Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C.Mác xây dựng, trong đó đặc biệt có quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất QHSX với tính chất và trình độ phát t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA QUY LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY LỚP L02 - NHÓM 11 - HK 221 Giảng viên hướng dẫn: TS An Thị Ngọc Trinh
Thành phố Hồ Chí Minh – 2022
1
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN – SP 1031
Nhóm/Lớp: L02 Tên nhóm: Nhóm 11
Đề tài:
QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA QUY LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Nhiệm vụ được phân công
Tỷ lệ % thành viên nhóm tham gia BTL
Ký tên Điểm
Phần mở đầu, kết luận
ĐT: 0774095772 Email: long.nguyenthanh2811@hcmut.edu.vn
2
Trang 3GIẢNG VIÊN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
TS An Thị Ngọc Trinh
NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Nguyễn Thành Long
3
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT Bảng viết tắt
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH Bảng viết tắt i
Hình 1……… 4 Hình 2 5
Trang 6MỤC LỤ
PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1: QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 3 1.1 Những khái niệm cơ bản 3 1.2 Nội dung của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 5 1.3 Ý nghĩa của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 7 CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9 2.1 Đặc điểm về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 9 2.2 Vai trò của người lao động trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 11 2.3 Đánh giá thực trạng việc phát huy vai trò của người lao động trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay…… 19 KẾT LUẬN 28
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, việc nhận thức đúng, bảo vệ và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C.Mác xây dựng, trong
đó đặc biệt có quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất (QHSX) với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) là một lý luận khoa học, là thế giới quan, phương pháp luận cơ bản trong việc tiếp cận nghiên cứu các lĩnh vực của đời sống xã hội, quy luật này là quy luật cơ bản của xã hội Đây là vấn đề phải thường xuyên đặt ra với ý nghĩa sống còn của xã hội loài người nhằm không ngừng phát triển sản xuất Liên hệ với quá trình phát triển của đất nước, thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt Nước ta đã và đang gặp rất nhiều khó khăn khi xây dựng nền kinh tế nói chung và thúc đẩy, tăng gia sản xuất nói chung; trong đó, vai trò của người lao động là không thể phủ nhận
Để hiểu rõ hơn về quy luật này cũng như vận dụng hiệu quả quy luật vào việc phát huy vai trò người lao động trong nền sản xuất ở Việt Nam, chúng em quyết định
chọn đề tài tiểu luận “Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Ý nghĩa thực tiễn của quy luật đối với việc phát huy vai trò người lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” Từ đó thể hiện quan điểm của chúng em về đường lối phát triển kinh tế và
xây dựng nhà nước đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta
Trong bài tiểu luận này, bằng cách dùng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp luận, phân tích và tổng hợp lí thuyết, phân loại và hệ thống hoá lí thuyết,
so sánh, thống kê số liệu mà nhóm chúng em có thể làm rõ hơn những vấn đề được đặt
ra trong đề tài nghiên cứu
Do thời gian có hạn và là lần đầu tiên mà nhóm chúng em làm một bài tiểu luận chính trị với kiến thức còn nhiều hạn chế đối với đề tài nên ắt sẽ còn nhiều thiếu sót vì vậy nhóm chúng em kính mong giảng viên và bạn đọc sẽ bổ sung thêm nhiều ý kiến để bài làm của chúng em trở nên hoàn thiện hơn
Trang 8Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có
2 chương, 6 tiểu tiết
Trang 9PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT.
1.1 Những khái niệm cơ bản
1.1.1 Phương thức sản xuất
PTSX là cách thức con người tiến hành quy trình sản xuất vật chất ở từng giai đoạn nhất định của lịch sử Phương thức sản xuất đóng vai trò quy định đặc điểm, tính chất của từng chế độ xã hội Khi phương thức sản xuất thay đổi thì xã hội cũng thay đổi theo Phương thức sản xuất được cấu thành bởi hai mặt là lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất
Theo Mác thì xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau Cụ thể là:
- Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy
- Phương thức sản xuất châu Á
- Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
- Phương thức sản xuất phong kiến
- Phương thức sản xuất tư bản
- Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa
- Phương thức sản xuất cộng sản
1.1.2 Lực lượng sản xuất
LLSX là khái niệm chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người Lực lượng sản xuất được tạo nên bởi hai nhân tố: Người lao động và tư liệu sản xuất Chỉ khi nào có sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người lao động thì mới là lực lượng sản xuất
- Người lao động: người có sức khỏe, kỹ năng lao động, sáng tạo và kinh nghiệm… để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống
- Tư liệu sản xuất: những đối tượng được con người sử dụng và khai thác trong quá trình sản xuất gồm:
+ Tư liệu lao động: công cụ lao động (cuốc, cày, máy kéo máy…)
Trang 10+ Đối tượng lao động ( sắt, thép, bông, vải…)
1.1.3 Quan hệ sản xuất
QHSX là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất vật chất Tuy do con người tạo
ra, nhưng các mối quan hệ sản xuất đó tuân theo những quy luật tất yếu, khách quan của đời sống xã hội
Trong thực tế quá trình sản xuất, hệ thống các quan hệ sản xuất biểu hiện cụ thể theo ba mặt khác nhau:
- Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: là quan hệ cơ bản và đặc trưng cho từng xã hội, quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối các sản phẩm làm ra
- Quan hệ trong tổ chức và quản lí sản xuất
- Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động
1.2 Nội dung của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động ngược lại lực lượng sản xuất
1.2.1 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
Sự biến đổi của sản xuất luôn luôn theo chiều tiến bộ, và xét cho cũng bắt đầu
từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất Đương nhiên, khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển thì tính chất cũng phát triển theo Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội
Lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất biến đổi theo phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Sự phù hợp đó làm cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển Khi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến mức nào đó sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ
để hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất đang phát triển, làm phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới xuất hiện
Trang 11Sự phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đến cao qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đã quyết định sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cao hơn, đưa loài người trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác nhau từ thấp đến cao, với những kiểu quan hệ sản xuất khác nhau
1.2.2 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, trở thành động lực cơ bản thúc đẩy, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển
Khi quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất, sở dĩ có thể tác động (thúc đẩy hoặc kìm hãm) sự phát triển của lực lượng sản xuất, vì nó quy định mục đích của sản xuất; ảnh hưởng đến thái độ lao động của quảng đại quần chúng; kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến công cụ, việc
áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, việc hợp tác và phân công lao động,…
Trong xã hội có giai cấp đối kháng mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh giai cấp mới giải quyết được mâu thuẫn đó để đưa xã hội tiến lên
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện sự vận động nội tại của phương thức sản xuất và biểu hiện tính tất yếu của sự thay thế phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất khác cao hơn Quy luật này là quy luật phổ biến tác động trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao
Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thuỷ, qua chết độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật
cơ bản nhất
1.3 Ý nghĩa của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Trang 12Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm cho lịch sử xã hội loài người
là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất, từ phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy qua phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, phương thức sản xuất phong kiến, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và đang phát triển đến phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là phát triển lực lượng lao động
và công cụ lao động
Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam Theo đó nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát, là sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế
ở Việt Nam hiện nay
Khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nền sản xuất phát triển đúng hướng, quy mô sản xuất được mở rộng; những thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng nhanh chóng; người lao động nhiệt tình hăng hái sản xuất, lợi ích của người lao động được đảm bảo và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp thì sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất Tuy nhiên, sự kìm hãm đó chỉ diễn ra trong những giới hạn, với những điều kiện nhất định
Khi có xuất hiện mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự lạc hậu của quan hệ sản xuất thì cần phải có những cuộc cải cách đổi mới mà cao hơn là một cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn, từ đó từng bước khôi phục, tạo lập sự phù hợp giữa chúng
Trang 13CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Đặc điểm của thời kì quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam
Quá độ lên CNXH ở mỗi nước có những nét đặc thù riêng do điều kiện lịch sử cụ thể đất nước đó Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta đã vận dụng nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời
kỳ quá độ lên CNXH vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, phù hợp với đặc điểm và truyền thống quý báu của nước ta đồng thời tận dụng các ưu thế của thời đại
để định ra mục tiêu tổng quát, phương hướng và bước đi thích hợp nhằm thực hiện thành công bước quá độ đi lên CNXH
Theo đó thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam có những đặc trưng sau:
Việt Nam bắt đầu quá độ lên CNXH từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến với nông nghiệp lạc hậu, LLSX còn yếu kém, gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội của cuộc đấu tranh kéo dài Ngoài ra, kẻ thù luôn tìm cách chống phá nền CNXH và nền độc lập của nước ta
Cuộc cách mạng về Khoa học và Công nghệ diễn ra mạnh mẽ làm cho nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội trên thế giới có những chuyển biến sâu sắc Điều đó tạo cơ hội phát triển, tiếp thu, hội nhập nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho đất nước
Mặc dù chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ, nước ta không còn sự giúp đỡ của các nước CNXH tiên tiến nhưng thời đại ngày nay vẫn là thời kì quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên CNXH Điều đó khẳng định rằng: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH”1
Việt Nam quá độ gián tiếp lên CNXH Từ Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đến nay, đường lối thực hiện thời kì quá độ được xác định là “bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa”, tức là quá độ gián tiếp, và được xây dựng, phát triển ngày càng hoàn thiện Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (tháng 1-1995) khẳng định: trong điều kiện không còn sự giúp đỡ của các nước CNXH, nhưng có thể tranh thủ được nguồn lực từ hợp
1ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr 69.
Trang 14tác, hội nhập kinh tế quốc tế; bỏ qua chế độ Tư bản Chủ nghĩa, nhưng kế thừa mọi thành tựu và kinh nghiệm của nhân loại, kể cả của Chủ nghĩa Tư bản Đại hội IX của Đảng cũng nêu rõ, bỏ qua sự thống trị của QHSX Tư bản Chủ nghĩa, nhưng tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ của Chủ nghĩa Tư bản
2.2 Vai trò của người lao động trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất
Lao động sản xuất là một hình thái chỉ có ở con người
Con người tiến hành lao động sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu mang tính sinh vật mà cả những nhu cầu tinh thần, xã hội – không chỉ để thích nghi mà còn để cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xã hội, và cải tạo ngay cả chính bản thân con người
Trong mọi phương thức sản xuất, con người bao giờ cũng ở vị trí trung tâm và giữ vai trò quyết định so với công cụ lao động và đối tượng lao động
Chính con người, với trí tuệ và khả năng của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng nó để thực hiện sản xuất
Như vậy, động lực chủ yếu của sự tiến bộ xã hội là lực lượng sản xuất, mà trong lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố quan trọng nhất Cho nên, bất kỳ sự tiến bộ xã hội nào, đều do con người trực tiếp thực hiện
Theo đó, con người không chỉ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên và xã hội
mà còn là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên và xã hội, con người là điểm khởi đầu và điểm kết thúc của mọi quá trình lịch sử, con người là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, là lực lượng sản xuất quyết định nhất của xã hội và cách mạng xã hội cũng là sự nghiệp của quần chúng lao động
2.1.2 Vai trò của người lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, dân số Việt Nam khoảng 98 triệu người, trong đó tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khoảng 68,7% (quý 1/2021), đây là một lợi thế về số lượng nguồn nhân lực của Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2021) Chất lượng nguồn nhân lực đã tăng đáng kể trong những năm gần đây