1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TIN ĐỒN VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG

20 43 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TIN ĐỒN VÀ DƯ LUẬN XÃHỘI ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG

GVHD: Nguyễn Phương Cường

Nhóm thực hiện: Siêu nhân điện quang_71SOCI20252_22

8 Nguyễn Ngô Minh Tuấn MSSV: 2273201081957

TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

NHẬN XÉT MỨC ĐỘ THAM GIA – ĐÓNG GÓP CỦA CÁ NHÂN ST

1 Nguyễn Thị Mỹ Linh 2273201080778 tượng cụ thểTìm nội dung về hiện 95 2 Huỳnh Thị Bích Ngọc 2273201081044 hiện khảo sátTìm số liệu, thực 100 3 Nguyễn Vương Huỳnh Như 2273201081260 Tìm nội dung nguyên

nhân và hậu quả 100 5 Lý Thu Thảo 2273201081543 quả, giải phápTìm nội dung kết 93

Trình bày tiểu luận, tìm nội dung khái niệm, kiểm tra và bổ sung nội dung toàn bộ bài

7 Huỳnh Hoài Thu 2273201081627 trạng, tính cấp thiếtTìm nội dung về thực 90 8 Nguyễn Ngô Minh Tuấn 2273201081957 Tìm nội dung, thực

Trang 2

Trang 3

I MỞ ĐẦU 4

II KHÁI NIỆM VÀ CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 4

2.1 Tin đồn 4

2.2 Cơ chế hình thành tin đồn 4

2.3 Dư luận xã hội 5

2.4 Chủ thể của dư luận xã hội 5

2.5 Vai trò và chức năng của dư luận xã hội 5

2.6 Sự hình thành dư luận xã hội 5

2.6.1 Kết cấu của dư luận xã hội 5

2.6.2 Sự hình thành dư luận xã hội 5

2.7 Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội 6

2.8 Phân biệt tin đồn và dư luận xã hội 6

III NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 7

3.1 Nguyên nhân 7

3.2 Hậu quả 8

3.3 Sự ảnh hưởng của tin đồn đến dư luận xã hội và hoạt động truyền thông 8

IV PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DƯ LUẬN XÃ HỘI QUA SỰ KIỆN, HIỆN TƯỢNG 9

4.1 Khái quát về sự kiện 9

4.2 Đặc điểm và phản ứng của dư luận về sự kiện 9

4.3 Các phương pháp xã hội học được sử dụng 10

4.3.1 Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu 10

4.3.2 Phương pháp thảo luận nhóm 11

4.3.3 Phương pháp An-ket 11

4.4 Đánh giá các số liệu đã thu thập 12

4.5 Một số tài liệu có liên quan đến chủ đề 16

V KẾT LUẬN 17

5.1 Kết luận vấn đề 17

5.2 Đưa ra các giải pháp liên quan 17

Tài liệu tham khảo 18

Trang 3

Trang 4

IMỞ ĐẦU

Trong xã hội ngày nay, các tin đồn cũng như dư luận xã hội đã trở thành một hiện tượng phổ biến, có mức độ lan truyền rất nhanh cùng độ tương tác, bàn tán vô cùng sôi nổi Những đặc điểm đó trở thành bàn đạp cho hoạt động truyền thông phát triển, song nó cũng là vấn đề mà hoạt động truyền thông cần phải đối mặt, giải quyết Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông nói chung và các phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng chính là một trong những chủ thể của tin đồn và dư luận xã hội trước bất kể một tình hình hay sự kiện nào đó Một vấn đề mang tính chất công chúng, bất kể là tin đồn hay dư luận xã hội thì đối tượng bị tác động và ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là cộng đồng Trước bối cảnh tin giả, tin đồn được lan truyền một cách không kiểm soát như hiện nay, việc dư luận tiếp xúc phải những thông tin không chuẩn xác hay sai lệch là điều không thể tránh khỏi Việc này đã kéo theo rất nhiều hệ lụy cũng như làm ảnh hưởng xấu đến truyền thông, xã hội, khiến cho cộng đồng, người dân trở nên hoang mang và mơ hồ khi phải đối mặt với hàng loạt các tin đồn mỗi ngày, mỗi giờ Hơn hết, việc tin đồn tràn lan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cá nhân và tổ chức liên quan là một việc không quá mới mẻ khi nó đã xuất hiện từ nhiều năm về trước Thế nhưng đi cùng với khoảng thời gian ấy là số lượng ngày một tăng của tin đồn, đặc biệt là trong giai đoạn công nghệ phát triển, mọi người có thể tiếp xúc rất nhiều thông tin trên các trang mạng xã hội và trong số đó, lượng thông tin giả cũng chiếm một phần không hề nhỏ Nhận thấy được tầm quan trọng và sự cấp thiết của vấn đề này khi số lượng tin đồn không hề thuyên giảm và ngày càng tác động tiêu cực đến công chúng và dư luận, nhóm “Siêu nhân điện quang” quyết định chọn chủ đề này để tiến hành nghiên cứu và phân tích các vấn đề liên quan.

IIKHÁI NIỆM VÀ CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN2.1Tin đồn

Tin đồn là một sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm mà không có đủ bằng chứng đáng tin cậy được đưa ra (Allport và Postman – hai nhà xã hội học người Mỹ, 1945)

Tin đồn là những tin tức về các sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thể có thật, không có thật hoặc chỉ có một phần là sự thật liên quan đến hầu hết các lĩnh vực: Chính trị, tài chính, tội phạm, trật tự xã hội, thị trường, nghệ thuật, Đặc biệt là khi vấn đề được đề cập đến có mức độ quan trọng, hấp dẫn và mơ hồ càng cao thì số lượng tin đồn xuất hiện lại càng nhiều.

Tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý nên được xem là một sản phẩm tâm lý xã hội Chính vì vậy, nó thường gợi lên nhiều liên tưởng về mặt cảm xúc, khiến cho các cá nhân tiếp nhận tin đồn bị lôi cuốn, cảm thấy hấp dẫn, kỳ quặc, kỳ lạ,

2.2Cơ chế hình thành tin đồn

Theo Allport và Postman (1947) có ba quy luật chính trong truyền tải tin đồn:

- Quy luật rút bớt chi tiế t : Khi các tin đồn được lan truyền đến xã hội một cách không kiểm soát thì trong những bài viết, thông báo và những lần thuật lại các kế tiếp, nội dung được đề cập đến trong các tin đồn ấy sẽ ngày càng ít chi tiết và không rõ ràng hơn so với giai đoạn đầu khi vừa xuất hiện tin đồn.

- Quy luật cường điệu hóa : Trái với quy luật rút bớt chi tiết, các nội dung và thông tin trong tin đồn còn có thể bị thổi phồng và cường điệu hóa lên nhiều lần khiến cho tin đồn trở nên nghiêm trọng hơn nhằm thu hút sự chú ý của mọi người.

- Quy luật đồng hóa Các chi tiết được nhắc đến trong tin đồn sẽ được nhấn mạnh hoặc:

giảm bớt một cách linh hoạt theo người tạo ra hoặc người lan truyền tin đồn để phù hợp với Trang 4

Trang 5

chủ đề chính của tin đồn ấy Bên cạnh đó, một số đối tượng còn dựa trên những sự việc thường diễn ra để tự suy diễn và biến nó thành một phần của tin đồn, từ đó có thể vừa lấp đầy được những thông tin bị thiếu, chưa được xác thực vừa có thể chuyển hướng nội dung của sự việc theo sở thích hoặc những điều dư luận muốn tiếp nhận nhất để thu hút nhiều

2.3Dư luận xã hội

Theo các nhà xã hội học: Dư luận xã hội là hình thức biểu hiện trạng thái ý thức của xã hội, của mọi cộng đồng rộng lớn, là sự phán xét, đánh giá, là sự phản ánh thái độ của các cộng đồng ấy đối với các sự kiện, hiện tượng trong xã hội có liên quan đến nhu cầu lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định

2.4Chủ thể của dư luận xã hội

Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội Đặc biết, xét đến các vấn đề quan trọng có liên quan đến cộng đồng, xã hội, dư luận xã hội thường có các biểu hiện như sau:

- Bày tỏ quan niệm, nhận xét và phân tích các mặt đúng sai của sự việc.

- Thể hiện thái độ, ý kiến đồng tình hay phản đối, đưa ra những đóng góp và phê phán mang tính xây dựng hoặc phản ánh tiêu cực.

- Bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của bản thân hoặc một tập thể, cộng đồng.

2.5Vai trò và chức năng của dư luận xã hội

Vai trò: Góp phần to lớn trong quá trình quản lý xã hội Trong xã hội hiện đại ngày nay, bên cạnh hình thức quản lý bằng pháp luật của Nhà nước còn có hình thức quản lý chủ yếu bằng dư luận xã hội Dư luận xã hội đại diện cho thái độ của đông đảo người trong cộng đồng, chính vì vậy, dư luận xã hội có tiếng nói và sức mạnh to lớn, tượng trưng cho sức mạnh của quần chúng

Chức năng:

- Là biểu thị cho tình hình và bầu không khí của chính trị, xã hội.

- Là cơ sở để căn cứ vào đó và điều chỉnh những điểm sai lệch trong các mối quan hệ hay vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội.

- Là lực lượng kiểm tra và giám sát không chính thức các vấn đề của xã hội.

2.6Sự hình thành dư luận xã hội 2.6.1Kết cấu của dư luận xã hội

Dư luận xã hội được cấu thành từ hai bộ phận chính là chủ thể của dư luận xã hội và đối tượng của dư luận xã hội.

2.6.2Sự hình thành dư luận xã hội

- Bước 01: Các thành viên trong xã hội chứng kiến sự việc xảy ra hoặc được tiếp nhận những thông tin liên quan thông qua các kênh truyền thông (không phân biệt trực tiếp hay gián tiếp và tiếp nhận một cách có ý thức hay vô thức), từ đó có nhu cầu bộc lộ ý kiến cá nhân và bày tỏ quan điểm riêng.

- Bước 02: Thực hiện quá trình xã hội hóa ý kiến, có nghĩa là chuyển các ý kiến của cá nhân thành ý thức của xã hội bằng cách trao đổi thông tin, đưa ra quan điểm riêng và tranh

Trang 5

Trang 6

luận về những ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề được bàn luận và hình thành các nhóm ý kiến có phạm vi rộng hơn

- Bước 03: Từ các nhóm ý kiến lớn đã được thống nhất, các quan điểm cơ bản nhất dần được hình thành và tạo ra những đánh giá chung hay ý kiến trái chiều nhằm thỏa mãn được lợi ích nhu cầu hoặc tâm tự nguyện vọng cơ bản của đa số các thành viên trong cộng đồng xã hội

- Bước 04: Các lập trường của cộng đồng dần được thống nhất và thành lập để nêu lên những yêu cầu cơ bản, kiến nghị cách giải quyết tối ưu để thoả mãn lợi ích chung cho cộng đồng

Chính vì vậy, có thể nói dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội và quan trọng hơn hết là cần có sự đóng góp của truyền thông đại chúng, giúp duy trì được phạm vi rộng lớn của dư luận xã hội cũng như giới hạn thời gian phù hợp để đảm bảo tính thời sự.

2.7Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội

Tính khuynh hướng: Thái độ và quan điểm của dư luận xã hội đối với sự kiện hiện tượng nào đó có điểm giống nhau và chiếm đa số, đó có thể là sự tán thành, phản đối hay lưỡng lự Bên cạnh đó, có thể phân chia dư luận xã hội theo khuynh hướng như tích cực hoặc tiêu cực, tiến bộ hay lạc hậu,…

Tính lợi ích: Căn cứ theo 2 phương diện là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần Lợi ích vật chất thể hiện rõ khi các hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân Trong khi đó, lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề, sự kiện diễn ra có liên quan đến hệ thống các giá trị, các chuẩn mực xã hội, các phong tục tạp quán, khuôn mẫu hành vi ứng xử văn hoá của cộng đồng của xã hội.

Tính lan truyền: Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, một hiện tượng xã hội được các nhà xã hội học rất quan tâm Chính vì vậy, khi xuất hiện sự việc hiện tượng, các thông tin liên quan sau khi được tiếp nhận sẽ có xu hướng được lan truyền rộng rãi và tăng phạm vi đối tượng tiếp nhận Để duy trì được tính lan truyền này cần có nhân tố tác động đến cơ chế hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm xã hội.

Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi:

- Tính bền vững: Các sự kiện, hiện tượng, quá trình có các yếu tố quen thuộc, chân thật chiếm vị trí bền vững trong dư luận xã hội.

- Tính dễ biến đổi được xét theo 2 phương diện:

+ Biến đổi theo không gian và môi trường văn hoá: Sự phán xét về bất kỳ sự kiện, hiện tượng xã hội nào cũng đều phụ thuộc vào hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nền văn hoá của cộng đồng người.

+ Biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn hoá, các chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thể bị biến đổi ngay trong cùng nền văn hoá xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội.

Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội:

Sự phản ánh của dư luận xã hội không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác mà có thế đúng, có thể sai.

2.8Phân biệt tin đồn và dư luận xã hội

Giống nhau: Cả hai đều là hiện tượng tâm lý xã hội

Khác nhau: Dư luận xã hội là sự đánh giá, phán xét về một vấn đề nào đó, có một phần sự thật được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền, nhằm thể hiện ý kiến và quan điểm chung của một bộ phận người trong xã hội, thường hướng đến mục đích tốt đẹp và hoàn thiện.

Trang 6

Trang 7

Trong khi đó, tin đồn chủ yếu được truyền miệng và các thông tin liên quan thường chưa được xác nhận nên độ tin cậy rất thấp Không những thế, những nội dung trong tin đồn thường bị cắt giảm hoặc cường điệu hóa để thu hút mọi người, vì vậy mục đích của tin đồn cũng thường là xấu.

IIINGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ3.1Nguyên nhân

- Về cơ bản, tin đồn sẽ xuất phát từ cá nhân, qua truyền miệng rồi lan dần đến các trang mạng xã hội, báo chí,

- Thường xuất phát từ những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng, làm sai lệch đi nội dung về một vấn đề xã hội, con người, tin tức, - Việc tin đồn xuất hiện để làm méo

mó một sự việc hay sự vật nào đó mang nặng sự chủ quan của người đưa ra tin đồn.

- Người đưa ra tin đồn thường có cái nhìn tiêu cực về sự việc, đối tượng nào đó được nhắc đến trong tin đồn, vì vậy nội dung sẽ thiên hướng chủ quan và thường sẽ chiếm rất ít sự thật.

- Người đưa ra tin đồn muốn thu hút sự chú ý của công chúng nên lợi dụng những hiện tượng, những người nổi tiếng để tung tin giả nhằm thu hút sự quan tâm và điều hướng dư luận.

- Người đưa ra tin đồn có mục tiêu và hành vi chống phá các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chẳng hạn như tung tin giả về những sự việc liên quan đến chính trị, kinh tế - Người tung tin đồn hoặc lan truyền

tin đồn với thông tin sai lệch do hiểu biết hạn chế, không rõ vấn đề của sự kiện.

- Dư luận xã hội thường sẽ xuất phát từ một tập thể, tổ chức nào đó thông qua văn bản, báo chí, mang tính lan truyền cao.

- Dư luận xã hội xuất hiện khi nảy sinh những vấn đề có ý nghĩa xã hội hoặc ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá và đưa ra những phương hướng cụ thể

- Thường sẽ xuất phát từ một sự kiện nào đó đang diễn ra, hay một sự kiện đã xảy ra nên sẽ chiếm sự thật nhiều hơn.

- Dư luận được dẫn dắt bởi thông tin từ sự kiện, có thể sẽ tạo ra lợi ích cho sự kiện hay tổ chức nào đó - Dư luận xã hội nổ ra đều có thể là

điều tốt hoặc xấu tùy thuộc vào người đưa ra và tiếp nhận nó.

Bên cạnh đó, dư luận xã hội cũng sẽ có khả năng xuất hiện các ra tin đồn nhằm điều hướng dư luận và làm sai lệch đi sự thật mà dư luận đang bàn tán về nó Điều đó cho thấy rằng bất kể thông tin đó có phải sự thật hay không thì tin đồn vẫn sẽ xuất hiện Chính vì vậy, các thông tin được lan truyền theo hình thức như một tin đồn hoặc như lời thảo luận của dư luận xã hội đều có thể gây ra hậu quả khôn lường nếu như nội dung được lan truyền đã bị sai lệch.

Trang 7

Trang 8

Trang 8

Trang 9

3.2Hậu quả

- Tạo ra thông tin sai lệch về con người, sự kiện nào đó.

- Ảnh hưởng đến hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, sự uy tín, của người hay tập thể, tổ chức được đề cập đến trong tin đồn.

- Ảnh hưởng đến công việc, kế hoạch, cuộc sống của những nạn nhân bị các tin đồn công kích - Tạo nên một làn sóng tẩy chay gay

gắt về những thông tin có sự xuất hiện của những cá nhân, tổ chức liên quan đến tin đồn, gây hại đến sức khỏe tinh thần và thể chất của họ.

- Vì tin đồn thường được truyền miệng nhau nên có thể sẽ kéo dài một khoảng thời gian và có khả năng bị nhắc lại.

- Tạo ra nhiều ý kiến tiêu cực và tích cực khác nhau tùy theo sự việc, hưởng cũng sẽ rất rộng, vì vậy, nếu các thông tin được lan truyền đã bị tác động và làm sai lệch hoặc chưa được chứng minh là chính xác hoàn toàn, khả năng lan truyền những thông tin sai lệch và gây ảnh hưởng nghiêm trọng là hoàn toàn có thể xảy ra.

- Dư luận xã hội thường gây ảnh hưởng trong một thời gian nhất định vì tâm lý chung của mọi người là thích tập trung vào những điều mơ hồ, bí ẩn hơn Chính vì vậy, khi thông tin đã được xác thực và thông báo, mọi người sẽ nhanh chóng tiếp nhận và để nó chìm vào quên lãng Thay vào đó, họ sẽ tập trung vào những tin đồn mới nhiều hơn.

3.3Sự ảnh hưởng của tin đồn đến dư luận xã hội và hoạt động truyền thông

Công chúng thường có sự tò mò nên họ có xu hướng thích tiếp nhận những tin đồn thiếu tính xác thực, có yếu tố mơ hồ, ly kỳ hoặc liên quan đến các cá nhân, tập thể nào đó có ảnh hưởng đến công chúng Điều này là do khi tiếp nhận được tin đồn thông qua các hình thức gián tiếp như truyền miệng, họ sẽ có được cảm giác quyền lực khi nghĩ bản thân đang nắm giữ được những bí mật ít ai biết

Mặc dù thông tin xoay quanh các tin đồn thường là tin giả, với sự "có vẻ" rõ ràng, logic và hợp lý của nó thì dù là thông tin chưa được kiểm chứng, những người còn đang mang trong mình sự nghi hoặc nhất chắc chắn cũng có thể dễ dàng bị thu hút

Việc thẩm định không chỉ một mà hàng chục thông tin giả là điều vô cùng khó khăn và đòi hỏi nhiều công đoạn, sức lực Với người xem, khi tiếp cận những thông tin đúng với “mong muốn” sâu thẳm của mình, họ thường sẽ có xu hướng tiếp nhận chúng Và chính những điều này cùng với số lượng người được tiếp cận nhiều đến nỗi khiến người ta dễ dàng lầm tưởng tin đồn chính đó là tin thật sẽ khiến cho lượng thành viên trong xã hội tin vào tin đồn ấy ngày một tăng.

Đặc biệt hơn hết, những tin đồn về các nghệ sĩ, người nổi tiếng thường nhận được được nhiều sự quan tâm hơn Ví dụ, khi xuất hiện những thông tin bên lề, không rõ nguồn gốc như nghệ sĩ X đang đi vay nặng lãi, cầm đồ, rao bán nhà cửa, một bộ phận công chúng đông

Trang 9

Trang 10

đảo sẽ liền cho rằng nghệ sĩ X ấy đang thiếu nợ và bắt đầu lan truyền thông tin với tốc độ nhanh chóng mà không cần quan tâm đến tính xác thực của tin đồn ấy.

Một ví dụ khác đó chính là vào năm 2012, rất nhiều người trên toàn thế giới đã truyền tai nhau rằng ngày 21/12/2012 chính là ngày tận thế Tin đồn này bắt nguồn từ bộ lịch và lời tiên đoán của người Maya Theo bộ lịch Long Count của người Maya, ngày 21/12/2012 là ngày cuối cùng của chu trình lịch thứ 13, kỷ thứ IV kèm theo đó là lời tiên đoán rằng “Vào năm 2012, ban ngày sẽ kết thúc, bóng đêm bao trùm Trái Đất, loài người sẽ trải qua một thảm họa nhưng không bị tiêu diệt hoàn toàn mà sẽ bước vào một thời kỳ phát triển mới, hưng thịnh và văn minh hơn” Tuy nhiên, nhiều người đã không hiểu rõ hoặc thậm chí là hiểu sai nội dung của lời tiên đoán này, vì vậy tin đồn rằng ngày 21/12/2012 là ngày tận thế được lan truyền rộng rãi và gây hoang mang cho đại đa số người trong xã hội Việc này đã ảnh hưởng đến kinh tế cá nhân và dẫn đến nhiều hành vi vượt qua chuẩn mực xã hội của một số người bởi vì họ tin rằng ngày 21/12/2012 là ngày tận thế nên đã làm bất kì điều gì họ thích mà không quan tâm đến pháp luật hoặc thậm chí là sử dụng hết tiền bạc, của cải của mình Ngay sau đó vào ngày 22/12/2012, NASA - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ đã lên tiếng phủ định tin đồn này và giải thích các thông tin, sự kiện liên quan Qua đó, ta dễ dàng thể nhận ra được sự ảnh hưởng và tác hại khủng khiếp của những tin đồn sai lệch đến dư luận và xã hội.

IVPHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DƯ LUẬN XÃ HỘI QUA SỰ KIỆN, HIỆN TƯỢNG4.1Khái quát về sự kiện

Vào thời điểm cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra một vụ việc lan truyền tin đồn thất thiệt ở một trường đại học trong khoảng thời gian sinh viên tham gia học tập tại một khu quân sự, theo như các nguồn tin trên mạng xã hội thì vụ việc này lan truyền rất nhanh đến các cá nhân trong xã hội và phát triển theo chiều hướng tiêu cực khi dư luận chưa biết đầu đuôi câu chuyện như thế nào.

4.2Đặc điểm và phản ứng của dư luận về sự kiện

Vào giai đoạn đầu của sự việc, trên mạng xã hội đã rộ lên một đoạn video cho rằng đây là diễn biến của sự việc nhưng điều đáng nói là âm thanh và chất lượng hình ảnh của đoạn video không rõ ràng, không thể hiện trực tiếp được sự việc Vì vậy, bên cạnh bộ phận dư luận tin vào thông tin ấy, vẫn có một số ý kiến khác cho rằng video ấy đã bị tác động và qua nhiều thao tác cắt ghép chỉnh sửa Thế nhưng, việc đăng một đoạn video chưa có tính xác thực như vậy sẽ làm dư luận bị loãng thông tin Đại đa số mọi người sẽ chỉ nghiêng về một luồng ý kiến làm thỏa mãn suy nghĩ của mình nhất, sau đó bình luận, chia sẻ các bài viết, và tiếp tục lan truyền thông tin mà mình đọc được một cách vô tội vạ, cũng chính vì thế mà câu chuyện ngày một phát triển sai sang chiều hướng khác

Tuy việc lan truyền thông tin khi chưa được xác minh là hành vi sai trái nhưng tại thời điểm đó, hầu hết các tài khoản mạng xã hội đề cập đến vấn đề trên đều lập tức bị khóa, điều đó làm cho dư luận càng có căn cứ để củng cố thêm niềm tin của mình là đúng khi cho rằng đó là cách để che đậy sự thật của cá nhân và tổ chức liên quan đến vụ việc Chính cách giải quyết không triệt để này đã khiến cho sự tò mò cũng như nghi vấn của dư luận ngày một tăng Không những thế, phần lớn các thành viên trong xã hội đều phẫn nộ vì thông tin đó, một số người muốn đòi lại công bằng, một số người lại ra hàng loạt các nghi vấn và giả thuyết khiến cho tất cả mọi người đều hoang mang.

Sau đó, các cá nhân và tổ chức liên quan đến sự việc này đã lên tiếng đính chính bằng cách mở một cuộc họp báo có sự tham gia của rất nhiều đơn vị báo đài nhằm đưa tin một cách rộng rãi, đập tan mọi tin đồn tiêu cực cũng như tuyên bố sẽ thưa kiện và giải quyết triệt để đối với những cá nhân lan truyền nguồn tin sai lệch Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện

Trang 10

Ngày đăng: 08/04/2024, 00:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w