ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ NINH SOẠN THẢO HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN “ VẬT LÝ 10 THEO HƯỚNG TÍCH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ NINH
SOẠN THẢO HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN “ VẬT LÝ 10 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Mẫu khảo sát 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7 Giả thuyết nghiên cứu 4
8 Dự kiến luận cứ 4
9 Phương pháp chứng minh luận điểm 4
10 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ PHỔ THÔNG 6
1.1 Quan điểm hiện đại về dạy học 6
1.1.1 Khái niệm về hoạt động dạy học 6
1.1.2 Bản chất của hoạt động dạy 6
1.1.3 Bản chất của hoạt động học tập 7
1.1.4 Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học 8
1.1.5 Bản chất của quá trình dạy học 8
1.2 Phương pháp dạy học tích cực 9
1.2.1 Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh 9
1.2.2 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh 9
1.2.3 Dạy học phân hóa kết hợp với hợp tác 10
1.2.4 Dạy học kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò 11
1.3 Cơ sở lí luận về dạy giải bài tập vật lý phổ thông 13
1.3.1 Khái niệm về bài tập vật lý 13
1.3.2 Tác dụng của bài tập vật lý trong dạy học vật lý 13
1.3.3 Phân loại bài tập vật lí 14
1.3.4 Lựa chọn bài tập vật lí 19
Trang 31.3.5 Hướng dẫn hoạt động giải bài tập vật lí 19
1.3.6 Những yêu cầu chung trong dạy học về bài tập vật lí 28
1.4 Thực trạng về hoạt động dạy giải bài tập vật lí ở một số trường trung học phổ thông thuộc thành phố Hà Nội 29
1.4.1 Đối tượng và phương pháp điều tra 29
1.4.2 Kết quả điều tra 29
Kết luận chương 1 31
Chương 2 SOẠN THẢO HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH 33
2.1 Phân tích nội dung khoa học kiến thức về “Các định luật bảo toàn” trong phần “Cơ học” 33
2.1.1 Động lượng 33
2.1.2 Công và công suất 35
2.1.3 Năng lượng 38
2.1.4 Động năng 39
2.1.5 Trường lực thế 41
2.1.6 Thế năng 42
2.1.7 Định luật bảo toàn cơ năng trong trường lực thế 43
2.2 Cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn” trong chương trình vật lý 10 44
2.2.1 Vị trí chương “Các định luật bảo toàn trong chương trình vật lý phổ thông 44
2.2.2 Cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn” trong chương trình vật lý 10 cơ bản 45
2.2.3 Nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 46
2.3 Mục tiêu dạy học chương “Các định luật bảo toàn” 51
2.3.1 Mục tiêu về kiến thức và trình độ nhận thức 51
2.3.2 Kỹ năng của học sinh khi học chương “Các định luật bảo toàn” 56
2.4 Phân loại bài tập vật lý chương “Các định luật bảo toàn” 57
2.5 Soạn thảo hệ thống bài tập chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 59
Trang 42.5.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 59
2.5.2 Hệ thống bài tập chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 59
2.6 Dự kiến sử dụng hệ thống bài tập đã soạn thảo trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 65
2.7 Hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 66
Kết luận chương 2 83
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 84
3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 84
3.2 Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 84
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 84
3.4 Thời điểm thực nghiệm 15/09/2011 đến 17/10/2011 85
3.5 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 85
3.5.1 Tiêu chí để đánh giá 85
3.5.2 Diễn biến thực nghiệm sư phạm 86
3.5.3 Sơ bộ đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo với việc ôn tập củng cố kiến thức, phát huy tính tích cực, tự chủ, tư duy sáng tạo của học sinh 95
3.5.4 Kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh 96
Kết luận chương 3 102
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999)
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh đối với tất cả các môn học trong trường phổ thông
Vâ ̣t lý là mô ̣t trong những môn ho ̣c rất quan tro ̣ng của ho ̣c sinh trung ho ̣c phổ thông, là môn thi tốt nghiệp, môn thi đa ̣i ho ̣c của ho ̣c sinh lớp 12 Vâ ̣t lý không chỉ là
mô ̣t môn ho ̣c rất hay, được nhiều ho ̣c sinh yêu thích mà nó còn là mô ̣t môn khoa ho ̣c tự nhiên được xếp vào loa ̣i môn ho ̣c khó đối với ho ̣c sinh Để ho ̣c tốt vâ ̣t lý ho ̣c sinh vừa phải nắm vững những kiến thức lý thuyết bao gồm: Những hiê ̣n tượng vâ ̣t lý, những qui luâ ̣t, đi ̣nh luâ ̣t vâ ̣t lý, những công thức, những phương trình vâ ̣t lý vừa phải biết cách vâ ̣n dụng linh hoạt những kiến thức lý thuyết vào việc giải các bài tập vật lý
Bài tập vật lý là một phương tiện củng cố , ôn tâ ̣p kiến thức sinh đô ̣ng Khi giải bài tập học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học , có khi phải sử dụng tổng hợp những kiến thức thuô ̣c nhiều chương, nhiều phần của chương trình
Bài tập vật lý có thể là điểm khởi đầu để dẫn dắt đến kiến thức mới Giải bài
tâ ̣p vâ ̣t lý giúp ho ̣c sinh rèn luyê ̣n kỹ năng , kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn , rèn luyện thói quen vận du ̣ng kiến thức khái quát
Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh Giải bài tập vật lý góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh
Trang 6Bài tập vật lý cũng là một phương tiện có hiê ̣u quả để kiểm tra mức đô ̣ nắm vững kiến thức của ho ̣c sinh Tùy theo cách đặt câu hỏi kiểm tra , ta có thể phân loa ̣i được các mức đô ̣ nắm vững kiến thức của ho ̣c sinh , khiến cho viê ̣c đánh giá chất lượng kiến thức của ho ̣c sinh được chính xác
Thông qua bài tập vật lý có thể cung cấp cho cả giáo viên và học sinh thông tin một cách đầy đủ để xác định, phân tích những khó khăn trong nhận thức của từng học sinh để cả thầy và trò đều phải điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học Đây là một điều rất quan trọng mà mọi người đều phải quan tâm bởi vì, điều khó nhất đối với mỗi giáo viên là phải “tìm” cho được cái mạnh, cái yếu của từng học sinh trong học tập vật lý không phải chỉ để phán xét, cho điểm mà quan trọng hơn là để uốn nắn,
để khích lệ học sinh vươn lên trong nhận thức Đó là thiên chức cao cả của người giáo viên mà xã hội đặt lên vai các nhà giáo
Như vâ ̣y có thể nói, bài tập vật lý giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong da ̣y học vật lý ở trường THPT
Dạy học bài tập vật lý ở bậc phổ thông là một trong những học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo sinh viên các trường sư phạm Hiện nay, sách tham khảo cho giáo viên và học sinh phổ thông về các bài tập vật lý rất nhiều, nhưng sách hướng dẫn giáo viên dạy cho học sinh kĩ năng phân tích hiện tượng vật lý để giải quyết các bài tập vật lý trong chương trình vật lý phổ thông còn rất thiếu Mà viê ̣c rèn luyê ̣n cho học sinh biết cách giải bài tập một cách khoa học , đảm bảo đi đến kết quả mô ̣t cách chính xác là một việc rất cần thiết Nó không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn rèn luyê ̣n kỹ năng suy luâ ̣n logic , làm việc một cách khoa học , có kế hoạch Với cương vi ̣ là mô ̣t giáo viên da ̣y môn vâ ̣t lý ở trường THPT tôi rất quan tâm đến vấn đề này Đó cũng là lý do để tôi lựa chọn đề tài trên nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Soạn thảo hệ thống bài tập chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 đảm bảo tính
hệ thống, khoa học theo các mức độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng
- Xây dựng kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập khi dạy học chương “Các định luật bảo toàn” và soạn thảo tiến trình hướng dẫn hoạt động giải hệ thống bài tập đó theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh
Trang 73 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về dạy giải bài tập vật lý
- Nghiên cứu nội dung chương “Các định luật bảo toàn” chương trình sách giáo khoa vật lý 10
- Nghiên cứu soạn thảo hệ thống bài tập và hoạt động hướng dẫn giải bài tập chương các định luật bảo toàn vật lý 10
Tiến hành trên 225 học sinh của các lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 10A5
THPT Thanh Oai B – Hà Nội
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học Vật lí để phát huy tính tích cực,
tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh
- Phân tích chương trình, nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được của chương
“Các định luật bảo toàn”
- Điều tra thực trạng dạy bài tập chương này ở một số trường THPT thuộc thành phố
Trang 8- Nêu các kết luận về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu soạn thảo được một hệ thống bài tập phù hợp với mục tiêu dạy học và xây dựng tiến trình hướng dẫn hoạt động giải bài tập sao cho phát huy được tính tích cực,
tự chủ và sáng tạo của học sinh thì khi vận dụng hệ thống bài tập đó vào dạy học Vật
lí sẽ không những giúp học sinh ôn tập củng cố kiến thức mà còn bồi dưỡng được tính tự chủ, năng lực sáng tạo của học sinh
8 Dự kiến luận cứ
8.1 Luận cứ lí thuyết
- Các cơ sở lí luận về dạy học tích cực
- Các biện pháp phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động dạy giải bài tập vật lí
8.2 Luận cứ thực tế
- Phiếu điều tra, biên bản dự giờ, trao đổi với giáo viên
- Phiếu điều tra, khảo sát trên học sinh
- Minh chứng của diễn biến dạy học thực nghiệm (Biên bản quan sát giờ học, ảnh chụp )
- Các bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
9 Phương pháp chứng minh luận điểm
Sử dụng nhóm các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học để xử lí thông tin từ thực nghiệm sư phạm
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy giải bài tập vật lý phổ thông Chương 2: Soạn thảo hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “Các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 9Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ PHỔ THÔNG
1.1 Quan điểm hiện đại về dạy học
1.1.1 Khái niệm về hoạt động dạy học
Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là một trong những con đường để thực hiện mục đích giáo dục Dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể đó là giáo viên và học sinh Dạy và học là hai hoạt động được thực hiện đồng thời với cùng một nội dung và hướng tới cùng một mục đích
1.1.2 Bản chất của hoạt động dạy
Trong dạy học, giáo viên đóng vai trò là chủ thể của hoạt động giảng dạy, người xây dựng và thực thi kế hoạch giảng dạy bộ môn, người tổ chức cho học sinh thời gian hoạt động và học tập với mọi hình thức, trong những thời gian và không gian khác nhau, người điều khiển các hoạt động trí tuệ và hướng dẫn thực hành của học sinh trên lớp, trong phòng thí nghiệm…người quyết định chất lượng giáo dục
Dạy học có nội dung hiện đại, nội dung được chọn lọc từ kết quả nhận thức của nhân loại và xây dựng theo một lôgic phù hợp với lôgic khoa học và qui luật nhận thức của học sinh
Dạy học được tiến hành bằng các phương pháp với sự hỗ trợ của nhận thức của học sinh cùng thực hiện bằng nhiều hình thức tổ chức phong phú và đa dạng
Dạy học cần có một môi trường giáo dục thuận lợi ở cả hai phương diện vĩ mô
và vi mô
1.1.3 Bản chất của hoạt động học tập
Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập, chủ thể có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách Người học quyết định chất lượng học tập của mình
1.1.4 Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học
Hoạt động dạy và hoạt động học là hai mặt của một quá trình luôn gắn bó không tách rời nhau, tác động qua lại bổ sung cho nhau, thống nhất biện chứng với nhau, quyết định lẫn nhau, thâm nhập vào nhau tạo thành một hoạt động chung nhằm giúp cho người học phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện nhân cách
Trang 101.1.5 Bản chất của quá trình dạy học
- Bản chất của quá trình dạy học là một chỉnh thể toàn vẹn thống nhất được tạo nên bởi các thành tố như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, người dạy, người học cùng với môi trường văn hóa – chính trị - xã hội – kinh tế - khoa học kỹ thuật của đất nước trong trào lưu phát triển chung của thời đại
- Bản chất của quá trình dạy học được thể hiện thông qua mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh
- Bản chất của quá trình dạy học được xem như là một quá trình nhận thức
Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng
1.2.2 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho
họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học
ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên
1.2.3 Dạy học phân hóa kết hợp với hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa
Trang 11về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân
để hoàn thành nhiệm vụ chung
1.2.4 Dạy học kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy
Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau
1.3 Cơ sở lí luận về dạy giải bài tập vật lý phổ thông
1.3.1 Khái niệm về bài tập vật lý
Bài tập vật lí được hiểu là một vấn đề được đặt ra đòi hỏi phải giải quyết bằng những suy luận lôgic, phép toán và thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, các thuyết, các định luật vật lý
Theo nghĩa rộng bài tập vật lí được hiểu là vấn đề xuất hiện do nghiên cứu tài liệu giáo khoa chính là bài tập đối với học sinh
1.3.2 Tác dụng của bài tập vật lý trong dạy học vật lý
- Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập đào sâu mở rộng kiến thức một cách sinh động và hiệu quả
- Bài tập vật lí có thể được sử dụng như một phương tiện độc đáo để nghiên cứu tài liệu mới khi trng bị kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc
Trang 12- Bài tập vật lí là một phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt để học sinh phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát
- Thông qua việc giải bài tập vật lí có thể rèn luyện cho học sinh những đức tính tốt như tinh thần tự lực cao trong học tập, tính cẩn thận, sự kiên trì cũng như tinh thần vượt khó vươn lên
- Bài tập vật lí là một phương tiện có hiệu quả để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh một cách chính xác
1.3.3 Phân loại bài tập vật lí
Có nhiều cách phân loại BTVL dựa trên các cơ sở khác nhau Trong nghiên cứu của mình, tôi phân loại BTVL theo nội dung; theo yêu cầu phát triển tư duy; theo phương thức cho điều kiện của bài toán hay theo phương thức giải
Trên cơ sở đó tôi có bảng phân loại BTVL [13]
Trang 13SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI BÀI TẬP VẬT LÝ
1.3.4 Lựa chọn bài tập vật lí
- Căn cứ để lựa chọn bài tập vật lý
- Những yêu về số lượng và nội dung bài tập được lựa chọn
1.3.5 Hướng dẫn hoạt động giải bài tập vật lí
sử
Bài tập có nội dung cụ thể hoặc trừu tượng
Đề tài vật
lí
Kỹ thuật tổng hợp
Phân loại theo yêu cầu phát triển tư duy
Bài tập
luyện tập
Bài tập sáng tạo
Phân loại theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải
Bài tập
định tính
Bài tập định lượng
Bài tập
đồ thị
Bài tập thí nghiệm
Bài tập trắc nghiệm khách quan
Trang 141.3.5.1 Phương pháp giải bài tập vật lí
Tiến trình giải một bài tập vật lý trải qua các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
Bước 2: Xây dựng lập luận để xác lập các mối liên hệ cơ bản giữa các dữ kiện đã cho
và các dữ kiện phải tìm
Bước 3: Luận giải, tính toán các kết quả bằng số
- Từ những mối liên hệ cơ bản đã được xác lập, tiến hành luận giải, tính toán để ra được kết quả cần tìm
Bước 4: Biện luận
1.3.5.2 Hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí
- Những công việc cần làm để hướng dẫn học sinh giải một bài toán vật lí cụ thể
- Các kiểu hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí
1.3.6 Những yêu cầu chung trong dạy học về bài tập vật lí
- Cần dự tính kế hoạch về việc sử dụng bài tập vật lí trong dạy học với từng đề tài, từng tiết học
- Dạy cho học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra, rèn cho học sinh kỹ năng giải những bài toán cơ bản
- Coi trọng việc phát triển tư duy
1.4 Thực trạng về hoạt động dạy giải bài tập vật lí ở một số trường trung học phổ thông thuộc thành phố Hà Nội
1.4.1 Đối tượng và phương pháp điều tra
* Đối tượng: Điều tra, khảo sát thực tế tại một số trường THPT trên địa bàn huyện
Thanh Oai TP Hà Nội: Trường THPT Thanh Oai B, trường THPT Thanh Oai A và
trường THPT Nguyễn Du
* Phương pháp điều tra
- Điều tra giáo viên: sử dụng phiếu điều tra (số lượng giáo viên được điều tra là 18) trao đổi trực tiếp, dự giờ giảng, xem giáo án
- Điều tra học sinh: sử dụng phiếu điều tra (số lượng học sinh được điều tra là), quan sát hoạt động của học sinh trong giờ học, kiểm tra khảo sát, phân tích kết quả
1.4.2 Kết quả điều tra