1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần bệnh truyền nhiễm động vật đề tài các biện pháp chống bệnh truyền nhiễm

15 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Biện Pháp Chống Bệnh Truyền Nhiễm
Tác giả Hà Nguyễn Gia Huy
Người hướng dẫn Cao Văn Hồng
Trường học Trường Đại Học Tây Nguyên
Chuyên ngành Chăn Nuôi Thú Y
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 3,73 MB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứuNghiên Cứu Phòng Thí Nghiệm: Thực hiện các thí nghiệm để hiểu rõ về cơ chế sinh học của các bệnh truyền nhiễm và phản ứng của động vật với các loại vắc-xin và phươn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:

BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐỘNG VẬT

TÊN ĐỀ TÀI CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Sinh viên : Hà Nguyễn Gia Huy

Mã số sinh viên : 21305044

Lớp : Thú Y K21A

Giảng viên : Cao Văn Hồng

Đắk Lắk, tháng 01 năm 2024

Trang 2

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Nhiều bệnh truyền nhiễm ở động vật có khả năng lây sang người (zoonosis) Việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp hiệu quả để kiểm soát hoặc ngăn chặn sự lây lan của những bệnh này có thể giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

An ninh lương thực: Động vật, đặc biệt là gia súc và gia cầm, là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu Bệnh truyền nhiễm ở động vật có thể gây ra thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp, ảnh hưởng tới nguồn cung thực phẩm và an ninh lương thực

Kinh tế thương mai: Dịch bệnh ở động vật có thể gây ra thiệt hại kinh tế lớn do giảm sản xuất, cũng như ảnh hưởng đến thương mại quốc tế do các hạn chế xuất nhập khẩu Bảo tồn đa dạng sinh học: Bệnh truyền nhiễm có thể đe dọa sự sống của nhiều loài động vật hoang dã, ảnh hưởng đến sự cân bằng và đa dạng sinh học của các hệ sinh thái Nghiên cứu khoa học và công nghệ: Nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm ở động vật và cách thức phòng chống chúng có thể mở ra những hiểu biết mới về sinh học, y học và công nghệ, đóng góp vào sự phát triển của khoa học và công nghệ

Ý thức và trách nhiệm xã hội: Hiểu biết về cách phòng chống bệnh truyền nhiễm ở động vật cũng giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ sức khỏe của chính họ và động vật

Ứng phó với biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và lây lan của các bệnh truyền nhiễm ở động vật, vì vậy việc nghiên cứu này cũng góp phần vào việc ứng phó với các thách thức môi trường

Nhìn chung, đề tài này có tầm quan trọng lớn không chỉ trong lĩnh vực y tế động vật mà còn trong lĩnh vực y tế cộng đồng, an ninh lương thực, bảo tồn môi trường, và phát triển kinh tế - xã hội

2 Mục tiêu chọn đề tài

Hiểu rõ cơ chế lây bệnh và phát triển bệnh: Nghiên cứu về cách thức các bệnh truyền nhiễm phát triển trong các loài động vật, bao gồm cơ chế lây lan, các yếu tố nguy cơ và cách thức ảnh hưởng đến sức khỏe động vật

Trang 3

Phát triển vacxin và phương pháp điều trị bệnh: Tạo ra và cải tiến vắc-xin cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả để bảo vệ động vật khỏi bệnh truyền nhiễm Giám sát và phát hiện sớm: nhanh chóng phát hiện bệnh và ngăn chặn bệnh không phát tán

An toàn và kiểm dịch: Thực hiện các biện pháp an toàn và kiểm dịch để ngăn chặn sự xâm nhập bệnh truyền nhiễm qua biên giới

Mối quan hệ giữa sức khỏe động vật và con người: Hiểu rõ mối liên hệ giữa sức khỏe động vật và sức khỏe con người, đặc biệt trong ngữ cảnh của các bệnh zoonotic (bệnh có khả năng lây từ động vật sang người)

Ứng dụng công nghệ hiện đại: Sử dụng công nghệ tiên tiến như di truyền học, công nghệ sinh học và dữ liệu lớn để nghiên cứu và phát triển các biện pháp phòng chống hiệu quả Nghiên cứu trong lĩnh vực này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe động vật mà còn có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng con người, đặc biệt trong bối cảnh của các dịch bệnh có khả năng lây từ động vật sang người

3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên Cứu Phòng Thí Nghiệm: Thực hiện các thí nghiệm để hiểu rõ về cơ chế sinh học của các bệnh truyền nhiễm và phản ứng của động vật với các loại vắc-xin và phương pháp điều trị

Thử Nghiệm Lâm Sàng và Thực Địa: Tiến hành thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra hiệu quả và an toàn của vắc-xin và phương pháp điều trị mới

Thực hiện nghiên cứu thực địa để đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý môi trường

và phòng ngừa

Mô Hình Hóa và Mô Phỏng: Sử dụng mô hình máy tính để mô phỏng sự lây lan của bệnh

và hiệu quả của các biện pháp can thiệp

Nghiên Cứu Đa Ngành: Kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực như vi sinh vật học, dịch tễ học, hệ thống sinh thái, và y học để có cái nhìn toàn diện về vấn đề

Giáo Dục và Đào Tạo: Nghiên cứu về việc triển khai các chương trình giáo dục và đào tạo

để cải thiện kiến thức và thực hành tốt nhất trong quản lý sức khỏe động vật

Chính Sách và Hợp Tác Quốc Tế: Phân tích chính sách và hợp tác quốc tế để đề xuất và thực hiện các chiến lược phòng chống bệnh truyền nhiễm hiệu quả trên phạm vi rộng

Trang 4

Ứng Dụng Công Nghệ Mới: Tận dụng công nghệ tiên tiến như công nghệ gen, trí tuệ nhân tạo, và công nghệ thông tin để cải thiện việc giám sát và quản lý bệnh truyền nhiễm

Phần thứ 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

1 Nguyên lý của biện pháp phòng chông bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm muốn xảy ra được phải có đầy đủ 3 khâu của quá trình sinh dịch.Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh dịch Nhân tố trung gian truyền lây nối liền nguồn bệnh với động vật cảm thụ Động vật thụ cảm làm cho dịch biêu hiện ra đông thời nó lại biên thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên Vì vậy chỉ cần xoa bỏ một trong ba khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu sẽ làm quá trình sinh dịch không xảy ra được Đó là nguyên lý cơ bản của biện pháp phòng và chống

Nội dung của việc phòng và chống dịch bệnh cho động vật theo Pháp lệnh thú y của nước

ta bao gồm:

- Bảo đảm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm động vật

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán xác định bệnh, khống chế tiêu diệt dịch bệnh cho động vật

- Thưc hiên việc kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiếm soát giêt mô động vật và kiêm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguôn gôc từ động vật đê phát hiện, ngăn chặn dich bênh lây lan và bảo đảm an toàn cho người

2 Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm: Phòng bệnh truyền nhiễm là thực hiện các biện pháp tổng hợp tác động đến nhiều khâu của quá trình sinh dịch để ngăn chặn không cho dịch xảy ra

2.1 Biện pháp đối với nguồn bệnh:

Phải tiêu diệt hoặc hạn chế không để nguồn bệnh phát tán mầm bệnh ra môi trưởng Khi dịch chưa xày ra, nguôn bệnh là những động vật mang trùng

a Với gia súc và gia cầm nhiễm bệnh cần phải:

Trang 5

+ Phát hiện sớm, chủ động và tích cực: để phát hiện ra những gia súc, gia cẩm mang trùng cần thực hiện định kỳ các xét nghiệm vi sinh vật học và huyết thanh học

+ Điều trị dự phòng: đối với những gia súc quý, đắt tiền, mang trùng hoặc ở những tổng đàn lớn (gia cầm, lợn) khó có thê dùng biện pháp xét nghiệm đê phát hiện động vật mang trùng, cần định kỳ tiên hành các biện pháp điều trị dự phòng nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong đàn

b Với động vật nhiễm bệnh là dã thú, côn trùng:

Phải áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt hoặc ngăn chặn không cho chúng tiếp xúc với gia súc và gia cầm

2.2 Biện pháp đối với các nhân tố trung gian

Các biện pháp với các nhân tố trung gian nhằm làm cho chúng không mang mầm bệnh hoặc mầm bệnh bị tiêu diệt bằng cách tiêu độc thường xuyên

Đối tượng tiêu độc rất rộng rãi gồm chuồng trại, sân chơi, bãi chăn, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vạn chuyên, súc sản phâm (da, lông, xương, sừng, móng ) các khu vực chế biến

a Biện pháp tiêu độc

+ Trực tiếp tiêu diệt mầm bệnh: đó là các biện pháp tiêu độc vật lý (dùng ánh sáng mặt trời, nhiệt độ) biện pháp tiêu độc hóa học (sử dụng chất sát trùng)

+ Tạo điều kiện sống không thích hợp để chúng bị tiêu diệt, đó là biện pháp tiêu độc cơ giới, bao gồm việc thu dọn phân rác, chât độn chuông, chôn, đôt thức ăn thừa, rửa, cọ, quét, nạo dụng cu, tường, nên nhà, sân chơi, công rãnh

b Các phương pháp tiêu độc cụ thể

+ Tiêu độc chuồng trại: Cần tiêu độc cơ giới trước, tiêu độc hóa học sau

Trang 6

Có thể dùng các chất hóa học: Sữa vôi 10% - 20%, clorua vôi 20%, formol 2% - 5%, NaOH 4% - 5%, crezol 3%, crezin 3% - 5%, axit phenic 2% - 5%, dung dịch long life, virkon, antisep, iodin Các chất tiêu độc trên cơ thể dùng phun hoặc quét

+ Phương tiện vận chuyển

Với các phương tiện vận chuyển là xe cơ giới, xe thô xơ để vận chuyển súc vật hoặc thức

ăn, nguyên vật liệu dùng trong chăn nuôi cần được thường xuyên lau, dọn, rửa sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc khi ra vào cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn

Các chất sát trùng hay dùng là formol, crezol, long life, antisep

+ Tiêu độc nguồn nước

Với nguồn nước uống hoặc tắm rửa, sử dụng trong chăn nuôi cần sử dụng nguồn nước sạch: nước giếng khoan, sau khi lắng lọc, sử dụng khí clo để sát khuẩn rồi mới được sử dụng

Với nguồn nước thải từ trại chăn nuôi, các xí nghiệp chế biến thú sản, xí nghiệp chế thuốc sinh vật, các nguồn nước bị ô nhiễm, cần có thiết bị hoặc hệ thống lắng lọc rồi sử dụng khí clo, nước clo hoặc clorua vôi để tiêu độc

+ Tiêu độc đất:

Đất có quá trình tự tiêu độc do chứa nhiều loại vi sinh vật đối kháng với mầm bệnh vì vậy người ta có thể lợi dụng bằng cách bỏ trống một thời gian không chăn thả

Trong trường hợp dất bị ô nhiễm, cản sử dụng các hóá chất sau để phun, rắc, tưới: vôi bột, sữa vôi 20%, NaOH 5%, clorua vôi, axit sunfuric 5%, axit phenic 5%

+ Tiêu độc lờ ấp trứng: lau, dọn vệ sinh hàng ngày trước và sau khi ấp cần tiêu độc bằng cách xông hơi formol

+ Tiêu độc dụng cụ: các dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được lau dọn thưởng xuyên Những dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng (chôi, máng ăn bằng gỗ, tổ, sảo ) có thể đốt Những dụng cụ bằng kim loại (vài, đồ dùng chứa thức ăn, ) có thể sử dụng các biện pháp tiêu độc vật lý, hoá học sao cho phù hợp

Trang 7

+ Tiêu độc phân: phân, rác độn chuồng có thệ sử dụng phương pháp ủ nhiệt sinh vật đề tiêu đọc; dánh phân thành đồng rôi trát kín bên ngoài băng bùn

Ở các trang trại lớn cần xây dựng các bể biogas

c Đối với nhân tố trung gian là sinh vật như côn trùng và chuột: cần phải có biện pháp tiêu diệt hoặc ngăn chặn không cho tiêp xúc với gia súc và gia cầm

Nguyên tắc chung đê tiêu diệt côn trùng và chuột là:

- Dựa vào đặc tính sinh học của chúng để hạn chế sự sinh sản và tiêu diệt chúng ở các gia đoạn sinh trưởng Đó là việc thường xuyên giữ chuồng trại sạch sẽ, đậy kín thức ăn, phát quang bụi rậm, tháo thoát các vũng nước đọng

- Sử dụng các biện pháp tiêu diệt thích hợp với từng loại côn trùng và chuột

HÌNH 1:THUỐC DIỆT CHUỘT

2.3 Biện pháp đối với động vật thụ cảm

Trang 8

Các biện pháp phòng bệnh đối với động vật thụ cảm nhằm làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu và đặc hiệu của chúng đối với mầm bệnh, bao gồm:

- Vệ sinh phòng bệnh

Nhằm tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu cho động vật thụ cảm bao gồm: vệ sinh

ăn uống, vệ sinh thân thế, vệ sinh chuông trại, chăn thả, vệ sinh sinh sản, sử dụng và khai thác hợp lý Các biện pháp vệ sinh trên phải được xây dựng thành quy trình, tiêu chuân kỹ thuật và phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc

HÌNH 2 VỆ SINH CHUỒNG TRẠI

- Tiêm phòng

Tiêm phòng là một biện pháp chủ động, tích cực và cực kỳ quan trọng vì làm cho động vật thụ cảm tự sản sinh hoặc tiếp nhận các yếu tố miễn dịch đặc hiệu đê chông đỡ có hiệu quả với mầm bệnh trong một thời gian nhất định

Trang 9

Ví dụ: - Gà hậu bị hoặc gà thịt nuôi được 3 ngày tuổi phải nhỏ ND-IB, 5 ngày tiếp theo thì tiêm H9-ND bằng cách chích da cổ

HÌNH 3 :VACXIN PHÒNG BỆNH Ở GÀ

Thuốc dùng tiêm phòng gồm 2 loại: vacxin và kháng huyết thanh

a Tiêm phòng bằng vacxin

Vacxin là chế phẩm sinh học được con người tạo ra và đưa vào cơ thể động vật để gây miều dịch, tập dượt cho cơ thể thực hiện quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh

Xuất phát từ phát hiện của Jener năm 1876 khi ông dùng virus đậu bò từ các nốt đậu của bò

Đề ghi nhận sự kiện này, người ta đề nghị gọi các chế phẩm sinh học có nguyên lý phòng bệnh như vậy với một tên gọi chung là vacxin (xuất phát từ từ vacca có nghĩa là con bò cái)

Danh pháp gồm 2 từ kép: Từ đầu là vacxin, từ sau là tên bệnh Ví dụ: vacxin dịch tả lợn, vacxin tụ huyết trùng lợn

Trang 10

4:

VACXIN TỤ HUYẾT TRÙNG HEO

* Các loại vacxin: Hiện nay người ta chia vacxin làm 3 loại:

+ Vacxin vô hoạt (còn gọi là vacxin chết): là vacxin chế bằng mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân lý, hóa học nhưng trên bề mặt của chúng vẫn giữ nguyên các protein còn hoạt tính sinh học của kháng nguyên nên vẫn giữ nguyên tính kích thích sinh miễn dịch

Trong vacxin vô hoạt, người ta thường cho thêm hóa chất để giữ cho kháng nguyên được

ổn định và giúp cho kháng nguyên tồn tại lâu trong cơ thể, kéo dài thời gian miễn dịch Hoá chất này gọi là chất bồ trợ

Vacxin vô hoạt thường rất an toàn nhưng thời gian miễn dịch ngắn và hiệu lực kém + Vacxin nhược độc: Vacxin chế bằng mầm bệnh đã được làm yếu, không còn khả năng gây bệnh với đồi tượng sử dụng Khi tiêm vào cơ thể, mầm bệnh vẫn còn khả năng thích ứng và nhân lên, cung cấp nguồn kháng nguyên lâu dài và kích thích sinh miễn dịch Loại vacxin này thường cho miễn dịch mạnh và ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài nhưng khi dùng, có loại còn gây ra phản ứng và đòi hỏi phải cần trọng trong bảo quản, sử dụng

Trang 11

+ Vacxin thể hệ mới (hay vacxin công nghệ gen): là các chế phẩm được dùng làm vacxin gây miễn dịch cho người và động vật được tạo ra và sản xuất thông qua các thao tác về kỹ thuật gen

Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện đại của sinh học phân từ Vacxin thế hệ mới

có nhiều ưu điểm vượt trội so với các vacxin chế tạo bằng phương pháp thông thường về

độ tinh khiết, khả năng gây miễn dịch nó đã, đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai

* Kỹ thuật sử dung vacxin

+ Đường đưa vacxin: Tuy loại vacxin mà đường đưa vacxin vào cơ thể khác nhau:

- Tiêm dưới da: Đây là đường đưa vacxin phổ biến nhất, áp dụng cho đa số các loại vacxin vô hoạt và nhược độc

+ Trâu, bò, ngựa: thường tiêm dưới da cổ

+ Lợn: tiêm dưới da gốc tai

+ Gia cầm : dưới da cánh hoặc đùi

- Tiêm bắp: áp dụng cho một số vacxin virus nhược độc (Newcastle) hoặc vacxin nhũ hóa (vacxin tụ huyết trùng nhũ hoa)

- Cho uống, nhỏ mắt, mũi, khí dung: một số vacxin virus nhược độc có khả năng xâm nhập qua niêm mạc (vacxin Lasota)

* Đối tượng sử dung vacxin: Vacxin được sử dụng để phòng bệnh cho động vật trường thành, khoẻ mạnh

Không nên dùng cho gia súc quá non, thận trọng với gia súc mang thai vì ở động vật mang thai trạng thái sinh lý có những thay đổi nên dùng vacxin dễ gây ra phản ứng mạnh

có thể làm sảy thai Đặc biệt không nên dùng vacxin sống cho súc vật trong thai kỳ, nhất

là các vacxin

Trang 12

+ Liều dùng vacxin: Cần sử dụng vacxin đúng theo liều chỉ định đã ghi trên nhãn của lọ thuốc Nếu tiêm thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm quá trình đáp ứng miễn dịch; nếu tiêm quá liều sẽ gây tê liệt miễn dịch hoặc gây phản ứng

* Bảo quản vacxin: Vacxin phải được bảo quản trong điều kiện quy định Đây là điểm quan trọng đặc biệt quyết định chất lượng và hiệu lực của vacxin

Các điều kiện bảo quản chủ yếu gồm:

- Đề tủ lạnh hoặc phòng lạnh có nhiệt độ +4°C: dùng bảo quản với các vacxin vô hoạt và vacxin vi khuấn nhược độc

- Để tủ lạnh âm: Có thể bảo quản các vacxin virus nhược độc ở dạng tươi hoặc đông khô đóng trong ampoul

- Không được để vacxin ở chỗ nóng và có ánh sáng mặt trời vì như vậy vacxin sẽ mất hiệu lực

* Một số điều cần lưu ý khi sử dụng vacxin:

- Không được dùng vacxin đã quá hạn

- Phải kiểm tra lọ vacxin trước khi sử dụng

- Khi pha vacxin phải có đầy đủ các dụng cụ: bơm tiêm, kim, lọ thuy tinh và nước cất vô trùng, dụng cụ sau khi tiệt trùng phải để nguội mới được dùng

- Sau khi tiêm vacxin, động vật có phản ứng do chất bổ trợ có trong vacxin đó là hiện tượng viêm nhẹ tại cục bộ nơi tiêm Sau một thời gian phản ứng sẽ giảm Khi cần can thiệp có thể chườm nóng và tiêm cafein để phản ứng giảm nhanh hơn

b Tiêm phòng bằng kháng huyết thanh:

Kháng huyết thanh là chế phẩm sinh học dùng để chữa bệnh và phòng bệnh đặc hiệu, tiêm phòng kháng huyết thanh nhằm tạo ra cho động vật một trạng thái miền dịch bị động

Ngày đăng: 10/04/2024, 06:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN