1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHỦ ĐỀ: DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH PPT

31 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Du Lịch Tỉnh Ninh Bình
Trường học Department of Power Systems
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại Bài Học
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 20,06 MB

Nội dung

CHỦ ĐỀ: DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH PPT CHỦ ĐỀ: DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH PPT CHỦ ĐỀ: DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH PPT CHỦ ĐỀ: DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH PPT CHỦ ĐỀ: DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH PPT CHỦ ĐỀ: DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH PPT

Trang 2

 tỉnh Ninh Bình vớivị trí địa lí thuận lợi, địa hình đa dạng có thể phát triển nhiều loại hình du lịch nào?

Trang 4

NỘI DUNG BÀI HỌC

2 Thực trạng phát triển

- Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Tài nguyên du lịch văn hóa

Khách du lịch

Doanh thu hoạt động du lịch

Lao động du lịch

Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

Một số loại hình du lịch nổi

bậtĐịnh vị thương hiệu du lịch Ninh Bình.

Định hướng phát triển thị trường

Định hướng phát triển du lịch

Định hướng các phân khu, tuyến, trung tâm dịch vụ du lịch

Định hướng bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa và thiên nhiên.

Định hướng về chất lượng dịch vụ – nguồn nhân lực.

Định hướng về môi trường du lịch

4 Định hướng nghề nghiệp

Trang 6

1 Đọc thông tin dựa vào thông tin mục 1,

Hãy trình bày các loại tài nguyên du lịch ở tỉnh Ninh Bình

Lấy ví dụ minh hoạ.

Hình2 Một góc quần thể danh thắng Tràng An

Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới

Trang 7

- Địa hình: Địa hình núi đá vôi có nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho khai thác du lịch như: núi Non Nước, núi Kỳ Lân; dạng địa hình các – xtơ độc đáo, trong đó có 9 hang động đẹp (Tam Cốc – Bích Động, Động Thiên Hà, ) hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh; phân hóa đa dạng.

- Hệ sinh thái: Đa dạng như Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Khu du lịch sinh thái vườn chim Thung Nham

- Thủy Văn: Hệ thống sông hồ kết hợp với địa hình tạo nên phong cảnh non nước hữu tình, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch như: sông Sào Kê, hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái, ; suối nước khoáng cúc phương; suối nước nóng Kênh Gà;

1 Tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình

1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Trang 8

- Di tích lịch sử, khảo cổ, kiến trúc: có 1821 di tích, trong đó có 346 di tích được ếp hạng; đặc biệt là có 1 di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới.

- Giá trị văn hóa truyền thống Lễ hội văn hóa dân gian: Văn hóa truyền thống với 260 lễ hội tập trung vào mùa xuân (lễ hội

Trường Yên, lễ hội Tràng An, lễ hội chùa Bái Đính, lễ nhội đền Thái Vi); ngoài ra, ẩm thực truyền thống được khai thác tạo ra nét đặc sắc cho du lịch quê hương.

- Công trình lao động sáng tạo của con người: có 75 làng nghề được công nhận; có các ngôi làng cổ mộc mạc đậm chất quê, các trung tâm văn hóa cộng đồngdân cư và các công trình kiến trúc độc đáo hấp dẫn du khách.

1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

Trang 10

Làm Việc Nhóm :

Nhóm 1,2: Dựa vào thông tin mục 2.1 và bảng 1, em hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi số lượt khách du lịch đến tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2022.

Nhóm 3,4: Quan sát hình 3, kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, em hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi

doanh thu hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 – 2022.

Nhóm 5,6: Đọc thông tin mục 2.4 quan sát hình 4 em hãy phân tích ảnh

hưởng của cơ sở vật chất kĩ thuật đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình.

Thông Tin

Trang 11

Hình 4 Quảng trình Đinh Tiên Hoàng

Đế (thành phố Ninh Bình)

Bảng 1 Số lượng khách du lịch đến

tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2022

Trang 12

Hình 3 Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình năm 2022

Hình 5 Cố đô Hoa Lư thuộc quần thể danh thắng Tràng An (huyện Hoa Lư)

Trang 13

- Số lượt khách tham quan du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2019 tăng trưởng khá cao, bình quân đạt trên 12%/ năm.

- Giai đoạn 2020 – 2021, do bị ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19, ngành du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh nam định nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề, số lượt khách giảm mạnh, đặc biệt là khách quốc tế Năm 2020, toàn tỉnh đoán trên 2,6 triệu lượt khách.

- Ninh Bình là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước mở cửa trở lại sau đại dịch hoạt động du lịch Do vậy, hoạt động du lịch của tỉnh đã từng bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

- Cùng với sự gia tăng về số lượt khách du lịch, tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình có mức tăng khá cao trong giai đoạn 2010 – 2019, đạt mức trung bình trên 24%/ năm Năm 2021, tổng thu du lịch đạt gần 3700 tỉ đồng, tăng gấp 6,7 lần so với năm 2010.- Năm 2020 – 2021 do COVID – 19, doanh thu giảm mạnh, chỉ đạt 682 tỉ đồng, giảm 81,5% so với 2019.

- Năm 2022 tổng thu du lịch từng bước tăng, trên 3100 tỉ đồng, đạt 86% so với 2019.

2.1 Khách du lịch2.2 Doanh thu hoạt động du lịch

Trang 14

2.3 Lao động du lịch

- Tổng lao động tại các đơn vị

kinh doanh dịch vụ du lịch có xu hướng tăng: năm 2010, tổng số lao động 8550 người, năm 2019 tăng lên 21500; năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh số lao động giảm Tuy nhiên khi dịch bệnh

được kiểm soát tốt thì số lao động

du lịch đang tăng trở lại

2.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

- Trong thời gian qua, nhiều dự án – công trình về du lịch được đầu tư với số vốn hàng ngàn tỉ đồng như dự án khu du lịch sinh thái Tràng An; cố đô Hoa Lư, xây dựng Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế tại thành phố Ninh Bình

- Ninh Bình đã khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.- Đến năm 2022, toàn tỉnh có 800 cơ sở lưu trú du lịch với gần 9900 phòng, trong đó có một khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao, nhà nghỉ, nhà khách khác.

Trang 15

2.5 Một số loại hình du lịch nổi bật

- Du lịch văn hóa – lịch sử: Ninh Bình là một trong những kinh đô thời phong kiến của Việt Nam với 3 triều đại nhà Đinh, nhà Tiền, nhà Tiền Lê và khởi đầu của nhà Lý, vì thế có nhiều di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng như: quần thể Tràng An, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, Khu di tích lịch sử đặc biệt Cố Đô Hoa Lư,

- Du lịch tự nhiên: Ninh Bình có nhiều địa hình độc đáo, hệ sinh thái phong phú như tham quan quần thể danh thắng Tràng An, Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.

- Du lịch nghỉ dưỡng: Ninh Bình có cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, nét ẩm thực độc đáo, thu hút khách du lịch đến tham quan Cơ sở vật chất kĩ thuất được chú trọng đầu tư.

- Du lịch cộng đồng: Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiềng, du lịch Ninh Bình khuyến khích các loại hình du lịch phát triển, trong đó có du lịch cộng đồng du khách được trải nghiệm nấu ăn, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tham gia trồng trọt

Trang 17

 Dựa vào thông tin trong mục 1.2, hãy phân tích thế mạnh, hạn chế, tình hình phát triển và phân bố của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình :

Làm việc cá nhóm

Trang 18

Nhóm 1,2: tìm hiểu mục:

* 3.1 Định vị thương hiệu du lịch Ninh Bình.* 3.2 Định hướng phát triển thị trường

- Đọc thông tin mục 3.2, quan sát hình 6, kết hợp hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày một số giải pháp nhằm hút khách quốc tế đến với Ninh Bình.

Nhóm 3,4: tìm hiểu mục:

* 3.3 Định hướng phát triển du lịch

* 3.4 Định hướng các phân khu, tuyến, trung tâm dịch vụ du lịch

- Đọc thông tin mục 3.4, kết hợp hiểu biết của bản thân, em hãy giải thích tại sao cần hình thành một trung tâm dịch vụ du lịch tại thành phố Ninh Bình.

Nhóm 5,6: tìm hiểu mục:

* 3.5 Định hướng bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa và thiên nhiên.

* 3.6 Định hướng về chất lượng dịch vụ – nguồn nhân lực.

Làm việc cá nhóm

Trang 19

- Tỉnh Ninh Bình là một địa điểm du

lịch đã có thương hiệu đối với

khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt còn rất nhiều tiềm năng tự nhiên, giá trị văn hóa – lịch sử và dư địa lớp để phát triển trở thành điểm đến du lịch hàng đầu uốc gia và khu vực.

3.1 Định vị thương hiệu du lịch Ninh Bình.

Trang 20

- Thị trường nội địa: Tập trung

quảng bá du lịch tham quan thắng cảnh, văn hóa – lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng ngắn ngày

- Thị trường quốc tế: Tiếp tục khai thác thị trường khách trọng điểm châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản,

Đông Nam Á mở rộng khai thác thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Liên bang Nga, Ô – xttrây–li–a,

Trang 21

3.3 Định hướng phát triển du lịch

- Xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng, phát triển theo ba nhóm sản phẩm chính bao gồm:+ Sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử;

+ Sản phẩm du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên, chú trọng khám phá các hang động, đa dạng sinh học, phong cảnh làng quê, du lịch núi, sông, hồ;+ Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh, xây dựng các khu nghỉ

dưỡng

- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch mới như: du lịch hội thảo, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng - Chú trọng phát triển sản phẩm, dịch vụ tham gia phát triển kinh tế ban đêm.

- Liên kết tạo ra các sản phẩm du lịch liên vùng, liên kết theo loại hình chuyên đề

Trang 22

3.4 Định hướng các phân khu, tuyến, trung tâm dịch vụ du lịch

- Tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển ba điểm nhấn chính mang tính đột phá chiến lược của du lịch tỉnh Ninh Bình, đó là:

+ Khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An;

+ Tổ hợp nghỉ dưỡng du lịch Kênh Gà – Vân Trình;

+ Các khu du lịch nghỉ dưỡng tại khu vực Cúc Phương, Vân Long, vùng ven biển Kim Sơn.

- Xây dựng và phát triển ba tuyến du lịch then chốt có tính chất kết nối chiến lược và đặc trưng:

+ Tuyến du lịch tâm linh độc đáo hành trình con đường di sản.

+ Các tuyến du lịch du thuyền bằng đường thủy.

+ Tuyến du lịch liên vùng hành trình di sản kinh đô Việt cổ.

- Phát triển hình thành một trung tâm dịch vụ du lịch chính tại thành phố Ninh Bình.

Trang 23

3.5 Định hướng bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa và thiên nhiên.

- Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích và danh thắng; lập hồ sơ khoa học xếp hạng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị.

- Quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể, các vùng cảnh quan sinh thái đặc biệt quan trọng

- Nghiêm cấm xây dựng không phép trong các khu du lịch, điểm du lịch đã quy hoạch.- Ưu tiên các dự án du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường

Trang 24

3.6 Định hướng về chất lượng dịch vụ – nguồn nhân lực.

- Tổ chức triển khai các bộ tiêu chí chuẩn chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và ngoại ngữ hằng năm.

Trang 25

- Xây dựng và giữ gìn môi trường du lịch, môi trường di sản, môi trường an ninh trật tự, an toàn tại các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch.

- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch trong cộng đồng

Trang 26

4 Định hướng nghề nghiệp

Nêu định hướng nghề nghiệp trong quá trình phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh Ninh Bình

Làm việc theo cặp

Trang 27

4 Định hướng nghề nghiệp

- Lãnh đạo phụ trách du lịch các cấp, chuyên viên, ban quản lí khu du lịch.

- Quản lí kinh doanh du lịch: quản lí khách sạn, đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành, trưởng các bộ phận.

- Cung ứng kinh doanh du lịch: lễ tân, buồng, bếp, dịch vụ ăn uống, đại lí du lịch và điều hành tour.

- Hỗ trợ kinh doanh du lịch: nhân viên hành chính, kế toán, nhân viên vệ sinh môi trường,

+ nhân viên marketing du lịch.+ Một số ngành nghề khác.

Trang 29

- Dựa vào thông tin trong chủ đề, em hãy lập sơ đồ thể hiện những định hướng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình.

Trang 30

s - Vận dụng kiến thức đã học, em hãy thu thập tài liệu và viết một đoạn văn ngắn về cơ hội phát triển du lịch tại địa phương em (huyện/ thành phố)tỉnh Ninh Bình.

VẬN DỤNG

Ngày đăng: 07/04/2024, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w