CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÀM MÁT TRÊN TOYOTA CAMRY 2020 1.1. Giới thiệu chung về hệ thống điều khiển làm mát 1.1.1. Nhiệm vụ của hệ thống điều khiển làm mát Nhiệm vụ chính của hệ thống làm mát trên ô tô là để duy trì nhiệt độ ổn định khi động cơ làm việc, giữ cho động cơ ở nhiệt độ thích hợp và ở tất cả các tốc độ, điêu kiển vận hành. Làm cho động cơ đạt đến nhiệt độ vận hành bình thường một cách nhanh chóng. Khi động cơ hoạt động nhiên liệu sẽ được đốt cháy ở buồng đốt, khi đó một lượng lớn nhiệt lượng tỏa ra từ buồng đốt và ma sát của các chi tiết được thiết kế bên trong động cơ. Với đặc điểm hoạt động này mà hệ thống làm mát ra đời để đảm bảo động cơ sẽ vẫn hoạt động bình thường và ổn định trong bất kỳ điều kiện gì. Hình 1.1. Hệ thống làm mát Như vậy, làm mát cho động cơ chính là giảm bớt phần nhiệt lượng do hòa khí cháy truyền lại cho cụm pistonxylanh. Nếu cụm pistonxylanh không được làm mát thì dầu bôi trơn giữa piston và xylanh không còn tác dụng bôi trơn dẫn đến bó kẹt piston, đồng 6 thời nếu xylanh quá nóng thì khối hỗn hợp hòa khí hút vào bên trong buồng đốt bị giãn nỡ làm trọng lượng hút bị giảm, công suất của động cơ vì thế cũng giảm theo. Nhưng khi động cơ quá nguội nhất là lúc máy mới khởi động thì nó sẽ làm cho hỗn hợp hòa khí khó bay hơi nên tốc độ bốc hơi và khuếch tán sẽ kém đi, dẫn đến hòa khí sẽ cháy không hết khiến tăng tiêu hao nhiên liệu, giảm đi công suất động cơ. 1.1.2. Chức Năng của hệ thống điều khiển làm mát Làm mát cho động cơ chính là giảm bớt phần nhiệt lượng do hòa khí cháy truyền lại cho cụm pistonxylanh. Nếu cụm pistonxylanh không được làm mát thì dầu bôi trơn giữa piston và xy lanh không còn tác dụng bôi trơn dẫn đến bó kẹt trong piston, đồng thời nếu xy lanh quá nóng thì khối hỗn hợp hòa khí hút vào bên trong buồng đốt bị giãn nở làm trọng lượng hút bị giảm, công suất của động cơ vì thế cũng giảm theo. Nhưng khi động cơ nguội nhất là lúc máy mới khởi động thì nó sẽ làm cho hỗn hợp hòa khí khó bay hơi nên tốc độ bốc hơi và khuếch tán sẽ kém đi, dẫn đến hòa khi sẽ cháy không hết khiến tiêu hoa nhiên liệu, giảm đi công suất của động cơ.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC : HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÀM MÁT TRÊN Ô TÔ TOYOTA CAMRY 2020
Ngành : Công nghệ kỹ thuật ô tô
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 4 năm 2024
Trang 2Đề số: 01
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ
1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm 4): Nguyễn Trung Nguyên MSSV: 2182501809 Lớp: 21DOTB3 Thái Bình Quốc MSSV: 2182504128 Lớp: 21DOTB3 Trương Nhựt Hào MSSV: 2182502304 Lớp: 21DOTB3 Nguyễn Quốc Lâm MSSV: 2182503890 Lớp: 21DOTB3 2 Tên đề tài: TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÀM MÁT TRÊN Ô TÔ
TOYOTA CAMRY 2020 3 Nội dung nhiệm vụ:
- Tổng quan hệ thống điều khiển làm mát trên ô tô TOYOTA CAMRY 2020 - Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển làm mát trên ô tô
TOYOTA CAMRY 2020
- Khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển làm mát trên ô tô TOYOTA CAMRY 2020
4 Kết quả tối thiểu phải có: 1) Bản thuyết minh (word); 2) Bản báo cáo (powerpint, pdf);
Ngày giao đề tài: 10/03/2024 Ngày nộp báo cáo: 06/04/2024 Sinh viên thực hiện
TS Lê Thanh Tuấn VIỆN KỸ THUẬT HUTECH
Trang 3
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
TÊN HỌC PHẦN: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật ô tô
1 Tên đề tài: TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÀM MÁT TRÊN Ô TÔ TOYOTA CAMRY 2020.
2 Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thanh Tuấn
3 Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài (sĩ số trong nhóm 4 ):
Nguyễn Trung Nguyên MSSV: 2182501809 Lớp: 21DOTB3 Thái Bình Quốc MSSV: 2182504128 Lớp: 21DOTB3 Trương Nhựt Hào MSSV: 2182502304 Lớp: 21DOTB3 Nguyễn Quốc Lâm MSSV: 2182503890 Lớp: 21DOTB3 4 Đánh giá bài tiểu luận:
Họ tên sinh viên
Tiêu chí đánh giá về quá trình thực hiện Tổng điểm tiêu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Chúng Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Thanh Tuấn - giảng viên bộ môn “Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô” đã trang bị cho chúng em những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần có để hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài , do kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá và trình bày về để tài Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giảng viên bộ môn để đề tài của chúng em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn
Chúng em Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH 3
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÀM MÁT TRÊN TOYOTA CAMRY 2020 5
1.1 Giới thiệu chung về hệ thống điều khiển làm mát 5
1.1.1 Nhiệm vụ của hệ thống điều khiển làm mát 5
1.1.2 Chức năng của hệ thống điều khiển làm mát 6
1.1.3 Lịch sử hình thành hệ thống điều khiển làm mát trên TOYOTA CAMRY 2020 6
1.1.4 Ưu, nhược điểm của hệ thống điều khiển làm mát trên TOYOTA CAMRY 2020 qua các năm 8
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÀM MÁT TRÊN TOYOTA CAMRY 2020 10
2.1 Cấu tạo chung của hệ thống 10
2.1.7 Công tắc nhiệt độ nước 16
2.2 Nguyên lý hoạt động và sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển làm mát 18
2.2.1 Sơ đồ mạch điện 18
2.2.2 Nguyên lý hoạt động 19
Trang 6CHƯƠNG 3 : NHỮNG HƯ HỎNG MÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN QUẠT LÀM
Trang 7Hình 2.7 Hình ảnh thực tế công tắc nhiệt độ nước 16
Hình 2.8 Sơ đồ mạch điện của hệ thống điều khiển làm mát 19
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
Động cơ đốt trong đang phát triển mạnh, giữ vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân như nông nghiệp, giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không cũng như trong nhiều ngành công nghiệp khác Sản lượng động cơ đốt trong ngày nay trên thế giới ngày càng tăng cao hơn nữa Tuy nhiên, con đường phát triển đi lên của ngành động cơ đốt trong nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng của các nước khác nhau Tuỳ thuộc chủ yếu là năng lực của ngành cơ khí và mức độ công nghiệp hoá của từng nước Để thuận tiện việc nghiên cứu, người ta chia ra trong động cơ đốt trong cũng như trong ô tô ra nhiều hệ thống, như hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát trong đó mỗi hệ thống đều có tầm quan trọng nhất định Hệ thống làm mát cũng đóng một vai trò rất quan trọng cho động cơ Do vậy, chúng em đã nhận thấy “Hệ thống làm mát trên TOYOTA CAMRY 2020” là một trong những đề tài quan trọng và thiết thực phục vụ nhiều cho sau này
Dưới sự chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn Lê Thanh Tuấn, chúng em sẽ cố gắng để hoàn thành đề tài tốt nhất Nhưng do trình độ có hạn, tài liệu khó khăn, thời gian ngắn nên trong quá trình em thực hiện không tránh khỏi sai sót Vậy nên, em kính mong được sự chỉ bảo tận tình của thầy trong khoa,đặc biệt là thầy giáo hướng
dẫn Lê Thanh Tuấn, để em hoàn thành được đề tài tốt
Trang 9CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÀM MÁT TRÊN TOYOTA CAMRY 2020
1.1 Giới thiệu chung về hệ thống điều khiển làm mát 1.1.1 Nhiệm vụ của hệ thống điều khiển làm mát
Nhiệm vụ chính của hệ thống làm mát trên ô tô là để duy trì nhiệt độ ổn định khi động cơ làm việc, giữ cho động cơ ở nhiệt độ thích hợp và ở tất cả các tốc độ, điêu kiển vận hành Làm cho động cơ đạt đến nhiệt độ vận hành bình thường một cách nhanh chóng Khi động cơ hoạt động nhiên liệu sẽ được đốt cháy ở buồng đốt, khi đó một lượng lớn nhiệt lượng tỏa ra từ buồng đốt và ma sát của các chi tiết được thiết kế bên trong động cơ Với đặc điểm hoạt động này mà hệ thống làm mát ra đời để đảm bảo động cơ sẽ vẫn hoạt động bình thường và ổn định trong bất kỳ điều kiện gì
Hình 1.1 Hệ thống làm mát
Như vậy, làm mát cho động cơ chính là giảm bớt phần nhiệt lượng do hòa khí cháy truyền lại cho cụm piston-xylanh Nếu cụm piston-xylanh không được làm mát thì dầu bôi trơn giữa piston và xylanh không còn tác dụng bôi trơn dẫn đến bó kẹt piston, đồng
Trang 10thời nếu xylanh quá nóng thì khối hỗn hợp hòa khí hút vào bên trong buồng đốt bị giãn nỡ làm trọng lượng hút bị giảm, công suất của động cơ vì thế cũng giảm theo.Nhưng khi động cơ quá nguội nhất là lúc máy mới khởi động thì nó sẽ làm cho hỗn hợp hòa khí khó bay hơi nên tốc độ bốc hơi và khuếch tán sẽ kém đi, dẫn đến hòa khí sẽ cháy không hết khiến tăng tiêu hao nhiên liệu, giảm đi công suất động cơ
1.1.2 Chức Năng của hệ thống điều khiển làm mát
Làm mát cho động cơ chính là giảm bớt phần nhiệt lượng do hòa khí cháy truyền lại cho cụm piston-xylanh Nếu cụm piston-xylanh không được làm mát thì dầu bôi trơn giữa piston và xy lanh không còn tác dụng bôi trơn dẫn đến bó kẹt trong piston, đồng thời nếu xy lanh quá nóng thì khối hỗn hợp hòa khí hút vào bên trong buồng đốt bị giãn nở làm trọng lượng hút bị giảm, công suất của động cơ vì thế cũng giảm theo
Nhưng khi động cơ nguội nhất là lúc máy mới khởi động thì nó sẽ làm cho hỗn hợp hòa khí khó bay hơi nên tốc độ bốc hơi và khuếch tán sẽ kém đi, dẫn đến hòa khi sẽ cháy không hết khiến tiêu hoa nhiên liệu, giảm đi công suất của động cơ
Hình 1.2 Động cơ bốc cháy
1.1.3 Lịch sử hình thành hệ thống điều khiển làm mát trên TOYOTA CAMRY 2020 - Toyota Camry (Đời thứ 1 - 1983-1986):
Trong những đời xe đầu tiên, hệ thống làm mát động cơ thường là hệ thống làm mát nước đơn giản với bơm nước cơ học và bình chứa nước làm mát
Trang 11- Toyota Camry (Đời thứ 2 - 1987-1991):
Cải tiến đáng kể với việc sử dụng hệ thống làm mát nước tiên tiến hơn, bao gồm bơm nước điện tử và bình chứa nước làm mát được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất làm mát
- Toyota Camry (Đời thứ 3 - 1992-1996):
Hệ thống làm mát động cơ tiếp tục được cải thiện với việc tích hợp công nghệ điện tử để kiểm soát nhiệt độ động cơ một cách chính xác hơn
- Toyota Camry (Đời thứ 4 - 1997-2001):
Trong giai đoạn này, Toyota Camry đã bắt đầu sử dụng các loại làm mát có cơ cấu phức tạp hơn, bao gồm các hệ thống làm mát chất lỏng và hệ thống làm mát không khí để cải thiện hiệu suất làm mát
- Toyota Camry (Đời thứ 5 - 2002-2006):
Cải tiến đáng kể với việc sử dụng các loại làm mát tiên tiến hơn, bao gồm các hệ thống làm mát chất lỏng tự động điều chỉnh và kiểm soát nhiệt độ động cơ một cách chính xác
- Toyota Camry (Đời thứ 6 - 2007-2011):
Sự cải tiến liên tục với việc tích hợp công nghệ mới như hệ thống làm mát biến tần và hệ thống làm mát điện tử để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng
- Toyota Camry (Đời thứ 7 - 2012-2017):
Cải tiến về hiệu suất và tính năng, với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như hệ thống làm mát tự động điều chỉnh và kiểm soát nhiệt độ động cơ
Toyota Camry (Đời thứ 8 - 2018-2022):
Tiếp tục cải tiến và nâng cao hiệu suất của hệ thống làm mát động cơ, bao gồm việc tích hợp công nghệ mới như hệ thống làm mát điện tử và các tính năng thông minh để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng
Trang 121.1.4 Ưu, nhược điểm của hệ thống điều khiển làm mát trên TOYOTA CAMRY 2020 qua các năm
* Ưu điểm:
- Hiệu suất làm mát: Với sự phát triển trong công nghệ và thiết kế, hệ thống điều khiển
làm mát trên Toyota Camry 2020 có thể cung cấp hiệu suất làm mát tốt hơn so với các phiên bản trước đó, giúp duy trì nhiệt độ hoạt động lý tưởng của động cơ
- Tính năng tự động: Các phiên bản mới của Toyota Camry, bao gồm cả năm 2020, thường được trang bị tính năng điều khiển nhiệt độ tự động, cho phép cài đặt và duy trì mức độ thoải mái một cách tự động
- Tính năng tự động: Phiên bản 2020 thường được trang bị các tính năng điều khiển
nhiệt độ tự động và điều hòa tự động, giúp cải thiện trải nghiệm lái xe và thoải mái cho người lái và hành khách
- Tiết kiệm năng lượng: Hệ thống điều khiển làm mát trên Toyota Camry 2020 thường
được thiết kế để tiết kiệm năng lượng, giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu và giảm tác động tiêu cực đến môi trường
* Nhược điểm:
- Cần bảo dưỡng định kỳ: Mặc dù hệ thống điều khiển làm mát trên Toyota Camry 2020
có thể có hiệu suất và tính năng tốt, nhưng vẫn cần được bảo dưỡng định kỳ để duy trì hiệu suất và độ tin cậy
- Khả năng hỏng hóc: Mặc dù hệ thống điều khiển làm mát trên Toyota Camry thường
rất đáng tin cậy, nhưng vẫn có khả năng gặp sự cố hoặc hỏng hóc sau một thời gian sử dụng
- Phụ thuộc vào nguồn điện: Hệ thống điều khiển làm mát thường phụ thuộc vào nguồn
điện, do đó có thể gây ra áp lực cho hệ thống điện của xe và tiêu tốn năng lượng
Trang 13CHƯƠNG 2 : CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÀM MÁT TRÊN TOYOTA CAMRY 2020
2.1 Cấu tạo chung của hệ thống
Hệ thống điều khiển quạt làm mát động cơ lắp trên xe TOYOTA dùng công tắc nhiệt thường đóng Cấu tạo của mạch điện bao gồm : Ắc quy, cầu chì, công tắc máy, relay chính, relay điều khiển quạt làm mát, quạt gió, công tắc nhiệt độ nước (chỉ làm việc khi nhiệt độ lớn hơn 84 độ C)
2.1.1 Ắc quy 2.1.1.1 Công dụng
Ắc quy không chỉ được sử dụng để khởi động mà còn để cung cấp năng lượng cho đèn chiếu sáng, EFI (phun nhiên liệu hệ thống), hệ thống đánh lửa và các thiết bị khác.Mà ở đây ác quy có vai trò cung cấp điện cho hệt thống làm mát trên ô-tô Đồng thời, ắc quy còn đóng vai trò là hệ thống điện dự phòng cho bộ điều khiển và các hệ thống khác tín hiệu
2.1.1.2 Hình ảnh thực tế
Hình 2.1 Bình acquy ô tô hiệu GS 2.1.1.3 Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa
* CÁCH NHẬN BIẾT ẮC QUY BỊ HƯ HỎNG :
1 Đèn sáng mờ, các thiết bị điện tử hoạt động yếu hoặc không hoạt động 2 Âm thanh khởi động nghe zẹttt zẹttt
3 Đèn báo nạp ắc quy không tắt khi động cơ đang hoạt động
Trang 144 Bột trắng bám đầu cực 5 Các kết nối không chắc chắn 6 Dây cáp bị trầy, xước, gãy
7 Màu sắc mắt thần hiển thị tình trạng ắc quy Xanh: bình tốt, Đen/ trắng: bình cần nạp lại Đỏ: cần thay mới
8 Có mùi bốc ra
9 Mức dung dịch điện phân thấp hoặc bị rò rỉ dung dịch điện phân 10 Nắp, vỏ bình bị nứt, vỡ, phồng
* BẢO DƯỠNG :
Thông thường tuổi thọ của ắc quy có thể kéo dài tới 100.000Km tương đường 4 năm sử dụng Những thực tế nó còn phụ thuộc vào người sử dụng nó có thể nhanh hỏng hơn hoặc lâu hơn so với dự kiến , vì thế phải thương xuyên đi kiểm tra xe định kỳ để chiếc xe luôn đạt ở trạng thái tốt nhất
2.1.2 Cầu chì 2.1.2.1 Công dụng
Cầu chì ô tô có chức năng bảo vệ các chi tiết sử dụng điện, tránh cháy nổ, hư hỏng Do đó, thiết bị này được ví như “vệ sĩ” không thể thiếu trên mỗi chiếc xe Bảng cầu chì xe ô tô được thể hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu mang tính kỹ thuật riêng, người dùng phải hiểu được nội dung ký hiệu để giải quyết được những sự cố xảy ra
Hình 2.2 Hình ảnh thực tế cầu chì
Trang 152.1.2.2 Hư hỏng kiêm tra và sữa chữa
* KIỂM TRA CẦU CHÌ :
Trước hết, chủ xe có thể kiểm tra từng chi tiết của cầu chì bằng mắt thường Nhưng để “bắt bệnh” chính xác đòi hỏi người dùng phải có sự am hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đọc được các ký hiệu của cầu chì
Có một cách kiểm tra tình trạng cầu chì đơn giản và chính xác hơn nhờ vào đèn kiểm tra mạch chuyên dụng Đây cũng là cách dễ dàng nhất và khá phổ biến, được nhiều lái xe sử dụng hiện nay
* THAY THỂ SỬA CHỮA :
Sau khi kiểm tra sơ bộ cầu chì ô tô, tuỳ vào mức độ hư hỏng mà chủ xe cần có phương án xử lý, thay thế kịp thời
- Bước 1: Xác định vị trí cầu chì, dùng tay mở hộp cầu chì để kiểm tra, thay thế nếu cần
Khi thực hiện bước này cần lưu ý ngắt toàn bộ nguồn điện để đảm bảo an toàn
- Bước 2: Tìm cầu chì bị hỏng, dùng kẹp nhỏ khéo léo gắp cầu chì hỏng ra khỏi bảng điều
khiển
- Bước 3: Kiểm tra con số bên dưới hoặc bên cạnh cầu chì hỏng để biết cường độ dòng
diện tối đa Lựa chọn cầu chì mới có dòng điện tương đương để thay thế Sau khi hoàn tất, chủ xe khởi động xe và kiểm tra lại hệ thống
2.1.3 Công Tắc Máy 2.1.3.1 Công dụng
Dùng để đóng mở hoạt động của xe qua đó kích hoạt hệ thống điều khiển của mạch điện
Hình 2.3 Hình ảnh thực tế công tắc máy
Trang 162.1.3.2 Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa
* Hư Hỏng :
- Xe không thể khời động
- Chìa khóa hoặc khóa thông minh smartkey hết pin hoặc do rơi rớt
* Sửa Chữa :
- Thay thế bằng bộ khóa mới - Kiểm tra ắc quy còn hay đã hết
2.1.4 Relay chính 2.1.4.1.Công dụng
Relay là một công tắc điện từ được vận hành bởi một dòng điện tương đối nhỏ có thể bật hoặc tắt một dòng điện lớn hơn nhiều Trái tim của relay là một nam châm điện Bạn có thể nghĩ về relay như một loại đòn bẩy điện: Khi bật nó bằng một dòng điện nhỏ và nó bật một thiết bị khác sử dụng dòng điện lớn hơn nhiều
Hình 2.4 Hình ảnh thực tế relay chính 2.1.4.2 Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa
* KIỂM TRA RELAY :
Đặt đồng hồ vạn năng thang X1KΩ Đo vào chân 1 & 3 hoặc 1& 4 của Relay nếu có điện trở khoảng 5->30kΩ thì cuộn dây còn tốt
Trang 17KIỂM TRA TIẾP ĐIỂM: Đặt đồng hồ thang X1Ω Đo vào tiếp điểm giữa chân 3&2 chân 3& 4 rồi vặn núm xoay Relay ở cả hai chế độ dài và ngắn Nếu có sự đóng ngắt tiếp điểm, thì ta kết luận tiếp điểm còn tốt
* KIỂM TRA BÁNH RĂNG :
Lúc này ta cấp điện bằng điện áp ghi trên thân vào chân 1 + 3 ( loại I) hoặc 1+ 4 (loại II), rồi nhìn qua mắt kính của Relay, nếu thấy bánh răng hoặc Roto quay thì ta kết luận bánh răng không bị kẹt, Relay còn tốt
Lưu ý: Một số loại Relay không có mắt kính để quan sát bánh răng bên trong, thì ta có thể vặn Relay về chế độ ngắn, rồi cấp điện cho Relay hoạt động Sau khoảng 20 phút ta đo lại nếu không thấy Relay chuyển sang chế độ dài, ta Kết Luận bánh răng không bị kẹt
* SỬA CHỮA :
Nếu kiểm tra thấy Relay hư hỏng cách tốt nhất là chúng ta nên thay thế một relay mới để hệ thống được hoạt động một cách trơn chu nhất, cho công năng và công suất tốt