1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trung ương cục miền nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968

226 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trung ương cục miền nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968
Tác giả Nguyễn Thanh Hải
Thể loại Luận án
Định dạng
Số trang 226
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Đây là lực lượng đảm nhiệm những chức năng chiến lược chủ yếu như tác chiến rộng rãi tiêu hao và tiêu diệt sinh lực, phương tiện chiến tranh của đối phương, làm nòng cốt cho phong trào t

Trang 1

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả Số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng

và không trùng lặp với các công trình khoa học

đã được công bố.

Tác giả luận án

NCS Nguyễn Thanh Hải

Trang 2

Chương 2 TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG

CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN DU KÍCH (1961 - 1965) 302.1 Những yếu tố tác động đến Trung ương Cục miền Nam lãnhđạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích 302.2 Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam về hoạt động của

2.3 Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo hoạt động của lực lượng

Chương 3 TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO ĐẨY

MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN

3.1 Những yếu tố mới tác động tới Trung ương Cục miền Namlãnh đạo đẩy mạnh hoạt động của lực lượng dân quân du kích 753.2 Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam về đẩy mạnh hoạtđộng của lực lượng dân quân du kích 843.3 Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động của

4.1 Nhận xét Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động củalực lượng dân quân du kích (1961 - 1968) 1294.2 Kinh nghiệm từ quá trình Trung ương Cục miền Nam lãnhđạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích (1961 - 1968) 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

Trang 3

TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trung ương Cục miền Nam

Việt Nam cộng hòa

Xã hội chủ nghĩa

TƯCMNVNCHXHCN

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Trên chiến trường B2 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lựclượng DQDK là một lực lượng chiến lược quan trọng, một trong ba thứ quân củaLLVT nhân dân Đây là lực lượng đảm nhiệm những chức năng chiến lược chủyếu như tác chiến rộng rãi tiêu hao và tiêu diệt sinh lực, phương tiện chiến tranhcủa đối phương, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc; kết hợp vớiBĐĐP và BĐCL trong các đợt hoạt động tác chiến và chiến dịch, tham gia đánhphá bình định ở địa phương; vũ trang tuyên truyền, diệt ác, trừ gian, kết hợp vớiquần chúng nổi dậy bao vây bức hàng, bức rút đồn bốt giặc, phá bộ máy kìm kẹpcủa đối phương, phá ấp chiến lược và các khu dồn dân, giành quyền làm chủ chonhân dân và chính quyền cách mạng ở nông thôn; cùng với quần chúng kết hợp bamũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận) đánh giặc giữ ấp, xã, giữ dân, giữ đất,bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ căn cứ kháng chiến, lực lượngDQDK còn là nguồn bổ sung lực lượng cho BĐĐP và BĐCL

Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng DQDKtrên chiến trường B2 trong những năm 1961 - 1968 luôn gắn liền với sự lãnhđạo, chỉ đạo sâu sát của TƯCMN, các Đảng bộ địa phương, theo một hệthống thông suốt từ trên xuống dưới, nhất là bộ máy lãnh đạo của Đảng ở cơ

sở ấp, xã đã thường xuyên quán triệt, cụ thể hóa đường lối chính trị và quân

sự của Đảng gắn với yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động của lực lượng DQDK trênđịa bàn mình Đây là điều kiện hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến hoạtđộng của lực lượng DQDK, đồng thời đó cũng là nhân tố quyết định đến sựphát triển của lực lượng DQDK trong những năm 1961 - 1968 Thành tựuđạt được trong lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK là

cơ bản và toàn diện, trong đó nổi bật là: TƯCMN đã nhận thức ngày càngđầy đủ và toàn diện về vai trò, nội dung hoạt động của lực lượng DQDK; kịpthời đề ra chủ trương về hoạt động của lực lượng DQDK phù hợp với diễnbiến chiến tranh và nhiệm vụ cách mạng; chỉ đạo hoạt động của lực lượngDQDK trên chiến trường B2 đạt nhiều kết quả trong củng cố, phát triển lực

Trang 5

lượng; hỗ trợ nhân dân địa phương xây dựng ấp, xã chiến đấu; phối hợp tácchiến với BĐĐP, BĐCL, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặcbiệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, quá trình lãnh đạo củaTƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968 cũngkhông tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm Cụ thể như: một số cấp ủytrong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của lực lượng DQDK có thời điểm chưatheo kịp với yêu cầu thực tiễn của cuộc kháng chiến; chỉ đạo củng cố pháttriển lực lượng DQDK chưa thực sự toàn diện; chỉ đạo hỗ trợ nhân dân xâydựng ấp, xã chiến đấu, phối hợp với BĐĐP, BĐCL trong tác chiến có thờiđiểm chưa chặt chẽ Thực tế này đòi hỏi cần có những nghiên cứu chuyên sâu,

hệ thống, toàn diện nhằm đánh giá một cách khách quan ưu điểm, hạn chế, rút

ra những kinh nghiệm cần thiết cho giai đoạn hiện nay

Mặc dù đã có nhiều công trình khoa học liên quan đến vấn đề nghiêncứu được đề cập ở những cấp độ và phạm vi khác nhau, nhưng chưa có côngtrình nào trực tiếp bàn đến TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượngDQDK từ năm 1961 đến năm 1968

Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm

1968” làm đề tài luận án tiến sĩ, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từnăm 1961 đến năm 1968 Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị thamkhảo vận dụng vào lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt độngcủa lực lượng DQDK trong những năm 1961 - 1968

Trang 6

Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương và chỉ đạo của TƯCMN về hoạtđộng của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968, qua 2 giai đoạn 1961 -

1965 và 1965 - 1968

Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạtđộng của lực lượng DQDK (1961 - 1968)

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượngDQDK từ năm 1961 đến năm 1968

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương của TƯCMN về

hoạt động của lực lượng DQDK qua 2 giai đoạn 1961 - 1965 và 1965 - 1968trên các vấn đề chính: phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp Làm

rõ quá trình chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK trongtừng giai đoạn, trên 3 nội dung: hoạt động củng cố, phát triển lực lượng; hoạtđộng hỗ trợ nhân dân xây dựng ấp, xã chiến đấu; hoạt động phối hợp tácchiến với BĐCL, BĐĐP

Về thời gian: Từ khi TƯCMN tổ chức Hội nghị lần thứ nhất (tháng

10-1961) đến cuối năm 1968 khi quân và dân miền Nam Việt Nam đánh bại chiếnlược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống

và có sự so sánh đánh giá đầy đủ hơn, luận án đề cập thêm một số nội dung liênquan đến hoạt động của lực lượng DQDK trước khoảng thời gian nói trên

Về không gian: Địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ thuộc chiến

trường B2 [Phụ lục 2]

4 Cở sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềchiến tranh cách mạng và xây dựng LLVT nhân dân

Trang 7

Cơ sở thực tiễn

Dựa trên cơ sở thực tiễn lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động của lực

lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968: thông qua các nghị quyết, chỉ thị,quyết định, kế hoạch, hướng dẫn, báo cáo tổng kết của TƯCMN và các cơquan thuộc quyền lãnh đạo của TƯCMN Đồng thời dựa vào các nghiên cứu

và kế thừa một số kết quả nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, đồng thờikết hợp với các phương pháp khác như so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê…

Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu làm rõ tình hình nghiên cứuliên quan đến đề tài theo trình tự thời gian, trình bày các yếu tố tác động tới

sự lãnh đạo của TƯCMN; quá trình hoạch địch chủ trương và chỉ đạo củaTƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968

Phương pháp lôgic được sử dụng chủ yếu để làm rõ giá trị của các côngtrình liên quan đến đề tài; khái quát chủ trương của TƯCMN Đồng thời, rút ranhững ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm từquá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK trong những năm

1961 - 1968

Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để so sánh sự lãnh đạo củaTƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK giữa 2 giai đoạn 1961 - 1965 và

1965 - 1968

Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng chủ yếu làm

rõ những đánh giá có liên quan đến quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt độngcủa lực lượng DQDK

5 Những đóng góp mới của luận án

Luận án hệ thống, cung cấp một lượng tài liệu, tư liệu khá phong phú phục vụnghiên cứu về hoạt động của lực lượng DQDK dưới sự lãnh đạo của TƯCMN trongcuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Góp phần phục dựng, tái hiện quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động củalực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968

Trang 8

Đánh giá khách quan những ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúckết kinh nghiệm từ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDKtrong những năm 1961 - 1968 có thể tham khảo, vận dụng vào công tác lãnh đạocủa Đảng về hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Góp phần làm sáng tỏ hơn nữa về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Namtrong lãnh đạo chiến tranh cách mạng, trực tiếp là TƯCMN lãnh đạo hoạtđộng của lực lượng DQDK trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Góp phần cung cấp cứ liệu khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủtrương, chính sách của Đảng về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay

Ý nghĩa thực tiễn

Luận án góp phần làm rõ vai trò, sự đóng góp của lực lượng DQDK;làm sáng tỏ hơn nguyên nhân thắng lợi của phương thức tiến hành CTND vàthắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước..

Luận án đóng góp thêm kinh nghiệm phục vụ trực tiếp cho công tác lãnhđạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay, nhất là trên địa bàn cáctỉnh miền Nam

Là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giáo dục, tuyên truyền về lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam, về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Bên cạnh đó còn làm tài liệu giảng dạy bộ môn Lịch sử nghệ thuật quân sự, Giáodục quốc phòng và an ninh cho một số đối tượng

Là cơ sở để đấu tranh chống lại những tư tưởng và quan điểm sai tráixuyên tạc, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng về hoạt động của lực lượng dânquân tự vệ hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các côngtrình của tác giả đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến lực lượng dân quân

du kích ở miền Nam Việt Nam của tác giả nước ngoài

Lionel - GmacGarr (1961), Đường lối và chiến thuật chống du kích ở miền Nam [81] Trong cuốn sách, khi bàn về sức mạnh của lực lượng DQDK cách mạng

miền Nam Việt Nam, tác giả cho rằng: “Du kích là sức mạnh bắt nguồn từ sự huấnluyện lâu dài gian khổ về quân sự, về thể chất, kỷ luật sắt về tinh thần, và sự nhiệtthành tột độ đối với mục đích chính nghĩa của họ tin là sẽ thắng” [81, tr 10]

Tác giả nhận xét về lực lượng DQDK Việt Nam: “Du kích quân cơ độngchiến đấu cao và được theo dõi kỹ lưỡng, giỏi lý luận trước khi trở thành du kíchtốt” [81, tr 11] Lực lượng DQDK ở miền Nam Việt Nam khác hẳn với bất cứ nơinào trên thế giới “Du kích Việt cộng hiểu rõ mối liên hệ giữa chính trị và quân sự

mà họ thực hiện ở đây còn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, dùng những vũ khíkhác nhau, còn biết đào bới tinh thần, đạo đức, thể xác, tâm lý con người của kẻthù họ” [81, tr 12] Nhấn mạnh về sự khác biệt đó, tác giả còn cho rằng: “Tuy làmột đạo quân du kích nhưng với lực lượng không chính quy Việt cộng vẫn có thểlàm suy yếu được chính phủ miền Nam hiện nay mà không cần đến hành độngquân sự của đạo quân chính quy” [81, tr 72]

Bộ Quốc phòng Mỹ (1963), Phong trào chiến tranh du kích Việt cộng

[28] Trong cuốn sách, các tác giả đã chỉ ra điểm khác biệt căn bản trong hoạtđộng của lực lượng DQDK ở miền Nam với các nước khác, đó là: “Do ĐảngCộng sản Việt Nam phát động, lãnh đạo, có nhiều kinh nghiệm hơn các cuộcchiến tranh du kích trước nó” [28, tr 7] Về chiến thuật của DQDK: “Chiếnthuật có tính lỏng, với nhiều hình thức chiến đấu ngoại lệ, luôn luôn di động,không thành mặt trận, không có giới tuyến, hoạt động luôn luôn nằm trongtrạng thái khi công khai, khi bí mật, ở khắp nơi, nhưng lại rất khớp với nhau ởnhiều nơi khác nhau” [28, tr 29] Nhận xét về công tác lãnh đạo hoạt động lựclượng DQDK của cách mạng miền Nam, các tác giả cho rằng: “Yếu tố chính là

họ rất coi trọng yếu tố con người, lãnh đạo chỉ huy là yếu tố rất quan trọng vàcăn bản, điều tuyệt đối là phải có sự giúp đỡ của dân chúng” [28, tr 124]

Mai-cơn-Mac-Lia (1990), Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày [97] Trong cuốn sách, tác giả đã dành hẳn một chương để mô tả về “chiến tranh

ở làng xã” [97, tr 158], trong đó chỉ ra rằng: “Du kích luôn sống lẫn trong dân

Trang 10

chúng, họ chia sẻ với nhân dân nỗi thống khổ, quan tâm tới nhân dân trong vùng

và do đó họ được nhân dân che chở và cung cấp tin tức” [97, tr 159] Nhận xét vềchương trình “bình định ở nông thôn”, tác giả chỉ rõ: “Giải pháp cũ dồn nhiềulàng vào một khu chỉ giúp quân du kích chiếm thêm cảm tình với nhân dân Chính

vì du kích sống trong nhân dân nên nhân dân trung thành với họ” [97, tr 160]

R.S McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam [98] Trong cuốn sách, tác giả đã ghi lại một số luận điểm của

các học giả Mỹ về chống lực lượng DQDK ở miền Nam Việt Nam: “Quân Việtcộng trong cuộc chiến tranh du kích, họ có quyền lựa chọn chiến đấu ở đâu, khinào, và bao lâu, họ có đủ số quân để ngăn chặn bất kỳ một sự mở rộng trọng yếunào của chương trình bình định” [98, tr 238] Tác giả còn nhận xét rằng: “Mỹphải đối phó với một lực lượng vô cùng đa dạng giữa quân Bắc Việt Nam vàovới quân Nam Việt Nam, và với quân du kích ở miền Nam, họ đều là những lựclượng quân sự” [98, tr 240 - 242]

Tom Bukley, Bernard.Fall, Seymair M.Hersh, Stanley Karnow, Robert

Shaplen, Neil Sheehan, Peter Braestrup (2005), Những phóng sự về chiến tranh Việt Nam [176] Nội dung của cuốn sách là tập hợp 7 bài viết của 7 cây bút nổi

tiếng trong giới báo chí thông tấn của Mỹ Trong đó tiêu biểu là bài viết

“Không phải bồ câu nhưng không còn là diều hâu nữa” của nhà báo Neil

Sheehan, đã chỉ ra rằng “Thật quá ngây thơ khi tin rằng bên Việt Nam khôngCộng sản sẽ đánh bại phong trào du kích Cộng sản và xây dựng được một cấutrúc xã hội tiến bộ và đáng sống” [176, tr 46] Để minh chứng cho điều đó, tácgiả đã dẫn chứng một câu chuyện qua lời kể của một viên tướng Mỹ về hànhđộng chiến đấu của một du kích Việt cộng: “Anh ta bắn hết đạn của mình, đạncủa các đồng đội đã chết, và ném trả lại người Mỹ những trái lựu đạn mà họ đãném vào công sự Sau cùng anh ta đã bị giết khi đang ném đá về phía quân thùnhư một hành động thách thức cuối cùng” [176, tr 48] Viên tướng Mỹ đã phảithốt lên rằng: “Nếu một trong những người lính của tôi chiến đấu như thế này,hẳn anh ta đã được tặng huy chương danh dự” [176, tr 49]

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về lực lượng dân quân du kích của tác giả trong nước

1.1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu chung về hoạt động của lực lượng dân quân du kích

Võ Nguyên Giáp (1967), “Vai trò chiến lược của Dân quân tự vệtrong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta” [79] Đây là

Trang 11

bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được t rình bày tại Hội nghị tổngkết công tác quân sự địa phương Quân khu 3, năm 1967, trong đó tác giảkhẳng định: “Nói đến địa vị chiến lược của chiến tranh du kích cũng tức lànói đến vai trò chiến lược của dân quân du kích, vì dân quân du kích là lựclượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh du kích” [79, tr 171] Bàn về hoạtđộng của lực lượng DQDK trên chiến trường miền Nam, tác giả đã chỉ rarằng: “Với ưu thế tuyệt đối về chính trị, tinh thần, dân quân du kích miềnNam có vũ khí thô sơ cũng đánh được Mỹ và ngụy, có vũ khí hiện đại càngđánh giỏi, càng tiêu diệt được nhiều Mỹ và ngụy hơn” [79, tr 176] Bàn về

yêu cầu trong xây dựng lực lượng DQDK, tác giả chỉ rõ: Một là, “cần phải

hết sức đẩy mạnh việc phát triển lực lượng dân quân du kích về mặt số

lượng” [79, tr 180] Hai là, “đi đôi với phát triển hết sức mạnh mẽ về số

lượng, phải ra sức củng cố và nâng cao chất lượng về mọi mặt” [79, tr

180] Ba là, “không ngừng tăng cường đội ngũ cán bộ dân quân” [79, tr.

181] Tác giả còn khẳng định: “Sự lãnh đạo của Đảng từ Trung ương chođến các chi bộ cơ sở là bảo đảm chắc chắn nhất, làm cho lực lượng dânquân tự vệ, dân quân du kích lớn mạnh vượt bậc” [79, tr 190]

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1995), Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945 - 1975 [33] Trong cuốn sách, ở phần Tổng luận,

các tác giả đã chỉ ra vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động phối hợp tác chiếncủa lực lượng DQDK với BĐCL trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nướctrên chiến trường miền Nam: “Chiến tranh du kích với hoạt động rộng khắp củalực lượng dân quân du kích góp phần làm suy yếu, chia cắt, giam chân và phântán lực lượng địch, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực tập trung lực lượng trênhướng trọng điểm, thực hành đánh lớn, đánh tiêu diệt” [33, tr 733]

Bàn về sự phát triển của chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch, các tác giảchỉ ra thực tiễn đã diễn ra trong đấu tranh vũ trang ở Việt Nam rằng: “Một quânđội vũ khí, trang bị kém đánh với một quân đội hiện đại có vũ khí tối tân thìkhông thể dàn trận đánh chính quy ngay với địch được, mà phải đánh du kíchkết hợp với đánh chính quy” [33, tr 733 - 734]

Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học [4] Trong

cuốn sách các tác giả đã chỉ rõ: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcquân và dân Việt Nam đã sáng tạo ra nhiều cách đánh rất độc đáo, phong phú,

Trang 12

linh hoạt, táo bạo, có hiệu lực cao làm cho đối phương bị thua đau, tổn thấtnặng, mà LLVT cách mạng thì giành được thắng lợi với sự thiệt hại ít hơn.

“Đó là cách đánh kết hợp các hình thức tác chiến du kích của bộ đội địaphương, dân quân du kích với các hình thức tác chiến hiệp đồng binh chủngquy mô khác nhau của bộ đội chủ lực” [4, tr 165]

Kế thừa được những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp đãlàm cho sự phát triển từ CTDK lên chiến tranh chính quy và hình thái kết hợpgiữa CTDK với chiến tranh chính quy có những nét phát triển mới Đặc biệtCTDK trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đạt đến trình độ cao cả

về hình thức, nội dung và đạt hiệu lực chiến lược chưa từng thấy trong lịch sửcác cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc Việt Nam: “Trên chiếntrường, chiến tranh du kích miền Nam thực sự và thường xuyên là nỗi kinhhoàng của đội quân xâm lược Mỹ và tay sai” [4, tr 166]

Vũ Ba (2000), Tổng kết cách đánh của lực lượng dân quân du kích - tự

vệ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 1975) [1] Trong cuốn sách, tác giả đã làm rõ một số quan niệm về cách đánh

-du kích, CTDK và vị trí, vai trò của lực lượng DQDK Tác giả cho rằng hoạtđộng của lực lượng DQDK: “Là hành động linh hoạt bất ngờ; đánh nhanh chuyểnnhanh, khi phân tán, khi tập trung; đánh chỗ yếu tránh chỗ mạnh của địch; đánhđịch ở tất cả mọi nơi, mọi lúc bằng tất cả mọi loại vũ khí” [1 tr 46 - 47] Mụcđích làm tiêu hao và tiêu diệt từng bộ phận nhỏ sinh lực đối phương, làm chođối phương bị hao mòn và tinh thần bị sa sút buộc chúng phải phân tán đốiphó Với tư tưởng chỉ đạo: “Bám sát nhân dân, bám sát bản làng, tích cực chủđộng, mưu trí linh hoạt, bí mật bất ngờ” [1, tr 50]

Trần Thị Thu Hương (2003), Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá

“quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961 1965) [88] Trong cuốn sách tác giả đã chỉ ra rằng: muốn phá ách kìm kẹp của

-đối phương trong các ấp chiến lược, quần chúng ở trong các ấp chiến lược làlực lượng cơ bản nổi dậy đấu tranh giành quyền làm chủ Tuy nhiên chỉ cóhoạt động đấu tranh đơn lẻ của nhân dân thì không đủ sức để đối phó với đốiphương: “Chỉ khi nào có sự tham gia mạnh mẽ của lực lượng vũ trang, khi đóphong trào đấu tranh phá ấp chiến lược mới đủ sức mạnh tổng hợp để phá ấpchiến lược” [88, tr 253] Tác giả đã luận giải về sức mạnh tổng hợp trongcuộc đấu tranh chống phá ấp chiến lược giai đoạn chống chiến lược “Chiến

Trang 13

tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam baogồm những yếu tố sau:

Một là, lực lượng vũ trang hoạt động trong ấp chiến lược để vận

động quần chúng, làm áp lực cho quần chúng và kết hợp quần

chúng nổi dậy nhiều lần phá “ấp chiến lược” Hai là, lực lượng

vũ trang tiêu hao tiêu diệt lực lượng chính trị và vũ trang củađịch, phá vỡ thế chiếm đóng, thế kìm kẹp của địch, đồng thời tácđộng đến tinh thần binh lính, phá rã lực lượng bán vũ trang của

địch tại các thôn, ấp Ba là, xây dựng ấp, xã chiến đấu, phát triển

nhanh lực lượng du kích chiến tranh để đủ sức chống càn quét,chống địch tái lập ấp chiến lược [88, tr 253 - 254]

Bộ Tổng Tham mưu, Cục Dân quân tự vệ (2007), Tổng kết làng xã chiến đấu trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946 - 1975) [53].

Trong cuốn sách, các tác giả chỉ ra: “Xây dựng, hoạt động của làng, xã chiếnđấu, trong đó nòng cốt là xây dựng và hoạt động của dân quân du kích đã tạonên tiền đề cho sự phát triển của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân địaphương, là bài học kinh nghiệm thực tiễn quý giá” [53, tr 55]

Các tác giả đã luận giải và đúc kết những bài học kinh nghiệm trong lãnhđạo làng, xã chiến đấu, trong đó chỉ ra rằng: “Đảng ủy, chi bộ không chỉ đơnthuần lãnh đạo phục vụ chiến đấu mà còn trực tiếp lãnh đạo nhân dân, dân quân

du kích đánh giặc giữ làng, cấp ủy, đảng viên không chỉ ở cương vị lãnh đạo màcòn tham gia dân quân du kích trực tiếp cầm súng giết giặc” [53, tr 127]

Các tác giả còn chỉ rõ những điểm sáng về chi bộ làm hạt nhân lãnhđạo, đảng viên gương mẫu đi đầu thì hoạt động của lực lượng DQDK vàchiến tranh nhân dân địa phương mới phát triển được, tiêu biểu như: “Cácchi bộ ở huyện Củ Chi, Bác Ái đã hết sức quan tâm đến quyền lợi của nhândân, dựa vào dân, tin dân, chăm lo củng cố xây dựng dân quân du kích,đảng viên bám quần chúng, đi đầu gương mẫu ở những nơi khó khăn nhất,

từ đó luôn giữ vững và phát triển được làng, xã chiến đấu trong suốt cuộckháng chiến” [53, tr 128]

Bộ Tổng Tham mưu, Cục Dân quân tự vệ (2012), Lịch sử 65 năm ngành Dân quân tự vệ Việt Nam [54] Nội dung cuốn sách chỉ rõ, trong thời gian từ năm 1955 đến

tháng 6-1965, kết quả đạt được trong chỉ đạo hoạt động của lực lượng DQDK, tiêu

biểu như: Thứ nhất, “cơ quan dân quân các cấp được tái lập từ Miền đến khu, tỉnh, huyện, xã” [54, tr 469] Thứ hai, “ra sức xây dựng lực lượng dân quân du kích vững

Trang 14

mạnh về mọi mặt, xây dựng làng xã chiến đấu [52, tr 482] Thứ ba, “đẩy mạnh phong

trào chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân địa phương, kết hợp chặt chẽ ba mũigiáp công trong đấu tranh, đánh địch” [54, tr 493]

Trong giai đoạn 1965 - 1968, các tác giả đã chỉ rõ những kết quả đạt

được trong chỉ đạo hoạt động của lực lượng DQDK, tiêu biểu như: Một là,

“đẩy mạnh xây dựng lực lượng dân quân du kích, thúc đẩy phong trào chiếntranh du kích, chiến tranh nhân dân địa phương phát triển lên một bước mới”

[54, tr 509] Hai là, “vận dụng linh hoạt phương châm đấu tranh “hai chân,

ba mũi, ba vùng”, thực hiện trụ bám, tiến công địch liên tục” [54, tr 516] Ba

là, “chỉ đạo lực lượng dân quân du kích và toàn dân thực hiện nhiều phương

thức tiến công và nổi dậy” [54, tr 525]

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, Tập IX, Tính chất, đặc điểm, tầm vóc

và bài học lịch sử [40] Trong cuốn sách các tác giả đã khẳng định: Cuộc

đụng đầu lịch sử giữa đế quốc Mỹ và nhân dân Việt Nam là cuộc đọ sức giữamột bên lấy vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại để đạt mục đích xâmlược và một bên là dựa vào quần chúng cách mạng có giác ngộ chính trị cao,được tổ chức chặt chẽ, biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,

sử dụng sáng tạo vũ khí thô sơ, tự tạo với vũ khí hiện đại, đánh đổ từng bộphận, giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, mà phầnthắng cuối cùng thuộc về nhân dân Việt Nam [40, tr 561 - 562]

Vào tham chiến ở Việt Nam, quân Mỹ và đồng minh của Mỹ phải chiếnđấu với cả một dân tộc với ý chí thống nhất, được tổ chức và vũ trang phùhợp với khả năng thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, dám đánh, biết đánh vàbiết thắng theo đường lối chiến tranh nhân dân phát triển đến đỉnh cao, chứkhông phải chỉ đơn thuần tác chiến với quân đội thường trực “Chính thế trậnchiến tranh nhân dân và cách đánh kết hợp du kích với chính quy của quân vàdân Việt Nam đã làm đảo lộn cả học thuyết và các quan điểm quân sự củaMỹ” [40, tr 565]

Nguyễn Chí Thanh (2014), Tổng tập, Phần 3 [136] Cuốn sách là tập

hợp các bài viết của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong quá trình thực tiễnchỉ đạo cách mạng trên nhiều lĩnh vực công tác Trong đó có một số bài viếtthể hiện quan điểm về xây dựng lực lượng DQDK, điển hình như: Trong bài:

“Quán triệt đường lối phương châm của Đảng trong việc xây dựng dân quân

Trang 15

tự vệ”, tác giả chỉ ra rằng: “Chiến tranh sau này dù trình độ chính quy hiện đạinhưng bản chất vẫn không có gì thay đổi… Quân đội chủ lực có vai trò quantrọng, nhưng dân quân du kích cũng giữ vai trò quan trọng như trước đâykhông kém chút nào” [136, tr 685] Khi bàn đến vấn đề trong chỉ đạo xâydựng lực lượng dân quân, tác giả khẳng định: xây dựng dân quân phải lấychính trị làm cơ sở “Một dân quân có súng tốt, kỹ thuật bắn súng giỏi nhưngnếu khi thấy giặc lại hoang mang, dao động thì có kỹ thuật giỏi, có súng tốtcũng không dùng được” [136, tr 688] Trong bài: “Làm tốt công tác dânquân”, tác giả chỉ rõ: “Phải có sẵn cả hai quả đấm: quả đấm chính quy và quảđấm du kích Rất rõ ràng là không ai đánh địch lại chỉ dùng có một tay, phảidùng cả hai tay mới tốt và mới thỏa” [136, tr 692].

Trịnh Thị Hồng Hạnh (2014), Vành đai diệt Mỹ ở chiến trường miền Nam (1965 - 1973) [82] Trong cuốn sách tác giả đã góp phần tái hiện sự ra đời và hoạt

động của các “Vành đai diệt Mỹ” trên chiến trường miền Nam trong những năm

1965 - 1973 Trong đó, khi bàn về vai trò của LLVT đối với quá trình hoạt động vàphát triển của các “Vành đai diệt Mỹ”, tác giả đã chỉ ra rằng: việc xây dựng LLVTtại chỗ vững mạnh và rộng rãi là vấn đề hết sức quan trọng, đảm bảo cho CTNDtrên “Vành đai diệt Mỹ” phát triển: “Lực lượng du kích, các lực lượng chuyêntrách như pháo cối mang vác, các tổ săn máy bay, xe tăng, xe bọc thép…là lựclượng nòng cốt thúc đẩy phong trào chiến tranh nhân dân trên vành đai” [82, tr.323] Đây là cơ sở để thực hiện phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi”: tiếnhành đấu tranh quân sự, chính trị bằng hai lực lượng, lực lượng chính trị vàLLVT, kết hợp chặt chẽ tiến công đối phương cả quân sự, chính trị và binh vận

Tác giả còn luận giải về hoạt động đấu tranh vũ trang trên các “Vành đaidiệt Mỹ” bao gồm: “các mặt hoạt động đánh địch của các lực lượng du kích vàquần chúng có vũ trang, hoạt động của các lực lượng chuyên trách, hoạt độngtăng cường hoặc phối hợp của chủ lực” [82, tr 325] Những hoạt động đấu tranh

vũ trang trên đây luôn kết hợp chặt chẽ với nhau, thể hiện sự kết hợp ba thứ quântrong CTND trên “Vành đai diệt Mỹ”

Ngô Anh Tuấn (2015), “Dân quân, tự vệ Việt Nam trong thời kỳ khángchiến chống Mỹ, cứu nước - Một số đặc điểm nổi bật về phương thức tổ chức,biên chế, trang bị” [203] Trong bài viết, tác giả đã chỉ rõ về tổ chức lực lượngDQDK bao gồm: Lực lượng tập trung, bán tập trung, lực lượng cơ động tại

Trang 16

chỗ và lực lượng phục vụ chiến đấu Về quy mô tổ chức: “Xã có một đến haitrung đội, ấp có tiểu đội, nhiều xã có hai trung đội đến một đại đội, ấp có hai tiểuđội đến trung đội” [203, tr 368] Về chất lượng chính trị: “Tiểu đội dân quân dukích có đảng viên, trung đội có tổ đảng, chi bộ, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảngđối với dân quân du kích ngày càng chặt chẽ hơn” [203, tr 369] Về trang bị:

“Lấy vũ khí trang bị của địch đánh địch, tận dụng vật liệu, bom, pháo của địch đểnghiên cứu sản xuất trang bị cho lực lượng dân quân du kích” [203, tr 369]

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2019), Lịch sử chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tập I (1954 - 1965) [42] Trong cuốn sách, các tác giả đã

trình bày khá toàn diện về lực lượng DQDK và CTDK trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước diễn ra trên chiến trường miền Nam những năm 1954 -

1965 Trong đó, đã phân tích, luận giải chỉ ra sự phát triển về hoạt động của lựclượng DQDK trong giai đoạn 1961 - 1965, bao gồm bốn nội dung cơ bản:

1) Hoạt động củng cố, phát triển lực lượng và xây dựng, mở rộngcăn cứ kháng chiến 2) Phối hợp với nhân dân địa phương tổ chứcđấu tranh phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp của địch 3) Hỗ trợcho đòn tiến công của lực lượng chủ lực trong các chiến dịch 4)Đấu tranh chống lại âm mưu, biện pháp “phản du kích” của quânđội và chính quyền Sài Gòn [42, tr 263]

Bên cạnh những công trình của các đồng chí cán bộ trực tiếp chỉ đạo hoạtđộng của lực lượng DQDK trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cùng các nhàkhoa học trong và ngoài Quân đội còn có các công trình nghiên cứu về lực lượngDQDK miền Nam bên phía quân đội VNCH:

Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòa (1961), Vấn đề chỉ đạo chiến lược trong chiến tranh Việt Nam [56] Trong cuốn sách, các tác giả

đã đánh giá về vai trò lãnh đạo của chi bộ đảng đối với lực lượng DQDK củacách mạng miền Nam là: “Chi bộ đảng và cơ sở quần chúng của Việt cộng ởnông thôn và thành thị, nhất là ở nông thôn là lực lượng chiến lược, có giá trịquyết định của cuộc chiến tranh lật đổ, vì chính nó đã sản sinh ra du kích vàlực lượng vũ trang Việt cộng” [56, tr 192]

Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòa (1962), Kỹ thuật đặc biệt chống du kích [57] Trong cuốn sách, các tác giả đã nêu ra cách thức, thủ

đoạn chống du kích của cách mạng miền Nam Về mục tiêu chiến tranh tâm lý:

Trang 17

“Gây hoang mang cho cán bộ nằm vùng bằng ly gián giữa du kích với du kích,giữa du kích với cấp chỉ huy, giữa du kích với dân chúng để tạo sự rạn nứt đến

đổ vỡ các cơ sở Việt cộng: “Lôi kéo du kích về với quốc gia” [57, tr 55] Về thủđoạn: “Làm tăng lòng tin tưởng của dân chúng vào các chính sách của chính phủ(chính quyền Sài Gòn); thực thi chính sách khoan hồng của chính phủ để đưa dukích về với chính phủ; Tiến hành phải linh động chớp nhoáng, phá tan mọi ảnhhưởng của du kích tạo ra bất kỳ lúc nào” [57, tr 66 - 67]

Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòa (1971), Du kích Cộng sản và phương thức tác chiến của họ [58] Trong cuốn sách, các tác giả đã chỉ ra

quy luật và phương thức hoạt động tác chiến của lực lượng DQDK cách mạng miềnNam: “Bám chặt vào ấp, xã, tổ chức thành thế liên hoàn ấp xã; không tách rời khỏidân chúng; thành thạo đánh du kích, tiêu hao đối phương, rút lui nhanh để bảo tồnlực lượng” [58, tr 28] Về hình thức và nguyên tắc hoạt động: “Phải có dân, dựavào dân, thấm nhuần các nguyên tắc du kích chiến, có tinh thần chiến đấu tích cực.Nếu thiếu một trong các điều kiện ấy thì trở nên khập khiễng và khó có thể chiếnđấu lâu dài” [58, tr 30] Về sự phát triển của phong trào CTDK: “Chiến tranh dukích ngày nay của họ (du kích Việt cộng) đã thay đổi rất nhiều, vì song song với sựtrang bị tối tân, họ còn có sự hiểu biết sâu rộng của người cầm súng” [58, tr 49]

1.1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động của lực lượng dân quân du kích ở một số khu và tỉnh trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định (1991), Bình Định lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 - 1975) [23] Trong cuốn sách, khi đánh giá về

giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), các tác giả

đã khẳng định: Tỉnh ủy Bình Định đã có nhiều chủ trương và sự chỉ đạo xâydựng phong trào CTDK phát triển khá đồng đều ở cả miền núi và đồng bằng

Có nhiều ấp chiến lược được nhân dân và DQDK cải tạo xây dựng thành làngchiến đấu, ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc đã xây dựng nhiều làngchiến đấu nổi tiếng, gắn liền với cả một trận địa liên hoàn chông, bẫy đượcgiăng thành nhiều tuyến khắp núi rừng: Địch đi càn là gặp cả một núi chông:Chông lá lúa, chông dài, chông ngắn, chông thụt, chông thò, chổng lê, chôngđòn, chông hom, chông bay bằng tre nứa, bằng sắt có ngạnh Chông bao giờcũng được bố trí kết hợp với mang cung, bẫy đá tự động liên hoàn “Nhiều

Trang 18

khi bị một viên đạn của du kích bắn, địch không sợ bằng nhìn thấy mũi mangcung xuyên từ bên này sang bên kia bụng đồng bọn của chúng” [23, tr 239].Hãng thông tấn UPI đã đưa tin: “Trong thời đại vũ khí hạt nhân, du kích ViệtNam vẫn dùng loại vũ khí cổ xưa, thô sơ nhất của loài người, nhưng với họloại vũ khí đó đã phát huy tác dụng rất lớn” [23, tr 239].

Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1999), Một số kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương ở Khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [59] Trong cuốn sách, các tác giả ghi lại các sự kiện Khu ủy Khu 5 (tháng

6 và tháng 7-1963) tổ chức hai cuộc họp quan trọng bàn về nhiệm vụ quân sự, đãchủ trương: “Ra sức phát triển du kích thôn xã, nơi nào có cơ sở chính trị, nơi đóphải xây dựng được du kích” [59, tr 31] Hội nghị cũng chỉ rõ: “Trong vùngđịch kiểm soát, phải có du kích mật, cố gắng mỗi xã có từ 4 đến 5 tiểu đội dukích, phấn đấu để có số lượng ngang với dân vệ và nghĩa quân của địch” [59, tr.32] Về vấn đề xây dựng tổ chức đã chỉ rõ “Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, cốtcán trong các đoàn thể ở thôn, xã phải tham gia du kích Chi bộ phải thực sự lãnhđạo mọi mặt chiến đấu ở thôn, xã” [59, tr 33]

Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng (2015), Tổng kết chiến tranh

du kích trên chiến trường Đà Nẵng (1954 1975) [22] Trong giai đoạn 1961

-1965, các tác giả đã làm rõ về sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng DQDK:

“Trên địa bàn huyện Hòa Vang, từ một tổ vũ trang nòng cốt gồm 3 đồng chínăm 1961, đến cuối năm 1964, lực lượng du kích đã phát triển đến 2.000người, gồm: 800 du kích xã, 1.100 du kích thôn, 100 du kích mật, mỗi xã cóBan Chỉ huy xã đội và có từ 1 đến 2 trung đội du kích tập trung” [22, tr 119].Các cấp ủy đảng luôn phát huy tinh thần tự lực, tự cường trong xây dựng,phát triển lực lượng DQDK để chiến đấu, dựa vào sự đùm bọc của nhân dân

để hoạt động, “đã tạo thành một thế trận thiên la địa võng của chiến tranh dukích giăng khắp thôn xóm chờ địch” [22, tr 140]

Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Tìm hiểu chiến tranh du kích ởGia Lai những năm 1954 - 1965” [89] Trong giai đoạn 1961 - 1965, tác giả

đã làm rõ một số chủ trương và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Gia Lai: “Củng cố và

mở rộng vùng giải phóng, xây dựng mọi mặt, phát triển dân quân du kích,chống địch tập trung dồn dân lập ấp chiến lược là nhiệm vụ trọng tâm” [89,

tr 33 - 34] LLVT tập trung tỉnh, huyện được Tỉnh ủy giao nhiệm vụ: “kèmcặp dân quân du kích làm nòng cốt cho phong trào du kích chiến tranh” [89,

Trang 19

tr 34] Thành quả trong tổ chức hoạt động của lực lượng DQDK những năm

1954 - 1965 đã đạt được: “Xây dựng lực lượng, cách đánh, xây dựng làng xãchiến đấu, sáng tạo trong sử dụng vũ khí thô sơ, tự tạo, lợi dụng địa hình sửdụng phương thức tiến công linh hoạt, hiệu quả” [89, tr 35]

1.1.2.3 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động của lực lượng dân quân du kích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn do Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1988), Chiến dịch tiến công Bình Giã Đông - Xuân 1964 - 1965 [31] Trong cuốn sách, các tác giả đã làm rõ

vai trò to lớn của lực lượng DQDK trong chiến dịch, tiêu biểu ngay trongđợt một của chiến dịch: “Ngày 07-02-1964, du kích xã Long Hội Mỹ phốihợp cùng bộ đội địa phương huyện Long Đất diệt đồn Bờ Đập, du kích xãPhước Hải (Long Đất) đánh chiếm đồn Lớn, tạo điều kiện cho du kích các

xã còn lại của huyện Long Đất hỗ trợ quần chúng nhân dân nổi dậy diệt ác

ôn, phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ ấp, xã” [31, tr 26] Các tác giảcũng chỉ ra nhiệm vụ của lực lượng DQDK: “Chủ yếu là hoạt động tácchiến căng kéo, tiêu hao địch, giữ thế liên tục của chiến dịch, tích cực hỗtrợ nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược, khiến cho địch ở địa phương rơivào tình trạng tê liệt, rối loạn” [31, tr 40]

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xity [34] Trong cuốn sách, các tác giả bàn đến vai

trò của lực lượng du kích trong chiến dịch: “Hơn 2.000 cán bộ, nhân viên cơquan Miền tổ chức thành các tiểu đội, trung đội du kích” [34, tr 102] Địchtiến tới đâu cũng bị đánh, phải để một lực lượng tương đối lớn để bảo vệ căn

cứ và đường giao thông, vì thế số quân trực tiếp tiến công bị hạn chế “Lựclượng du kích đánh tốt, tạo điều kiện cho chủ lực ta rảnh tay, đứng ngoài vòngcàn quét của địch để tìm chỗ sơ hở của chúng mà đánh những trận tiêu diệttừng đơn vị quân Mỹ” [34, tr 103]

Nguyễn Quý (Chủ biên, 2010), Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975) [133] Trong cuốn sách, các tác giả đã phân tích,

luận giải góp phần tái hiện lại quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ

và TƯCMN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Trong đó, có sự kiện Hội nghị

tổng kết DQDK Nam Bộ lần thứ nhất (11-1962), đã khẳng định cuộc đấu tranh

chống phá đối phương lập ấp chiến lược diễn ra giằng co và hết sức quyết liệt và,

Trang 20

do vậy kinh nghiệm đấu tranh đặt ra là: “Địch càn quét, địch lập lại ấp chiếnlược, ta lại phá ấp chiến lược, địch lập lại, ta lại phá Trong cuộc đấu tranh giằng

co quyết liệt đó, mỗi ngày ta tiến thêm một bước…, địch suy yếu đi một bước,tiến tới ta mạnh hơn địch và giành thắng lợi hoàn toàn” [133, tr 194]

Các tác giả đã phân tích luận giải các vấn đề do Hội nghị CTDK toànMiền lần thứ ba đặt ra (10-1966), trong đó nhấn mạnh khả năng chiến đấu to lớncủa lực lượng DQDK:

Dân quân du kích đã cùng với nhân dân đánh bại những cuộc cànquét lớn, dài ngày của hàng chục ngàn quân Mỹ - ngụy…đã sángchế ra nhiều vũ khí thô sơ, lấy được vũ khí địch, chế tạo thành vũkhí đơn giản nhưng có uy lực lớn, hiệu quả… kết hợp chặt chẽ với

bộ đội địa phương và chủ lực hình thành một lực lượng ba thứ quânbảo đảm đánh thắng địch trong mọi tình huống [133, tr 305 - 306]

Võ Minh Lương (2015), “Lực lượng du kích tự vệ miền Đông Nam Bộ

trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968” 196] Trong bài viết, tác giả

đã góp phần tái hiện công tác chuẩn bị của lực lượng DQDK miền Đông Nam Bộtrước giờ Tổng công kích: “Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng địa phương, tưtưởng bám trụ chiến đấu tại chỗ “một tấc không đi, một ly không rời” đã hằn sâuvào ý thức của mỗi người” [96, tr 187] Tác giả đã chỉ ra rằng: trong cuộc Tổngtiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968: “Lực lượng dân quân du kích chỉ có thểphát triển và đứng vững trong chiến tranh ác liệt, lâu dài, khi được giác ngộ cáchmạng, được tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng” [96, tr 192]

Lê Minh Hiền (2015), “Dân quân du kích Tây Nam Bộ trong 30 năm

chiến tranh giải phóng (1945 - 1975)” [83] Trong bài viết, tác giả đã luận giảilàm rõ sự phát triển mạnh mẽ lực lượng ở huyện, xã, ấp trên địa bàn các tỉnhmiền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 - 1965: “Du kích chiến đấu ở đồng bằngsông Cửu Long từ 30.500 đồng chí năm 1961 tăng dần lên 61.689 vào năm1965” [83, tr 221] Nhiều cách đánh linh hoạt, mưu trí, dũng cảm đầy sángtạo được vận dụng như: “Làm hầm chiến đấu cặp đường lộ, rìa làng, bố tríchông mìn cạm bẫy, sử dụng cả ong vò vẽ, đào hầm chống xe bọc thép, cắm

cọc ngoài đồng chống trực thăng…đã tạo thành thế trận thiên la địa võng,

khiến địch phải hành động dè dặt” [83, tr 221]

Trong giai đoạn 1965 - 1968, tác giả đã chỉ rõ những điểm sáng trong hoạtđộng của lực lượng DQDK: “Dân quân du kích các tỉnh Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh

Trang 21

Long, Cà Mau, Cần Thơ đã sử dụng vũ khí tự tạo đánh chìm hàng trăm tàu chiếnđịch trên sông Tiền, sông Hậu, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Tam Giang, MăngThít, diệt hàng nghìn tên địch” [83, tr 223] Trên “Vành đai diệt Mỹ” ở Bình Đức:

“Từ tháng 01 đến tháng 7 năm 1967, dân quân du kích đã độc lập tác chiến vàphối hợp cùng bộ đội địa phương đánh hàng trăm trận, diệt hàng nghìn tên địch,phá hủy 54 xe quân sự, bắn rơi 21 máy bay” [83, tr 223]

Nguyễn Văn Lăng (2015), “Du kích, tự vệ Bến Tre trong phong tràoĐồng khởi 1960” [93] Trong bài viết, tác giả đã khẳng định: “Lực lượng dukích, các đội vũ trang và cơ sở mật đóng vai trò hết sức quan trọng cùng lựclượng quần chúng nổi dậy làm nên cuộc Đồng khởi năm 1960” [93, tr 318]

Từ thắng lợi của phong trào Đồng khởi, tác giả đã rút ra ba bài học kinhnghiệm trong chỉ đạo phong trào CTDK và tổ chức hoạt động của lực lượng

DQDK: Một là, “làm tốt công tác tổ chức, xây dựng phong trào du kích chiến

tranh và phát triển trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, tình thế của chiến tranh”

[93, tr 325] Hai là, “dựa vào thực tế tình hình địa phương, đề ra chủ trương, biện pháp đấu tranh thích hợp” [93, tr 326] Ba là, “tự lực, tự cường, sáng tạo

nhiều cách đánh du kích, kết hợp nhuần nhuyễn ba mũi giáp công “quân sự,chính trị, binh vận” [93, tr 327]

Lê Thế Tài (2018), Vai trò của lực lượng dân quân du kích ở địa bàn vùng ven Sài Gòn trong chiến tranh giải phóng (1945 - 1975) [134] Trong

luận án, tác giả đã tái hiện hoạt động của lực lượng DQDK ở địa bàn vùngven Sài Gòn, tiêu biểu trong giai đoạn 1961 - 1965 là thành tích: “Làm nòngcốt trong phong trào toàn dân đánh giặc, chiến đấu chống kế hoạch bình định

và quốc sách ấp chiến lược của địch” [134, tr 95] Trong giai đoạn 1965

-1968, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ: “Xây dựng lõm căn cứ và bàn đạp cho lựclượng chủ lực, biệt động, phối hợp chiến đấu chống quân đội Mỹ, quân độiSài Gòn trên địa bàn vùng ven Sài Gòn” [134, tr.105]

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi (2020), Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Củ Chi (1930 - 1975)

[3] Trong cuốn sách, tập thể các tác giả đã ghi lại những năm tháng chiến đấu

vô cùng anh dũng, vẻ vang của quân, dân huyện Củ Chi trong những năm

Trang 22

1961 - 1968 Thời kỳ chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Đảng bộ huyện

Củ Chi đã bám sát đường lối, chủ trương chiến lược đấu tranh cách mạng củatrên, đề ra phương thức tổ chức và hình thức đấu tranh cụ thể: “xây dựng lựclượng vũ trang địa phương, dân quân du kích, với thế trận lòng dân, làng xãchiến đấu, hệ thống địa đạo liên hoàn, ngày càng hoàn chỉnh, góp phần làmphá sản quốc sách “ấp chiến lược” của địch” [3, tr 195]

Để chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, huyện Củ Chi đã xâydựng “Vành đai diệt Mỹ” nhiều tầng, nhiều lớp, thực hiện phong trào thiđua diệt Mỹ liên tục “làm cho đội quân xâm lược tinh nhuệ nhất của địchphải kinh hoàng, góp phần làm thất bại hai cuộc phản công chiến lược mùakhô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, góp phần làm suy sụp ý chí xâm lược của

đế quốc Mỹ” [3, tr 195] Các tác giả còn chỉ ra rằng: Đảng bộ huyện CủChi là hình mẫu tiêu biểu về “Đảng bám dân”: Muốn làm chủ thì phải bámtrụ, bám trụ trên mặt đất không được thì phải đào chiến hào, làm địađạo “Khi tình hình thích hợp thì kịp thời xây dựng các lõm chính trị, lõm

du kích, thi đua đào địa đạo, giao thông hào, xây dựng ấp, xã chiến đấu,quyết biến Củ Chi thành một pháo đài bất khả xâm phạm ngay trước cửangõ Sài Gòn” [3, tr 198 - 199]

Nguyễn Trọng Thành (2023), Du kích đồng bằng sông Cứu Long trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 [137] Trong luận án

của mình, tác giả đi sâu phân tích, luận giải tái hiện quá trình củng cố, phát triển lựclượng du kích trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long, góp phần đánh bại chiếnlược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc

Mỹ, tạo thế và lực tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàntoàn miền Nam, thống nhất nước nhà Khi bàn về vai trò lãnh đạo của Đảng, tác giảkhẳng định: kết quả đạt được của phong trào CTDK trên địa bàn đồng bằng sôngCửu Long từ năm 1965 đến năm 1975, bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tốquan trọng mang tính quyết định là chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng: “Bởichính nhờ đường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Đảng bộcác tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã quán triệt, vận dụng lãnh đạo chiến tranh dukích ở địa phương mình sát với thực tiễn tình hình, thu được nhiều thắng lợi quantrọng qua từng giai đoạn cách mạng” [137, tr 132]

Trang 23

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn

đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

1.2.1.1 Về tư liệu

Các công trình nghiên cứu về lực lượng DQDK trong kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước rất phong phú và đa dạng với nhiều loại tài liệu khácnhau Các tài liệu đó bao gồm sách tham khảo, sách tổng kết lịch sử, kỷ yếuhội thảo khoa học, luận án tiến sĩ lịch sử của nhiều tập thể và tác giả khácnhau, bao gồm tác giả ngoài nước, trong nước, trong đó có cả các cuốn sách

do tác giả trong nước từ phía đối phương viết Điều đó phản ánh việc nghiêncứu hoạt động của lực lượng DQDK trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcđược rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu, khai thác dưới nhiều góc độ, vớiphạm vi không gian và thời gian khác nhau

Các công trình được khảo cứu đã cung cấp hệ thống tư liệu và những thôngtin khoa học khá sâu rộng liên quan đến hoạt động của lực lượng DQDK trênchiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, để thamkhảo, kế thừa, vận dụng góp phần làm sâu sắc thêm đề tài luận án

1.2.1.2 Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động của lực lượngDQDK trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tác giả trong nước

và nước ngoài nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như Lịch sửquân sự, Lịch sử Đảng, Chính trị học, Lịch sử Việt Nam Sử dụng nhiềuphương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp,

so sánh, thống kê Sự đa dạng về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứucủa các công trình liên quan là cơ sở quan trọng để quá trình thực hiện đề tàiluận án lựa chọn cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu phù hợp vớingành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2.1.3 Về nội dung

Một là, những công trình nghiên cứu về hoạt động của lực lượng DQDK đã

luận giải làm rõ vị trí, vai trò chiến lược của lực lượng DQDK trong CTND nóichung và trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng Các công trình nghiêncứu cho rằng DQDK là lực lượng chiến lược trong đấu tranh vũ trang cách mạng

Trang 24

của nhân dân Việt Nam Đây là lực lượng chủ yếu để tiến hành CTDK ở miền NamViệt Nam Kết quả nghiên cứu của những công trình này đã cung cấp cho đề tàiluận án một số vấn đề lý luận, nhằm làm rõ hơn về vai trò và hoạt động của lựclượng DQDK, làm cơ sở để xem xét, phân tích hoạt động của lực lượng này trongnhững năm 1961 - 1968 trên chiến trường B2.

Hai là, các công trình đã luận giải tính tất yếu phải tổ chức, xây dựng, phát

triển lực lượng DQDK trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Đây là một yêucầu vô cùng quan trọng trong CTND ở miền Nam Việt Nam Kế thừa nhữngkinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Pháp trước đó và chính từ cuộc đấutranh kiên cường, bất khuất ban đầu nhằm bảo vệ phong trào đấu tranh chínhtrị của nhân dân miền Nam chống lại những âm mưu, thủ đoạn phản cáchmạng của kẻ thù đã là cơ sở tất yếu hình thành lực lượng DQDK Lực lượngDQDK được tổ chức rộng rãi gồm nhiều thành phần, với quy mô tổ chức đếntất cả các ấp, xã chiến đấu Ở đâu có cơ sở đảng ở đó phải có DQDK Lựclượng DQDK trên chiến trường miền Nam có sự phát triển mạnh cả về sốlượng, chất lượng, trong đó xác định lấy nâng cao chất lượng chính trị, tưtưởng làm cơ sở Đây là những nội dung quan trọng, là “điểm tựa” giúp việctriển khai đề tài luận án khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương củaTƯCMN về tính tất yếu phải không ngừng củng cố, phát triển lực lượngDQDK trên chiến trường B2 cả về số lượng và chất lượng

Ba là, một số công trình đã khái quát quá trình tổ chức, xây dựng, củng

cố, phát triển lực lượng DQDK ở miền Nam, nhất là trên địa bàn do TƯCMNlãnh đạo, đã phối hợp với BĐĐP, BĐCL tiến hành chiến tranh chống đế quốc

Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn Qua đó góp phần làm nổi bật những nétđặc sắc về chiến thuật, cách đánh độc đáo, cùng kinh nghiệm tác chiến đầysáng tạo, tài tình muôn vẻ của CTDK, lực lượng DQDK đã chủ động tiến côngđối phương bằng mọi thứ vũ khí từ thô sơ đến hiện đại, bằng cả chính trị vàbinh vận, xây dựng ấp, xã chiến đấu, chống bình định dồn dân lập “ấp chiếnlược”, chống các cuộc càn quét của chúng, bao vây căn cứ của quân Mỹ, tiêuhao, tiêu diệt mọi đối tượng tác chiến, góp phần làm rối loạn, tê liệt bộ máychính quyền và quân đội Sài Gòn ở cơ sở Những kết quả đạt được trongnghiên cứu về quá trình tổ chức xây dựng, củng cố phát triển lực lượng DQDK

ở miền Nam là cơ sở để đề tài tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ chủ trương, sựchỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK

Trang 25

Bốn là, các công trình đã khái quát những kết quả hoạt động của lực

lượng DQDK dưới sự lãnh đạo của Đảng nói chung và TƯCMN nói riêngtrong những năm 1961 - 1968, qua đó khẳng định: sự lãnh đạo của Đảng từTrung ương cho đến các chi bộ cơ sở là điều kiện bảo đảm chắc chắn nhất,làm cho lực lượng DQDK lớn mạnh vượt bậc Trong đó, các cấp ủy, chi bộkhông chỉ đơn thuần lãnh đạo phục vụ chiến đấu mà còn trực tiếp lãnh đạonhân dân, DQDK đánh giặc, giữ làng Mỗi cấp ủy viên và đảng viên khôngchỉ ở cương vị lãnh đạo mà còn tham gia DQDK, trực tiếp cầm súng đánhgiặc Lực lượng DQDK chỉ có thể phát triển và đứng vững trong chiếntranh ác liệt, lâu dài khi được giác ngộ cách mạng, được tổ chức dưới sựlãnh đạo của Đảng Đây là một trong những cơ sở giúp đề tài khẳng địnhvai trò lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp, nhất là tổ chức đảng ở ấp, xã đốivới hoạt động của lực lượng DQDK

Năm là, một số công trình bước đầu đã nêu ra những giải pháp xây

dựng, củng cố, phát triển lực lượng DQDK vững mạnh, có sức chiến đấucao, theo hướng: Đẩy mạnh việc xây dựng, củng cố DQDK để phát triểnrộng rãi CTDK, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực đối phương, phối hợp chặtchẽ các chiến trường, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng Làm choDQDK trở thành lực lượng rộng rãi và vững chắc để xây dựng, phát triểncác LLVT tập trung và làm nòng cốt động viên nhân dân phục vụ tiềntuyến và sản xuất ở nông thôn Đồng thời, đã đúc kết một số kinh nghiệm

về xây dựng và hoạt động của lực lượng DQDK trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước Đây là những nội dung tham khảo quan trọng, giúpkhi triển khai luận án rút ra những kinh nghiệm về TƯCMN lãnh đạo hoạtđộng của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968, đồng thời gợi mởnhững định hướng tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo hoạtđộng của lực lượng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay

Sáu là, một số công trình của tác giả, tập thể tác giả nước ngoài, cùng các

công trình từ phía đối phương dù với những mục đích khác nhau đã đưa ra nhữngluận điểm đánh giá, nhận xét về sức mạnh cũng như cách thức hoạt động của lựclượng DQDK cách mạng miền Nam Việt Nam Bản chất đây là những lời thúnhận về sự thất bại của đế quốc Mỹ và quân đội Sài Gòn trước phong trào CTDK

Trang 26

và tài nghệ hoạt động của lực lượng DQDK dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam Một số công trình tiếp cận và nhìn nhận trên cơ sở lập trường, quanđiểm đối lập, nên còn phiến diện, có những nhận định chưa thật sự xác đáng Songnhững công trình này giúp khi nghiên cứu luận án có những đánh giá khách quan,toàn diện, chính xác hơn về TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDKtrong những năm 1961 - 1968

Có thể thấy, dù có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động của lựclượng DQDK trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhưngmỗi công trình đều có đối tượng, phương pháp tiếp cận, mục tiêu, nhiệm vụ,nội dung nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay dưới góc độ khoahọc Lịch sử Đảng, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu có tính hệthống, toàn diện vấn đề TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Một là, những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968

Trong vấn đề nghiên cứu này, luận án lựa chọn, đưa ra luận giải làm rõbiểu hiện tác động của các yếu tố tới sự lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động củalực lượng DQDK giai đoạn 1961 - 1965 gồm: tình hình thế giới, khu vực vàtrong nước; điều kiện tự nhiên, xã hội trên địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung

Bộ và thực trạng hoạt động của lực lượng DQDK trên chiến trường B2 trướctháng 10-1961; chủ trương của Đảng về hoạt động của lực lượng DQDK ở miềnNam Tiếp đó là những yếu tố mới gồm: Những chuyển biến của tình hình thếgiới, khu vực và trong nước; chủ trương của Đảng về hoạt động của lực lượngDQDK ở miền Nam tác động đến sự lãnh đạo của TƯCMN về đẩy mạnh hoạtđộng của lực lượng DQDK trong giai đoạn 1965 - 1968

Trang 27

Hai là, chủ trương và sự chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968

Dựa trên những nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch, đề án củaTƯCMN và các cơ quan thuộc sự lãnh đạo của TƯCMN, luận án tập trung hệthống hóa, phân tích làm rõ chủ trương gồm: phương hướng, mục tiêu; nhiệm

vụ, giải pháp về hoạt động của lực lượng DQDK Đồng thời phục dựng quátrình chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK trên các lĩnhvực: hoạt động củng cố, phát triển lực lượng; hoạt động hỗ trợ nhân dân xâydựng ấp, xã chiến đấu; hoạt động phối hợp tác chiến với BĐĐP, BĐCL Quátrình nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lựclượng DQDK được thể hiện qua 2 giai đoạn 1961 - 1965 và 1965 - 1968.Nghiên cứu sinh khái quát những kết quả đạt được, so sánh giai đoạn 1965 -

1968 với giai đoạn 1961 - 1965, qua đó làm nổi bật sự phát triển, tính sáng tạotrong chủ trương và sự chỉ đạo của TƯCMN về đẩy mạnh hoạt động của lựclượng DQDK giai đoạn 1965 - 1968

Ba là, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong lãnh đạo của TƯCMN

về hoạt động của lực lượng DQDK (1961 - 1968)

Luận án tập trung làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trongquá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đếnnăm 1968 trên các mặt: nhận thức, hoạch định chủ trương; tổ chức chỉ đạothực hiện và kết quả đạt được trong thực tiễn những năm 1961 - 1968

Bốn là, những kinh nghiệm từ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK (1961 - 1968)

Để đúc kết kinh nghiệm lịch sử, tác giả nắm chắc diễn tiến lịch sử quátrình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK trên địa bàn các tỉnhNam Bộ và cực Nam Trung Bộ Khi đúc rút kinh nghiệm, coi trọng tính kháiquát, tính hệ thống, toàn diện của các kinh nghiệm, nhưng đồng thời phản ánhđược nét đặc thù của TƯCMN về lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từnăm 1961 đến năm 1968 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Trang 28

Kết luận chương 1

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nghiên cứu về hoạtđộng của lực lượng DQDK luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều tácgiả, tập thể tác giả trong và ngoài nước Số lượng công trình phong phú,được tiếp cận ở nhiều góc độ và phạm vi không gian, thời gian khác nhau,các công trình nghiên cứu bước đầu đã khái lược và luận giải về hoạtđộng của lực lượng DQDK ở miền Nam Việt Nam và nhất là trên địa bànchiến trường B2 trong những năm 1961 - 1968

Các công trình nghiên cứu về hoạt động của lực lượng DQDK trên chiếntrường miền Nam bước đầu đã làm rõ yếu tố tác động, chủ trương và sự chỉ đạocủa TƯCMN, trong đó có công trình đi sâu làm rõ hoạt động của lực lượngDQDK của các địa phương như khu, tỉnh thuộc phạm vi lãnh đạo, chỉ đạo củaTƯCMN Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập, có tính

hệ thống về TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK trên địa bàn cáctỉnh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong những năm chống chiến lược “Chiếntranh đặc biệt” (1961 – 1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1961 - 1968)

Vận dụng phương pháp luận đối tượng nghiên cứu lịch sử, ngành Lịch

sử Đảng Cộng sản Việt Nam vào xem xét tổng quan các công trình nghiên

cứu liên quan đến đề tài, nghiên cứu sinh nhận thấy “Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968” đang là “khoảng trống” khoa học cần được nghiên cứu, luận giải

thấu đáo Thông qua tổng quan đã gợi mở giúp cho nghiên cứu sinh về hướngtiếp cận, luận giải, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo, cùng chủtrương và sự chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK, trên cơ

sở đó đưa ra đánh giá, nhận xét ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc kếtnhững kinh nghiệm từ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng

DQDK trong những năm 1961 - 1968

Trang 29

Chương 2 TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN DU KÍCH (1961 - 1965) 2.1 Những yếu tố tác động đến Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích

2.1.1 Tình hình thế giới, khu vực và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ

2.1.1.1 Tình hình thế giới, khu vực

Về tình hình thế giới, những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, hệ thống

XHCN trên thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới và đạt được thành tựu quantrọng trên nhiều lĩnh vực Liên Xô và các nước XHCN đã hoàn thành các kế hoạchxây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Nền kinh tế của các nước XHCN đã chiếm

vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới Chính trị tương đối ổn định, chính quyềnnhân dân không ngừng được củng cố Trên lĩnh vực khoa học, kỹ thuật giành đượcnhiều thành tựu quan trọng, nhất là về kỹ thuật quân sự đã không những nâng cao

uy tín của Liên Xô, của phe XHCN, mà còn tạo thêm thế mới trong sự nghiệp bảo

vệ hòa bình, buộc đế quốc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu

Cùng với sự lớn mạnh của phe XHCN, phong trào độc lập dân tộc vàphong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cácnước đế quốc, tư bản phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đang ở thế tiến công vềchiến lược, liên tiếp tiến công vào chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc

Mỹ nhằm thực hiện mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội

Cùng thời gian này, trong quan hệ giữa các nước XHCN và phong tràocộng sản quốc tế xuất hiện sự bất đồng về quan điểm trên một loạt vấn đềcủa thời đại Đặc biệt là mâu thuẫn giữa giữa hai nhà nước, hai Đảng Cộngsản: Liên Xô và Trung Quốc trở nên ngày càng gay gắt bằng những cuộctranh luận gay gắt và bất đồng giữa hai đảng Cộng sản xoay quanh các vấn

đề lý luận, đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế diễn ra từnhững năm cuối thập kỷ 50 và thập kỷ 60 của thế kỷ XX: “Mâu thuẫn Xô -Trung chẳng những không dịu đi mà còn gay gắt hơn và bộc lộ công khai…

đả kích nhau trên hệ thống thông tin đại chúng” [4, tr 52], những mâu thuẫntrên đã tạo điều kiện cho cho chủ nghĩa đế quốc lợi dụng, khoét sâu, hònglàm suy yếu phong trào cách mạng thế giới Tuy nhiên, sức mạnh của hệ

Trang 30

thống XHCN là một dòng thác cách mạng có sức ngăn chặn những âm mưuđen tối của chủ nghĩa đế quốc, làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng thếgiới và cách mạng Việt Nam

Tất cả những nhân tố thuận lợi và khó khăn trên đây đặt ra yêu cầu đốivới TƯCMN phải có nhận thức đúng, kịp thời đề ra các chủ trương đúng đắn

về xây dựng LLVT và đấu tranh vũ trang trong đó có hoạt động của lực lượngDQDK nhằm đối phó với những âm mưu thủ đoạn trong chiến lược “Chiếntranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ

Về tình hình khu vực, tháng 9-1954, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á

(SEATO) được thành lập gồm 8 quốc gia, nhưng chỉ có 2 quốc gia ở Đông Nam

Á là Thái Lan và Philippines; các thành viên còn lại của tổ chức bao gồm Anh,

Hoa Kỳ, New Zealand, Pakistan, Pháp, Úc Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Áđược thành lập theo chủ thuyết Truman, nhằm áp chế thế lực cộng sản chủ nghĩatại châu Á Do vậy, mục đích của việc thành lập khối quân sự SEATO theo sự

kỳ vọng của Mỹ là nhằm cản trở những người cộng sản thay đổi bản đồ chính trị

ở Đông Nam Á Tuy nhiên quá trình hoạt động của khối quân sự SEATO mặc

dù có diễn ra nhiều hoạt động luyện tập quân sự chung của các thành viên,nhưng chưa có bất kỳ hoạt động phối hợp tác chiến nào trên thực tế

Ở một diễn biến khác, phong trào đấu tranh vũ trang do Đảng Cộngsản lãnh đạo ở một số nước Đông Nam Á có chiều hướng lâm vào thoái trào.Điển hình như ở Malaysia, cuộc đấu tranh vũ trang bằng hình thức CTDKcủa Quân Giải phóng Dân tộc Malaysia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnMalaysia đã bị khối Thịnh vượng chung (bao gồm thực dân Anh cùng chínhquyền sở tại) đàn áp dã man, kết hợp với các thủ đoạn mị dân như việc lập ra

hệ thống “ấp tân thôn” đã tách được nhân dân ra khỏi lực lượng Quân Giảiphóng Dân tộc Malaysia, khiến lực lượng này bị cô lập, chia rẽ với nhân dân,phải chiến đấu đơn độc trong những cánh rừng rậm Do đó, trước sự đàn áptàn khốc của khối Thịnh vượng chung làm cho lực lượng Quân Giải phóngDân tộc Malaysia bị tổn thất lớn, dẫn đến làm giảm sút khả năng chiến đấu

về mọi mặt, buộc họ phải đi đến thỏa hiệp với Chính phủ Malaysia, thựcchất là mất mục tiêu chiến đấu

Tình hình trên là một trong những yếu tố ảnh hưởng bất lợi cho cáchmạng Việt Nam, mà trực tiếp là làm tăng thêm sự khó khăn cho cách mạng miềnNam Việt Nam Đặc biệt trong đó có những thủ đoạn trong chống phong trào

Trang 31

CTDK đã từng tiến hành ở Malaysia được đế quốc Mỹ tiếp tục áp dụng đểchống phá quyết liệt cách mạng miền Nam Việt Nam Đây là âm mưu thâm độc,đòi hỏi cách mạng miền Nam mà trực tiếp là TƯCMN phải hết sức cảnh giác, đềphòng, chủ động đề ra các chủ trương và giải pháp đối phó có hiệu quả.

Đối với Campuchia, đế quốc Mỹ ra sức tìm mọi biện pháp phá hoại

nền trung lập, tổ chức, nuôi dưỡng và vũ trang cho các thế lực phản độngngười Campuchia tiến hành các hoạt động phá rối, bạo loạn hòng âm mưucướp chính quyền, lật đổ Chính phủ trung lập Xihanuc Tuy nhiên, bước đầu

âm mưu này của Mỹ bị thất bại

Đối với Lào, đế quốc Mỹ ra sức chống phá cuộc đấu tranh yêu nướccủa nhân dân Lào chống lại bọn phản động Lào Tiến hành viện trợ chochính quyền phái hữu Lào nhằm chống lại các cuộc tiến công của liên quânLào - Việt Tuy nhiên, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ không thể ngănchặn cách mạng Lào phát triển

Sự thất bại trong âm mưu chống Campuchia và Lào của đế quốc Mỹ làyếu tố thuận lợi cho cách mạng Việt Nam Tình hình trên đặt ra cho cáchmạng Việt Nam phải không ngừng tăng cường tình đoàn kết giữa ba nướcĐông Dương chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược

Từ đặc điểm tình hình thế giới, khu vực đặt ra yêu cầu đối với TƯCMNcần quán triệt sâu sắc, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân

về sự lớn mạnh của ba dòng thác cách mạng, nhất là sự thắng lợi của phongtrào cách mạng giải phóng dân tộc, sự ủng hộ của phong trào cách mạng thếgiới đối với cách mạng Việt Nam, từ đó xây dựng niềm tin vào chiến thắngtrong cuộc kháng chiến, vận dụng vào xác định những chủ trương và sự chỉ đạo

về hoạt động của LLVT, trong đó có hoạt động của lực lượng DQDK

2.1.1.2 Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyển tay sai NgôĐình Diệm bị thất bại, đế quốc Mỹ lâm vào thế bị động buộc phải thay đổisang chiến lược ‘Chiến tranh đặc biệt” nhằm thiết lập quyền kiểm soát nhữngđịa bàn và vùng dân cư đã mất do cuộc đồng khởi của cách mạng miền Nam

Mục đích của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được đế quốc Mỹ tiến hành

ở miền Nam Việt Nam là chống lại CTDK, chống lại chiến tranh giải phóng củanhân dân miền Nam Việt Nam, Mỹ còn gọi là “Chiến tranh chống lật đổ” Hìnhthức là phối hợp đầy đủ các hành động quân sự, chính trị, kinh tế và tâm lý Công

cụ để tiến hành chiến tranh là quân đội và chính quyền Sài Gòn Lực lượng quân

Trang 32

sự chủ yếu là quân đội Sài Gòn với vũ khí, phương tiện chiến tranh, tài chính của

Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là một hình thứcđặc thù của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ, thực hiện ở miền Nam Việt Nam “dùngngười Việt đánh người Việt”, với vũ khí, đô la và cố vấn, chỉ huy Mỹ Dùng miềnNam Việt Nam làm nơi thí điểm cuộc chiến tranh để đàn áp, đe dọa các nước

không chấp nhận chính sách thực dân mới của Mỹ

Nội dung cơ bản của chiến lược ‘Chiến tranh đặc biệt” là càn quét và

dồn dân vào ấp chiến lược trên quy mô lớn, để đưa 10 triệu nông dân miềnNam việt Nam vào các trại tập trung, hòng thực hiện âm mưu tách lực lượngcách mạng ra khỏi nhân dân theo kiểu ‘tát nước bắt cá”

Biện pháp thực hiện: đế quốc Mỹ tập trung vào việc tăng cường xây

dựng quân đội Sài Gòn và bộ máy cảnh sát chính quyền VNCH, tăng cườngviện trợ, cố vấn và lực lượng yểm trợ Mỹ, cùng các loại vũ khí trang bị hiệnđại như trực thăng, cơ giới, thiết giáp, tổ chức hàng chục nghìn cuộc hànhquân càn quét và gom dân lập ấp chiến lược theo kế hoạch Xtalây - Taylohòng bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (từ giữa năm 1961 đến hếtnăm 1962), sau đó là kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara bình định miền Namtrong hai năm 1963 - 1964 Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô ĐìnhDiệm coi việc lập ấp chiến lược là ‘quốc sách” là “xương sống” của chiếnlược ‘Chiến tranh đặc biệt” Mục tiêu của chúng là lập 16.000 trên tổng số17.000 ấp trên toàn miền Nam Để thực hiện kế hoạch đó, đối phương đã tiếnhành nhiều thủ đoạn, biện pháp khốc liệt và đẫm máu Chúng mở hàng chụcnghìn cuộc hành quân càn quét dài ngày, dùng bom đạn đánh phá ác liệt, trà

đi xát lại từng khu vực, rải chất độc hóa học vào các vùng chúng không kiểmsoát được, phá ruộng vườn, làm khô trụi lá cây, tiêu diệt sự sống trên mặt đất,dùng cả máy bay trực thăng, thiết giáp, xe cơ giới để gom dân vào các ấpchiến lược Trong các cuộc càn đối phương áp dụng những chiến thuật mớicủa đế quốc Mỹ như “bủa lưới phóng lao”, “trên đe dưới búa”, “phượnghoàng vồ mồi” nhằm tiêu diệt bộ đội và DQDK Thường xuyên tổ chức lựclượng biệt kích của quân đội Sài Gòn đánh sâu vào các căn cứ kháng chiến,

đã gây không ít khó khăn, lúng túng trong việc bảo vệ hậu phương và căn cứtại chỗ, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy của cách mạng miền Nam

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã đặt cách mạng Việt Nam trước mộtthử thách nghiêm trọng, nhất là trước các âm mưu, thủ đoạn thâm độc của đếquốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn về chống phá LLVT cách mạng miền Nam,

Trang 33

trong đó có lực lượng DQDK Do đó đặt ra yêu cầu đối với TƯCMN cần triệt

để nghiên cứu nắm chắc những âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Chiếntranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, để đề ra chủ trương và sự chỉ đạo về hoạt độngcủa lực lượng DQDK trên chiến trường B2, đáp ứng yêu cầu mới vừa đấutranh, vừa giữ gìn, bảo tồn và phát triển lực lượng, đưa đấu tranh quân sự lênsong song với đấu tranh chính trị, góp phần từng bước đánh bại những âmmưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn

2.1.2 Tình hình trong nước và chiến trường B2 trong chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ

2.1.2.1 Tình hình trong nước

Ở miền Bắc: miền Bắc được giải phóng, đã mau chóng khôi phục

kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất Công cuộc cải tạo và phát triển kinh

tế, phát triển văn hoá đã đạt nhiều thành tích với một tốc độ nhanh Việctăng cường bộ máy nhà nước, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng đãđược tiến thêm một bước Trên cơ sở những thành tựu to lớn về cải tạo vàphát triển kinh tế, phát triển văn hoá đã giành được, căn cứ vào đường lốichung do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960) đãvạch ra, bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm mụctiêu phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH vàhoàn thành công cuộc cải tạo XHCN, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh,tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH

Tuy nhiên trước âm mưu xâm lược và gây chiến của đế quốc Mỹ vàchính quyền, quân đội Sài Gòn đã và đang đặt ra yêu cầu phải ra sức xâydựng và bảo vệ miền Bắc vững mạnh hơn nữa, không ngừng nâng cao cảnhgiác, sẵn sàng đập tan mọi hành động khiêu khích, xâm lược của kẻ địch Mặtkhác, xây dựng và phòng thủ miền Bắc vững vàng còn làm hậu phương, căn

cứ địa vững chắc cho cách mạng giải phóng miền Nam và càng có tác dụngquyết định đối với sự nghiệp hoà bình thống nhất nước nhà

Ở miền Nam: sau khi Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ 15(đợt 1, từ ngày 12 đến 22-1-1959; đợt 2, từ ngày 10 đến 15-7-1959) và ra Nghịquyết đã chỉ rõ: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ởmiền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân…con đường đó làlấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng làchủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc

Trang 34

và phong kiến dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân” [67, tr 82].Đây là một trong những nội dung cốt lõi của Nghị quyết Trung ương 15, gópphần làm chuyển biến căn bản của cách mạng miền Nam, làm cơ sở để pháttriển LLVT cách mạng Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp trên chiếntrường miền Nam, ngay từ nửa đầu năm 1959, dù chưa có Nghị quyết chínhthức, nhưng tinh thần cơ bản của Nghị quyết đã được các đồng chí lãnh đạo

Xứ ủy Nam Bộ, dự Hội nghị taị Hà Nội đã khẩn trương truyền đạt cho cáchmạng miền Nam ngay sau khi kết thúc đợt 1 Vì thế, thực tế diễn biến chothấy: ngọn lửa cách mạng âm ỉ suốt nhiều năm đã bùng lên thành cuộc khởinghĩa từng phần, mở đầu là Bác Ái (02-1959), tiếp đến là Trà Bồng (tháng 8-1959) và phát triển thành cao trào tại Bến Tre (01-1960) Tiếp sau đó, dưới ánhsáng của Nghị quyết Đại hội III (9-1960) đã chủ trương tăng cường sự lãnhđạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với cách mạng miền Nam.Điều 24, Điều lệ Đảng sửa đổi ghi rõ: “Ban Chấp hành Trung ương có thể cử

ra một số ủy viên Trung ương thành lập Trung ương cục phụ trách chỉ đạocông tác Đảng ở những Đảng bộ đặc biệt trọng yếu” [68, tr 797] Chấp hànhNghị quyết Đại hội III, ngày 23-01-1961, Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (khoá III) quyết định thành lập TƯCMN và qui định rõ về

tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TƯCMN [Phụ lục 1] Đây là sự

kiện hết sức quan trọng, bởi: “Thành lập Trung ương Cục miền Nam là thựchiện chủ trương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương về mọi mặttại chỗ, đáp ứng những đòi hỏi mới của cuộc chiến tranh” [205, tr 163] Đểđáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy thống nhất trên chiến trường miền Nam,

Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định điều chỉnh lại địa giới cáckhu và thành lập các Bộ Tư lệnh quân khu Ngày 15-2-1961, các LLVT miềnNam được thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam (bao gồm ba thứquân BĐCL, BĐĐP, DQDK) Toàn Nam Bộ được chia thành bốn quân khu:Quân khu miền Đông Nam Bộ (T1), miền Trung Nam Bộ (T2), miền TâyNam Bộ (T3) và Quân khu Sài Gòn - Gia Định (T4) Ngày 27-7-1961, Bộ Tưlệnh Quân khu 5 (T5), Quân khu 6 (T6) được thành lập Miền Trung (Liênkhu 5) chia thành hai khu: Khu 5 và Khu 6 (cực Nam Trung Bộ) Về mặt lãnhđạo và chỉ huy: Khu 5 trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khu 6chịu sự lãnh đạo trực tiếp của TƯCMN [37, tr 43 - 44] Đến tháng 10-1961,sau một thời gian chuẩn bị, TƯCMN tổ chức Hội nghị (mở rộng) lần thứ hhất(tháng 10-1961), kể từ thời gian này cơ quan lãnh đạo cuộc kháng chiến ở

Trang 35

miền Nam đổi tên gọi trước đây là Xứ ủy Nam Bộ thành TƯCMN chính thức

đi vào hoạt động, trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam trên chiến trườngNam Bộ và cực Nam Trung Bộ đấu tranh chống chính sách gom dân lập “ấpchiến lược” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn diễn ra dưới mọi hình thức Trong đónổi bật là về đấu tranh vũ trang, LLVT Quân giải phóng miền Nam đã mở các đòntiến công quân sự giành những thắng lợi bước đầu quan trọng (trận tiến công quận

lỵ Phước Thành - Đồng Nai, trận tập kích sân bay Tân Sơn Nhất (tháng 11-1962).Đặc biệt thắng lợi từ trận Ấp Bắc ngày 02-01-1963 của LLVT cách mạng miềnNam đã đánh dấu việc đánh bại chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” củaquân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ

Để đẩy mạnh các đòn tiến công quân sự và rèn luyện bộ đội Quân giảiphóng miền Nam, mùa khô 1964 -1965, mở 3 chiến dịch: Bình Giã (02-12-

1964 đến 03-01-1965) Ba Gia (28-5 đến 20-7-1965), Đồng Xoài (10-5 đến22-7-1965), tiêu diệt nhiều sinh lực đối phương, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậyphá tan kế hoạch lập ấp chiến lược của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn.Những thắng lợi to lớn từ phong trào đấu tranh của nhân dân và LLVT cáchmạng miền Nam đã làm thất bại, suy yếu nghiêm trọng chính quyền và quânđội Sài Gòn Tuy nhiên chính quyền và quân đội Sài Gòn còn nắm được bộmáy cai trị từ trung ương đến tỉnh, huyện và một phần xã, tiến hành chiếnlược “Chiến tranh đặc biệt” đánh phá ác liệt phong trào cách mạng của nhândân miền Nam, trong đó có những âm mưu thủ đoạn chống phong trào CTDK

và lực lượng DQDK miền Nam

Từ tình hình trong nước yêu cầu TƯCMN phải khai thác triệt để nhữngthắng lợi trên mặt trận đấu tranh chính trị và quân sự để xác định chủ trương,chỉ đạo về hoạt động của lực lượng DQDK, góp phần đánh thắng chiến lược

“Chiến tranh đặc biệt”

2.1.2.2 Tình hình chiến trường B2 và thực trạng hoạt động của lực lượng dân quân du kích trước tháng 10-1961

* Tình hình chiến trường B2

Trên chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ (gọi tắt là B2) Đây làđịa bàn nằm ở phần đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc, có vùng rừng núichạy dọc với dãy Trường Sơn, có thành phố thủ phủ của chế độ Sài Gòn, cóđồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu, có bờ biển dài với nhiều cửa sông và

Trang 36

đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia Như vậy, chiến trường B2

có ba vùng chiến lược hoàn chỉnh: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị

Vùng cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ được trải dải từ mộtphần tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng vào đến hết miền Đông Nam Bộ và cảSài Gòn - Chợ Lớn là một chiến trường cố thủ của địch Là nơi có đầu não

bộ máy can thiệp của Mỹ Ở đây là trung tâm lãnh đạo của Mỹ - Diệm, có

đủ sân bay, bến tàu, đường bộ, đường thủy, số lượng nhiều, là trung tâmliên lạc với các chiến trường khác và giữa miền Nam với nước ngoài Đếquốc Mỹ coi chiến trường này là một vùng chiến lược quan trọng nhấtkhông ngoài ý nghĩa trên

Về phía cách mạng miền Nam thì đây là chiến trường kết thúc cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước Cuộc đấu tranh diễn biến ở nơi đây vôcùng quyết liệt, là sự kết hợp của tổng khởi nghĩa của quần chúng nhân dân

và tổng công kích về mặt quân sự Ở chiến trường này, các LLVT Quân giảiphóng miền Nam và nhân dân có thể khai thác thế mạnh khi nhằm đánh vàođường giao thông, vào kinh tế, chống càn quét, tiêu diệt một phần sinh lực đốiphương và nhằm những trận đánh gây ảnh hưởng lớn về chính trị Tuy nhiên,điểm không thuận lợi trên chiến trường này cho cách mạng miền Nam là gặprất nhiều khó khăn về mặt tiếp tế cả về lương thực và vũ khí trang bị

Chiến trường Tây Nam Bộ (một bộ phận thuộc chiến trường B2) là mộtđịa bàn đông dân, nhiều của, vì vậy là chiến trường mà hai bên luôn đấu tranhquyết liệt về chính trị và kinh tế Đây là một chiến trường có nhiều hệ thốngsông ngòi, kênh rạch, ai làm chủ được sông, rạch người đó làm chủ đượcchiến trường Chính vì vậy đế quốc Mỹ đã trang bị cho quân đội VNCH rấtnhiều tàu thuyền để cơ động lực lượng

Yêu cầu của cách mạng miền Nam đặt ra đối với chiến trường này làphải giành được dân, huy động tối đa của cải, vật chất về cho cách mạng,muốn vậy hình thức quân sự chủ yếu là đánh giao thông để hạn chế hoạt độngquân sự của quân đội VNCH, đi đến cô lập chúng ra từng vùng, phá thế cơđộng của đối phương, mở rộng căn cứ cách mạng, kiểm soát phần lớn nôngthôn, lấy người, lấy của chi viện cho chiến trường miền Đông Nam Bộ, phongtỏa Sài Gòn - Chợ lớn, tiêu diệt được một phần sinh lực đối phương, tiến lênphối hợp với chiến trường miền Đông Nam Bộ, giải phóng trung tâm Sài Gòn

- Chợ Lớn Mặt khác, chiến trường này có điều kiện đường thủy để nhận viện

Trang 37

trợ từ miền Bắc vào, vì vậy có khả năng đẩy mạnh hoạt động để làm đòn bẩycho cả chiến trường Nam Bộ nói chung.

* Thực trạng hoạt động của lực lượng DQDK trước tháng 10-1961

Trong phong trào “Đồng khởi” năm 1960, riêng các đội du kích ở xã có100.000 người (Nam Bộ: 70.000 Liên khu 5: 30.000) [42, tr 132] Đây là lựclượng nòng cốt tích cực tham gia bảo vệ nhân dân nổi dậy, tiêu hao, tiêu diệtnhiều sinh lực địch, góp phần giành chính quyền về tay cách mạng Trước sựphát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng miền Nam, bước sang năm 1961,riêng lực lượng DQDK Nam Bộ còn được tăng lên 75.000 người, trong đó miềnTây Nam Bộ có lực lượng DQDK đông đảo nhất gồm 54.776 người, khá nhất làlực lượng DQDK tỉnh Cà Mau có 20.770 người [6; tr 1] Đây là sức mạnh mớicủa phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam

Không chỉ phát triển mạnh mẽ về số lượng, mà đến đầu năm 1961 lựclượng DQDK trên địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ còn được tổ chứcphát triển một cách rộng khắp: ở mỗi xã chiến đấu lực lượng DQDK đều tổchức được “từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội hoạt động cả thoát ly và không thoát

ly, trang bị chủ yếu bằng vũ khí cướp được của địch và bằng các loại vũ khíthô sơ, tự tạo, trong chiến đấu đã thành thạo sử dụng các loại hầm chông, cạmbẫy, lựu đạn gài đánh tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch” [6, tr 4] Ở các xã thuộcvùng địch kiểm soát đều tổ chức được lực lượng du kích mật

Hỗ trợ nhân dân địa phương xây dựng ấp, xã chiến đấu.

Từ năm 1954 đến năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tổ chức

xây dựng các “Khu trù mật”, “Khu dinh điền” nhằm bình định, khống chế,khủng bố, đàn áp nhân dân trong các trại tập trung, cô lập phong trào cáchmạng miền Nam ngay ở địa bàn cơ sở Không cam chịu sự đàn áp, khủng bố

Trang 38

của địch, ở nhiều địa phương nhân dân đã vùng lên đấu tranh diệt ác, phákìm, giải tán chính quyền cơ sở của đối phương Trong cuộc đấu tranh cam

go này, lực lượng DQDK đóng vai trò nòng cốt trong đấu tranh vũ trang diệtđịch và hỗ trợ bảo vệ nhân dân trong đấu tranh chính trị Từ đây, nhiều ấp,

xã chiến đấu trên các địa phương miền Nam đã ra đời, góp phần ngăn chặn

sự khủng bố dã man, tàn bạo của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của lực lượng DQDK, tính đến cuối năm

1960, phong trào “Đồng khởi” của quân và dân miền Nam đã làm tan rã mộtphần quan trọng cơ cấu chính quyền cơ sở của địch ở nông thôn Trong2.627 xã toàn miền Nam, nhân dân đã lập chính quyền tự quản ở 1.363 xã(Nam Bộ: có 984 xã, Liên khu 5: 379 xã), đồng thời làm tê liệt chính quyền

Mỹ - Diệm ở hầu hết các xã khác [42, tr 132] Theo thống kê của Ban Quân

sự miền Nam, đến năm 1961, việc tổ chức và xây dựng ấp, xã chiến đấu khánhất thuộc về địa bàn miền Tây Nam Bộ, toàn vùng có tổng số 498 xã, trong

đó có 425 xã đã vũ trang (200 xã vũ trang mạnh), đạt tỷ lệ trên 85% xã chiếnđấu, trong đó khá nhất là trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 31/31 xã đã vũ trang(25 xã vũ trang mạnh), Cần Thơ có 57/59 xã đã vũ trang [6, tr 2]

Phối hợp tác chiến với BĐĐP, BĐCL

Trong những năm 1954 - 1959, chứng kiến những hành động khủng bố,tàn sát ngày càng điên cuồng của Mỹ - Diệm, cho thấy việc sử dụng đấu tranh

vũ trang tự vệ hỗ trợ cho đấu tranh chính trị trở thành nhu cầu bức thiết, lànguyện vọng của quần chúng nhân dân Từ đây, ở các địa phương miền Nam

đã bí mật thành lập các đơn vị vũ trang quy mô cấp trung đội, đại đội, tiểuđoàn, quá trình chiến đấu luôn phối hợp chặt chẽ với lực lượng DQDK sẵn có

ở các ấp, xã chiến đấu, vận dụng triệt để hình thức tác chiến du kích để pháttriển rộng khắp, liên tiếp tiến công đồn bốt, trụ sở tề, diệt ác, phá kìm chốngbắt lính Những hoạt động vũ trang này bước đầu góp phần hỗ quần chúng nổidậy chống phá chính quyền cơ sở của địch, chống càn quét, khủng bố, giànhquyền làm chủ ấp, xã

Trong phong trào “Đồng khởi” từ cuối năm 1959 đến đầu năm 1960,lực lượng DQDK ở các ấp, xã chiến đấu đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng

bộ đội tập trung của Miền và các tỉnh, huyện đánh hàng trăm trận, tiêu hao, tiêudiệt nhiều sinh lực địch Tiêu biểu trong đó là trận đánh Tua Hai diễn ra đêm 25,rạng ngày 26-01-1961, “Ban Quân sự Miền đã điều động ba đại đội bộ binh, một

Trang 39

đại đội đặc công, phối hợp bộ đội địa phương tỉnh Tây Ninh và lực lượng dânquân du kích tại địa phương tiến công căn cứ Tua Hai, loại khỏi vòng chiến đấuhai tiểu đoàn địch, thu 1.500 súng các loại Chiến thắng này là phát pháo hiệu

mở màn cho phong trào Đồng khởi ở Nam Bộ” [42, tr.117] Đến đầu năm 1961,hoạt động của lực lượng DQDK diễn ra mạnh mẽ trong hầu hết các vùng cáchmạng miền Nam đã phá được thế kìm kẹp, lực lượng DQDK phối hợp vớiBĐĐP và BĐCL đã đánh được 4.400 trận, diệt 11.600 tên địch [182; tr 2]

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản, hoạt động của DQDK trên chiến

trường B2 trước tháng 10-1961 vẫn còn tồn tại những hạn chế: Một là, ở

vùng nông thôn đồng bằng còn bị địch kìm kẹp gắt gao, đội ngũ cán bộ lãnhđạo, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của lực lượng DQDK còn yếu và thiếu, yếu

nhất là cán bộ nòng cốt ở ấp, xã Hai là, lực lượng DQDK tuy có phát triển

nhưng ít về số lượng, thiếu về trang bị vũ khí, còn ít kinh nghiệm chiến đấu ,nhất là kinh nghiệm chống địch càn quét Điển hình như ở các tỉnh cực NamTrung Bộ “tuy lực lượng dân quân du kích phát triển khá nhưng thiếu sự chỉđạo của trên” [182, tr 4] Do vậy, chưa đủ sức hỗ trợ cho nhân dân giữ vữngquyền làm chủ ở tất cả các vùng mà cách mạng đã giải phóng được trong

phong trào “Đồng khởi” Ba là, việc phối hợp hiệp đồng tác chiến giữa lực

lượng DQDK với BĐĐP, BĐCL còn nhiều hạn chế: “Việc phối hợp giữa bathứ quân chưa chặt chẽ Lực lượng tập trung chưa phát huy được tác dụngdìu dắt cho lực lượng dân quân du kích Mặt khác, lực lượng dân quân dukích cũng chưa chuẩn bị được chiến trường cho lực lượng bộ đội tập trung

cơ động” [182, tr 3]

Từ tình hình trên đòi hỏi TƯCMN phải phát huy những thắng lợi, khắc phụcnhững hạn chế, khuyết điểm, kịp thời có chủ trương và sự chỉ đạo về hoạt động củalực lượng DQDK phù hợp với đặc điểm tình hình chiến trường B2 và thực tiễn hoạtđộng của lực lượng DQDK, góp phần đưa cách mạng miền Nam tiến lên

2.1.3 Chủ trương của Đảng về hoạt động của lực lượng dân quân du kích ở miền Nam

Trên đà thắng lợi của phong trào “Đồng khởi”, cách mạng miền Nam

đã chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn kết hợp đấu tranh chính trị, vớiđấu tranh vũ trang tiến công đối phương Để đưa cách mạng miền Nam tiếnlên một bước mới, Chỉ thị của Bộ Chính trị về phương hướng và nhiệm vụ

Trang 40

công tác trước mắt của cách mạng miền Nam (24-01-1961) xác định: “Đẩymạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lênsong song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt chính trị vàquân sự” [69, tr 158] Theo đó, phải mau chóng xây dựng lực lượng cáchmạng cả hai mặt, chính trị và quân sự Ngoài việc xây dựng lực lượngDQDK, cần ra sức xây dựng BĐĐP của huyện, bộ đội tập trung của tỉnh.Chỉ thị của Bộ Chính trị (01-1961) có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển củacách mạng miền Nam, đưa phong trào cách mạng miền Nam tiến lên trướcbước ngoặt mới, trong đó đối với LLVT cách mạng miền Nam nói chung vàlực lượng DQDK nói riêng cũng đặt ra những vấn đề mới về tổ chức hoạtđộng nhằm đáp ứng với yêu cầu trong tình hình cách mạng mới

Tháng 02-1962, Bộ Chính trị đã họp bàn ra Nghị quyết về công táccách mạng miền Nam, trong đó có đề ra một số chủ trương về hoạt động củalực lượng DQDK miền Nam, Nghị quyết đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giảipháp phát triển LLVT về mọi mặt, trong đó chú trọng phát triển lực lượngDQDK cho thật rộng rãi, gắn với trang bị vũ khí thích hợp, “nơi nào có cơ sở,

có phong trào quần chúng là phải có du kích” [70, tr 156]

Cuối năm 1962, từ thực tiễn thắng lợi của cách mạng miền Nam, BộChính trị đã họp ra Nghị quyết về tình hình, phương hướng và nhiệm vụ côngtác trước mắt của cách mạng miền Nam (06 đến 10-12-1962), Hội nghị đã xácđịnh mục tiêu “Phát triển du kích chiến tranh mạnh mẽ và rộng khắp… làmthất bại kế hoạch tấn công của địch năm 1963” [71, tr 822] Để thực hiệnmục tiêu này, Hội nghị yêu cầu phải phát triển mạnh lực DQDK cả về lựclượng và hoạt động, nhất là hoạt động hỗ trợ nhân dân địa phương xây dựng

ấp, xã chiến đấu và phối hợp tác chiến với BĐĐP, BĐCL, nhằm “Một mặtlàm tan rã lực lượng bảo an dân vệ và các tổ chức vũ trang địa phương đangkhống chế nhân lực và kìm kẹp nông thôn, đồng thời tranh thủ điều kiện cólợi đánh tiêu diệt các đơn vị chính quy và biệt kích đường bộ hoặc đườngkhông của địch để thúc đẩy sự tan rã tinh thần địch và bồi dưỡng lực lượngta” [71, tr 827] Nghị quyết Hội nghị coi việc thực hiện phối hợp hiệp đồngtác chiến này là: “Hình thức tiến tới các chiến dịch du kích sau này” [71, tr.827] Đây là những chủ trương rất mới so với các chỉ thị, nghị quyết trước đócủa Đảng, góp phần quan trọng đưa cách mạng miền Nam tiến lên

Ngày đăng: 06/04/2024, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w