Chủ đề phân tích những giá trị nghệ thuật trong bộ phim everything everywhere all at once

23 0 0
Chủ đề phân tích những giá trị nghệ thuật trong bộ phim everything everywhere all at once

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để người đọc hiểu hơn về một số giá trị nhân văn, nhân đạo trong các tác phẩm điện ảnh nước ngoài, chúng em xin trình bày qua tác phẩm được trao giải “Bộ phim xuất sắc nhất năm 2023” – “

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG

MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT HỌC

CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG BỘ PHIM “EVERYTHING

EVERYWHERE ALL AT ONCE” Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hà Chi

Trang 2

DANH SÁCH ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM

SST Họ và tên MSSV Nội Dung

Công Việc Phần trăm đóng góp Chữ ký xác nhận

Trang 3

Lam phim

Chữ ký xác nhận từ nhóm trưởng

Trần Tuấn Khải

Trang 4

ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1.1.Nghệ thuật kỹ thuật – Điện Ảnh: 2

1.1.1.Khái niệm về Điện Ảnh: 2

1.1.2 Các phương pháp phân loại điện ảnh: 2

1.2.Đặc trưng ngôn ngữ của điện ảnh: 4

CHƯƠNG 2: Đánh giá và phê bình “Everything Everywhere All At Once”: 11

2.1 Giới thiệu về “Everything Everywhere All At Once”: 11

2.2 Everything Everywhere All At Once và những gì phim mang lại cho chúng ta: 11

2.2.1.VFX (kỹ xảo điện ảnh): 12

2.2.2.Cốt truyện và tính nhân văn: 13

2.2.3 Âm thanh trong phim: 15

2.2.4.Chi tiết ẩn và điều đạo diễn muốn hướng đến 16

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

“Vào ngày này năm 1940, gần Montignac, Pháp, một bộ sưu tập tranh hang động thời tiền sử đã được phát hiện bởi bốn thiếu niên tình cờ tìm thấy khu di vật cổ đại sau khi đuổi theo con chó của họ xuống lối dẫn hẹp vào một hang động các bức tranh có niên đại từ 15.000 đến 17.000 năm, gồm chủ yếu là các hình tượng động vật Đây là một trong những ví dụ điển hình nhất về nghệ thuật thời kỳ đồ đá cũ.”(Dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng) Từ đó cho ta thấy nguồn gốc của nghệ thuật đã bắt đầu từ rất sớm, khi đời sống con người vẫn còn “Ăn lông ở lỗ” và “Săn bắt hái lượm” những còn người đó đã biết sáng tạo để làm cho đời sống thêm màu sắc Sau qua nhiều thời kỳ thay đổi của thế giới, ta có thể thấy được nghệ thuật được biến đổi theo các nhu cầu thiết yếu của con người Trải qua nhiều giai đoạn như: Thời kỳ tiền sử, thời kỳ cổ đại, thời kỳ trung cổ, thời kỳ Phục hưng, thời kỳ hiện đại và cuối cùng là thời kỳ nghệ thuật đương đại hiện diện ngay trước mắt chúng ta Dù vậy nghệ thuật vẫn được coi là một khái niệm phức tạp và khó định nghĩa một cách chính xác Nhưng có một điều chắc chắn, nghệ thuật là thứ gì đó có thể chạm đến trái tim của chúng ta Nó có thể khiến chúng ta cảm thấy vui, buồn, giận dữ, hay thậm chí là yêu thương Nghệ thuật có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh

Trong bài tiểu luận này, chúng em tìm hiểu về một loại hình nghệ thuật quen thuộc đối với chúng ta Mặc dù có rất nhiều người xem chúng như một loại hình giải trí đơn thuần nhưng Điện ảnh, nhất là Điện ảnh nước ngoài mang rất nhiều giá trị nhân văn, nhân đạo Cùng với đó là những kỹ năng sáng tạo có đầu tư để có thể sản xuất ra một bộ phim hoàn chỉnh Để người đọc hiểu hơn về một số giá trị nhân văn, nhân đạo trong các tác phẩm điện ảnh nước ngoài, chúng em xin trình bày qua tác phẩm được trao giải “Bộ phim xuất sắc nhất năm 2023” – “Everything Everywhere All At Once.”

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Nghệ thuật kỹ thuật – Điện Ảnh:

1.1.1.Khái niệm về Điện Ảnh:

Thể loại điện ảnh, hay còn gọi là dòng phim (tiếng anh: film genre) đóng vai trò thiết yếu trong việc phân loại phim ảnh trong ngành điện ảnh Việc xác định thể loại phim dựa trên nhiều tiêu chí và yếu tố khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là phần kịch bản Tùy theo cách phân tích, một bộ phim có thể thuộc một hoặc nhiều thể loại khác nhau

1.1.2 Các phương pháp phân loại điện ảnh:

1.1.2.1 Dựa theo thể loại:

 Phim hành động: Là một thể loại phim tập trung vào các cảnh hành động, rượt đuổi và đánh đấm

 Phim phiêu lưu: Là một thể loại phim tập trung vào những cuộc phiêu lưu ly kỳ và nguy hiểm của các nhân vật chính Phim phiêu lưu thường lấy bối cảnh ở những địa điểm kỳ lạ và xa xôi

 Phim bí ẩn: Hay còn gọi là phim trinh thám, là một thể loại phim tập trung vào việc giải quyết một bí ẩn hoặc tội ác và người lí giải thường là các thảm từ, cảnh sát

 Phim hài kịch: Xuyên suốt bộ phim là các lời thoại, tình tiết hài hước nhằm gây cười cho người xem

 Phim kinh dị siêu nhiên: là một thể loại phim kinh dị sử dụng các yếu tố siêu nhiên như ma quỷ, quỷ dữ, phù thủy, người ngoài hành tinh, để tạo ra sự sợ hãi và hồi hộp cho khán giả

 Phim giật gân: Là thể loại phim được xây dựng với hàng loạt các yếu tố bất ngờ, hồi hộp, căng thẳng Phim thuộc thể loại này thường có tiếu tấu nhanh, dồn dập, tạo cho người xem cảm giác phấn kích, bí ẩn, sợ hãi, lo lắng

Trang 8

 Phim kì ảo: Là thể loại khai thác những câu chuyện không có thật, chỉ có trong tưởng tượng

 Phim chính kịch : Hay còn gọi là phim tâm lý xã hội hoặc phim drama, thường tập trung nói về cuộc đời hoặc một giai đoạn trong cuộc đời của nhân vật chính

 Phim lãng mạn: Là một thể loại phim tập trung vào câu chuyện tình yêu của các nhân vật chính

 Phim khiêu dâm: những hình ảnh mang tính tình dục như: giường chiếu, khỏa thân,

1.1.2.2 Dựa theo kiểu thực hiện:

 Phim hoạt hình: Là thể loại phim sử dụng hình ảnh được họa sĩ vẽ bằng tay hoặc tạo bằng máy tính để tạo ảo giác chuyển động

 Phim tài liệu: Là loại hình phim ghi lại những sự kiện thực tế hoặc những câu chuyện có thật nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục hoặc lưu giữ các sự kiện mang tính chất lịch sử

 Phim khoa học: Là một thể loại phim ghi lại các hiện tượng tự nhiên hay các công trình nghiên cứu mang tính khoa học có tính xác thực

 Phim ca nhạc: là dạng phim mà nhân vật có ít hoặc không có lời thoại, thay vào đó là sự kết hợp âm nhạc, ca hát và vũ đạo được lồng ghép vào bộ phim

1.1.2.3 Dựa theo đối tượng:

 Phim trẻ em: Là loại phim được sản xuất dành cho trẻ em, thường có nội dung nhẹ nhàng, vui nhộn chứa đựng những bài học đạo đức và giải trí lành mạnh

 Phim gia đình: Là loại phim phù hợp cho mọi lứa tuổi, thường có nội dung nhẹ nhàng, vui nhộn và mang tính giáo dục cao Phim gia đình có thể giúp các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau và cùng nhau trải nghiệm những giây phút giải trí thú vị

 Phim người lớn: Là thể loại phim chỉ dành cho đối tượng người trưởng thành Nội dung phim thường có yếu tố bạo lực hay các cảnh tình dục

Trang 9

 Phim cult: Hay còn gọi là phim Thiêng, là được sáng tác dựa trên ý tưởng cá nhân của đạo diễn và biên kịch, thường là cực kì khó hiểu và rất kén khán giả

1.2.Đặc trưng ngôn ngữ của điện ảnh:

1.2.1 Tính thính giác:

Có thể nói ta nghe hơn là nhìn khi chúng ta một bộ phim nói riêng và điện ảnh nói chung Âm thanh là yếu tố không thể thiếu trong một tác phẩm điện ảnh Từ khi ngành nghệ thuật Điện ảnh được

khai sinh, toàn bô những tác phẩm được thực hiện mà không có âm thanh (chỉ có những đoạn nhạc phát kèm) Đơn thuần chúng chỉ là những hình ảnh được chiếu liên tục từ những cuốn băng lên màn ảnh rộng Cho đến năm 1927, lần đầu xuất hiện một bộ phim có âm thanh hoàn chỉnh do công ty Warner Bros đầu tư mạnh về chi phí sản xuất Đây là một “cú nổ lớn” trong ngành công nghiệp Điện ảnh, cũng là một cột mốc để nâng tầm giá trị của Điện ảnh trong Nghệ thuật Âm nhạc giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng cảm

xúc và tạo ra một không khí chung cho bộ phim Những bản nhạc đặc trưng có thể định hình tính cách của các nhân vật và thậm chí làm nổi bật các cảnh quay quan trọng Sự sáng tạo trong việc sử dụng hiệu ứng âm thanh đặc biệt có thể tạo ra các trải nghiệm độc đáo và góp phần làm tăng cường cảm nhận của khán giả Chúng có thể định hình không gian, thời gian, và cảm xúc trong một cảnh

Ảnh 1.1: Vua hề Charlot

Trang 10

1.2.2 Tính thị giác:

Nói tới điện ảnh, khác với các thể loại nghệ thuật như điêu khắc, hội họa Thay vì là hình ảnh tĩnh, đa phần các bộ phim điện ảnh sử dụng các chất liệu hình ảnh động để kích thích ánh nhìn của người xem Trong các cảnh quay lại bao gồm các yếu tố nhỏ khác như: Ánh sáng, tỉ lệ khung hình, góc máy, để có thể truyền tải hết toàn bộ các “ý đồ” mà tác phẩm nghệ thuật muốn mang lại cho người xem Vốn dĩ hình ảnh là chất liệu cơ bản và đầu tiên trong nghệ thuật Điện ảnh Có thể nói từng khung hình la từng tầng ý nghĩa phụ bổ sung cho một bức tranh tổng thể trong Điện Ảnh qua các phép ẩn dụ, so sánh, đối lập, hoán dụ, tượng hình tượng trưng,

Một bộ phim được cấu thành từ một loại “hoạt động” chụp nối tiếp nhau Nếu các khung hình nằm rời lẻ hoặc riêng biệt khỏi một bộ phim thì nó sẽ trở nên vô nghĩa Truyền đạt sự chuyển động là bản chất của Điện ảnh Điện ảnh khắt khe với tính chân thực của các chuyển động đó Các nhà làm phim thông qua dàn cảnh, bố trí cảnh quay tự nhiên hoặc nhân tạo là do đạo diễn bày trí và sắp xếp

Ánh sáng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Điện ảnh nói riêng Ánh sáng góp phần trong khâu tạo dựng hình

Ảnh 1.2: Các Tone màu được sử dụng trong điện ảnh

Trang 11

ảnh góp phần làm biểu lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, đồng thời cũng chính là cảm xúc, chiều sâu cho tác phẩm Từ đó ánh sáng được đặc thù hóa như một phương thức biểu hiện Việc xử lý ánh sáng trong một tác phẩm là cực kỳ khắt khe, nghiêm ngặt để các tác giả của tác phẩm đó có thể biểu lộ được cảm xúc mà nó mang lại cho người xem Ánh sáng trong Điện ảnh cũng rất đa dạng, những tác giả có khả năng xử lý độ sáng, tối tốt chắc chắn có thể phát huy tất cả các tiềm năng của tác phẩm

1.2.3 Kỹ thuật dựng phim (Montage):

Kỹ thuật dựng phim đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất phim ảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của tác phẩm Sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa có thể thay đổi đáng kể cách kể và cảm nhận một câu chuyện Dựng phim là công đoạn sắp xếp các cảnh quay đã ghi hình theo một trật tự nhất định,

tạo nên cấu trúc và mạch phim hoàn chỉnh Kỹ thuật dựng phim giúp kiểm soát nhịp điệu, tạo sự logic và dẫn dắt cảm xúc của người xem theo ý đồ của đạo diễn Dựng phim góp phần thể hiện ý tưởng, chủ đề và thông điệp mà nhà làm phim muốn truyền tải.Kỹ thuật dựng phim có thể được sử dụng để nhấn mạnh các chi tiết quan trọng, tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của người xem Dựng phim là công cụ để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh và chuyển cảnh, góp phần nâng cao tính nghệ thuật

Ảnh 1.3: Quá trình dựng phim

Trang 12

cho tác phẩm.Kỹ thuật dựng phim có thể được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt, tăng tính hấp dẫn và kịch tính cho bộ phim

Dựng phim giúp loại bỏ các cảnh quay lỗi, thừa hoặc không phù hợp, đồng thời chỉnh sửa các chi tiết để hoàn thiện tác phẩm Kỹ thuật dựng phim có thể giúp che đi các hạn chế trong quá trình quay phim, tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và chuyên nghiệp Kỹ thuật dựng phim có thể áp dụng cho tất cả các thể loại phim, từ phim truyện, phim tài liệu đến phim quảng cáo

Tùy thuộc vào thể loại phim, kỹ thuật dựng phim sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để phù hợp với mục đích và nội dung của tác phẩm Nếu quá trình dựng phim có vấn đề, Phim có thể bị gián đoạn, khó hiểu hoặc thậm chí không thể xem được Nhịp điệu phim có thể bị ảnh hưởng, khiến phim trở nên nhàm chán hoặc khó chịu Dựng phim không đúng cảm xúc, phim có thể không truyền tải được thông điệp mà đạo diễn muốn gửi gắm, khiến người xem cảm thấy hụt hẫng và thất vọng Cảm xúc của người xem có thể bị ảnh hưởng, khiến họ không thể cảm nhận được thông điệp mà phim muốn truyền tải Để tránh những hậu quả trên, người dựng phim cần phải có kỹ năng chuyên môn tốt và cẩn thận trong quá trình dựng phim Họ cần phải hiểu rõ kịch bản, ý đồ của đạo diễn và mong muốn của khán giả Ngoài ra, họ cũng cần phải có khả năng làm việc nhóm tốt và phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác trong đoàn phim

Kỹ thuật dựng phim là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất phim ảnh Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc, truyền tải thông điệp, tạo hiệu ứng nghệ thuật và hoàn thiện tác phẩm Kỹ thuật dựng phim được sử dụng hiệu quả sẽ góp phần tạo nên một bộ phim thành công và thu hút người xem

1.2.4 Tính logic chặt chẽ:

Tính logic chặt chẽ của điện ảnh là yếu tố quyết định sự thành công và sức ảnh hưởng của một tác phẩm nghệ thuật này Mỗi khía cạnh của quá trình sản xuất phải tuân thủ một cách nhất quán, từ kịch bản đến sự phát triển của nhân vật và cấu trúc kịch tính.Kịch bản là nền tảng, nơi mọi sự kiện và quyết định của nhân vật

Trang 13

cần phải có lý do và hợp lý Phát triển nhân vật không thể xuất hiện một cách đột ngột mà thiếu giải thích, và cấu trúc kịch tính cần phải thỏa mãn đúng các yếu tố cơ bản như giới thiệu, phát triển, đỉnh điểm, giải quyết, và kết thúc.Mỗi cảnh quay không chỉ đơn thuần là hình ảnh di chuyển mà còn là sự hiện thân của một sự kiện quan trọng trong câu chuyện Các yếu tố kỹ thuật như chuyển cảnh, camera movement cũng cần phải được thực hiện một cách logic và có ý nghĩa trong ngữ cảnh lớn hơn

Tone và mood, giọng điệu và tông của bộ phim cũng cần phải duy trì tính nhất quán để không tạo ra sự nhầm lẫn hay mất đi tính logic của câu chuyện Cảnh quay post-production cũng phải tuân thủ logic của bối cảnh và câu chuyện, không làm mất đi tính nhất quán Thành công của tính logic chặt chẽ không chỉ giúp bộ phim thu hút khán giả mà còn làm tăng cường sức mạnh và ý nghĩa của thông điệp mà nó muốn truyền đạt Điện ảnh, khi được xây dựng vững chắc với tính logic, trở thành một tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn và có sức ảnh hưởng lâu dài đối với khán giả

1.2.5 Tính đại chúng

Tính đại chúng là một khái niệm quan trọng trong điện ảnh, đề cập đến khả năng thu hút và được đón nhận bởi khán giả đa dạng, không giới hạn bởi lứa tuổi, giới tính, văn hóa, trình độ học vấn hay sở thích cá nhân và điện ảnh chân chính phải được phát triển bằng ngôn ngữ và thước đo của đại chúng Để một bộ phim đại chúng cần có những dấu hiệu: đầu tiên để suy xét một bộ phim có tính đại chúng hay không cần phải đánh giá về doanh thu phòng vé từ khi ra mắt, nếu phim thu hút số lượng lớn khán giả đến rạp, mang lại doanh thu cao điều đó đồng nghĩa phim có tính đại chúng cao Bên cạnh đó, cần phải có dấu hiệu của sự đón nhận từ công chúng, phim được khán giả thảo luận, chia sẽ rộng rãi trên các trang mạng xã hội, báo chí, truyền thông trước và sau khi xem phim Yếu tố giải thưởng và tính phổ biến cũng là một trong những dấu hiệu mà một bộ phim đại chúng cần phải có Những yếu tố để tạo nên tính đại chúng của điện ảnh bao gồm: cốt truyện cần phải là câu chuyện dễ hiểu, hấp dẫn, thu hút được nhiều đối tượng khán giả Nhân vật được xây dựng đa dạng, đại diện cho nhiều tầng lớp xã hội để dễ tạo được sự đồng cảm, chủ đề phim được

Trang 14

khai thác gần gũi, đời thường hoặc những vấn đề xã hội nóng hổi được quan tâm nhiều bởi khán giả Thêm vào đó cần phải có yếu tố thể loại, phim thuộc các thể loại phổ biến như hành động, hài hước, tình cảm, lãng mạn sẽ phù hợp với thị hiếu của nhiều khán giả Kỹ xảo và diễn xuất là những yếu tố không thể thiếu, kỹ xảo đẹp mắt, ấn tượng, góp phần tăng tính giải trí cho phim và diễn xuất của dàn diễn viên phải tốt, thuyết phục, truyền tải được cảm xúc cho khán giả Cuối cùng phim được quảng bá một cách hiệu quả, tạo sự chú ý và thu hút nhiều khán giả đến rạp Nói về tính đại

chúng, hầu hết phim điện ảnh ở các nước trên thế giới đều phải chịu thua trước Hollywood Ngoài nền điện ảnh Ấn Độ với những đặc trưng về văn hóa riêng với nhiều bộ phim lồng trong đó yếu tố ca vũ như một nét văn hóa đặc sắc và khó để các tác phẩm điện ảnh bên ngoài tác động thì hầu như mọi nền điện ảnh đều phải chật vật chống lại sự thống trị từ Hollywood Ngoài độ chịu chi về mặt kinh phí để có những cú máy đẹp và hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời thì điều không ai có thể phủ nhận là câu chuyện, tiết tấu, chi tiết, tình huống và đặc biệt là nhân vật trung tâm của phim luôn có sức hấp dẫn với số đông Chúng làm nên thành công của Hollywood và minh chứng mạnh mẽ cho tính đại chúng của điện ảnh

Ảnh 1.4: Trích Lễ Trao Giải Oscar cho BỘ PHIM XUẤT SẮC NHẤT

Ngày đăng: 11/04/2024, 22:07

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan