Tiểu luận cuối kỳ đề tài vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả để phân tích vấn đề biến đổi khí hậu từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho bản thân

18 2 0
Tiểu luận cuối kỳ đề tài  vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả để phân tích vấn đề biến đổi khí hậu từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho bản thân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mỗi liên hệ giữa các thiên tai trên với biến đổi khí hậu.Sức ảnh hưởng của vấn đề BĐKH là rất lớn, vì thế hàng ngàn câu hỏi được đặt ra: Làm sao con người có

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾTQUẢ ĐỂ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ “BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” TỪ ĐÓ RÚT

RA Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHO BẢN THÂN.

Trang 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 4

1.1 Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả 4

1.1.1 Định nghĩa 4

1.1.2Tính chất của mối quan hệ nhân quả 4

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả 5

1.2.1 Nguyên nhân 5

1.2.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân 5

1.2.3 Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU72.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu toàn cầu 7

2.2 Hiện trạng biến đổi khí hậu toàn cầu 7

2.3 Nguyên nhân 8

2.3.1 Nguyên nhân tự nhiên 8

2.3.2 Nguyên nhân do con người 9

2.4 Hậu quả 11

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 13

3.1Ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng 13

3.2Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch mức tối đa 13

3.3Cần có sự chung tay của các công nghệ hiện đại để bảo vệ môi trường 13

3.4Cải tạo, nâng cấp hạ tầng 13

C KẾT LUẬN 14

1 Kết luận về vấn đề Biến đổi khí hậu 14

2 Ý nghĩa phương pháp luận cho bản thân 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Các chất gây nên hiệu ứng nhà kính theo US EPA, 2014 Biểu đồ 2: Các yếu tố kinh tế gây nên hiệu ứng nhà kính theo US EPA, 2014

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STTKý hiệu chữ

viết tắt

Chữ viết đầy đủTên tiếng việt

1 BĐKH Climate change Biến đổi khí hậu 2 DCC Department of Climate Change Bộ Tài Nguyên và Môi

Trường 3 UN (LHQ) United Nations Liên Hợp Quốc 4 US EPA United States Environmental

Protection Agency

Cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ

Trang 4

A MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đề

Biến đổi khí hậu (BĐKH) chính là biểu hiện của sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng hiện nay BĐKH là vấn đề đang được quan tâm bởi đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại BĐKH đã và đang tác động trực tiếp lên đời sống kinh tế - xã hôi và môi trường toàn cầu Trong những năm gần đây nhiều nơi trên thế giới đã gánh chịu hàng loạt thiên tai như bão lớn, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mỗi liên hệ giữa các thiên tai trên với biến đổi khí hậu.

Sức ảnh hưởng của vấn đề BĐKH là rất lớn, vì thế hàng ngàn câu hỏi được đặt ra: Làm sao con người có thể đương đầu, chống lại những thiên tai của thiên nhiên và làm thế nào để có thể giải quyết và khắc phục được những hậu quả mà BĐKH để lại? Để có những câu trả lời thoả đáng nhất thì điều tất yếu cần có là tư duy và nhận thức đúng đắn về vấn đề BĐKH Trên cơ sở đó, việc thực hiện đề tài “Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả để phân tích vấn đề biến đổi khí hậu” là hết sức cần thiết Kết quả của bài phân tích sẽ làm kiến thức nền cho việc giải quyết, khắc phục vấn đề

2. Mục đích bài tiểu luận

Mục đích tổng quát: nắm được nội dung lý thuyết về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả và mối liên hệ, ý nghĩa phương pháp luận

Mục đích cụ thể: Vận dụng được cặp phạm trù nguyên nhân – kết qủa để phân tích được vấn đề “Biến đổi khí hậu”, hiểu rõ hơn những thực trạng và đưa ra hướng giải quyết vấn đề Từ đó rút ra phương pháp luận cho bản thân

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu, thiên tai: hạn hán, lũ lụt, bão lớn, thời tiết khắc nghiệt…

Phạm vi nghiên cứu: Toàn cầu, không giới hạn thời gian

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sự dụng một số phương pháp nghiên cứ như: Phương pháp thu thập thông tin, phân tích, so sánh, thống kê và tổng hợp Thu thập nội dung và số liệu từ những nguồn thông tin đã cung cấp.

Trang 5

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT1.1 Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

1.1.1 Định nghĩa

Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh môi quan hệ sản sinh ra nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.

Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nào đó.

Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra Chẳng hạn, không phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng mà chỉ là tương tác của dòng điện với dây dẫn (trong trường hợp này, với dây tóc của bóng đèn mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn sáng).

Cuộc đầu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản là nguyên nhân đưa đến kết quả là cuộc cách mạng vô sản nổ ra.

1.1.2 Tính chất của mối quan hệ nhân quả

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối quan hệ quả có tính khách quan phổ biến, tính tất yếu

Tính khách quan thể hiện ở chỗ: Mối quan hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người Dù con người biết hay không biết thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó là tất yếu gây nên biến đổi nhất định Con người chỉ phản ánh vào trong đầu mình Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan trong bản thân sự vật Họ cho rằng mối quan hệ nhân quả là do Thượng Đế sinh ra hoặc do cảm giác con người quy định

Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ trong hiện thực.

Trang 6

Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: Cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra những kết quả như nhai Tuy nhiên, trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả chúng gây ra giống nhau bấy nhiêu

1.2.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả 1.2.1 Nguyên nhân

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện Tuy nhiên không phải hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả Thí dụ ngày kế tiếp đêm Mùa hè kế tiếp mùa xuân,… nhưng không phải đêm là kết quả của ngày, mùa hè không phải kết quả mùa xuân Cái phân biệt quan hệ hệ nhân quả với kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau Nguyên nhân của ngày và đêm là do sự tự quay quanh trục của Trái đất, nguyên nhân của mùa màng là do sự biến đổi khí hậu khi trái đất tự quay hai cực nam và bắc luân phiên ngả về phí mặt trời

Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau Một nguyên nhân sinh ra một kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra Ví dụ nguyên nhân của việc mất mùa có thể do hạn hán, sâu bệnh Còn được mùa hay không phụ thuộc vào nước, phân bón, cách chăm sóc, giống loại…

Một nguyên nhân trong điều kiện khác nhau sẽ sinh ra kết quả khác nhau Chặt phá rừng sẽ gây ra nhiều hậu quả lũ lụt, hạn hán, tiêu diệt một số loài sinh vật

Nhiều nguyên nhân cùng tác động cùng nhiều lên một sự vật sẽ làm kết quả nhanh xuất hiện hơn Ngược lại nếu nhiều nguyên nhân tác động khác chiều lên cùng một sự vật sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu nhau làm cản trở kết quả mà con người muốn Như việc tronh nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mỗi thành phần kinh tế đều có vị trí nhất định đối với việc phát triển

Trang 7

nền kinh tế chung Mỗi thành phần kinh tế vừa tác động vừa cản trở lẫn nhau Nên muốn phát huy hết tác dụng của các thành phần kinh tế thì phải tạo cho các thành phần kinh tế điều kiện thuận lợi phát triển trong đó thành phần kinh tế nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo

1.2.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân

Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo 2 hướng: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).

Trình độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển Ngược lại trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triền kinh tế và giáo dục đúng đắn Dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo dục

1.2.3 Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau

Điều này có nghĩa là một sự vật hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân nhưng trong mối quan hệ khác là kết quả Vì vây, Ph Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định Nhưng khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể.

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU2.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu toàn cầu

Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ 1

2.2 Hiện trạng biến đổi khí hậu toàn cầu

Có rất nhiều bằng chứng đã chỉ rõ mức độ báo động đỏ của BĐKH, đây không chỉ là mối đe doạ và nguy hiểm cho Trái đất bởi sự dần lên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng những thiên tai như hạn hán, bão lũ khiến con người lao đao trước những biến đổi không hề nhỏ ấy

Sự nóng lên toàn cầu

Theo các nghiên cứu khoa học, “Thủ phạm” làm tăng nhiệt trên Trái Đất gây ra hiện tượng băng tan và làm nóng các đại dương chính là khí nhà kính tồn tại lâu dài trong khí quyển Từ năm 1990, lượng khí nhà kính đã làm gia tăng 41% tổng bức xạ, nhân tố gây ra quá trình nóng lên toàn cầu Trong đó, khí carbon dioxide (CO2) chiếm 82% lượng bức xạ gia tăng trong thập niên vừa qua Tình trạng thải khí CO2 đã đạt đến những kỷ lục vào năm 2017 và 2018 Riêng trong năm 2017, nồng độ CO2 trong khí quyển đã lên mức trung bình toàn cầu 405,5 phần triệu (ppm), cao hơn gần 50% so với giai đoạn trước khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, và đang tiếp tục tăng cao hơn nữa Sự gia tăng đột biến nồng độ khí CO2 khiến Trái Đất không thể hấp thu được hết lượng khí thải độc hại này cũng như các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu.

Thực tế cho thấy, các hoạt động sinh sống và sản xuất không kiểm soát của con người hiện nay là nguồn phát thải chính các khí gây hiệu ứng nhà kính Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu con người tiếp tục khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phục vụ các lĩnh vực như giao thông, năng lượng và công 1 Theo DCC (Department of Climate Change), Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về biến đổi khí hậu.

Trang 9

nghiệp, với tốc độ hiện tại thì đến năm 2250, nồng độ CO2 trong không khí sẽ tăng lên mức cao chưa từng thấy trong 200 triệu năm qua kể từ kỷ Trias - thời kỳ nóng nhất trong lịch sử Trái Đất với hai cực địa cầu không hề có băng tuyết.

Trong những năm gần đây, con người đã chứng kiến các đợt nắng nóng đỉnh điểm đến gần 50 độ C ở Australia, Ấn Độ hay lên tới 41 độ C ở những xứ lạnh như châu Âu, Canada và Mỹ làm nhiều người tử vong Mặc dù hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 kêu gọi giữ mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới ngưỡng 2 độ C, nhưng hành tinh của chúng ta hiện đang trên đà nóng lên gấp đôi con số này Các tổ chức khí tượng và môi trường của LHQ dự báo nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm từ 3-5 độ C trong thế kỷ XXI, vượt xa so với mục tiêu hạn chế ở mức 1,5 - 2 độ C theo Hiệp định Paris.

Sự nóng lên toàn cầu có ảnh hưởng

Sự nóng lên toàn cầu cũng kéo theo rủi ro ngày càng gia tăng liên quan đến khí hậu đối với sức khỏe, sinh kế, an ninh lương thực, cấp nước, an ninh con người và tăng trưởng kinh tế Không chỉ đối mặt với các đợt nắng nóng đỉnh điểm gây thiệt hại về người, thế giới cũng xảy ra các vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề, hay những trận siêu bão có sức tàn phá lớn biến mọi thứ trở thành hoang tàn ở Philippines, Indonesia hoặc những đợt cháy rừng khủng khiếp tàn phá Mỹ, Hy Lạp, Thụy Điển, Italy…, và cả những đợt núi lửa phun trào, động đất, sóng thần ở nhiều nước châu Á… Năm 2018, lần đầu tiên khối băng dày vĩnh cửu tại miền Bắc Greenland bắt đầu rạn nứt Dự báo đến năm 2100, những trận siêu bão như Sandy ở Mỹ sẽ lặp lại với tần suất thường xuyên hơn, có thể tới 17 lần/năm.

Các điều kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra đang cản trở những nỗ lực xóa đói giảm nghèo cũng như làm xói mòn những thành tựu đạt được trong lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) Đáng lo ngại hơn, các chuyên gia đều đồng ý rằng, tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gây ra những tác động tàn phá không thể đảo ngược đối với sự sống trên Trái Đất.

2.3 Nguyên nhân

2.3.1 Nguyên nhân tự nhiênThay đổi đại dương

Trang 10

Những thay đổi của các quá trình diễn ra như hoàn lưu muối nhiệt trong lòng đại dương Và đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố nhiệt trong địa dương toàn cầu Giống như một 'bánh đà' khổng lồ giúp ổn định tốc độ của động cơ, lượng nhiệt khổng lồ trong các đại dương sẽ ổn định nhiệt độ của Trái đất Nhiệt dung của đại dương lớn hơn nhiều so với nhiệt dung của khí quyển hay đất liền Kết quả là, đại dương ấm dần vào mùa hè, giữ cho không khí mát mẻ, và lạnh dần vào mùa đông, giữ cho không khí ấm áp.

Hoạt động của núi lửa

Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.

Thay đổi quỹ đạo Trái Đất

Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo Trục quay có góc nghiêng 23,5 ° Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.

2.3.2 Nguyên nhân do con ngườiHoạt động của con người

Khí thải công nghiệp, một số loại khí nhà kính từ hoạt động sản xuất của con người hiện đang vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn Làm ảnh hưởng tiêu cực không chỉ gây ô nhiễm môi trường không khí mà còn gây biến đổi khí hậu Và cũng là một nguyên nhân gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính Ngoài ra, việc tăng dân số cũng làm lượng khí thải do nhu cầu sinh hoạt tăng cao, điều đó cũng tác động gián tiếp đến biến đổi khí hậu.

Sự gia tăng mạnh của các khí nhà kính

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan