Báo cáo bài tập nhóm môn kế toán tài chính 2. Chủ đề là tìm hiểu về công ty may mặc bao gồm phần giới thiệu công ty, tổ chức bộ máy nhân sự, quy trình sản xuất sản phẩm, tập hợp chi phí, giả định tính giá thành sản phẩm.
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TSCĐ Tài sản cố định
CPSX Chí phí sản xuất
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
SPDD Sản phẩm dở dang
CK Cuối kì ĐK Đầu kì
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8
Mục tiêu kế hoạch
- Tìm và hiểu rõ về công ty mà nhóm đã lựa chọn (Công ty may mặc Dony).
- Biết cách xác định và biện luận về quy trình sản xuất, về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, về đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành.
- Biết cách tự tạo ra các nghiệp vụ kinh tế xảy ra trong tháng và giải quyết các nghiệp vụ kinh tế đó.
- Các thành viên trong nhóm hợp tác cùng nhau và tạo ra kết quả tốt nhất.
- Đánh giá được kiến thức và kĩ năng của từng thành viên trong nhóm.
Bảng kế hoạch công việc
Cả nhóm cùng tham gia trả lời câu hỏi phản biện từ giáo viên và các nhóm còn lại.
Phương pháp thực hiện
Thu thập thông tin công ty qua trang web chính thức của công ty
Tìm hiểu kĩ về từng công đoạn trong quy trình sản xuất Điều tra hoạt động của Công ty Cổ phần May mặc Dony trong tháng
Thu thập số liệu, chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh.
Sử dụng phần mềm hỗ trợ: Zoom, Word, Excel.
Sản phẩm thu hoạch
1 bản cứng nộp cho giáo viên, 1 bản mềm gửi nhóm lớp.
Bảng đánh giá điểm của từng thành viên.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NHÓM
Giới thiệu Công ty may mặc DONY
3.1.1 Các thông tin chung về công ty may mặc DONY
- Tên công ty: Công ty cổ phần quốc tế DONY
- Tên quốc tế: DONY INTERNATIONAL CORPORATION
- Tên công ty viết tắt: DONYCO
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Xưởng & Văn phòng: 142/4 Bàu Cát 2, Phường 12, Quận Tân Bình,TPHCM Xưởng may: Tân Hóa, P Phú Thạnh, Q Tân Phú, TP HCM
Xưởng in/thêu: Số 8 Thép Mới, P 12, Q Tân Bình, TP HCM
-Tài khoản ngân hàng: 109869364442- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam VietinBank- Chi nhánh Cầu Giấy.
-Người đại diện: Phạm Quang Anh
-Ngành nghề kinh doanh: Có 3 mảng kinh doanh chính
+ Sản xuất thời trang cho các thương hiệu thời trang và các shop
+ Sản xuất hàng xuất khẩu EWX, FOB, CIF, DAT, DAP
+ Áo thun: Cổ tròn, cổ trụ, cổ điển, thời trang vải cá sấu, cá mập, cotton, polyester, lụa mè, các sấu mè
+ Áo khoác: 1 lớp, 2 lớp, chằn gòn vảo dù, switt, Micro, cán màng chống nước, không cán màng,…
+ Quần tây, quần kaki, quần short: Cashmere, Kaki, Len ngựa, Terin, …
+ Áo Sơ mi: Cổ điển, sơ mi kiểu vải silk, kate Việt Thắng, kate Mỹ, Ý, kate thun,…
+ Đầm váy: Chân váy, đầm tuyết mưa, cotton lạnh, kaki thun, cát nhật, vải thun,…
+ Đồng phục: đồng phục áo phông, đồng phục bảo hộ lao động, đồng phục bệnh viện, đồng phục công sở.
+ Bảo hộ lao động: Quần túi hộp, quần áo bảo hộ với các chất liệu: Kaki thường, vải chống cháy, vải Denin
+ Nón mũ: Nón lưỡi trai (nón kết), nón tai bèo, nón nửa đầu, …
BAN KIỂM SOÁT ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO
GĐ nhà máy dệt nhuộm
Trưởng phòng quản lý chất lượng
Trưởng phòng tài chính kế toán
Trưởng phòng kỹ thuật đầu tư
Giám đốc xí nghiệp cơ điện
GĐ xí nghiệp cơ điện
3.1.3 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ từng bộ phận Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại hội cổ đông thường niên họp ít nhất mỗi năm 01 lần, không quá 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính Đại hội đồng cổ đông thực thi tất cả quyền hạn của công ty nhưng không làm giảm hoặc giới hạn các quyền của Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý DONY, chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty, nhân danh DONY quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc và các nhà quản lí khác.
Ban kiểm soát : là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp của hoạt động kinh doanh và Báo cáo tài chính của công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Ban kiểm soát có 3 thành viên, trong đó hơn một nửa là thành viên thường trú tại Việt Nam và không là người trong bộ phận kế toán, tài chính của DONY đồng thời không là thành viên của công ty kiểm toán độc lập đang thục hiện kiểm toán BCTC của DONY Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 5 năm.
Tổng giám đốc : là người đại diện công ty điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị và pháp luật Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 5 năm Bộ máy giúp Tổng giám đốc gồm Phó Tổng giám đốc, giám đốc điều hành, Kế toán trưởng, văn phòng, các ban chuyên môn, nghiệp vụ và cơ quan tương đương.
Phó tổng giám đốc : theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, giúp Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theo lĩnh vực, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền Trong đó:
Phó tổng giám đốc phụ trách dệt nhuộm có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dệt nhuộm có hiệu quả và thực hiện một số công tác khác do Tổng giám đốc giao.
Phó tổng giám đốc phụ trách khối may có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc điều hành công tác sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực May Tham mưu cho Tổng giám đốc về chiến lược phát triển thị trường, quảng bá và phát triển thương hiệu DONY
Giám đốc điều hành : theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, giúp Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty như phát ngôn với các cổ đông, cơ quan chính phủ hay quyết định chiến lược ngắn và dài hạn từ đó thiết lập và triển khai mục tiêu của DONY theo thị trường bên ngoài Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ được giao trước Tổng giám đốc và pháp luật
- Giám đốc điều hành khối nội chính chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, công tác văn phòng, an ninh chính trị nội bộ, công tác đời sống và chăm lo sức khỏe nhân viên Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống trách nhiệm xã hội, hệ thống an toàn vệ sinh lao động và phát triển thương hiệu DONY Đóng vai trò là người đại diện phát ngôn của công ty.
- Giám đốc điều hành kỹ thuật đầu tư giúp Tổng giám đốc điều hành công tác kỹ thuật, công tác đầu tư , tìm kiếm, nghiên cứu thị trường đề xuất ý tưởng đầu tư, phương án kinh doanh cho các dự án của công ty và thực hiện một số công tác khác do Tổng giám đốc giao
- Giám đốc điều hành phụ trách Sợi có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc công ty điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực sợi có hiệu quả và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
Các phòng ban chức năng : chịu trách nhiệm thự hiện và tham mưu cho Tổng giám đốc các công việc thuộc phạm vi chức năng của phòng, đồng thời phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện mục tiêu và chiến lược chung của công ty.
Phòng kế hoạch- Xuất nhập khẩu: Khai thác thị trường, lựa chọn khách hàng, đề xuất chiến lược thị trường trong tương lai cho ban giám đốc, từ đó xác định mục tiêu và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng năm trên năng lực hiện có Tổ chức tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất, tiến độ thực hiện, giám sát thực hiện hợp đồng.
Phòng quản lý chất lượng: Đề xuất với ban giám đốc các giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong các khâu sản xuất, quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và tham mưu trong công tác lựa chọn khách hàng Xây dựng mục tiêu chiến lượng chung toàn công ty.
Phòng tài chính-kế toán: Tham mưu cho ban giám đốc về các vấn đề trong lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo toàn vốn của công ty, tổ chức công tác hạch toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà Nước Thực hiện công tác quyết toán các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tham mưu cho lãnh đạo công ty về chế độ quản lý tài chính tiền tệ và thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm.
Mô tả và giải thích quy trình sản xuất sản phẩm áo công ty may mặc DONY
- Công ty may mặc DONY có rất nhiều sản phẩm và nhóm sản phẩm tuy nhiên trong quá trình quan sát và tìm hiểu, nhóm em tìm hiểu chủ yếu về quá trình sản xuất của sản phẩm sơ mi công sở nam – một sản phẩm mũi nhọn của DONY
- Để cho ra một sản phẩm áo sơ mi đẹp, chất lượng và bắt kịp xu hướng, nhu cầu khách hàng Các nhà sản xuất đã thực hiện quy trình khép kín từ việc lập kế hoạch cho đến các khâu lựa chọn vải và sản xuất rồi sau đó đến khâu kiểm định và đóng gói Và để khách hàng cầm trên tay một sản phẩm ưng ý, đằng sau đó là cả một quá trình và sự đầu tư Sau đây là quy trình cơ bản để sản xuất ra một chiếc áp sơ mi
3.2.1 Sơ đồ mô tả quy trình sản xuất
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐÓNG GÓI
3.2.2 Giải thích quy trình sản xuất
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch sản xuất
- Bước đầu tiên trong quá trình sản xuất là lập kế hoạch sản xuất Tổng công ty sẽ lập kế hoạch quyết định sản xuất mẫu mã áo sơ mi nào, số lượng sản xuất hàng loạt và sẽ thông báo đến các quản lý liên quan ở từng bộ phận
- Quản lý bộ phận thiết kế: lên kế hoạch đưa ra các bản thiết kế hoàn chỉnh cho mẫu áo
- Quản lý bộ phân xưởng: lên kế hoạch số lượng công nhân tham gia vào quá trình sản xuất và công việc của từng tổ công nhân; lên kế hoạch nguyên vật liệu cần dùng cho đợt sản xuất này
- Quản lý bộ phận công nghệ sản xuất: Lên kế hoạch máy móc đưa vào sản xuất, dự trù máy móc cho sản xuất
- Sau khi lên kế hoạch chi tiết về sản phẩm mới, phân xưởng sản xuất sẽ tiến hành giai đoạn 2
Giai đoạn 2: Chuẩn bị sản xuất
- Chuẩn bị nguyên phụ liệu: Chuẩn bị nguyên vật liệu chính như vải, mex và phụ liệu như cúc áo, các loại nhãn mác Nguyên phụ liệu có thể nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, EU hoặc mua hàng trong nội địa Việt Nam. Nhân viên kho tiến hành kiểm tra các nguyên phụ liệu như: vải, keo, nút, mạc, chỉ,… để đảm bảo không có lỗi nào trong quá trình sản xuất cũng như sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất
- Thiết kế rập mẫu: Lên thiết kế rập và làm, đưa các chi tiết thiết kế của quần áo lên trên bề mặt vải trước để cắt sao cho sử dụng vải một cách tối đa, tiết kiệm chi phí nhất có thể.
- Làm rập: Khi đã có mẫu thiết kế rập, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành cắt rập với thông số thực tế để tạo nên bộ rập hoàn chỉnh cuối cùng.
Sau khi chuẩn bị sản xuất, sẽ tiến hành vào quá trình sản xuất trực tiếp ra sản phẩm.
Giai đoạn 3: Triển khai sản xuất a) Quá trình cắt vải
- Cắt vải trong may công nghiệp thường không dùng kéo, bởi vì không chỉ cắt một lớp thế nên người ta sẽ dùng máy cắt và cắt một cách nhanh gọn xấp vải dầy cộm
- Máy cắt vải có hình giống một chiếc máy cưa, có lưỡi cưa quay tròn để khi đưa vải đến đâu sẽ đứt đến đấy Người thợ cắt phải làm sao để cho nó đi đúng theo đường phấn đã vẽ và cắt chính xác Việc cắt vải cũng cần rất nhiều kinh nghiệm để vết cắt không bị phạm, cắt xéo, xô lệch hay tai nạn nghề nghiệp là cắt vào tay.
- Sau khi đã trải vải xong, chúng ta tiến hành vẽ lên đó các bộ phận như thân trước, thân sau, tay áo, bằng phấn may và sẽ tính toán thế nào để khi cắt sẽ tốn ít vải nhất
- Những phần vải thừa bị loại bỏ và tiến hành phân loại đánh số size để chuyển sang công đoạn may áo. b) Quá trình may
- Đầu vào khi được thỏa mãn, điều quan trọng là thúc đẩy năng suất may- khâu quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho các nhà máy Công ty đã đầu tư nhiêu nhiều máy móc, thiết bị hiện đại như hệ thống treo tự động giúp giảm thời gian vận chuyển và chỉ sử dụng cho công đoạn lắp ráp cuối cùng, áp
- Trước khi may, công nhân cần phải ủi định hình các lớp, từ vải chính đến mảnh chi tiết để định hình lớp may, giúp công đoạn tiếp theo được thực hiện dễ dàng, linh hoạt và hạn chế sai sót hơn Tạo dáng bằng cách dàng áp suất, độ ẩm, hoặc một số kết hợp khác Ủi, xếp ly và gấp nếp là quá tình tạo mẫu cơ bản Máy áp dáng đứng là máy tự động Các loại chuyền máy sẽ được phân bố hợp lý để thực hiện lắp ráp hợp lý
- Khi đã đầy đủ các bán thành phẩm, bộ phận may sẽ có trách nhiệm ráp các bán thành phẩm thành sản phẩm hoàn thiện Tùy thuộc kiểu mẫu sản phẩm và tùy vào chất liệu của sản phẩm mà sẽ có những kiểu may khác nhau Sau khi cá Sau khi các thành phẩm được may lắp ráp thì sẽ được chuyển sang may hoàn thiện cơ bản toàn bộ sản phẩm. c) Quá trình thêu, in
Quá trình in: gồm 5 bước
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu in logo lên áo sơ mi từ khách hàng (file thiết kế, số lượng áo và thời gian hoàn thành, giao hàng)
Bước 2: Lựa chọn chất liệu vải phù hợp và loại mực thích hợp cho các loại áo để in
Bước 3: Lựa chọn kỹ thuật in tốt (in chuyển nhiệt và in kỹ thuật số)
In chuyển nhiệt: bao gồm hai công đoạn là in hình lên giấy chuyển nhiệt, sau đó ép nhiệt để chuyển hình in từ giấy ra chất liệu vải (chỉ in trên các loại vải trắng sáng)
In kỹ thuật số: dùng máy in phun trực tiếp vào vải (phải có mực chuyên dụng hạn chế các màu vải tối)
Bước 4: Tiến hành in điều chỉnh nhiệt độ và đặt áo sao cho đúng theo khung sẵn
Bước 5: Kiểm tra áo đã in xem có lỗi hay hình in bị nhoè hay bị bong tróc không để bàn giao thành phẩm
- Thiết lập sẵn logo cần thêu trên máy sau đó lựa chọn vùng cần thêu ở vải sau đó nẹp khung ở vùng cần thêu và cho vào máy tiến hành thêu tuỳ vào từng loại vải sẽ có thời gian hoàn thành khác nhau d) Quá trình giặt
Xác định yếu tố đầu vào, thành phẩm đầu ra của quy trình sản xuất áo thun
3.3.1 Các yếu tố đầu vào
- Nguyên vật liệu: Là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất, tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm sản xuất Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố đầu vào quyết định đến giá thành của sản phẩm Như vậy, nguyên vật liệu có một giá trị vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng đúng mục đích, có kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kết quả kinh doanh Nguyên vật liệu bao gồm:
Nguyên vật liệu chính: các loại vải
- Vải thun có rất nhiều loại: vải cá sấu, cá mập, vải mè, vải cotton trơn…
- Vải co giản: 2 chiều và 4 chiều
- Chất liệu sợi cotton: PE (đổ lông – giá rẻ), 65/35 cotton (lâu đổ lông – giá phổ biến), 100% cotton (không xù lông – giá cao)
- Tại DONY có rất nhiều chất liệu vải may đồng phục cho quý khách lựa chọn Thông thường, các loại vải thường được sử dụng để may đồng phục áo thun là vải thun trơn, thun lạnh, thun cá sấu, vải cotton 100%, vải thun mè.,… Nguyên vật liệu phụ :
- Phụ liệu đóng vai trò quan trọng trong may mặc, nhưng cũng rất quen thuộc.
- Bao gồm: chỉ may, vật liệu dựng, vật liệu cài, dây thun dệt và một số phụ liệu khác Vật liêu phụ góp phần giúp sản phẩm thêm đặc sắc, tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho sản phẩm.
- Nhân công: là người trực tiếp hoặc gián tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình tạo ra áo thun của công ty may mặc Dony
- Máy móc phụ tùng: Để các dây chuyền sản xuất hoạt động đem lại hiểu quả cao, công ty may mặc Dony đã áp dụng những máy móc công nghệ hiện đại. Tại công ty đồng phục Dony còn có 4 bàn in lụa, 3 máy in chuyển nhiệt cùng với 12 máy thêu khác nhau, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu gấp của khách hàng và không bao giờ trễ hẹn
Khi sử dụng tốt các yếu tố đầu vào được trang bị thì thành phẩm của công ty đạt được là những chiếc áo hoàn chỉnh và đạt chuẩn Hướng tới các thành phẩm được người tiêu dùng tin dùng và ưa thích.
Xác định, giải thích, biện luận đối tượng tập hợp chi phí của công ty
3.4.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp
- Đối tượng tập hợp CPSX: là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm
* Giới hạn (hoặc phạm vi):
+ Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận chức năng…
+ Nơi gánh chịu chi phí: Sản phẩm, công việc hoặc lao vụ do doanh nghiệp đang sản xuất, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng…
- Dựa vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất áo thun của doanh nghiệp là: Toàn bộ quy trình cộng nghệ sản xuất áo (Kéo sợi- dệt vải- nhuộm và wash- chọn loại vải-thiết kế đơn hàng-trải vải và cắt vải- in hoặc thêu logo -may ráp thành phẩm-kiểm tra chất lượng hàng và đóng gói sản phẩm – giao hàng và hỗ trợ khách hàng).
3.4.2 Giải thích và biện luận
Vì đây là quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất một loại sản phẩm là áo thun nên đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quá trình sản xuất bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong quy trình sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm các chi phí nguyên vật liệu chính và các chị phí nguyên vật liệu phụ Hầu hết chi phí này chiếm phần giá trị lớn, bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp trong kỳ Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để theo dõi và phản ánh chi phí NVL trực tiếp dùng cho sản xuất Việc xuất kho nguyên vật liệu được căn cứ vào nhu cầu về khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng theo kế hoạch và theo định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị chi tiết sản phẩm do khối kỹ thuật quy định có sự ký duyệt của giám đốc Căn cứ phiếu đề nghị xuất vật tư, các kho sẽ lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu, thủ kho cho xuất nguyên liệu và tập hợp lên thẻ kho Đến cuối tháng, nhân viên kế toán sẽ ra lệnh cho phần mềm tính ra đơn giá xuất kho của từng loại vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về lao động liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm tại các dây chuyền sản xuất Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty được tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm Công ty tiến hành kế toán chi phí nhân công trực tiếp dựa vào bảng chấm công và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân viên theo quy định hiện hành Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công có xác nhận của tổ trưởng và quản đốc phân xưởng, số lượng sản xuất thực tế nhập kho vào cuối tháng Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành chi tiết cho từng sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí sản xuất phát sinh tại phân xưởng, tổ đội sản xuất… phục vụ, quản lý sản xuất, kinh doanh chung ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất… trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ ở một thời kì nhất định.
Chi phí sản xuất chung ở Công ty gồm chi phí nhiên liệu, chi phí điện nước, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất, chi phí xử lý môi trường, chi phí thuê mặt bằng, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa lớn và bảo trì máy rót, chi phí bằng tiền khác Ngoài ra, chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước dùng chung cho toàn tổng hợp CPSXC phát sinh trong kỳ, cuối kỳ phân bổ cho các sản phẩm theo số lượng sản phẩm hoàn thành để xác định được giá thành sản phẩm Do đặc điểm của Công ty là quá trình sản xuất hoạt động chủ yếu dựa vào máy móc,thiết bị, nên chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh tương đối lớn.
Xác định, giải thích và biện luận về đối tượng tính giá thành, các phương pháp tính giá thành sản phẩm
3.5.1 Đối tượng tính giá thành
- Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức, loại hình sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm áo thun.
- Đối với doanh nghiệp giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ chính là sản phẩm áo thun.
- Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương án tính giá thành thích hợp phục vụ việc kiểm tra tình hình thực hiện kế toán giá thành
3.5.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
* Phương pháp giá thành theo đơn đặt hàng
- Áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng.
- Những đơn đặt hàng nào hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng đã chính là giả thành của đơn đặt hàng.
+ Nếu quá trình sản xuất chỉ liên quan tới một đơn hàng, thì tỉnh trực tiếp cho từng đơn hàng
+ Trường hợp đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều bộ phận, phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định chi phí liên quan đến từng đơn đặt hàng.
+ Các chi phí trực tiếp tính thẳng cho từng đơn đặt hàng, các chi phí giản tiếp phải phân hổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp.
– Những đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thị toàn bộ chi phí của đơn đặt hàng là giá trị của sản phẩm làm đó.
+ Những chi phi liên quan tới đơn hàng từ khi bắt đầu sản xuất, tới khi kết thúc đều được tập hợp cho giả thành của đơn hàng đó
+ Trong thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiều loại sản phẩm (hàng loạt), có một số sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc giao trước cho khách hàng Nếu cần thiết hoạch toán thì giá thành của những sản phẩm này được tính theo giá thành kế hoạch, phần chi phí còn lại là giá trị của sản phẩm làm đở.
+ Trường hợp DN không có sản phẩm làm dở:
Tổng giá thành sản phẩm (Z) = Tổng CPSX phát sing trong kỳ
= Chi phí NVLTT + Chi phí NCTT + CPSXC + Trường hợp cuối kỳ có sản phẩm làm dở:
- Ưu điểm: Linh hoạt, không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm đến các đơn đặt hàng Có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng , từ đó xác định giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.
+Rời rạc, chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác
+Nếu nhận được nhiều đơn đặt hàng sản xuất gây khó khăn trong việc sản xuất và phân bổ.
+Sẽ gặp khó khăn nếu có đơn vị yêu cầu báo giá trước.
Xây dựng dữ liệu giả định (hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ) về các yếu tố đầu vào và kết quả của quá trình sản xuất
Công ty TNHH may mặc Dony hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xác định giá trị sản phẩm dở dang theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Không có chi phí sản phẩm dở dang đầu kì Công ty nhận 2 đơn đặt hàng (công ty An Phát – đặt áo cổ tròn, công ty Hoa Mai đặt áo cổ trụ) Áo cổ tròn sản xuất tại phân xưởng 1. Áo cổ trụ sản xuất tại phân xưởng 2.
Công ty bắt đầu tiến hành sản xuất từ 1/5/2022.
Trong tháng 5/2022 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Nghiệp vụ 1: Ngày 01/5/2022, xuất kho lô vải để sản xuất áo cổ tròn 95.000, áo cổ trụ 78.000, dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng là 45.000
Nợ TK 621 – Áo cổ tròn : 95.000
Nợ TK 621 – Áo cổ trụ : 78.000
Nghiệp vụ 2: Ngày 01/5/2022 nguyên vật liệu (phụ) đi đường về đến doanh nghiệp dùng trực tiếp cho sản xuất áo cổ tròn 40.000, sản xuất áo cổ trụ 35.500.
Nợ TK 621 – áo cổ tròn : 40.000
Nợ TK 621 – áo cổ trụ : 35.500
Nghiệp vụ 3: Ngày 04/5/2022 Công ty Dony xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng sản xuất loại phân bổ 1 lần 45.000, loại phân bổ 3 lần 102.000 a) Nợ TK 627 : 45.000
Nghiệp vụ 4: Ngày 10/5/2022, Công ty mua một lô vải của công ty vải Hùng Lâm Dương với giá chưa thuế GTGT 10% 125.000, dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm (trong đó dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm áo cổ tròn là 80.000, dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm áo cổ trụ là 45.000), chưa thanh toán tiền hàng.
Nợ TK 621-Áo cổ tròn : 80.000
Nợ TK 621-Áo cổ trụ : 45.000
Có TK 331 ( Cty vải Hùng Lâm Dương ) : 137.500
NV5: Ngày 31/5/2022 Công ty tiến hành tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất áo cổ tròn là 156.000, cho công nhân trực tiếp sản xuất áo cổ trụ là 124.000, nhân viên quản lí phân xưởng là 80.000
Nợ TK 622 – Áo cổ tròn : 156.000
Nợ TK 622 – Áo cổ trụ : 124.000
NV6 Đồng thời, Ngày 31/5/2022 tính và trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định Doanh nghiệp trừ 1% ĐPCĐ vào lương của người lao động.
Nợ TK 622- Áo cổ tròn: 36.660(156.000*23,5%)
Nợ TK 622-Áo cổ trụ: 29.140 (124.000*23,5%)
NV7 Ngày 25/5/2022 Công ty trích khấu máy móc thiết bị phục vụ cho phân xưởng sản xuất là 130.000, của bộ phận bán hàng 65.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 53.000
NV8 Ngày 30/5/2022 Công ty nhận được hóa đơn tiền điện nước mua ngoài dùng ở phân xưởng sản xuất Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 184.250 đã tính thuế GTGT 10%.
NV9 Ngày 25/5/2022 Chi phí phục vụ mua ngoài khác phải trả phục vụ sản xuất trị giá chưa thuế GTGT 10% là 45.000.
Nghiệp vụ 10: 31/5/2022, nguyên vật liệu sản xuất áo cổ tròn xuất dùng không hết nhập lại kho 5.000.
Nợ TK 152- Áo cổ tròn: 5.000
Có TK 621 – Áo cổ tròn: 5.000
Nghiệp vụ 11: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Biết hoàn thành nhập kho
650 áo cổ tròn, 520 áo cổ trụ, còn dở dang 150 áo cổ tròn mức độ hoàn thành80%, 180 áo cổ trụ mức độ hoàn thành 65%, chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
*Tập hợp chi phí sản xuất
CPNVLTT (chính) ã Áo cổ trũn: 95.000 + 80.000 – 5.000 = 170.000 ã Áo cổ trụ: 78.000 + 45.000 = 123.000
CPNVLTT (phụ) ã Áo cổ trũn: 40.000 ã Áo cổ trụ: 35.500
CPNCTT: ã Áo cổ trũn: 156.000 + 36.660= 192.660 ã Áo cổ trụ: 124.000 + 29.140 = 153.140
Phân bổ cho 2 sản phẩm:
*Xác định giá trị dở dang của Áo cổ tròn:
Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
Q’D = QD * tỷ lệ hoàn thành sản phẩm = 150 * 80% = 120
CPNVL chính trực tiếp trong SPDD = 650 170.000 +150 ∗1501.875
CPNVL phụ trực tiếp trong SPDD = 650+ 40.000 120 ∗120=6.233,77
=> CP SPDD CK của Áo cổ tròn
* Xác định giá trị dở dang của Áo cổ trụ:
Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
Q’D = QD * tỷ lệ hoàn thành sản phẩm = 180 * 65% = 117
CPNVL chính trực tiếp trong SPDD = 520+180 123.000 ∗1801.628,57
CPNVL phụ trực tiếp trong SPDD = 520 35.500 +117 ∗117= 6.520,41
=> CP SPDD CK của áo cổ trụ
Nghiệp vụ 12: Tính giá thành sản phẩm
Tổng giá thành Áo cổ tròn:
Tổng giá thành áo cổ trụ:
Nghiệp vụ 13: 31/5 Cuối tháng nhập kho toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành. a) Nợ TK 154 – Áo cổ tròn: 717.612,86
Có TK 621 – Áo cổ tròn: 210.000
Có TK 622 – Áo cổ tròn: 192.660
Có TK 627 – Áo cổ tròn: 314.952,86 b) Nợ TK 154 – Áo cổ trụ: 561.987,14
Có TK 621 – Áo cổ trụ: 158.500
Có TK 622 – Áo cổ trụ: 153.140
Có TK 627 – Áo cổ trụ: 250.347,14 c) Nợ TK 155: 1.279.600
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH ÁO CỔ TRÒN
CPSX PHÁT SINH TRONG KÌ
CPSX DD CK TỔNG GIÁ
GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CHI PHÍ
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH ÁO CỔ TRỤ
CPSX PHÁT SINH TRONG KÌ
CPSX DD CK TỔNG GIÁ
GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CHI PHÍ
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG NHÓM
Họ và tên người đánh giá: Nguyễn Thị Thúy
Tên sinh viên Sự nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm Đưa ra ý kiến đóng góp chung cho nhóm
Hoàn thành nhiệm vụ mô tả, giải thích, biện luận kế toán CPSX và tính giá thành tại DN
XD các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
XD các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Hoàn thành tham gia nhiệm vụ thuyết trình, trả lời câu hỏi phản biện
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG NHÓM
Họ và tên người đánh giá: Trình Thu Thủy
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG NHÓM
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG NHÓM
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG NHÓM
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG NHÓM
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG NHÓM
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG NHÓM
PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN