Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Quản trị kinh doanh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VĂN BẢN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 THCS Phần thứ nhất: Đặt vấn đề I. Lí do chọn đề tài: Sau năm năm 2003-2008 ngành giáo dục đào tạo tổ chức thực hiện việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới ở trường THCS theo tinh thần tích hợp với mục tiêu xác định như sau: “ Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chương trình của trường THCS góp phần hình thành con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó là con người có ý thức tự tu dưỡng, biết quý trọng thương yêu gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm tốt đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tính tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Việc tích hợp 3 phân môn: Văn học- Tiếng Việt- Tập làm văn thành môn Ngữ văn và chính thức đưa bộ sách giáo khoa này vào trong chương trình dạy học Văn THCS, trong đó phân môn Tập làm văn với 6 kiểu văn bản làm trục tích hợp, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao vai trò, vị trí của môn Ngữ văn noí chung và môn Tập làm văn nói riêng. Trong chương trình dạy học Văn ở nhà trường, Tập làm văn là phần môn quan trọng giúp học sinh rèn luyện kĩ năng cơ bản để viết một đoạn văn, bài văn. Hiện nay trong chương trình đổi mới, phân môn Tập làm văn được đưa vào giảng dạy với những thay đổi khá toàn diện và sâu sắc so với chương trình cũ, trong đó dạy học văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình là một kiểu loại mới giúp cho học sinh có được những tri thức mới mẻ từ cuộc sống hàng ngày. Với kiểu bài thuyết minh, yêu cầu của một bài làm văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng thuyết minh. Không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh được. Tri thức bắt nguồn từ việc học tập và tích luỹ hàng ngày từ sách báo và đặc biệt từ quan sát, tìm hiểu của học sinh. Kiểu bài này mới đưa vào nhà trường, có thể có người lo ngại là học sinh lấy kiến thức đâu mà làm bài. Nhưng nếu học sinh biết kỹ năng làm bài, các em sẽ biết cách huy động kiến thức để làm bài. Xuất phát từ tình hình thực tế của việc giảng dạy kiểu văn bản thuyết minh trong nhà trường THCS còn quá mới mẻ, nên việc khảo sát thực tế rút kinh nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc dạy và học kiểu văn bản này. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Tập làm văn nói chung và kiểu văn bản thuyết minh nói riêng. II. Lịch sử vấn đề: Văn bản thuyết minh trước đay không có trong chương tình Tập làm văn THCS. Song những kiểu bài trần thuật, tường thuật lại là cơ sở ban đầu để các em được tiếp xúc, được làm quen với thuyết minh sau này. Hơn nữa đây cũng là kiểu văn bản mới được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường THCS, vì thế chưa có sự nghiên cứu sâu rộng vấn đề này. Chỉ có một số văn bản thuyết minh trong chương trình sách giáo khoa và một số tài liệu thay sách giáo khoa của Bộ GDĐT có đề cập tới yêu cầu dạy văn bản thuyết minh. III. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này nhằm đạt được một số mục đích sau: 1.Qua khảo sát thực tế để rút ra được tình hình dạy học kiểu văn bản thuyết minh trong nhà trường hiện nay, qua đó có cái nhìn tổng thể về vệc dạy học đề có thể đề xuất đóng góp ý kiến. 2.Xây dựng cơ sở lí luận cho việc dạy học kiểu văn bản thuyết minh để việc dạy học Tập làm văn có nội dung và đạt kết quả cao. 3.Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy. IV.Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thống kê số tiết dạy kiểu văn bản thuyết minh ở lớp 8, từ đó đánh giá về vai trò, vị trí của văn bản thuyết minh trong chương trình Tập làm văn THCS. - Khảo sát dạy học kiểu bài thuyết minh, từ đó rút ra được kĩ năng khi dạy học kiểu văn bản này. V. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Kiểu văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 THCS. - Phạm vi: Khảo sát một số trường THCS ở huyện Đông Sơn. VI. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp khảo sát thống kê. - Phương pháp trao đổi thực nghiệm. Phần hai: Nội dung I. Cấu trúc chương trình về kiểu bài văn thuyết minh. Trong toàn bộ 6 kiểu văn bản, văn bản thuyết minh chiếm một số lượng và khối lượng kiến thức lớn trong toàn bộ phân môn Tập làm văn. Đây là một kiểu văn bản mới được đưa vào chương trình thay sách giáo khoa mới nên việc tìm hiểu nội dung - phương pháp dạy học kiểu văn bản này đã trở thành mối quan tâm lớn của cả người dạy và người học. Trước khi đi vào nghiên cứu vấn đề dạy học văn bản thuyết minh chúng ta cần nắm được cấu trúc chương trình kiểu văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn- THCS. Lớp 8 Lớp9 1. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh. 2. Phương pháp thuyết minh. 3. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. 4. Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng. 5. Thuyết minh một thể loại văn học. 6. Viết đoạn trong văn bản thuyết minh. 7.Thuyết minh về một phương pháp(cách làm). 8. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. 9. Ôn tập văn bản thuyết minh. 10. Viết bài văn thuyết minh. 1. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 2. Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 3. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 4. Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 1. Đặc điểm của kiểu bài thuyết minh Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phát sinh, quy luật phát triển biến hoá của sự vật, hiện tượng nhằm cung cấp tri thức cho con người. Vì vậy văn bản thuyết minh sử dụng rất rộng rãi (hướng dẫn sử dụng phương tiện, đồ dùng, danh lam thắng cảnh, tác phẩm nghệ thuật…) tất cả đều là văn bản thuyết minh. Hai chữ thuyết minh đều bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu rõ. Khác với văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính, văn thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan khoa học, giúp con người hiểu được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích giao tiếp có lợi cho con người. Văn thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học, nó đòi hỏi phải chính xác, rạch ròi. Muốn làm được văn thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu học hỏi để có kiến thức thì mới làm được. Thuyết minh là loại văn bản khác hẳn với tự sự(vì không có sự việc, diễn biến) khác với miêu tả (vì không đòi hỏi miêu tả cụ thể cho người đọc cảm thấy, mà cốt là làm người ta hiểu), khác với các văn bản nghị luận (vì ở đây chính là trình bày giải thích nguyên lí, quy luật, cách thức…chứ không suy luận lí lẽ) khác với văn bản hành chính công vụ (bày tỏ quyết định, nguyện vọng, thông báo của ai đối với ai). Nghĩa là các văn bản ấy không thay thế văn bản thuyết minh được. Đối với bài văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh, không có tri thức không thể làm văn thuyết minh được. Tri thức lấy từ học tập, tích luỹ hàng ngày, từ sách báo và đặc biệt là từ tìm hiểu của mỗi người. Nói kiến thức về đối tượng nghĩa là phải hiểu biết về đối tượng thuyết minh(sự vật, hiện tượng, phương pháp) là cái gì? Đặc điểm tiêu biểu gì? Có cấu tạo ra sao và nó hình thành như thế nào? Có giá trị và ý nghĩa gì đối với con người?…), nghĩa là muốn làm được bài thuyết minh thì học sinh phải nắm được bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Muốn có tri thức về đối tượng phải quan sát, nhưng quan sát không đơn giản là nhìn, xem mà còn phải phán xét để phát hiện được đặc điểm tiêu biểu của nó là đặc điểm có ý nghiã phân biệt sự vật này với sự vật kia. Muốn có tri thức về đối tượng phải biết tra từ điển, sách, báo… Muốn có tri thức về đối tượng thì phải biết phân tích (đối tượng thuyết minh chia là mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì? Quan hệ giữa các bộ phận ấy ra sao?) Làm như vậy ta sẽ có được tri thức để thuyết minh (Theo Cao Xuân Bích- SĐD trang 36) 2. Thực tế dạy học văn bản thuyết minh hiện nay ở các trường THCS. Không phải ngẫu nhiên mà kiểu văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình Ngữ văn 8 mà với đối tượng học sinh lớp 8, các em có đủ nhận thức để có thể tiếp cận kiểu bài này, vận dụng nó linh hoạt trong giao tiếp, trong cuộc sống hàng ngày. Bởi: Văn bản thuyết minh đòi hỏi người họ...
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VĂN BẢN THUYẾT MINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 THCS
Trang 2Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
I Lí do chọn đề tài:
Sau năm năm 2003-2008 ngành giáo dục đào tạo tổ chức thực hiện việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới ở trường THCS theo tinh thần tích hợp với mục tiêu xác định như sau:
“ Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chương trình
của trường THCS góp phần hình thành con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn Đó là con người có ý thức tự tu dưỡng, biết quý trọng thương yêu gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm tốt đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tính tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Việc tích hợp 3 phân môn: Văn học- Tiếng Việt- Tập làm văn thành môn Ngữ văn và chính thức đưa bộ sách giáo khoa này vào trong chương trình dạy học Văn THCS, trong đó phân môn Tập làm văn với 6 kiểu văn bản làm trục tích hợp, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao vai trò, vị trí của môn Ngữ văn noí chung và môn Tập làm văn nói riêng
Trong chương trình dạy học Văn ở nhà trường, Tập làm văn là phần môn quan trọng giúp học sinh rèn luyện kĩ năng cơ bản để viết một đoạn văn, bài văn Hiện nay trong chương trình đổi mới, phân môn Tập làm văn được đưa vào giảng dạy với những thay đổi khá toàn diện và sâu sắc so với chương trình cũ, trong đó dạy học văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình là một kiểu loại mới giúp cho học sinh có được những tri thức mới mẻ từ cuộc sống hàng ngày
Với kiểu bài thuyết minh, yêu cầu của một bài làm văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng thuyết minh Không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh được Tri thức bắt nguồn từ việc học tập và tích luỹ hàng ngày từ sách báo và đặc biệt từ quan sát, tìm hiểu của học sinh Kiểu bài này mới đưa vào nhà trường, có thể có người lo ngại là học sinh lấy kiến thức đâu mà làm bài Nhưng nếu học sinh biết kỹ năng làm bài, các em sẽ biết cách huy động kiến thức để làm bài Xuất phát từ tình hình thực tế của việc giảng dạy kiểu văn bản thuyết minh
Trang 3trong nhà trường THCS còn quá mới mẻ, nên việc khảo sát thực tế rút kinh nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc dạy và học kiểu văn bản này Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Tập làm văn nói chung và kiểu văn bản thuyết minh nói riêng
II Lịch sử vấn đề:
Văn bản thuyết minh trước đay không có trong chương tình Tập làm văn THCS Song những kiểu bài trần thuật, tường thuật lại là cơ sở ban đầu để các em được tiếp xúc, được làm quen với thuyết minh sau này Hơn nữa đây cũng là kiểu văn bản mới được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường THCS, vì thế chưa có sự nghiên cứu sâu rộng vấn đề này Chỉ có một số văn bản thuyết minh trong chương trình sách giáo khoa và một số tài liệu thay sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT có đề cập tới yêu cầu dạy văn bản thuyết minh
III Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này nhằm đạt được một số mục đích sau:
1.Qua khảo sát thực tế để rút ra được tình hình dạy học kiểu văn bản thuyết minh trong nhà trường hiện nay, qua đó có cái nhìn tổng thể về vệc dạy học đề có thể đề xuất đóng góp ý kiến
2.Xây dựng cơ sở lí luận cho việc dạy học kiểu văn bản thuyết minh để việc dạy học Tập làm văn có nội dung và đạt kết quả cao
3.Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy
IV.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thống kê số tiết dạy kiểu văn bản thuyết minh ở lớp 8, từ đó đánh giá về vai trò, vị trí của văn bản thuyết minh trong chương trình Tập làm văn THCS
- Khảo sát dạy học kiểu bài thuyết minh, từ đó rút ra được kĩ năng khi dạy học kiểu văn bản này
V Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Kiểu văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 THCS
- Phạm vi: Khảo sát một số trường THCS ở huyện Đông Sơn
VI Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp phân tích
- Phương pháp khảo sát thống kê
Trang 4- Phương pháp trao đổi thực nghiệm
Phần hai: Nội dung
I Cấu trúc chương trình về kiểu bài văn thuyết minh
Trong toàn bộ 6 kiểu văn bản, văn bản thuyết minh chiếm một số lượng và khối lượng kiến thức lớn trong toàn bộ phân môn Tập làm văn Đây là một kiểu văn bản mới được đưa vào chương trình thay sách giáo khoa mới nên việc tìm hiểu nội dung - phương pháp dạy học kiểu văn bản này đã trở thành mối quan tâm lớn của cả người dạy và người học
Trước khi đi vào nghiên cứu vấn đề dạy học văn bản thuyết minh chúng ta cần nắm được cấu trúc chương trình kiểu văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn- THCS
1 Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
2 Phương pháp thuyết minh
3 Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
4 Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng
5 Thuyết minh một thể loại văn học 6 Viết đoạn trong văn bản thuyết minh 7.Thuyết minh về một phương pháp(cách làm)
8 Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
9 Ôn tập văn bản thuyết minh 10 Viết bài văn thuyết minh
1 Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
2 Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 3 Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
4 Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Trang 51 Đặc điểm của kiểu bài thuyết minh
Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phát sinh, quy luật phát triển biến hoá của sự vật, hiện tượng nhằm cung cấp tri thức cho con người Vì vậy văn bản thuyết minh sử dụng rất rộng rãi (hướng dẫn sử dụng phương tiện, đồ dùng, danh lam thắng cảnh, tác phẩm nghệ thuật…) tất cả đều là văn bản thuyết minh Hai chữ thuyết minh đều bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu rõ
Khác với văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính, văn thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan khoa học, giúp con người hiểu được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích giao tiếp có lợi cho con người Văn thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học, nó đòi hỏi phải chính xác, rạch ròi Muốn làm được văn thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu học hỏi để có kiến thức thì mới làm được
Thuyết minh là loại văn bản khác hẳn với tự sự(vì không có sự việc, diễn biến) khác với miêu tả (vì không đòi hỏi miêu tả cụ thể cho người đọc cảm thấy, mà cốt là làm người ta hiểu), khác với các văn bản nghị luận (vì ở đây chính là trình bày giải thích nguyên lí, quy luật, cách thức…chứ không suy luận lí lẽ) khác với văn bản hành chính công vụ (bày tỏ quyết định, nguyện vọng, thông báo của ai đối với ai) Nghĩa là các văn bản ấy không thay thế văn bản thuyết minh được
Đối với bài văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh, không có tri thức không thể làm văn thuyết minh được
Tri thức lấy từ học tập, tích luỹ hàng ngày, từ sách báo và đặc biệt là từ tìm hiểu của mỗi người Nói kiến thức về đối tượng nghĩa là phải hiểu biết về đối tượng thuyết minh(sự vật, hiện tượng, phương pháp) là cái gì? Đặc điểm tiêu biểu gì? Có cấu tạo ra sao và nó hình thành như thế nào? Có giá trị và ý nghĩa gì đối với con người?…), nghĩa là muốn làm được bài thuyết minh thì học sinh phải nắm được bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng
Muốn có tri thức về đối tượng phải quan sát, nhưng quan sát không đơn giản là nhìn, xem mà còn phải phán xét để phát hiện được đặc điểm tiêu biểu của nó là đặc điểm có ý nghiã phân biệt sự vật này với sự vật kia
Muốn có tri thức về đối tượng phải biết tra từ điển, sách, báo…
Trang 6Muốn có tri thức về đối tượng thì phải biết phân tích (đối tượng thuyết minh chia là mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì? Quan hệ giữa các bộ phận ấy ra sao?)
Làm như vậy ta sẽ có được tri thức để thuyết minh (Theo Cao Xuân Bích- SĐD trang 36)
2 Thực tế dạy học văn bản thuyết minh hiện nay ở các trường THCS
Không phải ngẫu nhiên mà kiểu văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình Ngữ văn 8 mà với đối tượng học sinh lớp 8, các em có đủ nhận thức để có thể tiếp cận kiểu bài này, vận dụng nó linh hoạt trong giao tiếp, trong cuộc sống hàng ngày Bởi:
Văn bản thuyết minh đòi hỏi người học một vốn kiến thức hiểu biết sâu rộng về tự nhiên- xã hội và con người trong khi đó học sinh ở các lớp dưới chưa có hoặc chưa đủ sức để sử dụng khi viết bài Tập làm văn này
Mặt khác học sinh được học văn bản biểu cảm và miêu tả ở chương trình lớp 6, lớp7 là cơ sở để học sinh có thể vận dụng làm bài văn thuyết minh
2.1 Quan niệm của các thầy, cô khi dạy kiểu văn bản này:
Là kiểu văn bản mới, vừa được đưa vào chương trình thay sách, chính vì thế mà khi dạy kiểu văn bản này cả giáo viên và học sinh đều có những quan niệm và thái độ khác nhau Tuy nhiên, dù ở góc độ nào, chúng ta cũng nhận thấy:
Ưu điểm: Kiểu văn bản này gắn bó với đời sống xã hội và con người ở
Trung Quốc học sinh đã được học từ rất lâu và học sử dụng kiểu văn bản này trong mọi lĩnh vực đời sống ở Việt Nam, cũng đã sử dụng nhiều nhưng chưa gọi tên quen thuộc với cái tên vốn có của nó Nhận thấy khả năng ứng dụng của kiểu văn này là rất lớn, do đó nó được đưa vào chương trình ngữ văn để phát huy sức mạnh và tính ưu việt của nó trong cuộc sống hiện đại này
Vốn tri thức hiểu biết khá rộng, giáo viên có khả năng cung cấp một cách đầy đủ có hệ thống cho học sinh Mặt khác trong quá trình giảng dạy giáo viên tích luỹ cho mình một vốn kiến thức sâu rộng khác
Nhược điểm: Kiểu văn bản này đòi hỏi vốn tri thức của học sinh về đối
tượng khác nhau, với nhiều tri thức khác học sinh chưa kịp tiếp cận, hoặc chưa được biết đến hoặc ít quan tâm dẫn đến không có đủ tri thức để viết bài
2.2 Thái độ của học sinh khi học kiểu văn bản thuyết minh :
Trang 7Khi thực hiện đề tài này, nhóm chúng tôi có dịp điều tra hứng thú học tại 2
Qua bảng điều tra này, tôi nhận thầy thái độ học tập của học sinh đối với kiểu văn bản này:
- Đa số học sinh hứng thú với kiểu văn bản thuyết minh, số học sinh không hứng thú ít hơn
- Nhiều học sinh cho rằng, kiểu văn bản thuyết minh này dễ viết nhất là dạng bài “ Thuyết minh về một phương pháp (cách làm )” Nội dung thuyết minh rất gần gũi với học sinh, sát hợp với thực tế cuộc sống, phục vụ cho tương lai rất nhiều
3 Đánh giá chung về tình hình dạy học kiểu bài thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8:
* Về kiến thức:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh trong từng kiểu bài để học sinh áp dụng vào thực hành Đồng thời học sinh nhận diện
được sự khác nhau giữa văn bản thuýet minh với các kiểu văn bản khác
* Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhận diện và làm bài
* Về thái độ:
- Giáo viên giúp học sinh có thái độ đúng đắn khi học xong kiểu văn bản này Từ quá trình tiếp nhận tri thức đến kĩ năng làm bài để học sinh có được vốn tri thức cho bản thân
4 Nguyên tắc dạy học kiểu văn bản thuyết minh :
4.1 Dạy học theo nguyên tắc tích hợp :
Tích hợp nghĩa là liên kết các môn học hữu quan thành một chỉnh thể thống nhất, chống lại sự phân tán rời rạc, nhằm tạo thành lực để hoạt động dạy học đạt
Trang 8Tính chất tích hợp trong dạy học kiểu văn bản thuyết minh qua khảo sát được thể hiện ở một số điểm sau :
- Giáo viên tích hợp cả 3 phân môn trong quá trình hành thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học, hình thành các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết Qua những văn bản học sinh có thể nhận diện được kiểu bài thuyết minh
4.2 Dạy học theo hướng tích cực :
Cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học kiểu văn bản thuyết minh, giáo viên bước đầu đảm bảo được các nguyên tắc dạy học tích cực , đó là :
- Lấy học sinh là trung tâm
- Luôn gắn liền lí thuyết với thực hành
- Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
4.3 Sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học kiểu bài thuyết minh :
Với phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài thuyết minh nói riêng thì việc sử dụng phương tiện dạy học là cần thiết Sử dụng những văn bản mẫu để rút ra khái niệm và phương pháp, cách làm bài văn thuyết minh Tuy nhiên đồ dùng dạy học chính vẫn là : Bảng phụ, giấy A0, bút dạ…hiện đại hơn nữa là sử dụng máy chiếu hắt
II Dạy kiểu văn bản thuyết minh ở lớp 8:
1 Đánh giá về nội dung văn bản thuyết minh trong sách giáo khoa Ngữ văn 8- THCS
Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp Mục tiêu quan trọng của môn này là rèn luyện cho học sinh năng lực tiếp nhận và kĩ năng tạo lập văn bản Chính vì thế nội dung dạy học văn bản thuyết minh cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc này
Cũng như các kiểu văn bản khác trong phân môn Tập làm văn, văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình giảng dạy khá phong phú và đa dạng với nhiều nội dung khác nhau nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức hiểu biết phong phú của đời sống xã hội
Văn bản thuyết minh được đưa vào giảng dạy ở lớp 8 với 11 tiết học xen kẽ tích hợp với phân môn Văn và Tiếng Việt đã giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống, chính xác rõ ràng, đầy đủ về đặc điểm và phương pháp, cách làm bài văn
Trang 9thuyết minh….Để từ đó học sinh phân biệt được với các kiểu văn bản khác cùng nằm trong chương trình Bên cạnh đó còn giúp các em rèn luyện những kĩ năng cơ bản khi nói và viết về một thứ đồ dùng, một thể loại văn học, một phương pháp (cách làm) và thuyết minh về danh lam thắng cảnh…
2 Các dạng bài được dạy- học trong sách giáo khoa Ngữ văn 8- THCS
Văn bản thuyết minh ở lớp 8 được dạy ở cả hai kì bao gồm:
+ Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (tiết 44)
+ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (tiết 51) + Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng (tiết 54) + Thuyết minh về một thể loại văn học (tiết 61) + Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh (tiết 76 ) + Thuyết minh về một phương pháp, cách làm (tiết 80) + Thuyết minh về một danh làm, thắng cảnh (tiết 83) + Ôn tập văn bản thuyết minh (tiết 84)
III Đề xuất Nội dung – cách thức dạy một số kiểu văn bản thuyết minh ở lớp 8 - thcs
Dạng 1: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
1 Yêu cầu cần đạt:
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống
- Mục đích của bài này là giới thiệu, làm cho học sinh tiếp xúc và làm quen với các mẫu văn bản thuyết minh thông dụng Các mẫu này đều lấy trong các sách có tính cách giáo khoa, khoa học phổ thông Mỗi bài thuyết minh ở đây đều nhằm trả lời các câu hỏi: sự vật (hiện tượng) ấy là gì,có đặc điểm gì, vì sao như vậy, có ích lợi gì
- Nội dung cần nắm vững:
+ Văn bản thuyết minh trong đời sống hàng ngày
Trang 10+ Thế nào là văn bản thuyết minh
+ Đặc điểm của văn bản thuyết minh (trình bày các tri thức khách quan.)
+ Thuyết minh khác với tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, hành chính công vụ) + Nêu vai trò của thuyết minh với các kiểu văn bản khác
- Điểm cần nhấn mạnh:
+ Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt kiểu văn bản này với các kiểu văn bản khác Đã là tri thức thì người viết không hư cấu, không bịa đặt, tưởng tượng hay suy luận ra mà làm được
+ Nói là tri thức khách quan nghĩa là tri thức phải phù hợp với thực tế, và đòi hỏi người viết không phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình Người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho đối tượng
+ Văn bản thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái đẹp như tác phẩm văn học Tuy nhiên, nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc, người nghe thì vẫn tốt Ví dụ giới thiệu một loài hoa thì có thể bắt đầu từ việc miêu tả vẻ đẹp của hoa, gợi cảm xúc chung về loài hoa ấy…
2 Cách thức tổ chức bài học:
Bước 1: Tổ chức cho HS tiếp cận với văn bản mẫu:
Tổ chức các tổ, nhóm tìm hiểu 3 văn bản (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục; Huế) theo yêu cầu câu hỏi trong sách giáo khoa
Các nhóm trình bày, trao đổi; giáo viên gợi ý, định hướng học sinh tìm hiểu từng vấn đề
Bước 2: Từ văn bản mẫu rút ra khái niệm:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức(kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích
Bước 3: So sánh kiểu văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản khác đề thấy được
đặc điểm của kiểu văn bản thuyết minh