1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TRUYỆN DÀI "CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ" CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC ĐIỂM CAO

53 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 737,56 KB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (7)
    • 1. Lí do chọn đề tài (7)
    • 2. Mục tiêu của đề tài (8)
    • 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (8)
      • 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu (8)
      • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (8)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (9)
      • 4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp (9)
      • 4.2 Phương pháp liệt kê, phân loại (9)
      • 4.3 Phương pháp hình thức (9)
      • 4.4 Phương pháp hệ thống (0)
    • 5. Lịch sử nghiên cứu (9)
    • 6. Đóng góp của đề tài (11)
    • 7. Cấu trúc đề tài (11)
  • B. NỘI DUNG (13)
  • CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (13)
    • 1.1 Giới thuyết sơ lược quan niệm nghệ thuật về con người (13)
    • 1.2. Các kiểu người trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh (14)
      • 1.2.1 Con người chung thủy (14)
      • 1.2.2 Con người hèn nhác (17)
      • 1.2.3 Con người tinh nhạy, bản lĩnh (19)
      • 1.2.4. Con người cá tính (21)
  • CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (24)
    • 2.1 Giới thuyết sơ lƣợc về không gian nghệ thuật (24)
    • 2.2 Các kiểu không gian nghệ thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh (25)
      • 2.2.1 Không gian nhà ở (0)
      • 2.2.2 Không gian đô thị: Đường phố, chợ (25)
    • 2.3 Giới thuyết sơ lƣợc về thời gian nghệ thuật (28)
    • 2.4 Các kiểu thời gian nghệ thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh (29)
      • 2.4.1 Kiểu thời gian sự kiện, đời tư (29)
      • 2.4.2 Kiểu thời gian tâm lý nhân vật (32)
  • CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (38)
    • 3.1 Ngôn ngữ trần thuật (38)
      • 3.1.1 Ngôn ngữ người kể chuyện (38)
        • 3.1.1.1 Ngôn ngữ giản dị, trong sáng (38)
        • 3.1.1.2 Ngôn ngữ trữ tình giàu chất thơ (39)
      • 3.1.2 Ngôn ngữ nhân vật (40)
        • 3.1.2.1 Ngôn ngữ đối thoại (41)
        • 3.1.2.2 Ngôn ngữ độc thoại (44)
    • 3.2 Giọng điệu trần thuật (45)
      • 3.2.1 Giọng điệu hài hước, dí dỏm (46)
      • 3.2.2 Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào (48)
    • C. KẾT LUẬN (50)
    • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO (52)

Nội dung

Luận văn, báo cáo, luận án, đồ án, tiểu luận, đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu, đề tài báo cáo - Khoa học xã hội - Marketing UBND TỈNH QUẢNG NAM TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN CÔNG TÁC XÃ HỘI ---------- HÀ THỤY THANH KIM HIỆP TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH DỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC UBND TỈNH QUẢNG NAM TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN CTXH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH DỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC Sinh viên thực hiện HÀ THỤY THANH KIM HIỆP MSSV: 4115010313 CHUYÊN NGÀNH: S PHẠM NGỮ VĂN KHÓA 2015 – 2018 Cán bộ hƣớng dẫn ThS. TRỊNH MINH HƠNG MSCB:………. Quảng Nam, tháng 05 năm 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo Trịnh Minh Hƣơng, ngƣời đã khơi gợi và giúp đỡ em suốt quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Công tác xã hội đã trang bị cho em kiến thức trong suốt ba năm ngồi trên ghế giảng đƣờng Đạ i học, để em có đủ tự tin để đi vào nghiên cứu đề tài này. Xét về một khía cạnh nào đó, khóa luận này chẳng là gì so vớ i thành quả và đóng góp của ngƣời đi trƣớc. Nhƣng để có đƣợc nó em đã phải nỗ lực rấ t nhiều. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu em không tránh khỏi những thiế u sót, rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô để bài khóa luận đƣợ c hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn Quảng Nam, tháng 05 năm 2018 Tác giả khóa luận HÀ THỤY THANH KIM HIỆP LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những gì đƣợc viết trong khóa luậ n này là công trình nghiên cứu của bản thân dƣới sự định hƣớng của thầy giáo - Trịnh Minh Hƣơng và sự đóng góp của quý thầy cô Khoa Ngữ văn và CTXH. Quảng Nam, tháng 05 năm 2018 Tác giả khóa luận HÀ THỤY THANH KIM HIỆP MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................... 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 4.1 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ..................................................................... 3 4.2 Phƣơng pháp liệt kê, phân loại ........................................................................ 3 4.3 Phƣơng pháp hình thức .................................................................................... 3 4.4 Phƣơng pháp hệ thống ..................................................................................... 3 5. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................. 3 6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 5 7. Cấu trúc đề tài .................................................................................................... 5 B. NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 CHƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGỜI TRONG TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ............ 7 1.1 Giới thuyết sơ lƣợc quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ................................. 7 1.2.Các kiểu ngƣời trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh .. 8 1.2.1 Con ngƣời chung thủy .................................................................................. 8 1.2.2 Con ngƣời hèn nhác .................................................................................... 11 1.2.3 Con ngƣời tinh nhạy, bản lĩnh .................................................................... 13 1.2.4. Con ngƣời cá tính ....................................................................................... 15 CHƠNG 2: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆ N DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ........................... 18 2.1 Giới thuyết sơ lƣợc về không gian nghệ thuật ............................................... 18 2.2 Các kiểu không gian nghệ thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ củ a Nguyễn Nhật Ánh ................................................................................................ 19 2.2.1 Không gian nhà ở ........................................................................................ 19 2.2.2 Không gian đô thị: Đường phố, chợ ........................................................... 21 2.3 Giới thuyết sơ lƣợc về thời gian nghệ thuật ................................................... 22 2.4 Các kiểu thời gian nghệ thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ củ a Nguyễn Nhật Ánh ................................................................................................ 23 2.4.1 Kiểu thời gian sự kiện, đời tư ...................................................................... 23 2.4.2 Kiểu thời gian tâm lý nhân vật .................................................................... 26 CHƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH .......... 32 3.1 Ngôn ngữ trần thuật ....................................................................................... 32 3.1.1 Ngôn ngữ người kể chuyện.......................................................................... 32 3.1.1.1 Ngôn ngữ giản dị, trong sáng .................................................................. 32 3.1.1.2 Ngôn ngữ trữ tình giàu chất thơ.............................................................. 33 3.1.2 Ngôn ngữ nhân vật ...................................................................................... 34 3.1.2.1 Ngôn ngữ đối thoại................................................................................... 35 3.1.2.2 Ngôn ngữ độc thoại .................................................................................. 38 3.2 Giọng điệu trần thuật ...................................................................................... 39 3.2.1 Giọng điệu hài hước, dí dỏm ....................................................................... 40 3.2.2 Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào .................................................................... 42 C. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 44 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thi pháp học là khuynh hƣớng nghiên cứu văn học lâu đời, đồng thời cũng chính là bộ môn hiện đại của nghiên cứu văn học. Điề u làm cho thi pháp học có vị thế độc lập, riêng biệt với các khuynh hƣớng nghiên cứu khác là nó đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc và thuộc tính nghệ thuật của văn học từ nhiều góc độ nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu bản chất nghệ thuật và thẩm mĩ nghệ thuật. Đồng thời, phân tích các phƣơng tiện của thi pháp học (Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, không gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu…) là nền tảng nhằm nâng cao năng lực cảm thụ, tiếp cận sản phẩm văn học một cách khoa học. Qua đó, hoàn thiện trình độ chung về nghiên cứu văn học, phát triển môn phê bình văn học và cao hơn nữa. 1.2. Xuất hiện trên văn đàn nhƣ một hiện tƣợng văn học đặc sắc. Nguyễ n Nhật Ánh là một cây bút tài năng đáp ứng thị hiếu của tuổi trẻ, nhất là lứa tuổ i học đƣờng. Mỗi tác phẩm của anh ra đời đều mang đến một ấn tƣợng mạnh mẽ cho ngƣời đọc. Bằng giọng văn hài hƣớc nhẹ nhàng cùng nghệ thuậ t phân tích tâm lý sâu sắc, những trang văn của anh thật sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả những ai “Từng là trẻ em”. Với sự kiên định theo đuổi đam mê và tài năng, tác giả đã sáng tạ o ra nhiều tác phẩm xuất sắc đƣợc bạn đọc hào hứng đón nhận nhƣ: Kính vạn hoa đến Chuyện xứ Lang Biang rồi Tôi là Bê Tô, Chúc một ngày tốt lành, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh , Mắt biếc... Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối đƣợc Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thƣởng “Văn học hạng A”. Năm 1995, ông đƣợc bầu chọn là nhà văn đƣợc yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trƣng cầu ý kiế n bạn đọc về các gƣơng mặt tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo tuổi trẻ, đồng thời đƣợc Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm 1998, ông đƣợc Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Khối lƣợng tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh sáng tác lớn, đến nay đã 2 xuất bản hơn 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết với bạn đọ c nhỏ tuổi ở Việt Nam. 1.3. Truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh xuất bản 1988. Đây cũng là một trong những truyện đƣợc lọt vào danh sách bán chạy nhất củ a nhiều kênh đặt mua trực tuyến. Truyện hấp dẫn ngƣời đọc bằng những rung động đầu đời, những tình cảm thiêng liêng mà nhân vật chính là chàng trai trẻ - ngƣờ i kể chuyện - đã yêu và mãi yêu hình bóng của một ngƣời con gái đã khiế n cho con tim trẻ lần đầu biết sung sƣớng và đau đớn. Không chỉ vậy, cuốn sách còn có những tình yêu và tình bạn khác, cũng rất đời thực, khiến cho câu chuyện không còn mang dáng dấp hƣ cấu nữa. Kết thúc câu chuyện là dấu lặng sâu lắng cho độc giả, một giây phút nào đó, hoài niệm về những buồn vui của mối tình đầu. “ Không biết trong vô vàn những kỉ niệm tươi đẹp khi xưa, đối với người ấ y bây giờ còn chút gì để nhớ.” Xuất phát từ những lý do trên, thôi thúc tôi chọn “ Truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh dƣới góc nhìn thi pháp học” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Đối với đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu về mặt thi pháp học, cụ thể là quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, không gian, thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu. Từ đó xác định và khẳng định đƣợc những đóng góp độc đáo của Nguyễ n Nhật Ánh cho việc nghiên cứu, khám phá và cách tân văn học thiếu nhi hiện nay. Qua đó khẳng định tài năng, vị trí của nhà văn trong nền văn học mới, giúp bạn đọc thấu hiểu tâm huyết của tác giả dành cho trẻ thơ và sự nghiệp giáo dụ c nhân cách trẻ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối với đề tài này khóa luận xác định đối tƣợng nghiên cứu là truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh dƣới góc nhìn thi pháp học. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu và phân tích truyệ n dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh. Tập trung nghiên cứu ở các khía cạnh sau: Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, thời gian nghệ thuậ t, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp Với phƣơng pháp này, tôi đi tìm hiểu từng phần trong tác phẩm sau đó tổ ng hợp lại các ý và từ đó đƣa ra đánh giá và kết luận khách quan, khoa học. 4.2 Phƣơng pháp liệt kê, phân loại Trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, có nhiều kiểu ngƣời, từ đó tôi phân loại từng loại ngƣời với những tính cách rồi tiến hành liệt kê nhữ ng nét tiêu biểu. 4.3 Phƣơng pháp hình thức Vận dụng lý thuyết thi pháp học để phân tích các phƣơng diện hình thứ c mang tính nội dung của tác phẩm. 4.4 Phƣơng pháp hệ thống Nghiên cứu mối quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữ a các truyện dài của tác giả để thấy đƣợc nét độc đáo của truyện dài Còn chút gì để nhớ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. 5. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 07 tháng 5 năm 1955, tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Anh đến với diễn đàn văn học trƣớc hết bằng những tập thơ tình lãng mạng ngọt ngào: Thành phố tháng tư (in chung với Lê Thị Kim, 1984), Đầu xuân ra sông giặt áo (1986), Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh (1988)… Truyện dài đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh là Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non 1984) và từ đó anh mê viết truyện cho thanh thiếu niên nhƣ: Còn chút gì để nhớ (1988), Bàn có năm chỗ ngồi (1987), Chú bé rắc rối (1989), Mắt biếc (1990), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008), Đảo mộng mơ (2009), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010), Ngồi khóc trên cây (2013), Ngày xưa có mộ t chuyện tình (2016)… Những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là thành tựu không 4 nhỏ đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện nay, thu hút sự quan tâm của độc giả và các nhà phê bình văn học. Đến nay độc giả đã biết đƣợc nhiều bài viế t của Nguyễn Nhật Ánh trên các phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Tất cả các nhà nghiên cứu khi viết đều dùng những lời có cánh cho cây bút tài năng này. Lê Phƣơng Liên trong bài viết văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có một khóe văn riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc cũng không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, không ngoài sự tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình” 17 . Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền phong đã nhận xét: “Nguyễn Nhậ t Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ cách miêu tả đến xây dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp. Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi người trong đờ i. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợ i háo hức như chờ đợi người “hò hẹn” của các em. Mấy ai được h ạnh phúc như anh” 16 . Trên trang văn http:Tôn vinh văn hóa đọc.com.vn có bài viết: Nguyễ n Nhật Ánh - Anh Bồ câu đa tài. Đọc bài viết này, Nguyễn Nhật Ánh đã đƣợc độ c giả đánh giá là một trong những nhà văn viết cho thiếu nhi thành công nhất hiệ n nay ở nƣớc ta. Các tác phẩm tự sự của Nguyễn Nhật Ánh còn đƣợc đánh giá là giúp trẻ “lớn lên” theo từng nấc thang của cuộc đời với một thế giới trẻ thơ hế t sức trong sáng, không có cái ác, cái xấu, cái thấp hèn chỉ ngập tràn yêu thƣơng và tôn trọng con ngƣời, nhƣ chính cái khát khao của mỗi con ngƣời luôn muốn hƣớng tới dù ở lứa tuổi nào. Luận văn Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của tác giả Bùi Thu Thủy đã chỉ ra đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức trong bốn tập truyện gồm: Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô. Từ những khái quát đó chúng ta có thể đánh giá đƣợc đóng góp và vị trí của Nguyễ n Nhật Ánh trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam. 5 Luận văn của Nguyễn Thị Đài Trang với luận văn: Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, nghiên cứu về diện mạo văn học thiếu nhi, quan niệ m nghệ thuật về con ngƣời và kiểu nhân vật trẻ em cùng với nghệ thuật xây dự ng nhân vật trẻ em trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Hoặc Huỳnh Thị Ngọ c Tú với luận văn: Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm… Bên cạnh những nghiên cứu trên, các bài viết về Nguyễn Nhậ t Ánh còn xuất hiện trên các bài báo nhƣ báo Lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ, Sài Gòn giả i phóng, Mực tím… trên báo điện tử và nhiều trang nhƣ: Vietnamnet, Phongdiep.net, Evan.net, Sài Gòn giải phóng online… Có rất nhiều tác phẩm đƣợc chuyển tải thành phim nhƣ: Áo trắng sân trường, kính vạn hoa, cô gái đế n từ hôm qua, tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh… và có một số truyện của Nguyễ n Nhật Ánh đang có dự án chuyển thể thành truyện tranh. Dù đứng ở góc độ nào, chúng ta nghiên cứu ở nội dung nào thì chúng ta cũng đều khẳng định đƣợc tài năng của Nguyễn Nhật Ánh. Vì vậy, trên cơ sở tiế p thu những kiến thức trong truyện và tài liệu tham khảo, tôi mong muốn ở đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu về truyện ở mảng thi pháp học và hiểu rõ hơn nữa về tác phẩm đặc sắc này. 6. Đóng góp của đề tài - Về mặt lí luận: Với khóa luận này, ngƣời viết sẽ làm rõ về thi pháp họ c trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh. - Về mặt thực tiễn: Với đề tài này, ngƣời viết mong muốn tìm hiểu những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh trong sự tìm tòi, khám phá, cách tân của văn họ c thiếu nhi hiện nay. Thông qua đó, góp phần khẳng định tài năng, vị trí của nhà văn trong nền văn học mới. Khóa luận sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắ c, chân thực về nhà văn tài năng này. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài gồm ba chƣơng: 6 Chƣơng 1: Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh. Chƣơng 2: Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh. Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh. 7 B. NỘI DUNG CHƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGỜ I TRONG TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 1.1 Giới thuyết sơ lƣợc quan niệm nghệ thuật về con ngƣời Macxim Gorki từng nói “Văn học là nhân học” tức con ngƣờ i là tinh hoa của cuộc sống, văn học lấy con ngƣời khám phá và thể hiện. Thế giới nhân vậ t trong tác phẩm chính là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời. “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm th ấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị về nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượ ng nhân vật đó” 9; 41. Tức quan niệm nghệ thuật về con ngƣời sẽ đi phân tích lí giả i, mỗ xẻ đối tƣợng con ngƣời đã đƣợc hóa thân thành các nguyên tắc, phƣơng tiệ n, biện pháp thể hiện con ngƣời trong quan niệm của tác giả, từ đó tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tƣợng nhân vật trong đó. Nhƣng mọ i cách nhìn, cách cảm, cách lí giải về con ngƣời của nhà văn đều là sản phẩm của lị ch sử, xã hội, văn hóa thời đại nhà văn sáng tác. Không chỉ vậy, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời còn mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, cái nhìn nghệ sĩ. Thực tế cho thấy, không một tác phẩm, một tác giả văn học nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên, mà không liên quan đến con ngƣời. Nói cách khác, mục đích miêu tả của nhà văn đều hƣớng đến con ngƣời. Vì trung tâm văn học chính là con ngƣời nên con ngƣời cũng chính là đối tƣợng thẩm mĩ thể hiện quan niệ m nghệ thuật của tác giả. Ngƣời sáng tác là ngƣời vận động, suy nghĩ về con ngƣời, cho con ngƣời, nêu ra những tƣ tƣởng mới để hiểu con ngƣời. Hƣớng ngƣời đọ c khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ thể khách quan của đối tƣợng, ngay cả khi miêu tả con ngƣời giống hay không giống so với đối tƣợng. Và khi nhà văn miêu tả con ngƣời đó là kết quả của sự vận động thì sẽ làm văn học thay đổ i. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời luôn hƣớng con ngƣời trong mọi chiề u sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một tác phẩ m nói riêng và thành tựu của ngƣời nghệ sĩ nói chung. 8 Từ hệ thống lý thuyết về quan niệm nghệ thuật về con ngƣờ i trong thi pháp học, tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu các vấn đề quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh để thấ y rõ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong truyện này. 1.2.Các kiểu ngƣời trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhậ t Ánh 1.2.1 Con người chung thủy Tình yêu là sự kết nối tình cảm giữa những ngƣời xa lạ, khiến họ luôn mong nhớ, nghĩ về nhau. Trong tình yêu lòng chung thủy rất quan trọ ng. Lòng chung thủy tƣởng chừng mong manh, mơ hồ, nhƣng một khi ai đó chung thủ y với ai đó thì không thể làm lung lay. Cũng nhƣ nhân vật Chƣơng trong truyện Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh. Một chàng trai nhà quê chân chất, thật thà lên Sài Gòn thi Đại Học với bao mong ƣớc. Sự chân chất, thật thà đấy đôi khi bị cho là khù khờ thông qua lời nói của anh xích lô và bé Lan Anh “Mà tướ ng thầy thì khù khờ” 1; 14 “Tại vì anh khù khờ hơn anh nhà quê kia nhiều” 1; 29 Đằng sau sự khù khờ đó là con ngƣời đầy nghị lực, cần cù, chăm họ c và trái tim chung thủy sắc son mà anh đã dành cho Quỳnh. Mối tình bắt nguồn từ nụ cƣờ i của Quỳnh, cô bé chạm mặt với Chƣơng ngay lần đầu tiên trong nhà dì Ba, mộ t nụ cƣời xinh xắn chƣa từng thấy “ Thình lình con nhỏ quay lại và bắt gặp tôi đang nhìn trộm nó. Trong khi tôi đỏ mặt tía tai, chưa biết trốn đi đâu thì nó gật đầu chào tôi và nhoẻn miệng cười. Chưa bao giờ tôi thấy nụ cười xinh như vậy. Tim tôi đập thon thót trong lồng ngực, hai tay bấu chặt cầu thang, bở i trong những trường hợp đột xuất như thế này người ta té gãy cổ như chơi” 1; 32. Tình cảm đó đƣợc khắc họa qua những ngày tháng trong trẻo, hồn nhiên và đầ y thú vị. Lần chở cô bé đi chơi “ Quỳnh ngồi sau lưng tôi, chiếc xe bỗng nhẹ hẫng, lúc nào cũng muốn bay tuốt lên mây” 1; 64.Và chƣơng cũng đã không ngầ n ngại vào nhà ngƣời lạ hái trộm hoa sứ để làm cho cô bé vui. Những tình cảm chƣa nói thành lời đó thật đẹp, nó đƣợc thể hiện qua từng cử chỉ quan tâm dù là thầm kín, khiến con tim bé bỏng của Quỳnh phải rung động. Cả những khi hờ n giận vì Chƣơng đi với Kim Dung - cô bạn thân của Chƣơng ở trƣờng. Lần giận 9 này đem đến nỗi hân hoan choáng ngợp khi ngày qua ngày đƣợc chở cô bé đi học, sau đó đón về. Những ngày, những tháng này là những tháng ngày hạ nh phúc nhất của Chƣơng. Hai con ngƣời tƣởng chừng xa lạ dƣờng nhƣ kết dính vớ i nhau. Bỗng chốc Chƣơng trở thành ngƣời nhà của Quỳnh lúc nào không hay, mẹ Quỳnh còn bảo để Chƣơng ra trƣờng rồi lo cho hai đứa. Tình yêu ấy tƣởng chừ ng sẽ đơm bông kết trái nhƣng vì lý do hết sức vô lý đã khiến tình yêu đẹ p, lung linh sắc màu là thế nhƣng tan biến vào hƣ vô chỉ trong tích tắc. Chƣơng đau khổ vô cùng. Chƣơng đƣa ra hàng trăm lý do, hàng ngàn giả thiết nhƣng tất cả chỉ làm Chƣơng dằn vặt hơn “ Những điều đó là gì thì tôi chưa khám phá ra. Tôi đã đặ t rất nhiều giả thiết nhưng xem ra không có giả thiết nào hợp lý. Chẳng lẽ Quỳ nh lại nghi ngờ một điều gì đó trong quan hệ giữa tôi và Kim Dung? Hay là một anh chàng nào đó xuất hiện trong những ngày vắng mặt ngắn ngủi của tôi? Tôi lạ c lối giữa một rừng câu hỏi và không biết làm sao mò mẫm được lối ra” 1; 165. Cuộc sống của Chƣơng ngày càng khó khăn hơn khi gia đình không thể chu cấ p. Anh phải đạp xích lô kiếm thêm tiền trang trải cùng với những ngày học bài ngập đầu đã khiến Quỳnh dần đi vào dĩ vãng. Ra trƣờng Chƣơng đƣợc phân công đế n tỉnh cực Nam đang khó khăn. Nhƣng chính những lúc này Chƣơng cảm thấy vẫn chƣa thể quên đƣợc Quỳnh, tình yêu dành cho Quỳnh vẫn còn sống mãnh liệt trong Chƣơng. Tình yêu, nỗi nhớ da diết đƣợc tái hiện lên “Nhất là vào những mùa nước lũ,nỗi nhớ Quỳnh dâng lên từng ngày theo con nước. Ngó ra tứ bề trời nước bao la, lòng tôi không khỏi dợn buồn. Những hình ảnh đẹp ngày nào lạ i hiện về nhức nhối” 1; 193. Chƣơng ngụp lặn với mối tình có Quỳnh “Buổ i chiều ngắm mặt trời lặn bên kia rặng tràm, tôi nhớ Quỳnh. Buổi tối nằ m nghe gió hú trên mái lá, tôi nhớ Quỳnh. Buổi sáng vừa mở mắt ra, tôi lại nhớ Quỳnh”. Nỗi nhớ ấy cứ dâng lên, tầng tầng, lớp lớp trong kí ức triền miên mỗi đêm.Thao thức cả trong cõi mộng dƣờng nhƣ để nâng niu, chắt chiu từng khoảnh khắc hạ nh phúc, nhƣng đối với trái tim đang ốm của Chƣơng là nỗi đau vô bờ “Chỉ có trong giấc mơ, tôi hoàn toàn bất lực trong việc ngăn cản sự đùa cợt tàn nhẫn củ a Quỳnh. Cô bé hiện đến và cũng y như ngày xưa, kêu tôi chở đi học trên những con đường quen thuộc, rồi lại nhõng nhẽo bắt tôi trèo lên hái hoa trên cây sứ 10 năm nào…Ngủ lại, tôi sợ Quỳnh lại hiện về đùa cợt với trái tim đang ốm của tôi” 1; 193,194. Tình yêu của Chƣơng luôn đồng hành với nỗi nhớ và sự mong chờ, ngóng đợi. Yêu chân thành và nhớ da diết nhƣ câu thơ “Lòng em nhớ đế n anh, Cả trong mơ còn thức” - Xuân Quỳnh. Khi yêu ngƣời ta cũng thƣờng phấp phỏng, lo âu vì sợ mất nhau, cái hạnh phúc mình đang cầm nắm sẽ tuột khỏi lòng bàn tay “Và tôi buồn rầu tự hỏi không biết bây giờ Quỳnh đã có người mới nào chưa. Ý nghĩ đột ngột đó càng làm tôi thêm day dứt. Mà tình yêu cũng thật lạ, nhiều khi tôi cũng lấy làm ngạc nhiên không hiểu tại sao Quỳnh đã cư xử với tôi tệ bạc như thế…không đáng để nhớ thương chút nào nhưng vẫn không sao thuyết phục được trái tim ngốc nghếch, u lì của tôi. Chính vì vậy mà mặc dù Quỳnh đã thực sự quay lưng với tôi, tôi vẫn thấp thỏm lo sợ Quỳnh sẽ đến với một người con trai khác.” 1; 194. Tình yêu đầu đời thật đẹp nhƣng thật sự đau đớn và khắc khoải, dày vò Chƣơng trong những năm tháng sau này, Chƣơng không đủ dũng khí để từ bỏ, để bƣớc tiếp, bởi lòng Chƣơng còn yêu Quỳnh rất nhiều. Trãi qua hàng chục năm những kỷ niệm ấy vẫn luôn mãi mãi theo anh nhƣ thuở ban đầu “Đôi khi chạy ngang tiệm may, tôi vẫn nhìn thấy Quỳnh. Có một lần, vâng, chỉ có một lần thôi, tôi dừng xe lại đứng nói chuyện dăm ba câu với Quỳnh trước cửa. Thú thật đó là những câu chuyện nhạt phèo, chán ngắt nhưng chẳng hiểu sao khi nhìn vào mắt Quỳnh, tôi bỗng cảm thấy bồi hồi, xao xuyến lạ lùng chẳng khác nào tôi đang đứng trước Quỳnh mười lăm năm về trước. Đúng là lạ lùng, bởi vì tôi biết chắc rằng tình yêu của tôi đối với Quỳnh thực sự đã chết từ lâu. Khi đạp xe đi, bỗng dưng tôi bâng khuâng tự hỏi, rằng không biết trong vô vàn những kỷ niệm tươi đẹp ngày xưa, đối với Quỳnh bây giờ có còn một chút gì để nhớ hay không.” 1; 209. Đối với ngƣời ấy có còn chút gì để nhớ hay không là câu hỏi mà Chƣơng tự hỏi khi tất cả mọi chuyện đã lui vào dĩ vãng. Nguyễn Nhật Ánh đã để cho Chƣơng, giống nhƣ nhiều ngƣời trong chúng ta, cảm thấy thật khó để ghét một ngƣời mình yêu thật lòng, kể cả khi họ làm mình bị tổn thƣơng và biết rõ họ không xứng đáng với tình cảm của mình. Qua ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh, tất cả đều đƣợc bộc lộ kín đáo, nhẹ nhàng. Phải rất tinh tế nhạy cảm Nguyễn Nhật 11 Ánh mới chộp đƣợc những giây phút rung động sâu thẳm trong đời sống của nhân vật, ghi lại đƣợc những thoáng chốc, những lát cắt tâm trạng. 1.2.2 Con người hèn nhác “Chọn người tài đức để trao gửi thân, nếu không gặp được đấng nam nhi hào hùng thì thà ở một mình suốt đời.” - Vi kim Ngọc 18 . Nhờ sự khảng khái theo đuổi quyền tự do yêu đƣơng dù là phận nữ nhi thời xƣa, bà Vi Kim Ngọc đã có một chuyện tình đẹp nhƣ tranh nhƣ thơ. Khác với Vi Kim Ngọc là Quỳnh - một cô con gái xinh đẹp, hồn nhiên với ánh mắt biết nói khiến con tim Chƣơng loạn nhịp giữa thành phố đầy xa lạ. Tình cảm giữa Chƣơng và Quỳnh đƣợc nuôi dƣỡng giống nhƣ một mầm cây, bằng những kỷ niệm ngọt ngào, những món ăn tình cảm mà Quỳnh dành cho Chƣơng… Tình cảm đó tƣởng chừng lớn mãi và trƣởng thành khi hai ngƣời trở thành một đôi son sắc. Nhƣng mối tình tan vỡ trong im lặng, trong bao thắc mắc của Chƣơng, trong sự im lặng vô tâm lạnh lùng đến đáng sợ của Quỳnh.“Một hôm, tôi đứng vơ vẩn ngoài đầu hẻm bỗng thấy Quỳnh đi đâu về. Sự gặp gỡ bất ngờ khiến tôi tái người đi như bị điện giật. Nhưng tôi chưa kịp bắt chuyện thì Quỳnh mỉm cười chào tôi rồi rảo bước đi thẳng. Tôi điếng người, vội vã đuổi theo: - Quỳnh Cô bé dừng lại và nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên: - Có chuyện gì vậy, anh Chương … Tôi nói mà cổ mình nghẹn lại: - Anh… anh không hiểu… … Em đang vội thì thôi Để hôm khác”1; 166,167 Trƣớc thái độ của Quỳnh, Chƣơng vô cùng hụt hẫng, anh nhƣ rơi vào cái hố sâu thẳm và không sao hiểu đƣợc sự thay đổi với tốc độ chóng mặt ấy. Theo bức thƣ của Trâm - Chị gái của Quỳnh “Chuyện bắt đầu từ hồi mới giải phóng, lúc anh về thăm quê. Trong những ngày đó, ba tôi có họp gia đình lại để tính toán 12 công việc và bàn định tương lai cho mấy đứa tôi. Bữa đó, mẹ tôi có nói chuyện của anh với con Quỳnh và kể lại những điều trao đổi giữa mẹ tôi và dì anh trước đây. Ba tôi gạt phắt với lý do gia đình tôi bây giờ là gia đình cách mạng, ba tôi là đảng viên, là cán bộ cách mạng trong khi ba anh là sĩ quan chế độ cũ và đang chuẩn bị đi học tập cải tạo. Do đó, nếu lấy anh, lý lịch con Quỳnh sẽ bị ảnh hưởng và tương lai không phát triển được” 1; 202. Quỳnh tuy là cô gái tốt nhƣng cô không có trách nhiệm, không có dũng khí đứng lên bảo vệ tình yêu của mình. Cô suy nghĩ an phận nhƣ ngƣời già và chỉ biết nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ “Tôi hỏi nó: mày yêu anh Chương không Nó bảo: êu, nhưng nếu ba cấm thì không yêu cũng được” 1; 203. Câu trả lời của cô thật vô tâm, dễ dàng buông bỏ số phận“Kể từ lúc đó, tình cảm của tôi đối với con Quỳnh đã phai lạt đi nhiều. Tôi hoàn toàn thất vọng khi nhận ra nó là một đứa con gái hời hợt, vô tâm, thích được chiều chuộng và không hề có trách nhiệm với ai kể cả với chính bản thân mình” 1; 204. Quỳnh thật sự không xứng đáng với Chƣơng nhƣ lời Trâm đã nói. Với định kiến xã hội thời đó đã bóp nghẹt hạnh phúc của con ngƣời cùng với sự nhu nhƣợc, thờ ơ vô trách nhiệm đã khiến tình yêu đẹp kia nhanh chóng tan biến trong hƣ vô. Tội nghiệp cho anh chàng Chƣơng trong tâm trí vẫn còn vƣơng vấn hình ảnh Quỳnh. Thời gian có thể làm cho những con ngƣời xa lạ trở nên thân thiết hơn và tình yêu cũng vậy. Nhƣng giữa thời điểm lúc đấy hiếm có một cái kết trọn vẹn, lỗi do thời đại hay chính những con ngƣời trong thời đại lúc ấy. Có lẽ nó không quan trọng vì có những con ngƣời biết vƣợt lên dƣ luận, sống có trách nhiệm và biết đấu tranh vì hạnh phúc của mình. Nhƣng khó có ai có thể vƣợt qua đƣợc định kiến lúc bấy giờ. Ngay cả tình yêu chân thành cũng không thể chống lại đƣợc chế độ đầy định kiến phân biệt. Lẽ nào trong tình yêu phải phù hợp môn đăng hộ đối, phải dựa vào sự tƣơng xứng giữa hai gia đình và cá nhân. Nghĩa là ngƣời giàu thì lấy ngƣời giàu, ngƣời nghèo thì lấy ngƣời nghèo, gia đình cách mạng thì phải lấy gia đình làm cách mạng…Chính những quan niệm đó làm cơ sở cho khá nhiều truyện, phim ảnh… với những mối tình bị chia cắt vì giai cấp sang hèn khiến cho ngƣời đọc, ngƣời xem phẩn nộ và tiếc nuối. 13 1.2.3 Con người tinh nhạy, bản lĩnh Đặc trƣng thể loại truyện của Nguyễn Nhật Ánh là đi sâu tìm hiểu, khám phá những đặc điểm nổi bật nhất của tuổi học trò đó là sự hồn nhiên, mơ mộng nhƣng không kém phần bản lĩnh. Tác giả đã đƣa ngƣời đọc trải qua hết bất ngờ này đến bất ngờ khác với hàng vạn tâm trạng khác nhau. Ngay từ đầu truyện ta bắt gặp một Chƣơng thủy chung, một Quỳnh hèn nhác thì không thể nào không kể đến Trâm - một cô gái vô cùng tinh nhạy và bản lĩnh. Trâm hiện lên với dáng vẻ “khẩu xà tâm phật”, “Thằng chả ở đâu mọc ra vậy” 1; 30; “Thằng chả thi chắc gì đã đậu, Thằng chả dính gì tới mày mà mày mong Bộ mày mết thằng chả rồi hả, Học dở thì thi rớt, có gì đâu mà tội 1; 31, “Hư thì sơn lại” 1; 47. Hàng loạt câu nói ấy khiến chúng ta cảm nhận đƣợc cô là ngƣời rất thẳng tính, có gì nói nấy, bƣớng bỉnh nhƣng đáng yêu. Cô luôn thích trêu chọc Chƣơng, nhiều khi cô kiếm cớ sai vặt Chƣơng khiến Chƣơng rơi vào tình thế dở khóc dở cƣời. “Nhiều khi đang ngồi học bài trên gác, tôi nghe nó kêu om sòm ngoài cửa: - Anh Chương ơi anh Chương Tôi thò đầu xuống: - Gì vậy Trâm - Anh đang làm gì đó - Học bài. Nó ra lệnh: - Anh đem sách vở qua nhà tôi ngồi học rồi trông nhà cho tôi đi chợ chút Nhà tôi đi hết trọi rồi” 1; 54 Tính cách của Trâm thật thú vị, vẻ đẹp của Trâm toát lên sự thƣ thái, bừng sáng cả không gian.Và Chƣơng cũng đã nhận ra tình cảm tốt đẹp nơi cô ấy trong cái lần đi chơi. “Tới Ngã Bảy, thình lình Trâm ngừng xe lại. Chị Kim trờ tới, hỏi: - Gì vậy Trâm tặc lưỡi: - Con Quỳnh nặng quá, qua anh Chương chở đi 14 Tôi chở nhỏ Lan Anh, khỏe hơn Vừa nói, Trâm vừa nháy mắt với tôi, tôi đỏ mặt ngó lơ chỗ khác.” 1; 64. Qua đoạn hội thoại này ta thấy con ngƣời Trâm thật là tinh tế. Ngoài ra, sự tinh tế của cô ấy còn đƣợc hiện ra rõ nét khi Chƣơng rơi vào hoàn cảnh khó khăn về nguồn tài chính, đến nỗi cậu ấy phải bán cả sách. “ Trâm biết, liền chạy qua gặp tôi, can: - Anh đừng bán sách nữa Uổng lắm Tôi cười: - Thì mai mốt mình mua lại, lo gì Tự nhiên, nó nắm tay tôi, nói: - Ngày mai anh qua ăn cơm với tôi và con Quỳnh cho vui Đang nói chuyện sách bỗng nhiên nó quẹo sang chuyện cơm khiến tôi giật nảy người. Có lẽ Trâm đã đoán ra lý do bán sách của tôi. Nghĩ vậy, tôi sượng sùng đáp: - Để coi Nếu rãnh thì tôi qua Nói xong, tôi vội vàng lảng đi chỗ khác.” 1; 154,155 Trâm luôn tạo cơ hội và cố gắng giúp cho mối tình của Chƣơng và Quỳnh. Nhƣng tất cả nỗ lực của Trâm chỉ nhận đƣợc hai cái tát của ba cô. Trâm thật sự dũng cảm, suy nghĩ rất tân tiến “ Cách mạng đem lại hạnh phúc cho con người chứ đâu có phá hoại hạnh phúc của con người Ba tôi gầm lên: mày nói ai phá hoại, và tát cho tôi một cái như trời giáng” 1; 202. Mặc dù bị ba tát nhƣng cô vẫn không từ bỏ, cô ấy tìm mọi cách để hỏi thăm và tiếp tục thuyết phục ba cô “ Tôi về bàn với con Quỳnh và rủ nó cùng thuyết phục ba tôi. Nhưng ba tôi vẫn không lay chuyển. Ông mắng cả hai đứa nhưng cho tôi là đứa xúi giục nên lại tặng tôi thêm một cái tát.” 1; 203 Trâm là nhân vật khiến chúng ta phải khâm phục, cô có lối suy nghĩ và phong cách không kém các cô gái ngày nay. Cô dám đứng lên bảo vệ tình cảm của em gái mình dù không thành. Cô quyết định ra mặt trận dù gia đình tìm mọi cách để ngăn cản. Và cô đã ra đi trong sự nuối tiếc của bao ngƣời. Tạm biệt tuổi 15 thanh xuân tƣơi đẹp chớm nở trên chiến trƣờng nhƣng vẫn mỉm cƣời vì cô đã cống hiến cho đất nƣớc, hình ảnh của cô luôn sáng ngời. 1.2.4. Con người cá tính Nhân vật cá tính, tốt bụng, giàu tình cảm trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh gợi cho ta nét gần gũi bởi cách dựng truyện kèm theo những nhân vật rất quen thuộc, các nhân vật ấy nhƣ chính chúng ta ở trong đó, cái thời tuổi thơ còn đi học với biết bao tinh nghịch và mộng mơ. Đó còn là những mối quan hệ xoay quanh những cô cậu học trò với gia đình, với nhà trƣờng, với bạn bè. Đó là những cô cậu học trò chăm học hoặc cúp qua, đi chơi lông bông nhƣ chính nhân vật Kim Dung trong truyện vậy. Kim Dung xuất hiện trong truyện là cô tiểu thƣ nhà giàu, đầy cá tính “Ngồi kế bên tôi là một con nhỏ tóc xù, mang kiếng cận. Nó ăn mặc trông rất chướng. Quần tây ống chật bó sát hai chân, áo sơ mi rộng thùng thình dài gần tới gối. Thú thật là trông nó ngồ ngộ, tôi có liếc trộm một cái. Gương mặt nó khá đẹp, thanh tú. Mũi thẳng, hơi tây một chút. Nhưng mái tóc của nó khiến tôi phải rét, không dám nhìn lâu” 1; 73,74. Với vẻ ngoài là nhƣ thế, nhƣng cô rất hòa đồng và tốt bụng, cô nhanh chóng kết thân với Chƣơng - anh chàng nhà quê lên thành phố học. “ Trong khi tôi đang ngẩn người ra thì Kim Dung hất hàm: - Ông có biết lịch sự là gì không Tôi không biết tại sao Kim Dung lại hỏi tôi câu đó liền cúi đầu liếc coi có chiếc nút áo nào chưa gài không. Khi thấy mọi thứ vẫn nghiêm chỉnh, đâu ra đấy, tôi nhìn Kim Dung ra ý hỏi. Nó tặc lưỡi, giải thích: - Lửa Câu giải thích của Kim Dung quá vắn tắt nên đến ba mươi giây sau tôi mới hiểu nó muốn tôi châm thuốc cho nó. Sau khi đốt thuốc, rít một hơi, nhả khói phèo phèo, Kim Dung nói giọng trịnh trọng: - Kể từ giờ phút này, ông chính thức được coi là bạn tôi” 1; 81 16 Lời nói của cô rất thẳng thừng và dứt khoát. Kể từ ngày làm bạn với Chƣơng, Kim Dung đã quan tâm giúp đỡ chƣơng rất nhiều “Trong khi tôi đang ngồi ngơ ngơ ngác ngác giữa một đám xa lạ thì Kim Dung bước vào. Tấp vào đám bạn cũ nói chuyện dăm ba câu, chợt nhìn thấy tôi xó lớp, Kim Dung đi thẳng xuống: - Sao ngồi buồn thiu vậy Tôi ấp úng: - Có buồn gì đâu Tại tôi không biết nói chuyện với ai Kim Dung ngồi xuống chiếc ghế cạnh tôi: - Dễ thôi Từ nay tôi sẽ ngồi chỗ này cho ông có người nói chuyện Nó tuyên bố như vậy và ngồi lì ở đó suốt bốn năm ròng rã, từ khi nhập học đến lúc tốt nghiệp ra trường.” 1; 91 Ngoài cái vẻ ngoài đầy cá tính ấy, Kim Dung còn hiện lên là cô gái vừa có dáng vẻ tài tử tri thức, vừa có vẻ một tay chơi bạt mạng “Kim Dung học hành rất tài tử. Nổi hứng lên, nó nghỉ liền tù tì hai, ba ngày. Những ngày đến lớp, nó cũng chỉ ghi bài qua loa. Về nhà, nó mượn tập của tôi chép lại. Nhưng bù lại Kim Dung rất thông minh. Chỉ cần xem bài qua một, hai lần, nó đã nắm vững những điều cốt yếu và nhớ khá kỹ” 1; 104. Cô ấy có vẻ tay chơi nhƣ thế nhƣng lại rất tốt bụng và đặc biệt không bao giờ để Chƣơng trả tiền một thứ gì “Kim Dung lại rất tốt với tôi. Nó có vẻ khinh bạc, phớt đời nhưng đối với tôi lại rất chu đáo. Đặc biệt, không bao giờ Kim Dung để tôi trả tiền một thứ gì” 1; 105, bởi gia đình Kim Dung rất giàu có và có lẽ cô hiểu đƣợc hoàn cảnh của Chƣơng “Nhà Kim Dung rất giàu. Ba nó là thương gia cỡ lớn trong khi mẹ nó là một nghệ sĩ piano, dạy ở trường Quốc gia Âm nhạc. Sự kết hợp lạ lùng giữa hai con người này ảnh hưởng tới cuộc sống Kim Dung rõ rệt. Nó vừa có vẻ tài tử tri thức lại vừa có vẻ tay chơi bạt mạng.” 1; 91, 92. Chƣơng và Kim Dung thuộc giai cấp, tầng lớp khác nhau nhƣng lại chơi rất thân với nhau. Kim Dung đã nhiều lần giúp đỡ Chƣơng khi cậu ấy gặp khó khăn. “ Một buổi trưa, lúc tôi chuẩn bị đi ăn với tụi thằng Bảo thì Kim Dung ngoắt tôi: 17 - Ông lại đây tôi nhờ cái này chút Tôi bước lại. Kim Dung đưa lon guigoz cơm cho tôi: - Phần của ông nè Thấy tôi ngần ngừ, nó nhấn lon cơm vào tay tôi: - Cầm đi Tôi có phần đây rồi Vừa nói, nó vừa lấy từ trong giỏ ra một lon cơm khác. Lâu nay, Kim Dung đã tập cho tôi có “Bản lĩnh” trong chuyện này nên tôi cầm lấy lon cơm ăn tỉnh, chẳng mắc cỡ gì hết. Tôi giở lon cơm thấy có mấy con tép, ăn một hồi thấy phía dưới toàn chả lụa. Tôi liếc nó: - Làm gì mà chôn kỹ vậy Nó cười: - Để phía trên ông ăn hết, lát nữa lấy gì ăn cơm Kể từ bữa đó, trưa nào Kim Dung cũng “nuôi” tôi. Mãi đến khi tôi ra trường.” 1;172, 173 . Chơi với Kim Dung, Chƣơng đƣợc rèn dũa những đức tính cần thiết để tồn tại ở cái đất Sài Gòn. Kim Dung là đại diện cho tầng lớp tƣ sản bấy giờ. Hiện thực dù có tàn khốc, đầy tính toán nhƣng đôi khi ở nơi nào đó vẫn còn tồn tại vẻ đẹp bình dị không bị chi phối bởi vật chất. Ngoài Kim Dung còn có Bảo - một ngƣời bạn cùng lớp khá thân với Chƣơng sau này cũng hay giúp đỡ Chƣơng. Tiểu kết: Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời gắn bó sâu sắc với dấu ấn của thời đại, của lịch sử, đồng thời nó thể hiện dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ. Qua việc xây dựng con ngƣời với nhiều nét tính cách khác nhau từ sự hồn nhiên hay tốt bụng đến các nhân vật chung tình cá tính và tinh nhạy. Nguyễn Nhật Ánh đã rất thành công trong việc tạo nên một thế giới nhân vật với nhiều cung bậc cảm xúc, ông nắm bắt rõ tâm lý của tuổi học trò. Hơn nữa, trong thế giới nhân vật đó chứa đựng nhiều hoạt động nhƣ: Ăn, học, yêu…Các em đƣợc tìm hiểu về xã hội, khám phá thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Cùng với việc xây dựng nhân vật trong truyện, Nguyễn Nhật Ánh đã phối hợp tài tình các thủ pháp nghệ thuật một cách độc đáo nhƣ về ngôn ngữ, hình thức đối thoại, độc thoại… Từ đó giúp ngƣời đọc hiểu, nắm bắt đƣợc nội tâm, hiểu tính cách nhân vật và có cái nhìn rõ nét hơn về nhân vật. 18 CHƠNG 2 KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 2.1 Giới thuyết sơ lƣợc về không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tƣợng nghệ thuật nào nằm ngoài không gian và thời gian. Hay nói cách khác, để tạo nên tính chỉnh thể của hình thức nghệ thuật, thể hiện quan niệm củ a nghệ sĩ và tác giả, con ngƣời trong quá trình chiếm lĩnh và tái hiện nó trong nghệ thuật, thì yếu tố không gian nghệ thuật là một trong những thành tố quan trọ ng nằm trong chỉnh thể nghệ thuật làm nên hệ thống thi pháp trong tác ph ẩm văn chƣơng. GS Trần Đình Sử cho rằng: “Người ta nói không gian nghệ thuật thuộc loạ i không gian Topos. Là những không gian cảm nhận được, không gian nội cả m nằm trong phạm vi trên, dưới, trước, sau, xa, gần đối với người cảm giác, chứ không phải không gian mặt phẳng kiểu Euclid là như vậy.” 14; 108. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ nhằm biểu hiện quan điểm nhất định của họ về cuộc sống. Và ta không thể đồng nhất không gian nghệ thuật với không gian địa lý hay vật chất. Vì không gian nghệ thuật mang tính chủ quan nên ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tƣở ng, không gian thuộc về phần vô thức của nhân vật. Tuy nhiên, không phải bất kỳ không gian nghệ thuật nào đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học đều là không gian nghệ thuật. Trong tác phẩm nó là không gian nghệ thuật khi bản thân nó thể hiện một ý đồ nào đó của tác giả. Không gian nghệ thuật không đơn giản là việc xác định nơi diễn ra các sự kiện, nơi gặp gỡ của các nhân vật…Không gian nghệ thuật đƣợc tác giả vạch ra với những không gian quen thuộc nhƣng đó là khoả ng không gian xác thực buộc con ngƣời phải bộc lộ đến tận cùng bản chất của họ . Nó gắn với con ngƣời trong niềm vui nỗi buồn, cảm quan đời s ống. Đây cũng là nơi chen chúc những tính toán, vụ lợi, những định kiến điên rồ… Và tác phẩm nào cũng đƣợc xây dựng không gian nghệ thuật với một tƣ tƣởng độc đáo. 19 Đến với Còn chút gì để nhớ ta cũng sẽ bắt gặp những không gian rất thự c. Cùng với những không gian ấy là hàng loạt những mốc sự kiện quan trọng tạ o nên diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc và độc đáo. 2.2 Các kiểu không gian nghệ thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh 2.2.2 Không gian nhà ở Nhà không chỉ là nơi để ở, nhà là nơi gắn kết cả gia đình lại với nhau, mỗi nhà đều có không gian riêng. Không gian nhà ở là nơi để các nhân vật thể hiệ n hoạt động và tình cảm, nơi đó có thể có phòng ở, bàn học…Đó cũng là nơi các nhân vật bộc lộ mình một cách tự nhiên, nhân bản nhất. Trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nhân vật “tôi” - Chƣơng đã rờ i vùng quê yên bình lên thành phố để ôn thi Đại học. Lên thành phố Chƣơng đã ở trong ngôi nhà dì Ba “Khác với những tòa nhà lộng lẫy tôi vừa thấy ngoài phố, căn nhà của dì tôi trông có vẻ đơn sơ, mái tôn, vách gỗ, các phòng trong nhà ngăn bằng ván ép. Sau này tôi mới biết dì không có nhà riêng. Căn nhà hiện ở là căn nhà dì thuê của chủ tòa biệt thự bề thế đằng trước”. 1; 16. Nghe tin Chƣơng sắp vào, dì Ba đã dọn sẵn căn gác cho Chƣơng ở, c ăn gác này là nơi yên tĩnh để Chƣơng tiện ôn bài. Ngôi nhà của dì Ba gắn với cuộc sống của Chƣơng thông qua những hoạt động sinh hoạt hằng ngày nhƣ ăn, học tập, ngủ, vui chơi…Và điều đặc biệt ở đây, không gian nhà ở này là nơi tình yêu bắt đầu của Chƣơng. Tác giả thật tinh tế và tài tình khi sáng tạo cái hình ảnh lỗ thủng trên căn gác nhà dì Ba “Nhà bác Tám kế vách nhà dì tôi. Nhưng cửa nhà bác thì thụt vào sâu hơn, muốn vào nhà phải qua một khoảng sân hẹp có cửa lưới. Căn gác tôi ở nằm kế ngay trên khoảng sân đó. Trước khi căn gác thuộc về tôi, tấm vách tiế p giáp với khoảng sân đã bị thủng một lỗ to tướng, đủ để thò lọt hai đầu ngườ i. Tôi phải nói rõ điều đó để đừng bạn nào nghĩ rằng tôi cố tình tạo ra cái lỗ thủ ng kì diệu đó. Dì tôi có dùng một tấm vải bạt để che chỗ đó nhưng chẳng ăn thua gì. Mỗi khi trời mưa gió, tấm vải bay phấp phới để lộ cả một khoảng trời. Tấ t nhiên tôi không dại dì mà không khai thác cái…tiềm năng của lỗ thủng đó. Trong thờ i gian sau này, thỉnh thoảng tôi vẫn thò đầu qua cứ điểm chiến lược đó để… quan 20 sát đối phương.” 1; 37. Hình ảnh cái lỗ thủng là đặc sắc nghệ thuật mà tác giả đã khéo léo đƣa vào trong truyện, thông qua cái lỗ thủng mà Qu ỳnh và Chƣơng đã tiến tới mối quan hệ thân thiết hơn. Hằng ngày qua lỗ thủng Chƣơng có thể quan sát và ngắm nhìn Quỳnh, ngƣợc lại Quỳnh có thể trao gửi những món ăn tình cảm nhƣ cái bánh, hũ yaour … “ Tôi thò tay qua lỗ hổng nhưng không làm sao với tới hũ yaour. - Anh không lấy tới đâu Quỳnh nói - Phải kiếm sợi dây Tôi nhìn quanh căn gác, không thấy một sợi dây nào có thể giúp tôi đượ c. Chợt tôi nghĩ ra một cách. Tôi tháo nguyên cái mùng, thòng một đầu dây xuống. Sợi dây ngắn, đầu dây vẫn còn cách tầm tay Quỳnh khoảng bốn tấc. Tôi đành phải tuồn thêm một phần cái mùng qua lỗ hổng cho sợi dây dài thêm ra. Quỳnh ngạc nhiên: - Cái gì trên kia vậy? - Cái mùng. Quỳnh vừa cột hai hũ yaourt vừa cười khúc khích. Lát sau, Quỳnh giật sợi dây: - Xong rồi, anh kéo lên đi Em vô nhà đây - Cảm ơn Quỳnh nghen” 1; 58. Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng những trải nghiệm chân thực của mình nhƣ một nguồn tƣ liệu dồi dào, phong phú để tạo nên những hình ảnh biểu tƣợng đầy đặc sắc. Đồng thời không gian nhà ở còn đƣợc tái hiện ở nhà bác Tám, đây là nơi Chƣơng qua chơi và dạy học tiếng Pháp cho ba chị em. “Học chung vớ i Trâm và Quỳnh, còn có cả chị Kim. Chị bảo học cho vui. Vả lại làm nghề bán thuố c Tây, chị cũng muốn ôn lại tiếng Pháp để đọc toa thuốc. Trước nay muốn đi học thêm không được, nay gặp ông thầy nhiệt tình qua dạy tận nhà, mấy chị em học hành chăm chỉ”. Nhà văn thật tài năng, khi xây dựng đƣợc không gian nhà ở nơi đó các em đƣợc học tập, vui chơi và thể hiện tình cảm của mình một cách chân thậ t nhất. 21 2.2.3 Không gian đô thị: Đường phố, chợ Ngƣời ta nói thành phố là chốn xô bồ, bon chen đến ngột ng ạt. Nhƣng cũng chính nơi ấy đã mang đến cho con ngƣời ta biết bao kỷ niệm, kí ức hòa lẫn cả m xúc vui buồn khác nhau. Truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh, chọn không gian chủ đạo thứ hai là không gian đô thị để đặt nhân vật vào. Từ đó tạo ra nhiều diễn biế n sự kiện xoay quanh nhân vật trong không gian đô thị ấy. Tôi tiến hành phân tích không gian đô thị nổi bật nhất đó là: Không gian đƣờng phố và không gian chợ. Hân hoan đón mừng tuổi 18 với biến động khá lớn trong cuộc đời. Tìm mộ t tấm vé vào Đại học, Chƣơng đã rời vùng quê miền Trung nghèo khó đến vớ i Sài Gòn - Một vùng đất chỉ đƣợc nghe nhắc với trăm ngàn mỹ từ. Tác giả mở ra không gian về một Sài Gòn rộng lớn, xa lạ “Những đường phố thênh thang rộ n rịp xe cộ, những tòa buyn-đinh cao ngất hai bên đường cũng gây cho tôi một ấn tượng choáng ngợp. Thật khác xa các tỉnh lị, các thị trấn khiêm nhường ở quê tôi. Nhất là khi đi ngang qua Ngã Bảy, thật ra sau này tôi mới biết đó là Ngã Bảy, tôi cảm thấy hoa cả mắt trước một giao lộ chằng chịt cơ man ngườ i xe qua lại.” 1; 14. Đến với một nơi hoàn toàn lạ lẫm nhƣ vậy, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng cảm thấy cô đơn, sợ hãi nhƣng ở Chƣơng lạ i khác. Chính cái tình yêu không lời của Quỳnh dành cho Chƣơng khiến Chƣơng mau chóng thích nghi vớ i chốn phồn hoa đô thị này“Sài Gòn ban đêm thật là lộng lẫy. Xe cộ nườm nượp, đèn điện sáng choang. như những thành phố nướ c ngoài tôi xem trong sách báo, nhất là khu Lê Lợi và chợ Bến Thành lấp lánh muôn màu. Ngồ i trên xe, tôi cứ mải mê đọc hàng chữ chạy vùn vụt trên bảng tin điện trên tòa nhà đối diện vớ i công viên Quách Thị Trang. Khi xe qua khỏi, tôi cứ tiếc hùi hụi.” 1; 21. Có lẽ khi yêu một ai đó, chúng ta thƣờng yêu tất cả mọi thứ của ngƣời ấ y. Huống gì thành phố này là nơi vô cùng đẹp đẽ, nơi lƣu giữ những kỷ niệm khắc sâu trong tâm trí Chƣơng. Tại cái thành phố này, Chƣơng và Quỳnh đã gặp gỡ nhau, cùng nhau đi chơi, đi học trên con đƣờng ngập tràn tình yêu đó. “Trườ ng Quỳnh học cách trường tôi gần một cây số. Mỗi sáng, bằng chiếc xe đạp củ a Quỳnh, tôi chở cô bé đến trường rồi mới quay lại lớp học. Buổi trưa tan họ c, t...

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

1.1 Thi pháp học là khuynh hướng nghiên cứu văn học lâu đời, đồng thời cũng chính là bộ môn hiện đại của nghiên cứu văn học Điều làm cho thi pháp học có vị thế độc lập, riêng biệt với các khuynh hướng nghiên cứu khác là nó đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc và thuộc tính nghệ thuật của văn học từ nhiều góc độ nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu bản chất nghệ thuật và thẩm mĩ nghệ thuật Đồng thời, phân tích các phương tiện của thi pháp học (Quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu…) là nền tảng nhằm nâng cao năng lực cảm thụ, tiếp cận sản phẩm văn học một cách khoa học Qua đó, hoàn thiện trình độ chung về nghiên cứu văn học, phát triển môn phê bình văn học và cao hơn nữa

1.2 Xuất hiện trên văn đàn nhƣ một hiện tƣợng văn học đặc sắc Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút tài năng đáp ứng thị hiếu của tuổi trẻ, nhất là lứa tuổi học đường Mỗi tác phẩm của anh ra đời đều mang đến một ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc Bằng giọng văn hài hước nhẹ nhàng cùng nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc, những trang văn của anh thật sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả những ai “Từng là trẻ em”

Với sự kiên định theo đuổi đam mê và tài năng, tác giả đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm xuất sắc đƣợc bạn đọc hào hứng đón nhận nhƣ: Kính vạn hoa đến Chuyện xứ Lang Biang rồi Tôi là Bê Tô, Chúc một ngày tốt lành, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh , Mắt biếc Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối đƣợc Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng “Văn học hạng A” Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn đƣợc yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trƣng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo tuổi trẻ, đồng thời đƣợc Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995) Năm 1998, ông đƣợc Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất Khối lƣợng tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh sáng tác lớn, đến nay đã xuất bản hơn 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết với bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam

1.3 Truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh xuất bản 1988 Đây cũng là một trong những truyện đƣợc lọt vào danh sách bán chạy nhất của nhiều kênh đặt mua trực tuyến Truyện hấp dẫn người đọc bằng những rung động đầu đời, những tình cảm thiêng liêng mà nhân vật chính là chàng trai trẻ - người kể chuyện - đã yêu và mãi yêu hình bóng của một người con gái đã khiến cho con tim trẻ lần đầu biết sung sướng và đau đớn Không chỉ vậy, cuốn sách còn có những tình yêu và tình bạn khác, cũng rất đời thực, khiến cho câu chuyện không còn mang dáng dấp hƣ cấu nữa Kết thúc câu chuyện là dấu lặng sâu lắng cho độc giả, một giây phút nào đó, hoài niệm về những buồn vui của mối tình đầu “

Không biết trong vô vàn những kỉ niệm tươi đẹp khi xưa, đối với người ấy bây giờ còn chút gì để nhớ.”

Xuất phát từ những lý do trên, thôi thúc tôi chọn “ Truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh dưới góc nhìn thi pháp học” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình.

Mục tiêu của đề tài

Đối với đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu về mặt thi pháp học, cụ thể là quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu

Từ đó xác định và khẳng định đƣợc những đóng góp độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh cho việc nghiên cứu, khám phá và cách tân văn học thiếu nhi hiện nay Qua đó khẳng định tài năng, vị trí của nhà văn trong nền văn học mới, giúp bạn đọc thấu hiểu tâm huyết của tác giả dành cho trẻ thơ và sự nghiệp giáo dục nhân cách trẻ.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối với đề tài này khóa luận xác định đối tƣợng nghiên cứu là truyện dài

Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh dưới góc nhìn thi pháp học

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu và phân tích truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh Tập trung nghiên cứu ở các khía cạnh sau: Quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện.

Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp

Với phương pháp này, tôi đi tìm hiểu từng phần trong tác phẩm sau đó tổng hợp lại các ý và từ đó đƣa ra đánh giá và kết luận khách quan, khoa học

4.2 Phương pháp liệt kê, phân loại

Trong quan niệm nghệ thuật về con người, có nhiều kiểu người, từ đó tôi phân loại từng loại người với những tính cách rồi tiến hành liệt kê những nét tiêu biểu

Vận dụng lý thuyết thi pháp học để phân tích các phương diện hình thức mang tính nội dung của tác phẩm

Nghiên cứu mối quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa các truyện dài của tác giả để thấy đƣợc nét độc đáo của truyện dài Còn chút gì để nhớ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Lịch sử nghiên cứu

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 07 tháng 5 năm 1955, tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Anh đến với diễn đàn văn học trước hết bằng những tập thơ tình lãng mạng ngọt ngào: Thành phố tháng tư (in chung với Lê Thị Kim, 1984), Đầu xuân ra sông giặt áo (1986), Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh (1988)…

Truyện dài đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh là Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non 1984) và từ đó anh mê viết truyện cho thanh thiếu niên nhƣ:

Còn chút gì để nhớ (1988), Bàn có năm chỗ ngồi (1987), Chú bé rắc rối (1989), Mắt biếc (1990), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008), Đảo mộng mơ (2009), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010), Ngồi khóc trên cây (2013), Ngày xưa có một nhỏ đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện nay, thu hút sự quan tâm của độc giả và các nhà phê bình văn học Đến nay độc giả đã biết đƣợc nhiều bài viết của Nguyễn Nhật Ánh trên các phương diện nội dung và nghệ thuật Tất cả các nhà nghiên cứu khi viết đều dùng những lời có cánh cho cây bút tài năng này

Lê Phương Liên trong bài viết văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn

Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có một khóe văn riêng Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc cũng không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, không ngoài sự tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình” [17 ]

Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền phong đã nhận xét: “Nguyễn Nhật Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ cách miêu tả đến xây dựng nhân vật Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi người trong đời Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợi háo hức như chờ đợi người “hò hẹn” của các em Mấy ai được hạnh phúc như anh” [16 ]

Trên trang văn http://Tôn vinh văn hóa đọc.com.vn có bài viết: Nguyễn Nhật Ánh - Anh Bồ câu đa tài Đọc bài viết này, Nguyễn Nhật Ánh đã đƣợc độc giả đánh giá là một trong những nhà văn viết cho thiếu nhi thành công nhất hiện nay ở nước ta Các tác phẩm tự sự của Nguyễn Nhật Ánh còn được đánh giá là giúp trẻ “lớn lên” theo từng nấc thang của cuộc đời với một thế giới trẻ thơ hết sức trong sáng, không có cái ác, cái xấu, cái thấp hèn chỉ ngập tràn yêu thương và tôn trọng con người, như chính cái khát khao của mỗi con người luôn muốn hướng tới dù ở lứa tuổi nào

Luận văn Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của tác giả Bùi Thu Thủy đã chỉ ra đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức trong bốn tập truyện gồm: Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô Từ những khái quát đó chúng ta có thể đánh giá đƣợc đóng góp và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam

Luận văn của Nguyễn Thị Đài Trang với luận văn: Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, nghiên cứu về diện mạo văn học thiếu nhi, quan niệm nghệ thuật về con người và kiểu nhân vật trẻ em cùng với nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh Hoặc Huỳnh Thị Ngọc Tú với luận văn: Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…

Bên cạnh những nghiên cứu trên, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh còn xuất hiện trên các bài báo nhƣ báo Lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng, Mực tím… trên báo điện tử và nhiều trang nhƣ: Vietnamnet, Phongdiep.net, Evan.net, Sài Gòn giải phóng online… Có rất nhiều tác phẩm đƣợc chuyển tải thành phim nhƣ: Áo trắng sân trường, kính vạn hoa, cô gái đến từ hôm qua, tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh… và có một số truyện của Nguyễn

Nhật Ánh đang có dự án chuyển thể thành truyện tranh

Dù đứng ở góc độ nào, chúng ta nghiên cứu ở nội dung nào thì chúng ta cũng đều khẳng định đƣợc tài năng của Nguyễn Nhật Ánh Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu những kiến thức trong truyện và tài liệu tham khảo, tôi mong muốn ở đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu về truyện ở mảng thi pháp học và hiểu rõ hơn nữa về tác phẩm đặc sắc này.

Đóng góp của đề tài

- Về mặt lí luận: Với khóa luận này, người viết sẽ làm rõ về thi pháp học trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh

- Về mặt thực tiễn: Với đề tài này, người viết mong muốn tìm hiểu những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh trong sự tìm tòi, khám phá, cách tân của văn học thiếu nhi hiện nay Thông qua đó, góp phần khẳng định tài năng, vị trí của nhà văn trong nền văn học mới Khóa luận sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc, chân thực về nhà văn tài năng này.

Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài gồm ba chương:

Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh

Chương 2: Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh

Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh.

NỘI DUNG

Macxim Gorki từng nói “Văn học là nhân học” tức con người là tinh hoa của cuộc sống, văn học lấy con người khám phá và thể hiện Thế giới nhân vật trong tác phẩm chính là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị về nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật đó” [9; 41] Tức quan niệm nghệ thuật về con người sẽ đi phân tích lí giải, mỗ xẻ đối tượng con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong quan niệm của tác giả, từ đó tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tƣợng nhân vật trong đó Nhƣng mọi cách nhìn, cách cảm, cách lí giải về con người của nhà văn đều là sản phẩm của lịch sử, xã hội, văn hóa thời đại nhà văn sáng tác Không chỉ vậy, quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, cái nhìn nghệ sĩ Thực tế cho thấy, không một tác phẩm, một tác giả văn học nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên, mà không liên quan đến con người Nói cách khác, mục đích miêu tả của nhà văn đều hướng đến con người Vì trung tâm văn học chính là con người nên con người cũng chính là đối tượng thẩm mĩ thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả Người sáng tác là người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu con người Hướng người đọc khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ thể khách quan của đối tƣợng, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng Và khi nhà văn miêu tả con người đó là kết quả của sự vận động thì sẽ làm văn học thay đổi Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một tác phẩm nói riêng và thành tựu của người nghệ sĩ nói chung.

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Giới thuyết sơ lược quan niệm nghệ thuật về con người

Macxim Gorki từng nói “Văn học là nhân học” tức con người là tinh hoa của cuộc sống, văn học lấy con người khám phá và thể hiện Thế giới nhân vật trong tác phẩm chính là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị về nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật đó” [9; 41] Tức quan niệm nghệ thuật về con người sẽ đi phân tích lí giải, mỗ xẻ đối tượng con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong quan niệm của tác giả, từ đó tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tƣợng nhân vật trong đó Nhƣng mọi cách nhìn, cách cảm, cách lí giải về con người của nhà văn đều là sản phẩm của lịch sử, xã hội, văn hóa thời đại nhà văn sáng tác Không chỉ vậy, quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, cái nhìn nghệ sĩ Thực tế cho thấy, không một tác phẩm, một tác giả văn học nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên, mà không liên quan đến con người Nói cách khác, mục đích miêu tả của nhà văn đều hướng đến con người Vì trung tâm văn học chính là con người nên con người cũng chính là đối tượng thẩm mĩ thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả Người sáng tác là người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu con người Hướng người đọc khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ thể khách quan của đối tƣợng, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng Và khi nhà văn miêu tả con người đó là kết quả của sự vận động thì sẽ làm văn học thay đổi Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một tác phẩm nói riêng và thành tựu của người nghệ sĩ nói chung

Từ hệ thống lý thuyết về quan niệm nghệ thuật về con người trong thi pháp học, tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu các vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh để thấy rõ quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện này.

Các kiểu người trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh

Tình yêu là sự kết nối tình cảm giữa những người xa lạ, khiến họ luôn mong nhớ, nghĩ về nhau Trong tình yêu lòng chung thủy rất quan trọng Lòng chung thủy tưởng chừng mong manh, mơ hồ, nhưng một khi ai đó chung thủy với ai đó thì không thể làm lung lay Cũng như nhân vật Chương trong truyện

Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh Một chàng trai nhà quê chân chất, thật thà lên Sài Gòn thi Đại Học với bao mong ƣớc Sự chân chất, thật thà đấy đôi khi bị cho là khù khờ thông qua lời nói của anh xích lô và bé Lan Anh “Mà tướng thầy thì khù khờ” [1; 14] “Tại vì anh khù khờ hơn anh nhà quê kia nhiều” [1; 29] Đằng sau sự khù khờ đó là con người đầy nghị lực, cần cù, chăm học và trái tim chung thủy sắc son mà anh đã dành cho Quỳnh Mối tình bắt nguồn từ nụ cười của Quỳnh, cô bé chạm mặt với Chương ngay lần đầu tiên trong nhà dì Ba, một nụ cười xinh xắn chưa từng thấy “ Thình lình con nhỏ quay lại và bắt gặp tôi đang nhìn trộm nó Trong khi tôi đỏ mặt tía tai, chưa biết trốn đi đâu thì nó gật đầu chào tôi và nhoẻn miệng cười Chưa bao giờ tôi thấy nụ cười xinh như vậy Tim tôi đập thon thót trong lồng ngực, hai tay bấu chặt cầu thang, bởi trong những trường hợp đột xuất như thế này người ta té gãy cổ như chơi” [1; 32]

Tình cảm đó đƣợc khắc họa qua những ngày tháng trong trẻo, hồn nhiên và đầy thú vị Lần chở cô bé đi chơi “ Quỳnh ngồi sau lưng tôi, chiếc xe bỗng nhẹ hẫng, lúc nào cũng muốn bay tuốt lên mây” [1; 64].Và chương cũng đã không ngần ngại vào nhà người lạ hái trộm hoa sứ để làm cho cô bé vui Những tình cảm chƣa nói thành lời đó thật đẹp, nó đƣợc thể hiện qua từng cử chỉ quan tâm dù là thầm kín, khiến con tim bé bỏng của Quỳnh phải rung động Cả những khi hờn giận vì Chương đi với Kim Dung - cô bạn thân của Chương ở trường Lần giận này đem đến nỗi hân hoan choáng ngợp khi ngày qua ngày đƣợc chở cô bé đi học, sau đó đón về Những ngày, những tháng này là những tháng ngày hạnh phúc nhất của Chương Hai con người tưởng chừng xa lạ dường như kết dính với nhau Bỗng chốc Chương trở thành người nhà của Quỳnh lúc nào không hay, mẹ Quỳnh còn bảo để Chương ra trường rồi lo cho hai đứa Tình yêu ấy tưởng chừng sẽ đơm bông kết trái nhƣng vì lý do hết sức vô lý đã khiến tình yêu đẹp, lung linh sắc màu là thế nhưng tan biến vào hư vô chỉ trong tích tắc Chương đau khổ vô cùng Chương đưa ra hàng trăm lý do, hàng ngàn giả thiết nhưng tất cả chỉ làm Chương dằn vặt hơn “ Những điều đó là gì thì tôi chưa khám phá ra Tôi đã đặt rất nhiều giả thiết nhưng xem ra không có giả thiết nào hợp lý Chẳng lẽ Quỳnh lại nghi ngờ một điều gì đó trong quan hệ giữa tôi và Kim Dung? Hay là một anh chàng nào đó xuất hiện trong những ngày vắng mặt ngắn ngủi của tôi? Tôi lạc lối giữa một rừng câu hỏi và không biết làm sao mò mẫm được lối ra”[1; 165]

Cuộc sống của Chương ngày càng khó khăn hơn khi gia đình không thể chu cấp Anh phải đạp xích lô kiếm thêm tiền trang trải cùng với những ngày học bài ngập đầu đã khiến Quỳnh dần đi vào dĩ vãng Ra trường Chương được phân công đến tỉnh cực Nam đang khó khăn Nhưng chính những lúc này Chương cảm thấy vẫn chƣa thể quên đƣợc Quỳnh, tình yêu dành cho Quỳnh vẫn còn sống mãnh liệt trong Chương Tình yêu, nỗi nhớ da diết được tái hiện lên “Nhất là vào những mùa nước lũ,nỗi nhớ Quỳnh dâng lên từng ngày theo con nước Ngó ra tứ bề trời nước bao la, lòng tôi không khỏi dợn buồn Những hình ảnh đẹp ngày nào lại hiện về nhức nhối” [1; 193] Chương ngụp lặn với mối tình có Quỳnh “Buổi chiều ngắm mặt trời lặn bên kia rặng tràm, tôi nhớ Quỳnh Buổi tối nằm nghe gió hú trên mái lá, tôi nhớ Quỳnh Buổi sáng vừa mở mắt ra, tôi lại nhớ Quỳnh”

Nỗi nhớ ấy cứ dâng lên, tầng tầng, lớp lớp trong kí ức triền miên mỗi đêm.Thao thức cả trong cõi mộng dường như để nâng niu, chắt chiu từng khoảnh khắc hạnh phúc, nhưng đối với trái tim đang ốm của Chương là nỗi đau vô bờ “Chỉ có trong giấc mơ, tôi hoàn toàn bất lực trong việc ngăn cản sự đùa cợt tàn nhẫn của Quỳnh Cô bé hiện đến và cũng y như ngày xưa, kêu tôi chở đi học trên những con đường quen thuộc, rồi lại nhõng nhẽo bắt tôi trèo lên hái hoa trên cây sứ năm nào…Ngủ lại, tôi sợ Quỳnh lại hiện về đùa cợt với trái tim đang ốm của tôi”

[1; 193,194] Tình yêu của Chương luôn đồng hành với nỗi nhớ và sự mong chờ, ngóng đợi Yêu chân thành và nhớ da diết nhƣ câu thơ “Lòng em nhớ đến anh,

Cả trong mơ còn thức” - Xuân Quỳnh

Khi yêu người ta cũng thường phấp phỏng, lo âu vì sợ mất nhau, cái hạnh phúc mình đang cầm nắm sẽ tuột khỏi lòng bàn tay “Và tôi buồn rầu tự hỏi không biết bây giờ Quỳnh đã có người mới nào chưa Ý nghĩ đột ngột đó càng làm tôi thêm day dứt Mà tình yêu cũng thật lạ, nhiều khi tôi cũng lấy làm ngạc nhiên không hiểu tại sao Quỳnh đã cư xử với tôi tệ bạc như thế…không đáng để nhớ thương chút nào nhưng vẫn không sao thuyết phục được trái tim ngốc nghếch, u lì của tôi Chính vì vậy mà mặc dù Quỳnh đã thực sự quay lưng với tôi, tôi vẫn thấp thỏm lo sợ Quỳnh sẽ đến với một người con trai khác.” [1; 194]

Tình yêu đầu đời thật đẹp nhưng thật sự đau đớn và khắc khoải, dày vò Chương trong những năm tháng sau này, Chương không đủ dũng khí để từ bỏ, để bước tiếp, bởi lòng Chương còn yêu Quỳnh rất nhiều Trãi qua hàng chục năm những kỷ niệm ấy vẫn luôn mãi mãi theo anh nhƣ thuở ban đầu “Đôi khi chạy ngang tiệm may, tôi vẫn nhìn thấy Quỳnh Có một lần, vâng, chỉ có một lần thôi, tôi dừng xe lại đứng nói chuyện dăm ba câu với Quỳnh trước cửa Thú thật đó là những câu chuyện nhạt phèo, chán ngắt nhưng chẳng hiểu sao khi nhìn vào mắt Quỳnh, tôi bỗng cảm thấy bồi hồi, xao xuyến lạ lùng chẳng khác nào tôi đang đứng trước Quỳnh mười lăm năm về trước Đúng là lạ lùng, bởi vì tôi biết chắc rằng tình yêu của tôi đối với Quỳnh thực sự đã chết từ lâu Khi đạp xe đi, bỗng dưng tôi bâng khuâng tự hỏi, rằng không biết trong vô vàn những kỷ niệm tươi đẹp ngày xưa, đối với Quỳnh bây giờ có còn một chút gì để nhớ hay không.” [1;

209] Đối với người ấy có còn chút gì để nhớ hay không là câu hỏi mà Chương tự hỏi khi tất cả mọi chuyện đã lui vào dĩ vãng Nguyễn Nhật Ánh đã để cho Chương, giống như nhiều người trong chúng ta, cảm thấy thật khó để ghét một người mình yêu thật lòng, kể cả khi họ làm mình bị tổn thương và biết rõ họ không xứng đáng với tình cảm của mình Qua ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh, tất cả đều đƣợc bộc lộ kín đáo, nhẹ nhàng Phải rất tinh tế nhạy cảm Nguyễn Nhật Ánh mới chộp đƣợc những giây phút rung động sâu thẳm trong đời sống của nhân vật, ghi lại đƣợc những thoáng chốc, những lát cắt tâm trạng

“Chọn người tài đức để trao gửi thân, nếu không gặp được đấng nam nhi hào hùng thì thà ở một mình suốt đời.” - Vi kim Ngọc [18 ] Nhờ sự khảng khái theo đuổi quyền tự do yêu đương dù là phận nữ nhi thời xưa, bà Vi Kim Ngọc đã có một chuyện tình đẹp nhƣ tranh nhƣ thơ Khác với Vi Kim Ngọc là Quỳnh - một cô con gái xinh đẹp, hồn nhiên với ánh mắt biết nói khiến con tim Chương loạn nhịp giữa thành phố đầy xa lạ Tình cảm giữa Chương và Quỳnh được nuôi dƣỡng giống nhƣ một mầm cây, bằng những kỷ niệm ngọt ngào, những món ăn tình cảm mà Quỳnh dành cho Chương… Tình cảm đó tưởng chừng lớn mãi và trưởng thành khi hai người trở thành một đôi son sắc Nhưng mối tình tan vỡ trong im lặng, trong bao thắc mắc của Chương, trong sự im lặng vô tâm lạnh lùng đến đáng sợ của Quỳnh.“Một hôm, tôi đứng vơ vẩn ngoài đầu hẻm bỗng thấy Quỳnh đi đâu về Sự gặp gỡ bất ngờ khiến tôi tái người đi như bị điện giật Nhưng tôi chưa kịp bắt chuyện thì Quỳnh mỉm cười chào tôi rồi rảo bước đi thẳng

Tôi điếng người, vội vã đuổi theo:

Cô bé dừng lại và nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên:

- Có chuyện gì vậy, anh Chương

Tôi nói mà cổ mình nghẹn lại:

Em đang vội thì thôi! Để hôm khác!”[1; 166,167]

Trước thái độ của Quỳnh, Chương vô cùng hụt hẫng, anh như rơi vào cái hố sâu thẳm và không sao hiểu đƣợc sự thay đổi với tốc độ chóng mặt ấy Theo bức thƣ của Trâm - Chị gái của Quỳnh “Chuyện bắt đầu từ hồi mới giải phóng, lúc anh về thăm quê Trong những ngày đó, ba tôi có họp gia đình lại để tính toán công việc và bàn định tương lai cho mấy đứa tôi Bữa đó, mẹ tôi có nói chuyện của anh với con Quỳnh và kể lại những điều trao đổi giữa mẹ tôi và dì anh trước đây Ba tôi gạt phắt với lý do gia đình tôi bây giờ là gia đình cách mạng, ba tôi là đảng viên, là cán bộ cách mạng trong khi ba anh là sĩ quan chế độ cũ và đang chuẩn bị đi học tập cải tạo Do đó, nếu lấy anh, lý lịch con Quỳnh sẽ bị ảnh hưởng và tương lai không phát triển được” [1; 202]

Quỳnh tuy là cô gái tốt nhƣng cô không có trách nhiệm, không có dũng khí đứng lên bảo vệ tình yêu của mình Cô suy nghĩ an phận như người già và chỉ biết nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ “Tôi hỏi nó: mày yêu anh Chương không

Nó bảo: êu, nhưng nếu ba cấm thì không yêu cũng được” [ 1; 203] Câu trả lời của cô thật vô tâm, dễ dàng buông bỏ số phận“Kể từ lúc đó, tình cảm của tôi đối với con Quỳnh đã phai lạt đi nhiều Tôi hoàn toàn thất vọng khi nhận ra nó là một đứa con gái hời hợt, vô tâm, thích được chiều chuộng và không hề có trách nhiệm với ai kể cả với chính bản thân mình” [1; 204] Quỳnh thật sự không xứng đáng với Chương như lời Trâm đã nói Với định kiến xã hội thời đó đã bóp nghẹt hạnh phúc của con người cùng với sự nhu nhược, thờ ơ vô trách nhiệm đã khiến tình yêu đẹp kia nhanh chóng tan biến trong hƣ vô Tội nghiệp cho anh chàng Chương trong tâm trí vẫn còn vương vấn hình ảnh Quỳnh

Thời gian có thể làm cho những con người xa lạ trở nên thân thiết hơn và tình yêu cũng vậy Nhƣng giữa thời điểm lúc đấy hiếm có một cái kết trọn vẹn, lỗi do thời đại hay chính những con người trong thời đại lúc ấy Có lẽ nó không quan trọng vì có những con người biết vượt lên dư luận, sống có trách nhiệm và biết đấu tranh vì hạnh phúc của mình Nhƣng khó có ai có thể vƣợt qua đƣợc định kiến lúc bấy giờ Ngay cả tình yêu chân thành cũng không thể chống lại đƣợc chế độ đầy định kiến phân biệt Lẽ nào trong tình yêu phải phù hợp môn đăng hộ đối, phải dựa vào sự tương xứng giữa hai gia đình và cá nhân Nghĩa là người giàu thì lấy người giàu, người nghèo thì lấy người nghèo, gia đình cách mạng thì phải lấy gia đình làm cách mạng…Chính những quan niệm đó làm cơ sở cho khá nhiều truyện, phim ảnh… với những mối tình bị chia cắt vì giai cấp sang hèn khiến cho người đọc, người xem phẩn nộ và tiếc nuối

1.2.3 Con người tinh nhạy, bản lĩnh Đặc trƣng thể loại truyện của Nguyễn Nhật Ánh là đi sâu tìm hiểu, khám phá những đặc điểm nổi bật nhất của tuổi học trò đó là sự hồn nhiên, mơ mộng nhưng không kém phần bản lĩnh Tác giả đã đưa người đọc trải qua hết bất ngờ này đến bất ngờ khác với hàng vạn tâm trạng khác nhau Ngay từ đầu truyện ta bắt gặp một Chương thủy chung, một Quỳnh hèn nhác thì không thể nào không kể đến Trâm - một cô gái vô cùng tinh nhạy và bản lĩnh Trâm hiện lên với dáng vẻ “khẩu xà tâm phật”, “Thằng chả ở đâu mọc ra vậy” [1; 30]; “Thằng chả thi chắc gì đã đậu, Thằng chả dính gì tới mày mà mày mong! Bộ mày mết thằng chả rồi hả, Học dở thì thi rớt, có gì đâu mà tội [1; 31], “Hư thì sơn lại” [1; 47] Hàng loạt câu nói ấy khiến chúng ta cảm nhận được cô là người rất thẳng tính, có gì nói nấy, bướng bỉnh nhưng đáng yêu Cô luôn thích trêu chọc Chương, nhiều khi cô kiếm cớ sai vặt Chương khiến Chương rơi vào tình thế dở khóc dở cười

“Nhiều khi đang ngồi học bài trên gác, tôi nghe nó kêu om sòm ngoài cửa:

- Anh Chương ơi anh Chương!

- Anh đang làm gì đó

- Anh đem sách vở qua nhà tôi ngồi học rồi trông nhà cho tôi đi chợ chút!

Nhà tôi đi hết trọi rồi!” [1; 54]

KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Giới thuyết sơ lƣợc về không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tƣợng nghệ thuật nào nằm ngoài không gian và thời gian Hay nói cách khác, để tạo nên tính chỉnh thể của hình thức nghệ thuật, thể hiện quan niệm của nghệ sĩ và tác giả, con người trong quá trình chiếm lĩnh và tái hiện nó trong nghệ thuật, thì yếu tố không gian nghệ thuật là một trong những thành tố quan trọng nằm trong chỉnh thể nghệ thuật làm nên hệ thống thi pháp trong tác phẩm văn chương

GS Trần Đình Sử cho rằng: “Người ta nói không gian nghệ thuật thuộc loại không gian Topos Là những không gian cảm nhận được, không gian nội cảm nằm trong phạm vi trên, dưới, trước, sau, xa, gần đối với người cảm giác, chứ không phải không gian mặt phẳng kiểu Euclid là như vậy.” [14; 108] Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện quan điểm nhất định của họ về cuộc sống Và ta không thể đồng nhất không gian nghệ thuật với không gian địa lý hay vật chất Vì không gian nghệ thuật mang tính chủ quan nên ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng, không gian thuộc về phần vô thức của nhân vật Tuy nhiên, không phải bất kỳ không gian nghệ thuật nào đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học đều là không gian nghệ thuật Trong tác phẩm nó là không gian nghệ thuật khi bản thân nó thể hiện một ý đồ nào đó của tác giả Không gian nghệ thuật không đơn giản là việc xác định nơi diễn ra các sự kiện, nơi gặp gỡ của các nhân vật…Không gian nghệ thuật đƣợc tác giả vạch ra với những không gian quen thuộc nhƣng đó là khoảng không gian xác thực buộc con người phải bộc lộ đến tận cùng bản chất của họ

Nó gắn với con người trong niềm vui nỗi buồn, cảm quan đời sống Đây cũng là nơi chen chúc những tính toán, vụ lợi, những định kiến điên rồ… Và tác phẩm nào cũng được xây dựng không gian nghệ thuật với một tư tưởng độc đáo Đến với Còn chút gì để nhớ ta cũng sẽ bắt gặp những không gian rất thực Cùng với những không gian ấy là hàng loạt những mốc sự kiện quan trọng tạo nên diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc và độc đáo.

Các kiểu không gian nghệ thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh

Nhà không chỉ là nơi để ở, nhà là nơi gắn kết cả gia đình lại với nhau, mỗi nhà đều có không gian riêng Không gian nhà ở là nơi để các nhân vật thể hiện hoạt động và tình cảm, nơi đó có thể có phòng ở, bàn học…Đó cũng là nơi các nhân vật bộc lộ mình một cách tự nhiên, nhân bản nhất Trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nhân vật “tôi” - Chương đã rời vùng quê yên bình lên thành phố để ôn thi Đại học Lên thành phố Chương đã ở trong ngôi nhà dì Ba “Khác với những tòa nhà lộng lẫy tôi vừa thấy ngoài phố, căn nhà của dì tôi trông có vẻ đơn sơ, mái tôn, vách gỗ, các phòng trong nhà ngăn bằng ván ép Sau này tôi mới biết dì không có nhà riêng Căn nhà hiện ở là căn nhà dì thuê của chủ tòa biệt thự bề thế đằng trước” [1; 16] Nghe tin

Chương sắp vào, dì Ba đã dọn sẵn căn gác cho Chương ở, căn gác này là nơi yên tĩnh để Chương tiện ôn bài Ngôi nhà của dì Ba gắn với cuộc sống của Chương thông qua những hoạt động sinh hoạt hằng ngày nhƣ ăn, học tập, ngủ, vui chơi…Và điều đặc biệt ở đây, không gian nhà ở này là nơi tình yêu bắt đầu của Chương Tác giả thật tinh tế và tài tình khi sáng tạo cái hình ảnh lỗ thủng trên căn gác nhà dì Ba “Nhà bác Tám kế vách nhà dì tôi Nhưng cửa nhà bác thì thụt vào sâu hơn, muốn vào nhà phải qua một khoảng sân hẹp có cửa lưới Căn gác tôi ở nằm kế ngay trên khoảng sân đó Trước khi căn gác thuộc về tôi, tấm vách tiếp giáp với khoảng sân đã bị thủng một lỗ to tướng, đủ để thò lọt hai đầu người Tôi phải nói rõ điều đó để đừng bạn nào nghĩ rằng tôi cố tình tạo ra cái lỗ thủng kì diệu đó Dì tôi có dùng một tấm vải bạt để che chỗ đó nhưng chẳng ăn thua gì Mỗi khi trời mưa gió, tấm vải bay phấp phới để lộ cả một khoảng trời Tất nhiên tôi không dại dì mà không khai thác cái…tiềm năng của lỗ thủng đó Trong thời sát đối phương.” [1; 37] Hình ảnh cái lỗ thủng là đặc sắc nghệ thuật mà tác giả đã khéo léo đưa vào trong truyện, thông qua cái lỗ thủng mà Quỳnh và Chương đã tiến tới mối quan hệ thân thiết hơn Hằng ngày qua lỗ thủng Chương có thể quan sát và ngắm nhìn Quỳnh, ngƣợc lại Quỳnh có thể trao gửi những món ăn tình cảm nhƣ cái bánh, hũ yaour …

“ Tôi thò tay qua lỗ hổng nhưng không làm sao với tới hũ yaour

- Anh không lấy tới đâu! Quỳnh nói - Phải kiếm sợi dây!

Tôi nhìn quanh căn gác, không thấy một sợi dây nào có thể giúp tôi được Chợt tôi nghĩ ra một cách Tôi tháo nguyên cái mùng, thòng một đầu dây xuống Sợi dây ngắn, đầu dây vẫn còn cách tầm tay Quỳnh khoảng bốn tấc Tôi đành phải tuồn thêm một phần cái mùng qua lỗ hổng cho sợi dây dài thêm ra Quỳnh ngạc nhiên:

- Cái gì trên kia vậy?

Quỳnh vừa cột hai hũ yaourt vừa cười khúc khích

Lát sau, Quỳnh giật sợi dây:

- Xong rồi, anh kéo lên đi! Em vô nhà đây!

Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng những trải nghiệm chân thực của mình nhƣ một nguồn tƣ liệu dồi dào, phong phú để tạo nên những hình ảnh biểu tƣợng đầy đặc sắc Đồng thời không gian nhà ở còn đƣợc tái hiện ở nhà bác Tám, đây là nơi Chương qua chơi và dạy học tiếng Pháp cho ba chị em “Học chung với Trâm và

Quỳnh, còn có cả chị Kim Chị bảo học cho vui Vả lại làm nghề bán thuốc Tây, chị cũng muốn ôn lại tiếng Pháp để đọc toa thuốc Trước nay muốn đi học thêm không được, nay gặp ông thầy nhiệt tình qua dạy tận nhà, mấy chị em học hành chăm chỉ” Nhà văn thật tài năng, khi xây dựng đƣợc không gian nhà ở nơi đó các em đƣợc học tập, vui chơi và thể hiện tình cảm của mình một cách chân thật nhất

2.2.3 Không gian đô thị: Đường phố, chợ

Người ta nói thành phố là chốn xô bồ, bon chen đến ngột ngạt Nhưng cũng chính nơi ấy đã mang đến cho con người ta biết bao kỷ niệm, kí ức hòa lẫn cảm xúc vui buồn khác nhau

Truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh, chọn không gian chủ đạo thứ hai là không gian đô thị để đặt nhân vật vào Từ đó tạo ra nhiều diễn biến sự kiện xoay quanh nhân vật trong không gian đô thị ấy Tôi tiến hành phân tích không gian đô thị nổi bật nhất đó là: Không gian đường phố và không gian chợ Hân hoan đón mừng tuổi 18 với biến động khá lớn trong cuộc đời Tìm một tấm vé vào Đại học, Chương đã rời vùng quê miền Trung nghèo khó đến với Sài Gòn - Một vùng đất chỉ đƣợc nghe nhắc với trăm ngàn mỹ từ Tác giả mở ra không gian về một Sài Gòn rộng lớn, xa lạ “Những đường phố thênh thang rộn rịp xe cộ, những tòa buyn-đinh cao ngất hai bên đường cũng gây cho tôi một ấn tượng choáng ngợp Thật khác xa các tỉnh lị, các thị trấn khiêm nhường ở quê tôi Nhất là khi đi ngang qua Ngã Bảy, thật ra sau này tôi mới biết đó là Ngã Bảy, tôi cảm thấy hoa cả mắt trước một giao lộ chằng chịt cơ man người xe qua lại.” [1; 14] Đến với một nơi hoàn toàn lạ lẫm nhƣ vậy, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng cảm thấy cô đơn, sợ hãi nhưng ở Chương lại khác Chính cái tình yêu không lời của Quỳnh dành cho Chương khiến Chương mau chóng thích nghi với chốn phồn hoa đô thị này“Sài Gòn ban đêm thật là lộng lẫy Xe cộ nườm nượp, đèn điện sáng choang như những thành phố nước ngoài tôi xem trong sách báo, nhất là khu Lê Lợi và chợ Bến Thành lấp lánh muôn màu Ngồi trên xe, tôi cứ mải mê đọc hàng chữ chạy vùn vụt trên bảng tin điện trên tòa nhà đối diện với công viên Quách Thị Trang Khi xe qua khỏi, tôi cứ tiếc hùi hụi.” [1; 21]

Có lẽ khi yêu một ai đó, chúng ta thường yêu tất cả mọi thứ của người ấy Huống gì thành phố này là nơi vô cùng đẹp đẽ, nơi lưu giữ những kỷ niệm khắc sâu trong tâm trí Chương Tại cái thành phố này, Chương và Quỳnh đã gặp gỡ nhau, cùng nhau đi chơi, đi học trên con đường ngập tràn tình yêu đó “Trường

Quỳnh học cách trường tôi gần một cây số Mỗi sáng, bằng chiếc xe đạp của Quỳnh, tôi chở cô bé đến trường rồi mới quay lại lớp học Buổi trưa tan học, tôi lại đến trường Quỳnh đón cô bé về.” [1; 141]

Khoảng thời gian này, là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đối với Chương, vì anh ấy đƣợc đƣa đón Quỳnh, đƣợc trò chuyện và cùng ăn những món ăn với cô bé mỗi ngày “Những buổi trưa đón Quỳnh về, chúng tôi thường ghé uống nước ở các quán dọc đường Quỳnh thích uống nước dừa hoặc nước chanh muối, là hai thứ trước nay tôi rất ghét Nhưng từ lúc đó, tôi nhanh chóng thay đổi khẩu vị và lập tức liệt kê hai loại nước này vào danh mục những thức ăn uống ngon nhất trên đời Thỉnh thoảng, chúng tôi thường đi ăn phở Tôi vốn khoái phở tái Nhưng Quỳnh lại thích phở chín Vì lẽ đó, bỗng nhiên tôi phát hiện ra không có món nào trên thế giới dở hơn… phở tái Và khi phát hiện ra điều đó, tôi liền chuyển sang thích phở chín.” [1; 143] Khoảng thời gian hạnh phúc đó còn đƣợc thể hiện ở những buổi chiều cùng bán hột vịt lộn với chị em Quỳnh “Chợ gần, tôi thả bộ một lát đã tới nơi Không biết Trâm và Quỳnh ngồi bán ở đâu, tôi vừa len lỏi giữa các hàng quán vừa dáo dác tìm Đi gần suốt chiều dài chợ, tôi mới nhìn thấy Trâm và Quỳnh ngồi trước mấy thúng hột vịt lộn bày trên một sạp gỗ nhỏ trên thực tế, suốt ba năm ròng rã sau đó, những khi rảnh rỗi tôi thường xuống chợ ngồi chơi với Trâm và Quỳnh Đối với tôi, đó là những ngày đẹp đẽ đáng nhớ mà mãi hàng chục năm sau mỗi khi hồi tưởng lại tôi đều cảm thấy như mới hôm qua.” [1; 86,87,88]

Ngoài ra, trong không gian đô thị này cũng là nơi tình bạn nảy nở Một Kim Dung - học hành rất tài tử, hay rủ Chương đi chơi “Lông bông” hay một - Bảo lém lỉnh và tốt bụng Tất cả ba người này đều gắn bó khá thân thiết với nhau Cuộc sống đầy biến động đã xô dạt mỗi người một nơi nhưng trải qua hàng mấy chục năm những kỉ niệm ấy vẫn luôn níu kéo Chương về một thời để nhớ

Chính nhờ không gian đô thị đã giúp tác giả khắc họa đƣợc tâm lý nhân vật chính có chiều sâu hơn, để nhân vật tự thể nghiệm mình trong hành trình kiếm tìm chân lý, kiếm tìm chính bản thân.

Giới thuyết sơ lƣợc về thời gian nghệ thuật

Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Trong văn học, sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian Và cái nhìn trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận, thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: Sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia li…tạo nên nhịp điệu trong chính tác phẩm Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại” [7; 322]

Theo GS Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được; hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ” [11, 62] Nhƣ vậy, thời gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng nhất trong thi pháp học, bởi vậy các nhà văn khi sáng tạo nên các công trình nghệ thuật thường sử dụng yếu tố thời gian như một phương tiện cần thiết để tái hiện cuộc sống con người

Thông qua việc nghiên cứu những lý thuyết về thời gian nghệ thuật, tôi đã vận dụng vào nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở hai bình diện: Kiểu thời gian sự kiện, đời tƣ; kiểu thời gian tâm lý nhân vật.

Các kiểu thời gian nghệ thuật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ của Nguyễn Nhật Ánh

2.4.1 Kiểu thời gian sự kiện, đời tư

Thời gian sự kiện, đời tư người ta còn gọi đó là thời gian hiện tại Thời gian diễn ra các sự kiện, những suy nghĩ, hành động xảy ra đối với nhân vật Thời gian sự kiện, đời tƣ đƣợc cảm nhận với thời gian hiện tại của phát ngôn, hiện tại của người đọc Chúng ta có thể thấy rõ thời gian ấy trong những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh thông qua nhân vật, khi họ xuất hiện suy nghĩ và hành động

Trong truyện Còn chút gì để nhớ, ta thấy xuất hiện rất nhiều những thời gian sự kiện, đời tƣ từ những biến cố xoay quanh cuộc đời nhân vật “tôi” nhƣ: Sự lựa chọn giữa hai con đường khi nhân vật “tôi” 18 tuổi “ Mười tám tuổi, tôi có hai niềm vui rộng lớn, hai bước đi quan trọng trong cuộc đời: Một chân bước vào ngưỡng cửa của người lớn, và một chân bước vào ngưỡng cửa đại học.” [1;

6 ], hay những rung cảm chớm nở đến với nhân vật “tôi” Đọc truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, người đọc chợt nhớ về một thời hồn nhiên, ngây thơ của chính mình, cái thời mà ta không phải bận tâm về điều gì

Thời gian sự kiện, đời tƣ gắn với những trải nghiệm vô cùng sâu sắc, với mối tình không lời của nhân vật “tôi”- Chương và Quỳnh Ngay từ lần đầu tiên gặp Quỳnh, Chương đã biết rằng trái tim mình từ nay trở đi sẽ không còn được tự do nữa “Thình lình con nhỏ quay lại và bắt gặp tôi đang nhìn trộm nó Trong khi tôi đỏ mặt tía tai, chưa biết trốn đi đâu thì nó gật đầu chào tôi và nhoẻn miệng cười Chưa bao giờ tôi thấy nụ cười xinh như vậy Tim tôi đập thon thót trong lồng ngực, hai tay bấu chặt cầu thang, bởi trong những trường hợp đột xuất như thế này người ta té gãy cổ như chơi [1; 32].”

Nhƣ vậy, thời gian sự kiện, đời tƣ đã cho thấy những trạng thái tâm lý khác nhau của tuổi học trò khi đối mặt với những rung động đầu đời Đồng thời nó giúp các nhân vật rút ra đƣợc những bài học ý nghĩa về tình yêu, tình bạn, tình cảm anh em…Và giúp tác giả thành công trong việc xây dựng nhiều nét tính cách khác nhau Ở Chương chúng ta thấy anh là chàng trai tốt bụng ngoài ra anh rất chung tình, thậm chí Chương còn có cảm giác ghen tuông khi Bảo – bạn thân Chương, tán tỉnh Quỳnh

Thời gian sự kiện, đời tƣ ấy còn đƣợc thể hiện ở buổi đi chơi Nhà Bè, những buổi học ở nhà, cả những buổi chiều đi bán trứng vịt lộn, những ngày những tháng Chương chở Quỳnh đi học – Nơi tình yêu của hai người dần dần nảy nở Khi bị gia đình cấm cản, thời gian này gắn liền với sự đau khổ và hơn nữa là khó khăn của Chương về cơm, áo, gạo, tiền “Những tháng đầu tiên sau giải phóng, mẹ tôi còn gửi tiền cơm vào cho tôi nhưng thời gian gần đây thì ngưng hẳn Tôi biết gia đình đang gặp hoàn cảnh khó khăn Ba tôi vắng nhà, mẹ tôi một mình nuôi sáu đứa con hẳn là vất vả, gian nan, nhất là từ trước đến nay mẹ tôi chỉ biết trông nom nhà cửa, con cái, đâu có quen cày cuốc như công việc hiện nay [1; 171] Thấu hiểu tình cảnh gia đình mình , và không thể ăn theo gia đình dì dượng mãi được Chương đã bán sách của mình, cùng với sự giúp đỡ của Bảo, Chương đạp xích lô để kiếm sống mỗi ngày Trong khoảng thời gian này, ngoài sự giúp đỡ của Bảo thì còn có Kim Dung Ngày ra trường, Chương tình nguyện đi dạy ở nơi xa để quên Quỳnh, xa hẳn những kỷ niệm của một thời yêu đương thơ mộng Nhưng Chương vẫn luôn nhớ về Quỳnh, về mối tình đầu sẽ không có kết thúc tốt đẹp của mình Sau 2 năm, Chương trở về thăm mọi người và nhận lá Thƣ của Trâm từ Lan Anh Thời gian sự kiện lúc này gắn với niềm hạnh phúc vô bờ khi đƣợc gặp lại Lan Anh…nhƣng niềm hạnh phúc này nhanh chóng thay thế bằng sự đau khổ khi Chương nghe tin Trâm đã chết Và khi Chương 31 tuổi trở lại thăm Sài Gòn sau 15 năm, Chương nhận ra niềm đau, nỗi nhớ một thời của Chương là Quỳnh “Và cuối cùng là Quỳnh, niềm vui và nỗi khổ một thời của tôi Cô bé đã lấy chồng, nhưng không phải lấy Phong Phong là người Hoa, trong thời gian xảy ra cái gọi là nạn kiều, anh ta đã bỏ về nước” [1; 209 ]

Tóm lại, qua thời gian sự kiện đời tƣ đó, đã cho thấy tình bạn, tình yêu và những khó khăn trắc trở đã chia rẽ tình yêu của Chương và Quỳnh Bên cạnh đó, ta còn thấy sự xuất hiện của những từ ngữ chỉ thời gian trong câu chuyện, chúng ta có thể quan sát rõ hơn qua bảng thống kê sau:

Phần Từ ngữ chỉ thời gian

3 Để lát tối, buổi chiều

4 Hôm tôi vào, buổi tối, sáng hôm sau, hôm qua, tối đó

5 Một buổi trƣa, lát sau

9 Kể từ bữa đó, buổi trƣa, xƣa nay

10 Hôm đi thi, mấy bữa nay

16 Một buổi tối, tối hôm sau

18 Một hôm, buổi trưa, hôm nay, chiều đó, hôm trước,

19 Trƣa đó, kể từ hôm đó, tối đó

20 Hôm sau, ngày mai trở đi, trƣa đó, lúc ra về

21 Sáng nào cũng vậy, những buổi trƣa

23 Sau tết, buổi tối, kể từ hôm đó

24 Ngày giải phóng Sài Gòn, hôm tôi vào, lúc này, tối đó

25 Sáng hôm sau, lúc này, trước nay

26 Những tháng đầu tiên, một buổi trƣa, tối đó, lát sau

27 Trời tối, những ngày sau

28 Ngày ra trường, trước hôm chia tay, sáng hôm sau

29 Buổi chiều, hai năm sau

30 Khi chiến tranh, trước khi nhập ngũ

Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng hàng loạt những từ, cụm từ ngữ chỉ thời gian mang lại hiệu quả cao Những từ, cụm từ chỉ thời gian góp phần dẫn câu chuyện theo mạch thời gian logic chung của truyện Qua đó, giúp mạch kể đƣợc linh hoạt hơn, tập trung xoáy sâu vào những chi tiết đặc sắc bằng những từ, cụm từ chỉ thời gian ấy

2.4.2 Kiểu thời gian tâm lý nhân vật

Thời gian tâm lý là thời gian đi sâu vào tình cảm của con người Thời gian ấy là biểu hiện thời gian nhƣng không đong đo, cân đếm đƣợc Vì nó phát sinh từ các cảm xúc của con người, nó chi phối toàn bộ những gì diễn ra trong bộ não, những trạng thái tình cảm khác nhau, thời gian tâm lý cũng khác nhau Và khi đề cập đến thời gian trong truyện dài Còn chút gì để nhớ chúng ta không thể không nhắc tới dòng thời gian tâm lý Bởi thời gian nghệ thuật trong tác phẩm chủ yếu là thời gian gắn liền với tâm lý nhân vật Nhà văn đã đưa người đọc đi cùng nhân vật một đoạn đường để nhìn thấu được khoảng thời gian tâm lý nhân vật Đó là khoảng thời gian Chương - một chàng trai lên Sài Gòn ôn thi Đại học và uống say ánh mắt, nụ cười của Quỳnh, đứa nhỏ nhất trong ba chị em - con nhà bác Tám Chương thấy tâm hồn mình thay đổi từ lần đầu gặp Quỳnh “Tôi giở sách ra tính đọc nhưng không tài nào đọc được Cái nụ cười xinh xắn, thân thiện và hồn nhiên kia cứ nhảy nhót trong đầu tôi.” [1; 33] Nụ cười ấy đã làm cho Chương đắm say, cho Chương nhớ, cho Chương mơ Không có gì có thể làm phai mờ hình bóng Quỳnh trong Chương Ắc hẳn trong chúng ta khi yêu ai cũng đã từng trải qua cái cảm giác tình yêu đắm say mà rất nhẹ nhàng, học trò, cái tình yêu mà chỉ cần trông thấy nhau là đủ hạnh phúc như thế Mối tình của Chương và Quỳnh cứ lớn dần theo năm tháng, từ những buổi chiều bán hột vịt lộn ngoài chợ với chị em Quỳnh

“Tôi vừa ngồi xuống đã nghe Quỳnh nhắc:

- Anh cẩn thận kẻo hột vịt muối dính dơ quần áo hết

- Dơ thì giặt chứ lo gì! Phải tập cho ảnh làm quen lao động để mai mốt ảnh còn xuống đây bán với hai đứa mình chứ!

Nó nói y như tôi là chúa làm biếng không bằng! Nhưng độ rày nghe những câu nói bổ củi của Trâm, tôi không còn thấy ngán ngẩm như trước đây nữa Từ khi phát hiện ra Trâm có bề trong rất tốt, khác hẳn với bề ngoài ngang ngạnh của nó, tôi cảm thấy mến nó nhiều hơn Vả lại những điều Trâm nói, dù là nói đùa, lại rất hợp với mong muốn của tôi Được ngồi suốt ngày bên cạnh Quỳnh, dù là ngồi bán hội vịt giữa chợ, đối với tôi là một hạnh phúc vô biên Vì vậy, Trâm vừa nói xong, tôi hí hửng gật đầu:

- Ừ, mai mốt anh xuống đây bán phụ cho!” [1; 87]

Hay những lúc Chương dạy pháp văn cho ba chị em và bắt gặp đôi mắt của Quỳnh, lòng Chương lại đầy xao xuyến “Mỗi lần bắt gặp đôi mắt lúc nào cũng long lanh và đầy vẻ ngạc nhiên của Quỳnh ngước lên, lòng tôi lại mềm đi trong một cảm giác dễ chịu và bài giảng bài cũng trở nên nhẹ nhàng và ấm áp hơn Vào những lúc đó, tôi hiểu rằng sau này, mãi mãi sau này, tôi khó lòng say mê một đôi mắt nào khác.” [1; 99]

Cả những khi Quỳnh giận Chương, vì Chương đi chung với Kim Dung Lúc này, Quỳnh đề nghị Chương đi chung với cô ấy Câu nói của Quỳnh làm Chương nửa tỉnh nửa mơ, điều này là trên cả mong đợi của Chương, cậu sung sướng vô cùng “Tối đó, một lần nữa tôi có cảm giác mình đang ngủ trên mây, lơ lơ lửng lửng Nhưng lần nay, dù đang đắm chìm trong nỗi hân hoan choáng ngợp, tôi vẫn giật mình khi nhận ra Quỳnh chẳng hồn nhiên như tôi tưởng.” [1; 133]

Những ngày tháng bán hột vịt lộn, những lúc dạy pháp văn, những khi chở Quỳnh đi học đến những lúc yêu thương, bối rối, giận hờn…Tất cả những cảm xúc ấy mang đến cho Chương những năm tháng êm đềm và tràn ngập hạnh phúc dù chƣa ai thổ lộ tình cảm của mình Khoảng thời gian này gắn với niềm vui, niềm hạnh phúc đối với Chương vì xung quanh cậu là những người yêu thương cậu và có người mà cậu yêu thương Mẹ Quỳnh còn bảo để Chương ra trường rồi lo cho hai đứa Thời gian cứ thế trôi qua trong êm đềm và hạnh phúc

Lúc bấy giờ, tình hình chiến sự miền Trung càng ác liệt, miền trung thất thủ, Sài Gòn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ Chương không còn nhận được bất cứ tin tức gì từ gia đình Do đó, anh phải bắt xe về thăm bố mẹ và các em Chuyện tình cảm của Chương và Quỳnh vẫn tốt đẹp cho đến khi Chương quay lại thành phố Có cái gì đó khác biệt trong thái độ Quỳnh dành cho anh, anh cố tìm lời giải đáp nhưng đáp lại chỉ là sự hững hờ lạnh lùng của Quỳnh và gia đình Chương vô cùng đau khổ và tuyệt vọng khi biết nguyên nhân sâu sa của sự thay đổi kia Dù chẳng làm gì sai nhƣng anh phải gánh chịu hậu quả ấy “ Suốt một thời gian dài sau câu chuyện đau lòng đó, tôi cảm thấy thế giới trở nên buồn tẻ.” [1; 170]

Chương đã chọn cách về miền Tây, nhận nhiệm vụ ở nơi xa để né tránh thành phố, né tránh những kỷ niệm và Chương hi vọng thời gian là liều thuốc tốt nhất chữa lành vết thương về tình yêu đầu đời của anh Nhưng dù có ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào hình ảnh của Quỳnh vẫn hiện ra trong tâm trí của anh, cồn cào da diết ngay cả trong giấc mơ “Chỉ có trong giấc mơ, tôi hoàn toàn bất lực trong việc ngăn cản sự đùa cợt tàn nhẫn của Quỳnh Cô bé hiện đến và cũng y như ngày xưa, kêu tôi chở đi học trên những con đường quen thuộc, rồi lại nhõng nhẽo bắt tôi trèo lên hái hoa trên cây sứ năm nào Khi tôi tụt xuống đất đưa chùm hoa cho Quỳnh, cô bé cười với tôi bằng mắt và chìa tay ra:

- Anh cầm tay em đi!

Tôi sung sướng nắm bàn tay xinh xắn, ấm áp của Quỳnh nhưng chưa kịp bước đi, ba Quỳnh đã xuất hiện với vẻ mặt giận dữ:

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN DÀI CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng trong cuộc sống hằng ngày Trong văn học ngôn ngữ cũng chiếm vị trí rất lớn, nó đƣợc nhà văn chú trọng Nhà văn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức kết cấu, dẫn dắt mạch ngôn ngữ, phản ánh thái độ và nêu ra hiện thực của tác phẩm đó Ngôn ngữ gồm có ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật Trong đó ngôn ngữ trần thuật giữ vai trò chủ chốt

Ngôn ngữ trần thuật là phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm của tác giả hay người kể đối với đối tượng được nói đến, tạo nên cảm xúc, quan điểm Hay nói cách khác ngôn ngữ trần thuật là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn trong tác phẩm tự sự, là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn

3.1.1 Ngôn ngữ người kể chuyện

3.1.1.1 Ngôn ngữ giản dị, trong sáng

Nếu nhà điêu khắc tư duy bằng khối, mảng, đường nét Nhạc sĩ tư duy bằng giọng điệu và âm sắc của các nhạc cụ thì tƣ duy của nhà văn không thể thoát li khỏi nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Với truyện dài Còn chút gì để nhớ, Nguyễn

Nhật Ánh đã ghi dấu ấn trong văn học Việt Nam bởi nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Tiêu biểu là ngôn ngữ giản dị và trong sáng Ngôn ngữ trong sáng giản dị là ngôn ngữ dễ hiểu, nhƣ lời ăn tiếng nói hằng ngày, không lên gân, không son phấn màu mè, không phô trương Giúp nhà văn dễ dàng diễn đạt được những trạng thái tình cảm, suy nghĩ của các lứa tuổi khác nhau

Thế giới tình cảm của các nhân vật trong truyện muôn hình muôn vẽ, luôn biến đổi không ngừng nhưng luôn trong sáng, giản dị giàu tình yêu thương Điều này chứng tỏ Nguyễn Nhật Ánh là người am hiểu lứa tuổi thanh thiếu niên và khả năng quan sát tinh tường diễn biến tâm lý con người Nhà văn để nhân vật “Tôi” kể lại mối tình đầu đời của mình một cách trong sáng và giản dị Đó là những rung động nhẹ nhàng, vừa xấu hổ, vừa ngƣợng ngùng Đó là những món ăn tình cảm nhƣ cái bánh, hũ yaourt… Nó là kho báu vô giá của cuộc sống, nó không phải là những món đồ đắt tiền nhƣng đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân vật

“ Trâm và Quỳnh tiễn tôi ra tận chỗ cửa lưới Khi Trâm vừa quay vào, Quỳnh đột ngột giúi vào tay tôi một gói giấy nhỏ:

Tôi sững sờ chưa kịp hỏi thì Quỳnh chạy vụt vào nhà Có lẽ trong một thoáng, cô bé cảm thấy mắc cỡ về hành động của mình

Gói giấy nóng hổi trong lòng tay tôi như con chim non Tôi đứng lặng trước hiên có đến mười phút để tận hưởng niềm vui bất ngờ đó

Vào nhà, tôi rón rén trèo lên gác và hồi hộp mở gói giấy ra Một chiếc bánh Một chiếc bánh xinh xắn Chắc là hồi chiều đi ăn giỗ, Quỳnh đã thó chiếc bánh để dành tặng tôi.” [1; 52] Đôi khi chúng ta thấy trong cuộc sống chƣa hẳn vật chất là quan trọng, cũng nhƣ trong tình yêu một hạnh phúc không thể dựa trên đồng tiền, mà cái quan trọng hơn đó là sự chân thành mà giản dị Bằng những từ ngữ, hình ảnh trong sáng giản dị đó nhà văn đã đưa người đọc hoài niệm về một thời để nhớ, đem đến cảm giác nhẹ nhàng và tinh khôi của những tình cảm đầu đời

3.1.1.2 Ngôn ngữ trữ tình giàu chất thơ

Là cách nhà văn sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc ở những đoạn tả cảnh hay tâm trạng với việc xây dựng dẫn dắt các sự kiện một cách logic, tăng sự hấp dẫn của truyện

Chúng ta có thể bắt gặp ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất thơ ở rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh Trong Còn chút gì để nhớ, tác giả đã vận dụng cách tập “Kiều” của Nguyễn Du để thể hiện tâm trạng nhân vật qua hai câu thơ:

“ Khi về hỏi liễu Chương đài Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay?” [1; 77] Đó là hai câu thơ tả tâm trạng của người đi xa hỏi thăm người tình cũ, thấp thỏm không biết người ở nhà đã kết duyên cùng ai chưa

Hay câu thơ Bảo nịnh nọt Quỳnh một cách lộ liễu đƣợc tác giả vận dụng trong tập ca dao:

“Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh, chỉ mỗi tên Quỳnh đã xinh!

Ai làm ai nhớ đến ai Bài thơ ai nói với ai những lời Thương ai tóc biếc môi cười Tương tư ai ánh mắt ngời long lanh.” [1; 122]

Chất trữ tình, chất thơ cũng xuất hiện trong các đoạn văn tả cảnh nhƣ:

“Mãi nghĩ đến những chuyện u ám đó, tôi chẳng còn đầu óc đâu ngắm cảnh phố phường Dù vậy, những đường phố thênh thang rộn rịp xe cộ, những tòa buyn-đinh cao ngất hai bên đường cũng gây cho tôi một ấn tượng choáng ngợp Thật khác xa các tỉnh lỵ, các thị trấn khiêm nhường ở quê tôi Nhất là khi đi ngang qua Ngã Bảy, thật ra sau này tôi mới biết đó là Ngã Bảy, tôi cảm thấy hoa cả mắt trước một giao lộ chằng chịt cơ man người xe qua lại [1; 14]

Kết hợp với biện pháp so sánh, ngôn ngữ trong tác phẩm, nhà văn đã miêu tả vẻ đẹp của Sài Gòn thật lộng lẫy khiến cho chúng ta thêm tự hào và yêu quê hương đất nước mình

“ Sài Gòn ban đêm thật là lộng lẫy Xe cộ nườm nượp, đèn điện sáng choang như những thành phố nước ngoài tôi xem trong sách báo, nhất là khu

Lê Lợi và chợ Bến Thành lấp lánh muôn màu Ngồi trên xe, tôi cứ mải mê đọc hàng chữ chạy vùn vụt trên bảng tin điện trên tòa nhà đối diện với công viên Quách Thị Trang Khi xe qua khỏi, tôi cứ tiếc hùi hụi.” [1; 21]

“Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương.” [5, 214]

Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát, nghĩa là một mặt, mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có “lời ăn tiếng nói” riêng, mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh đƣợc đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn hóa…

Giọng điệu trần thuật

“ Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ” [5; 134]

Trong cuộc sống hằng ngày, giọng điệu đƣợc thể hiện nhƣ lời nói, giọng nói của mỗi cá nhân con người, phản ánh thái độ tư tưởng, tình cảm, cách đánh giá nhất định và nó thường mang tính chất nhất thời Còn trong tác phẩm văn học, giọng điệu cũng là yếu tố quan trọng gắn liền với phong cách nhà văn, đồng thời cũng là hình thức nghệ thuật tạo nên tác phẩm giọng điệu đƣợc thiết lập từ chính mối quan hệ giữa người nói và người nghe Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật

Giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật Đồng thời nó cũng là phương diện trọng tâm khi nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong văn học Qua giọng điệu, người đọc có thể thấy được chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ Giọng điệu trong mỗi tác phẩm gắn liền với giọng tác giả ngoài đời, mang nội dung khái quát phù hợp với đối tƣợng đƣợc khắc họa Giọng điệu, nó đƣợc thể hiện rất đa dạng, ứng với từng điểm nhìn Trong đó giọng điệu nổi bật trong truyện dài Còn chút gì để nhớ nổi bật là giọng điệu hài hước, dí dỏm và giọng điệu trữ tình

3.2.1 Giọng điệu hài hước, dí dỏm

Giọng điệu hài hước, dí dỏm là thế mạnh tạo nên phong cách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Giọng điệu này tạo ra tiếng cười sảng khoái, hồn nhiên từ cách sử dụng khẩu ngữ, tạo tình huống, các biện pháp so sánh, ví von của nhà văn Giúp người đọc thư giãn sau những tình huống căng thẳng, đồng thời giảm sự nhàm chán, rời rạc trong truyện Đây cũng là giọng điệu có hầu hết trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho thiếu nhi, tạo nên sự dí dỏm, tinh nghịch, ngộ nghĩnh của mỗi nhân vật, mỗi hành động, mỗi chi tiết

Trong truyện dài Còn chút gì để nhớ nó không phải là giọng điệu chủ đạo chi phối giọng điệu chung trong tác phẩm nhƣng nó lại góp phần làm cho tác phẩm hấp dẫn, tạo tiếng cười sảng khoái cho người đọc Qua một số đoạn hội thoại, người đọc thấy được sự ngộ nghĩnh, tinh nghịch đáng yêu của các nhân vật

“ Trong khi Quỳnh cười khúc khích thì tôi điếng hồn liếc ra sau lưng Từ trên giường, không biết Trâm tót xuống đất tự hồi nào và đang đứng chống nạnh giữa nhà

- Anh có biết cái dĩa đó bao nhiêu tiền không?

Giọng Trâm lạnh như băng

Tôi đỏ mặt vì ngượng:

- Không biết! chắc khoảng năm, sáu trăm, để tôi mua đền Đột nhiên Trâm đổi giọng, nó cười hì hì:

- Cái dĩa đó hai chục bạc hà! Anh khỏi đền, mai mốt qua phụ rửa chén cho hai chị em tôi là được rồi!” [1; 56]

Thông qua màn hội thoại chất hài hước, dí dỏm được thể hiện rõ nét Lời thoại trong truyện rất tự nhiên như không thể đoán trước được Tính chất bất ngờ từ tình huống đến hành động nhân vật, thường khiến độc giả lớn tuổi và nhỏ tuổi đều phải say mê

Hay qua cách so sánh ví von đầy hình tượng cũng tạo nên sự hài hước và hấp dẫn trong từng trang văn

“Chiếc bánh xanh xanh đỏ đỏ nom thật hấp dẫn, nửa khuya đói bụng, tôi đã tính giải quyết gọn cho rồi nhưng cuối cùng tôi dằn lòng được Đằng nào đây cũng là tặng vật của Quỳnh, cô bé phải cất công mang từ phương xa về cho tôi Tôi phải coi nó như một món ăn…tình cảm chứ đâu có thể xơi tái nó như chiếc bánh mua ngoài chợ được Nghĩ vậy, tôi đành nuốt nước bọt đặt chiếc bánh trên giá sách, chỗ trang trọng nhất Tôi sẽ không ăn, tôi sẽ bảo quản nó như bảo quản trái tim tôi, để mỗi ngày nhìn thấy nó, tôi sẽ nhớ đến Quỳnh và nhớ rằng Quỳnh luôn nghĩ đến tôi, kể cả lúc…ăn giỗ Chiếc bánh sẽ nằm ở đó, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, trang trọng và thiêng liêng, bất diệt và gợi nhớ như một biểu tượng đầy ý nghĩa Tôi ngồi chiêm ngưỡng món ăn tình cảm của mình một cách ngây ngất, đầu óc tưởng tượng lung tung rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay Sáng hôm sau, vừa mở mắt ra tôi đã ngóc đầu dậy dòm lên giá sách Kỷ vật của Quỳnh chuột tha mất tiêu.”[1; 52,53]

Dường như trong tình yêu, con người ta trở nên giống trẻ con, ngốc ngếch làm sao Không thể phủ nhận rằng, người ta bắt đầu yêu ai đó bởi những lý do rất ư là đặc biệt mà chỉ chính bản thân chúng ta mới hiểu được, bởi người đó luôn đặc biệt trong mắt ta Bởi vậy, khi yêu người ta thường yêu tất cả mọi thứ thuộc về người đó, yêu cả đường đi lối về, yêu cả sở thích của người đó

“ Những buổi trưa đón Quỳnh về, chúng tôi thường ghé uống nước ở các quán dọc đường Quỳnh thích uống nước dừa hoặc nước chanh muối, là hai thứ trước nay tôi rất ghét Nhưng từ lúc đó, tôi nhanh chóng thay đổi khẩu vị và lập tức liệt kê hai loại nước này vào danh mục những thức ăn uống ngon nhất trên đời Thỉnh thoảng, chúng tôi đi ăn phở Tôi vốn khoái phở tái Nhưng Quỳnh lại thích phở chín Vì lẽ đó, bổng nhiên tôi phát hiện ra không có món nào trên thế giới dở hơn… phở tái Và khi phát hiện ra điều đó, tôi liền chuyển sang thích phở chín.” [1; 143]

Với một giọng điệu hài hước xen lẫn trong những câu văn, những trang viết, tạo nên tiếng cười nhẹ nhàng, sảng khoái Một lần nữa nó đã khẳng định đƣợc tài năng của tác giả Những dòng thơ ngắn chính là điểm nhấn cho cuốn sách thêm lãng mạn, thơ mộng Nó cũng thể hiện óc sáng tạo, hài hước của tác giả, giúp tác giả lột tả chính xác tâm lý của bọn trẻ trong thế giới tuổi thơ

3.2.2 Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào

Giọng điệu này thường được diễn tả bằng những tình cảm, cảm xúc ngọt ngào, lãng mạn, bay bổng Qua việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ đậm chất trữ tình và những hình ảnh ƣớc lệ, tƣợng trƣng Tác phẩm này viết về mối tình thơ mộng, lãng mạn của lứa tuổi thanh thiếu niên với những rung động đầu đời Bởi vậy giọng điệu trữ tình, ngọt ngào này đƣợc xem là một trong những giọng điệu chủ đạo của tác phẩm Còn chút gì để nhớ

Xuyên suốt tác phẩm là mối tình thơ mộng của nhân vật “tôi” và “Quỳnh”, khi tôi 18 tuổi và Quỳnh 15 tuổi lứa tuổi đầy mơ mộng lãng mạn, trong sáng hồn nhiên khi mới yêu Chính câu chuyện tình này đã tạo nên giọng điệu ngọt ngào đầy chất thơ Nó có ở hầu hết khắp các trang văn, đó là tâm lý nhân vật “tôi” khi mới yêu

Ngay lần đầu tiên gặp Quỳnh con tim nhân vật “tôi” đã bị lỗi nhịp “Cô láng giềng ơi, không biết em còn nhớ đến tôi.” [1; 39] Đây là một thứ tình cảm hồn nhiên, đáng quý mà ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua Hay những câu văn tình “Tôi coi gia đình Quỳnh như là gia đình của mình Và tôi cảm thấy điều đó rất tự nhiên Ngược lại, ba má Quỳnh cũng coi tôi như con Chị Kim coi tôi như em Thằng Tạo coi tôi như anh Trâm có lẽ cũng coi tôi như anh Chỉ có Quỳnh, nhân vật quan trọng nhất, coi tôi như… thứ gì thì tôi lại không biết! Chừng nào em mới nói cho anh biết em coi anh là gì của em, Quỳnh ơi ” [1; 100] Đặc biệt là đoạn văn miêu tả tâm trạng mơ màng, bay bổng của nhân vật

“tôi” “Trời tối, gió mát Những ánh đèn thủy ngân tỏa ra một thứ ánh sáng êm dịu, mơ màng trên đường vắng Đó đây vẳng lại những tiếng lá trò chuyện thì thầm Những lúc ấy, vừa thong thả đạp xe đi tôi vừa nhớ Quỳnh da diết Giá như Quỳnh không thay đổi, giá như tình cảm giữa hai đứa tôi vẫn như ngày nào thì lúc này, sau khi đã lo xong phần cơm áo, tôi sẽ ghé đón Quỳnh đi chơi Tôi sẽ chở Quỳnh đi ăn bánh cuốn, đi ăn kem, yaourt, đi uống chanh muối… nói chung là tất cả những thứ Quỳnh thích Chúng tôi sẽ đi dạo bên bờ sông, sẽ đi trên những con đường thanh vắng ngập đầy lá rụng, nói chung chúng tôi sẽ…” [1;

KẾT LUẬN

Văn học thiếu nhi từ lâu đã trở thành một bộ phận có vị trí đặc biệt trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, trở thành hành trang quan trọng cho trẻ em trên suốt đường đời Bởi những quyển sách trẻ thơ bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi con người Với mỗi người, tuổi thơ là quãng thời gian đáng nhớ, quãng thời gian gắn với nhiều cảm xúc, suy nghĩ hồn nhiên, chân thật của chính mình

Nguyễn Nhật Ánh thấu hiểu tâm lý của trẻ thơ một cách tinh tế, anh đã thổi vào trang văn của mình những quan niệm sáng tác độc đáo Nhờ vậy anh đã chinh phục đƣợc phần lớn trái tim độc giả nhỏ tuổi Bởi anh là nhà văn của thiếu nhi, viết về thiếu nhi và cho thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh viết về thiếu nhi nhƣ lật giở kí ức của chính mình Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của người viết truyện được sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình, mà còn là hạnh phúc của trẻ em, hạnh phúc của các độc giả lớn tuổi “Đã từng là trẻ em” Tất cả đều đƣợc sống lại với ký ức của chính mình, những hồi ức tuổi thơ và tuổi mới lớn, có vai trò như cánh cửa mở ra thế giới tươi đẹp, rực rỡ, tràn ngập sắc màu trong truyện Nguyễn Nhật Ánh Chính vì vậy vị trí của nhà văn trong nền văn học thiếu nhi ngày càng đƣợc vinh danh

Trong truyện dài Còn Chút gì để nhớ, viết về thời kỳ nhà văn khăn gói vào Sài Gòn thi Đại học, đó là ngọn nến đƣợc thắp lên từ những hồi ức xƣa cũ, tái hiện một đoạn đời của tác giả Vì vậy, trong suốt thiên truyện là hình ảnh nhân vật “tôi” mang bóng hình tác giả, tác giả đã lấy hồi ức làm điểm tựa, anh viết, anh kể một cách hồn nhiên, trong sáng, không một chút bịa đặt, thêm bớt Nhằm đi sâu về thế giới tuổi thơ với những nét chân thật, hồn nhiên cùng với tình yêu đầu đời mộng mơ, tình bạn chân thành, đầy lòng trắc ẩn, đầy nổi niềm riêng, đầy những trăn trở của các nhân vật Ngoài quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên thành công cho tác phẩm này

Kết hợp nhuần nhuyễn một chuyện tình với những sự kiện lịch sự, Còn chút gì để nhớ gợi nhớ lại một Việt Nam trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Truyện nói lên một thực tại về tình yêu thời loạn lạc gây ra bởi hai miền Nam - Bắc Đồng thời đây là nguyên nhân gián tiếp tạo ra bi kịch tình yêu trong truyện Câu chuyện là một cái nhìn nhân văn về tình trạng chiến tranh và sự sống con người Cuối cùng, xuyên suốt tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh muốn thay mặt lớp trẻ bây giờ nói lên niềm mong muốn có một tình yêu hoàn toàn trong sáng, không bị nhuốm màu chính trị nói riêng và những toan tính vụ lợi nói chung Và đôi khi, tình yêu là sự lạc quan trong hy vọng, lấy hiện tại tạo hình và xây dựng tương lai Bởi chăng, tìm được cho mình một tình yêu đích thực không phải là điều dễ dàng, nuôi nấng và chăm sóc nó cũng là những bài học rất khó khăn Tuổi thanh xuân chỉ có một, sao chúng ta không để trái tim thử một lần đƣợc lạc nhịp Vậy nên những ai đã tìm đƣợc cho mình một nửa của trái tim, đừng ngại ngần sống, cứ mạnh mẽ mà yêu thương Mặc kệ tiếng đời, con tim yêu riêng ta tự hiểu Bởi một khi đã đánh mất rồi, dù là quá khứ, nỗi đau, sự tiếc nuối cũng đã là quá muộn màng Ở tác phẩm này, người viết đã tập trung khai thác quan niệm nghệ thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu Nếu có thời gian và điều kiện, người viết sẽ mở rộng hướng nghiên cứu của mình Nhằm góp phần giúp cho người đọc có thể nhìn nhận, đánh giá tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh một cách đa chiều và đi khám phá một cách đầy đủ trọn vẹn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo sách, tạp chí:

1 Nguyễn Nhật Ánh (1988), Còn chút gì để nhớ, Nhà xuất bản Trẻ

2 Nguyễn Nhật Ánh (18/09/2016), Ngày xưa có một chuyện tình, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh

3 Nguyễn Nhật Ánh (1987), Bàn có năm chỗ ngồi, Nhà xuất bản Trẻ

4 Nguyễn Nhật Ánh (27/6/2013), Ngồi khóc trên cây, Nhà xuất bản Trẻ

5 Lê Thị Diệp (2014), Luận văn sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc

Thuấn dưới góc nhìn văn hóa, chuyên ngành Văn học Việt Nam

6 Hà Minh Đức (1991), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

7 Lê Bá Hán - Trần đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

8 Nguyễn Văn Hào (2011), Bài giảng Thi Pháp học, Đại học Quảng

9 Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp học hiện đại, Nhà xuất bản Hội nhà văn,

10 Trịnh Minh Hương (2015), Bài giảng học phần Văn học Việt Nam sau

1975 giảng dạy cho các lớp ĐH Ngữ Văn

11 Hoàng Trọng Kim, Hoàng Trọng Phiến (2010), Ngôn ngữ văn chương, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

12 Phong Lê (2007), Tôi là Bêtô - cuốn sách cho cả trẻ con và người lớn, báo Thanh niên

13 Phương Lựu (1996), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Hà Nội

14 Trần Đình Sử (1998), Giáo trình Dẫn luận Thi pháp học, Nhà xuất bản Giáo Dục

15 Nguyễn Thị Đài Trang (2013), Luận văn Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Tài liệu tham khảo mạng:

16 Lê Minh Khuê, Báo Tiền phong, http://baotienphong.com.vn

17 Lê Phương Liên, Văn xuôi và trẻ em, http://vanvn.net/news/16/2041 - van-xuoi-va-tre-em.html

18 http://afamily.vn/ba-vi-kim-ngoc.htm.

Ngày đăng: 22/04/2024, 00:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w