1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đtm dự án khu neo chuyển tải nam cát bà

157 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo ĐTM Dự Án Khu Neo, Chuyển Tải Nam Cát Bà
Trường học Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ - Vận Tải Biển Hải Vân
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nam Cát Bà
Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 11,3 MB

Nội dung

Thông tin chung về Dự án Công ty Cổ phần dịch vụ - Vận tải biển Hải Vân được thành lập theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 0309497637 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Mi

Trang 1

-oOo -BAocAo

CUA DU • AN

KHU NEO, CHUYEN TAI NAM CAT BA

DIA DIEM: PHiA NAM DAO CAT BA •

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

1 Xuất xứ của Dự án 1

1.1 Thông tin chung về Dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư 3

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 3

2 Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 4

2.1 Căn cứ pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật 4

2.1.1 Căn cứ pháp luật 4

2.1.2 Căn cứ kỹ thuật được áp dụng trong báo cáo 7

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án 7

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 7

3 Tổ chức thực hiện ĐTM 8

4 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 10

4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 10

4.2 Các phương pháp khác 11

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13

1.1 Thông tin chung về Dự án 13

1.1.1 Tên Dự án 13

1.1.2 Thông tin chủ Dự án 13

1.1.3 Vị trí địa lý của Dự án 13

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện Dự án 17

1.1.5 Mối quan hệ giữa Dự án và các đối tượng khác xung quanh khu vực 17

1.1.5.2 Du lịch bãi tắm, vườn quốc gia 23

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ của Dự án 31

1.2 Các hạng mục công trình của Dự án 31

Trang 3

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và

các sản phẩm của Dự án 40

1.3.1 Giai đoạn xây dựng Dự án 40

1.3.2 Giai đoạn vận hành Dự án 40

1.4 Công nghệ vận hành 40

1.5 Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 50

1.5.1 Tiến độ thực hiện Dự án 50

1.5.2 Vốn đầu tư 50

1.5.3 Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 50

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 52

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 52

2.1.1 Điều kiện địa lý 52

2.1.1.1 Điều kiện địa hình, địa chất 52

2.1.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 52

2.1.1.3 Điều kiện về thủy văn 56

2.1.2 Công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên quần đảo Cát Bà 58

2.1.2.1 Công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên 58

2.1.2.2 Công tác quản lý bãi tắm 60

2.1.2.3 Công tác quản lý về du lịch năm 2023 62

2.1.2.3.1 Kết quả thực hiện 62

2.1.2.4 Công tác quản lý môi trường 67

2.1.2.3 Kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn 68

2.2 Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực Dự án 69

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 106

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 106

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 108

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng Dự án 108

Trang 4

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn Dự án khi đi vào vận hành 109

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 109

3.2.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 120

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 136

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 136

3.3.2 Vai trò các bên trong quản lý môi trường 136

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 140

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 141

5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ Dự án 141

5.2 Chương trình giám sát môi trường 144

CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 146

6.1.1 Quá trình tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 146

6.1.2 Quá trình tham vấn bằng văn bản 146

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 148

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

30) 13

Bảng 1 3 Các thông tin chính của Dự án 51

Bảng 2 1 Thống kê nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ( o C) 53

Bảng 2 2 Thống kê số giờ nắng các tháng trong năm 53

Bảng 2 3 Thống kê độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%) 54

Bảng 2 4 Lượng mưa các tháng trong năm (mm) 55

Bảng 2 5 Bảng tổng hợp biên động rừng Cát Bà từ năm 2017 - 2021 59

Bảng 2 6 Vị trí các điểm lấy mẫu 69

Bảng 2 7 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước biển 70

Bảng 2 8 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí 71

Bảng 2 9 Kết quả phân tích chất lượng trầm tích 72

Bảng 3 1 Hệ số phát thải của tàu chạy bằng động cơ diezen 110

Bảng 3 2 Tải lượng khí thải của tàu vào làm hàng tại bến như sau 110

Bảng 3 3 Nồng độ bụi và khí thải phát tán trong quá trình chuyển tải hàng hóa 111

Bảng 3 4 Lượng khí thất thoát do truyền tải sản phẩm khí vào bồn chứa khí nén 114

Bảng 3 5 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn vận hành 116

Bảng 3 6 Dự báo chất thải nguy hại phát sinh 117

Bảng 3 7 Kinh phí và thời gian thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 136

Bảng 5 1 Chương trình quản lý môi trường của Dự án 142

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Sơ đồ vị trí Dự án 15

Hình 1 2 Vị trí dự án với các đối tượng xung quanh 16

Hình 1 3 Quy hoạch nhóm cảng biển số 1 17

Hình 1 4 Quy hoạch vùng neo chuyển tải tại Hải Phòng, Quảng Ninh 23

Hình 1 5 Khu vực vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà 26

Hình 1 6 Vị trí của Dự án trong khu vực bảo vệ 2 Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà 26

Hình 1 7 Hiện trạng sử dụng đất Vườn quốc gia Cát Bà 28

Hình 1 8 Sơ đồ vị trí các bãi tắm trong khu vực dự án 30

Hình 1 5 Sơ đồ chuyển tải xăng, dầu, khí hóa lỏng LPG 45

Hình 2 1 Sơ Ban quản lý các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bàđồ vị trí lấy mẫu 70

Hình 3 1 Cơ chế và trình tự thực hiện quản lý môi trường của Dự án 137

Trang 7

NĐ-CP : Nghị định Chính phủ PCCC : Phòng cháy chữa cháy QCVN : Quy chuẩn Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của Dự án

1.1 Thông tin chung về Dự án

Công ty Cổ phần dịch vụ - Vận tải biển Hải Vân được thành lập theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 0309497637 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 12 tháng 10 năm 2009, có chức năng kinh doanh vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa, đại lý tàu biển, đầu tư xây dựng, khai thác hạ tầng cảng biển, cảng bến thủy nội địa, cảng nội địa, bến phao neo đậu và làm hàng cho tàu thuyền, lai dắt tàu biển, cứu hộ hàng hải…Với ngành nghề kinh doanh trên, từ khi được thành lập, Công ty đã và đang phát triển mạng lưới tiếp thị, phát triển đội tàu,

xà lan vận chuyển đường sông và tàu lai dắt của riêng mình để vận tải hàng hóa đường thủy nội địa và khai thác đại lý vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại nhiều khu vực trong cả nước

Nhu cầu đầu tư tư khu neo đậu chuyển tải hàng hóa chuyển tải của công

ty khoảng 15 triệu tấn hàng hóa từ các tàu có trọng tải lớn (120.000 – 180.000DWT) hạ tải tại khu neo đậu chuyển tải Hòn Miều, sau đó dịch chuyển vào Cẩm Phả để dỡ số hàng còn lại Tuy nhiên khu neo đậu chuyển tải Hòn Miều nằm trong vùng lõi khu di sản Vịnh Hạ Long nên cần giảm số lượng tàu vào dỡ hàng tại đây để giảm ô nhiễm do khói tàu biển thải ra cũng như bụi trong quá trình dỡ hàng Hơn nữa, khu chuyển tải này nằm trong luồng Hòn Gai - Cái Lân nên có độ sâu hạn chế, các tàu lớn chỉ chở được khoảng 70% trọng tải chở hàng của tàu nên giá thành hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam rất cao

Để khắc phục các vấn đề trên và đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua của khu vực, Công ty đã triển khai nghiên cứu dự án trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương cho Công ty đầu tư Khu neo đậu chuyển tải hàng hóa tại Hải Phòng nằm ngoài ranh giới vùng đệm khu di sản

Trong quá trình trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận, Sở giao thông vận tải thành phố Hải Phòng đã tổng hợp ý kiến tham gia của các Sở, ngành, địa phương, đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tại văn bản số 5517/SGTVT-HTGT&ATGT ngày 14/12/2023 Theo đó, khu vực đề xuất thiết lập khu neo đậu nằm ngoài vùng bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long –

Trang 9

Cát Bà tuy nhiên nằm trong khu vực bảo vệ II thuộc di tích quốc gia Cát Bà Việc thiết lập khu neo thiết lập các khu neo đậu chuyển tải hàng hóa tại khu vực cảng biển Hải Phòng không chỉ giúp giảm nguy cơ ô nhiễm cho di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long – Cát Bà mà còn giúp tăng năng lực hàng hóa thông qua của cảng biển Hải Phòng Đồng thời việc thiết lập khu neo đậu còn giúp việc tăng thu ngân sách cho thành phố Hải Phòng nói riêng và ngân sách nhà nước nói chung thông qua việc thu tiền sử dụng khu vực biển và các loại thuế phí khác có liên quan

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch Thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định

số 323/QĐ-TTg ngày 30/03/2023, vị trí điểm neo đầu chuyền tải hàng hóa nêu trên nằm trong khu vực quy hoạch mặt nước

Ngày 30 tháng 01 năm 2024, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 1116/BGTVT-KHĐT ngày về việc chấp thuận chủ trương thiết lập KCHT cảng biển tạm thời tại vùng nước cảng biển Hải Phòng, theo đó chấp thuận chủ trương Công ty CP Dịch vụ vận tải biển Hải Vân thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời 03 điểm neo chuyển tải đường kính 900 m tiếp nhận tàu đến 220.000 tấn (HVS9, HVS10, HVS11) và 01 điểm neo chuyển tải đường kính

500 tiếp nhận tàu đến 120.000 tấn (HVS1) tại khu vực phía Nam đảo Cát Bà thuộc vùng nước cảng biển Hải Phòng như đề nghị của Công ty CP Dịch vụ vận tải biển Hải Vân và ý kiến thống nhất của các cơ quan nêu trên Thời gian triển khai thiết lập, đưa vào khai thác 04 điểm neo không quá 01 năm kể từ khi văn bản này được ban hành; thời hạn khai thác 04 điểm trên không quá 03 năm

kể từ ngày được công bố đưa vào khai thác

Công ty CP Dịch vụ vận tải biển Hải Vân thống nhất dự án đã được Bộ Giao thông chấp thuận tại văn bản số 1116/BGTVT-KHĐT ngày 30/01/2024 với tên dự án là Khu neo, chuyển tải Nam Cát Bà để thực hiện thủ tục lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

Dự án Khu neo, chuyển tải Nam Cát Bà có sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài ra dự án nằm trong khu vực bảo vệ II thuộc di tích quốc gia Cát Bà thuộc dự án có yếu

tố nhạy cảm về môi trường (điểm d, Khoản 4, Điều 25, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) Theo quy định tại điểm c, khoản 3, Luật bảo vệ môi trường,

Trang 10

dự án có sử dụng khu vực biển với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường thuộc dự án đầu tư nhóm I, là đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 35 Luật BVMT, báo cáo ĐTM của Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường Nội dung của báo cáo được lập theo hướng dẫn tại mẫu

số 04, phụ lục II, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm

2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Loại hình Dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư

- Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ chương thiết lập Dự án: Bộ Giao thông vân tải

- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM Dự án:

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.3.1 Sự phù hợp các quy hoạch phát triển

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023, vị trí điểm neo đậu chuyển tải nêu trên nằm trong khu vực quy hoạch mặt nước

Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm

2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số UBND ngày 02/12/2023 Trong đó, nội dung Báo cáo Quy hoạch thành phố đã xác định: “Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải: Tại khu vực Bạch Đằng, Bến Gót, Lan Hạ cho tàu trọng tải 7.000 ÷ 50.000 tấn; Các khu neo đậu tránh, trú bão: Trên sông Bạch Đằng, Bến Lâm, Vật Cách (sông Cấm), vịnh Lan Hạ, Hòn Dấu, Bến Gót, Ninh Tiếp, Lạch Huyện và khu vực khác có đủ điều kiện” theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 -

1516/QĐ-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số

Trang 11

1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ

1.3.2 Sự phù hợp các quy hoạch khác

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021: Khu vực cảng biển Hải Phòng được quy hoạch là cảng biển cấp đặc biệt, trong đó khu vực neo đậu, tránh trú bão được quy hoạch tại các khu vực: Sông Bạch Đằng, bến Lâm, Vật Cách (Sông Cấm), vịnh Lan Hạ, Hòn Dáu, bến Gót, Ninh Tiếp, Lạch Huyện và các khu vực khác có đủ điều kiện Như vậy vị trí thiết lập khu neo đậu cơ bản phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam được phê duyệt Theo dự thảo Quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển Hải Phòng thời

kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: vùng nước cảng biển Hải Phòng được quy hoạch 03 vị trí neo đậu bao gồm: Khu neo đậu chuyển tải tại Vịnh Lan Hạ (từng bước di dời sang khu neo Hòn Dáu), khu neo đậu Hòn Dáu, khu neo Lạch Huyện (phục vụ neo các phương tiện chờ để cập các bến cảng thuộc cảng Lạch Huyện) Hiện Quy hoạch này đã được Sở Giao thông vận tải trình Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định trước khi trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt

2 Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1 Căn cứ pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật 2.1.1 Căn cứ pháp luật

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/12/2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

(2) Căn cứ có liên quan

Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực môi trường

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản

lý CTR;

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy

Trang 12

định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ Sửa đổi

bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Hàng hải

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 40/2004/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội;

- Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

- Nghị định số 143/2017/NĐ-CP ngày 14/12/2017 của Chính phủ quy định bảo vệ công trình hàng hải

Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường biển và hải đảo

- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội;

- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

- Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014 của Quốc hội;

- Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

- Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ về quản

lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;

- Thông tư số 69/2015/TT-BGTVT ngày 9/11/2015 quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu

Trang 13

Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực PCCC

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9;

- Luật Phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày

22 tháng 11 năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy

và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công

an quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy

Trang 14

thành phố Hải Phòng ban hành Quy chế quản lý bãi tắm trên địa bàn thành phố Hải Phòng

- Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Văn bản pháp luật khác

- Luật Thủy sản số 18/2017/QH11 ngày 21/11/2017 của Quốc hội

- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội;

- Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

2.1.2 Căn cứ kỹ thuật được áp dụng trong báo cáo

* Các tiêu chuẩn về môi trường không khí

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

không khí

* Các tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường nước, đất:

- QCVN 10:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước biển;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước thải sinh hoạt;

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

công nghiệp;

- QCVN 43:2017/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

trầm tích

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án

- Văn bản số 1116/BGTVT-KHĐT ngày 30/01/2024 của Bộ giao thông vận tải về chấp thuận chủ trương thiết lập KCHT cảng biển tạm thời tại vùng nước cảng biển Hải Phòng

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập trong quá trình thực hiện

Trang 15

đánh giá tác động môi trường

- Các số liệu, tài liệu kinh tế - xã hội, về điều kiện tự nhiên khu vực Dự án;

- Các sơ đồ, bản vẽ liên quan đến Dự án

3 Tổ chức thực hiện ĐTM

(1) Tổ chức thực hiện ĐTM

Hoạt động đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo, chuyển tải Nam Cát Bà do Công ty thực hiện và lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng cấu trúc hướng dẫn tại nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và

Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường

Thông tin về chủ Dự án

- Tên chủ Dự án: Công ty cổ phần Dịch vụ - Vận tải biển Hải Vân;

- Mã số doanh nghiệp: 0309497637 do Phòng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu

tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 12/10/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 13/01/2023;

- Đại diện: Ông Phạm Văn Quang Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: 26 Phú Mỹ 2C, Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

- Điện thoại: 5417 1603;

Thông tin về đơn vị tư vấn:

- Tên đơn vị: Công ty Cổ phần xây dựng và môi trường Hà Đô

- Đại diện: Ông Hoàng Thanh Tùng Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: số 100 nhà 6A khu tập thể Đại học Thủy Lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

- Điện thoại: 0916130222

Trang 16

Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo cáo chính gồm:

Bảng 1 Danh sách cán bộ thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi

Chịu trách nhiệm toàn

bộ các nội dung trong

báo cáo

II Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần xây dựng và môi trường Hà Đô

1 Đỗ Thúy Hoa

Phó giám đốc/ Kỹ sư môi trường

Kiểm duyệt nội dung báo cáo, mô tả chung

2 Đỗ Thị Hiền

Cử nhân Tài nguyên

và Môi trường

Đánh giá tác động và

đề xuất các biện pháp giảm thiểu giai đoạn xây dựng

3 Trần Thị Hải

Ninh

Cử nhân Tài nguyên

và Môi trường

Đánh giá tác động và

đề xuất các biện pháp giảm thiểu giai đoạn xây dựng

4 Hoàng Thanh

Tùng

Kỹ sư Tài nguyên nước

Đánh giá tác động và

đề xuất các biện pháp giảm thiểu giai đoạn hoạt động

Đồng

Kỹ sư Công nghệ môi trường

Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực

Dự án; Lập kế hoạch quản lý và giám sát môi trường

Trang 17

(2) Phạm vi của báo cáo ĐTM

Dự án là khu neo đậu chuyển tải, không thực hiện quá trình thi công, chỉ thực hiện thả neo phao, không gây tác động đến môi trường nên không có tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công của Dự án, các tác động đánh giá trong giai đoạn vận hành

Do đặc thù không có các hoạt động sản xuất, phạm vi của báo cáo là đánh giá tác động chất thải phát sinh chỉ bao gồm hơi xăng dầu từ quá trình chuyển tải, nước thải sinh hoạt từ công nhân làm việc tại khu chuyển tải

Báo cáo không thực hiện đánh giá các tác động từ tàu vận tải của khách hàng đến khu neo đậu, chuyển tải Việc thu gom xử lý, quản lý chất thải thuộc trách nhiệm của từng phương tiện thủy khi hoạt động trên biển theo các quy định của Nhà nước và công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

4 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

4.1 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

❖ Phương pháp liệt kê/danh mục môi trường

Phương pháp liệt kê được sử dụng nhằm liệt kê khối lượng và quy mô các hạng mục của Dự án: liệt kê các loại máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và các sản phẩm của Dự án; liệt kê các hoạt động của Dự án cùng các tác động đến môi trường Phương pháp liệt kê có vai trò lớn trong việc xác định và làm rõ các nguồn phát sinh cùng các tác động đến môi trường

❖ Phương pháp đánh giá nhanh

Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải, khí thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án Việc tính tải lượng chất ô nhiễm dựa trên các hệ số ô nhiễm Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập Phương pháp này được sử dụng để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm như bụi, khí thải sinh ra trong quá trình thi công, phương tiện vận chuyển, phương tiện thi công, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh… Phương pháp này giúp dự báo được lượng chất thải phát sinh ở mức độ nào để từ đó có biện pháp giảm thiểu thích hợp

❖ Phương pháp tổng hợp, so sánh

Phương pháp tổng hợp, so sánh là tổng hợp các số liệu sau đó so sánh với

Trang 18

các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hiện hành từ đó đánh giá chất lượng môi trường tại Dự án, so sánh số liệu thực tế với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành để có cái nhìn khách quan đối với các vấn đề môi trường làm

cơ sở đánh giá, dự báo các tác động tới kinh tế xã hội và sức khỏe cộng đồng

❖ Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng

Tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường là hoạt động của chủ Dự án, theo đó chủ Dự án tiến hành trao đổi thông tin, lắng nghe trao đổi, tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư trong khu vực Dự

án có tác động trực tiếp về báo cáo đánh giá tác động môi trường Trên cơ sở

ý kiến của người dân, chủ đầu tư sẽ hoàn thiện báo cáo, làm cơ sở cho việc triển khai thực tế, qua đó hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường

và con người

❖ Phương pháp mô hình hóa

Sử dụng phương pháp này nhằm dự đoán sự lan truyền các chất thải từ nguồn thải để thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm dựa trên các công thức tính toán mô hình Đây là một phương pháp có mức độ ổn định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm

4.2 Các phương pháp khác

❖ Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường

Khảo sát hiện trường khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu vực thực hiện Dự án nhằm làm cơ sở cho việc nhận định các đối tượng tự nhiên có thể bị tác động bởi các hoạt động của Dự án, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý và giám sát môi trường… Quá trình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi

Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung Kế thừa các kết quả nghiên cứu, các tài liệu tham khảo và báo cáo đã thực hiện là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đạt được trước đó, đồng thời phát triển tiếp những mặt còn hạn chế và tránh những sai lầm khi triển khai thực

Trang 19

hiện Dự án (Các nguồn tài liệu được đính kèm ở phần Tài liệu tham khảo) Phương pháp này làm tăng tính trung thực của báo cáo và được thực hiện trong phần đánh giá tác động môi trường (chương 3)

Trang 20

- Tên chủ Dự án: Công ty cổ phần Dịch vụ - Vận tải biển Hải Vân;

- Mã số doanh nghiệp: 0309497637 do Phòng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu

tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 12/10/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 13/01/2023;

- Đại diện: Ông Phạm Văn Quang Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: 26 Phú Mỹ 2C, Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

04 điểm trên không quá 03 năm kể từ ngày được công bố đưa vào khai thác

Trang 22

Hình 1 1 Sơ đồ vị trí Dự án

Trang 23

Hình 1 2 Vị trí dự án với các đối tượng xung quanh

Trang 24

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện Dự án

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023, vị trí điểm neo đậu chuyển tải nêu trên nằm trong khu vực quy hoạch mặt nước

Khu neo, chuyển tải Nam Cát Bà nằm trong vùng nước cảng biển Hải Phòng, cách phao số 0 luồng Lạch Huyện khoảng 2.700 mét về phía Đông Trên khu vực biển có độ sâu phổ biển từ -17,8 mét đến -20,8 mét so với

số 0 Hải đồ, cơ bản đáp ứng cho tàu thuyền có trọng tải đến 220.000 DWT neo đậu chuyển tải

1.1.5 Mối quan hệ giữa Dự án và các đối tượng khác xung quanh khu vực

Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 gồm 05 nhóm cảng Nhóm cảng biển số 1 gồm

05 cảng biển: cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái

Bình, cảng biển Nam Định và cảng biển Ninh Bình

Hình 1 3 Quy hoạch nhóm cảng biển số 1

Trang 25

Theo quyết định 1579/QĐ-TTg, cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh bao gồm các khu bến, các bến phao neo đậu chuyển tải, tránh trú bão được quy hoạch như sau:

- Cỡ tàu: tàu container sức chở 6.000 ÷ 18.000 TEU; tàu tổng hợp, hàng rời đến 100.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn; tàu khách đến 225.000 GT

- Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và vùng phụ cận; có các bến tổng hợp, hàng rời, container, hàng lỏng/khí và các bến cảng, công trình phục vụ các cơ sở đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu Không phát triển mở rộng, từng bước di dời, chuyển đổi công năng các bến cảng hiện hữu

từ khu vực cầu Bạch Đằng đến hạ lưu cảng Vật Cách với lộ trình phù hợp quy hoạch phát triển thành phố Hải Phòng

- Cỡ tàu: trọng tải đến 10.000 tấn hoặc lớn hơn, phù hợp với điều kiện luồng hành hải và tĩnh không công trình vượt sông

Trang 26

d) Khu bến Nam Đồ Sơn, Văn Úc

- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước khu vực Nam Đồ Sơn và khu vực sông Văn Úc từ hạ lưu cầu Khuể đến khu vực cửa sông

- Chức năng: cửa ngõ, kết hợp trung chuyển quốc tế, kết hợp phục vụ quốc phòng - an ninh khi có yêu cầu Ưu tiên xây dựng bến cảng phục vụ cụm công nghiệp tại khu vực và bến cảng Trung tâm điện khí phù hợp Quy hoạch tổng thể về năng lượng, Quy hoạch phát triển điện lực và phục vụ di dời các bến cảng trên sông Cấm phù hợp với quy hoạch phát triển không gian

đô thị và sử dụng đất của thành phố Hải Phòng Gồm các bến tổng hợp, hàng rời, container, hàng lỏng/khí, hành khách, bến công vụ; bến cảng, công trình phục vụ các cơ sở đóng mới, sửa chữa, phá dỡ tàu

- Cỡ tàu: tàu container sức chở đến 18.000 TEU; tàu tổng hợp, hàng rời đến 200.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn; tàu khách đến 225.000

GT tại bến cảng Nam Đồ Sơn; tàu tổng hợp, rời, lỏng/khí đến 10.000 tấn tại bến cảng sông Văn Úc

đ) Bến cảng huyện đảo Bạch Long Vĩ: là đầu mối giao lưu với đất liền, kết hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh

e) Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải

Tại khu vực Bạch Đằng, Bến Gót, Lan Hạ cho tàu trọng tải 7.000 ÷ 50.000 tấn

g) Các khu neo đậu tránh, trú bão

Trên sông Bạch Đằng, Bến Lâm, Vật Cách (sông Cấm), vịnh Lan Hạ, Hòn Dấu, Bến Gót, Ninh Tiếp, Lạch Huyện và khu vực khác có đủ điều kiện

(2) Cảng biển Quảng Ninh

a) Khu bến Cái Lân

- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước khu vực cầu Bãi Cháy (từ nhà máy đóng tàu Hạ Long đến công viên Đại Dương)

- Chức năng: phục vụ liên vùng và cả nước; có các bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, các bến cảng và công trình phục vụ các cơ sở đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu, bến cảng khách quốc tế, bến cho các phương tiện thủy nội địa Bến cảng xăng dầu B12 không phát triển mở rộng, xây dựng kế hoạch di dời phù hợp với quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt, bảo đảm yêu cầu về phòng chống cháy nổ và các quy định

Trang 27

khác liên quan đến khu bảo tồn vịnh Hạ Long Bến cảng các nhà máy xi măng, nhiệt điện không phát triển mở rộng, giữ nguyên quy mô hiện trạng, di dời hoặc chuyển đổi công năng cùng với lộ trình di dời các nhà máy xi măng, nhiệt điện tại khu vực

- Cỡ tàu: tàu container trọng tải đến 4.000 TEU; tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 40.000 tấn; tàu khách đến 225.000 GT

b) Khu bến Cẩm Phả

- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước khu vực Cẩm Phả

- Chức năng: phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp, năng lượng lân cận, phát triển kinh tế - xã hội liên vùng và cả nước; có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, bến cho các phương tiện thủy nội địa và bến cảng khách khi có nhu cầu

- Cỡ tàu: tổng hợp, container trọng tải đến 100.000 tấn; tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn; tàu hàng rời trọng tải 200.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện

c) Khu bến Yên Hưng (sông Chanh, sông Bạch Đằng, sông Rút)

- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước khu vực sông Chanh (từ hạ lưu cầu sông Chanh đến thượng lưu kênh Cái Tráp) và khu vực sông Bạch Đằng (từ hạ lưu cầu Bạch Đằng, sông Rút đến kênh Cái Tráp)

- Chức năng: phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp, dịch vụ tại khu công nghiệp Nam và Bắc Tiền Phong, Đầm Nhà Mạc, kết hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội liên vùng và cả nước, kết nối cùng với khu bến cảng Lạch Huyện Bao gồm các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, bến cho các phương tiện thủy nội địa, các bến cảng và công trình phục vụ các cơ

sở đóng mới, sửa chữa, phá dỡ tàu Bến cảng tiềm năng phía sông Bạch Đằng được phát triển với quy mô và tiến trình phù hợp với nhu cầu phát triển của Khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc và khả năng đầu tư mở rộng kênh Hà Nam

- Cỡ tàu: khu vực sông Chanh trọng tải đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn khi

đủ điều kiện; khu vực sông Bạch Đằng trọng tải đến 20.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; khu vực trong sông Rút trọng tải đến 5.000 tấn

d) Khu bến Hải Hà

Trang 28

- Cờ tàu: tàu tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí trọng tải từ 30.000 ÷ 80.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện

- Bến cảng Vạn Hoa: kết hợp phục vụ kinh tế - quốc phòng

- Bến cảng Vạn Ninh, Vạn Gia: phục vụ chủ yếu nhu cầu hàng hóa thông qua thành phố Móng Cái, phát triển kinh tế - xã hội liên vùng và cả nước; có bến tổng hợp, hàng lỏng/khí, bến cảng khách và các bến cho các phương tiện thủy nội địa; tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện

- Bến cảng huyện đảo Cô Tô: phục vụ giao lưu với đất liền, kết hợp phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh

e) Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải

- Khu vực Hạ Long: vị trí vùng nước hai bên tuyến luồng Hòn Gai - Cái Lân tại khu vực Hòn Gai, Hòn Pháo, Hòn Miều Chức năng phục vụ neo chờ kết hợp chuyển tải hàng hóa Cỡ tàu: khu neo Hòn Gai trọng tải đến 30.000 tấn (phù hợp với điều kiện tự nhiên), tại Hòn Miều, Hòn Pháo trọng tải đến 200.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; giảm dần hoạt động chuyển tải khu vực Hòn Gai phù hợp với tiến trình đầu tư và năng lực khu bến Cẩm Phả

Trang 29

- Khu vực Cẩm Phả: vị trí vùng nước hai bên tuyến luồng Cẩm Phả tại khu vực Hòn Nét, Hòn Ót, Hòn Con Ong Chức năng phục vụ neo chờ kết hợp chuyển tải hàng hóa Cỡ tàu: khu neo Hòn Nét trọng tải đến 200.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, Hòn Ót trọng tải đến 30.000 tấn, Hòn Con Ong trọng tải đến 70.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện

- Khu vực Mũi Chùa, Vạn Gia: vị trí vùng nước khu vực Mũi Chùa và Vạn Gia Chức năng phục vụ neo chờ kết hợp chuyển tải hàng hóa; tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện

g) Các khu neo tránh, trú bão

Tại Mũi Chùa, Hòn Gai, Cẩm Phả, Hòn Soi Mui, vịnh Ô Lợn, sông Chanh (Yên Hưng), Hải Hà, Cô Tô và khu vực khác có đủ điều kiện

Hiện tại, Bộ Giao thông Vận tải triển khai thực hiện các quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sau:

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Bộ GTVT đã có tờ trình số 14567/TTr-BGTVT ngày 19/12/2023 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Bộ GTVT đã

có tờ trình số 14015/Ttr-BGTVT ngày 29/12/2022 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và văn bản số 2830/BGTVT-KHĐT ngày 23/3/2023 (về việc hoàn thiện quy hoạch);

Quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng;

Liên quan đến khu neo chuyển tải, tổng hợp từ các quy hoạch trên, các vùng neo chuyển tải tại Hải Phòng, Quảng Ninh được quy hoạch như sau: Cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định, cảng biển Ninh Bình;

- Cảng biển Hải Phòng gồm các khu bến Lạch Huyện; khu bến Đình Vũ; khu bến sông Cấm - Phà Rừng; khu bến Nam Đồ Sơn, Văn Úc; các bến cảng huyện đảo Bạch Long Vĩ; các bến phao, khu neo đậu chuyển tải và các khu neo đậu tránh, trú bão

+ Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải tại Bạch Đằng, Bến Gót, Lan

Hạ, Nam Cát Bà: cho tàu trọng tải đến 200.000 tấn và lớn hơn khi đủ điều

Trang 30

kiện” Đối với khu neo Lan Hạ quy hoạch giữ lại chức năng khu neo đậu chờ đợi cầu, đợi luồng kết hợp tránh bão, chỉ không thực hiện chức năng chuyển tải xăng dầu khi đã hoàn thành việc thiết lập bổ sung khu neo chuyển tải xăng dầu tại Hòn Dấu

+ Các khu neo đậu tránh, trú bão trên sông Bạch Đằng, Bến Lâm, Vật Cách (sông Cấm), vịnh Lan Hạ, Hòn Dấu, Bến Gót, Ninh Tiếp, Lạch Huyện

và khu vực khác có đủ điều kiện

- Cảng biển Quảng Ninh gồm các khu bến Cái Lân, khu bến Cẩm Phả; khu bến Yên Hưng; khu bến Hải Hà; khu bến khác: Bến cảng Mũi Chùa, bến cảng Vân Đồn, bến cảng Vạn Hoa, bến cảng Vạn Ninh, Vạn Gia, bến cảng huyện đảo Cô Tô; các bến phao, khu neo đậu chuyển tải và các khu neo tránh, trú bão

+ Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải tại Hạ Long, Cẩm Phả, Mũi Chùa, Vạn Gia

+ Các khu neo tránh, trú bão tại Mũi Chùa, Hòn Gai, Cẩm Phả, Hòn Soi Mui, vụng Ô lợn, sông Chanh (Yên Hưng), Hải Hà, Cô Tô và khu vực khác khi có đủ điều kiện

Hình 1 4 Quy hoạch vùng neo chuyển tải tại Hải Phòng, Quảng Ninh

Trang 31

1.1.5.2 Du lịch bãi tắm, vườn quốc gia

Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà

Theo văn bản số 5517/SGTVT-HTGT&ATGT ngày 14/12/2023 của Sở giao thông vận tải thành phố Hải Phòng gửi Ủy ban nhân dân thành phố về tham gia ý kiến về đề nghị chấp thuận chủ trương thiết lập khu neo đậu chuyển thải hàng hóa tại Hải Phòng Trên cơ sở tham gia ý kiến của các ban ngành, trong đó có ý kiến của Sở Văn hóa và Thể thao thì khu vực Dự án nằm ngoài vùng bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long – Cát Bà, tuy nhiên nằm trong khu vực bảo vệ II thuộc di tích quốc gia Cát Bà

Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà đã được Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng) là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013) Di tích được phân bố trên địa bàn 6 xã: Gia Luận, Việt Hải, Trân Châu, Xuân Đám, Phù Long, Hiền Hào và thị trấn Cát Bà của huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, gồm 2 hợp phần: Quần đảo Cát Bà (366 hòn đảo)

và Quần đảo Long Châu (22 hòn đảo), với tổng diện tích là 33.670 ha, trong đó có 13.478 ha đất tự nhiên và 20.192 ha mặt biển:

- Quần đảo Cát Bà và hệ thống hang động, đảo đá, bãi cát, di tích lịch sử, khảo

cổ trên đảo:

+ Quần đảo Cát Bà được hình thành qua lịch sử phát triển địa chất, mang giá trị nổi bật về sinh thái và là một trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, với 3860 loài động, thực vật trên cạn và dưới biển Trong đó, có 130 loài quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ của Việt nam và thế giới, 76 loài nằm trong danh mục quý hiếm của IUCN, 21 loài đặc hữu Đặc biệt, Quần đảo Cát Bà đang là nơi sinh trưởng duy nhất của loài Voọc Đầu trắng Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus), một loài đặc hữu, trên thế giới hiện chỉ còn 63 cá thể Ngoài ra còn có nhiều loài động, thực vật

đã được IUCN xếp hạng ở cấp cực kỳ nguy cấp (CR),…

+ Ngoài giá trị về đa dạng sinh học, sinh thái, địa chất, địa mạo, khu dự trữ sinh quyển,… trên quần đảo này còn có hệ thống hang động, đảo đá, bãi cát, di tích lịch sử và khảo cổ, tiêu biểu là:

++ Động Trung Trang: là thung lũng lớn nhất ở đảo Cát Bà, có diện tích khoảng 300 ha, dài khoảng 300m, xuyên qua núi Trong hang động có các nhũ đá, ngoài ra còn có khu rừng kim giao mọc tự nhiên có giá trị kinh tế và khoa học ++ Động Đá Hoa: thuộc địa phận xã Gia Luận, nằm ở phía Bắc đảo Cát Bà Chiều cao của động khoảng trên, dưới 10m, nơi rộng nhất là 25m Trong động có nhiều thạch nhũ

Trang 32

++ Đảo Cát Dứa (đảo Khỉ): nằm cách thị trấn Cát Bà 2km Trên đảo có khoảng

20 con khỉ (được đưa về)

++ Đảo Ba Trái Đào: nằm gần đảo Cát Bà Trên đảo có 3 hòn núi nhỏ liền kề, cao 23m

+ Ngoài cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, với núi, hang động, bãi tắm và rừng nguyên sinh, trên Quần đảo Cát Bà, còn có một số di tích lịch sử, khảo cổ có giá trị như:

++ Di chỉ Cái Bèo: thuộc thị trấn Cát Bà, nằm trên một bãi cát, rộng 18.000m2, thoải dần ra bờ biển, cao hơn mặt nước biển trung bình 4m Di chỉ này lần đầu tiên được nhà bác học người Pháp M Colani phát hiện năm 1938 và được các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục khai quật vào các năm: 1973, 1981, 1986, 2006 Kết quả khai quật cho thấy: Cái Bèo là một di chỉ có quy mô lớn, địa tầng dày, với tổ hợp

di vật phong phú về loại hình, nhiều về số lượng, có niên đại thuộc thời đại đá mới

ở Việt Nam

++ Di tích nơi Bác Hồ về thăm làng cá: thuộc thị trấn Cát Bà Đây là nơi Bác

về thăm làng cá vào mùa xuân năm 1959

++ Di chỉ Cát Đồn: thuộc xã Xuân Đám, nằm ở khu bờ vịnh biển kín gió, cách trung tâm xã khoảng 2 km về phía Nam, có diện tích khoảng 1000m2 (khoảng ½

số này nằm trong di chỉ thành cổ Xuân Đám) Trong các đợt điều tra và khai quật,

đã phát hiện ở đây một số công cụ ghè đập bằng cuội, bàn mài, chày nghiền, hòn cuội có dấu lõm, mảnh tước cuội, mảnh vòng mài, một số mảnh gốm xốp mịn, cứng, có văn in vỏ sò Theo đánh giá của các nhà khảo cổ, di chỉ Cát Đồn và Bãi Bến thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Hạ Long

- Quần đảo Long Châu: nằm cách Cát Bà 15km về phía Đông Nam, Long Châu là đảo lớn nhất trong số 22 hòn đảo trong Quần đảo Long Châu, với diện tích hơn 1km2

Dưới đây là bản đồ khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà:

Trang 33

Vườn quốc gia Cát Bà

Khu vực dự án cách điểm gần nhất của Vườn quốc gia Cát Bà khoảng 3km

về phía Đông Bắc

Khu vực

dự

án

Ranh giới khu vực bảo vệ 2

Trang 34

Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới Vườn quốc gia Cát Bà trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quản lý, có trụ sơ chính đóng trên địa bàn huyện Cát Hải, Hải Phòng

Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà nằm trên hòn đảo lớn nhất của quần đảo, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Nam, và cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông Nam Cát Bà là cửa ngõ tiền tiêu của thành phố và là trung tâm về đa dạng sinh học, địa chất, cảnh quan thiên nhiên và cũng là trung tâm du lịch của thành phố, nằm trong khoảng tọa độ địa lý như sau:

- Từ 20044’ đến 20052’ vĩ độ Bắc

- Từ 106059’ đến 107006’ kinh độ Đông

- Phía Đông và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi lạch Ngăn

và lạch Đầu xuôi của tỉnh Quảng Ninh

- Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phòng

- Đồ Sơn

- Phía Đông và Đông Nam giáp với vịnh Lan Hạ

Vườn quốc gia Cát Bà được thành lập theo Quyết định số 79/CP ngày 31/3/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với diện tích tự nhiên là 15.200ha, thuộc địa phận hành chính của các xã sau: xã Gia Luận,

xã Phù Long, xã Hiền Hào, xã Xuân Đám, xã Trân Châu, xã Việt Hải và thị trấn Cát Bà, bao bọc xung quanh các xã trên và VQG là sông, biển

Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 17.362,96 ha Trong đó có 10.912,51 ha

là rừng núi và 6.450,65 ha là mặt nước biển

Dưới đây là Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của vườn quốc gia:

Trang 35

Hình 1 7 Hiện trạng sử dụng đất Vườn quốc gia Cát Bà

Trang 36

Du lịch bãi tắm

Gần khu vực Dự án là Vịnh Lan Hạ Vịnh cách trung tâm thành phố khoảng

30 km, nằm ở phía Đông đảo Cát Bà và là cầu nối liền kề giữa đảo Cát Bà và Vịnh

Hạ Long Diện tích của vịnh rộng trên 7.000 ha, tuy nhiên trong đó có hơn 5.400

ha là thuộc quyền quản lý của khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận – Vườn quốc gia Cát Bà Vịnh Lan Hạ được bao quanh bởi hơn 400 đảo lớn và nhỏ khác nhau trong đó có đến 139 bãi cát nhỏ bao quanh như Áng Vẹm, bãi Cát Dứa, bãi Cát Cò, bãi Bến Bèo, bãi Cô Tiên, Vạn Bôi, Vạn Hà là những địa điểm thu hút khách tham quan du lịch

Theo báo cáo công tác quản lý các bãi tắm trên địa bàn huyện Cát Hải năm

2023, hiện nay trên địa bàn huyện có 04 bãi tắm hiện đang phục vụ khách du lịch

và người dân tắm biển bao gồm: Bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3 và bãi Tùng Thu, ngoài ra còn có một số bãi tắm tự phát khác Các bãi tắm này đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng công nhận điểm du lịch bãi tắm tại các Quyết định số 2075 ngày 18/7/2023 về việc công nhận điểm du lịch bãi tắm Cát Cò 1; Quyết định số

2076 ngày 18/7/2023 về việc công nhận điểm du lịch bãi tắm Cát Cò 2; Quyết định

số 2077 ngày 18/7/2023 về việc công nhận điểm du lịch bãi tắm Cát Cò 3 và Quyết định số 2078 ngày 18/7/2023 về việc công nhận điểm du lịch bãi tắm Tùng Thu Cách vị trí gần nhất của dự án 3km về phía Bắc là bãi tắm Cát Cò 3 Dưới đây

là sơ đồ vị trí của dự án với các bãi tắm lân cận:

Trang 37

Hình 1 8 Sơ đồ vị trí các bãi tắm trong khu vực dự án

Trang 38

và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả khai thác cho các bến cảng trong vùng nước cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh và các khu vực cảng biển khác góp phần, phát triển kinh tế xã hội khu vực

(2) Quy mô của Dự án

Thiết lập khu neo đậu có diện tích 358ha, vùng neo là 04 hình tròn trong

đó 03 điểm neo tiếp nhận tàu đến 220.000 DWT, 01 điểm neo tiếp nhận tàu đến 120.000, phục vụ chuyển tải hàng hóa hàng rời, hàng lỏng

+ Mớn nước đầy tải: T = 16,5 m

(2) Các thông số kỹ thuật của vùng neo

- Số lượng điểm neo: 4 điểm

- Diện tích vùng neo: 358ha

Trang 39

- Độ sâu vùng neo: -16 ÷ 21m

Hình 0.1.Sơ đồ neo đậu, tính toán bán kính vùng neo

a Cao độ đáy khu neo

Cao độ đáy vùng neo tính theo công thức chung

CTĐVN = MNTK – H0(1) Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN11820-5:2021: công trình cảng biển- Yêu cầu thiết kế; Phần 5: Công trình bến; cao trình đáy vũng neo (đáy bến):

+ Đối với khu nước được che chắn, độ sâu nước trước bến có thể lấy bằng 1,1 lần mớn nước thiết kế

+ Đối với khu nước trước bến không được che chắn hoàn toàn, bị tác dụng trực tiếp của sóng, các dao động của tàu cần được xem xét thận trọng, độ dự trữ dưới sống tàu do các dao động này gây ra phải được cộng thêm vào độ sâu mực nước trước bến; Do vậy, khu vực vùng neo là khu nước bến dạng không được che chắn nên báo cáo tính toán theo tiêu chuẩn ngành TCN207-92;

(2) Theo công trình bến cảng biển - Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 207-92 cao trình đáy vũng neo được xác định như sau:

CTĐVN = MNTK – H0 Trong đó:

Ho : Chiều sâu chạy tàu;

Trang 40

Ho = T + Z1 + Z2 + Z3 + Zo + Z4 ;

T : Mớn nước của tàu tính toán (m);

Z1: Dự phòng chạy tàu tối thiểu (đảm bảo an toàn và độ lái tốt của tàu khi chuyển động);

Z2: Dự phòng do sóng phụ thuộc vào chiều dài tàu và chiều cao sóng;

Z3: Dự phòng về vận tốc tàu; Zo: Dự phòng cho sự nghiêng lệch của tàu;

Z4: Dự phòng về sa bồi (m);

Tính cao độ đáy với trường hợp tàu có mớn đầy tải Tf và mớn không tải To;

Độ sâu nước được sử dụng để tính bán kính vùng neo

b Bán kính các điểm neo đậu

Đường kính vùng neo tàu phụ thuộc vào chiều dài tàu và độ sâu tự nhiên khu nước nơi thả neo Tính toán theo tiêu chuẩn Nhật Bản về công trình cảng năm 2009 và 2020, bán kính vùng neo tính toán như sau:

R = Lt + 6.H Trong đó: - R: Bán kính khu neo đậu tàu

- Lt: Chiều dài lớn nhất của tàu tính toán

- H : Độ sâu nước

H = MNTK - Cao độ đáy khu neo Cao độ đáy khu neo là cao độ đáy tự nhiên (CĐTN) trong trường hợp khu neo không nạo vét;

Kết quả tính toán độ sâu vùng neo và bán kính vùng neo chuyển tải như sau:

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:07