1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BRAINSTORMING VÀ THIẾT KẾ KEY VISUAL CHO SỰ KIỆN KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA NỘI BÀI (NCTS)

29 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Học phần: Tư duy Sáng tạo và Phản biện

Đề bài

BRAINSTORMING VÀ THIẾT KẾ KEY VISUAL CHO SỰ KIỆN KỶ NIỆM10 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ

HÀNG HÓA NỘI BÀI (NCTS)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:ThS Nguyễn Hồng Nhung

Trang 2

1.3 Quy định của Brainstorming 8

1.4 Bốn nguyên tắc của Brainstorming 8

1.5 Các kỹ thuật trong Brainstorming 8

1.5 Nhận diện thương hiệu 15

1.5.1 Tên thương hiệu: Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCTS) 15

Trang 3

3.1.1 Phân công nhiệm vụ 17

3.1.2 Thông tin tìm hiểu về Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài 17

3.2 Xác định từ khóa và thông điệp 17

3.3 Phát triển key hình ảnh và màu sắc 19

Trang 4

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC

1 Nguyễn Ngọc Trúc

2 Hoàng Thị Ngọc

3 Đoàn Hồng Trang 23090344 Nội dung,

9 Nguyễn Vũ Ngọc

4 Lục Bảo Ngọc 23090284 Nội dung - tổng hợp nd

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 2 xin gửi lời cảm ơn chân thanh đến trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý giá cho nhóm chúng em nói riêng và lớp QH23.GT4 nói chung trong suốt quá trình học tập vừa qua Những tri thức này sẽ trở thành những hành trang quý giá cho hành trình sau này của chúng em.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và lòng biết ơn chân thành đến giảng viên

ThS Nguyễn Hồng Nhung - người đã dành thời gian và công sức hướng dẫn và truyền đạt

những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn quý báu Những bài giảng của cô đã giúp lớp không chỉ hiểu sâu về quá trình brainstorming và thiết kế key visual mà còn phát triển kỹ năng làm việc nhóm và quản lý dự án QH23.GT4 sẽ luôn trân trọng những bài học quý giá mà cô đã tận tình giảng dạy.

Trong quá trình thực hiện bài tập lần này; nhận thấy từng thành viên trong nhóm đã cố gắng vận dụng những tri thức cô đã truyền đạt, nhưng do còn hạn chế về mặt kiến thức cũng như thiếu trải nghiệm thực tế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót xuất hiện trong bài Chúng em kính mong nhận được sự góp ý từ cô để bài nhóm em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc xây dựng key visual không đơn thuần là việc tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng mà còn là một phần không thể thiếu của chiến lược marketing chiều sâu của mỗi doanh nghiệp Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và sự bùng nổ của các kênh truyền thông, việc thúc đẩy hình ảnh thương hiệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCTS) không chỉ là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực vận tải và logistic tại Việt Nam mà còn là một tượng đài của sự chuyên nghiệp và đổi mới.

Với cuộc hành trình kéo dài mười năm, công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCTS) đã không chỉ xây dựng lên một thương hiệu vững mạnh mà còn trở thành một tên tuổi uy tín và đáng tin cậy trong ngành Sự kiện kỷ niệm này không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của công ty mà còn là cơ hội để ghi nhận những thành tựu đáng kể đã được đạt được và để tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ cho tất cả những ai đã đóng góp vào thành công này Dựa trên những yếu tố đó, nhóm 2 chúng em đã xây dựng key visual cho sự kiện bằng cách lấy kĩ thuật brainstorming làm trọng tâm và sử dụng các tri thức, kĩ năng về thiết kế, thẩm mỹ…

Trong bài luận này, chúng em sẽ đi sâu vào quy trình xây dựng key visual cho sự kiện kỷ niệm 10 năm của công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa nội bài (NCTS) Từ việc nắm bắt bản chất và tầm nhìn của sự kiện đến việc thực hiện ý tưởng thông qua các công cụ thiết kế đồ hoạ và bằng những kiến thức đã được tiếp thu trên con đường mở rộng “vùng trời” chúng ta sẽ khám phá những bước quan trọng và những ý tưởng thú vị mà nhóm đã dồn hết trí lực và tâm huyết để xây dựng nên

Trang 8

NỘI DUNG

Phần I CƠ SỞ LÝ THUYẾT1 Brainstorming

Thuật ngữ Brainstorming (công não/ động não) được đề cập đầu tiên vào năm 1942 bởi Alex Osborn trong cuốn sách “How to Think up” Brainstorming đem đến sự tích cực và tạo ra giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề Thông qua trao đổi, thảo luận, tập thể sẽ tiếp nhận nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo khác nhau với cùng một chủ đề Sau khi có sự thống nhất của tập thể, vấn đề sẽ được giải quyết một cách tối ưu nhất Bởi vậy việc đưa Brainstorm vào ứng dụng cho quá trình xây dựng dự án sẽ tạo ra con đường đi vững chãi cho sự kiện có được sự tham gia của mỗi ý tưởng của từng người trong nhóm.

1.1 Khái niệm

Brainstorming (Công não) là phương pháp động não, suy nghĩ và nhìn nhận một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau Bằng cách dựa trên các ý tưởng tập trung xung quanh vấn đề cần giải quyết, những người brainstorming sẽ xem xét các mặt lợi ích - tồn đọng rồi rút ra đáp án tốt nhất, sau đó tiếp tục triển khai Mọi người đều được khuyến khích đưa ra những suy nghĩ, quan điểm tự do mà không có sự phán xét, thúc đẩy sự cởi mở, đổi mới Phương pháp này giúp khai thác tối đa sức mạnh của các thành viên, không bị rào cản về khả năng thực hiện hay tính khả thi, các ý tưởng này sau đó sẽ được sàng lọc và đánh giá để tìm ra phương án tốt nhất cho vấn đề

Mục tiêu là liên kết ý tưởng, bao gồm việc nhóm các ý tưởng lại với nhau hoặc xây dựng từ những ý tưởng hiện có, tiếp cận một vấn đề từ một góc nhìn mới mẻ để tạo ra vô số ý tưởng brainstorming như một phần của một quy trình lớn hơn và nó được gọi là Giải quyết vấn đề sáng tạo (CPS) CPS bao gồm 4 bước: Clarify, Ideate, Develop, Implement.

1.2 Vai trò

Brainstorm là một công cụ tuyệt vời được sử dụng như một cách để phát huy sức mạnh của tập thể bằng những ý tưởng từ những cá nhân khác nhau Công não cho phép tất cả mọi người tự do với suy nghĩ của mình mà không sợ sự phán xét, luôn tiếp nhận những ý tưởng mới liên tục để giải quyết vấn đề và tạo ra những ý tưởng sáng tạo

Ở mặt teamwork (làm việc nhóm), brainstorm tạo ra cơ số lớn các ý tưởng một cách nhanh chóng, có thể tinh chỉnh và hợp nhất để tạo ra một giải pháp lý tưởng nhất Từ đó nhóm nhanh chóng đi đến kết luận với sự đồng thuận, hoàn thành một lộ trình toàn diện hơn, giúp

Trang 9

cho tất cả thành viên trong một nhóm đều hiểu và suy nghĩ về vấn đề cần giải quyết để không ai là không có công sức trong cuộc

Đối với mỗi cá nhân, khi thực hiện brainstorm, các thành viên có thể cảm thấy thoải mái nhất khi trao đổi ý tưởng với nhau mà không cảm thấy bị áp lực về khả năng hay kỹ năng của bản thân mình Bởi tất cả mọi người hay tất cả mọi ý tưởng đều bình đẳng với nhau Tất cả những đóng góp của cá nhân đều sẽ trở thành nỗ lực tuyệt đối của cả nhóm Xây dựng các quan điểm khác nhau và mở ra cơ hội cho những đổi mới vượt trội hơn.

1.3 Quy định của Brainstorming

- KHÔNG chỉ trích hay bác bỏ ý tưởng của người khác - Đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt.

- Thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định - Tất cả đều phải xoay quanh vấn đề cần giải quyết.

- Mỗi thành viên đều phải tham gia vào quá trình brainstorm.

1.4 Bốn nguyên tắc của Brainstorming

Ý kiến hòa hợp hay bất đồng đều phải được cân bằng: Không có ý kiến nào bất đồng

chỉ đơn giản là chưa tìm thấy cầu nối để kết nối chúng với nhau Cần xác định và cân bằng việc kết nối và xâu chuỗi ý tưởng của bạn.

Tìm hiểu vấn đề bằng các câu hỏi: Giải pháp sẽ tự được hé lộ và phơi bày khi những vấn

đề quanh nó được lặp đi lặp lại bằng những câu hỏi mở với nhiều đáp án Bởi vậy cần cẩn trọng với những câu hỏi được đặt ra.

Trì hoãn hoặc không phán xét: Những thành kiến tức thì đối với ý tưởng đưa ra sẽ dập

tắt quá trình phát sinh ý tưởng – vì vậy cần phải có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để đưa ra nhận định đúng đắn cho những ý tưởng này.

Tập trung vào “ Có, và” thay vì “ Không, nhưng”: Khi đưa ra thông tin và ý tưởng,

ngôn ngữ cũng là một vấn đề "Có, và" cho phép tiếp tục và mở rộng Hãy cẩn thận với "nhưng" – khi kết hợp "có" hoặc "không" – điều này đã vô tình kết thúc cuộc trò chuyện hoặc phủ nhận mọi thứ đã nhắc đến trước đó.

1.5 Các kỹ thuật trong Brainstorming

Có 19 kỹ thuật được áp dụng trong quá trình brainstorming, đây sẽ là định hướng cho quá trình brainstorm của nhóm sau này bởi vậy cần hiểu rõ các phương pháp để lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm của nhóm:

- Bản đồ tư duy: vẽ một bức tranh về các mối quan hệ giữa các ý tưởng.

Trang 10

- Tư duy đảo ngược: Bắt đầu bằng vấn đề và hỏi “chúng ta gây ra nó như thế nào?” - Phương pháp lấp chỗ trống: viết về nơi mà bạn muốn đến và tìm cách đạt được mục tiêu.

- Phân tích nguyên nhân: tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề bạn đang giải quyết - Phân tích SWOT: xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

- Năm câu hỏi Tại sao?: lặp lại việc hỏi “Tại sao việc này lại xảy ra?” 5 lần.

- Phương pháp Starbursting: Hãy làm một ngôi sao sáu cánh Hãy viết ra một thách thức hoặc cơ hội mà bạn đang đối mặt Viết một trong những từ sau tại mỗi đầu cánh sao: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và thế nào

- Lưới não (Tư duy trực tuyến): các cá nhân có thể chia sẻ ý tưởng của mình một cách riêng tư, nhưng sau đó phải cộng tác công khai

- Phương pháp viết ý tưởng: tất cả mọi người viết ra một ý tưởng ẩn danh.

- Phương pháp hợp tác viết ý tưởng: Yêu cầu các thành viên trong nhóm cùng viết hoặc đăng các ý tưởng của họ.

- Động não đóng vai: tự tưởng tượng mình là người có trải nghiệm liên quan đến mục tiêu động não.

- Suy nghĩ đảo ngược: Cách tiếp cận sáng tạo này là đặt câu hỏi, “người khác sẽ làm gì trong tình huống của chúng ta?” Sau đó hãy tưởng tượng làm ngược lại

- Vào vai một nhân vật: Chọn một nhân vật trong lịch sử hoặc tiểu thuyết mà mọi người biết đến Nhân vật này sẽ làm gì để giải quyết thách thức hoặc cơ hội.

- Động não bậc thang: Các ý tưởng được thêm vào được phát triển từ ý tưởng gốc.

- Động não theo phương pháp Vòng Robin: Tất cả mọi người đều phải chia sẻ ý tưởng và đợi đến khi những người khác chia sẻ xong ý tưởng của họ trước khi đề xuất ý tưởng thứ hai hoặc phê bình các ý tưởng trước đó.

- Tạo ý tưởng một cách nhanh chóng: Yêu cầu các cá nhân trong nhóm viết ra càng nhiều ý tưởng càng tốt trong một khoảng thời gian nhất định.

- Động não kích hoạt: bắt đầu bằng việc “kích hoạt” nhằm giúp mọi người đưa ra những suy nghĩ và ý tưởng.

- Phương pháp Charrette: chia vấn đề thành các vấn đề nhỏ hơn - Động não “Nếu như”: đưa ra các kịch bản khác nhau.

Trang 11

2 Key Visual

2.1 Khái niệm

Key visual (Bộ nhận diện thương hiệu) là một hình ảnh hoặc biểu tượng được sử dụng để đại diện cho một sự kiện, một sản phẩm hay một chiến dịch quảng cáo nào đó Key visual thường được thiết kế nổi bật để thu hút sự chú ý và gây ấn tượng mạnh mẽ cho người xem Mục đích chính của nó là để giúp truyền đạt thông tin sản phẩm, gây sự chú ý và tạo cảm xúc thích thú cho khách hàng, dẫn đến hành động quan tâm, mua hàng

Key visual thường là một hình ảnh nổi bật, thu hút sự chú ý và gợi cảm xúc từ người nhìn Nó được thiết kế một cách sáng tạo và tinh tế, với mục đích giao tiếp một thông điệp trực quan và đại diện cho giá trị của thương hiệu hoặc sự kiện.

2.2 Các thành tố tạo nên key visual

Màu sắc, hình ảnh: Một key visual thành công cần ghi được dấu ấn trong tâm trí của

khách hàng Thông qua nhãn quan, màu sắc và hình ảnh có lẽ là thứ dễ dàng gây ấn tượng đối với khách hàng nhất Hình ảnh cần có tính nhất thống với các ấn phẩm truyền thông.

Thông điệp: Bên cạnh hình ảnh đẹp, key visual còn cần có thông điệp cụ thể mà nhãn

hàng, doanh nghiệp muốn gửi gắm tới khách hàng của mình Thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu và đánh đúng vào mục tiêu mà doanh nghiệp, nhãn hàng đó muốn hướng tới.

2.3 Vai trò

Key visual có vai trò quan trọng trong các chiến lược truyền thông và marketing, nhằm tăng độ nhận diện cho thương hiệu hoặc sản phẩm Ngoài ra, nó còn giữ vị trí trọng tâm

trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng Key visual tạo nên sự nhận diện và khác biệt

với những thương hiệu và sự kiện khác.

2.4 Bí quyết tạo nên một key visual độc đáo, ấn tượng, thu hút khách hàng

Đảm bảo sự nhất quán: Key visual được tạo ra nhằm tạo điểm nhấn và gây ấn tượng

trong các chiến dịch truyền thông Tuy nhiên, điều quan trọng là key visual phải nhất quán với nhận diện thương hiệu Đảm bảo rằng key visual thể hiện đúng các yếu tố, giá trị và phong cách của thương hiệu để tạo sự nhận diện và gắn kết.

Ưu tiên yếu tố cảm xúc: Một key visual thành công cần chạm trực tiếp đến cảm xúc của

người xem; có thể là vui, buồn hay ngạc nhiên, Từ đó người xem có thể dễ dàng ghi nhớ những thứ gắn liền với cảm xúc của họ Đặt đúng cảm xúc của sự kiện trong key visual để

Trang 12

tạo nên sự hoàn hảo về cả hình thức và nội dung Có thể sử dụng hình ảnh, biểu đồ hoặc yếu tố trực quan khác để kích thích cảm xúc và tạo sự kết nối với khách hàng.

Tạo ra sự hài hòa trong màu sắc: Màu sắc là yếu tố dễ dàng thu hút và gây ấn tượng ban

đầu cho người xem Cần biết tương phản màu sắc và cân đối yếu tố thiết kế để tạo nên sự hài hòa và ấn tượng từ đó thương hiệu sẽ dễ dàng gây ấn tượng cho khách hàng

Sử dụng ít text, tập trung vào hình ảnh và biểu tượng: Hình ảnh và biểu tượng trong

key visual cần phải đẹp mắt, sắc nét và dễ hiểu để thu hút sự chú ý của khách hàng Nên tập trung vào hình ảnh và biểu tượng để truyền đạt thông điệp một cách sáng tạo và hiệu quả thay vì sử dụng quá nhiều văn bản để truyền tải thông điệp.

Tạo ra những ý tưởng sáng tạo, độc đáo và có độ nổi bật: Key visual cần phải thu hút

sự chú ý ngay từ cái nhìn đầu tiên Đảm bảo nó độc đáo và khác biệt so với các key visual khác trong cùng lĩnh vực Để tạo key visual gây ấn tượng, nên thử các ý tưởng sáng tạo đột phá Khám phá những cách mới để truyền tải thông điệp và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Tập trung vào giá trị cốt lõi muốn truyền tải tới khách hàng: Key visual không nên quá

phức tạp để tránh làm mất đi sự tập trung của người xem mà nên tập trung vào việc truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu cũng như thông điệp chính một cách rõ ràng và hiệu quả

Tích hợp với các phương tiện truyền thông khác: Đảm bảo key visual có thể tích hợp và

phát triển trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như in ấn, trực tuyến, hoặc truyền hình.

Kiểm tra và đánh giá: Trước khi công bố, kiểm tra kỹ lưỡng và đánh giá lại key visual để

đảm bảo rằng nó đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và yêu cầu.

Trang 13

PHẦN II THỰC HÀNH

1 Giới thiệu về công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS)

Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCTS), là đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/05/2005 Với hơn một thập kỷ hoạt động, NCTS đã xây dựng được uy tín và danh tiếng vững chắc trong ngành, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics và dịch vụ hàng hóa tại Việt Nam, đặc biệt tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, điểm nóng của hoạt động logistics và xuất nhập khẩu ở khu vực Bắc Bộ.

Công ty cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, bao gồm xử lý và lưu trữ hàng hóa, vận chuyển đa phương thức, phục vụ hải quan và tư vấn logistics Với sứ mệnh cung cấp các giải pháp dịch chuyển toàn diện và hiệu quả cho khách hàng, giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và tăng cường hiệu suất kinh doanh Yếu tố nòng cốt nằm ở đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về ngành công nghiệp Cùng với hạ tầng và công nghệ hiện đại, NCTS cam kết mang đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng và đối tác Sự chuyên nghiệp, linh hoạt và cam kết với chất lượng là những giá trị cốt lõi đã giúp Nội bài Cargo khẳng định vị thế của mình trong thị trường logistics cạnh tranh.

1.1.1 Tầm nhìn

Công ty vạch ra tầm nhìn đó là trở thành công ty phục vụ hàng hóa hàng đầu khu vực, theo tiêu chuẩn chất lượng cam kết với khách hàng, phù hợp với tiêu chuẩn và sự phát triển của ngành hàng không.

1.1.2 Phương châm

Với phương châm cung cấp dịch vụ toàn diện và hiện đại nhất, hướng tới thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng; NCTS đã và đang đóng góp tích cực vào sứ mệnh thúc đẩy mạng lưới vận tải hàng không Việt Nam nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

1.1.3 Giá trị cốt lõi

· Khách hàng là trên hết: Theo đuổi những giải pháp thỏa mãn nhu cầu khách hàng với

nhiều giá trị gia tăng.

· An toàn và an ninh: Cam kết ưu tiên tối đa về an toàn và an ninh hàng không.

· Văn hoá công ty: Xây dựng nền văn hoá trách nhiệm, chính trực và tinh thần đồng đội.

Trang 14

· Đổi mới: Học hỏi, phát triển là nhân tố chính để tự cải tiến và đổi mới nhằm phục vụ tốt

hơn cho khách hàng.

1.2 Lĩnh vực

Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài hoạt động trong lĩnh vực vận tải phục vụ hàng hoá hàng không và đã từng bước khẳng định vị thế của mình bằng chất lượng dịch vụ và giá

H1.3.1.3 Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (NASCO)

H1.3.1.4 Công ty TNHH Giao Nhận Hàng Hóa Vinako

H1.3.1.5 Công ty TNHH Quốc tế Sao đỏ

H1.3.1.6 Công ty Cổ phần Logistics Hàng không (ALS)

Ngày đăng: 13/04/2024, 11:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w