Tiếng Anh cho người mới bắt đầu ở trình độ A2 Khóa học được xây dựng trên nền tảng quản

lý học tập Moodle – một trong những nền tảng quản lý học tập phổ biến nhất hiện nay với khả năng tùy biến mạnh mẽ Với hơn 1500 các tính năng có thể cài đặt thêm vào hệ thống, Moodle mạng lại sự sáng tạo không giới hạn cho người phát triển khóa học và sự trải nghiệm học tập đa dạng, phong phú cho người học Ngoài ra, với các tính năng theo dõi quá trình học tập và các thao tác trong khóa học, hệ thống cung cấp dữ liệu báo cáo chi tiết, từ đó giúp các nhà quản lí hoặc giáo viên có thể điều chỉnh hoặc phát triển nội dung và phương pháp học tập Đây cũng là hình thức học tập tiên tiến đang được các nước trên thế giới áp dụng

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:

(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do nhiệm vụ tạo ra so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường…)

Với sản phẩm là bài báo khoa học, bài báo góp phần củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng Moodle vào các hoạt động dạy học không chỉ cho tiếng Anh mà còn có thể ứng dụng cho các môn học khác

Trang 14

12 Đối với sản phẩm là khóa học cộng đồng, khóa học giúp cho những Đoàn viên thanh niên, những người học có nhu cầu có thể tiếp cận tiếng Anh miễn phí và

dễ dàng hơn, học mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị Góp phần nâng cao năng lực tiếng Anh cho Đoàn viên thanh niên, sẵn sàng để hội nhập với thế giới

3 Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của nhiệm vụ:

Số

TT Nội dung

Thời gian

thực hiện

Ghi chú

(Tóm tắt kết quả, kết luận chính, người chủ trì…)

I Báo cáo tiến độ

Nội dung 2: Tổng quan các nghiên cứu

liên quan đến ứng dụng của CALL và

Blended learning trong lĩnh vực giảng

dạy ngôn ngữ trong bối cảnh thế giới

và Việt Nam

Báo cáo tổng quan nghiên cứu, các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu liên quan

Nội dung 3: Xây dựng khung phân tích

và phương pháp nghiên cứu

Báo cáo xây dựng khung phân tích và phương pháp nghiên cứu

Nội dung 4: Phân tích, thảo luận và đưa

Nội dung 5: Xây dựng đề cương khóa

học online, thiết kế giao diện và thiết

lập cấu trúc khóa học, thiết lập các tính

năng quản trị của khóa học

Đề cương khóa học online

Nội dung 6: Tổng hợp tài liệu số cho

12 bài học, mỗi bài bao gồm các nội

Giao diện trang chủ khóa học

Trang 15

13 dung ngữ pháp, từ vựng, phát âm,

nghe, nói, đọc, viết

Nội dung 7: Thực hiện số hóa nội dung

tài liệu, xây dựng 12 chủ điểm bài học

trong khóa học, với mỗi chủ điểm bao

gồm các hoạt động học tập tương tác

đa phương tiện, trò chơi, bài kiểm tra

Dữ liệu bao gồm hình ảnh, video, tài liệu và đường link của các nội dung bài học

Nội dung 8: Báo cáo tổng kết Báo cáo tổng kết trước

Trang 16

14

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NHIỆM VỤ

NGHIÊN CỨU KH&CN Mục lục

Danh mục hình ảnh và bảng biểu 17

Tóm tắt 19

Chương 1: Mở đầu 20

1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài 20

1.2 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 22

1.3 Phạm vi nghiên cứu 22

1.4 Phương pháp nghiên cứu và trình tự tiến hành 23

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 23

1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu 23

Chương 2: Tổng quan tài liệu 25

2.1.1 Học tập trực tuyến trên các thiết bị di động (mobile learning) 25

2.1.2 Học tập kết hợp (blended learning) 26

2.1.3 Các tiêu chí để học tập kết hợp thành công 31

2.1.4 Nền tảng quản lý học tập Moodle 32

2.1.5 Lợi ích và nhược điểm của học tập kết hợp mobile learning 32

2.1.6 Học tập kết hợp trên nền tảng quản lý học tập Moodle 33

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 38

3.1 Thiết kế nghiên cứu 38

3.2 Địa điểm nghiên cứu 39

3.3 Công cụ nghiên cứu 40

3.4 Quy trình thu thập dữ liệu 42

3.5 Phân tích dữ liệu 43

Trang 17

15

3.6 Tính hợp lệ và Độ tin cậy 45

3.7 Cân nhắc về đạo đức 47

3.8 Phân tích nghiên cứu 49

Chương 4: Kết quả nghiên cứu 51

4.1 Kết quả các bài kiểm tra trước – sau 51

4.2 Kết quả từ bảng câu hỏi 52

4.2.1 Nhận thức chung của học viên về các hoạt động học tập kết hợp 53 4.2.2 Nhận thức của học viên về lợi ích học tập kết hợp 58

4.3 Kết quả phỏng vấn 63

Chương 5: Các kết quả đạt được 69

5.1 Sản phẩm “Dạng I”: Khóa học Tiếng Anh cộng đồng 69

5.1.2 Nền tảng phát triển khóa học 70

5.1.2 Giao diện khóa học 71

5.1.2 Thông tin chung về khóa học 72

5.1.3 Các loại hoạt động trong một chủ đề 74

5.1.4 Kết quả chạy thử nghiệm khóa học 82

5.1.5 Định hướng phát triển tiếp theo của khóa học 86

5.2 Sản phẩm “Dạng II”: Bài báo khoa học 87

5.3 Tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường: 90

5.4 Phương án phát triển của dự án sau khi kết thúc 90

Chương 6: Kết luận và kiến nghị 92

6.1 Đối với đề tài nghiên cứu 92

6.2 Đối với khóa học cộng đồng 94

6.3 Kiến nghị về việc dạy ngoại ngữ theo mô hình tích hợp 94

Trang 18

16

6.4 Kiến nghị về vận hành và phát triển khóa học cộng đồng 97

Danh mục tài liệu tham khảo 99

Phụ lục 1: Đề cương khóa học online 108

Phụ lục 2: Nội dung bài báo khoa học 113

Trang 19

17

Danh mục hình ảnh và bảng biểu

Hình 1.1: Các phương pháp học tiếng Anh phổ biến của người Việt tính đến

6/2021 21

Bảng 1: Các chủ đề phổ biến được điều tra trong việc học ngôn ngữ kết hợp (blended learning) 28

Bảng 4.1: Kết quả kiểm định t mẫu độc lập và thống kê mô tả để đọc kết quả kiểm định trước 51

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định t mẫu độc lập và Thống kê mô tả để đọc kết quả kiểm định sau 52

Bảng 4.3: Nhận thức chung của học viên về các hoạt động học tập kết hợp 53 Bảng 4.4: Nhận thức của học sinh về các hoạt động học tập kết hợp 55

Bảng 4.5: Nhận thức của học viên về lợi ích của học tập kết hợp 58

Bảng 4.6:Nhận thức của học viên về thử thách của học tập kết hợp 60

Hình 5.1: Giao diện website tesol.lcms.vn 71

Hình 5.2: Giao diện khóa học 72

Hình 5.3: Các chủ đề của khóa học 73

Hình 5.4: Giao diện trang nội dung của một chủ đề 74

Hình 5.5: Video bài giảng 75

Hình 5.6: Hoạt động học từ trên Quizlet 76

Hình 5.7: Danh sách các hoạt động trò chơi trên Wordwall 77

Hình 5.8: Hoạt động Wordwall được tích hợp trong khóa học 77

Hình 5.9: Hoạt động luyện phát âm trên Moodle 78

Hình 5.10: Website luyện tập kỹ năng Nghe 79

Hình 5.11: Website luyện tập kỹ năng Đọc 80

Hình 5.12: Hoạt động luyện tập kỹ năng Viết 81

Hình 5.13: Hoạt động đánh giá cuối bài 82

Hình 5.14: Lượt truy cập của khóa học 83

Trang 20

18 Hình 5.15: Lượt truy cập của các hoạt động 85Hình 5.16: Phản hồi của người học 86

Trang 21

19

Tóm tắt

Phương pháp học tập kết hợp đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong lĩnh vực dạy và học ngôn ngữ Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu các hoạt động học tập kết hợp trên hệ thống quản lí học tập Moodle ảnh hưởng như thế nào đến việc đọc hiểu tiếng Anh của học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông Tân Châu Ba công cụ sử dụng để thu thập dữ liệu bao gồm bài kiểm tra trình độ đọc trước và sau, bảng câu hỏi và phỏng vấn bán cấu trúc Kết quả cho thấy sau quá trình thực nghiệm, có sự khác biệt đáng kể về khả năng đọc hiểu giữa nhóm đối chứng và nhóm thí nghiệm Những học sinh tham gia nhóm thử nghiệm có khả năng đọc hiểu tốt hơn nhiều so với những học sinh trong nhóm đối chứng Đồng thời, học sinh cũng có những phản hồi tích cực về các hoạt động học tập kết hợp trên Moodle Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các hoạt động học tập kết hợp trên Moodle LMS có thể giúp học sinh nâng cao khả năng đọc hiểu của mình

Dựa trên kết quả nghiên cứu về việc học sinh gia nhóm thử nghiệm có khả năng đọc hiểu tốt hơn và học sinh có nhận thức và thái độ tích cực về học tập kết hợp, một khóa học cộng đồng với tên gọi “English for beginner”- Tiếng Anh cho người mới bắt đầu đã được xây dựng trên nền tảng Moodle để phục vụ nhu cầu học tiếng Anh của Đoàn viên thanh niên và cộng đồng Khóa học được hi vọng sẽ giúp gia tăng trải nghiệm và cơ hội học tiếng Anh của cộng đồng, giúp góp phần nâng cao năng lực tiếng Anh của đội ngũ Đoàn viên thanh niên, sẵn sàng hội nhập với thế giới

Trang 22

20

Chương 1: Mở đầu 1.1 Bối cảnh và lý do chọn đề tài

Bên cạnh đó, tiếng Anh đã và vẫn đang là một ngoại ngữ được lựa chọn để học nhiều nhất hiện nay tại Việt Nam Vì Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng như một ngôn ngữ chung trên toàn cầu trong đa dạng các lĩnh vực như y học, văn hóa, giáo dục, kinh tế, vân vân Ngày càng có nhiều quốc gia đưa việc giảng dạy bằng tiếng Anh vào chương trình giảng dạy tiêu chuẩn để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng trong việc hội nhập với xu hướng phát triển quốc tế Đối với mỗi người trẻ nói chung và các Đoàn viên thanh niên nói riêng,

để có thể tạo được sức bật trong sư nghiệp cũng như thỏa mãn đam mê làm việc trong môi trường đa quốc gia, đa văn hóa thì tiếng Anh là một ngoại ngữ không thể bỏ qua Vì Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên nhất trong kinh doanh và đến mức khả năng nói tiếng Anh gần như là điều bắt buộc để làm việc trong lực lượng lao động toàn cầu Tuy nhiên, việc dành thời gian cho học Tiếng Anh vẫn là thử thách đối với nhiều bạn trẻ vì họ không thể sắp xếp được thời gian biểu của mình để tham gia một khóa học tập trung tại trường hay tại trung tâm Chính vì vậy, xu hướng học ngoại ngữ hiện nay đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ phương pháp học truyền thống trên lớp sang việc tự học trên các thiết bị di động có kết nối Internet vì người học có thể học bất cứ khi nào, bất cứ đâu và học có thể học theo nội dung họ thích

Việc ứng dụng các thiết bị di động có kết nối Internet vào giảng dạy (mobile learning) đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, và quá trình này có một bước chuyển mình mạnh mẽ trong những năm 2020 và 2021 để khắc phục việc học sinh không thể đến trường vì dịch Covid-19 Xét về lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, việc ứng dụng các nền tảng khác nhau để hỗ trợ người học đã được triển khai sâu rộng Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 6 năm 2021 tại Việt Nam, 50% số người được hỏi cho biết cách họ học

Trang 23

21 tiếng Anh là tự học Trong khi đó, khoảng 36% số người được hỏi trong nước tiết lộ rằng họ đã học ngôn ngữ đó thông qua các khóa học trực tuyến miễn phí (Q&Me, 2021)

Hình 1.1: Các phương pháp học tiếng Anh phổ biến của người Việt tính đến 6/2021

Nguồn: Statista

Dựa trên số liệu thống kê trên ta có thể thấy nhu cầu tham gia các khóa học tiếng Anh miễn phí đang ngày càng nhiều ở cộng đồng những người học tiếng Anh Bên cạnh đó, vẫn có những học viên tiếp cận với tiếng Anh theo phương pháp truyền thống đó là học tại trường (23%) hoặc học tại trung tâm (28%) Vì vậy một phương án học tập kết hợp cả hình thức truyền thống và online sẽ đem lại một giải pháp tối ưu cho người học tiếng Anh

Vì những lí do nêu trên, đề tài “Xây dựng khóa học cộng đồng phục vụ nhu cầu học tập tiếng Anh trên nền tảng Moodle cho Đoàn viên thanh niên Việt Nam” được thực hiện nhằm tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của việc kết hợp

mobile learning với các phương pháp học tiếng Anh truyền thống trên các khía cạnh về kỹ năng tiếng, nhận thức và thái độ của học viên để từ đó xây dựng nên

Paid online courses

Going to language centers

From friends Official curriculum at school

Language community

From family

Trang 24

22 một khóa học tiếng Anh trên nền tảng Moodle, có thể vận hành tốt trên mọi thiết

bị di động có kết nối internet nhằm phục vụ nhu cầu học tiếng Anh của Đoàn viên thanh niên nói riêng và Cộng đồng nói chung

1.2 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của việc kết hợp sử dụng các hoạt động học tập trên nền tảng thiết bị di động với phương pháp truyền thống đến sự phát triển kỹ năng tiếng Anh của người học thông qua một nền tảng quản trị học tập

là Moodle Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về sự cải thiện kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh của người tham gia nghiên cứu sau khi trải qua quá trình thực nghiệm, đồng thời tìm hiểu về nhận thức và thái độ của người học đối với hình thức học tập kết hợp phương pháp truyền thống và học trên các thiết bị di động Từ đó, một khóa học miễn phí sẽ được phát triển trên nền tảng Moodle để phục vụ nhu cầu học tiếng Anh trên thiết bị di động của cộng đồng

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Trọng tâm của nghiên cứu này là sử dụng các hoạt động học kết hợp trên Moodle để nâng cao hiệu quả đọc hiểu của học sinh lớp 12 trường THPT Tân

Châu Có ba kỹ năng phụ của đọc hiểu được nghiên cứu trong nghiên cứu này,

đó là tìm ý chính, tìm thông tin cụ thể và đoán nghĩa của từ dựa trên ngữ cảnh Những kỹ năng này thường thấy trong phần đọc hiểu của kỳ thi tiếng Anh quốc gia ở Việt Nam Nghiên cứu này cũng tìm cách điều tra nhận thức của những sinh viên này về việc sử dụng các hoạt động học tập kết hợp Trong nghiên cứu này, học tập kết hợp tăng cường công nghệ được định nghĩa là dạy và học trực tiếp được bổ sung bởi một thành phần trực tuyến được phân phối qua hệ thống quản lý học tập Moodle (LMS) Trong sự kết hợp này, lượng thời gian trong lớp học trực tiếp không bị giảm đi và được thay thế bằng các hoạt động trực tuyến Các hoạt động trực tuyến là những hoạt động bổ sung

Trang 25

23

1.4 Phương pháp nghiên cứu và trình tự tiến hành

Đối với mục tiêu đầu tiên là tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của học tập kết hợp phương pháp online và truyền thống đến việc phát triển kỹ năng tiếng Anh của người học trên Moodle, một nghiên cứu bán thực nghiệm được thực hiện với hai lớp – một lớp thực nghiệm và một lớp kiểm chứng – tại trường Trung học phổ thông Tân Châu, tỉnh An Giang Công cụ nghiên cứu bao gồm bài kiểm tra đầu vào, các hoạt động đọc hiểu được xây dựng trên nền tảng Moodle và bài kiểm tra sau thực nghiệm

Kết quả thu được từ các bài kiểm tra và phản hồi về trải nghiệm học tập của học sinh được sử dụng để tham khảo cho việc phát triển tính năng khóa học cộng đồng – mục tiêu thứ hai của đề tài Khung chương trình của khóa học được phát triển dựa trên giáo trình tiếng Anh Four Corners 2 của nhà xuất bản Cambridge Các học liệu được tổng hợp từ các websites uy tín và tự tạo từ những công cụ của Moodle và bên thứ ba Sau khi hoàn thành, khóa học được đưa vào vận hành trong thực tế để đánh giá và hoàn thiện hơn

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp đóng góp vào lý luận và cơ sở thực tiễn trong việc triển khai mô hình học tập kết hợp trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó, khóa học cộng đồng với những hoạt động học tập đa dạng là một sản phẩm có tính ứng dụng thực tiễn cao, tạo điều kiện cho tất cả mọi người học tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là Đoàn viên Thanh niên – những bạn trẻ đang cần nâng cao năng lực tiếng Anh để có thể hội nhập tốt hơn trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện tại

1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Nội dung báo cáo của đề tài bao gồm 6 chương Chương 1 – Mở đầu nêu lên bối cảnh và lý do chọn đề tài, đối tượng, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, đồng thời cũng nêu lên ý nghĩa thực tiễn của đề tài Chương 2 –

Trang 26

24 Tổng quan tài liệu trình bày các khái niệm có liên quan, tổng quan cơ sở lý thuyết, tổng quan về các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước Chương

3 mô tả thiết kế nghiên cứu và quá trình thu thập, phân tích dữ liệu Chương 4 trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu Chương 5 trình bày các kết quả của

đề tài bao gồm (1) kết quả từ quá trình nghiên cứu thực nghiệm và (2) sản phẩm khóa học tiếng Anh cộng đồng được phát triển từ việc thu thập nhận thức và thái độ của người học trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm Chương 6 kết luận các nội dung chính của đề tài và đưa ra các kiến nghị cho đề tài nghiên cứu tiếp theo và kiến nghị vận hành khóa học tiếng Anh cộng đồng

Trang 27

25

Chương 2: Tổng quan tài liệu 2.1.1 Học tập trực tuyến trên các thiết bị di động (mobile learning)

Việc học tập diễn ra thông qua việc sử dụng các tài liệu học tập và các nguồn

hỗ trợ khác có thể truy cập được qua các thiết bị di động như máy tính, máy tính bảng, điện thoại là được định nghĩa là "học tập trực tuyến" Máy tính cho phép người học truy cập loại tài liệu họ cần trong học tập trực tuyến tùy thuộc vào lựa chọn và phản hồi của chính họ (Bach, Haynes, & Smith, 2007; Roger

và cộng sự, 20) Các tài nguyên học tập trực tuyến có thể đơn giản như các tài liệu được tải xuống ở định dạng PDF hoặc các câu hỏi kiểm tra được lưu trữ ở định dạng Word Người học cũng có thể truy cập các nguồn học liệu phức tạp hơn như sách hoặc trò chơi tương tác Ngoài ra, các nội dung học tập cũng có thể được xây dựng dưới dạng văn bản, siêu liên kết, tệp âm thanh, tệp video hoặc kết hợp tất cả các thành phần này theo thứ tự bất kỳ

Giáo dục trực tuyến có thể ở dạng các trang web bao gồm văn bản, ảnh và siêu liên kết ở dạng cơ bản nhất của chúng Các trang web này được các nhà giáo dục sử dụng để thay thế cho các sách giáo khoa thông thường hơn Mặt khác, học trực tuyến có thể có các hình thức phức tạp hơn và bao gồm một loạt các công cụ học tập đa phương tiện (Morrison, 2003; Becker, 2004; Gudea, 2008) Học sinh có quyền truy cập vào các video theo các hướng dẫn được hiển thị tuần tự trên màn hình Sau khi hoàn thành một phân đoạn của bài học video, học sinh sẽ có sẵn nhiều tùy chọn khác nhau về nội dung tiếp theo mà các em

có thể xem Các đối tượng học tập phức tạp, chẳng hạn như phần mềm mô phỏng hướng dẫn học sinh cách cất cánh hoặc hạ cánh máy bay, có khả năng đưa vào các nền tảng giáo dục trực tuyến (Becker, 2004)

Sự phát triển nhanh chóng của Internet trong những năm gần đây đã dẫn đến

sự gia tăng của các hệ thống học tập trực tuyến đa dạng và dễ thích nghi hơn Hiện tại có các khóa học trực tuyến kết hợp phần mềm hội nghị trực tuyến đồng

Trang 28

26

bộ với định dạng bài giảng truyền thống Các hướng dẫn trực tiếp mà các giáo

sư đại học dành cho sinh viên của họ đang được ghi lại, tải lên YouTube và được tích hợp vào hệ thống học tập trực tuyến của nhiều tổ chức giáo dục nhằm cung cấp cho sinh viên các nguồn bổ sung để hỗ trợ họ trong quá trình học tập

2.1.2 Học tập kết hợp (blended learning)

Bàn về vấn đề tiêu chuẩn hóa việc ứng dụng công nghệ vào việc học, Lafford (2009) và Daniels và cộng sự (2019) gợi ý rằng hình thức này sẽ chỉ được phổ biến rộng rãi nếu nó được bình thường hóa và được kết hợp trong thực tế hàng ngày Điều này có nghĩa rằng để ứng dụng được một cách rộng rãi, cần có một

sự giao thoa giữa các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với sự phát triển của công nghệ Vì vậy phương pháp “học tập kết hợp” (blended learning) được đề xuất để làm sáng rõ hơn về ứng dụng của học tập trên thiết bị di động trong thực tế dạy và học và đang dần thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu (Gleason & Greenhow, 2017; Gutiérrez-Braojos và cộng sự, 2019; Zainuddin & Keumala, 2018) Ngày nay, thuật ngữ học tập kết hợp đã được sử dụng thường xuyên bởi các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục trên thế giới Rooney (như được trích dẫn trong Alebaikan & Troudi, 2010) tuyên bố rằng học tập kết hợp đã được xác định là một trong mười xu hướng hàng đầu phát sinh trong ngành kinh tế tri thức bởi Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ

Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “học tập kết hợp” trong tài liệu và chúng thường được tìm thấy trong giáo dục đại học Theo Oliver và Trigwell (2005), thuật ngữ học tập kết hợp chỉ đơn giản là sự kết hợp của hai hoặc nhiều loại sự vật khác nhau Họ lập luận rằng cách giải thích rộng rãi này có nghĩa là hầu hết mọi thứ đều có thể được coi là học tập kết hợp Tương tự như vậy, học tập kết hợp có thể được mô tả là “một chương trình học tập trong đó nhiều hơn một chế độ phân phối đang được sử dụng với mục tiêu tối ưu hóa kết quả học tập và chi phí phân phối chương trình” (Singh & Reed, 2001, p.1) Hai định

Trang 29

27 nghĩa về học tập kết hợp của Garrison và Kanuka (2004), và Bonk và Graham (2012) được trích dẫn nhiều lần trong tài liệu Garrison và Kanuka (2004) định nghĩa “học tập kết hợp là sự tích hợp có suy nghĩ giữa trải nghiệm học tập trực tiếp trên lớp với trải nghiệm học tập trực tuyến” (p.96) Họ cho rằng khái niệm tích hợp các lợi thế của các hoạt động học tập đồng bộ (mặt đối mặt) và không đồng bộ (dựa trên Internet) có sức hấp dẫn trực quan đáng kể Bonk và Graham (2012) định nghĩa học tập kết hợp như sau: “Các hệ thống học tập kết hợp kết hợp hướng dẫn trực tiếp với hướng dẫn qua máy tính” (p.5) Do đó, có thể kết luận rằng có một sự đồng thuận chung rằng học tập trực tiếp hướng dẫn hoặc học tập trực tiếp và trực tuyến là những thành phần chính trong học tập kết hợp Trong nghiên cứu này, học tập kết hợp được định nghĩa là sự kết hợp giữa hướng dẫn trực tiếp và các hoạt động trực tuyến bổ sung ngoài lớp học

Gần đây, học tập kết hợp đã dần trở nên phổ biến và là trọng tâm của một số nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ Các chủ đề và biến số phổ biến nhất được khảo sát trong việc triển khai học tập kết hợp để tiếp thu ngôn ngữ thứ hai được mô tả trong bảng sau

Mudure-Đánh giá của người học Asri Humaira et al., 2019; Hidayat et al., 2019;

Hughes et al., 2017; Manwaring et al., 2017; Zulkanain et al., 2017

Đánh giá của giáo viên Kihoza et al., 2020; Rasmitadila et al., 2020;

Zilka et al., 2018; Linh & Vu, 2019b

Trang 30

28 Tập huấn giảng viên Breddermann et al., 2016; Hajji et al., 2016;

Langset et al., 2018; Qasem & Viswanathappa, 2016; Sunardi et al., 2016; Taylor et al., 2018;

Vu, 2006; Vu & Anh, 2014

Tác động đến kết quả học

tập của người học

Bader Al Bataineh et al., 2019; Huang, 2019; Kurucova et al., 2018; Sabti et al., 2019; Wichadee, 2018; Linh & Vu, 2019a

Kiểm tra, đánh giá khi dạy

học trực tuyến

Albiladi & Alshareef, 2019; Bader Al Bataineh

et al., 2019; Bataineh & Mayyas, 2017; Capone

et al., 2017; Putri et al., 2019; Vymetalkova & Milkova, 2019

Bảng 1: Các chủ đề phổ biến được điều tra trong việc học ngôn ngữ kết hợp (blended

learning)

Mặc dù học tập kết hợp nói chung liên quan đến các khía cạnh của cả học trực tiếp và học trực tuyến truyền thống, nhưng nó không tách biệt nhau (Vu, 2008) Thay vào đó, hình thức học tập này là sự kết hợp các phương pháp tiếp cận từ

cả hai khía cạnh và là cả quá trình liên tục thành một phương pháp học tập theo cách tiếp cận gắn kết các hoạt động học tập (Asarta & Schmidt, 2017; Astuti & Febrian, 2019a; Basogain và cộng sự, 2018; Gillet và cộng sự, 2017; Nortvig

và cộng sự, 2018) Các nhà nghiên cứu khác nhấn mạnh 'sự kết hợp có ý nghĩa' giữa học trực tuyến và học trực tiếp (Astuti & Febrian, 2019b; Geng et al., 2019; Whitelock-Wainwright et al., 2020; Bui et al, 2018a) rằng học tập kết hợp không phải là một cách tiếp cận tuyến tính duy nhất để giảng dạy Về mặt công nghệ, học tập kết hợp đề cập đến một loạt công nghệ trong giáo dục mà sinh viên có thể học hoàn toàn bên ngoài và tương tác với chương trình giảng dạy thông qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến (Linh & Vũ, 2019b) Mặc

Trang 31

• Phương pháp học tập kết hợp nâng cao khả năng làm việc độc lập của học sinh Sinh viên có thể tự học và sử dụng các tài liệu và tài nguyên được cung cấp cho họ theo những cách phù hợp nhất với họ (Belfi và cộng sự, 2015; Nortvig và cộng sự, 2018; Sajid và cộng sự, 2016; Vasileva-Stojanovska và cộng sự , 2015)

• Tương tác giữa người học với nhau trong khoá học trực tuyến là cực kỳ quan trọng Việc sinh viên tham gia các lớp học trực tuyến có thể thành công

hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ họ tương tác với những người khác trong môi trường trực tuyến (Asarta & Schmidt, 2017; Li et al., 2019; Maarop

Trang 32

30 cũng như "học trực tuyến với các bài tập ngôn ngữ tương tác và các vật liệu điện tử khác ”(trang 554)

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã so sánh các lớp học trực tiếp (Face-to-Face - FTF) với các lớp học kết hợp FTF và hướng dẫn dựa trên máy tính Đối với hầu hết các nghiên cứu này, các phát hiện cho thấy không có sự khác biệt đáng kể trong nhiều kết quả đo được giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (Scida

& Saury, 2006; Yang và cộng sự, 2013; Castaño-Muñoz và cộng sự, 2014; Pastuhhova, 2016; Vũ, 2007, 2010) Mặt khác, có những nghiên cứu cho thấy

sự khác biệt đáng kể về kỹ năng viết đối với các nhóm thử nghiệm phương pháp học tập kết hợp (Miyazoe & Anderson, 2012; Valbuena Rodríguez & Carvajal Carvajal, 2017; Yalcin & Ozturk, 2019; Yusuf et al , 2018) Ví dụ, nghiên cứu của Miyazoe & Anderson (2010) ủng hộ thực tế là viết có thể được dạy trong một môi trường học tập kết hợp Nghiên cứu của họ liên quan đến 61 sinh viên học Tiếng Anh như một ngoại ngữ tại một trường đại học Tokyo Những người tham gia đã sử dụng các diễn đàn, blog và wiki để tham gia vào đào tạo FTF hàng tuần và các hoạt động viết bài trực tuyến ngoài lớp Kết quả cho thấy những người tham gia đã phát triển khả năng phân biệt các phong cách viết tiếng Anh và phát triển nhận thức tích cực về khóa học kết hợp Một số nghiên cứu cho thấy lợi thế về hiệu suất đối với các nhóm kiểm soát FTF trong các lĩnh vực kỹ năng sau: giọng nói, khả năng nói trôi chảy, từ vựng, nghe và đọc, và ngữ pháp (Banditvilai, 2016; Damaiyanti & Sari, 2017; Păcurar, 2018)

Học tập kết hợp có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau như cấp độ hoạt động, cấp độ khóa học, cấp độ chương trình và cấp độ tổ chức (Bonk & Graham, 2012) Trong số đó, pha trộn ở cấp độ khóa học là một trong những cách phổ biến nhất Nó đòi hỏi sự kết hợp giữa các hoạt động trực tiếp và có sự

hỗ trợ của máy tính được sử dụng như một phần của khóa học Twigg (2003)

đã xác định năm mô hình thiết kế lại khóa học riêng biệt của học tập kết hợp

Trang 33

31 trực tuyến, và tự chọn Điểm khác biệt chính giữa các mô hình này là mỗi mô hình đều dựa trên sự liên tục giữa tương tác hoàn toàn trực tiếp và hoàn toàn trực tuyến với học sinh Mô hình phù hợp nhất, mô hình bổ sung, sẽ được mô

tả ở đây Mô hình bổ sung giữ nguyên cấu trúc cơ bản của khóa học truyền thống, đặc biệt là thời lượng họp trong lớp, nhưng công nghệ được tích hợp vào những gì diễn ra bên ngoài lớp học Tài liệu trực tuyến nhằm mục đích khuyến khích sinh viên tham gia nhiều hơn vào nội dung khóa học Wright et al., (2006)

đã giới thiệu một danh mục trực tuyến được hỗ trợ Trong kiểu kết hợp này, các khóa học được giảng dạy theo phương thức truyền thống được hỗ trợ bởi các tài liệu trực tuyến Trong nghiên cứu này, các hoạt động trực tuyến bổ sung được thêm vào dưới dạng các hoạt động ngoài lớp học thông qua việc sử dụng các hoạt động như câu đố, bài tập, trò chuyện và diễn đàn trên trang quản lý học tập của giáo viên

có nhiều khía cạnh cần xem xét trước khi chuyển từ học trực tiếp truyền thống sang học kết hợp, và cũng rất hữu ích khi cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp học kết hợp

Trang 34

32

2.1.4 Nền tảng quản lý học tập Moodle

Moodle, viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment, được thành lập và phát triển vào năm 2002 bởi Tiến sĩ Martin Dougiamas, một nhà khoa học máy tính và nhà giáo dục tại Đại học Curtin, Úc Giáo viên có thể sử dụng Moodle để dạy các khóa học hoàn toàn trực tuyến hoặc để bổ sung cho khóa học trực tiếp trên môi trường truyền thống một cách hiệu quả (Cole & Foster, 2007) Moodle đã được phần lớn các trường chấp nhận và sử dụng vì hệ thống giúp giáo viên tạo tài liệu học tập trực tuyến có chất lượng tốt (Goyal & Tambe, 2015) và có thể hoạt động linh hoạt trên các thiết bị di động khác nhau Ngày nay, Moodle là một trong những Hệ thống quản lý khóa học (CMS) phổ biến nhất và có “tiềm năng lớn để hỗ trợ việc giảng dạy trong lớp học thông thường, chẳng hạn như làm thêm bài tập ngoài giờ học, để trở thành hệ thống phân phối cho các hoạt động kết hợp (hoặc kết hợp) ) định dạng khóa học”(Brandl, 2005) Mặc dù có rất nhiều công cụ (mô-đun và hoạt động) mà giáo viên có thể sử dụng để tạo các hoạt động học tập kết hợp trong lớp đọc, nhưng chỉ có bốn hoạt động Moodle, cụ thể là bài kiểm tra, bài tập, trò chuyện và diễn đàn sẽ được sử dụng làm biến độc lập trong nghiên cứu này

2.1.5 Lợi ích và nhược điểm của học tập kết hợp mobile learning

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng việc sử dụng học tập kết hợp có nhiều lợi ích hơn là chỉ sử dụng một phương pháp học tập duy nhất Theo Singh (2003), học tập kết hợp giúp mở rộng phạm vi tiếp cận của một chương trình học tập

Nó cũng có thể giúp cân bằng chương trình học tập và đưa nó đến mức tối ưu Trong nghiên cứu của mình, Nor Ashikin và cộng sự (2012) đã kết luận rằng việc kết hợp phương pháp giảng dạy trực tiếp truyền thống với các hoạt động học tập trực tuyến không chỉ giải quyết vấn đề giáo viên không đủ thời gian trên lớp mà còn khiến việc học tập trở nên hấp dẫn hơn đối với công nghệ -thế

Trang 35

33

hệ trẻ hiểu biết về người học Bên cạnh đó, sử dụng học tập kết hợp có thể giúp nâng cao bốn kỹ năng học ngôn ngữ cũng như động lực học tập và tự chủ của người học (Banditvilai, 2016)

Bất chấp những lợi ích của nó, những hạn chế của học tập kết hợp có thể được tìm thấy trong tài liệu Một trong những bất lợi đáng kể của việc học trực tuyến

là thiếu tương tác xã hội (Heinze & Procter, 2004) Điều này đồng nghĩa với việc thiếu sự tương tác giữa học sinh và giáo viên trong môi trường học tập trực tuyến Do đó, giáo viên cần chú ý đến nhược điểm này bằng cách tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh bằng cách sử dụng các hoạt động như trò chuyện và diễn đàn có sẵn trên trang Moodle của giáo viên Theo Tran (2016), tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh trong môi trường học tập kết hợp bằng cách sử dụng các công cụ tương tác như diễn đàn và trò chuyện trực tiếp được cho là cách hữu ích nhất để nâng cao thái độ của học sinh đối với học tập kết hợp

Những nhược điểm rõ ràng khác của các bài học không đồng bộ trực tuyến là những thách thức về khả năng tự điều chỉnh và công nghệ (Rasheed và cộng

sự, 2020) Trong môi trường học tập kết hợp, học sinh phải tự điều chỉnh các hoạt động học tập của mình ngoài các buổi học trực tiếp Học sinh có thể gặp một số vấn đề trong việc tự điều chỉnh Ví dụ, học sinh có thể không dành đủ thời gian cho các hoạt động học tập trực tuyến hoặc có thể không hoàn thành bài tập đúng hạn Về công nghệ, sinh viên có thể gặp phải những thách thức đủ

về công nghệ và những thách thức về độ phức tạp của công nghệ

2.1.6 Học tập kết hợp trên nền tảng quản lý học tập Moodle

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về ứng dụng và phát triển học tập trên thiết bị di động cùng với phương pháp học tập kết hợp cũng đã cho thấy những kết quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh Một trong những khía cạnh của ứng dụng học tập trên thiết bị di động đó là xây dựng một hệ

Trang 36

34 thống quản lý nội dung nội dung học tập tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ cả người dạy và người học Huy và cộng sự (2020), Linh & Vu (2019a), Vu & Long (2013) là những nhà nghiên cứu điển hình quan tâm đến ảnh hưởng của việc hướng dẫn học tập kết hợp nhiều công cụ tích hợp đối với việc nâng cao

kỹ năng viết của người học Vu & Anh (2014) đã xem xét cách kết hợp một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS) như Moodle vào một chương trình giảng dạy viết Tiếng Anh hiện có dựa trên phương pháp sư phạm kiến tạo Thông qua việc triển khai các công nghệ quản trị nội dung (Content Management System – CMS) của Moodle vào khóa học viết, quá trình quản lí lớp học của giáo viên diễn ra thuận lợi hơn bao gồm việc tổ chức, thực hiện, và điều phối các hoạt động học tập; giao tiếp với học viên trên môi trường trực tuyến; và đánh giá chất lượng bài làm của học viên Cùng chung mối quan tâm, Huy và cộng sự (2020) đã kiểm tra ứng dụng của Moodle trong việc thiết lập một khóa đào tạo cầu lông tại Đại học Sư phạm Thể dục TP.HCM Những phát hiện của ông cho thấy Moodle là một công cụ mạnh mẽ trong việc dạy và học Với công cụ viết Moodle, giáo viên có thể phối hợp hiệu quả các tài liệu giảng dạy, phát triển các kênh liên lạc và thu thập hồ sơ liên lạc với học sinh thông qua báo cáo thống kê toàn diện

Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hoạt động học tập kết hợp và hiệu suất đọc hiểu đã được tiến hành Castro (2017) đã điều tra tác động của các bảng tính dựa trên Moodle đối với khả năng đọc hiểu tại một trường đại học tư thục ở Colombia Ông kết luận rằng việc thiết kế và thực hiện các bảng đọc ảo theo ngữ cảnh là một công cụ hiệu quả để cải thiện khả năng đọc hiểu của học sinh Moodle có thể là công cụ hữu ích để bổ sung cho công việc hàng ngày trên lớp của giáo viên Gần đây, Raharjo và cộng sự (2020) đã thực hiện một nghiên cứu tại Học viện Thư ký Budi Luhur ở Indonesia với 48 sinh viên Trong nghiên cứu của mình, họ đã thiết kế các hoạt động học tập khác nhau bằng cách

Trang 37

35

sử dụng các câu đố, bài tập, diễn đàn, trò chuyện, v.v để giúp học sinh có bốn

kỹ năng: đọc, nghe, nói và viết Kết quả t-test cho thấy tài liệu hướng dẫn EFS thông qua Moodle đã được chứng minh là có khả năng nâng cao bốn kỹ năng ngôn ngữ bao gồm đọc, nghe, nói và viết Đồng quan điểm, Macaruso et al (2020) đã tiến hành một cuộc điều tra về học tập kết hợp để hỗ trợ hướng dẫn đọc ở trường tiểu học Các trường thực nghiệm bao gồm 2.217 học sinh Các trường đối chứng với 1.504 học sinh được học theo hình thức giảng dạy truyền thống Trước khi thực nghiệm, các sinh viên trong nhóm thử nghiệm thực hiện thấp hơn đáng kể so với những người trong nhóm đối chứng Sau khi thực nghiệm, học sinh được thực nghiệm vượt trội so với học sinh đối chứng trong bài kiểm tra đọc hiểu và sự khác biệt giữa các nhóm biến mất Từ các nghiên cứu của các tác giả này, học tập kết hợp có thể cải thiện hiệu suất đọc hiểu của học sinh

Gần đây hơn, cuộc tranh luận xoay quanh việc làm thế nào để kết hợp học tập kết hợp trong học ngôn ngữ Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều sự chú ý về cách dạy viết và nghe tiếng Anh bằng các công cụ trên nền tảng Moodle Vì vậy đề tài này được thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Khóa học tiếng Anh online trên nền tảng Moodle có tác động thế nào đến kết quả học tập tiếng Anh của học viên?

2 Học viên đánh giá thế nào về các hoạt động học tiếng Anh được xây dựng trên hệ thống LCMS Moodle?

Các dữ liệu thu thập được sẽ góp phần làm cơ sở để xây dựng một khóa học tiếng Anh cộng đồng trên nền tảng Moodle với các tính năng được phát triển như sau:

1 Giao diện responsive tương thích tốt với tất cả các loại màn hình hiển thị, đặc biệt là điện thoại di động và máy tính bảng

Trang 38

7 Diễn đàn: Hệ thống có thể cung cấp 4 loại diễn đàn khác nhau

- News forum: Đăng các thông báo của khóa học Thông báo này được gửi đến toàn bộ học viên của khóa học qua email

- Resource forum: Diễn đàn giúp học viên chia sẻ các tài nguyên giảng dạy liên quan đến môn học

- Coffee Bar: Diễn đàn để học viên giao lưu, trao đổi về những chủ đề không liên quan trực tiếp đến nội dung thảo luận trong khóa học

- Q&A forum: Diễn đàn được thiết kế phục vụ riêng việc trả lời các câu hỏi của người học

8 Thu âm luyện nói tiếng Anh: Công cụ tích hợp vào hệ thống cho phép người học thu âm trực tiếp trong môi trường web và lưu file ghi âm vào diễn đàn hoặc nộp file ghi âm làm bài tập

9 Tính năng viết nhật kí cho phép người học ghi lại những kiến thức quan trọng đã học vào 1 sổ tay điện tử riêng

Trang 39

37

10 Hệ thống có giao diện thân thiện với người dùng, chạy được trên tất cả các thiết bị như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại

di động

Trang 40

có cùng số học sinh được chọn ngẫu nhiên vào nhóm đối chứng Một bài kiểm tra trước về khả năng đọc hiểu đã được giao cho cả hai nhóm trước khi tiến hành thí nghiệm để kiểm tra sự đồng nhất giữa hai nhóm Hai nhóm học cùng chương trình, sử dụng cùng sách giáo khoa và được hưởng cơ sở vật chất của trường như nhau Bên cạnh đó, học sinh của hai lớp được dạy bởi cùng một giáo viên, sử dụng các phương pháp giảng dạy giống nhau trong lớp học trực tiếp Sự khác biệt chính là các sinh viên trong nhóm thử nghiệm được yêu cầu thực hiện các hoạt động đọc hiểu trực tuyến bổ sung thông qua Moodle Sau thực nghiệm, hai nhóm được làm một bài kiểm tra sau về đọc hiểu với mức độ khó tương đương với bài kiểm tra trước để đo lường sự khác biệt giữa kết quả của hai nhóm Theo Phakiti và Paltridge (2015), các nhà nghiên cứu sử dụng chiến lược kiểm tra chéo dữ liệu để thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm giúp hiểu rõ hơn về một chủ đề Do đó, bên cạnh kết quả trước và sau kiểm tra, bảng câu hỏi và phỏng vấn bán cấu trúc cũng được sử dụng để điều tra nhận thức của sinh viên về việc sử dụng các hoạt động học tập kết hợp

Ngày đăng: 05/10/2023, 20:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w