Từ đó làm nảy sinh một loạt mâu thuẫn xã hội: mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc mới lên, có tiềm lực về kinh tế, nhưng lại không được tham gia chính quyền với lớp quý tộc cũ của nhà Chu đa
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU:
Không rõ từ bao giờ trong xã hội Việt Nam đã xuất hiện quan niệm
“Cha mẹ sinh con trời sinh tính” “Trời sinh tính” có nghĩa là “Tính” do
“Trời phú”, sinh ra đã có, mà không ai biết rõ căn nguyên của cái “Tính”
đó là từ đâu trong khi đó nó lại là yếu tố chi phối rất lớn đến con người với
tư cách là một cá thể trong xã hội và mọi lĩnh vực của đời sống con người
Sách Trung Dung ngay từ chương mở đầu đã xác định tầm quan
trọng bậc nhất của cái gọi là “tính” như sau: “Cái mà Trời phú cho gọi là tính Tuân theo với tính gọi là Đạo Tu dưỡng, học tập theo với Đạo gọi là giáo dục” (Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo”
“Thiên” hay “Trời” không phải lúc nào cũng chỉ về ông Trời hay đấng siêu nhiên nào đó “Thiên” hay “Trời” còn có nghĩa là “tự nhiên” chẳng hạn như
“thiên nhiên”, “thiên không”, “thiên thời”… Con người là tự nhiên, “tính” của con người cũng là tự nhiên James Legge dịch “tính” là “Nature” rất xác đáng , bởi “Nature” cũng có nghĩa là tự nhiên Nghĩa là cái gì đó “vốn có” (bản tính), tự nhiên, tồn tại trong mỗi con người tự nhiên
Triết học phương Tây thường quan tâm nhiều về quan hệ giữa con người và tự nhiên, cho nên vấn đề đặt ra là vấn đề thuộc về bản chất: con người là gì, khác với con vật như thế nào? Còn Triết học phương Đông thường quan tâm nhiều về con người và vì con người, cho nên cần làm rõ
“bản tính” (đạo đức – xã hội) “thiện”, “ác” của con người Thực ra “bản chất” và “bản tính” không phải là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau Do vậy
có người định nghĩa “bản tính” là biểu hiện của “bản chất”
Vấn đề đặt ra ở đây là bản tính tự nhiên của con người là gì? tồn tại
từ lúc nào? Thời điểm tồn tại có liên quan gì đến tính chất, giá trị của nó? Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi xin được đề cập và đi sâu vào trình
bày đề tài “Vấn đề bản tính con người trong Triết học Nho gia Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc”
Trang 2NỘI DUNG:
Chương I Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc
thời kỳ Xuân Thu – Chiến quốc (770-221 TCN)
Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại Trung Quốc đất đai rộng lớn, có hai con sông lớn Hoàng Hà và Trường Giang, là một trong những nước có nền văn minh hình thành sớm nhất và rực rỡ nhất trong lịch sử
Lịch sử Trung Quốc cổ đại bắt đầu từ khoảng cuối thiên niên kỷ thứ III TCN đến thế kỷ thứ III TCN, khi Tần Thủy Hoàng thống nhất hoàn toàn Trung Quốc, mở đầu thời kỳ phong kiến Nó được chia làm 2 thời kỳ lớn:
- Thời Hạ - Thương - Tây Chu : Từ khi hình thành nhà Hạ đến thế kỷ
IX TCN
- Thời Đông Chu: Từ thế kỷ VI TCN đến cuối TK III TCN
Triết học Trung Quốc có mầm mống từ lâu, nhưng thực sự nở rộ vào khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ III TCN dưới thời Đông Chu liệt quốc hay còn gọi là thời kỳXuân Thu – Chiến Quốc Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc là thời kỳ đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc, là thời kỳ biến đổi dữ dội, thời
kỳ quá độ từ xã hội phong kiến phân phong sang phong kiến tập quyền, nói theo thuật ngữ phương Tây là xã hội chiếm hữu nô lệ chuyển sang phong kiến kiểu phương Đông Đông Chu chia làm hai thời kỳ: Xuân Thu (722
-481 TCN) và Chiến Quốc (-481 – 221 TCN)
Về kinh tế - xã hội: Thời kỳ này, đồ sắt được sử dụng rộng rãi tạo nên bước cách mạng về công cụ sản xuất và binh khí Công cụ bằng sắt ra đời thay thế công cụ bằng đồng, bằng đá Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạn mẽ Bước đầu hình thành và phát triển thương nghiệp nên thành thị có cơ sở kinh tế tương đối độc lập
Các cuộc chiến thôn tính tranh giành nhau rất tàn khốc Thời Tây Chu có khoảng 1000 nước, đến thời Xuân Thu còn hơn 100 nước, trong đó đáng kể có 14 nước lớn Các nước không ngừng thôn tính nhau lẫn nhau, tự
Trang 3xưng là bá vương Theo sách Xuân Thu (sử nước Lỗ do Khổng Tử biên soạn) trong vòng 242 năm có 483 cuộc xuất binh giữa các nước Thời Xuân Thu có “ngũ bá” (5 nước thay nhau làm bá chủ) là Tề, Tống, Tấn, Tần, Sở Thời Chiến Quốc có “thất hùng” (7 nước lớn) là Tần, Sở, Yên, Tề, Triệu, Hàn, Ngụy
Đất đai trước thuộc nhà Vua, nay bị chiếm làm của tư Giai cấp quý tộc nhà Chu bị mất đất, mất dân, địa vị kinh tế bị sa sút, vai trò chính trị chỉ còn là hình thức
Từ đó làm nảy sinh một loạt mâu thuẫn xã hội: mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc mới lên, có tiềm lực về kinh tế, nhưng lại không được tham gia chính quyền với lớp quý tộc cũ của nhà Chu đang nắm chính quyền; mâu thuẫn giữa những người sản xuất nhỏ với quý tộc nhà Chu nói chung và mâu thuẫn trong nội bộ nhà Chu (giữa những người cấp tiến và những người bảo thủ…), xã hội biến động, chiến tranh loạn lạc liên miên, các mối quan hệ xã hội bị đảo lộn, trật tự xã hội cũng như luân lý đạo đức sụp đổ, cái cũ đã qua, cái mới chưa đến, lòng người chao đảo không biết đi về đâu
Có thể nói thời kỳ này xã hội có sự chuyển biến mạnh mẽ từ xã hội nô lệ sang xã hội phong kiến Đó là thời kỳ “Bá đạo lấn át vương đạo”, thời kỳ: Vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con Đạo đế vương mờ tối, người đời say đắm đường danh lợi, không ai muốn làm điều nghĩa nữa
Sự biến chuyển sôi sục đó đã làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội trong tương lai Và thời kỳ này được gọi là thời
kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng) Nhiều nhà tư tưởng muốn trình bày quan điểm của mình, phê phán trật tự xã hội cũ, đề ra mẫu hình xã hội tương lai Do đó đã sản sinh các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái Triết học khá hoàn chỉnh
Trang 4Trung Quốc thời kỳ này có 9 hệ thống triết học chính xuất hiện: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm Dương gia, Danh gia, Nông gia, Tung hoành gia, Tạp gia (có thuyết còn cho có thêm trường phái Tiểu thuyết gia) Các trường phái này được hình thành vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc và được bổ sung hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử, tồn tại suốt trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Trung Quốc cho tới thời cận đại Đặc điểm chung nổi bật của tất cả các trường phái là luôn lấy con người và xã hội làm trung tâm của sự nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội
Chương II Những quan điểm cơ bản về bản tính con người
trong Triết học Nho gia thời Xuân Thu – Chiến Quốc
Vấn đề bản tính con người: thiện hay ác là một trong những vấn đề căn bản của đạo Nho Điều đó cũng dễ hiểu Một khi coi sự giáo hóa con người là quan trọng hơn cả đối với cá nhân, gia đình, xã hội, một khi đã muốn dùng nó để lập lại trật tự trong xã hội, nghĩa là coi chính trị và giáo dục là một, thì không thể không xét đến cái tính của con người Tùy quan niệm của mỗi nhà Triết học Nho gia về cái tính hay nói cụ thể hơn là bản tính con người, cho rằng bản tính con người thiện hay ác, hay không thiện không ác, hay cả thiện cả ác… mà phương pháp giáo dục cá nhân, trị dân của mỗi người có sự khác nhau Chẳng hạn nếu coi bản tính con người là tính thiện thì chỉ cần khuyếch sung cái thiện đó là đủ, còn nếu coi là cái ác thì cần ngăn diệt cái ác đó Qua đó ta thấy ít nhất đã có hai phương pháp giáo hóa khác hẳn nhau, thậm chí là trái ngược nhau: một trong lễ nhạc, một trong hình pháp
Vấn đề về tính đã được coi là lý thuyết, là vấn đề căn bản thì việc hầu hết nhà Nho nào cũng đem ra bàn là lẽ tất nhiên Từ rất lâu trong lịch sử Trung Hoa đã xuất hiện phạm trù “Tính” và trong giai đoạn trăm nhà đua tiếng, bách gia chư tử thì mỗi nhà Triết học, mỗi trường phái Triết học lại luận bàn về “Tính” với những quan điểm khác nhau và thông qua những quan
Trang 5điểm này mà mỗi người đã lý giải bản tính con người cũng không giống nhau Mạnh Tử đề xuất “Tính” là “Thiên chi giáng tài” (tài trời cho), Tuân Tử cho rằng Tính là “bản thủy tài phác” (tố chất nguyên sơ còn chất phác) của con người Đạo gia Trang Tử đề xuất “Tính” là “Sinh chi chất” (chất của Sinh); Cáo Tử cho rằng “Sinh chi vị Tính” (sinh gọi là Tính), Hàn Phi Tử của Pháp gia lại đưa ra “Tính” là “Thiên Tính” của con người Đồng thời cùng với việc đưa ra một quy định chung cho nội hàm “Tính”, mỗi nhà Triết học, mỗi trường phái Triết học đều cố gắng thông qua “Tính” để tìm hiểu nhân tính, tìm hiểu về bản chất của con người theo mỗi hướng khác nhau
Phạm trù “Tính” và tư tưởng “Tính” trong Triết học Trung Quốc đầu tiên được đào sâu tìm hiểu và phát triển trong Nho gia Nho gia thời Tiên Tần bàn về “Tính” nặng về nhân tính Người đặt nền móng, vị tổ sư của Nho giáo là Khổng Tử (551- 479 TCN) Vì vậy, Nho giáo cũng được gọi là Khổng giáo Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN dưới thời Xuân Thu Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện, phát triển và có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và các nước lân cận Người sáng lập Nho gia Khổng Tử đề xuất “Tính tương cận”, sau đó phát triển thành tính thiện của Mạnh Tử và nhân tính ác của Tuân Tử
2.1 Quan điểm về bản tính con người trong Triết học Khổng Tử
Khổng Tử (551- 479 TCN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ (nay là thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông) Tổ tiên trước kia là Khổng Phòng Thúc vốn dòng dõi quý tộc nước Tống, con cháu sau khi sa sút chạy sang nước Lỗ Lớn lên trong cảnh bần hàn song Khổng Tử rất siêng năng, học giỏi Ông suốt đời tự học, đi đâu cũng học, thấy cái gì không hiểu hỏi ngay, đi với ai cũng có thể học người đó Cuộc đời ông chủ yếu là dạy học và soạn sách, có một thời gian làm quan Khổng Tử là người khai tổ của Chư Tử, được tôn vinh là “chí
Trang 6thánh tiên sư, vạn thế sư biểu” – người thầy cực kỳ tài giỏi, tiêu biểu của muôn đời
Trong Nho gia thời Tiên Tần, Khổng Tử là người luận bàn về “Tính”
sớm nhất Trong Luận ngữ Khổng Tử đã hai lần bàn về “Tính”, tuy tương đối
đơn giản nhưng có tính sáng tạo Khổng Tử cho rằng: “thiên mệnh chi vị tính” – trời ban cho con người thiên tính Bản tính của con người theo Khổng Tử là tính tự nhiên trời phú cho, sinh ra đã có Bản tính đó “Con người ta hết thảy đều giống nhau Nhưng bởi nhiễm thói quen, nên họ thành ra khác xa nhau – Tính tương cận, tập tương viễn dã” Ông cho rằng bản tính của con người là giống nhau, không có sự khác biệt cơ bản Sự khác biệt thiện ác, trí ngu của con người là do hậu thiên tập nhiễm mà hình thành Con người với tư cách là một sinh linh có trí tuệ khác với gỗ đá, cầm thú, nhân tính khác với “tính” của
gỗ đá, cầm thú So sánh với tính của gỗ đá, cầm thú thì nhân tính là phổ biến tương cận như nhau “Tính tương cận” là phân loại trừu tượng rút ra từ đặc tính bản chất nội tại của con người
Bản tính con người thể hiện trong một loạt các đức tính trong đời sống con người, được phản ánh trong hệ thống các phạm trù đạo đức của Khổng Tử như: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, trung, hiếu, kính, đễ… được thể hiện trong mẫu người lý tưởng, toàn trí toàn đức Những phạm trù đạo đức phản ánh những đặc tính của con người theo Khổng Tử không tách rời nhau, tạo thành hệ thống hữu cơ trong Triết học đạo đức nhân sinh của Khổng Tử Trong các phạm trù đạo đức của Triết học Khổng Tử, phạm trù
“nhân” là trung tâm bởi nó chỉ là cái bản chất nhất trong bản chất của con người, được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người thông qua “lễ”, “nghĩa”, nó quy định những quan hệ giữa người với người
từ trong gia đình đến bên ngoài xã hội
Thông qua những quan điểm về bản tính con người, hình mẫu lý tưởng theo Khổng Tử đó là quân tử Đường đi của người quân tử là học để
tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ Tiểu nhân cũng phải học song cái
Trang 7học của tiểu nhân là để phục dịch và tuân lệnh kẻ cầm quyền Để đánh giá người nào đó thuộc loại quân tử hay tiểu nhân, đòi hỏi phải quan sát hành động và thái độ của họ Mẫu hình con người lý tưởng, việc phân hóa xã hội thành quân tử và tiểu nhân phản ánh đậm nét thái độ của Khổng Tử đối với việc lựa chọn hình mẫu về con người của ông Nhân tính là trời sinh, nhưng tinh thần đạo đức của con người lại có thể thông qua thực tập thực hành mà tạo ra được Về phương diện này, then chốt ở “tập” “Tập” mà Khổng Tử nói không phải là hàng ngày dỏng tai mở mắt nghe nhìn, mà quan trọng hơn nữa là học tập đạo lý một cách có mục đích Do sở tập khác nhau, cho nên con người vừa có thể làm thiện cũng có thể làm ác, vừa có thể làm quân tử, cũng có thể làm tiểu nhân
Khổng Tử cho rằng con người có “Tính tương cận” nhưng đồng thời thừa nhận con người có tính thiện ác Trong tư tưởng của Khổng Tử,
“thượng trí” hàm ý thiện, “hạ ngu” hàm ý ác Hai loại người cực đoan này không thể thay đổi chuyển hóa, người học tập đạo đức bỏ ác hướng thiện là đại đa số, chỉ thông qua học tập giáo dục mới có thể trở thành người quân
tử nhân đức, đó là mục tiêu giáo dục của Khổng Tử
Khổng Tử là người tiên phong trong việc đề xuất tìm hiểu nhân tính con người, tách riêng con người ở một khía cạnh cụ thể chứ không đan xen vào yếu tố duy tâm như xã hội trước Tuy nhiên, Khổng Tử đề xuất mệnh
đề “Tính tương cận, tập tương viễn” mà chưa triển khai cụ thể, từ đó dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau của các nhà Nho về sau về vấn đề bản tính con người Có người cho rằng, bản tính con người vừa thiện vừa ác, lại có người cho rằng bản tính con người không thiện cũng không ác Song nổi bật nhất là hai quan niệm đối lập nhau của Mạnh Tử và Tuân Tử
2.2 Quan điểm về bản tính con người trong Triết học Mạnh Tử
Mạnh Tử (372 - 289TCN) tên là Mạnh Kha, người nước Trâu (nay là huyện Trâu Tỉnh, Sơn Đông), con cháu đời sau của dòng họ Mạnh Tôn quý
Trang 8tộc nước Lỗ Mạnh Tử cố gắng học tập Khổng Tử và phát triển thêm tạo thành thuyết Khổng Mạnh Đời ông cũng như Khổng Tử, cùng học trò đi chu du thiên hạ, giảng đạo nhân nghĩa cứu đời, nhưng không được trọng dụng Đánh giá về học thuyết Khổng Mạnh, Trình Di thời nhà Tống viết
“Kẻ đi học nên lấy sách Luận ngữ và Mạnh Tử làm cốt Đã biết được hai
bộ sách ấy thì không cần phải học Ngũ Kinh cũng rõ được đạo thánh hiền”.
Từ Triết học vừa duy vật vừa duy tâm của Khổng Tử, Mạnh Tử đã phát triển theo hướng duy tâm và đẩy lên đỉnh cao Mạnh Tử cho rằng, trời
là đấng tối cao sáng tạo, chi phối muôn loài muôn vật Giới tự nhiên cũng như xã hội đều do ý chí và quyền uy của trời quyết định Trời có thể thưởng người hiền phạt kẻ ác Con người ta phải tuyệt đối phục tùng mệnh trời
Với thế giới quan duy tâm, Mạnh Tử xây dựng thuyết “tính thiện”, một thành tựu đặc sắc trong sự phát triển tư tưởng Trung Quốc Mạnh Tử
đã đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở nhân học của Khổng Tử, ông là người đầu tiên đề cập đến vấn đề cá nhân, vấn đề nhân tính một cách có
hệ thống và cụ thể Cũng giống như Khổng Tử, Mạnh Tử cũng cho rằng bản tính con người là do trời phú nhưng khác với Khổng Tử, Mạnh Tử khẳng định rằng “bản tính con người vốn là thiện”, khẳng định “thiên tính” – tính thiện trời cho Ông nói rằng, tính ở đây không hiểu theo cách thông thường gọi là nết như thảo hiền, chăm làm, lười biếng hay cáu gắt mà là thiên tính Nhiều học giả cho rằng, Mạnh Tử đã bắt đầu từ bình diện tâm lý, xã hội thời kỳ sơ khai của con người để lý giải đạo đức con người Tính thiện là một bước tiến của xã hội con người Con người “tách” khỏi động vật bằng tính thiện xã hội – tự nhiên Con người là tự nhiên, tính người cũng là cái
tự nhiên Tính người hay “lương tri”, “lương năng”… là cái có sẵn ở mỗi con người, không liên quan gì đến học tập hay giáo dục
Ông lý giải “tính thiện” của con người được thể hiện qua bốn đức tính lớn là nhân, nghĩa, lễ, trí Bốn đức tính đó bắt nguồn từ “Tứ đoan”:
Trang 9lòng trắc ẩn (biết thương người), lòng tu ố (biết thẹn), lòng từ nhượng (biết cung kính) và lòng thị phi (biết phân biệt phải trái) Đây là những đoan mà sinh ra con người đã có, tứ đoan là bốn đầu mối của thiện gọi là thiện đoan,
là cái chất cố hữu của con người như mầm cây trong hạt giống vậy Nếu con người biết nuôi dưỡng thiện đoan thì thành thánh nhân không khó, còn nếu đánh mất thiện đoan, để nó mai một, suy tàn thì con người trở nên nhỏ nhen, không khác gì cầm thú
Bản tính của con người là thiện theo ông còn vì “tính là cái chung, cái bản chất của một loài” Loài người có nhiều điểm giống nhau, trước hết
là tài chất, bản năng thiện do trời phú, sau đó là các quan năng để nhận biết tốt xấu, thị phi… với tài chất và quan năng ấy, ai cũng có sẵn mầm thiện và đều có thể trở thành thiện Ông cũng cho rằng, bản tính con người là
“thiện” vì trong mỗi con người đều có cái tâm, tâm là nguồn gốc của tính thiện trời phú cho con người để hiểu biết, ứng đối với vạn vật, vạn sự
“Thấy một đứa trẻ rơi xuống ao, ai cũng phải lo lắng xót thương mà lao xuống cứu vớt nó ngay, đâu phải vì mong cầu thân với cha mẹ nó, đâu phải muốn được bạn bè khen, đâu phải sợ bị chê cười Do vậy mà xét sự xót thương là vốn có, nếu không có xót thương (lương tâm) thì không phải là người, phân biệt người với cầm thú” (Công Tôn Sửu thượng) Vậy nên, người có tính ấy ắt có tâm ấy, tâm với tính là một “Hễ biết rõ cái tâm của mình thì biết rõ cái tính của mình, biết rõ cái tính của mình thì biết rõ cái tính của trời vậy” Mạnh Tử cho rằng khi tận tâm tính của mình, con người
có thể hiểu được trời, hiểu rõ đạo lý, nhân nghĩa vì tâm vốn có “lương năng” và “lương tri”
Mạnh Tử cũng thấy được tác động hai chiều của xã hội, ông cho rằng “tính thiện”, “lương tri” là cái bắt đầu của con người, của xã hội con người nhưng cái xã hội lại sẵn sàng đánh mất tính thiện hay lương tri đó Mạnh Tử giải thích “tính ác” của con người không phải ai khác mà chính là
do xã hội, do cái bên ngoài tạo ra “Tính thiện” của con người không phải
Trang 10nhất thành bất biến, khi ngoại cảnh tác động vào, người ta có thể đánh mất cái cố hữu của mình mà sa vào đường bất thiện Ví dụ như con suối ở đầu nguồn nước trong, càng chảy về xuôi càng xa bao nhiêu thì càng đục bấy nhiêu Như vậy, “thiện” là bản tính tự nhiên của con người, không do con người tạo ra, còn “ác” có thể xem là bản tính xã hội “Ác” hay “thiện” đều được Mạnh Tử xem là bản tính con người
Tuy khẳng định “tính thiện” là cái có sẵn ở mỗi con người, không liên quan gì đến học tập hay giáo dục song Mạnh Tử cũng cho rằng để bảo tồn và phát triển tâm tính, chí khí của con người cần có sự tu dưỡng, rèn luyện, giáo dục đạo lý cho mọi người, nhất là những kẻ làm vua, bậc quân
tử “Cái bản tính của con người giống như bản tính của nước là chảy vào chỗ trũng Không một người nào sinh ra tự nhiên bất thiện mà cũng không một thứ nước nào sinh ra tự nhiên chảy ngược dòng Song nếu như bị đắp đập ngăn bờ thì nước sẽ tràn cả núi, cũng vậy, nếu bị vật dục che lấp thì bản tính vốn lành sẽ ngược chiều ngay” Tuy nhiên, tác dụng của ngoại cảnh cũng vô hiệu khi tâm con người thật vững vàng Do đó, Mạnh Tử rất chú trọng đến giáo hóa con người để không mai một lương tâm Ông cho rằng con đường chủ yếu là “tồn tâm, dưỡng tính” Đó là sự giữ gìn, bồi dưỡng, đừng làm tổn hại hay mất thiên tâm, thiên tính của mình “Thân thể người ta có phần cao quý, phần thấp hèn; có phần lớn phần nhỏ Phần cao quý, phần lớn là tính thiện, lương tâm Phần nhỏ, phần thấp hèn là vật dục, cái tai cái mắt, đừng để cho phần thấp hèn, phần nhỏ lấn át phần cao quý phần lớn Đại nhân và tiểu nhân do đây mà phân biệt” (Cáo Tử Thượng) Giáo dục phát huy trau dồi “tính thiện” như người đi trong rừng, có đi mới thành đường, đi luôn luôn đường mới nhẵn sáng sủa Hễ bỏ vắng thì cỏ cây che lấp Giáo hóa phải có quy củ, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí làm chuẩn mực
“Tồn tâm dưỡng tính” quan trọng nhất là “không làm mất cái tâm hồn nhiên thành thực như trẻ thơ”, đừng để cho nó xa vào vòng lầm lạc bởi những ham muốn nhục dục lôi kéo