1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Theo chủ nghĩa nữ quyền, chính trị không chỉ diễn ra trong địa hạt công, mà còn diễn ra trong cả địa hạt vốn truyền thống bị coi là có “tính cá nhân

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Theo chủ nghĩa nữ quyền, chính trị không chỉ diễn ra trong địa hạt công, mà còn diễn ra trong cả địa hạt vốn truyền thống bị coi là có “tính cá nhân”
Tác giả Nguyễn Thị Việt Trà
Người hướng dẫn TS. Bùi Hải Thiêm
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính trị Quốc tế và Ngoại giao
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu chính trị như hoạt động diễn ra trong địa hạt công liên quan đến các thể chế chính quyền, đảng phái chính trị và chính sách công, thì đó là một quan điểm hạn chế

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-* -TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI THEO CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN, CHÍNH TRỊ KHÔNG CHỈ DIỄN RA TRONG ĐỊA HẠT CÔNG, MÀ CÒN DIỄN

RA TRONG CẢ ĐỊA HẠT VỐN TRUYỀN THỐNG BỊ COI

LÀ CÓ “TÍNH CÁ NHÂN”

Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Hải Thiêm

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Việt Trà

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 2

1 Tổng quan về chủ nghĩa nữ quyền 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền 2

2 Chính trị không chỉ là hoạt động diễn ra trong địa hạt công mà còn diễn ra trong cả địa hạt vốn truyền thống bị coi là có "tính cá nhân" .5

2.1 Giải thích quan điểm 5

2.2 Chính trị trong địa hạt công 6

2.3 Chính trị trong địa hạt mang “tính cá nhân” 6

3 Mối liên hệ giữa chính trị địa hạt công và chính trị địa hạt mang “tính cá nhân” 9

C KẾT LUẬN 11

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Simone de Beauvoir, một nhà triết học, một nhà văn, và là một nhà hoạt động nữ quyền nổi tiếng người Pháp đã từng viết rằng: “Không phải người ta sinh ra đã là đàn bà, mà là con người biến thành đàn bà" Câu nói này đã làm nên một phần lịch sử trong phong trào nữ quyền và giới tính Chủ nghĩa nữ quyền là một trong những phong trào xã hội được quan tâm và tranh luận sôi nổi cho tới ngày nay Việc thúc đẩy tình trạng bình đẳng giới là một trong những yếu tố cốt lõi để xây dựng một nền xã hội dân chủ, công bằng và phát triển Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu chính trị như hoạt động diễn ra trong địa hạt công liên quan đến các thể chế chính quyền, đảng phái chính trị và chính sách công, thì đó là một quan điểm hạn chế và không đầy đủ Theo quan điểm của chủ nghĩa nữ quyền thì chính trị còn diễn ra trong cả địa hạt vốn truyền thống

bị coi là có "tính cá nhân" như gia đình, nơi làm việc, các mối quan hệ và thiết chế xã hội

Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào khái niệm của chủ nghĩa nữ quyền và đánh giá tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền lợi và vị trí của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Từ đó, khám phá những quan điểm mới mẻ và đa chiều của chủ nghĩa nữ quyền về chính trị

Trang 4

B NỘI DUNG

1 Tổng quan về chủ nghĩa nữ quyền

Nữ quyền là một phong trào chính trị - xã hội, nhằm khẳng định và đấu tranh cho quyền của phụ nữ trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, gia đình và cá nhân Phong trào nữ quyền đấu tranh cho mối quan hệ giữa phụ nữ

và nam giới hiện tại, đòi hỏi sự bình đẳng về cơ hội việc làm, học tập, tham gia chính trị, xã hội và đời sống gia đình và cá nhân của người phụ nữ Như vậy, về bản chất, nữ quyền là sự công bằng, bình đẳng giữa nam giới và nữ giới.1

Trong xã hội ngày nay, cụm từ “bình đẳng giới” hay “nữ quyền” đã trở nên quen thuộc, gần gũi Biểu hiện là có khá nhiều văn bản pháp luật cũng như các công trình nghiên cứu, bài viết, hội thảo về các vấn đề này, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy bình đẳng giới, tiến tới xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu phiến diện về nữ quyền, bình đẳng giới như: có cách hiểu đơn giản nữ quyền là quyền của người phụ nữ; nữ quyền đối lập với “nam quyền” và việc thực hiện nữ quyền

sẽ hạ thấp vai trò, giá trị của nam giới; nữ quyền sẽ làm đảo lộn các hệ giá trị, niềm tin tín ngưỡng truyền thống lâu đời và thiết lập vai trò mới của nữ giới,

… Những quan niệm, định kiến nêu trên cần thiết phải được thay đổi, từ đó, làm cơ sở cho việc hiểu “nữ quyền” một cách toàn vẹn, hệ thống hơn.2

1.2 Sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền

1 (Nguy n Huy n, 2018) ễ ề

2 (Nguy n Huy n, 2018) ễ ề

Trang 5

Sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền đã trải qua một quá trình dài, phức tạp và đa dạng trên toàn thế giới Để hiểu rõ hơn về sự phát triển đó, có thể phân tích 4 làn sóng của chủ nghĩa nữ quyền

Làn sóng nữ quyền thứ nhất bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX, lên cao trào vào khoảng hai thập niên đầu và sau đó giảm dần đến cuối thập niên thứ ba, đầu thập niên thứ tư của thế kỉ XX Làn sóng đầu tiên này có mục tiêu chủ yếu là đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ trong việc bầu cử và làm chủ tài sản (đứng tên sở hữu), tức là cả trong lĩnh vực chính trị và kinh tế… Làn sóng này đã đặt cơ sở quan trọng về thực hiện những quyền tự do cơ bản của các cá nhân trong việc phát triển hoàn thiện con người, giải phóng phụ nữ khỏi cảnh lệ thuộc đàn ông, nâng phụ nữ lên ngang hàng với đàn ông và bước đầu giải toả những bức xúc của phụ nữ khi bị đặt ở vị thế “công dân hạng hai” trong thời gian dài trước đó.3

Sau Thế chiến thứ hai, chủ nghĩa nữ quyền trở nên phổ biến hơn và đa dạng hơn với những chủ trương mới như chủ nghĩa nữ quyền toàn cầu (global feminism) và chủ nghĩa nữ quyền mang tính đa dạng (intersectional feminism) Vào những năm 1960 và 1970, chủ nghĩa nữ quyền đã trở thành một phong trào đại chúng với các cuộc biểu tình, các đợt lật đổ chính quyền

và các cuộc tranh luận về vai trò của phụ nữ trong xã hội “Dựa trên nền tảng thành quả đạt được từ làn sóng nữ quyền thứ nhất, các nhà lý thuyết nữ quyền thuộc làn sóng thứ hai đã mở rộng phạm vi tiếp cận, phân tích sâu sắc hơn về tình trạng lệ thuộc của phụ nữ vào đàn ông, sự áp bức, bất công của đàn ông đối với phụ nữ trong nhiều mặt của đời sống xã hội, sự bất bình đẳng về giáo dục, việc bị loại trừ về mặt văn hoá, xã hội, sự phân biệt giới tính trong lao động, bất công trong việc trả lương, cũng như nhiều phương diện khác như phá thai, phòng tránh thai, gia đình”.4

3 (Lê Th Th c, Lê Th Minh Hà, 2021) ị ụ ị

4 (Lê Th Th c, Lê Th Minh Hà, 2021) ị ụ ị

Trang 6

Từ cuối thế kỉ XX đến hết thập niên đầu của thế kỉ XXI, làn sóng nữ quyền thứ ba diễn ra với “mục tiêu là đề cao sự khác biệt và đa dạng của các

cá nhân trong xã hội, đồng thời thay đổi những định kiến về “tính nữ” (femininity)… Khi các nhà nữ quyền sử dụng mạng internet vào cuối những năm 1990, qua các kênh truyền thông như blog và các tạp chí điện tử, họ đã

mở rộng mục tiêu đấu tranh, tập trung vào việc xoá bỏ định kiến về vai trò giới và mở rộng sang nhiều chủ đề đa dạng khác, bao gồm từ các vấn đề lớn đến chính trị, chủng tộc và văn hoá, đến các vấn đề cụ thể như tiếp cận giáo dục bình đẳng, chống lạm dụng và hiếp dâm phụ nữ, quyền tiếp cận với biện pháp tránh thai và dịch vụ sinh sản, chống quấy rối tình dục đối với phụ nữ ở nơi làm việc…”.5

Khoảng cuối thập niên đầu của thế kỷ XXI, làn sóng nữ quyền thứ tư bắt đầu diễn ra, với đặc trưng là “mục tiêu tăng quyền cho phụ nữ (women empowerment) và sự gắn bó chặt chẽ với mạng internet Làn sóng thứ tư tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, với các chương trình nghị sự kêu gọi công lý cho phụ

nữ, chống lại sự tấn công và quấy rối phụ nữ, đòi được trả lương ngang bằng nhau cho các công việc như nhau, bảo đảm quyền tự chủ thân thể… kêu gọi

sự hợp tác và vận động rộng rãi hơn, hướng đến việc chống lại những kẻ lạm dụng quyền lực, đồng thời tạo cơ hội bình đẳng hơn cho phụ nữ, trẻ em gái và

cả nhóm giới tính thứ ba (LGBT+)… chỉ ra rằng đàn ông và trẻ em trai cũng cần có nhiều cơ hội hơn để được gắn bó trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, được bày tỏ cảm xúc và tình cảm một cách tự do, và được thể hiện bản thân như họ muốn”.6

Hiện nay, chủ nghĩa nữ quyền đã trở thành một phong trào toàn cầu, với sự ủng hộ từ cả nam và nữ Phong trào này đã giúp nâng cao nhận thức của mọi người về quyền lợi và vị trí của phụ nữ trong xã hội, đồng thời đẩy mạnh quá

5 (Lê Th Th c, Lê Th Minh Hà, 2021) ị ụ ị

6 (Lê Th Th c, Lê Th Minh Hà, 2021) ị ụ ị

Trang 7

trình đấu tranh cho sự bình đẳng giới tính và quyền lợi cho phụ nữ trên toàn cầu

2 Chính trị không chỉ là hoạt động diễn ra trong địa hạt công mà còn diễn ra trong cả địa hạt vốn truyền thống bị coi là có "tính cá nhân" 2.1 Giải thích quan điểm

Theo quan điểm của chủ nghĩa nữ quyền, “chính trị không chỉ là hoạt động diễn ra trong địa hạt công liên quan tới các thể chế chính quyền, đảng phái chính trị, chính sách công, mà còn diễn ra trong cả địa hạt vốn truyền thống bị coi là có “tính cá nhân” như gia đình, nơi làm việc và các mối quan hệ và thiết chế xã hội” Điều này là do chủ nghĩa nữ quyền coi rằng các mối quan hệ xã hội và các cơ cấu trong địa hạt như gia đình và nơi làm việc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì các giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi của xã hội Chủ nghĩa nữ quyền cho rằng, trong xã hội, nữ giới thường bị áp đặt các giới hạn về quyền lực, sự lựa chọn và quyền quyết định trong địa hạt riêng tư của họ Những vấn đề như bạo lực gia đình, phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tình dục, và chủ quyền của phụ nữ đối với cơ thể và tâm trí của họ đều là những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của phụ

nữ, và nên được coi là các vấn đề có liên quan đến chính trị Do đó, họ đề xuất phải thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các quá trình quyết định, lựa chọn, và các vấn đề liên quan đến địa hạt riêng tư của phụ nữ cũng cần được đưa vào thảo luận chính trị để tìm kiếm các giải pháp và cải thiện cuộc sống của phụ nữ Tóm lại, quan điểm của nữ quyền về chính trị này chính là mở rộng quan niệm về chính trị, không chỉ dừng lại ở các hoạt động trong địa hạt công cộng mà còn cả địa hạt mang “tính cá nhân”

2.2 Chính trị trong địa hạt công

Trang 8

Chính trị địa hạt công dùng để chỉ hoạt động chính trị diễn ra trong phạm

vi công cộng, như các hoạt động của các tổ chức chính trị, chính phủ, quốc hội, cơ quan hành pháp và tư pháp Đây là những hoạt động có ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội, và thông thường được quản lý và điều hành bởi các cơ quan và

tổ chức chính trị được lựa chọn hoặc bổ nhiệm bởi người dân hoặc các đại diện của họ

Các hoạt động chính trị trong địa hạt công thường liên quan đến việc thực hiện các chính sách, quyết định và luật pháp ảnh hưởng đến các hoạt động của

xã hội, bao gồm cả các lĩnh vực như giáo dục, y tế, kinh tế, an ninh, quân sự

và chính trị đối ngoại

Một ví dụ về chính trị diễn ra trong địa hạt công là quá trình đưa ra và thực hiện các chính sách kinh tế của một quốc gia Chính phủ và các cơ quan chính trị liên quan thường phải đưa ra các quyết định về việc đầu tư, thuế, thương mại, và các chính sách kinh tế khác để tạo ra sự phát triển kinh tế cho đất nước và cải thiện đời sống của người dân Quyết định của chính phủ và cơ quan chính trị có thể có tác động lớn đến đời sống của người dân Do đó, các vấn đề kinh tế thường được coi là một lĩnh vực chính trong địa hạt công, và được quản lý và điều hành bởi các cơ quan và tổ chức chính trị của quốc gia

2.3 Chính trị trong địa hạt mang “tính cá nhân”

2.3.1 Tổng quan

Chính trị trong địa hạt riêng tư chỉ những hoạt động chính trị xảy ra trong các mối quan hệ xã hội nhỏ, như gia đình, nơi làm việc và các tổ chức xã hội

cỡ nhỏ Xoay quanh các vấn đề như quyền lực và sự lựa chọn trong mối quan

hệ tình dục, quyền hôn nhân và sự tham gia của các cá nhân trong cộng đồng địa phương… Chính trị địa hạt cá nhân không những chỉ ảnh hưởng đến quan

hệ giữa các cá nhân, mà còn có thể ảnh hưởng đến quyết định chính trị ở mức

Trang 9

độ lớn hơn Do đó, nó cũng được xem là một phần quan trọng của chính trị đại chúng

2.3.2 Vai trò của gia đình trong chính trị địa hạt cá nhân

Gia đình là một địa hạt quan trọng trong chính trị địa hạt cá nhân Nó là một nơi có tính cá nhân cao, nơi mà những quyết định liên quan đến cuộc sống hàng ngày và cảm xúc của mỗi thành viên gia đình được đưa ra Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các giá trị, thái độ và niềm tin của mỗi thành viên Gia đình là môi trường đầu tiên mà trẻ em tiếp xúc và học hỏi về chính trị, từ đó xây dựng nên quan điểm và lập trường cá nhân về các vấn đề chính trị Nếu gia đình có sự quan tâm đúng mức đến chính trị và thể hiện những giá trị đúng đắn về chính trị thì sẽ tạo ra những tác động tích cực đến địa hạt cá nhân của các thành viên trong gia đình Ngược lại, nếu gia đình thiếu sự quan tâm và kiến thức về chính trị, hoặc có những giá trị chính trị sai lệch, thậm chí độc hại thì sẽ ảnh hưởng đến địa hạt cá nhân của các thành viên trong gia đình và có thể gây ra những tác động tiêu cực cho xã hội

Do đó, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và truyền đạt các giá trị chính trị cho các thế hệ tiếp theo, đồng thời ảnh hưởng đến quan điểm và lập trường chính trị của các thành viên trong gia đình

2.3.3 Vai trò của nơi làm việc trong chính trị địa hạt cá nhân

Nơi làm việc là một địa hạt cá nhân quan trọng trong cuộc sống mỗi người,

và có tác động lớn đến chính trị địa hạt cá nhân của mỗi người

Thứ nhất, đó là nơi tạo ra thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động Thu nhập từ nơi làm việc có thể giúp người lao động cải thiện cuộc sống, từ đó tăng khả năng tự chủ và tham gia chính trị

Trang 10

Thứ hai, nơi làm việc là một môi trường xã hội quan trọng, trong đó người lao động có thể thiết lập và phát triển mối quan hệ xã hội với đồng nghiệp, sếp và khách hàng Những mối quan hệ này có thể ảnh hưởng đến chính trị, bao gồm quan điểm về chính sách, đảng phái chính trị và tư tưởng chính trị Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tham gia vào việc định hướng chính trị của địa hạt cá nhân Việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, đóng góp vào các hoạt động xã hội, hỗ trợ các vùng kinh tế khó khăn, là những hành động của các doanh nghiệp có thể tác động đến ý thức chính trị của nhân viên và cả cộng đồng địa phương Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của địa hạt cá nhân và tạo ra các giá trị mới cho cộng đồng

Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp can thiệp vào chính trị địa hạt cá nhân cũng đôi khi gặp phải nhiều tranh cãi Những lợi ích của doanh nghiệp và quan điểm chính trị của doanh nghiệp có thể không phù hợp với quan điểm và lợi ích của cộng đồng địa phương Do đó, việc can thiệp chính trị của doanh nghiệp cần phải được thực hiện một cách thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tôn trọng quyền lợi và ý kiến của các cá nhân và cộng đồng địa phương

2.3.4 Vai trò của các mối quan hệ và thiết chế xã hội trong chính trị địa hạt cá nhân

Ngoài vai trò quan trọng của gia đình và nơi làm việc, các mối quan hệ và thiết chế xã hội cũng đóng một vai trò không kém trong chính trị địa hạt cá nhân

Các mối quan hệ và thiết chế xã hội như bạn bè, hàng xóm, cộng đồng, tôn giáo và các tổ chức xã hội đều có thể ảnh hưởng đến quan điểm chính trị của mỗi cá nhân Những quan điểm và giá trị được truyền tải trong các mối quan

hệ này có thể góp phần xây dựng một cộng đồng với những giá trị và lý tưởng chính trị nhất định Ngoài ra, các tổ chức xã hội như các nhóm quyền lợi, các

Trang 11

tổ chức bảo vệ môi trường, các nhóm tôn giáo hay các tổ chức xã hội khác cũng có thể ảnh hưởng đến quan điểm chính trị của mỗi cá nhân thông qua các hoạt động của họ

Ngoài ra, các thiết chế xã hội như văn hóa, tôn giáo, phong tục và tập quán cũng có thể ảnh hưởng đến quan điểm chính trị của mỗi cá nhân Ví dụ, với những người sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống ủng hộ một đảng phái chính trị nhất định, khả năng họ sẽ ủng hộ đảng phái đó cũng sẽ cao hơn so với những người lớn lên trong một gia đình không có truyền thống chính trị nhất định

3 Mối liên hệ giữa chính trị địa hạt công và chính trị địa hạt mang

“tính cá nhân”

Mối liên hệ giữa chính trị địa hạt công và chính trị địa hạt có "tính cá nhân" là rất chặt chẽ Trên thực tế, chính trị địa hạt cá nhân có thể ảnh hưởng đến chính trị địa hạt công, và ngược lại

Chính trị địa hạt cá nhân có thể ảnh hưởng đến chính trị địa hạt công một cách rõ rệt thông qua các quyết định chính trị được đưa ra Ví dụ, nếu một nhóm người trong một địa hạt cá nhân quyết định hợp tác để đưa ra một đề xuất chính sách địa phương và tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng, họ có thể tạo ra một áp lực lớn đối với các quan chức cấp cao của chính quyền địa phương để áp dụng đề xuất này Khi đó, chính trị địa hạt cá nhân có thể tác động đến tư tưởng, quan điểm và thái độ của một cộng đồng địa phương, và

từ đó ảnh hưởng đến chính trị địa hạt công của nơi đó

Chính trị địa hạt công cũng có thể ảnh hưởng đến chính trị địa hạt cá nhân một cách sâu sắc Các quyết định chính trị của địa hạt công, chẳng hạn như các chính sách công, luật pháp, cải cách xã hội, định hướng phát triển kinh tế,

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w