1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tìm hiểu về wifi

16 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về Wifi
Tác giả Nguyễn Vĩnh Hưng, Nguyễn Anh Khoa, Phan Thanh Kha
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Phúc
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật Truyền Số liệu
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thủ Đức
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Tốc độ truyền dữ liệu:- Wi-Fi: Wi-Fi cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao, phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi băng thông lớn như truyền video HD hoặc trò chơi trực tuyến.- Bluetooth: Bluetoo

Trang 1

GVHD: NGUYỄN VĂN PHÚC

NHÓM THỰC HIỆN: 6

TV1: NGUYỄN VĨNH HƯNG - 21161056 TV2: NGUYỄN ANH KHOA - 21119093 TV3: PHAN THANH KHA - 21119087 HỌC KỲ: – NĂM HỌC: 2 2022 – 2023

Tp Thủ Đức, tháng 5, năm 2023

BÁO CÁO

***

TÌM HIỂU VỀ WIFI

KHOA: ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO MÔN: KỸ THUẬT TRUYỀN SỐ LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

PHẦN BỔ SUNG

I So sánh giữa wifi và một số chuẩn kết nối khác

Dưới đây là một số điểm so sánh giữa ba công nghệ Wi-Fi, Bluetooth và LoRa (Long Range):

1 Phạm vi:

- Wi-Fi: Wi-Fi thường có phạm vi hoạt động trong khoảng vài chục mét đến vài trăm mét, tùy thuộc vào phiên bản Wi-Fi và môi trường Tuy nhiên, với các bộ khuếch đại tín hiệu hoặc thiết bị mesh, phạm vi có thể được mở rộng hơn

- Bluetooth: Bluetooth thường có phạm vi hoạt động trong khoảng vài mét đến khoảng

100 mét, tùy thuộc vào lớp Bluetooth được sử dụng

- LoRa: LoRa được thiết kế để có phạm vi hoạt động rộng hơn Ở chế độ LoRaWAN (một dạng của LoRa), nó có thể hoạt động trong khoảng vài km đến hàng chục km, tuỳ thuộc vào môi trường và công suất truyền đi

2 Tiêu thụ năng lượng:

- Wi-Fi: Wi-Fi tiêu thụ năng lượng tương đối cao, đặc biệt là trong quá trình truyền dữ liệu

- Bluetooth: Bluetooth tiêu thụ năng lượng tương đối thấp so với Wi-Fi, đặc biệt trong chế độ chờ (standby) Tuy nhiên, việc truyền dữ liệu có thể tiêu tốn năng lượng hơn

- LoRa: LoRa được thiết kế để tiêu thụ năng lượng rất thấp Với khả năng truyền dữ liệu

từ xa và tiêu thụ năng lượng thấp, nó rất phù hợp cho các ứng dụng IoT (Internet of Things) có yêu cầu năng lượng thấp và tuổi thọ pin dài

3 Tốc độ truyền dữ liệu:

- Wi-Fi: Wi-Fi cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao, phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi băng thông lớn như truyền video HD hoặc trò chơi trực tuyến

- Bluetooth: Bluetooth có tốc độ truyền dữ liệu tương đối thấp so với Wi-Fi, nhưng đủ

để truyền dữ liệu âm thanh hoặc hình ảnh có dung lượng nhỏ

- LoRa: Tốc độ truyền dữ liệu của LoRa thấp hơn nhiều so với Wi-Fi và Bluetooth LoRa thích hợp cho các ứng dụng tương đối chậm như giám sát cảm biến hoặc theo dõi vị trí

4 Ứng dụng:

- Wi-Fi: Wi-Fi thường được sử dụng trong các mạng LAN không dây, điểm truy cập internet công cộng, mạng gia đình và văn phòng

- Bluetooth: Bluetooth thường được sử dụng trong tai nghe không dây, bàn phím, chuột, loa di động và các thiết bị kết nối trực tiếp với điện thoại di động hoặc máy tính

2

Trang 3

- LoRa: LoRa thường được sử dụng trong các ứng dụng IoT như giám sát nông nghiệp, theo dõi hạt nhân, theo dõi động vật hoang dã và quản lý thông minh của thành phố

5 Tóm lại

Wi-Fi, Bluetooth và LoRa là ba công nghệ không dây với các đặc điểm khác nhau, phù hợp với các ứng dụng và môi trường sử dụng khác nhau Việc lựa chọn công nghệ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng và các yếu tố như phạm vi, tiêu thụ năng lượng và tốc độ truyền dữ liệu

II Cách thức hoạt động cụ thể của wifi

Wi-Fi là một công nghệ truyền thông không dây sử dụng sóng radio để kết nối các thiết bị với mạng Internet hoặc mạng nội bộ Dưới đây là cách thức hoạt động cơ bản của Wi-Fi:

- Mạng Wi-Fi và Router: Một mạng Wi-Fi được tạo ra bởi một thiết bị gọi là router hoặc điểm truy cập (access point) Router là thiết bị trung tâm trong mạng Wi-Fi, nó kết nối với mạng Internet thông qua một kết nối có dây như cáp modem hoặc cáp quang

- Sóng Radio: Router Wi-Fi phát ra tín hiệu sóng radio trong dải tần số 2,4 GHz hoặc 5 GHz Sóng radio này mang dữ liệu và được phát ra từ các ăng-ten trên router

- Thiết bị kết nối: Các thiết bị như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng, máy tính để bàn, hoặc các thiết bị thông minh khác có khả năng kết nối Wi-Fi có thể nhận sóng radio từ router Wi-Fi

- Kết nối và Xác thực: Khi thiết bị Wi-Fi nhìn thấy tín hiệu Wi-Fi từ router, nó có thể yêu cầu kết nối đến mạng Wi-Fi Thiết bị và router cần thiết lập một quá trình xác thực

để đảm bảo rằng chỉ những thiết bị được phép mới có thể kết nối vào mạng Wi-Fi

- Giao thức truyền dẫn: Khi kết nối được thiết lập, dữ liệu được truyền từ và đến thiết bị qua kênh truyền dữ liệu không dây Router Wi-Fi chịu trách nhiệm chuyển tiếp các gói tin dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng Wi-Fi và cung cấp kết nối với mạng Internet nếu có

- Mật khẩu và Mã hóa: Mạng Wi-Fi có thể được bảo mật bằng cách yêu cầu mật khẩu

để kết nối Ngoài ra, Wi-Fi sử dụng các phương pháp mã hóa dữ liệu như WPA (Wi-Fi Protected Access) hoặc WPA2 để đảm bảo rằng dữ liệu được truyền đi an toàn và không thể bị xâm nhập

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

3

Trang 4

Thành viên Nội dung thực hiện Mức độ hoàn thành Nguyễn Vĩnh Hưng - Các chuẩn wifi

- Kết luận 100%

Nguyễn Anh Khoa - Lời mở đầu

- Các đặc tính kỹ thuật của wifi

- Các thông số quan trọng của mạng wifi

100%

Phan Thanh Kha - Ưu, nhược điểm

của wifi

- Cách thức hoạt động

100%

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

4

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Đối tượng nghiên cứu 6

3 Phương pháp nghiên cứu 6

NỘI DUNG 7

1 Các đặc tính kỹ thuật của WiFi 7

1.1 Khái niệm wifi 7

1.2 Băng tần WiFi (Band) 7

1.3 Băng thông WiFi (Bandwidth) 8

2 Các thông số quan trọng của mạng WiFi 9

2.1 Ping 9

2.2 Jitter 9

2.3 Packet loss 9

3 Ưu, nhược điểm của wifi 9

3.1 Ưu điểm 9

3.2 Nhược điểm 10

4 Cách thức hoạt động 10

5 Các chuẩn wifi 10

5.1 Chuẩn WiFi đầu tiên 802.11 10

5.2 Chuẩn WiFi 802.11b (tên mới WiFi 1) 10

5.3 Chuẩn WiFi 802.11a (tên mới WiFi 2) 11

5.4 Chuẩn WiFi 802.11g (tên mới WiFi 3) 11

5.5 Chuẩn WiFi 802.11n (tên mới WiFi 4) 12

5.5.1 Công nghệ không dây chính trong 802.11n 12

5.5.2 Hiệu suất 802.11n 12

5.5.3 Thiết bị mạng 802.11n so với các tiêu chuẩn trước đó 13

5.5.4 Thế hệ tiếp nối của 802.11n 13

5.6 Chuẩn WiFi 802.11ac (tên mới WiFi 5) 13

5.7 Chuẩn WiFi 6 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

LỜI MỞ ĐẦU

5

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

Wifi là một công nghệ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại Nó được sử dụng rộng rãi trong các môi trường văn phòng, nhà ở, khách sạn, sân bay, các quán ăn và các địa điểm công cộng khác để truy cập Internet và chia sẻ dữ liệu qua đó khắc phục được nhược điểm mà mạng có dây không thể giải quyết được, qua đó giúp người dùng có thể kết nối với mạng xã hội ở bất cứ đâu Tuy nhiên, vì wifi còn có những hạn chế của nó nên sự phát triển và cải tiến không ngừng về wifi nhằm giải quyết những hạn chế đang tồn tại như tốc

độ, phạm vi phủ sóng, an toàn thông tin là điều vô cùng tất yếu vì mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dùng Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về wifi, nhóm em làm đề tài wifi nhằm hiểu rõ hơn về công nghệ wifi hiện nay

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong bài báo cáo của nhóm về công nghệ wifi, các thông số,

và các chuẩn wifi

3 Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu và định nghĩa các khái niệm liên quan đến wifi, xem xét các tài liệu về wifi từ các nguồn như sách, bài báo, tài liệu trực tuyến và các nghiên cứu trước đó để có được cái nhìn tổng quan về wifi So sánh kết quả của nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó và đánh giá ưu và nhược điểm của từng loại

NỘI DUNG

1 Các đặc tính kỹ thuật của WiFi

6

Trang 7

1.1 Khái niệm wifi

- Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity Là một mạng không dây có khả năng kết nối với các mạng khác hay với máy tính bằng sóng vô tuyến Nó nhanh hơn và phạm vi hoạt động lớn hơn Bluetooth

- Thương hiệu Wi-Fi được chính thức đặt cho công nghệ không dây dựa trên chuẩn IEEE 802.11

1.2 Băng tần WiFi (Band)

- Giống như mọi loại sóng vô tuyến khác, sóng WiFi cũng có một thông số đặc trưng là băng tần (Band)

- Thực chất băng tần không phải là một tần số cố định như nhiều người vẫn lầm tưởng, mà là một dải tần số dao động giữa giá trị thấp nhất (Fmin) và giá trị cao nhất (Fmax) nằm trong dải sóng vô tuyến

Hình 1: băng tần wifi

- Hiện nay hầu hết các chuẩn WiFi đều hoạt động trên hai băng tần là 2.4 GHz và 5 GHz, tức là tần số thu phát sóng WiFi sẽ dao động nhỏ xung quanh các giá trị này (ví dụ dải tần WiFi 2.4 GHz là 2.401GHz- 2.495GHz)

- Về lý thuyết, tần số càng cao biểu trưng cho khả năng mang thông tin trên một đơn vị thời gian càng lớn, vì sự tăng lên của số chu kì sóng có thể phân chia để mang dữ liệu

- Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ đường truyền như thuật toán mã hóa-giải mã, phần cứng thu phát sóng, và đặc biệt là độ rộng (Width) của băng tần (Band) được sử dụng (gọi là Bandwidth – băng thông)

1.3 Băng thông WiFi (Bandwidth)

7

Trang 8

- Băng thông hay còn gọi là Bandwidth được sử dụng để truyền tải những dữ liệu có sẵn trong 1 giây Cũng có thể hiểu đây là tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền.

- Băng tần có thể được so sánh như một đường ống nước, băng thông là số đo độ rộng của đường ống đó, còn nước chảy trong đường ống chính là dữ liệu Ống nước càng lớn, lưu lượng nước tối đa có thể chảy qua trong 1 khoảng thời gian càng nhiều, tương tự băng thông càng rộng thì lượng dữ liệu tối đa có thể truyền dẫn qua đó càng được nhiều dẫn đến tốc độ truyền càng nhanh.Như vậy thì theo cách hiểu này, băng thông là độ rộng đường truyền tín hiệu mà từ đó ta có thể quy

ra lượng dữ liệu tối đa có thể gửi nhận cùng lúc trên đường truyền – cái thường được ghi trên các bộ phát WiFi hoặc các tài liệu đặc tả đặc tính kỹ thuật của thiết

bị viễn thông.Tuy nhiên, rất ít khi chúng ta khai thác được hết con số nói trên, do tốc độ đường truyền Internet mà ISP cung cấp hầu hết là thấp hơn con số lý thuyết đó (lượng nước chảy đầu vào không đủ làm đầy đường ống).Chính vì thế

mà người ta đã gán lưu lượng dữ liệu thực tế truyền được trong một giây (tính theo bit hoặc byte) cho băng thông như một cách hiểu thứ hai rất phổ biến, dù không chính xác với định nghĩa gốc

- Cuối cùng, băng thông được chia thành 2 loại là băng thông tải lên (Upload) và băng thông tải xuống (Download) Thông thường với đường truyền Internet sử dụng mạng cáp quang thì hai thông số này là không chênh lệch nhau nhiều

Hình 2: băng thông

2 Các thông số quan trọng của mạng WiFi

2.1 Ping

8

Trang 9

- Ping là từ được viết tắt bởi Packet Internet Groper, là một công cụ mạng máy tính

sử dụng trên các mạng TCP/IP để kiểm tra tốc độ đường truyền kết nối giữa hai thiết

bị, thường là máy tính và máy chủ server cụ thể nào đó

- Ping có thể ước lượng khoảng thời gian trễ trọn vòng (round-trip delay time, viết tắt:

RTT, ý nghĩa: thời gian để truyền một tín hiệu hoặc thông tin tới một nơi khác ở xa và

quay trở lại) để gửi gói dữ liệu đi và tỷ lệ các gói dữ liệu có thể bị mất trong quá trình truyền tải giữa hai máy

- Một cách dễ hiểu thì Ping được sử dụng để kiểm tra tốc độ kết nối, tải các gói dữ liệu giữa hai thiết bị là một máy tính đến với một máy chủ

2.2 Jitter

- Jitter là thông số đặc trưng cho độ ổn định của độ trễ truyền dẫn các gói tin

- Ví dụ, độ trễ trung bình khi smartphone của bạn nhận các gói tin từ máy chủ Skype ổn định quanh 20ms, bạn đơn giản là luôn nghe thấy giọng nói của người ở đầu dây bên kia sau 20ms kể từ khi người đó nói, giống như nghe lại một bản ghi

âm liền mạch vậy

- Tuy nhiên, nếu độ trễ tín hiệu đột ngột tăng lên 50ms, sẽ có một khoảng trống thời gian kéo dài 50-20=30ms mà smartphone của bạn không nhận được bất cứ tín hiệu nào, gây ra ngắt quãng âm thanh mà bạn nghe được Con số thời gian 30ms thu được chính là Jitter, thứ gây ra sự giật lag khó chịu mỗi khi bạn thực hiện đàm thoại trực tiếp qua Internet

2.3 Packet loss

- Packet loss là tỉ lệ tính theo % số gói tin bị mất (thiết bị đích không nhận được từ thiết bị nguồn) trên tổng số gói tin gửi nhận giữa hai thiết bị

- Thông số này cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất và tốc độ truyền tin, do các thiết bị trong mạng phải tiến hành gửi lại các packets đã mất

- Trên đường tới máy chủ đích, gói tin phải đi qua nhiều máy chủ trung gian và các thiết bị vật lý hỗ trợ truyền dữ liệu Với mạng WiFi, AP (Access Point- điểm truy cập) đóng vai trò trung gian kết nối thiết bị của bạn và mạng Internet

3 Ưu, nhược điểm của wifi

3.1 Ưu điểm

- Tiện lợi: Wi-Fi cho phép bạn kết nối với internet mà không cần dây và điều khiển từ

xa, làm cho việc kết nối đến internet trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn

- Linh hoạt: Wi-Fi cho phép nhiều thiết bị kết nối đến internet cùng một lúc và từ bất kỳ đâu trong phạm vi sóng Wi-Fi

9

Trang 10

- Tính di động: Fi cho phép bạn truy cập internet từ bất kỳ địa điểm nào có sóng

Wi-Fi, làm cho nó trở thành một công nghệ di động

- Tốc độ: Wi-Fi có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn so với nhiều kết nối internet khác

3.2 Nhược điểm

- Giới hạn phạm vi: Wifi có phạm vi giới hạn, phụ thuộc vào số lượng và độ dày của tường và vật cản trong tòa nhà

- Sự can thiệp: Sóng Wifi có thể bị can thiệp bởi các tín hiệu khác, do đó chất lượng kết nối có thể bị giảm

- An ninh: Wifi có thể bị tấn công bởi hacker nếu không được bảo vệ đúng cách, do đó cần phải cài đặt phần mềm bảo mật để đảm bảo an toàn

- Băng thông: Số lượng người sử dụng cùng lúc có thể làm giảm băng thông và tốc độ truyền dữ liệu

4 Cách thức hoạt động

Wifi hoạt truyền tải dữ liệu qua sóng vô tuyến theo hai chiều Qua bộ chuyển đổi tín hiệu không dây dữ liệu sẽ được chuyển thành sóng vô tuyến, và được thu phát bằng 1 ăng ten Sau đó, Router Wifi sẽ phân tích và giải mã tín để kết nối tới hệ thống mạng internet thông qua cổng Ethernet Quy trình trên sử dụng phổ biến cho cách thức truyền tải dữ liệu không dây dùng sóng radio Tuy nhiên, trên Wifi sẽ có một số khác biệt như: có thể tùy chỉnh tần số, kênh truyền theo các tiêu chuẩn đã được quy định Điều này, giảm độ suy hao, tăng độ phủ sóng, tăng khả năng chống nhiễu giúp Wifi trở thành kết nối mạng không dây rất rất phổ biến

5 Các chuẩn wifi

5.1 Chuẩn WiFi đầu tiên 802.11

Năm 1997, IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đã giới thiệu một chuẩn đầu tiên cho WLAN Chuẩn này được gọi là 802.11 sau khi tên của nhóm được thiết lập nhằm giám sát sự phát triển của nó Tuy nhiên, 802.11 chỉ hỗ trợ cho băng tần mạng cực đại lên đến 2Mbps – quá chậm đối với hầu hết các ứng dụng Với lý do đó, các sản phẩm không dây thiết kế theo chuẩn 802.11 ban đầu dần không được sản xuất nữa

5.2 Chuẩn WiFi 802.11b (tên mới WiFi 1)

- IEEE đã mở rộng trên chuẩn 802.11 gốc vào tháng Bảy năm 1999, tạo ra chuẩn 802.11b Chuẩn này hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, tương đương với Ethernet truyền thống

- 802.11b sử dụng tần số tín hiệu vô tuyến không được kiểm soát (2.4 GHz) giống như chuẩn ban đầu 802.11 Các nhà cung cấp thích sử dụng tần số này để giảm chi phí sản

10

Trang 11

xuất Các thiết bị 802.11b có thể bị xuyên nhiễu từ các thiết bị điện thoại không dây (kéo dài), lò vi sóng hoặc các thiết bị khác sử dụng cùng dải tần 2.4 GHz Mặc dù vậy, bằng cách lắp các thiết bị 802.11b cách xa các thiết bị như vậy có thể giảm được hiện tượng xuyên nhiễu này

Ưu điểm của 802.11b – giá thành thấp nhất; phạm vi tín hiệu tốt và không dễ bị

cản trở

Nhược điểm của 802.11b – tốc độ tối đa thấp nhất; các thiết bị gia dụng có thể

gây trở ngại cho tần số vô tuyến mà 802.11b bắt được

5.3 Chuẩn WiFi 802.11a (tên mới WiFi 2)

- Trong khi 802.11b vẫn đang được phát triển, IEEE đã tạo một mở rộng thứ hai cho chuẩn 802.11 có tên gọi 802.11a Vì 802.11b được sử dụng rộng rãi quá nhanh so với 802.11a, nên một số người cho rằng 802.11a được tạo sau 802.11b Tuy nhiên trong thực tế, 802.11a và 802.11b được tạo một cách đồng thời Do giá thành cao hơn nên 802.11a thường được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp còn 802.11b thích hợp hơn với thị trường mạng gia đình

- 802.11a hỗ trợ băng thông lên đến 54 Mbps và tín hiệu trong một phổ tần số quy định quanh mức 5GHz Tần số của 802.11a cao hơn so với 802.11b chính vì vậy đã làm cho phạm vi của hệ thống này hẹp hơn so với các mạng 802.11b Với tần số này, các tín hiệu 802.11a cũng khó xuyên qua các vách tường và các vật cản khác hơn

- Do 802.11a và 802.11b sử dụng các tần số khác nhau, nên hai công nghệ này không thể tương thích với nhau Chính vì vậy một số hãng đã cung cấp các thiết bị mạng lai

cho 802.11a/b nhưng các sản phẩm này chỉ đơn thuần là thực hiện hai chuẩn này song

song (mỗi thiết bị kết nối phải sử dụng một trong hai, không thể sử dụng đồng thời cả hai)

Ưu điểm của 802.11a – tốc độ cực nhanh; tần số được kiểm soát nên tránh được

sự xuyên nhiễu từ các thiết bị khác

Nhược điểm của 802.11a – giá thành đắt; phạm vi hẹp và dễ bị cản trở 5.4 Chuẩn WiFi 802.11g (tên mới WiFi 3)

Vào năm 2002 và 2003, các sản phẩm WLAN hỗ trợ một chuẩn mới hơn đó là 802.11g, được đánh giá cao trên thị trường 802.11g là một nỗ lực để kết hợp những ưu điểm của chuẩn 802.11a và 802.11b Nó hỗ trợ băng thông lên đến 54Mbps và sử dụng tần số 2.4 Ghz để có phạm vi rộng 802.11g có khả năng tương thích với các chuẩn 802.11b, điều đó

11

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w