Hữu duyên cho ae đồng họcLỜI NÓI ĐẦU Ngày nay ô tô đã trở thành phương tiện giao thông hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày. Ngành công nghiệp ô tô phát triển từ rất lâu trên thế giới.Tuy nhiên tại Việt Nam công nghiệp ôtô chủ yếu vẫn còn mang tính chất sản xuất nhỏ lẻ, lắp ráp và nhập khẩu xe đã qua sử dụng, để có thể phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, ngành công nghiệp ôtô cần có mục tiêu, định hướng, qui hoạch chiến lược cụ thể. Đối với ngành ôtô nói riêng và ngành cơ khí nói chung, khối lượng công việc thiết kế tính toán cho các chi tiết là rất lớn. Việc áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật sẽ giúp quá trình thiết kế rút ngắn thời gian, kết quả tối ưu, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế,… Trong đồ án này em được giao đề tài “Tính toán thiết kế hộp số cơ khí xe 1,5 tấn”. Trong quá trình tính toán để hoàn thành đồ án chuyên ngành này, bước đầu đã gặp không ít khó khăn bỡ ngỡ nhưng với sự nỗ lực của bản thân và giúp đỡ hết sức tận tình của thầy giáo, giờ đây sau một thời gian làm việc hết mình, nghiêm túc trong nghiên cứu và tìm hiểu em đã hoàn thành xong đồ án này.Do đây là lần đầu tiên em vận dụng lý thuyết đã học vào tính toán hộp số cơ khí cụ thể nên gặp không ít khó khăn và không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong sự xem xét, sự giúp đỡ chỉ bảo và đưa ra ý kiến của các thầy để em hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Qua đồ án này em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT cùng với các thầy giáo trong bộ môn Ô tô đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và đóng góp ý kiến quý báu giúp em hoàn thành đồ án này một cách tốt nhất đúng tiến độ.
Trang 11.1.3.1Theo trạng thái của trục hộp số trong quá trình làm việc
1.1.3.2Theo số trục của hộp số (không kể trục số lùi)
1.1.3.3Theo số tỷ số truyền chung của hộp số chính
1.1.3.4 Theo đặc điểm thay đổi tỷ số truyền
1.1.3.5 Theo phương pháp điều khiển chuyển số của hộp số
1.2 Đặc điểm cấu tạo của hộp số cơ khí có cấp
2.1.1.1 Ưu nhược điểm của các loại hộp số
2.1.1.2 Ưu nhược điểm của các loại hộp số cơ khí
2.1.2 Chọn phương án thiết kế
2.2 Tính toán thiết kế hệ thống hộp số 3 trục 5 số tiến
2.2.1 Tính toán thông số cơ bản
Trang 22.2.3 Tính toán các thông số cơ bản của bánh răng.
2.2.6.2.2 Đối với trục trung gian
2.2.6.2.2 Đối với trục sơ cấp
2.2.6.3 Tính chọn ổ lăn
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay ô tô đã trở thành phương tiện giao thông hết sức quan trọng trong đời sốnghàng ngày Ngành công nghiệp ô tô phát triển từ rất lâu trên thế giới.Tuy nhiên tại Việt Namcông nghiệp ôtô chủ yếu vẫn còn mang tính chất sản xuất nhỏ lẻ, lắp ráp và nhập khẩu xe đãqua sử dụng, để có thể phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, ngành công nghiệp ôtôcần có mục tiêu, định hướng, qui hoạch chiến lược cụ thể Đối với ngành ôtô nói riêng vàngành cơ khí nói chung, khối lượng công việc thiết kế tính toán cho các chi tiết là rất lớn.Việc áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật sẽ giúp quá trình thiết kế rút ngắn thờigian, kết quả tối ưu, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế,…
Trong đồ án này em được giao đề tài “Tính toán thiết kế hộp số cơ khí xe 1,5 tấn”.Trong quá trình tính toán để hoàn thành đồ án chuyên ngành này, bước đầu đã gặp không ítkhó khăn bỡ ngỡ nhưng với sự nỗ lực của bản thân và giúp đỡ hết sức tận tình của thầy giáo,giờ đây sau một thời gian làm việc hết mình, nghiêm túc trong nghiên cứu và tìm hiểu em đãhoàn thành xong đồ án này.Do đây là lần đầu tiên em vận dụng lý thuyết đã học vào tínhtoán hộp số cơ khí cụ thể nên gặp không ít khó khăn và không tránh khỏi những sai sót Vìvậy em rất mong sự xem xét, sự giúp đỡ chỉ bảo và đưa ra ý kiến của các thầy để em hoànthành đồ án một cách tốt nhất
Qua đồ án này em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬTcùng với các thầy giáo trong bộ môn Ô tô đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và đóng góp ý kiếnquý báu giúp em hoàn thành đồ án này một cách tốt nhất đúng tiến độ
Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Sinh viên thực hiện:
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ1.1 Công dụng, yêu cầu, phân loại của hộp số ô tô
1.1.1 Công dụng
- Thay đổi tỷ số truyền của hệ thống truyền lực để tạo được lực kéo tại các bánh xe chủ độngphù hợp với điều kiện chuyển động
- Tạo chuyển động lùi cho ô tô
- Có thể ngắt dòng truyền lực trong thời gian dài
Trên một số ô tô, chức năng thay đổi mômen truyền có thể được đảm nhận nhờ một số cụmkhác (hộp phân phối, cụm cầu xe) nhằm tăng khả năng biến đổi mô men đáp ứng mở rộngđiều kiện làm việc của ô tô
1.1.2 Yêu cầu
Cấu tạo của ô tô cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
- Có số tay số và dải tỷ số truyền thích hợp để đảm bảo được tính năng động lực học và tínhkinh tế nhiên liệu của xe
- Phải có hiệu suất truyền lực cao
- Việc chuyển số phải được thực hiện dễ dàng, tiện lợi (lực tác động và hành trình cần gạtkhông quá lớn), nhanh chóng và không gây tiếng ồn
- Có cơ cấu định vị chống nhảy số và cơ cấu chống gài đồng thời hai số
- Có vị trí trung gian để có thể ngắt động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong thời gian dài
- Có cơ cấu báo hiệu khi gài số lùi
- Kết cấu nhỏ, gọn, dễ điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa.- Có khả năng bố trí cụm tríchcông suất để dẫn động các thiết bị phụ khác
1.1.3 Phân loại
Tùy theo những yếu tố căn cứ để phân loại, hộp số được phân loại như sau:
1.1.3.1 Theo trạng thái của trục hộp số trong quá trình làm việc
- Hộp số có tất cả các trục cố định
- Hộp số có trục di động (hộp số hành tinh): Hộp số hành tinh và biến mô men là một cụm
có chung vỏ làm thành cụm hộp số tự động được lắp liền sau động cơ Cụm hộp số tự động
có hệ thống điều khiển điện từ thủy lực làm việc theo chương trình lập sẵn, thực hiện tựđộng đóng ngắt thay đổi các tỷ số truyền bên trong hộp số chính Cấu tạo của hộp số hành
Trang 5tinh dùng trên ô tô và các phương tiện giao thông khá phức tạp Hộp số hành tinh được tổhợp từ các cơ cấu hành tinh cơ bản hoặc từ các cơ cấu hành tinh tổ hợp
1.1.3.2 Theo số trục của hộp số (không kể trục số lùi)
Trên ô tô con thường sử dụng hộp số chính ba trục hoặc hai trục
-Hộp số ba trục có trục chủ động (trục sơ cấp) và trục bị động (trục thứ cấp) được thiết kếđồng trục Phần lớn các số truyền đều thông qua hai cặp bánh răng ăn khớp, nếu nối trực tiếptrục chủ động và trục bị động có thể tạo ra số truyền thẳng Cấu trúc này thường gặp trên ô
tô có cầu sau chủ động
-Hộp số hai trục : tất cả các số truyền truyền qua một cặp bánh răng ăn khớp Trong một sốtrường hợp số truyền cao nhất có thể truyền qua nhiều cặp bánh răng Cấu trúc này thườnggặp trên ô tô có động cơ đặt trước, cầu trước chủ động
1.1.3.3 Theo số tỷ số truyền chung của hộp số chính
Theo số lượng số tiến là 4,5…
1.1.3.4 Theo đặc điểm thay đổi tỷ số truyền
- Hộp số vô cấp được dùng để tạo thành HTTL vô cấp, trong đó hộp số có tỷ số truyền biếnđổi liên tục, trong khoảng tỷ số truyền (R) định sẵn, từ thấp đến cao và ngược lại Trên ô tô
bộ truyền vô cấp thường gặp: biến mô men thủy lực, bộ truyền đai đặt biệt, Nếu mô menđộng cơ làm việc ở giá trị nhất định, sự biến đổi mô men sau hộp số vô cấp là đường liêntục, do vậy các bộ truyền này còn được gọi là bộ truyền liên tục trong khoảng tỷ số truyền Rcho trước Ví dụ: trên biến mô men thủy lực, khoảng R có thể đạt tới 2,7, trên bộ truyền đaiđặc biệt có thể R = 4,5
- Hộp số có cấp, tạo thành HTTL có cấp, được dùng phổ biến trên ô tô Tỷ số truyền tronghộp số thay đổi với các giá trị cố định khác nhau, do vậy còn được gọi là bộ truyền giánđoạn Mức độ gián đoạn phụ thuộc vào số lượng tỷ số truyền bên trong hộp số
Ở đây bộ truyền vô cấp có dạng bao các điểm ngoài của hộp số có cấp, do vậy cho phépthay đổi mô men và tốc độ đều đặn hơn, tận dụng tốt công suất của động cơ.Trong HTTL cóthể tập hợp bởi các bộ truyển vô cấp với hộp số có cấp
1.1.3.5 Theo phương pháp điều khiển chuyển số của hộp số
Điều khiển bằng tay, điều khiển tự động, và điều khiển bán tự động Trong thời gian gầnđây đã xuất hiện các hộp số cho phép làm việc theo phương pháp điều khiển bằng tay vàđiều khiển tự động tùy chọn bằng các nút chọn trên bảng điều khiển (hộp số có hai li hợptrên một số ô tô con)
Trang 6Với tính chất đa dạng của hộp số, trong tài liệu sẽ trình bày với hai dạng hộp số thường gặptrên ô tô: hộp số đơn giản có cấp và hộp số tự động chuyển số.
1.2 Đặc điểm cấu tạo của hộp số cơ khí có cấp
Hộp số cơ khí trên ô tô tải hiện nay thường có 2 loại hộp số: hộp số 2 trục, và hộp số 3 trục
1.2.1 Hộp số ba trục
Hộp số 3 trục có các bộ phận chính sau đây: Bánh răng, trục sơ cấp, trục thứ cấp, trục số lùi
Cơ cấu điều khiển gồm có: cơ cấu định vị trục trượt, khóa hãm, bộ đồng tốc, tay số
Hộp số này có ưu điểm sau:
Khi cùng kích thước bên ngoài như nhau hộp số này cho tỉ số truyền lớn Đặc điểm rấtquan trọng là hiện nay động cơ cao tốc được dùng nhiều trên ô tô Như thế nghĩa là nếucần đảm bảo một tỉ số truyền như nhau thì loại hộp số này có kích thước bé, trọng lượngcũng bé hơn, do đó giảm được trọng lượng toàn bộ ôtô
Hình 1.1: Hộp số 3 trục
Trục sơ cấp và trục thứ cấp đặt đồng tâm cho nên tạo ra được tỉ số truyền thẳng nghĩa là gàicứng trục sơ cấp và trục thứ cấp lại với nhau Trong trường hợp này hiệu suất sẽ rất cao, coinhư bằng 1, bởi vì truyền động không qua một cặp bánh răng nào cả Đối với ô tô rất quantrọng bởi thời gian làm việc ở số truyền thẳng chiếm tỉ lệ 50%-80% Trên các đoạn đườngbằng phẳng có thể gài số truyền thẳng, do đó thời gian sử dụng các tay số trung gian sẽ ít đi,cho nên bánh răng và ổ bi ở các tay số này có kích thước
Trang 7
Hình 1.2: Đường truyền công suất
Bánh răng trong hộp số được lắp cố định trên trục bằng then bán nguyệt, then bằng (hoặcliền khối với trục), bánh răng lắp lồng không trên trục nhờ bạc lót
- Bánh răng: trong hộp số 3 trục thường sử dụng bánh răng di trượt để gài số, lên trong quátrình gài số quá trình va đập cũng thường dẫn đến mòn, vỡ răng
- Khi dùng phương pháp di trượt để gài số thì buộc phải dùng bánh răng thẳng để lắp trêncác then hoa, cho lên như vậy sẽ dẫn đến chất lượng của ăn khớp bánh răng không bằngbánh răng nghiêng Nếu muốn dùng bánh răng nghiêng thì các then hoa phải được chế tạotrên công nghệ xoắn rất phức tạp
Hình 1.3 Hộp số 3 trục 5 cấp
Trang 8Nguyên lý hoạt động:
-Vị trí tay số 1: Khi gạt cần 1 sang bên trái, lúc này, momen truyền từ trục sơ cấp qua cặpbánh răng luôn ăn khớp z¬a-za’, trục trung gian, cặp bánh răng số 1 rồi đi ra trục thứ cấp.-Vị trí tay số 2: Gạt cần 2 sang bên phải, momen truyền từ trục sơ cấp qua cặp bánh răngluôn ăn khớp, đến trục trung gian, và qua cặp bánh răng sô 2 rồi đến trục thứ cấp
-Vị trí tay số 3: Gạt cần 2 sang bên trái, momen từ trục sơ cấp truyền qua cặp bánh răng luôn
ăn khớp, đến trục trung gian, và qua cặp bánh răng số 3 rồi tới trục thứ cấp
-Vị trí tay số 4: Khi gạt cần 3 sang bên phải, momen được truyền từ trục sơ cấp, qua cặpbánh răng luôn ăn khớp, tới trục trung gian, rồi qua cặp bánh răng số 4 ra trục thứ cấp
-Vị trí tay số 5: Khi gạt cần 3 sang bên trái, lúc này, trục sơ cấp và thứ cấp được nối vớinhau, momen được truyền thẳng từ trục sơ cấp sang trục thứ cấp
-Vị trí tay số lùi: Gạt cần 1 sang bên phải, momen được truyền từ trục sơ cấp, qua cặp bánhrăng luôn ăn khớp, tới trục trung gian, qua 2 cặp bánh răng ZL1-ZL1’, ZL2-Z1’, rồi tới trụcthứ cấp
Số Vị trí gài Dòng truyền Giá trị
a
Z Z i
a
Z Z i
a
Z Z i
a L hL
Hay còn gọi là loại trục cố định không đồng tâm, loại hộp số này không có số truyền thẳng
Ở tất cả các số truyền chỉ có một cặp bánh răng ăn khớp Hộp số này có ưu điểm là:
Trang 9- Có hiệu suất cao, bởi vì ở tất cả các số truyền làm việc sự ăn khớp chỉ qua một cặp bánhrăng.
- Có thể tăng nhiều độ cứng vững và độ bền của các chi tiết, bởi vì trong hộp số này không
có cụm nào bị nào bị hạn chế bởi điều kiện kích thước
- Kết cấu đơn giản tiện lợi khi sử dụng Khuyết điểm của hộ số này là có kích thước lớn, vì
tỷ số truyền của hộp số chỉ do một cặp bánh răng ăn khớp nên trọng lượng sẽ lớn
Về mặt cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cơ cấu điều khiển tương tự hộp số 3 trục Nóchỉ khác hộp số 3 trục về sự bố trí các trục và số lượng các trục mà thôi Hộp số này thườngdùng cho xe du lịch với cầu trước chủ động
Hình 1.5: Hộp số 2 trục 5 cấp
1 Trục thứ cấp 7 Các bánh răng số lùi
2 Các bánh răng cấp số 4 8 Các bánh răng cấp số 1
3 Trục sơ cấp 9 Bán trục bên phải và trái
4 Các bánh răng cấp số 2 10 Phớt chặn dầu bộ vi sai
5 Các bánh răng cấp số 3 11 Vành răng bộ vi sai
6 Bánh răng 12 Bộ đồng tốc cấp số một- hai
13 Bộ đồng tốc cấp số ba- bốn
15 Bánh răng chủ động trục thứ cấp
Ngày nay, hộp số hai trục được dùng rất phổ biến trên ôtô du lịch( xe có tải trọng phân bố
lên hai cầu tương đương nhau) Do đảm bảo tính gọn nhẹ của hệ thống truyền lực, không sử
Trang 10dụng các đăng trong điều kiện không gian gầm xe chặt hẹp Kiểu hộp số này gồm hai cụm
bộ phận cùng lắp đặt chung trong một vỏ hộp: Cụm hộp số sang số bằng tay và bộ vi sai.Công suất động cơ được truyền đến trục sơ cấp rồi đến trục thứ cấp hộp số Bánh răng chủđộng của trục thứ cấp truyền mômen cho bộ vi sai làm quay các bán trục
Hình 1.6: Hoạt động ở tay số trung gian
Trang 11
Hình 1.7: Hoạt động ở tay số 1
Nguyên lý hoạt động
Chuyển sang số 1
* Tay số trung gian:
Ở tay số trung gian (Số 0) chuyển động từ trục khuỷu qua ly hợp sẽ làm cho trục sơ cấp hộp
số chuyển động làm bánh răng chủ động số 1và số 2 chuyển động theo.Do bánh răng bị độngquay trơn trên trục thứ cấp hộp số Vì thế không có mô men truyền cho truyền lực chính nên
xe sẽ đứng yên khi động cơ đang nổ máy
Trục sơ cấp kéo bánh răng chủ động số 1 và 2 chuyển động
Bánh răng bị động 1 và 2 quay trơn trên trục thứ cấp
Khi tay số được chuyển sang số 1 thì ống trượt trên trục thứ cấp được đẩy sang phải để liênkết với bánh răng bị động số 1.Chuyển động từ trục sơ cấp hộp số làm cho bánh răng chủđộng số 1 kéo bánh răng bị động số 1 Bánh răng bị động số 1 truyền chuyển động cho ốngtrượt làm cho trục thứ cấp của hộp số chuyển động
Trục sơ cấp kéo bánh răng chủ động số 1► Bánh răng bị động số 1 ► Ống trượt, trục thứcấp hộp số
Trang 12Hình 1.8: Hoạt động ở tay số 3
Khi nguời lái xe chuyển sang tay số thứ 3, thì ống trượt giữa trên trục sơ cấp của hộp sốđược đẩy sang bên phải để kết nối với bánh răng chủ động số 3
Chuyển động từ trục sơ cấp hộp số truyền đến ống trượt Ống trượt kéo bánh răng chủ động
số 3 làm bánh răng bị động số 3 quay theo Do bánh răng bị động số 3 được kết nối cứngtrên trục thứ cấp hộp số nên trục thứ cấp sẽ truyền chuyển động đến truyền lực chính, vi sai,các trục dẫn động và làm cho các bánh xe chủ động quay
Mô men từ trục thứ cấp hộp số được truyền đến các bánh xe qua trung gian của truyền lựcchính và bộ vi sai.
Quan sát trên hình vẽ chúng ta thấy kích thước của bánh răng chủ động và bị động ở tay số 4
là như nhau Do vậy ở trường hợp này tốc độ chuyển động của trục thứ cấp bằng với trục sơcấp của hộp số hay còn gọi là tay số truyền thẳng
Trục sơ cấp kéo ống trượt giữa►Bánh răng chủ động số 4►Bánh răng bị động số 4 ► Trụcthứ cấp hộp số
sẽ kéo bánh răng chủ động quay Bánh răng chủ động số 5 sẽ truyền mô men đến bánh răng
bị động số 5 để làm cho trục thứ cấp của hộp số chuyển động
Chuyển sang số lùi
Khi tay số ở vị trí số lùi thì bánh răng trung gian được đẩy ăn khớp với bánh răng chủ động
và bị động của tay số này Do vậy, khi trục sơ cấp chuyển động, qua bánh răng trung gian sẽkéo bánh răng bị động làm trục thứ cấp quay cùng chiều quay với trục sơ cấp hộp số và xe sẽđổi chiều chuyển động
Trang 13Trục sơ cấp hộp số kéo bánh răng chủ động số lùi ►Bánh răng trung gian ►Bánh răng bịđộng số lùi ►Trục thứ cấp hộp số
Hình 1.9: Hoạt động ở vị trí tay số lùi
Bảng 1.10: Dòng truyền mô men của hộp số 2 trục 5 cấp:
1.3 Các bộ phận chính của hộp số
Hình 1.11: Cơ cấu gài số
Trang 14Cơ cấu điều khiển là bộ phận quan trọng của hộp số, nó bao gồm các bộ phận sau: Đòn điềukhiển, trục trượt, càng cua, cơ cấu định vị khoá hãm, cơ cấu định vị số lùi, ống gài số, bộđồng tốc Nó có nhiệm vụ dịch chuyển các bánh răng tương ứng với các ống gài số hoặc bộđồng tốc ở trong hộp số khi gài và nhả số Đòn điều khiển phải bố trí thuận lợi cho ngườiđiều khiển.
Hình 1.12: Kết cấu đòn điều khiển đặt trực tiếp trên hộp số ôtô
1.Lò xo 3 Chốt định vị 5 Đĩa 7 Gờ
2 Lò xo 4 Bao chắn bụi 6 Lò xo
Tuỳ theo sự bố trí đòn điều khiển có hai loại: Loại đặt trực tiếp trên nắp hộp số và loại đặtriêng rẽ đối với hộp số.Dạng đặt trực tiếp trên nắp hộp số: Đòn điều khiển lắp vào nắp hộp
số từ trên xuống, đòn được ép vào mặt tựa hình cầu bằng lò xo 1 trực tiếp tác dụng lên đòntừ trên xuống dưới (hình a), hoặc bằng lò xo 2 đặt ở phía dưới và ép vào đòn qua đĩa 5 (hìnhb), có khi đòn điều khiển lắp vào nắp hộp số từ dưới lên, lúc đó đòn được ép vào mặt tựahình cầu bằng lò xo 6, lò xo này tựa một đầu vào gờ lồi ra 7 ở vỏ hộp số và ép đòn từ dướilên, để giữ đòn điều khiển ở vị trí đúng, ở mặt tựa hình cầu có đặt chốt định vị 3 Bề mặt tựahình cầu của đòn điều khiển được che bụi bẩn và nước bằng bao 4
Trong khi tiến hành gài số để đảm bảo gài số được an toàn, người ta làm chốt định vị vàkhoá hãm Định vị dùng để gài các số cho đúng vị trí sao cho bánh răng ăn khớp được hếtchiều dài, tránh hiện tượng gài và nhả số ngẫu nhiên Khoá hãm có khuyết tương ứng với sốlượng cấp số tương ứng cần gài và thêm chỗ cho vị trí trung gian Khi gài số chốt hãm sẽ bịnén lại làm cho các thanh trượt còn lại không di chuyển tránh gài hai số một lúc Chốt định
vị có loại bi, cốc, thanh, loại khoá Khoá hãm có loại bi,thanh, tấm khía rãnh
Trang 15Trên hầu hết các hộp số ôtô (có cấp) hiện nay, người ta sử dụng bộ đồng tốc quán tính đểnối ghép trục với bánh răng quay trơn mỗi khi gài số nhằm tránh sự va chạm do các bánhrăng Bộ đồng tốc có nhiệm vụ làm đồng đều nhanh chóng tốc độ bánh răng quay trơn trêntrục so với tốc độ của trục rồi mới gài số, ngược lại khi chưa đồng tốc thì chưa thể thực hiệngài số.Trên xe tải ta chủ yếu sử dụng loại đồng tốc loại 1 ( loại chốt hãm) Tùy theo kết cấu
cụ thể mà bộ đồng tốc ô tô có nhiều kiểu khác nhau, tuy vậy chúng đều có chung 1 cấu tạochung sau:
Hình 1.13.: Kết cấu bộ đồng tốc chốt hãm kiểu A (bộ phận nối kiểu liền)
- Vành ma sát (3) của đồng tốc: có nhiệm vụ tạo ra mô men ma sát giữa vành ma sát (3) với
bề mặt ma sát trên bánh răng gài số (4) nhằm làm đồng đều tốc độ giữa chúng trước khi gàisố
- Bộ phận định vị: gồm định vị 5 và chốt 6 có nhiệm vụ giữ cho các vành ma sát ở đúng vịtrí trung gian khi bộ đồng tốc không thực hiện việc gài số đồng thời cho phép đưa vành ma
Trang 16sát 3 vào tiếp xúc với vành ma sát trên bánh răng khi gài số.Bộ đồng tốc loại Ia với kiểu bộphận nối liền khối như ống gài được sử dụng khá phổ biến ở các xe tải và xe khách cỡ trungbình và lớn nhờ kết cấu vững chắc và tin cậy.
Các nhà máy MAZ và KRAZ ( của Liên Xô cũ) sử dụng loại đồng tốc loại Ib với bộ phậnnối kiểu rời ( gồm các chi tiết 1A và 1B) cũng có nguyên tắc cấu tạo và làm việc tương tự.Chỉ khác là 2 vành ma sát 3 của đồng tốc được làm liền khối, do vậy bộ phận được nối táchrời được liên kết với nhau thông qua chốt hãm 2 Nhược điểm của loại này là phải chế tạohốc hãm H trên ống ma sát 3 trở nên khó khăn hơn
- Khi chưa đồng đều tốc độ giữa bánh răng gài số 4 và bộ đồng tốc, mô men ma sát hìnhthành trên vành ma sát 3 làm chốt hãm 2 tì vào bề mặt hãm với góc nghiêng β trên bộ phậnnối 1 tại đây xuất hiện phản lực mà thành phần lực chiều Q’ tác dụng ngược lên bộ phận nối
1 vào ăn khớp với khớp răng tương ứng trên bánh gài số 4
- Khi đã có sự đồng đều tốc độ (không có sự trượt tương đối giữa 2 bề mặt côn) mô men
ma sát sẽ không còn nữa lúc này lực Q do người lái tạo ra chỉ cần đủ thắng lực lò xo định vị
5 đẩy nhẹ chốt hãm 2 thoát khỏi bề mặt hãm và tiếp tục đưa vành răng của bộ phận nối đivào ăn khớp với vành răng trên bánh răng gài số 4 Việc gài số được thực hiện
- Khi chưa đồng đều tốc độ giữa bánh răng gài số 4 và bộ đồng tốc, mô men ma sát hìnhthành trên vành ma sát 3 làm chốt hãm 2 tì vào bề mặt hãm với góc nghiêng β trên bộ phậnnối 1 tại đây xuất hiện phản lực mà thành phần lực chiều Q’ tác dụng ngược lên bộ phận nối
1 vào ăn khớp với khớp răng tương ứng trên bánh gài số 4
- Khi chưa đồng đều tốc độ giữa bánh răng gài số 4 và bộ đồng tốc, mô men ma sát hìnhthành trên vành ma sát 3 làm chốt hãm 2 tì vào bề mặt hãm với góc nghiêng β trên bộ phậnnối 1 tại đây xuất hiện phản lực mà thành phần lực chiều Q’ tác dụng ngược lên bộ phận nối
1 vào ăn khớp với khớp răng tương ứng trên bánh gài số 4
Khi đã có sự đồng đều tốc độ (không có sự trượt tương đối giữa 2 bề mặt côn) mô men masát sẽ không còn nữa lúc này lực Q do người lái tạo ra chỉ cần đủ thắng lực lò xo định vị 5đẩy nhẹ chốt hãm 2 thoát khỏi bề mặt hãm và tiếp tục đưa vành răng của bộ phận nối đi vào
ăn khớp với vành răng trên bánh răng gài số 4 Việc gài số được thực hiện
Như vậy chỉ khi có sự đồng đều tốc độ giữa bánh răng gài số 4 với bộ phận nối 1 thì mới cóthể gài số được số, tránh sự va đập răng cũng như tải trọng động chung cho cả hệ thống.truyền lực chung trên ôtô
-Bộ phận hãm 2: có nhiệm vụ chống lại việc gài số khi bánh răng 4 chưa đồng tốc với trục
5 Bộ phận hãm có cấu tạo gồm vành răng hãm, gắn trên vành côn ma sát Các răng của
Trang 17vành hãm 2 được vát nghiêng góc β cùng với răng trên bộ phận nối 1 nhằm chống lại việcgài số bánh răng 4 chưa đồng đều tốc độ với trục.
Cơ cấu đồng tốc loại có khóa và quá trình hoạt động
Hình 1.14: Bắt đầu đồng tốc
1 Ống trượt gài số 3 Vòng đồng tốc
2 Khóa chuyển số 4 Bánh răng số
Hình 1.15: Quá trình đồng tốc
Trang 18Kết thúc chuyển số: Sau khi then của ống trượt gài số ăn khớp với rãnh then của vòng đồngtốc, ống trượt tiếp tục dịch chuyển và ăn khớp với rãnh then của bánh răng số Khi đó, việcchuyển số sẽ kết thúc.
1.4 Hộp số tự động
Hộp số tự động (tiếng Anh là Automatic Transmission – viết tắt AT) là loại hộp số có thể tựđộng thay đổi tỉ số truyền động mà không cần bất kỳ sự can thiệp điều khiển nào từ ngườilái Có nhiều loại hộp số tự động như:
Hộp số tự động thuỷ lực (AT) – đây là loại hộp số phổ biến nhất, có thể thấy ở những xenhư: Toyota Innova, Toyota Camry…
Hộp số tự động vô cấp (CVT) – loại hộp số này ngày càng được ưa chuộng, sử dụng ởnhững xe như: Toyota Wigo, Honda CR-V…
Hộp số ly hợp kép (DCT) – loại hộp số này đang dần phổ biến, có thể thấy ở những xe như:Hyundai Kona, Hyundai Tucson…
Trong đó phổ biến nhất là hộp số tự động thuỷ lực Loại hộp số này sử dụng áp suất dầu đểđiều khiển các ly hợp bên trong
Trang 19Ưu điểm của hộp số tự động là “giải phóng” người lái ra khỏi chân côn và cần số Điều nàygiúp các thao tác lái xe trở nên đơn giản hơn Thấy rõ nhất là khi vận hành trong phố, nhữngkhu vực đông đúc Tuy nhiên so với hộp số sàn thì hộp số tự động ô tô có cấu tạo phức tạphơn khá nhiều
Hộp số tự động hoạt động dựa trên việc điều chỉnh các bánh răng hành tinh ăn khớp vớinhau nhằm tạo ra tỷ số truyền khác nhau ở đầu vào và đầu ra
-Cấu tạo của hộp số tự động ô tô gồm:
+các bộ bánh răng hành tinh
+Các bộ ly hợp thuỷ lực
+Biến mô thuỷ lực
+Bộ điều khiển điện tử
-Nguyên lí làm việc
Mỗi số sẽ có một bộ ly hợp và bộ bánh răng hành tinh tương ứng như số 1 sẽ có ly hợp số 1
và bộ bánh răng hành tinh số 1, số 2 có ly hợp số 2 và bộ bánh răng hành tinh số 2… Cáccặp ly hợp và bánh răng hành tinh tương ứng được bố trí dài theo trục hộp số Ngoài ly hợp
số còn có thêm cả ly hợp tiến
Trang 20Nguyên lý hoạt động hộp số tự động như sau: mô men xoắn từ trục khuỷu của động cơtruyền qua biến mô và từ biến mô truyền vào trục vào của hộp số Bộ điều khiển điện tửthông qua tín hiệu từ cảm biến sẽ tiến hành cho đóng mở đường dầu dẫn đến các ly hợp Để
mô men xoắn truyền đến trục ra của hộp số thì phải có 2 ly hợp đóng lại
Nếu xe di chuyển về phía trước: ly hợp tiến và ly hợp số (số 1 hoặc số 2…) tương ứng vớitốc độ xe sẽ được đóng
Nếu xe ở số N trung gian: chỉ có 1 ly hợp số 2 đóng lại Ly hợp tiến không được đóng lại.Đây chính là lý do mô men xoắn không thể truyền đến trục ra của hộp số
Nếu xe di chuyển lùi: ly hợp số 2 và ly hợp số 5 được đóng lại (với loại hộp số tự động có 5
số tiến và 1 số lùi)
Số 1: Quá trình vào số 1 được thực hiện bằng cách đóng ly hợp số tiền và ly hợp số 1 Lyhợp số tiến cho phép mô men xoắn truyền từ biến mô đến trục vào của hộp số Đây đượcxem là “cửa ngõ” đầu vào của hộp số Ly hợp số 1 được đóng, mô men xoắn truyền qua bộbánh răng hành tinh số 1 và 2… rồi chuyển đến trục ra của hộp số
Số 2: Quá trình sang số 2 cũng tương tự Ly hợp tiến đóng cho phép mô men xoắn truyền từtrục biến mô vào hộp số Ly hợp số 2 đóng giúp truyền động cho bộ bánh răng hành tinh số
2 và 3, rồi chuyển đến trục ra của hộp số
1.4.2 Hộp số tự động vô cấp
Hộp số vô cấp (tiếng Anh là Continuously Variable Transmission, viết tắt CVT) là một loạihộp số có thể thay đổi tỷ số truyền liên tục mà không phân theo từng cấp số Bởi hộp số nàytạo nên các tỷ số truyền bằng dây đai và 2 hệ pulley, không phải bằng các bánh răng như cácloại hộp số ô tô khác
Hộp số tự động vô cấp và có cấp đều là hộp số tự động, đều được điều khiển bằng hệ thốngthuỷ lực Tuy nhiên, hộp số vô cấp khác hộp số có cấp khi một loại không có các cấp số, mộtloại được phân chia nhiều cấp số như 1, 2, 3, 4…
Về lịch sử hộp số vô cấp, theo nhiều nguồn tin, hộp số CVT đã được danh hoạ Leonardo DaVinci phác hoạ lần đầu vào năm 1490 Năm 1886, hộp số con lăn đầu tiên được chứng nhậnbằng phát minh Năm 1939, hộp số tự động toàn phần hoạt động trên một hệ thống bánhrăng hành tinh được giới thiệu
Năm 1958, nhà sản xuất DAF (Hà Lan) đã chế tạo hộp số CVT và ứng dụng cho xe ô tô củamình Năm 1989, hãng xe Subaru cũng sử dụng hộp số CVT trên mẫu xe Subaru Justy GLbán tại Mỹ Năm 2004, hãng xe Ford phát triển hộp số CVT và ứng dụng trên các mẫu xe ô
tô mới của mình
Trang 21Hiện nay, hộp số vô cấp CVT được nhiều hãng xe ô tô sử dụng như: hãng Honda, hãngToyota, hãng Mitsubishi, hãng Nissan…
-Cấu tạo
Khác với hộp số tự động (AT) hay hộp số sàn ô tô (MT), hộp số vô cấp không hoạt động dựatrên các cặp bánh răng mà dựa vào hệ thống dây đai truyền cho phép thay đổi liên tục và vôcấp
Cấu tạo hộp số vô cấp CVT gồm có:
-Dây đai truyền độngbằng thép
-Bánhđai chủ động (pulley đầu vào) kết nối để nhận mô men từ động cơ
-Bánhđai bị động (pulley đầu ra) kết nối đầu ra hộp số
Cấu tạo hộp số vô cấp CVT
Banh đai trong hộp số vô cấp là một hệ pulley với đường kính có thể thay đổi Hệ pulley nàyđược cấu tạo từ 2 khối hình nón góc nghiêng 20 độ, có đỉnh nằm đối diện nhau Một nửapulley cố định, nửa còn lại có thể trượt trên trục Do đó 2 nửa pulley này có thể thay đổikhoảng cách tiến gần lại nhau hoặc tách xa nhau
Nguyên lí làm việc
-Số tiến
Hệ pulley được điều khiển bởi một bộ điều khiển thuỷ lực Bộ điều khiển này sẽ làm 2 nửapulley của hệ pulley chủ động hoặc hệ pulley bị động tiến lại gần hoặc tách xa nhau Trênmỗi pulley, khi 2 nửa pulley tiến lại gần, bán kính pulley đó sẽ tăng lên, dây đai được nâng
ra xa tâm Khi 2 nửa pulley tách ra, bán kính pulley đó giảm xuống, dây đai nằm lọt giữa 2nửa pulley và gần tâm hơn
Hình 1.18 Hộp số tự động vô cấp
Trang 22Khi bán kính 1 pulley tăng lên thì bán kính pulley còn lại sẽ giảm Điều này đảm bảo dây đailuôn bám chặt kết nối liên tục với 2 pulley Chính sự tăng giảm bán kính của pulley chủđộng và pulley bị động giúp xác lập nên “tỷ số truyền” của hộp số.
Nếu pulley chủ động có bán kính nhỏ, pulley bị động có bán kính lớn thì tốc độ quay củapulley bị động sẽ giảm, tạo ra được “số thấp” Ngược lại, nếu pulley chủ động có bán kínhlớn, pulley bị động có bán kính nhỏ thì tốc độ quay của pulley bị động sẽ tăng lên, tạo rađược “số cao”
Bộ điều khiển thuỷ lực làm thay đổi bán kính của 2 hệ pulley giúp tỷ số truyền có thể biếnthiên liên tục Đây chính là lý do vì sao hộp số CVT không có các cấp số cố định mà thayđổi vô cấp
-Số lùi
Để có số lùi, người ta lắp thêm trước đầu vào của hệ truyền đai 1 bộ bánh răng hành tinh(gồm bánh răng mặt trời ở giữa, bánh răng hành tinh nhỏ xung quanh, cần dẫn, vành đaingoài) và ly hợp giống như của hộp số tự động Đầu ra từ động sẽ kết nối với bánh răng mặttrời Đầu vào của pulley chủ động sẽ kết nối với cần dẫn của các bánh răng hành tinh
Với số tiến bình thường, động cơ sẽ dẫn động bánh răng mặt trời quay, bánh răng mặt trờidẫn động bánh hành tinh quay cùng chiều Khi bánh răng hành tinh quay thì cần dẫn sẽ quay
và truyền lực vào pulley chủ động
Với số lùi, bộ ly hợp sẽ làm cố định vành đai ngoài khiến bánh răng hành tinh quay ngượcchiều lại với bánh răng mặt trời Điều này khiến hộp số quay ngược chiều và cho ra số lùi
1.3.3 Ly hợp kép
-Hãng xe Đức Porsche đã khai sinh công nghệ hộp số ly hợp kép có tên gọi PDK (PorscheDopelkupplungsgetriebe) Giờ đây, có thể tìm thấy PDK trên tất cả các mẫu xe của hãngnày, từ Boxster đến Carrera 4S
-Sau đó, ly hợp kép (có tên chung là DCT) ngày càng trở nên phổ biến, Ford là
một trong những hãng xe phổ thông đầu tiên áp dụng công nghệ này có tên
gọi PowerShift
-Cấu tạo
Sự khác biệt đầu tiên của hộp số DCT so với các loại hộp số khác đó là có sử dụng bộ đôi lyhợp ma sát ướt Hai ly hợp được lồng vào nhau, một ly hợp nằm trong và một ly hợp nằmphía ngoài Bộ đôi ly hợp ở đây thuộc loại ly hợp ma sát ướt, nghĩa là các đĩa ma sát đượcngâm trong dầu và sự tách, nối của nó được điều khiển bằng cơ cấu chấp hành: thủy lực -điện từ Hai ly hợp này hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau
Trang 23Hình 1.19 Hộp số DCT
1: Bánh răng xoắn ăn khớp với bộ vi sai; 2: bánh răng thuộc bộ vi sai; 3: trục sơ cấp số1; 4: trục khuỷu động cơ; 5: trục sơ cấp số 2; 6: Ly hợp 2; 7: Ly hợp 1; 8: bánh răng xoắn ăn khớp với bộ vi sai; 9: bánh răng ăn khớp với bộ đồng tốc; BR: Cặp bánh răng số
Sự khác biệt thứ hai của DCT đó chính là hệ thống trục sơ cấp gồm hai trục đồng trục lồngnhau Trục thứ nhất (màu đỏ): một đầu (bên trái) liên kết với ly hợp thứ nhất (màu đỏ) bằngthen hoa, trên thân trục bao gồm 3 bánh răng có kích thước khác nhau ăn khớp với các bánhrăng trên trục thứ cấp, tạo ra các cấp số: 1, 3, 5 Trục còn lại (màu xanh) được chế tạo rỗng
để bao bọc gọn hệ thống trục thứ nhất, một đầu lắp với ly hợp thứ hai (màu xanh), trên thântrục gồm 2 bánh răng trên trục thứ cấp thứ hai tạo ra 3 cấp số 2, 4, 6 và thêm một số lùi Nguyên lý hoạt động: giả sử ở thời điểm hiện tại, xe đang di chuyển ở số 1, lúc này ly hợp 1đóng (màu đỏ), ly hợp 2 (màu xanh) mở, khi đó dòng công suất được truyền từ động cơ qua
ly hợp 1, đến trục sơ cấp 1,qua cặp bánh răng số 1 và bộ đồng tốc tới trục thứ cấp và tới bộ
vi sai (xem hình vẽ) Xe tiếp tục gia tăng tốc độ, máy tính sẽ tìm kiếm vị trí số kế tiếp, vàbánh răng số 2 được chọn Khi người điều khiển chuyển số, ngay lập tức ly hợp 1 sẽ đượcngắt, đồng thời ly hợp 2 đóng, và dòng công suất sẽ vẫn tiếp tục truyền từ động cơ tới ly hợp
số 2, đến trục sơ cấp 2, qua cặp bánh răng số 2 đến bộ đồng tốc, truyền tới trục thứ cấp vàdẫn động bộ vi sai Như vậy, thời gian chuyển từ số 1 lên 2 rất bé khoảng 200 miligiây, dovậy dòng mô-men gần như không bị ngắt quãng Cũng theo nguyên lý đó, khi người lái giảm
số chu trình sẽ diễn ra ngược lại Toàn bộ quá trình chuyển số sẽ được máy tính kiểm soát và
ra lệnh cho cơ cấu chấp hành chọn bánh răng và đóng hoặc ngắt từng ly hợp Người lái có
Trang 24thể chọn chế độ tự động hoàn toàn hoặc chế độ điều khiển số tay Khi sử dụng chế độ số tay,người lái cũng không phải mất thêm thao tác dùng chân trái để điều hành bàn đạp ly hợp Khối điều khiển: Dựa vào thông tin từ các cảm biến: cảm biến vị trí số, cảm biến tốc độ xe,cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến tốc độ động cơ… đưa về, máy tính sẽ ra lệnh điều khiểnthông qua cơ cấu chấp hành
Cơ cấu chấp hành: Trong DCT van điều khiển điện từ đóng vai trò là cơ cấu chấp hành,thực hiện việc đóng mở các đường dầu Van điều khiển từ bao gồm lõi thép từ, cuộn dây
Trang 25Chương 2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỘP SỐ TRÊN XE2.1 Bảng thông số kỹ thuật của xe tham khảo
Thiết kế hộp số xe con với xe tham khảo : JAC X150
Bảng 2.1.Thông số xe tham khảo
Thông số xe tham khảo
2.1.1 Phân tích các phương án lựa chọn
2.1.1.1 Ưu nhược điểm của các loại hộp số
Trang 26a.Ưu nhược điểm của hộp số cơ khí
-Ưu điểm:
+Vận hành an toàn hơn
Xe số sàn và số tự động xe nào an toàn hơn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Tuy nhiên nhìn
chung, việc chạy xe số sàn tuy phức tạp hơn nhưng lại đảm bảo khả năng kiểm soát tình huống tốt hơn Khi lái xe số sàn, người lái phải sử dụng đến cả hai chân, chân trái điều khiển bàn đạp côn, chân phải điều khiển bàn đạp phanh và ga.Ngoài ra, tay còn phải
thao tác cần số để chuyển số phù hợp với từng tốc độ và điều kiện vận hành khác nhau
Thế nên, lái xe sàn sẽ đòi hỏi người lái tập trung nhiều hơn do phải thao tác nhiều
Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của xe số sàn cũng hạn chế rủi ro mất kiểm soát tốc độ tốt hơn Bởi ly hợp do người lái điều khiển Điều này giúp tránh được lỗi đạp nhầm chân ga nguy hiểm
+Tiết kiệm nhiên liệu khi chạy đường trường
Trong hộp số tự động, ly hợp bên trong vận hành bằng áp lực dầu từ bơm thuỷ lực Còn
hộp số sàn được điều khiển bởi lực đẩy của chân người lái thông qua bàn đạp côn Do đó,
nếu cùng di chuyển trên đường trường, có cùng tỷ số truyền cuối thì xe số sàn tiết kiệm
xăng hơn.
+Sửa chữa – bảo dưỡng đơn giản, chi phí thấp hơn
Do cấu tạo đơn giản hơn nên việc sửa chữa, bảo
dưỡng xe hộp số sàn cũng đơn giản hơn so với xe hộp số tự động Ở xe số sàn, nhờ vào sức mạnh động cơ nên hộp số ít gặp những khiếm khuyết về máy móc hơn.Trong khi đó, với xe
số tự động, các chi tiết máy thường hao mòn nhanh hơn Nhằm đảm bảo sự vận hành đồng
bộ thì nhiều chi tiết, bộ phận phải thay mới dù ít hoạt động Ví dụ, nếu gặp trục trặc hộp số sàn hiếm khi phải thay mới bộ ly hợp như hộp số tự động
Giá xe thấp hơn
Do cấu tạo đơn giản hơn nên chi phí sản xuất hộp số sàn thấp hơn, dẫn đến giá xe số sàn
thường thấp hơn xe số tự động khá nhiều Với cùng một mẫu xe, phiên bản số sàn luôn rẻ hơn phiên bản số tự động từ vài chục triệu đồng
-Nhược điểm
+Thao tác điều khiển phức tạp
Khi lái xe ô tô số sàn, người lái vừa phải thao tác nhuần nhuyễn côn – phanh – ga, vừa phải chuyển số phù hợp Từ giai đoạn làm quen đến thành thạo mất nhiều thời gian Trong
Trang 27khi với xe số tự động chỉ cần đạp ga, người lái không cần quan tâm đến ly hợp hay chuyển
số Nên lái xe số tự động đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều
Đặc biệt, lái xe số sàn khá vất vả khi chạy trong những con đường đông đúc, kẹt xe, ùn tắc… Bởi khi này người lái phải đạp côn liên tục Do đó, nhiều người thường cho rằng xe
số sàn không hợp với phụ nữ hay người lớn tuổi là vậy Đây cũng chính là lý do vì sao xe số sàn ngày càng ít người sử dụng
b.Ưu nhược điểm của hộp số tự động có cấp
-Công nghệ chế tạo đòi hỏi có độ chính xác cao
-Khả năng tăng tốc kém hơn hộp số thường
-Việc sửa chữa hộp số tự động khá phức tạp và tốn kém
c.Ưu nhược điểm của hộp số tự động vô cấp
Ưu điểm:
-Tạo cảm giác điều khiển mềm và êm hơn.
-Nâng cao hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu nên giảm khí thải, thân thiện với môi trường
-Tăng tốc tốt hơn.
Nhược điểm:
-Công nghệ chế tạo phức tạp, các chi tiết phải được tính toán và chế tạo chính xác.
Trang 28-Do truyền động bằng dây đai nên làm hạn chế về công suất của xe (công suất của động cơ không được lớn quá sẽ gây ra trượt).
Dựa trên các phân tích ở trên ,ta kết luận chọn kiểu hộp số cơ khí vì:
- Xe tải động cơ đặt trước, truyền lực bánh sau nên chọn hộp số đặt dọc
- Đây là hộp số cơ khí có cấp được dùng phổ biến hiện nay:
+Quy trình công nghệ nguyên công gia công chế tạo và lắp ráp đã được ứngdụng rộng Giá thành chế tạo cho sản phẩm thấp
+Vì phổ biến nên quá trình sửa chữa bảo dưỡng của người sử dụng thuận lợi
.+Độ tin cậy của sản phẩm sẽ cao hơn so với hộp số vô cấp
2.1.1.2 Ưu nhược điểm của các loại hộp số cơ khí
a Hộp số ba trục
Ưu điểm
- Khi cùng kích thước bên ngoài như nhau hộp số này cho tỉ số truyền lớn Đặc điểm rất
quan trọng là hiện nay động cơ cao tốc được dùng nhiều trên ô tô Như thế nghĩa là nếu cần
đảm bảo một tỉ số truyền như nhau thì loại hộp số này có kích thước bé, trọng lượng cũng
bé hơn, do đó giảm được trọng lượng toàn bộ ôtô
- Trục sơ cấp và trục thứ cấp đặt đồng tâm cho nên tạo ra được tỉ số truyền thẳng nghĩa
là gài cứng trục sơ cấp và trục thứ cấp lại với nhau Trong trường hợp này hiệu suất sẽ rất
cao, coi như bằng 1, bởi vì truyền động không qua một cặp bánh răng nào cả Đối với ô tô
rất quan trọng bởi thời gian làm việc ở số truyền thẳng chiếm tỉ lệ 50%-80% Trên các
Trang 29đoạn đường bằng phẳng có thể gài số truyền thẳng, do đó thời gian sử dụng các tay số trung gian sẽ ít đi, cho nên bánh răng và ổ bi ở các tay số này có kích thước
- Nhược điểm:
-Hộp số có số truyền thẳng có khuyết điểm là ổ bi đằng trước (theo chiều chuyển động của ôtô) của trục thứ cấp được đặt vào lỗ đằng sau của trục sơ cấp Do điều kiện kết cấu của hộp số (kích thước trục sơ cấp, ổ bi này không thể làm to được, cho nên khi làm việc
có lực tác dụng thì ổ bi này sẽ ở tình trạng căng thẳng Trong hộp số các bánh răng có
nhiệm vụ truyền động giữa các trục Để truyền động được các bánh răng trên các trục phải
ăn khớp với nhau
- Bánh răng trong hộp số được lắp cố định trên trục bằng then bán nguyệt, then bằng (hoặc liền khối với trục), bánh răng lắp lồng không trên trục nhờ bạc lót.
- Bánh răng: trong hộp số 3 trục thường sử dụng bánh răng di trượt để gài số, lên trong
quá trình gài số quá trình va đập cũng thường dẫn đến mòn, vỡ răng.
- Khi dùng phương pháp di trượt để gài số thì buộc phải dùng bánh răng thẳng để lắp trên các then hoa, cho lên như vậy sẽ dẫn đến chất lượng của ăn khớp bánh răng không bằng bánh răng nghiêng Nếu muốn dùng bánh răng nghiêng thì các then hoa phải được chế tạo trên công nghệ xoắn rất phức tạp
b.Hộp số 2 trục
-Ưu điểm:
Các số truyền đều truyền qua 1 cặp bánh răng ăn khớp, cho phép nâng cao hiểu suất truyền lực, giảm nhỏ kích thước hộp số và phù hợp với ô tô con có động cơ và cầu trước chủ động.
Với việc bố trí hộp số và cầu chủ động trong một không gian bao kín, cho phép sử dụng chung 1 loại dầu, nhưng có khối lượng dầu đủ lớn và tạo khoang chứa dầu hợp lý, thuận lợi bôi trơn vung té.
Ngày nay, hộp số hai trục được dùng rất phổ biến trên ôtô du lịch (giá trị tỷ số truyền
không cần lớn) Do đảm bảo tính gọn nhẹ của hệ thống truyền lực, không sử dụng các đăng trong điều kiện không gian gầm xe chặt hẹp
-Nhược điểm:
Do chỉ truyền qua 1 cặp bánh răng ăn khớp nên giá trị tỷ số truyền không cao Để đảm bảo tỷ số truyền phù hợp điều kiện chuyển động thì kích thước hộp số sẽ lớn
Kết luận chọn hộp số 3 trục thay vì chọn hộp số 2 trục vì
Trang 30- Khi cùng kích thước ngoài, thì hộp số ba trục dọc cho ta tỷ số truyền lớn hơn vì tỷ số truyền này bằng tích tỷ số truyền của hai cặp bánh răng thực hiện việc truyền mômen Đặc điểm này rất quan trọng, vì hiện nay động cơ cao tốc 1được sử dụng nhiều trên ôtô Nếu cần đảm bảo một giá trị tỷ số truyền như nhau thì loại hộp số ba trục dọc có kích thước bé, trọng lượng nhỏ hơn làm giảm trọng lượng toàn bộ của ôtô.
Đồng thời chọn hộp số 3 trục 5 cấp mà không sử dụng hộp số 2 trục hay hộp số
nhiềucấp, ít cấp: 4 cấp, 8 cấp, Vì:
+Ảnh hưởng của số lượng số truyền trong hộp số
+Khi sử dụng nhiều tay số thì: tính kinh tế nhiên liệu sẽ tăng lên, tính phứctạp cũng tăng theo, làm cho giá thành của cả chiếc xe cũng tăng lên Điềunày làm mất tính cạnh tranh của
sản phẩm
+Với hộp số 3 trục thì trục sơ cấp và thứ cấp là đồng trục cho nên sẽ tạo ra được số truyền thẳng giúp cho các bánh răng và các ổ bi không chịu tải (ítphải làm việc, tăng hiệu suất,…) Hộp số sẽ bền hơn, làm việc tốt hơn.
+Với hộp số 3 trục thì chúng ta còn tạo ra được tỉ số truyền lớn cho hộp số
+Nếu dùng hộp số 3 cấp hoặc 4 cấp thì nó sẽ không phân được hết các tỉ sốtruyền, mà vì xe tải 5 tấn nên yêu cầu tỉ số truyền lớn
+Nếu dùng hộp số nhiều cấp: phức tạp hơn, chiều dài trục lớn sẽ xảy ra võngtrục mà lại
Hình 2.2: Sơ đồ hộp số 3 trục 5 số tiến
1 Động cơ tốc độ cao hay thấp phụ thuộc tốc độ pít tông :3-6 tốc dộ thấp, 6-9 tốc độ trung bình, 10-13 tốc đọ cao