1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế chính trị mác lênin sự biến động giá gạo từ đầu năm 2023 đến nay

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Việc phân tích, lý luận về sự biến động giá gạo, tìm hiểu trách nghiệm của người kinh doanh với người tiêu dùng gạo, phương pháp giữ vững vị thế của các doanh nghiệp gạo đã, đang và sẽ l

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAONGÀNH CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG

— -TIỂU LUẬN

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN

Giảng viên hướng dẫn: Ths Đỗ Thị Kim Tuyến Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Hà Nội- 2023

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦUGIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1 Lý do chọn đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 Tổng quan nghiên cứu 4 Câu hỏi nghiên cứu 5 Giả thuyết nghiên cứu

6 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 7 Phương pháp nghiên cứu

8 Nội dung chính

9 Khó khăn, hạn chế khi triển khai đề tài

CHƯƠNG I

SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ GẠO TỪ THÁNG 1/2023 ĐẾN ĐẦU THÁNG 9/2023

1 Khái quát chung về quy luật giá trị 2 Giai đoạn 1: Từ tháng 1/2023 - tháng 6/2023 3 Giai đoạn 2: Từ tháng 7/2023 đến tháng 9/2023.

4 Nguyên nhân dẫn đến sự biến động giá gạo trên toàn thế giới 5 Dự đoán giá gạo trong những tháng cuối năm 2023.

6 Tại sao Việt Nam không tăng giá gạo nhiều như thế giới? Cơ hội gì cho Việt Nam?

CHƯƠNG II

LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ,

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KINH DOANH VÀ PHƯƠNG ÁN DUY TRÌ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỊ TRƯỜNG GẠO

1 Trách nhiệm xã hội của người kinh doanh với người tiêu dùng gạo 2 Tác động của quy luật giá trị trên thị trường gạo.

2.1 Cảm nhận về tác động của quy luật giá trị trên thị trường gạo với tư cách là chủ doanh nghiệp.

2.2 Cảm nhận về tác động của quy luật giá trị trên thị trường gạo với tư cách là một sinh viên.

3 Phương án duy trì vị trí của doanh nghiệp trong thị trường gạo 3.1 Khái quát chung

3.2 Những phương án duy trì vị trí của doanh nghiệp trong thị trường gạo 3.2.1 Theo dõi thị trường gạo

3.2.2 Nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp 3.2.3 Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

KẾT LUẬN

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Bài tiểu luận về đề tài: “Sự biến động giá gạo từ đầu năm 2023 đến nay” thuộc bộ môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin là kết quả của quá trình học tập, tiếp thu kiến thức tại trường, lớp và cả những tìm tòi, nghiên cứu riêng của nhóm và sự chỉ dạy tận tình của Ths Đỗ Thị Kim Tuyến - người đã trực tiếp hướng dẫn nhóm tác giả trong môn học này Do vậy, qua đây, nhóm tác giả xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1 Lý do chọn đề tài

Ngay trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã cho biết: "Các hệ thống lương thực toàn cầu đang thất bại và hàng tỷ người đang phải trả giá” Thật vậy, theo ước tính, có tới hơn 780 triệu người bị đói, trong khi gần 1/3 lượng lương thực được sản xuất trên thế giới bị thất thoát hoặc lãng phí và gần 3 tỷ người không đủ khả năng chi trả để có một chế độ ăn uống lành mạnh Trong khi đó, các nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức khác do nguồn lực hạn chế và gánh nặng nợ nần khiến họ không thể đầu tư đầy đủ vào hệ thống lương thực có khả năng sản xuất thực phẩm bổ dưỡng cho tất cả mọi người.

Lúa gạo đóng vai trò quan trọng khi nó là nguồn lương thực chính của hơn 1,3 tỷ người trên thế giới Việc phân tích, lý luận về sự biến động giá gạo, tìm hiểu trách nghiệm của người kinh doanh với người tiêu dùng gạo, phương pháp giữ vững vị thế của các doanh nghiệp gạo đã, đang và sẽ luôn là vấn đề quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để nắm bắt được cơ hội phát triển nền kinh tế cũng như đảm bảo nền an ninh lương thực

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung vào 3 mục tiêu chính:

Thứ nhất, phân tích biến động giá gạo từ đầu năm 2023 đến nay (tháng 9/2023), chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi này, dự báo giá gạo và chỉ ra cơ hội cho Việt Nam Thứ hai, lý luận về tác động của quy luật giá trị lên sự biến động giá gạo.

Thứ ba, nêu ra trách nhiệm của người kinh doanh với người tiêu dùng gạo, phương án duy trì của doanh nghiệp trên thị trường gạo.

3 Tổng quan nghiên cứu

Nhóm tác giả chủ yếu tham khảo các bài báo, tạp chí trong nước có thể kể đến như: Thạch Bình 2023 “Giá gạo tăng mạnh: Nguyên nhân và khả năng thích ứng của thế giới.” Bnews.vn, (08), Khánh Minh 2023 “Giá gạo ở châu Á tăng lên mức cao nhất trong 15 năm.” Lao Động, (08), để tham khảo các số liệu biến động giá gạo; một số bài báo như: K.D 2023 “Bình ổn giá gạo trong nước khi giá thế giới tăng cao.” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, (08), Nguyễn, Hạnh 2023 “Triển vọng xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm 2023 được đánh giá tương đối tích cực.” Công thương, (07), để chỉ ra các quyết định của Chính phủ về việc điều tiết giá gạo; cùng

Trang 4

với việc đọc Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin để nắm rõ kiến thức về quy luật giá trị Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa đề cập rõ đến ảnh hưởng của quy luật giá trị lên thị trường gạo thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Bài nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ giải quyết vấn đề này

4 Câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu trả lời 3 câu hỏi:

Thứ nhất, giá gạo từ đầu năm 2023 đến nay (tháng 9/2023) biến động như thế nào, nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi, dự báo giá gạo và cơ hội cho Việt Nam là gì? Thứ hai, quy luật giá trị tác động lên sự biến động giá gạo như thế nào?

Thứ ba, trách nhiệm của người kinh doanh với người tiêu dùng gạo, phương án duy trì của doanh nghiệp trên thị trường gạo là gì?

5 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Giá gạo nhìn chung có xu hướng tăng, nguyên nhân là do một số nước lớn trong việc xuất khẩu gạo cũng như ngũ cốc đã rút ra khỏi các thỏa thuận về lương thực hoặc đưa ra những lệnh cấm xuất khẩu, tăng thuế gạo, Dự báo 3 tháng cuối năm, giá gạo vẫn còn tăng Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam vẫn khá ổn định do có sự điều chỉnh kịp thời từ chính phủ Trong tình hình nguồn cung gạo còn hạn chế, đây là cơ hội mà Việt Nam cần nắm lấy.

Giả thuyết 2: Quy luật giá trị có những tác động rõ nét lên thị trường gạo như: điều tiết sản xuất và lưu thông sản phẩm, kích thích sản xuất và hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.

Giả thuyết 3: Người kinh doanh gạo cần có trách nhiệm cung cấp sản phẩm chất lượng, cung cấp thông tin đáng tin cậy, bình ổn giá gạo và đảm bảo tính minh bạch và trung thực Bên cạnh đó, những phương án duy trì vị trí của doanh nghiệp trong thị trường gạo là: theo dõi thị trường gạo, nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

6 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: biến động giá gạo từ đầu năm 2023 đến nay Phạm vi:

Không gian: Việt Nam và thế giới Thời gian: Từ đầu năm 2023 đến nay.

7 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu áp dụng 3 phương pháp chính:

- Phương pháp định lượng: thu thập, thống kê khối lượng xuất khẩu, mức độ tăng giảm giá gạo, các con số thiệt hại do thiên tai để đánh giá, phân tích và dự đoán giá gạo.

- Phương pháp khai thác tài liệu: tìm hiểu, chọn lọc các tài liệu, bài báo, tạp chí, bài nghiên cứu, nghị quyết liên quan đến vấn đề trong đề tài.

- Phương pháp logic: từ việc đánh giá sự tăng giảm giá gạo, đưa ra đánh giá về ảnh hưởng của quy luật giá trị lên thị trường gạo, đưa ra các giải pháp, phương án phù

Trang 5

8 Nội dung chính

Bài tiểu luận được chia thành 2 chương chính:

Chương I: Sự biến động giá gạo từ tháng 1/2023 đến đầu tháng 9/2023

Chương II: Lý luận về tác động của quy luật giá trị, trách nhiệm xã hội của người kinh doanh và phương án duy trì của doanh nghiệp trong thị trường gạo

9 Khó khăn, hạn chế khi triển khai đề tài

Do chưa tiếp cận được với các nguồn tài liệu mang tính chuyên môn cao nên việc đi sâu và khai thác cặn kẽ từng vấn đề của nhóm tác giả vẫn còn hạn chế.

Trang 6

CHƯƠNG I

SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ GẠO TỪ THÁNG 1/2023 ĐẾN ĐẦU THÁNG 9/2023

1 Khái quát chung về quy luật giá trị

Có rất nhiều quy luật kinh tế điều tiết nền kinh tế thị trường, điển hình trong số

đó là quy luật giá trị Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị Đây là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa.

Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị, dưới sự tác động của quan hệ cung – cầu Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có những tác động cơ bản: 1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, 2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, 3 Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên.

Nhìn chung, quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất; vừa có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực.

2 Giai đoạn 1: Từ tháng 1/2023 - tháng 6/2023.

Vào tháng 1/2023, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam đã cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt 400.000 tấn với giá trị đạt 203 triệu USD,

giảm 20,9% về khối lượnggiảm 17,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022 Sở dĩ giá gạo đầu năm bị giảm là do nhu cầu tiêu thụ của thế giới giảm, cùng với đó là lượng tồn kho ở nhiều nước còn cao Ngoài ra, còn do nhiều doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến không kịp thu mua lúa ở thời điểm giá tốt Khác với Việt Nam, vào thời điểm đó giá gạo xuất khẩu ở Thái Lan lại chạm tới mức cao nhất trong gần 2 năm nhờ đồng Baht tăng giá và sức mua mạnh mẽ trên thị trường Tháng 3/2023, giá gạo tại miền Bắc tương đối ổn định, nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu Tại miền Nam, giá gạo tăng do nhu cầu nhập khẩu gạo để dự trữ của các nước trước bất ổn về kinh tế, chính trị, biến đổi khí hậu và nguồn cung bị đứt gãy ở nhiều quốc gia Ngoài ra, “Tháng ba ngày tám” - đói giáp hạt của người Việt cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá nhẹ Tính đến hết quý I/2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,85 triệu tấn gạo, đạt 981,4 triệu USD, tăng 23,4% về lượngtăng 34,3% về giá trị so

Trang 7

với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 6 tháng đầu năm, tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam đã có những kết quả tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm ngoái, ở cả các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của nước ta đạt hơn 4,2 triệu tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái Trị giá xuất khẩu gạo tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 2,26 tỷ USD Đặc biệt, về giá gạo xuất khẩu, trong tháng 4 vừa qua, giá gạo xuất khẩu bình quân từ Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm

Trong giai đoạn này, giá gạo thế giới có xu hướng tăng lên nhưng vẫn tương đối ổn định do năng suất lúa ở các quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hiện tượng thời tiết El Nino Tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán gay gắt ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đã khiến nguồn cung gạo ở nhiều nước bị thiếu hụt Nhiều vùng nông nghiệp ở quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới là Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và mưa lớn vào mùa hè, trong đó trung tâm sản xuất lúa gạo lớn là Quảng Tây - Quảng Đông hứng chịu lượng mưa tích lũy cao thứ 2 trong ít nhất 20 năm, cũng như phải hứng chịu cái nóng kèm hạn hán khốc liệt ở một số vùng nông nghiệp khác tại Trung Quốc Tương tự, lũ lụt nghiêm trọng đã lấy đi 31%1 sản lượng lúa gạo của Pakistan Những hiện tượng thiên tai của thời tiết đã tác động tiêu cực đến mùa màng của các quốc gia đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo khiến cho lượng gạo xuất khẩu ra nước ngoài rất thấp cùng với đó là nhu cầu rất lớn từ thị trường khiến cho giá gạo tăng cao Bên cạnh đó, chiến sự giữa Nga và Ukraine cũng khiến cho nhu cầu dự trữ lương thực tăng cao.

3 Giai đoạn 2: Từ tháng 7/2023 đến tháng 9/2023.

Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu gạo của nước ta đạt kỷ lục mới là 5,81 triệu tấn, trị giá 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 35,7% về trị giá so với cùng kỳ

năm 2022 Với kết quả này, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để vươn lên trở thànhnước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ Giá gạo xuất khẩu riêng trong

tháng 8 cũng tăng vọt 8% so với tháng trước và cao hơn 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt bình quân 593 USD/tấn Bình quân 8 tháng đầu năm, giá xuất khẩu bình quân gạo đã tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 544 USD/tấn Tuy nhiên, bước sang tháng 9, theo số liệu ghi nhận của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá gạo thế giới đã có phần hạ nhiệt khi nhiều nước hạ giá bán trong bối cảnh giá mặt hàng lương thực này đã tăng quá cao khiến cho hoạt động mua bán bị chậm lại Giá gạo Việt Nam trong thời điểm này cũng đã giảm nhẹ so với khoảng thời gian 8 tháng đầu năm 2023.

Trong giai đoạn này, thị trường gạo thế giới cũng có nhiều biến động Vào ngày 17/7, Chính phủ Nga đã quyết định dừng tham gia thoả thuận “Sáng kiến ngũ cốc 1 Nguyễn, Đức 2023 “Báo động thiếu gạo toàn cầu năm 2023.” Báo Điện tử chính phủ, (04)

https://baochinhphu.vn/bao-dong-thieu-gao-toan-cau-nam-2023-10223042008520247.htm.

Trang 8

Biển Đen” với Ukraine đồng thời phong tỏa Biển Đen Điều này cũng dẫn đến sự gia tăng của giá lương thực thế giới Sự mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine đã làm gia tăng sự căng thẳng cho thị trường lương thực thế giới Và đến ngày 20/7, Chính phủ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tẻ trừ gạo Basmati để tăng nguồn cung cấp trong nước và kiểm soát giá bán lẻ trong mùa lễ hội sắp tới, tránh lạm phát Không chỉ vậy, vào nửa đêm ngày 25, rạng sáng ngày 26/8/2023, Bộ Tài chính Ấn Độ đã chính thức áp thuế xuất khẩu lên tới 20% đối với các lô gạo đồ xuất khẩu sẽ kéo dài đến ngày 16/10/2023 Bởi những nguyên do trên, các quốc gia nhập khẩu lúa gạo bắt đầu tích trữ lương thực, điều này đã đẩy giá gạo Việt Nam và Thái Lan tăng lên Tuy nhiên, đến đầu tháng 9, giá gạo trên thế giới và cả Việt Nam đều đã ghi nhận sự sụt giảm do nhu cầu nhập khẩu của các nước đối tác đã bắt đầu giảm xuống.

4 Nguyên nhân dẫn đến sự biến động giá gạo trên toàn thế giới.

Quy luật giá trị hoạt động thể hiện ở sự vận động của giá cả xoay quanh trục giá trị Trong vấn đề giá gạo, quan hệ cung - cầu và quan hệ cạnh tranh đã làm tách rời giá cả và giá trị Giá cả gạo tăng do lượng cầu tăng cao khi hiện tượng thời tiết cực đoan đã khiến cho sản lượng gạo ở nhiều nước sụt giảm, cũng như khi Nga rút khỏi thỏa thuận “Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen"; Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tẻ và tăng thuế xuất khẩu gạo đồ Việc Ấn Độ, nhà cung cấp tới 40% sản lượng cho toàn thế giới cấm xuất khẩu ngay trong bối cảnh tồn kho tại các quốc gia sản xuất, đặc biệt là châu Á đang xuống mức thấp theo mùa đã khiến lo ngại mất an ninh lương thực ngày càng trở nên sâu sắc Tình thế này buộc các nước nhập khẩu đẩy mạnh tích trữ trong khi các nước xuất khẩu có khả năng hạn chế bán hàng ra thị trường nhằm đảm bảo nhu cầu trong nước Sau đó, giá gạo giảm do quan hệ cạnh tranh xuất khẩu gạo giữa các nước tăng lên: đồng Baht Thái giảm giá làm giá xuất khẩu gạo của Thái - một thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới giảm; nguy cơ các lệnh cấm xuất khẩu gạo của nhiều

Trang 9

nước được gỡ bỏ làm mối quan hệ cạnh tranh tăng lên, kéo theo sự giảm giá xuất khẩu gạo của thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Sự giảm giá này cũng một phần đến từ quan hệ cung - cầu khi giá gạo quá cao, nhiều nhà nhập khẩu đã quay sang nhập các loại ngũ cốc khác, làm cho nhu cầu gạo giảm bớt.

5 Dự đoán giá gạo trong những tháng cuối năm 2023.

Dự đoán giá gạo thế giới cuối năm 2023 có xu hướng tăng, vì nhu cầu gạo trên thế giới còn tăng do cung ứng các nguồn lương thực khác còn hạn chế Ấn Độ - nhà cung cấp tới 40% sản lượng cho toàn thế giới cấm xuất khẩu ngay trong bối cảnh tồn kho tại các quốc gia sản xuất, đặc biệt là châu Á đang xuống mức thấp theo mùa đã khiến lo ngại mất an ninh lương thực ngày càng sâu sắc Các quốc gia là nguồn cung cấp lúa gạo cũng chịu áp lực do chịu ảnh hưởng từ thời tiết xấu Ở khu vực Nam Á khi mưa, gió mùa rải rác ở Ấn Độ và lũ lụt ở Pakistan cũng làm ảnh hưởng tới nguồn cung Hình thái thời tiết El Nino sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa gạo tới các quốc gia ở những tháng cuối năm Ngoài ra còn một số nước khác cũng có lệnh cấm xuất khẩu gạo như: UAE, Nga…

Ấn Độ chưa có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm hay bỏ áp thuế 20% xuất khẩu gạo trắng trong năm 2023 khi họ vẫn đang nỗ lực kiềm chế đà tăng giá gạo trong nước; giá gạo Thái Lan thì có dấu hiệu tăng do đồng Baht tăng giá trở lại, cùng với giá lương thực sẽ tiếp tục có những biến động do tình hình biến đổi khí hậu, tuy nhiên Việt Nam thì lại có lợi thế nguồn cung có sớm từ vụ Đông Xuân, sản lượng, chất lượng lúa gạo ổn định Nên vì thế, dự báo trong ngắn hạn giá gạo Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức tốt Đây chính là những yếu tố giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo được hưởng lợi trong thời gian tới

6 Tại sao Việt Nam không tăng giá gạo nhiều như thế giới? Cơ hội gì cho ViệtNam?

Việt Nam không tăng giá gạo nhiều như thế giới là do Bộ Công thương đã vào cuộc kịp thời trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và bình ổn giá gạo trong nước Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2023 về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay Để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế trong sản xuất lúa gạo và cơ hội của thị trường xuất khẩu, nâng cao thu nhập của người dân, tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi bất chính, gây bất ổn thị trường và uy tín của gạo Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tập trung chỉ đạo, quyết liệt thực hiện một số nhiệm vụ Việt Nam đủ dự trữ gạo cho nội địa và xuất khẩu.

Trước tình hình an ninh lương thực hiện nay, đây là cơ hội cho Việt Nam đầu tư nângcao chất lượng gạo Lúc này, gạo Việt đang có lợi thế xuất khẩu để tăng được cả sản

lượng lẫn giá xuất khẩu do hiệu ứng nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn bị hạn

Trang 10

chế, nhưng lợi thế này sẽ không kéo dài Một khi Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu khoảng 22 triệu tấn/năm thu hồi lệnh cấm xuất khẩu, giá gạo chắc chắn sẽ không thể duy trì ngưỡng cao Do đó, một mặt tận dụng thời cơ ngắn hạn để tăng xuất khẩu, ngành lúa gạo cần kiên định thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng, gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, tăng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng sản lượng, giảm tiêu hao vật tư đầu vào, giảm phát thải để hướng tới mục tiêu net-zero trong ngành nông nghiệp.

Trang 11

CHƯƠNG II

LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KINH DOANH VÀ PHƯƠNG

ÁN DUY TRÌ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỊ TRƯỜNG GẠO1 Trách nhiệm xã hội của người kinh doanh với người tiêu dùng gạo.

Là doanh nhân kinh doanh mặt hàng gạo ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận ra, thì cần có những trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng.

Thứ nhất, cung cấp sản phẩm chất lượng: Đây là trách nhiệm đầu tiên của doanh nhân kinh doanh gạo đối với người tiêu dùng Phải đảm bảo rằng gạo đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm Điều này buộc doanh nhân cần phải kiểm soát quy trình sản xuất, lựa chọn nguồn gốc gạo đáng tin cậy và đảm bảo quy trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo gạo đến tay người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất Việc này không chỉ đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người tiêu dùng mà còn giúp các doanh nghiệp xây dựng được lòng tin và thương hiệu của mình 2

Thứ hai, cung cấp thông tin đáng tin cậy: Doanh nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về sản phẩm gạo cho người tiêu dùng Thông tin bao gồm nguồn gốc, quy trình sản xuất, thành phần, giá trị dinh dưỡng, các chứng nhận và tiêu chuẩn áp dụng Điều này giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn, so sánh và đánh giá các loại gạo một cách đúng đắn.

Thứ ba, bình ổn giá gạo: Cố gắng duy trì giá cả hợp lý trong bối cảnh thị trường gạo trong và ngoài nước có nhiều biến động, cơ cấu xuất khẩu tăng Các doanh nghiệp cần có trách nhiệm trong việc giữ giá cả gạo trong nước ở mức ổn định không tăng giá gạo đột ngột và tránh tình trạng lạm phát để đảm bảo người tiêu dùng trong nước không gặp khó khăn về giá cả, chịu áp lực tài chính quá lớn.

Thứ tư, đảm bảo tính minh bạch và trung thực: Không bỏ sót hay sử dụng thông tin lừa dối về nguồn gốc, chất lượng và giá của gạo, không vì lợi nhuận mà hạ thấp chất lượng sản phẩm Tính minh bạch giúp người tiêu dùng tin tưởng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với doanh nhân.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng hiệu quả sản phẩm gạo cũng như các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, cảnh báo khách hàng về những sản phẩm gạo kém chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, doanh nhân mặt hàng gạo còn cần có những trách nhiệm sau đối với xã hội:

Trước hết, thúc đẩy kinh tế: Trong bối cảnh thị trường gạo năm 2023 có nhiều biến động, nhu cầu nhập khẩu gạo từ các nước Châu Âu và Châu Á đều tăng mạnh, 2Bộ Giáo dục và Đào tạo 2021 Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin Hà Nội, Việt Nam: NXB Chính trị Quốc gia sự thật.

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w