1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Biện pháp thi công ép cọc d500

31 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp thi công ép cọc D500
Tác giả Phan Vũ Group
Người hướng dẫn Lê Anh Phi, Mai Xuân Quốc Bảo, Nguyễn Xuân Sơn
Thể loại Biện pháp thi công
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Biện pháp thi công ép cọc d500 Dự án : NHÀ Ở XÃ HỘI PHỤC VỤ CHO CÔNG NHÂN THUÊ (KHU LƯU TRÚ CÔNG NHÂN) Biện pháp thi công ép cọc d500 Dự án : NHÀ Ở XÃ HỘI PHỤC VỤ CHO CÔNG NHÂN THUÊ (KHU LƯU TRÚ CÔNG NHÂN) Biện pháp thi công ép cọc d500 Dự án : NHÀ Ở XÃ HỘI PHỤC VỤ CHO CÔNG NHÂN THUÊ (KHU LƯU TRÚ CÔNG NHÂN) Biện pháp thi công ép cọc d500 Dự án : NHÀ Ở XÃ HỘI PHỤC VỤ CHO CÔNG NHÂN THUÊ (KHU LƯU TRÚ CÔNG NHÂN)

Trang 1

BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC

TƯ VẤN GIÁM SÁT : CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG TỔNG HỢP

NHÀ THẦU PHỤ : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHAN VŨ

PHÊ DUYỆT CỦA CÁC BÊN

NHÀ THẦU THI CÔNG

Dự án : NHÀ Ở XÃ HỘI PHỤC VỤ CHO CÔNG NHÂN THUÊ (KHU LƯU TRÚ CÔNG NHÂN)

Nhà thầu thi công

Phan Vũ Group

Người lập

Lê Anh Phi

Kiểm tra bởi Mai Xuân Quốc Bảo

Phê duyệt bởi Nguyễn Xuân Sơn

Trang 3

1 TỔNG QUAN

1.1 MỤC ĐÍCH

Biện pháp thi công này dùng để hướng dẫn và xác định các công việc phải làm trong quá trình ép cọc nhằm đảm bảo việc thi công đáp ứng tiến độ, chất lượng

và hiệu quả cho dự án

1.2 TIẾN ĐỘ, CÔNG VIỆC CHÍNH & YÊU CẦU KỸ THUẬT

 Tiến độ thi công theo mục/ bảng “Tiến độ dự án” trong hồ sơ dự thầu

 Công việc chính và yêu cầu kỹ thuật theo “Khối lượng và yêu cầu kỹ thuật” trong hồ sơ dự thầu

1.3 CÁC CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ ĐỂ ÁP DỤNG

 Căn cứ vào hồ sơ thiết kế công trình;

 Căn cứ vào đặc điểm địa chất và hiện trạng tương quan của mặt bằng công trình với các công trình hiện hữu lân cận;

 Dựa trên công nghệ, thiết bị và năng lực Nhà thầu;

 Thi công cọc ép tĩnh sẽ tuân theo các tiêu chuẩn trong bảng sau:

B1 CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG THI CÔNG CỌC

JIS A5373:2010 Pre-stressed Spun Concrete Piles (PHC pile)

JIS G3137:1994 Small Size – Deformed Steel Bar for Prestressed Concrete JIS G3552:2000 Low Carbon Steel Wires

JIS G3101:1995 Rolled Steel for General Structure

TCVN 7888: 2014 Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước

TCVN 9394:2012 Đóng và ép cọc – thi công và nghiệm thu

TCVN 9393:2012 Cọc – Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng

tĩnh ép dọc trục TCVN 314:2005 Hàn kim loại – Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công

TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu

chung TCVN 5308:2012 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

Trang 4

2 THI CÔNG ÉP CỌC

2.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG

 Mục tiêu chính của phương pháp thi công này là chuẩn hóa quy trình thi công

ép cọc sử dụng trong dự án

 Các định nghĩa:

 Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây xung lượng lên đầu cọc

 Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc

 Lực ép lớn nhất (Pmax) là lực do thiết kế quy định, không vượt quá khả năng chịu tải ép của vật liệu cọc theo quy định của nhà sản xuất

 Chuyên chở, bảo quản và nâng dựng cọc vào vị trí hạ cọc phải tuân thủ các biện pháp chống hư hại cọc Khi chuyên chở cọc bê tông cốt thép (BTCT) phải có hệ con kê bằng gỗ ở phía dưới tại các vị trí móc cẩu

 Thi công hạ cọc cần tuân theo bản vẽ thiết kế thi công

 Sơ đồ ép cọc được xây dựng trên quy trình, quy định cọc hạ sau không tạo nêm chèn cọc đã hạ trước đó

2.2 CHUẨN BỊ

2.2.1 Kiểm tra điều kiện công trường

Nhằm lập kế hoạch thi công thích hợp, thực hiện kiểm tra các điều kiện công trường trước khi tiến hành thi công đối với các vấn đề sau:

 Kiểm tra các điều kiện bên trong công trường cần phải xác định các thông tin sau:

 Cổng vào công trường phải đảm bảo cho thiết bị thi công và xe vận chuyển cọc lưu thông: chiều rộng ≥ 8,0m, chiều cao ≥ 4.5m và có bị hạn chế hay không (vướng đường dây điện….)

 Các công trình lân cận có làm hạn chế đến việc vận chuyển và lắp dựng thiết bị hay ảnh hưởng đến việc thi công các tim cọc biên

Trang 5

 Đường giao thông trong công trường: xem xét việc sử dụng các tấm thép lót trong quá trình thi công để thiết bị bánh xích có thể di chuyển dễ dàng

và thuận tiện hơn trong việc vệ sinh công trường

 Chuẩn bị vòi nước để rửa xe, đường trong quá trình thi công

 Bố trí hợp lý vị trí khu thiết bị phụ trợ: Cẩu phục vụ, khu vực tập kết cọc, đối trọng, máy hàn…

 Kiểm tra các hạ tầng cơ sở liên quan đến điện nước tại công trường

 Kiểm tra tài liệu địa chất công trường: Mặt cắt/cột địa tầng, tính chất của đất, mực nước dưới đất, chiều dày các lớp đất, thế nằm và đặt trưng cơ lý của chúng, cần lưu ý các thấu kính có trong khu vực đặt công trình và các cọc đặt trên hoặc xuyên qua lớp thấu kính này

 Thăm dò khả năng có chướng ngại vật ở dưới đất để có biện pháp xử lý loại

bỏ chúng Dự đoán được sự ảnh hưởng của công tác ép cọc đến các công trình ngầm và công trình lân cận để có biện pháp phòng ngừa những tác động xấu đến chúng

 Xem xét những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nếu có (tiếng ồn, chuyển vị đất nền và chấn động) để có những điều chỉnh sơ đồ và tổ chức thi công cho phù hợp với tiêu chuẩn, quy định về ảnh hưởng đến môi trường khi thi công gần khu dân cư và công trình có sẵn

 Việc tổ chức mặt bằng và biện pháp xử lý mặt bằng, đường tạm phục vụ thi công được thể hiện trong “Bản vẽ biện pháp thi công” đính kèm trong hồ

sơ dự thầu

2.2.2 Thiết bị thi công

 Máy móc và thiết bị thi công sử dụng cho dự án được nêu trong “Danh sách thiết bị thi công”, gồm các loại như sau:

 Xe cẩu phục vụ có tầm vươn lớn hơn chiều dài cọc

 Máy ép cọc (dàn cơ, Robot)

 Hệ đối trọng là các khối bê tông (hoặc thép) với tổng khối lượng đối trọng tập kết đến công trường tối thiểu 1.1xPmax cho một hệ ép cọc

Trang 6

 Máy toàn đạc định vị vị trí cọc theo thiết kế

 Máy kinh vĩ, thước nivo (hoặc dây dọi): dùng để ngắm độ thẳng đứng trong quá trình hạ cọc

Trang 7

- Cấu tạo của máy ép cọc tự hành được bố trí như sau:

1- Cơ cấu ép biên: dùng để ép cọc gần các công trình hiền hữu

2- Cabin điều khiển ép cọc

3- Cơ cấu ép trung tâm (cơ cấu ép chính)

4- Bộ kẹp cọc: có nhiệm vụ kẹp cọc

5- Cần trục: dùng để cẩu cấu kiện, tải đối trọng, cọc,…

6- Các xi lanh thủy lực đỡ bàn máy (cơ cấu nâng hạ máy theo phương thẳng đứng)

Trang 8

7- Cơ cấu di chuyển ngang và quay: có nhiệm vụ di chuyển máy theo phương vuông góc với phương dọc của máy hoặc quay máy khi di chuyển trên công trường

8- Cơ cấu diu chuyển dọc: có nhiệm vụ di chuyển máy theo phương dọc của máy khi di chuyển trên công trường

- Thông số kỹ thuật của máy ép:

o Có bảng đặc tính kỹ thuật của máy ép cọc và kết quả kiểm định máy kèm theo khi máy đã được đưa đến công trường

2.3.2 Lắp dựng máy ép cọc:

- Yêu cầu vị trí lắp đặt: đủ khoảng không cho máy vào vị trí lắp đặt, mặt bằng công trường bằng phẳng đảm bảo cho xe tải trọng 40 tấn, cẩu phục vụ 50T có thể triển khai lắp đặt

2.3.3 Các vấn đề an toàn cần kiểm soát chặc chẽ trong quá trình vận chuyển

thiết bị về công trường:

- Bánh xe lún khu vực nền yếu

- Phương tiện chuyên chở quá tải

- Cá nhân đi bộ khu vực công trường không tuân thủ các qui định tại công trường

về vạch kẽ lối đi,khoảng cách an toàn, nguy cơ trượt chân, té ngã

- Phương tiện chuyên chở va chạm với người hoặc các thiết bị trên công trường

- Tắt nghẽn giao thông trên công trường

- Sắp xếp, kê chèn, cố định hàng hóa không an toàn dễ dẫn đến vật tư, hàng hóa, dụng cụ trở thành vật rơi

Trang 9

- Phương tiện chuyên chở không được đăng ký trước với BCH công trường

- Di chuyển vượt quá tốc độ qui định trên công trường

Trang 10

- Cẩu hạ 2 chân ngắn từ xe vào vị trí

- Lắp xi lanh ép cọc, tải vào vị trí Di chuyển máy ép Robot vào khu vực ép cọc

2.3.5 Các vấn đề an toàn cần kiểm soát chắc chẽ

- Va quệt, đứt cáp thiết bị nâng, gãy đỗ cẩu

- Người tác nghiệp mắc kẹt tại các điểm kẹt

- Rơi từ trên cao trong quá trình tác nghiệp

- Các bộ phận va chạm vào nhau hoặc va vào người trong quá trình lắp đặt

Trang 11

- Hàng hóa rơi đổ

- Va vào vật chuyển động

- Đỗ xe

- Tràn dầu

2.4 BIỆN PHÁP CUNG CẤP – BỐC DỠ - VẬN CHUYỂN – XẾP CỌC

 Cọc được cung cấp bằng đường bộ, và từ nhà máy sản xuất đến bãi tập kết cọc trong công trường hoặc tới ngay vị trí thi công

 Thời điểm vận chuyển cọc bằng đường bộ thông thường là vào ban đêm

 Tốc độ vận chuyển trong xưởng và bãi tồn trữ không quá 5 km/giờ Tốc độ trên các trục giao thông theo quy định luật giao thông nhưng không quá 40km/giờ

 Không được vận chuyển vượt quá tải trọng cho phép của xe vận chuyển và tải trọng đường bộ xe di chuyển qua

 Khi vận chuyển, cọc không được dao động lớn

 Phương pháp bốc dỡ, vận chuyển và xếp cọc phải đảm bảo cọc không bị gãy

do trọng lượng bản thân cọc

 Trong quá trình vận chuyển cọc, cọc được xếp không quá 4 lớp Các cọc phải được kê kích vào đúng vị trí đã được đánh dấu, các điểm đánh dấu này ngay trên thân cọc Vị trí các điểm kê kích được xác định trong hình sau:

Trang 12

- Xe tải giao cọc đến công trường phải có:

 Chốc gỗ hình tam giác để ngăn rơ moóc di chuyển trong quá trình dỡ cọc

 Lớp gỗ cố định lớp cọc dưới cùng ngăn chặn cọc lăn xuống trong quá trình dỡ cọc

 Xe tải phải cung cấp đủ thanh thép gốc và chiều cao ít nhất bằng với cấp của lớp cọc thứ hai 0.6m

 Trước khi cẩu cọc phải xác định điểm móc cẩu, kiểm tra cáp treo để đảm bảo cọc an toàn tuyệt đối khi được cẩu hạ

 Cần cẩu phải có sức nâng đủ lớn, phải kiểm tra tầm với và sức nâng trước khi nâng hạ cọc

 Cẩu hạ sau khi sử dụng tại công trường trước giờ nghỉ phải được hạ cần thấp gần mặt đất hoặc thu cần Mục đích tránh ảnh hưởng của thời tiết mưa bão bất thường

2.5 TRÌNH TỰ THI CÔNG TẠI CÔNG TRƯỜNG

Công tác thi công ép tĩnh cọc bao gồm các bước sau:

2.5.1 Vận chuyển và hạ cọc tại công trường

- Cọc sẽ được vận chuyển tới công trường bằng đường bộ

- Trong quá trình vận chuyển cọc, cọc được xếp không quá 4 lớp Các cọc phải được kê kích vào đúng vị trí đã được đánh dấu, các điểm đánh dấu này ngay trên thân cọc

- Trường hợp vận chuyển bằng đường bộ, cọc sẽ được vận chuyển trực tiếp tới ngay vị trí thi công

2.5.2 Kiểm tra cọc tại hiện trường

- Trước khi thực hiện công tác cẩu hạ cọc trong công trường, cần thưc hiện công tác kiểm tra cọc tại hiện trường

- Nội dung kiểm tra (xác định lý lịch cọc) bao gồm:

o Tên công trình

o Số hiệu sản xuất cọc

Trang 13

o Ngày sản xuất cọc

o Sai lệch kích thước về tiết diện và chiều dài cọc sau khi sản xuất

o Cường độ bê tông của cọc khi xuất xưởng (thông thường là cường độ

7 ngày tuổi của bê tông)

- Phương pháp kiểm tra:

o Mắt thường

o Thước thép

o Kiểm tra hồ sơ đi kèm

- Cọc sau khi thông qua các bước kiểm tra trên sẽ được đồng ý đưa vào sử dụng

và được ký nghiệm thu hàng ngày

- Sai lệch kích thước cọc

 Mức sai lệch kích thước cọc PC, PHC và NPH được quy định tại Bảng 3 TCVN 7888:2014

Bảng 3 - Mức sai kích thước đối với các loại cọc PC, PHC và NPH

Tên kích thước Mức sai lệch cho phép

Đường kính ngoài, D (mm)

- Từ 300 đến nhỏ hơn 700

- Từ 700 đến 1200

+ 5; - 2 + 7; - 4

- Theo đường kính ngoài

- Theo đường kính trong

+ 0; - 1 + 0; - 2

Trang 14

- Yêu cầu ngoại quan và các khuyết tật cho phép

 Yêu cầu ngoại quan và mức các khuyết tật cho phép cho các loại cọc được

Tróc mặt, rỗ tổ ong Tổng diện tích các vị trí ≤ 1,0 % tổng diện tích bề

vị trí lõm) không thấp hơn chiều dày thiết kế

Chênh lệch độ cao giữa măng xông

và thân cọc

+ Đối với cọc D300 mm ÷ D650 mm: ≤ 5 mm + Đối với cọc D700 mm ÷ D1200 mm: ≤7 mm

Móp măng xông

+ Kích thước cạnh lớn nhất ≤ 50 mm + Độ sâu:

Đối với cọc D300 mm ÷ D650 mm: ≤ 2 mm Đối với cọc D700 mm ÷ D1200 mm: ≤ 4 mm

Trang 15

Vết rạn hoặc nứt bề mặt cọc Bề rộng vết rạn hoặc vết nứt bề mặt cọc ≤ 0,05 mm

gờ bậc vết nối khuôn không vượt quá 3 mm

CHÚ THÍCH: Giá trị đường kính áp dụng cho cả cọc PC, PHC và NPH Trường hợp cọc NPH là giá trị đường kính ngoài của đốt

2.5.3 Cẩu hạ cọc trong công trường

- Tiến hành việc cẩu hạ cọc trong công trường phải tuyệt đối tuân thủ các qui định

về an toàn lao động, khu vực cẩu hạ được giăng dây cảnh báo và giám sát chặt

chẽ bởi nhân viên an toàn

- Cọc hạ tại công trường phải xếp theo lớp nhưng không quá 3 lớp, cọc phải được

hạ tại những vị trí bằng phẳng, không gồ ghề để tránh ảnh hưởng đến chất lượng

Trang 16

2.5.4 Các vấn đề an toàn cần kiểm soát chắc chẽ

- Chở quá tải trọng cho phép

- Sắp xếp, kê chèn, cố định cọc không đảm bảo an toàn

- Xe chở cọc bị hư hỏng không được kiểm tra, đăng kiểm theo quy định

- Sự cố trong quá trình nâng cẩu hạ

- Lún sụt ngã cẩu, tuột cáp, gãy móc trong quá trình cẩu hạ

- Đổ ngã cần cẩu do quá tải, quá tầm với

- Đứng vào điểm kẹt, móc cáp các điểm sắt bén

- Móc cáp không phù hợp

- Kẹt tay khi móc cáp

- Lăn cọc từ trên xe xuống đất, gãy cọc gây chấn thương

- Lệch tải gãy cọc

- Thời tiết xấu

2.5.5 Định vị tim cọc trước khi thi công

 Đây là một trong những công tác quan trọng nhất của việc thi công cọc

 Trắc đạc toàn bộ tim mốc chuẩn của công trình từ sự bàn giao của Chủ đầu tư, kết hợp với bản vẽ xác định lại tọa độ ranh công trình, tọa độ khu vực thi công

và mốc chuẩn cao độ Kiểm tra định kỳ các mốc chuẩn trong suốt quá trình thi công để làm cơ sở nghiệm thu công trình

 Kiểm tra vị trí tim trục chính và tim cọc để đội thi công có cơ sở chính xác bố trí thiết bị thi công ép cọc

 Tất cả tọa độ trước khi xác định ngoài thực địa phải được sự kiểm tra và đồng

ý bằng văn bản của Chủ Đầu Tư hoặc tư vấn…

 Qui trình thực hiện công tác định vị tim cọc:

Trang 17

- Sau khi định vị vị trí tim cọc chính cần hạ cọc, đội thi công tiến hành đo gởi

2 vị trí tim để kiểm tra vị trí tim cọc chính trong suốt quá trình ép cọc Hai vị trí này được gởi theo 2 phương vuông góc, khoảng cách từ tim cọc chính đến tim gởi là từ 0,5-1m

Không đạt

Nhận bản vẽ từ Tư Vấn (hoặc Chủ Đầu Tư)

Đơn vị thi công thực hiện việc chuyển đổi tọa độ gốc ra tọa độ thi

công, xây dựng mạng lưới tọa độ khống chế thi công

Đơn vị thi công trình hồ sơ tọa độ chi tiết vị trí tim cọc cho Tư Vấn

(hoặc Chủ Đầu Tư)

Tư Vấn (hoặc Chủ Đầu Tư) kiểm tra các tọa độ do Đơn vị thi công đệ

trình

Tư Vấn (hoặc Chủ Đầu Tư) phát hành văn bản chấp thuận cho việc

dùng các tọa độ chi tiết vị trí tim cọc để tiến hành thi công

Đơn vị thi công định vị các tim cọc ngoài thực địa có sự kiểm tra và

xác nhận cho thi công của Tư Vấn (hoặc Chủ Đầu Tư)

Trang 18

2.5.6 Đánh dấu chiều dài lên thân cọc trước khi thi công

2.5.7 Ép cọc

 Tiến hành công tác ép cọc sau khi đã đã đạt các yêu cầu về công tác nghiệm thu cọc và định vị vị trí tim cọc

 Thỏa vị trí ép cọc bao gồm các điều kiện cơ bản sau:

 Tim cọc được bố trí ra thực địa, được kiểm tra và cho phép thi công của

Tư vấn (hoặc Chủ đầu tư)

 Mặt bằng tương đối bằng phẳng, đủ khoảng trống để thiết bị vận hành và xoay sở

 Mặt nền tương đối ổn định, không bị lún lầy

 Trong phạm vi thi công của thiết bị không bị cản trở bởi các chướng ngại vật hoặc các thiết bị thi công khác

 Lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép:

 Cọc được cẩu lên với vị trí móc cáp như hình vẽ để dựng cọc vào vị trí ép

Trang 19

 Trong quá trình lắp dựng, để đảm bảo an toàn, mọi công nhân đều phải tránh xa bán kính rơi của cọc

 Cọc đưa vào đúng vị trí ép, kiểm tra khoảng cách từ cọc đến vị trí 2 tim gởi, đặt bàn là ép cọc lên đầu cọc, kiểm tra độ thẳng đứng cọc bằng máy kinh vĩ hoặc dây dọi

 Quy định về mối nối cọc:

 Thợ có tay nghề (chứng chỉ)

 Kích thước các bản mã đúng thiết kế

 Trục của hai đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương của hai mặt phẳng thẳng đứng vuông góc nhau

Trang 20

 Khi hàn nối cọc, công nhân hàn phải kiểm tra độ khít của 2 mặt bích cọc, sao cho tâm đoạn của 2 đoạn cọc trùng nhau Vệ sinh sạch sẽ 2 mặt bích cọc và tại vị trí hàn nối hai đầu cọc Tiến hành hàn đắp theo từng lớp cho tới khi lấp đầy khe hở (cho mối hàn đối đầu)

 Hàn nối cọc BTCT, kiểm tra hàn nối cọc theo tiêu chuẩn TCVN 9394 –

2012, gia tải từ 10 đến 15% tải trọng thiết kế trong suốt quá trình hàn

 Loại vật liệu hàn cần tuân theo TVTK hoặc CĐT

 Kiểm tra đường hàn: Đường hàn mối nối cọc phải đảm bảo đúng quy định của thiết kế về chịu lực, không được có các khuyết tật sau đây:

 Kích thước đường hàn sai lệch so với thiết kế

 Chiều cao hoặc chiều rộng của mối hàn không đồng đều

 Đường hàn không thẳng, bề mặt mối hàn bị rỗ, không ngấu, quá nhiệt, có chảy loang, lẫn xì, bị nứt…

 Sau 5 phút hàn sẽ tiến hành quét bitum để bảo vệ mối hàn

 Ép cọc:

 Lựa chọn thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau

 Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định

 Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép

từ đỉnh cọc và tác dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép ôm, không gây

Ngày đăng: 15/04/2024, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w