1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết bị hỗ trợ lắp ráp ô tô trong xưởng lắp ráp ô tô Thaco Kia Chu Lai

83 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bên cạnh quá trình cố gắng của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình, động viên khích lệ của thầy cô, bạn bè và các kỹ sư tại Thaco Kia. Qua đây, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà trường cùng với các Thầy Cô giảng viên tại trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh cùng với các Anh Kỹ sư tại Nhà máy lắp ráp Ô tô Thaco Kia. Qua thời gian nghiên cứu làm đề tài đã giúp em nắm vững hơn các kiến thức đã học, nâng cao kỹ năng tìm hiểu về chuyên môn và có cái nhìn tổng quan hơn về thực tế. Vì thời gian có hạn, nguồn tài liệu và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiết sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và những lời nhận xét từ quý Thầy Cô, cùng các Anh Kỹ sư.

Trang 1

VIỆN CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THIẾT BỊ HỖ TRỢ LẮP RÁP Ô TÔ TRONG XƯỞNG LẮP RÁP Ô TÔ THACO KIA CHU LAI

Ngành: Kỹ thuật cơ khí Chuyên ngành: Cơ khí ô tô

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thành Sa Sinh viên thực hiện: Từ Lê Tuấn Anh MSSV: 18H1080046 Lớp: CO18CLCA

TP Hồ Chí Minh, 2022

Trang 2

Trang i LỜI CÁM ƠN

Trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bên cạnh quá trình cố gắng của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình, động viên khích lệ của thầy cô, bạn bè và các kỹ sư tại Thaco Kia Qua đây, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà trường cùng với các Thầy Cô giảng viên tại trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP Hồ Chí Minh cùng với các Anh Kỹ sư tại Nhà máy lắp ráp Ô tô Thaco Kia

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến thầy TS Nguyễn Thành

Sa, Anh Lê Ngọc Đức (Quản đốc xưởng), Anh Võ Đức Huy (Phó quản đốc xưởng), Anh Huỳnh Minh Vũ (Kỹ sư bảo trì thiết bị) đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn em

trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài là “Thiết bị hỗ trợ sản xuất

trong xưởng lắp ráp ô tô Thaco Kia Chu Lai.” Qua thời gian nghiên cứu làm đề tài

đã giúp em nắm vững hơn các kiến thức đã học, nâng cao kỹ năng tìm hiểu về chuyên môn và có cái nhìn tổng quan hơn về thực tế Vì thời gian có hạn, nguồn tài liệu và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiết sót nhất định Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và những lời nhận xét từ quý Thầy Cô, cùng các Anh Kỹ sư

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022

Sinh viên thực hiện

Từ Lê Tuấn Anh

Trang 3

Trang ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Sản xuất là quá trình tập hợp nhiều công đoạn để tạo nên một thành phẩm Trong quá trình ấy, để bắt kịp xu thế của xã hội và tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật, Nhà máy sản xuất Ô tô Thaco Kia Chu Lai đã liên tục cải tiến, trang bị các máy móc thiết bị hỗ trợ đến từ các tập đoàn phụ trợ công nghiệp lớn như: Dalmec (Mĩ), Jaeil (Hàn Quốc), Hitachi (Nhật bản), Utech (Thái Lan),…

Chương 1: Giới thiệu chung về Tập đoàn Thaco Trường Hải, Nhà máy lắp ráp Thaco Kia

Chương 2: Sơ lược về thiết bị hỗ trợ sản xuất và khai thác đặc tính cấu tạo của thiết bị châm dầu thắng – nước làm mát động cơ đến từ hãng Jaeil

Chương 3: Chi tiết công việc bảo dưỡng thiết bị châm dầu thắng – nước làm mát.

Trang 4

Trang iii MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 Giới thiệu về Tập đoàn Thaco 1

1.2 Văn hóa THACO 2

1.3 Giới thiệu về THACO AUTO 3

1.4 Giới thiệu nhà máy THACO KIA 4

1.5 Các phòng ban của nhà máy 6

1.6 Giới thiệu về bộ phận bảo trì thiết bị 6

Chương 2: THIẾT BỊ HỖ TRỢ SẢN XUẤT 10

2.1 Cánh tay máy nâng kính trần Dalmec (max 50kg) 10

2.2 Cánh tay máy nâng Tablo Dalmec (max 90kg) 12

2.3 Hệ thống siết lực (khí nén) Desoutter 13

2.4 Máy sạc gas lạnh Heshbon 15

2.5 Máy châm dầu thắng và nước làm mát Jaeil 16

2.5.1 Giới thiệu 16

2.5.2 Cấu tạo của hệ thống 17

2.5.3 Cảm biến quang 23

2.5.4 Hệ thống máy bơm và hút chân không 25

2.5.6 Các hệ thống đường ống hỗ trợ, van chia từ, đồng hồ đo áp 40

2.6 Tay máy lắp cửa Dalmec max 50kg 49

2.7 Máy bắn keo kính chắn gió Graco 50

Chương 3: CHI TIẾT CÔNG VIỆC BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ CHÂM DẦU THẮNG – NƯỚC LÀM MÁT 54

3.1 Kiểm tra và bảo dưỡng bơm – hút chân không MVP-36 54

3.1.1 Kiểm tra dầu của máy bơm 55

3.1.2 Tách động cơ ra khỏi bơm 56

3.1.3 Thay thế gioăng cao su ( o – ring) của bơm 57

3.1.4 Kiểm tra và thay thế van xả 59

3.1.5 Kiểm tra van chống hút ngược (anti – suckback valve) của máy bơm… 60

3.2 Kiểm tra – bảo dưỡng bơm hút chân không Leybold SOGEVAC SV 65B 66

3.2.1 Kiểm tra dầu chân không 67

3.2.2 Thay bộ lọc khí thải 68

3.2.3 Vệ sinh van chấn lưu khí 69

3.2.4 Làm sạch miếng đệm mặt bích đầu vào 69

Trang 5

Trang iv

3.2.5 Kiểm tra van chống hút ngược 69

3.2.6 Vệ sinh nắp quạt 69

3.2.7 Kiểm tra van phao 70

3.3 Kiểm tra một số thiết bị khác 70

3.3.1 Kiểm tra cảm biến quang 70

3.3.2 Kiểm tra – bảo dưỡng súng châm dầu phanh, nước làm mát 70

3.3.3 Kiểm tra hệ thống điện 70

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 6

Trang v

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Giới thiệu các ngành nghề của Thaco Trường Hải 1

Hình 2 Giải thích nguyên tắc 8T tại THACO 3

Hình 3 Hình ảnh tổng thể nhà máy THACO KIA chụp từ trên cao 4

Hình 4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy Thaco Kia 6

Hình 5 Kết cấu khớp tay nâng 10

Hình 6 Hình dạng chi tiết hít kính 10

Hình 7 Cấu tạo chi tiết cánh tay nâng Dalmec 11

Hình 8 Công nhân đang thực hiện lắp tablo với tay máy Dalmec 12

Hình 9 Công nhân đưa tay máy về vị trí an toàn sau khi sử dụng 13

Hình 10 Công nhân vận hành tay máy siết lực Desoutter 14

Hình 11 Máy hỗ trợ nạp gas lạnh 15

Hình 12 Tem sản phẩm Jaeil 16

Hình 13 Cấu tạo bên ngoài của thiết bị Jaeil 17

Hình 14 Bộ vi điều khiển PLC Siemens S7-300 18

Hình 15 Module nguồn có 3 loại với thông số lần lượt là 2A, 5A và 10A 19

Hình 16 Module mở rộng của thiết bị 19

Hình 17 MCCB 5A, 10A bảo vệ cho hệ thống bơm – hút chân không 20

Hình 18 Contacter cung cấp điện cho hệ thống bơm – hút chân không 21

Hình 19 Module bảo vệ chống ngắn mạch PLC 21

Hình 20 Ccamr biến vị trí súng bơm 22

Hình 21 Vị trí đặt súng bơm dầu (súng bơm nước làm mát) 22

Hình 22 Cấu tạo tổng thể súng bơm 23

Hình 23 Nguyên lý làm việc của cảm biến quang 24

Trang 7

Trang vi

Hình 24 Vị trí đặt bơm chân không 25

Hình 25 Thông số của máy bơm chân không 25

Hình 26 Cấu tạo bên ngoài của bơm chân không 27

Hình 27 Cấu tạo của bơm chân không từ phía sau 27

Hình 28 Cấu tạo kích thước tổng thể của bơm chân không 27

Hình 29 Vị trí đặt động cơ bơm dầu từ phuy vào bồn chứa 28

Hình 30 Bơm dầu từ phuy vào bồn chứa 29

Hình 31 Bình chứa dầu phanh 29

Hình 32 Bộ tách ẩm hơi nước 30

Hình 33 Bộ lọc dầu tinh 30

Hình 34 Cấu tạo bên trong bộ lọc dầu tinh 31

Hình 35 Vị trí đặt bơm nước làm mát 31

Hình 36 Tên của máy bơm nước làm mát 31

Hình 37 Cấu tạo bên ngoài của bơm nước làm mát và nguyên lý mắc điện 3 pha 32

Hình 38 Cấu tạo chi tiết tổng thể của bơm nước làm mát 33

Hình 39 Thông số máy bơm nước phụ 34

Hình 40 Vị trí đặt máy bơm nước phụ 34

Hình 41 Thông số cấu tạo bên ngoài máy bơm 34

Hình 42 Phớt đầu trục đặt vào đầu bơm 36

Hình 43 Chân đế của bơm 37

Hình 44 Vị trí đặt bơm nước làm mát sơ cấp 37

Hình 45 Nguyên lý hoạt động của bơm sơ cấp 38

Hình 46 Thùng chứa nước trong và đường ống dẫn dầu 39

Hình 47 Đường ống nước 1 chiều 39

Trang 8

Trang vii

Hình 48 Màn hình trung tâm máy Jaeil 40

Hình 49 Tủ điện điều khiển 41

Hình 50 Màn hình làm việc của hệ thống châm dầu phanh 42

Hình 51 Màn hình chọn dòng xe và kiểm tra chức năng 43

Hình 52 Màn hình hiển thị quy trình bơm nước làm mát 44

Hình 53 Quy trình châm dầu phanh 45

Hình 54 Áp suất điều chỉnh bơm 47

Hình 55 Tay nâng cửa Dalmec 49

Hình 56 Tổng thể máy bắn keo Graco 50

Hình 57 Màn hình hiển thị thông số máy Graco 51

Hình 58 Trục lăn với cơ cấu gạt nước kép 51

Hình 59 Van điều khiển áp máy Graco 51

Hình 60 Cấu tạo buồng chân không thế hệ mới Graco 51

Hình 61 Cấu tạo thân của thiết bị Graco 52

Hình 62 Sơ đồ phân bố và lắp đặt thiết bị 53

Hình 63 Mắt kiểm tra dầu 54

Hình 64 Dầu chân không MR-200 55

Hình 65 Cấu tạo chi tiết của bơm 57

Hình 66 Quy trình đặt lại o-ring 58

Hình 67 Hộp đựng o-ring tại nhà máy 59

Hình 68 Quy trình thay thế van xả 60

Hình 69 Quy trình thay van chống hút ngược 61

Hình 70 Dầu được khuyến nghị dùng cho bơm 68

Hình 71 Lọc khí thải 68

Trang 9

Trang viii

Hình 72 Đệm mặt bích 69

Trang 10

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Giới thiệu về Tập đoàn Thaco

Hình 1 Giới thiệu các ngành nghề của THACO Trường Hải

Công ty cổ phần tập đoàn Trường Hải (TRUONG HAI GROUP) tiền thân là Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997, tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, từ một công ty chuyên nhập khẩu xe cũ, cung cấp vật tư phụ tùng sửa chữa ô tô, Thaco đã phát triển vượt bậc, đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn đa ngành gồm 2 Tập đoàn là THACO AUTO (Ô tô), THAGRICO (Nông lâm nghiệp) và 4 Tổng công ty là THACO Industries (Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ), THADICO (Đầu tư xây dựng), THILOGI (Logistics) và THISO (Thương mại dịch vụ), trong đó các ngành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao

Trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước

THACO là Tập đoàn công nghiệp đa ngành bao gồm: Ô tô, Nông nghiệp, Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Đầu tư – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ có tính bổ trợ và

Trang 11

Trang 2

tích hợp cao theo xu thế hội nhâp Quốc tế và số hóa

1.2 Văn hóa THACO

Với mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành, mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, THACO không ngừng đầu tư và phát triển sức mạnh nội lực, đổi mới tư duy và hành động, nâng chất – năng tầm của đội ngũ nhân sự Để làm được những điều này, một trong những yếu tố quan trọng để điều hành, quản trị công ty phải kể đến chính là văn hóa THACO

Luôn quan niệm CBNV là nguồn lực quan trọng tạo nên sự thành công và phát triển bền vững, văn hóa THACO hướng đến việc xây dựng một đội ngũ nhân sự có ý chí mạnh mẽ; thái độ làm việc tích cực; tính sáng tạo cao và ý thức trau dồi năng lực chuyên môn trong môi trường kỷ luật, đóng góp vào sự phát triển của công ty, qua đó trở thành người hữu ích của xã hội, đất nước

Với những đặc thù của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đòi hỏi chất lượng và tầm nhìn về sự phát triển bền vững, THACO lấy kỷ luật làm nền tảng, định hướng để xây dựng văn hóa Theo đó, công ty đề cao và tập trung nâng cao ý thức kỷ luật, hành động kỷ luật, con người kỷ luật trong đội ngũ nhân sự THACO Để phát triển nguôn nhân lực, nâng cao ý thức tác phong công nghiệp,THACO đề ra các chuẩn mực ứng xử thể hiện

đặc trung văn hóa là: Tôn trọng – Trung thực – Trách nhiệm – Tận tâm – Thân

thiện

Việc định hướng các ứng xử tại THACO theo tính kỷ luật được hướng dẫn cụ thể

bằng các tiêu chuẩn của nguyên tắc 8T: Tận tâm – Trung thực – Trí tuệ - Tự tin –

Tôn trọng – Trung tín – Tận tình – Thuận tiện 8 yếu tố này liên kết, lồng ghép vào

Trang 12

Trang 3

nhau linh hoạt trong mỗi ứng xử và mọi hoạt động của THACO, con người THACO

Hình 2 Giải thích nguyên tắc 8T tại THACO

Bên cạnh tính kỷ luật, văn hóa THACO còn đề cao tính nhân văn “đóng góp, cống hiến cho xã hội” thông qua sản phẩm và dịch vụ, luôn thể hiện “trách nhiệm với xã hội” Trong những năm qua, “Tiêu chí 8 chữ T” đóng vai trò cốt lõi trong Văn hóa

THACO mà mỗi CBNV hướng đến, góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu của THACO, tiêu biểu cho nền công nghiệp của đất nước

Đồng thời, công ty tạo môi trường làm việc đặc thù và ưu việt để nhân sự phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Văn hóa THACO thể hiện tính đại diện của một doanh nghiệp không chỉ ở sản phẩm hay thương hiệu, mà còn thể hiện ở mỗi nhân sự thông qua cách ứng xử của mình trong công việc và đời sống hàng ngày, với phương châm “mỗi nhân sự là một đại sứ thương hiệu”

1.3 Giới thiệu về THACO AUTO

Công ty TNHH THACO AUTO (gọi tắt là THACO AUTO) được thành lập ngày 17/12/2020, là Tập đoàn trực thuộc THACO hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối, bán lẻ và dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy

Sau tái cấu trúc vào năm 2021, THACO AUTO hoạt động theo mô hình tập đoàn (sub-holding) phụ trách lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, phân phối, bán lẻ và dịch

Trang 13

Trang 4 vụ sửa chữa ô tô, xe máy

Về hoạt động sản xuất: Tổ hợp Sản xuất Lắp ráp Ô tô có các nhà máy sản xuất lắp

ráp ô tô và xe máy đặt tại KCN THACO Chu Lai (Quảng Nam) gồm: nhà máy THACO KIA, nhà máy THACO MAZDA, nhà máy LUXURY CAR, nhà máy xe Du lịch chuyên dụng cao cấp, nhà máy sản xuất xe Mô tô, nhà máy THACO BUS, nhà máy THACO TẢI

Về hoạt động phân phối: THACO AUTO phân phối đầy đủ chủng loại: xe du lịch,

xe bus, xe tải, xe chuyên dụng đến từ các thương hiệu ô tô quốc tế (KIA, Mazda, Peugout, BMW; Foton, Mitsubishi Fuso) và thương hiệu THACO (THACO BUS) Đặc biệt, Công ty còn đầu tư phát triển sản phẩm ô tô chuyên dụng theo từng nhòm ngành nghề, lĩnh vực, xe đô thị chạy điện và các giải pháp vận chuyển thông minh

Về hoạt động bán lẻ: Hệ thống bán lẻ ô tô trải dài từ Bắc đến Nam với hơn 400

showroom/xưởng dịch vụ ủy quyền chính hãng Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm luôn mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi sử dụng và trarii nghiệm sản phẩm, dịch vụ của THACO AUTO

1.4 Giới thiệu nhà máy THACO KIA

Hình 3 Hình ảnh tổng thể nhà máy THACO KIA chụp từ trên cao

Từ tháng 3/2019, THACO đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế, mở rộng và nâng cấp toàn diện nhà máy Thaco Kia với sự giám sát và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ các kỹ sư,

Trang 14

Trang 5

chuyên gia của Tập đoàn Kia Motors – Hàn Quốc Nhà myas được nâng cấp theo hướng tự động hóa một cách hợp lý và quản trị theo hướng số hóa, sản xuất theo yêu cầu riêng biệt của khách hàng; nâng công suất từ 20.000 xe/năm lên 50.000 xe/năm, tổng diện tích 20 ha với tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng Cụ thể là: Mở rộng nhà xưởng thêm 5.000m2 và đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất công nghệ mới nhất theo hướng tự động hóa một cách hợp lý và quản trị theo số hóa, bao gồm:

Dây chuyền hàn chuyên biệt cho từng mẫu xe với hệ thống vận chuyển body tự động và được trang bị thiết bị định vị các vị trí hàn, nhằm gia tăng độ chính xác và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Kia Motors toàn cầu

Dây chuyền sơn tĩnh điện ED được vận hành tự động, trang bị hệ thống kiểm soát thông số kỹ thuật hiện đại Dây chuyền sơn màu sử dụng công nghệ sơn ướt (wet on wet) với hệ thống cấp sơn tự động đáp ứng yêu cầu đa dạng về các màu sơn cao cấp theo yêu cầu của khách hàng

Dây chuyền lắp ráp được đầu tư hoàn toàn mới với băng chuyền tự động và xe tự hành (AGV) cấp phát vật tư, linh kiện một cách chính xác theo kế hoạch sản xuất

Sản phẩm trước khi xuất xưởng được kiểm tra nghiêm ngặt theo yêu cầu của Tập đoàn Kia Motors - Hàn Quốc và kiểm tra trên đường thử có chiều dài 2,4 km, mô phỏng đầy đủ các địa hình thực tế, đáp ứng các quy định hiện hành

Nhà máy áp dụng hệ thống điều hành sản xuất trên nền tảng số hóa, kết nối với các dây chuyền sản xuất tự động, đúng với tinh thần của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hướng đến hình thành nhà máy thông minh

Cùng với nâng cấp dây chuyền sản xuất, chúng tôi cũng xây dựng văn phòng làm việc mới, showroom trưng bày xe theo tiêu chuẩn nhận diện thương hiệu Kia Motors toàn cầu SI 2.0 (Space Indentity 2.0) và sân vườn có diện tích 1,5 ha với tiểu cảnh bên trong khuôn viên nhà máy, hài hòa với quy hoạch tổng thể của Khu công nghiệp nhằm tạo không gian làm việc xanh, sạch và thân thiện với môi trường

Nhà máy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế IATF 16949, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 đảm bảo đáp ứng điều kiện xuất khẩu sang các nước khu vực ASEAN

Trang 15

Trang 6

Nhà máy Thaco Kia sẽ sản xuất đầy đủ các phân khúc sản phẩm xe du lịch Kia có chất lượng tương đương với xe Kia được sản xuất tại Hàn Quốc, đồng thời nghiên cứu phát triển các tính năng và phụ kiện theo xe nhằm đáp ứng yêu cầu riêng biệt của khách hàng THACO cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang các nước trong khu vực, mang đến cho khách hàng những sản phẩm xe du lịch với chất lượng và giá cả tốt nhất

1.5 Các phòng ban của nhà máy

Hình 4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy THACO KIA

Phòng sản xuất: Sản xuất theo quy trình, đảm bảo năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu bán hàng

Phòng kỹ thuật: Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất lắp ráp từ đối tác Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất; Tổ chức sản xuất hàng loạt theo hồ sơ kỹ thuật sản phẩm; Quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật

Phòng nghiệp vụ: Kiểm soát đặt hàng linh kiện; Lập và quản trị kế hoạch sản xuất – giao xe theo đặt hàng của Công ty phân phối; Quản trị chi phí sản xuất, gia thành sẩn phẩm phải đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy; Quản lý nhân sự; Thực hiện các nghiệp vụ hành chính (ATLĐ, PCCN, Môi trường,…)

1.6 Giới thiệu về bộ phận bảo trì thiết bị

Trang 16

Trang 7

Trong hoạt động sản xuất công nghiệp liên tục diễn ra hàng ngày, không thể thiếu được sự phối hợp giữa hoạt động động sản xuất và hoạt động bảo trì thiết bị Bộ phận bảo trì thiết bị được thành lập với vai trò đảm bảo cho thiết bị sản xuất trong nhà máy được luôn được vận hành trong tình trạng tốt

Vai trò của bảo trì thiết bị công nghiệp

Tăng hiệu suất hoạt động của máy móc: Vòng đời của máy móc thường đi qua 5 giai đoạn: vận hành – hỏng hóc – sửa chữa – vận hành – loại bỏ/thay thế Thế nhưng, nếu thực hiện tốt việc bảo trì thiết bị thì hiệu suất làm việc của máy móc sẽ được nâng

cao, đồng thười giảm tối đa thời gian chết do hỏng hóc, sửa chữa

 Kéo dài tuổi thọ máy móc: Bảo trì thiết bị thường xuyên giúp nâng cao tuổi thọ làm việc của máy móc Các vấn đề phát sinh hoặc các lỗi trong quá trình vận hành được phát hiện sớm và khắc phục Từ đó, ngăn chặn các lỗi nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến

cả dây chuyền hoạt động

Đảm bảo an toàn: Bảo trì thiết bị giúp sớm phát hiện và giải quyết vấn đề của máy móc trước khi gánh hậu quả đáng tiếc Máy móc được vận hành theo đúng quy

chuẩn, an toàn và chất lượng, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động xảy ra

Phương pháp bảo trì thiết bị công nghiệp

Bảo trì phục hồi: Phương pháp bảo trì thiết bị không được thực hiện cho tới khi

máy móc bị hư hỏng, bắt buộc phải sửa chữa, phục hồi Thông thường phương pháp này chỉ áp dụng trong các cơ sở sản xuất nhỏ và các nhà máy hoạt động không có tính dây

chuyển

Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu Tuy nhiên, về lâu dài máy móc không được bảo trì khi gặp trục trặc thì chi phí sửa chữa rất cao cũng như làm gián đoạn lịch sản xuất Tệ hơn nữa là doanh nghiệp có thể phải thay thế máy mới do lỗi không khắc phục được

Bảo trì phòng ngừa: Bảo trì phòng ngừa hay còn gọi là bảo trì ngăn ngừa là

phương pháp sử dụng bất kỳ hành động để kéo dài tuổi thọ của máy móc, giảm thiểu các hư hỏng đáng tiếc trước thời hạn Phương pháp bải trì thiết bị này dựa trên độ tin cậy các thành phần của thiết bị Dữ liệu được sử dụng để phân tích nguyên nhân gây hư

Trang 17

Trang 8

hỏng và cho phép kỹ sư bảo trì xác định chương trình bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị

đó

Bảo trì cơ hội: Bảo trì cơ hội là phương pháp bảo trì thiết bị được thực hiện khi

nhà máy không sản xuất hoặc bảo trì ngoài ca sản xuất Phương pháp này thường áp dụng nhiều trong các nhà máy làm việc không liên tục Để thực hiện bảo trì thiết bị theo bảo trì cơ hội các hiệu quả thì bộ phận bảo trì cần nhờ đến sự hỗ trợ của bộ phận sản xuất để đồng nhất thời gian sản xuất và bảo trì, không làm dây chuyền sản xuất bị ảnh

hưởng

Bảo trì dựa trên tình trạng: Bảo trì dựa vào tình trạng là phương pháp được

thực hiện căn cứ vào các dữ liệu thu được từ hệ thống cảm biến Dựa vào các thông số dữ liệu thiết bị được theo dõi, các kỹ sư sẽ biết được tình trạng máy móc Từ đó, thực hiện bảo trì cần thiết trước khi các thiết bị hư hỏng Phương pháp hiện nay được áp dụng

khá phổ biến

Bảo trì dự đoán: Bảo trì dự đoán thu thập dữ liệu, thông số quan trọng cần được

kiểm soát và phân tích nhằm tìm ra 1 khuynh hướng có thể thay đổi Điều này giúp kiểm soát các gia trị đạt hoặc vượt quá ngưỡng quy định Nhân viên bảo trì có thể lên kế hoạch dựa vào điều kiện vận hành, các thành phần cần thay thế hoặc sửa chữa Phương pháp này giúp tối đa tuổi thọ của thiết bị và tối ưu hóa quá trình vận hành trong sản xuất Bảo trì dự đoán bắt buộc cần đến nhân viên bảo trì trình độ cao, có kinh nghiệm trong việc

dự đoán trước các khả năng hư hỏng của thiết bị

Hình thức bảo trì thiết bị công nghiệp

Bảo trì thiết bị sống còn: Là những thiết bị chịu trách nhiệm chính trong việc

tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo tính an toàn sẽ được bảo trì phòng ngừa hoặc

bảo trì theo tình trạng

Bảo trì thiết bị quan trọng: Các thiết bị này có ảnh hưởng đến dây chuyền

nhưng chỉ mang tích dự phòng.Do đó, chỉ nên bảo dưỡng theo tình trạng và lên kế hoạch

sửa chữa khi có dấu hiệu hư hỏng

Bảo trì thiết bị phụ trợ: Các thiết bị này không quá quan trọng và không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất nên có thể áp dụng phương pháp bảo trì phục hồi

Trang 18

Trang 9

Bảo trì toàn bộ nhà máy: Để bảo trì toàn bộ nhà máy thì cần phải có thời gian

Đây là cơ hội để xử lý toàn bộ những thiết bị hư hỏng còn tồn động trong các lần bảo trì

định kỳ

Trang 19

Trang 10

Chương 2: THIẾT BỊ HỖ TRỢ SẢN XUẤT 2.1 Cánh tay máy nâng kính trần Dalmec (max 50kg)

Hình 5 Kết cấu khớp tay nâng Hình 6 Hình dạng hút chi tiết hít kính

Giới thiệu

Dalmec là nhà chế tạo hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cánh tay robot nâng hàng Việc coi trong an toàn được đặt lên hàng đầu trong tất cả các sản phẩm cánh tay robot nâng hàng Dalmec

Với đầu công tác có thể điều chỉnh được, cánh tay robot nâng kính của hãng Dalmec có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng nâng hạ hàng hóa khác nhau Với tải trọng nâng tối đa lên đến 50kg, bán kính làm việc 3250mm và chiều cao nâng 1200mm, các cánh tay robot nâng hàng Dalmec chuyên dùng cho các ứng dụng lắp cửa

Với thiết kế dạng Micropartner overhead trolley mounted (treo ngược), nhà máy Thaco Kia đã ứng dụng thiết bị này trong việc lắp kính trần sử dụng cho mẫu xe Kia Sorento

Chú ý:

Đảm bảo áp suất khí nén của hệ thống từ 0,6 – 0,7 MPa

 Di chuyển máy đến vị trí thuận lợi và phanh lại nếu không sử dụng nữa

 Khi có dấu hiệu bất thường về mặt cấu tạo (khớp nối, kết cấu), khí nén thì không được sử dụng

Trang 20

Trang 11  Không tự ý thay đổi thông số, kết cấu

 Vệ sinh sạch sẽ và bao bọc chụp chân không lại khi không sử dụng

Hình 7 Cấu tạo chi tiết cánh tay nâng Dalmec

Quy trình vận hành

1 Vặn nút “4” cùng chiều kim đồng hồ để mở phanh tay máy 2 Di chuyển tay máy đến vị trí của kính

3 Nhấn nút “3” hoặc “9” để hít kính

4 Khi kính được hít vào chắc chắn  Đèn báo “2” sẽ sáng 5 Điều chỉnh tải cho phù hợp với trọng lượng kính bằng nút “8”

Cùng chiều kim đồng hồ  Tăng trọng lượng Ngược chiều kim đồng hồ  Giảm trọng lượng 6 Xoay kính trần bằng nút “5”

7 Di chuyển kính vào vị trí cần lắp 8 Lắp kính vào vị trí đã xác định

Trang 21

Trang 12

9 Sử dụng chế độ đè kính trần bằng nút “7”

10 Nhấn đồng thời 2 nút “1, 10” hoặc “6, 11” để nhả kính 11 Nhấn nút “4” để phanh tay máy nếu không sử dụng

2.2 Cánh tay máy nâng Tablo Dalmec (max 90kg)

Hình 8 Công nhân đang thực hiện lắp tablo với tay máy Dalmec

Giới thiệu

Cùng với thiết kế Micropartner overhead trolley mounted (treo ngược), nhà máy Thaco sử dụng thiết bị đến từ Dalmec với kết cấu dạng kẹp để nâng và di chuyển tablo đến vị trí lắp đặt trong khoang nội thất ô tô

Quy trình vận hành

1 Vận hành “1” để mở phanh tay máy

2 Vận hành “2” để mở phanh khung trượt tay máy 3 Di chuyển tay máy đến vị trí Tablo

4 Định vị chốt kẹp tay máy vào tablo bằng “2” 5 Nhấn nút “6” để kẹp chặt tablo

6 Đèn báo “5” sẽ sáng nếu đã kẹp chặt an toàn 7 Điều chỉnh tải cho phù hợp bằng núm xoay “9”

Cùng chiều kim đồng hồ  tăng tải Ngược chiều kim đồng hồ  Giảm tải

8 Di chuyển tablo vào body xe, điều chỉnh góc xoay tablo bằng nút “7” 9 Lắp tablo vào body xe

Trang 22

Trang 13

10 Nhấn đồng thời tổ hợp nút “’8, 10” để tháo tay máy ra 11 Di chuyển tay máy đến vị trí thuận lợi cách xa body

12 Sử dụng đồng thời 2 nút “1, 2” để khóa tay máy lại nếu không sử dụng

Hình 9 Công nhân đang đưa tay máy về vị trí an toàn sau khi sử dụng

Chú ý:

Đảm bảo hệ thống khí nén cho máy từ 0,6 – 0,7 MPa  Khóa tay máy vào vị trí an toàn khi không sử dụng

 Nếu có bất thường về mặt cấu tạo, khí nén  Không được sử dụng tay máy Không được tự ý thay đổi kết cấu, thông số  Nếu muốn thay đổi phải báo lại cho bộ phận kỹ thuật

 Sử dụng chốt kẹp Tablo phù hợp với từng loại xe

2.3 Hệ thống siết lực (khí nén) Desoutter

Giới thiệu

Được thành lập vào năm 1914 tại Pháp, Desoutter đã nhanh chóng dẫn đầu thế giới về thiết bị hỗ trợ siết lực Nhà máy Thaco Kia sử dụng sản phẩm Desoutter đặt hàng riêng theo nhu cầu của Nhà máy để hỗ trợ lắp bu lông xương cầu trước – xương cầu sau đúng với yêu cầu lực của nhà thiết kế

Quy trình vận hành

Trang 23

Trang 14 1 Bật công tắc nguồn “1”

2 Nhấn vào biểu tượng “2” để chọn giá trị lực

3 Nhấn vào “3” để chọn số thứ tự tương ứng với giá trị lực siết cho từng dòng xe

4 Nhấn “4” để lưu lại giá trị 5 Lắp đầu tuýt vào súng

6 Nhấn vào nút “5” để mở phanh và di chuyển súng

7 Nhấn công tắc trên súng để siết bu lông, đai ốc cho đến khi đèn xanh báo hiệu

8 Di chuyển máy về vị trí ban đầu, nhấn nút “6” để phanh lại 9 Shut down máy, nhấn nút “1” để tắt máy khi không còn sử dụng

Hình 10 Công nhân đang vận hành máy siết lực Desoutter

Chú ý:

 Tắt bộ điều khiển trước khi tháo súng siết lực  Không tự ý thay đổi thông số

 Luôn kiểm tra và theo dõi các thông số của máy

Trang 24

Trang 15

2.4 Máy sạc gas lạnh Heshbon

Giới thiệu

Để tối ưu cho quá trình sản xuất cũng như tạo thuận tiện cho công nhân trong quá trình lắp ráp ô tô Nhà máy Thaco đã trang bị máy sạc gas lạnh đến từ thương hiệu Heshbon Hàn Quốc để hỗ trợ quá trình sạc gas cho hệ thống điều hòa mới của xe được hiệu quả với loại gas được sử dụng đi kèm là R-134A

4 Chọn loại xe theo bảng thứ tự để tính thời gian hút chân không 5 Bấm start và bắt đầu chờ máy hút chân không

6 Khi máy hiện “Completed” bấm finish để kết thúc quá trình 7 Bấm 1 lần phím “Finish” để vào chế độ chọn sạc gas lạnh

Trang 25

10 Khi máy báo “work completed” bấm nút “finish” để kết thúc công việc 11 Xoay 2 đầu cắm gas lạnh xanh và đỏ ngược chiều kim đồng hồ và nhấc lên  Kết thúc công việc nạp gas lạnh

Chú ý:

 Cần đảm bảo thực hiện đúng thứ tự từ hút chân không đến nạp gas lạnh  Quá trình hút cần giữ yên cho đến khi máy báo hoàn thành

 Khi có hiện tượng rò rỉ gas trên đường ống, cần phải nhanh chóng dừng sạc gas lại và báo với tổ trưởng để khắc phục sự cố

Không được chọn nhầm khối lượng gas nạp cho các loại xe

 Cuối giờ làm cần khóa đường ống gas lạnh lại và tắt máy nếu đã không còn sử dụng

2.5 Máy châm dầu thắng và nước làm mát Jaeil 2.5.1 Giới thiệu

Hình 12 Tem sản phẩm Jaeil

Trang 26

Trang 17

Trong quá trình lắp ráp và sản xuất ô tô, một trong những thiết bị không thể thiếu đó là máy châm dầu phanh và nước làm mát Nhà máy lắp ráp Thaco Kia đã đưa vào sử dụng thiết bị hỗ trợ công nghiệp này đến từ tập đoàn Jaeil Laboratiories, inc từ năm 2007 Với mục đích đưa vào sử dụng để hỗ trợ việc nạp mới dầu phanh và nước làm mát nhanh hơn cũng như nâng cao hiệu quả trong quá trình lắp ráp sản phẩm của nhà máy

2.5.2 Cấu tạo của hệ thống

Bên ngoài của máy được cấu tạo như một tủ điện thông thường; bên trên được trang bị 2 màn hình trung tâm và hệ thống các nút nhấn điều khiển hệ thống Bên trong tủ là một hệ lập trình PLC bao gồm CPU và các thiết bị tiếp nhận Input/Output Bên cạnh máy được trang bị 2 hộc đựng súng châm dầu và nước mát, bên trên đó có trang bị thêm cảm biến quang giúp máy xác định được thời điểm người công nhân tác động vào súng để tiến hành cho việc đưa input về vi điều khiển để xử lí chương trình tiếp theo

+ Màn hình bên phải dùng để theo dõi dữ liệu cũng như cài đặt thông số về thời gian châm dầu/nước, áp suất hút chân không để tiện theo dõi các thông số làm việc cũng như báo lỗi để người vận hành máy có thể nắm bắt kịp thời

+ Màn hình bên trái là bộ phận điều khiển của hệ thống kích hoạt phanh ABS Đây là thiết bị đến từ công ty Jastec với tên mã là AC189 Thiết bị này hộ trợ cho việc nạp dầu phanh một cách hiệu quả hơn và đồng đều hơn đến 4 bánh xe

+ Bên trên là nơi nối 2 ống (1 nạp dầu thắng – 1 nạp nước làm mát) từ trong vị trí tủ máy trung tâm ra ngoài Hai ống này được cấu tạo như “ruột gà” giúp công nhân dễ dàng di chuyển

+ Thiết bị được kết nối trực tiếp đến dòng điện 3 pha tại nhà máy Với hiệu điện

Hình 13 Cấu tạo bên ngoài của thiết bị

Trang 27

Trang 18

thế của nguồn điện là 340V, và nguồn 24V cung cấp nhỏ đến từng hệ thống trong thiết bị

Vi xử lí trung tâm

Hình 14 Bộ vi điều khiển PLC Siemens S7-300

Module CPU loại module có chứa bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ timer, counter, cổng truyền thông (RS485),… Và còn có một vài cổng vào ra số Các cồng vào ra số có trên module CPU được gọi là các cổng vào ra Onboard

Trong họ PLC S7-300 có nhiều loại module CPU khác nhau, được đặt tên theo bộ vi xử lý có trong nó như module CPU 312, module CPU 314, module CPU 315,…

Những module này khac nhau về cổng vào/ra onboard cũng như các khối hàm đặc biệt được tích hợp sẵn trong thư viện của hệ điều hành phục vụ việc sử dụng các cổng/vào ra onboard này được phân biệt với nhau trong tên gọi bằng cụm chữ cái IFM (Intergated Funtion Module) Ví dụ như CPU312 IFM, CPU314 IFM,…

Ngoài ra còn có các loại module CPU với hay cổng truyền thông, trong đó cổng truyền thông thứ hai có chức năng chính là phục vụ việc nối mạng phân tán Các loại module CPU này được phân biệt với các loại CPU khác bằng thêm cụm từ DP (Distributed Port) Ví dụ như CPU315-DP

Trang 28

Trang 19

Hình 15 Module nguồn (Power supply) có 3 loại với các thông số lần lượt là 2A, 5A và 10A

Các module mở rộng này được chia thành 4 loại chính bao gồm: + Module SM (Signal module): mở rộng cổng tín hiệu vào/ra

+ Module IM (Interface module): module có nhiệm vụ nối từng nhóm các module mở rộng lại với nhau thành một khối và được quản lí chung bới module CPU

Hình 16 Module mở rộng của thiết bị

Trang 29

Trang 20

+ Module FM (Function Module): module có chức năng điều khiển riêng Ví dụ: Module điều khiển stepper motor, servo, PID, …

+ Module CP (Communication Module): phục vụ việc truyền dữ liệu, liên kết giữa các module PLC với nhau hoặc giữa PLC với máy tính điều khiển

Module contactor và MCCB

Hình 17 MCCB 5A, 10A bảo vệ cho hệ thống bơm – hút chân không

MCCB có tên tiếng Anh là Moduled Case Circuit Breaker hay còn gọi là aptomat khối Trong nhà máy Thaco Kia sử dụng loại MCCB 3 pha trong hệ thống tủ điện thiết bị Công dụng:

+ Bảo vệ - chống quá tải của dòng điện trên giá trị định mức tồn tại lâu hơn mức bình thường

+ Bảo vệ mạng điện hệ thống và con người khi có các lỗi như ngắn mạch hoặc lỗi đường dây Khi phát hiện dòng điện cực cao sẽ bị gián đoạn ngay lập tức

+ Dùng để đóng, mở mạch điện áp thấp và bảo vệ đường dây tự động nếu xảy ra tình trạng quá tải hoặc ngắn mạch

+ MCCB còn sử dụng cho việc tắt hoặc bật mạch điện Dòng thiết bị điện này có

Trang 30

Trang 21

thể sử dụng cho mục đích đó trong trường hợp mạch điện không có công tắc thích hợp

Hình 18 Contactor cung cấp điện cho hệ thống máy bơm – hút chân không

Khởi động từ 3 pha (contactor) là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt dòng điện 3 pha trong mạch động lực Chúng được sử dụng chủ yếu trong hệ thống điện công nghiệp để bảo đảm an toàn, giảm thiểu cháy nổ do chập, cháy điện và bảo vệ các phụ tải cùng động cơ bằng cách kết hợp với mạch điều khiển phụ tải tự động

Bên cạnh các công tác được trang bị thêm đồng hồ đo điện áp Mục đích của việc trang bị đồng hồ đo điện áp như vậy để dễ dàng kiểm tra được giá trị điện áp hiện thời cũng như cho biết điều kiện an toàn để sử dụng thiết bị

Hình 19 Module bảo vệ chống ngắn mạch Circuit Protector PLC

CP PLC sử dụng là loại 1 pha Đây là loại thiết bị chuyển mạch loại tép, thường

Trang 31

Trang 22

đóng cắt định mức dòng cắt ngắn mạch thấp Nó được sử dụng trong hệ thống điện dùng để hạn chế tình trạng chập điện, rò điện gây nguy hiểm cho người sử dụng cũng như bảo vệ hệ vi xử lý PLC tránh bị hư hỏng do tình trạng quá dòng

Khay đựng súng bơm dầu và nước làm mát

Hình 20 Cảm biến vị trí của súng bơm

Vị trí này được trang bị 2 bên hông của tủ thiết bị Bên phải là vị trí của súng bơm nước làm mát và bên trái là vị trí của súng bơm dầu Trên mỗi khay đựng được trang bị một cảm biến quang (loại phản xạ) và một lỗ được khoét ở vị trí đối diện

Khi ta rút súng ra khỏi vị trí thì đã thực hiện một lệnh input gửi về để bắt đầu xử lí cho các chương trình phía sau

Hình 21 Vị trí đặt súng bơm dầu (súng bơm nước làm mát)

Súng bơm được làm từ vật liệu kim loại chống hoen gỉ Cấu tạo gồm có một bán

Trang 32

Trang 23

tay cầm, thân súng, nút ấn cũng như “3 râu kẹp” – để cố định vị trí miệng súng bơm với lỗ châm, cùng với các lỗ trên miệng súng với các chức năng khác nhau như: lỗ châm dầu, lỗ hút chân không, lỗ top-of…

Hình 22 Cấu tạo tổng thể súng bơm

2.5.3 Cảm biến quang

Đây là loại cảm biến có khả năng phát ra chùm tia sáng với tần số chiếu vào vật thể đang cần xác định Khi vật thể di chuyển, ánh sáng phản xạ sẽ trả về những giá trị thay đổi  những giá trị này biến thành những tín hiệu điện, nhờ những thay đổi điện áp này phản hổi về vi xử lý mà đưa đến các bước tiếp theo của chương trình

Cấu tạo

Cấu tạo cơ bản của cảm biến gồm 3 thành phần chính: + Bộ phát sáng

+ Bộ thu sáng

Trang 33

Trang 24 + Bo mạch xử lí tín hiệu điện

Cảm biến quang loại phản xạ hoạt động trên nguyên tắc phản quang Đầu thu quang và đầu phát đặt cùng phía với nhau Tia sáng phát ra đi qua thấu kính đập đến vật thể Trên vật thể sẽ có thước đo chia vạch phản quang và không phản quang đặt kế tiếp nhau Khi tia sáng gặp phải vạch phản quang thì phản xạ lại diode thu quang và chuyển đổi

điện áp đưa vào bộ xử lí

Hình 23 Nguyên lý làm việc của cảm biến quang

Cảm biến quang phản xạ độc lập, không cần một diode thu quang đơn lẽ nhưng đổi ngược lại khoảng cách cảm nhận thấp và chịu ảnh hưởng của ánh sáng đến từ nguồn khác

Bộ phát sáng: cảm biến hiện nay sử dụng chủ yếu là đèn LED Việc phát sáng này

sẽ diễn ra dưới dạng tần số (xung) Tần số này này được thiết kế với giá trị đặc biệt để bộ thu sáng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa giá trị mà LED đưa đến với ánh sáng khác từ bên ngoài như ánh sáng tự nhiên (ban ngày) hay ánh sáng nhân tạo (đèn

huỳnh quang)

Bộ thu sáng: bộ phận này được coi là một Phototransistor quang – có chức năng

tiếp nhận ánh sáng Bộ phận này sẽ cảm nhận ánh sáng tự phản xạ lại do LED phát ra và thu tín hiệu lại đưa về mạch xử lí

Mạch xử lí tín hiệu: mạch xử lí của loại cảm biến này sử dụng là ASIC

Trang 34

Trang 25

(Application Specific Intergated Circuit) đây là một mạch tích hợp các bộ phận bao gồm

mạch xử lý, bộ phận quang và chức năng của một vi mạch (IC)

Trong quá trình xử lí, mạch này sẽ biến đổi tín hiệu tỉ lệ (analog) từ transistor quang thành tín hiệu điện từ (digital) ON/OFF được khuếch đại Loại tín hiệu ở ngõ ra

thường sử dụng nhất là NPN, PNP,…

2.5.4 Hệ thống máy bơm và hút chân không

2.5.4.1 Động cơ hút chân không và bơm dầu phanh

Hình 24 Vị trí đặt máy bơm Hình 25 Thông số của máy bơm

Giới thiệu

Máy bơm hút chân không MVP 36 của Tập đoàn Woosung Hàn Quốc là dòng bơm hút chân không 2 cấp Máy sử dụng công nghệ hút chân không 2 tầng cánh giúp cho quá trình bơm hút chân không liên tục để tạo ra độ chân không sâu hơn các dòng bơm thông thường

Bơm sử dụng 2 buồng hút chân không nối tiếp nhau Không khí sẽ dược hút vào buồng bơm thứ nhất và sau đó được hút tiếp bởi buồng thứ hai, từ đó tạo ra độ hút chân không sâu hơn bình thường

Trang 36

Trang 27 Cấu tạo bên ngoài của máy bơm

Hình 26 Cấu tạo bên ngoài bơm Hình 27 Cấu tạo bơm khi nhìn từ phía sau

Công dụng

Hai máy hút – bơm chân không này có công dụng hút chân không trên đường ống dầu phanh theo chương trình đã cài đặt và nạp dầu phanh vào hệ thống phanh cho ô tô Bên cạnh đó máy bơm dự phòng (bên phải) còn có nhiệm vụ top – off Nhiệm vụ này dùng để ổn định mức dầu phanh theo đúng thông số kỹ thuật an toàn mà kỹ sư đã tính toàn

Hình 28 Cấu tạo kích thước tổng thể của bơm

Trang 37

Trang 28

Top – off: Khi dầu phanh được bơm tràn vào hệ thống đường dầu cũng như bình chứa, bơm sẽ bơm tràn qua mức max Sau khi hệ thống nhồi phanh (giả lập tín hiệu ABS Jastec) đã xác nhận xong nhiệm vụ, bơm top-off sẽ hút một lượng nhỏ dầu phanh ra lại để đảm bảo mực dầu luôn nằm ở mức cho phép.

2.5.4.2 Động cơ bơm dầu từ phuy vào bồn chứa

Hình 29 Vị trí đặt động cơ bơm dầu từ phuy vào bồn chứa

Giới thiệu

Để đảm bảo cho việc châm dầu phanh được thuận lợi hơn cũng như đảm bảo hệ thống làm việc liên tục thì tủ thiết bị còn trang bị thêm một máy bơm phụ; công dụng của máy bơm này dùng để bơm dầu từ phuy chứa bên ngoài vào bình chứa dầu bên trong để đảm bảo lượng dầu luôn ổn định

Động cơ được trang bị đến từ công ty Shin Myung Electric MFG CO.,LTD Động cơ là loại 3 pha không đồng bộ Công suất cho ra của động cơ là 0.75 kW ~ 1 HP Đây là loại động cơ 4P cho tốc độ vòng quay nằm trong khoảng từ 1400 rpm – 1500 Với mạng lưới điện trong nhà máy cung cấp đến bơm là 220V, và tần số hoạt động phổ tiến là 50Hz thì bơm được mắc dây theo kiểu tam giác để phù hợp với thông số mà nhà sản xuất đã đưa ra

Công dụng

Motor được lập trình đảm bảo cho việc khi dầu phanh đã được bơm từ bình chứa vào ô tô, thì bơm này sẽ đảm nhận vai trò bơm dầu từ phuy vào bình chứa để đảm bảo

Trang 38

Trang 29

sự ổn định cho theiets bị trong quá trình hoạt động Bên cạnh đó, bình chúa cũng có lọc tách ẩm, đảm nhiệm vai trò tách một phần nhỏ khí ẩm lọt vào dầu phanh luôn ở trạng thái tố nhất (đặc tính của dầu phanh là háo nước nên khi bơm vào hệ thống phanh trên ô tô thì phải đảm bảo dầu phanh không được chứa nước hoặc hơi ẩm)

Hình 30 Bơm dầu từ phuy vào bồn chứa

Bình chứa dầu được thiết kế có dạng hình trụ, bên trong và ngoài cấu tạo từ hợp kim chống rỉ cũng như hợp kim chống nhiệt Bình luôn đảm bảo áp suất hoạt động trong quá trình sử dụng

Hình 31 Bình chứa dầu

Trang 39

Trang 30

Hình 32 Bộ tách ẩm hơi nước

Bộ tách hơi ẩm có nhiệm vụ tách hơi nước ra khỏi dầu, đảm bảo cho dầu luôn ở trạng thái sạch Vì dầu phanh có tính háo nước nên nếu có nước lọt vào sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống phanh

2.5.4.3 Bộ lọc dầu tinh

Giới thiệu

Bộ lọc dầu tinh được gắn ở đầu ra của bơm trước khi đưa dầu phanh vào hệ thống Với đầu nối dạng KF25 phù hợp với đầu ra của bơm

Hình 33 Vị trí đặt lọc dầu tinh

Trang 40

Trang 31 Cấu tạo

Cấu tạo của bộ phận lọc dầu khá đơn giản bao gồm một lõi lọc tinh và một lõi lọc thô Cả một cụm lọc dầu này được liên kết với máy bơm bằng cổ dê siết chặt và gioăng cao su để làm kín

Mục đích của lọc dầu giúp loại bỏ được một số cặn bẩn còn sót lại trong dầu

Hình 34 Cấu tạo bên trong lọc dầu

Ngày đăng: 20/04/2024, 14:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w