1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN “KHU ĐÔ THỊ PHÚ CƯỜNG PHÚ QUÝ”

220 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Khu đô thị Phú Cường Phú Quý”
Tác giả Công Ty Cổ Phần Phú Cường Hoàng Gia
Thể loại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Rạch Giá
Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 11,06 MB

Nội dung

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ CƯỜNG HOÀNG GIA --BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN “KHU ĐÔ THỊ PHÚ CƯỜNG PHÚ QUÝ” ĐỊA ĐIỂM: PHƯỜNG RẠCH SỎI, THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ VÀ XÃ VĨNH HÒA HIỆP, HUYỆN C

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ CƯỜNG HOÀNG GIA

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN “KHU ĐÔ THỊ PHÚ CƯỜNG PHÚ QUÝ”

ĐỊA ĐIỂM: PHƯỜNG RẠCH SỎI, THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ VÀ

Rạch Giá, tháng 4 năm 2023

Trang 2

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ CƯỜNG HOÀNG GIA

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN “KHU ĐÔ THỊ PHÚ CƯỜNG PHÚ QUÝ”

ĐỊA ĐIỂM: PHƯỜNG RẠCH SỎI, THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ VÀ

XÃ VĨNH HÒA HIỆP, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG

Rạch Giá, tháng 4 năm 2023

Trang 3

M ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 12

1 Xuất xứ của dự án 12

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 13

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 19

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 22

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 23

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 30

1.1 Thông tin về dự án 30

1.1.1 Tên dự án 30

1.1.2 Tên chủ dự án 30

1.1.2 Vị trí dự án 30

1.1.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 33

1.1.4 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 34

1.1.5 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất của dự án 36

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 43

1.2.1 Các hạng mục công trình chính của dự án 43

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 46

1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 57

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 62

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 65

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 80

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 82

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 82

2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án 82

2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 90

2.2.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 93

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực dự án 93

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 112

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 113

Trang 4

Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG

PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 115

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 115

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 115

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 160

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 160

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 195

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 211

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 211

3.3.2 Vai trò các bên trong quản lý môi trường 211

Chương 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 214

4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 214

4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 217

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 219

1 Kết luận 219

2 Kiến nghị: 219

3 Cam kết của chủ dự án đầu tư 219

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD5 - Nhu cầu oxy cho quá trình sinh học

TCVN - Tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam

TDS - Tổng chất rắn hoà tan (trong nước)

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1: Tọa độ các điểm ranh giới dự án 30

Bảng 1 2: Bảng so sánh các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội so với phương án đã được phê duyệt của dự án 39

Bảng 1 3 Bảng tổng hợp nội dung điều chỉnh 39

Bảng 1 4: Bảng cân bằng đất đai toàn khu 40

Bảng 1 5: Bảng tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị khu I 41

Bảng 1 6: Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị Khu II 42

Bảng 1 7: Bảng tính toán nhu cầu dùng nước 54

Bảng 1 8: Khối lượng hệ thống cấp nước 56

Bảng 1 10: Thiết bị, máy móc trong giai đoạn san nền, thi công xây dựng 62

Bảng 1 11: Dự báo mực nước biển dâng trong thế kỷ XXI 65

Bảng 1 12: Bảng tổng hợp cân bằng khối lượng san lấp của dự án 66

Bảng 2 1 : Bảng thống kê hệ thống thoát nước mưa 58

Bảng 2 2: Khối lượng hệ thống cống thoát nước thải 60

Bảng 2 3: Nhiệt độ không khí trung bình giai đoạn 2018 – 2021 82

Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình giai đoạn 2018 – 2021 83

Bảng 2.5: Độ ẩm không khí trung bình giai đoạn 2018 – 2021 83

Bảng 2.6: Số giờ nắng các tháng trong giai đoạn 2018 – 2021 84

Bảng 2 7: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu vực Dự án 95

Bảng 2 8: Kết quả giám sát chất lượng không khí định kỳ khu vực Dự án giai đoạn san lấp mặt bằng 96

Bảng 2 9: Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ khu vực dự án 97

Bảng 2 10: Kết quả giám sát chất lượng nước biển ven bờ khu vực Dự án 98

Bảng 2 11: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực Dự án 99

Bảng 2.12: Kết quả phân tích trầm tích đáy trong vùng biển khu vực Dự án 100

Bảng 2 13 Danh sách các loài thực vật ngập mặn ở khu vực dự án 101

Bảng 2 14: Những loài thực vật phù du phổ biến ở khu vực nghiên cứu 103

Bảng 2 15 Mật độ (tế bào/lít) các loài thực vật phù du ưu thế ở các vị trí khảo sát 104

Bảng 2 16: Danh sách thành phần loài thân mềm khu vực nghiên cứu 108

Bảng 2 17 Danh sách thành phần loài giáp xác ở khu vực nghiên cứu 110

Bảng 2 18 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 112

Bảng 3 1: Thời gian lắng và quãng đường đi của các hạt trong nước 120

Bảng 3.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng 121

Bảng 3.3: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 121

Bảng 3.4: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 122

Bảng 3 5: Lượng nhiên liệu tiêu thụ cho hoạt động của máy móc, thiết bị thi công 123

Bảng 3.6: Hệ số phát thải của các máy móc thiết bị thi công trong khu vực dự án 123

Bảng 3.7: Tải lượng khí thải của các thiết bị thi công trong khu vực dự án 124

Trang 7

Bảng 3.8: Kết quả dự báo tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ động cơ các phương tiện

vận tải phục vụ san nền 126

Bảng 3 9 Tổng hợp tải lượng ô nhiễm bụi, khí thải của các phương tiện vận chuyển của dự án 127

Bảng 3.10: Kết quả tính toán nồng độ phát tán khí thải trong quá trình vận chuyển 127

Bảng 3.11: Tỷ lệ các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại 128

Bảng 3.12: Dự báo tải lượng khí thải trong công tác hàn thi công 129

Bảng 3.13: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 129

Bảng 3 14 Tiếng ồn do các thiết bị xây dựng 132

Bảng 3.15: Kết quả dự báo tiếng ồn do các thiết bị xây dựng gây ra 132

Bảng 3.16: Rung động do các thiết bị thi công (dB) 133

Bảng 3.17: Kết quả dự báo mức rung động do các thiết bị xây dựng 133

Bảng 3 18: Chỉ tiêu các chất ô nhiễm của nước thải sau khi xử lý bằng bể xử lý dầu và lắng cát 142

Bảng 3 19 Hệ số các chất ô nhiễm khi đốt gas 160

Bảng 3.20: Tải lượng chất ô nhiễm khi sử dụng gas 161

Bảng 3.21: Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO 161

Bảng 3.22: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí đốt dầu DO khi vận hành máy phát điện trong 1 giờ 162

Bảng 3 23: Ước tính số lượt xe tham gia lưu thông trên khu vực dự án 162

Bảng 3 24: Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy kỵ khí nước thải 164

Bảng 3.25: Mật độ vi khuẩn trong không khí tại hệ thống xử lý nước thải 165

Bảng 3.26: Lượng vi khuẩn phát tán từ hệ thống xử lý nước thải 165

Bảng 3 27: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 166

Bảng 3.28: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 166

Bảng 3 29: Nguồn, khối lượng và thành phần chất thải rắn trong khu vực 169

Bảng 3.30: Tỷ lệ thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khu vực dự án 169

Bảng 3 31: Danh mục CTNH phát sinh trong khu đô thị 170

Bảng 3 32: Mức ồn của một số phương tiện giao thông 171

Bảng 3 33: So sánh nồng độ trầm tích khu đô thị Phú Cường Phú Quý mùa khô giữa 2 kịch bản hiện trạng và công trình 181

Bảng 3 34: So sánh nồng độ trầm tích khu đô thị Phú Cường Phú Quý mùa mưa giữa 2 kịch bản hiện trạng và công trình 183

Bảng 3 35: So sánh nồng độ trầm tích khu đô thị Phú Cường Phú Quý kịch bản lũ giữa 2 kịch bản hiện trạng và công trình 184

Bảng 3 36: So sánh sự biến đổi đáy tại Phú Cường khu đô thị Phú Quý vào mùa khô giữa 2 kịch bản công trình và hiện trạng 187

Bảng 3 37: So sánh sự biến đổi đáy tại khu đô thị Phú Cường Phú Quý vào mùa mưa giữa 2 kịch bản công trình và hiện trạng 189

Bảng 3 38: So sánh sự biến đổi đáy tại khu đô thị Phú Cường Phú Quý vào kịch bản lũ giữa 2 kịch bản công trình và hiện trạng 189

Bảng 3 39: Một số sự cố về máy móc, thiết bị thường gặp 194

Trang 8

Bảng 3 40: Một số sự cố của các bể trong trạm xử lý nước thải 194 Bảng 3 41: Một số sự cố về máy móc, thiết bị thường gặp và biện pháp khắc phục 206 Bảng 3 42: Một số sự cố của các bể và biện pháp khắc phục 207 Bảng 3 43: Danh mục phương tiện, thiết bị mua sắm phục vụ ứng phó sự cố tràn dầu thường trực trong khu dự án 209 Bảng 3 44: Kinh phí xây dựng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 211 Bảng 3 45: Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng 212 Bảng 4 1: Chương trình quản lý môi trường 214 Bảng 4 2: Chương trình giám sát chất thải 217

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1 1: Sơ đồ vị trí dự án 32

Hình 1 2: Bản vẽ tổng thể mặt bằng khu vực dự án 33

Hình 1 3: Một số hình ảnh hiện trạng dự án 34

Hình 1 4: Phạm vi vùng nước cảng biển Kiên Giang tại khu vực Rạch Giá 34

Hình 1 5: Mối tương quan của dự án với hệ thống sông ngòi khu vực dự án 35

Hình 1 6 Mối tương quan của dự án với các đối tượng xã hội 36

Hình 1 7: Mối tương quan của dự án với các dự án xung quanh 36

Hình 1 8: Hình ảnh san lấp của dự án đã thực hiện 38

Hình 1 9: Sơ đồ tổ chức giao thông khu vực đô thị 47

Hình 1 10: Mặt bằng tổng thể khu xử lý nước thải của dự án 61

Hình 1 10: Sơ đồ vị trí đặt trạm xử lý nước thải của dự án 61

Hình 1 12: Hình ảnh làn trại của dự án 63

Hình 1 13: Vị trí khu vực lán trại, tập kết NVL trong giai đoạn xây dựng 64

Hình 1 14: Bản vẽ khu vực san nền lấn biển 65

Hình 1 15: Hình ảnh khu vực dự án đã được san lấp 66

Hình 1 16: Quy trình thi công san nền 66

Hình 1 17: Sơ đồ minh họa thi công bơm hút cát của tàu hút xén thổi 67

Hình 1 18 : Sơ đồ các loại kè 72

Hình 1 19: Mặt bằng tổng thể phần cống 72

Hình 1 20: Mặt Bằng, Mặt Cắt Ngang , Cắt Dọc Cống 74

Hình 1 21: Sơ đồ tổ chức và thực hiện dự án 81

Hình 2 1: Hoa sóng gió mùa ngoài khơi khu vực dự án (NOAA,2005÷2017 85

Hình 2 2: Biến trình vận tốc gió thực đo 85

Hình 2 3: Đường biến trình mực nước và lưu lượng quan trắc trong đợt khảo sát tháng 4/2019 tại cửa sông Cái Lớn 87

Hình 2 4: Đường biến trình mực nước và lưu lượng quan trắc trong đợt khảo sát tháng 4/2019 tại cửa sông Cái Bé 87

Hình 2 5: Đồ thị biểu diễn các yếu tố sóng tại khu vực dự án 88

Hình 2 6: Đồ thị biểu diễn biến trình dòng chảy trung bình trong vịnh Rạch Giá tại vị trí thả máy AWAC 88

Hình 2 7: Hoa dòng chảy trong vịnh Rạch Giá tại vị trí thả máy AWAC 88

Hình 2 8: Đồ thị biểu diễn biến trình dòng chảy tại vị trí thả máy Compact EM khu đô thị Phú Quý 89

Hình 2 9: Hoa dòng chảy tại vị trí thả máy Compact EM khu dự án 89

Hình 2 10: Sơ đồ vị trí quan trắc môi trường của dự án 94

Hình 2 11: Một số hình ảnh quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực dự án tháng 11/2022 94

Hình 2 12: Hình ảnh lấy mẫu nước biển ven bờ khu vực dự án tháng 11/2022 96

Hình 2 13: Hình ảnh lấy mẫu nước mặt sông Rạch Sỏi giáp khu vực dự án 99

Trang 10

Hình 2 14: Hình ảnh lấy mẫu trầm tích khu vực dự án vào tháng 11/2022 100

Hình 2 15: Vị trí khảo sát - vùng nước quanh khu dự án KĐT Phú Cường Phú Quý 101

Hình 2 16: Một số hình ảnh các loài thực vật biển xung quanh khu vực dự án 102

Hình 2 17 Tỉ lệ % về số lượng loài trong các giống thực vật phù du 103

Hình 2 18 Mật độ thực vật phù du ở các vị trí khảo sát 104

Hình 2 19 Biến động số lượng loài động vật phù du ở khu vực khảo sát 107

Hình 2 20 Mật độ động vật phù du ở các vị trí khảo sát 107

Hình 2 21 Tỉ lệ % các nhóm động vật phù du thích nghi theo độ mặn 108

Hình 2 22 Mật độ những loài thân mềm chiếm ưu thế tại khu vực nghiên cứu 109

Hình 2 23 Số lượng loài trong các giống cá ghi nhận ở khu vực nghiên cứu 110

Hình 2 24 Biểu đồ tỉ lệ các nhóm cá thích nghi theo độ mặn ở khu vực nghiên cứu 111

Hình 2 25 Tỉ lệ % cá ở khu vực nghiên cứu cần được bảo tồn theo IUCN (2022) 111

Hình 3 1 Khoảng cách phát tán trầm tích đáy tầng đáy trong quá trình thi công bờ kè tại khu vực Dự án trường hợp vận tốc dòng chảy lớn nhất 116

Hình 3 2 Khoảng cách phát tán trầm tích đáy tầng đáy trong quá trình trình thi công bờ kè tại khu vực Dự án trường hợp vận tốc dòng chảy trung bình 117

Hình 3 3 Khoảng cách phát tán trầm tích đáy tầng đáy trong quá trình trình thi công bờ kè tại khu vực Dự án trường hợp vận tốc dòng chảy nhỏ nhất 117

Hình 3 4: Độ cao và hướng song công trình KĐT Phú Cường Phú Quý mùa khô 117

Hình 3 5: Độ cao và hướng sóng công trình Khu đô thị Phú Cường Phú Quý mùa 118

Hình 3 6: Độ cao và hướng sóng công trình KĐT Phú Cường Phú Quý kịch bản lũ 118 Hình 3 7: Tuyến đường vận chuyển NVL 128

Hình 3 8: Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn 141

Hình 3 9: Sơ đồ xử lý nước thải khu rửa xe 142

Hình 3 10: So sánh mực nước và dòng chảy khu vực dự án KĐT Phú Cường Phú Quý trong mùa khô giữa kịch bản hiện trạng và kịch bản có công trình 173

Hình 3 11: So sánh mực nước và dòng chảy khu vực dự án khu đô thị Phú Cường Phú Quý Phú Quý mùa mưa giữa kịch bản hiện trạng và công trình 175

Hình 3 12: So sánh mực nước và dòng chảy khu vực đô thị Phú Cường Phú Quý trong trường hợp lũ cực đoan giữa kịch bản hiện trạng và kịch bản có công trình 176

Hình 3 13: So sánh đặc trưng sóng khu vực Phú Cường Phú Quý mùa khô giữa kịch bản hiện trạng và công trình 177

Hình 3 14: So sánh đặc trưng sóng khu vực Phú Cường Phú Quý mùa mưa giữa kịch bản hiện trạng và công trình 178

Hình 3 15: So sánh đặc trưng sóng khu đô thị Phú Cường Phú Quý kịch bản lỹ giữa kịch bản hiện trạng và công trình 179

Hình 3 16: So sánh nồng độ bùn cát khu đô thị Phú Cường Phú Quý mùa khô giữa 2 kịch bản hiện trạng và công trình 181

Hình 3 17: So sánh nồng độ bùn cát khu đô thị Phú Cường Phú Quý mùa mưa giữa 2 kịch bản hiện trạng và công trình 183

Hình 3 18: So sánh nồng độ bùn cát khu đô thị Phú Cường Phú Quý kịch bản lũ giữa 2 kịch bản hiện trạng và công trình 184

Hình 3 19: Vị trí các điểm trích kết quả được sử dụng để phân tích kết quả mô hình 186

Trang 11

Hình 3 20: So sánh biến đổi đáy khu đô thị Phú Cường Phú Quý mùa khô giữa kịch bản

hiện trạng và công trình 188

Hình 3 21: So sánh biến đổi đáy khu đô thị Phú Cường Phú Quý mùa mưa giữa kịch bản hiện trạng và công trình 188

Hình 3 22: So sánh biến đổi đáy khu đô thị Phú Cường Phú Quý kịch bản lũ giữa kịch bản hiện trạng và công trình 189

Hình 3 23: Sơ đồ vị trí TXLNT và vị trí cửa xả nước thải ra biển của dự án 196

Hình 3 24: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dự án 197

Hình 3 25: Sơ đồ vị trí các cửa xả nước mưa chảy tràn khu vực dự án 201

Hình 3 26: Sơ đồ hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu 210

Hình 3 27: Cơ chế và trình tự thực hiện quản lý môi trường của Dự án 213

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Hoàn cảnh ra đời của dự án

Dự án "Khu đô thị Phú Cường Phú Quý" tiền thân là dự án “Khu đô thị Phú Quý – Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi” được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Cường Kiên Giang tại Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 với tổng diện tích 99,9

ha Dự án đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phú Quý - Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang,

tỷ lệ 1/500, quy mô 99,99 ha tại Quyết định số 2785/QĐ-UBND ngày 11/12/2018 Dự

án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số

2481/QĐ-BTNMT ngày 27/09/2019

Ngày 03/12/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu

tư số 2744/QĐ-UBND với tên dự án sau điều chỉnh là “Khu đô thị Phú Cường Phú Quý”, địa điểm thực hiện dự án “Phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang” Ngày 28/2/2023, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 533/QĐ-UBND về việc điều chỉnh tên nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Phú Cường Phú Quý là Công ty Cổ phần Phú Cường Hoàng Gia

Ngày 6/4/2022, UBND tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Đồ án Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phú Quý - Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ 1/500, quy mô 99,99 ha tại Quyết định số 928/QĐ-UBND Tổng diện tích dự án sau điều chỉnh là 999,973,23 m2tăng 46,87 m2so với Quy hoạch đã được duyệt tại Quyết định số 2785/QĐ-UBND ngày 11/12/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang

Hiện nay, Dự án đã cơ bản hoàn thành công tác san lấp mặt bằng, chưa triển khai xây dựng các công trình thuộc diện tích của Dự án Sau khi điều chỉnh quy hoạch, các hạng mục của Dự án có điều chỉnh cục bộ làm thay đổi quy mô công trình, tăng diện tích sàn, tăng các chỉ tiêu cấp, kéo theo gia tăng lượng nước thải, dẫn tới thay đổi công suất công trình bảo vệ môi trường Tổng lượng nước thải sau điều chỉnh quy hoạch khoảng 3.400m3/ngày đêm Do đó, theo Điểm a, Khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án phải thực hiện lại báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án Khu đô thị Phú Cường Phú Quý có quy mô < 100 ha, thẩm quyền giao khu vực biển của UBND tỉnh Kiên giang nên theo điểm 5 Mục II Phụ lục IV của Nghị định 08/2022/NĐ-CP Dự án thuộc Dự án đầu tư nhóm II Theo Khoản 3 Điều 35 Luật Bảo

vệ Môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Khu đô thị Phú Cường Phú Quý” được trình UBND tỉnh Kiên giang thẩm định và phê duyệt là cơ sở để Công

ty Cổ phần Phú Cường Hoàng Gia thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công và hoạt động, đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý môi trường

quản lý và giám sát môi trường

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Công

ty Cổ phần Phú Cường Hoàng Gia làm Chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Phú Cường Phú Quý: Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang

Trang 13

1.3 Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

Dự án Khu đô thị Phú Cường Phú Quý thuộc phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá và xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có vị trí, tính chất phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan như sau:

- Theo Quyết định số 287/QĐ-TTg, ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì định hướng thành phố Rạch Giá có vai trò là trung tâm kinh tế biển, thương mại dịch vụ tại khu vực ven biển phía Tây của vùng Đồng Bằng Sông Cứu Long Vì vậy, xây dựng dự án Khu Dự án Khu đô thị Phú Cường Phú Quý bố trí quỹ đất cho đầu tư các khu nhà ở, biệt thự, khu nhà ở xã hội, khu vui chơi giải trí, thương mại, dịch vụ; góp phần mở rộng đô thị thành phố Rạch Giá, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan cho phần bờ biển phía Tây Nam phường Rạch Sỏi - Rạch Giá và xã Vĩnh Hòa Hiệp - Châu Thành hoàn toàn phù hợp với định hướng quy hoạch vùng ĐBSCL

- Theo Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 20/2/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 định hướng, khu đô thị lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi được quy hoạch với diện tích 99,99ha

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật

2.1.1 Các căn cứ pháp lý

• Lĩnh vực Tài nguyên và môi trường, đa dạng sinh học

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012

- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013

- Luật Tài nguyên, môi trường Biển và Hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày

25 tháng 6 năm 2015

- Luật khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2015

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội thông qua và ban hành chính thức vào ngày 17/11/2020

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều thi hành của Luật Tài nguyên nước

Trang 14

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013

- Nghị định 51/2014/NĐ-CP ngày 21/05/2014 của Chính phủ Quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;

- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của Chính phủ quy định về thoát nước, xử lý nước thải

- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

- Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ Quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo

tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT của Bộ TNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014

- Thông tư liên tịch số 198/2015/TTLT-BTC-BTNMT ngày 07/12/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên Môi trường quy định phương pháp tính, phương thức thu,

chế độ quản lý và sử dụng tiền sử dụng khu vực biển

- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ TNMT về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản

lý chất thải rắn xây dựng

- Thông tư số 41/2017/TT-BGTVT ngày 14/11/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

• Lĩnh vực Quy hoạch - Xây dựng

- Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 06 năm 2009 được Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng 6 năm

2009

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014

- Luật Sửa đồi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội Khóa XIV;

Trang 15

- Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020 của Văn phòng Quốc Hội

về Luật Quy hoạch đô thị

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về Lập,

thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản

lý chất lượng công trình xây dựng

- Nghị định 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung

một số Điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về Lập, thẩm định, phê duyệt và Quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/NĐ-CP ngày 06/5/2015 Quy định chi tiết một số nội dung về Quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây

dựng về Quy định hồ sơ của nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù;

- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2013 về Hướng dẫn

nội dung Thiết kế đô thị; Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16 tháng 10 năm 2013

về Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ban hành ngày

13 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Hướng dẫn nội dung thiết kế

đô thị;

• Lĩnh vực Giao thông vận tải

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được được Quốc hội khoá XII nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2008

- Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 được Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015

• Lĩnh vực phòng chống thiên tai và sự cố

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam 12 thông qua ngày 21/11/2007

- Luật phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN

Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013

- Luật Phòng cháy, chữa cháy số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

- Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

- Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu

- Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 03 năm 2020 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành quy chế ứng phó sự cố chất thải

Trang 16

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong báo cáo ĐTM của dự án

Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng không khí

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến tiếng ồn và độ rung

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước

- TCVN 6663:2011 - Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng nước - Lấy mẫu

- Q TCVN 6663:2011 - Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng nước - Lấy mẫu

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh

hoạt

Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất thải rắn

- TCVN 6707:2009 - Chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

- QCVN 50:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

Tiêu chuẩn liên quan đến tài nguyên đất

- QCVN 15:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

- QCVN 03-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất

- QCVN 43:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích 2.1.3 Các hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng thực hiện ĐTM của dự án

- Mẫu số 04 – Phụ lục II – Thông tư 02/2022/BTNMT ngày 10 tháng 01 năm

2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường: Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

- Dự án nâng cấp đô thị Vùng đồng bằng sông Cửu Long – tiểu dự án thành phố Rạch Giá

- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2020

- Báo cáo Kinh tế - xã hội của phường Rạch Sỏi, Thành phố Rạch Giá và xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành

Trang 17

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

2.2.1 Các văn bản liên quan tới quy hoạch và chủ trương đầu tư

- Quyết định số 353/QĐ-UBND ban hành ngày 20/02/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đến năm 2025;

- Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án “Khu đô thị Phú Quý - Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi” của nhà đầu tư “Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Cường Kiên Giang”;

- Quyết định số 2785/QĐ-UBND ngày 11/12/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang

về việc Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phú Quý – Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỷ lệ 1/500, quy mô 99,99 ha;

- Quyết định số 2744/QĐ-UBND ngày 03/12/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Khu đô thị Phú Cường Phú Quý”

- Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 22/1/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Khu đô thị Phú Cường Phú Quý”

- Quyết định số 928/QĐ-UBND ngày 06/04/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phú Quý – Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỷ lệ 1/500, quy mô 99,99 ha;

- Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 28/2/2023 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Khu đô thị Phú Cường Phú Quý”

- Quyết định số 2481/QĐ-BTNMT ngày 27/9/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Về việc phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Phú Quý - Dự án lấn biển tây Nam Rạch Sỏi” với diện tích 999.926,36

m2 tại P.Rạch Sỏi, Tp.Rạch Giá và xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang;

- Công văn số 2330/VP-KTCN ngày 9/5/2018 của Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang về việc chấp thuận chủ trương cho thăm dò, khai thác mỏ vật liệu san lấp từ biển

để phục vụ san lấp cho Dự án KĐT Phú Quý – Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi

- Thông báo 632/TB-SXD ngày 09 tháng 04 năm 2021 của Sở Xây Dựng tỉnh Kiên Giang về Ý kiến kết luận của Sở Xây dựng về việc thông qua phương án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phú Quý - Dự án lấn biển Tây Nam Rach Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ 1/500, quy mô 99,99ha;

2.2.2 Các văn bản góp ý về quy hoạch, chủ trương đầu tư của dự án

- Văn bản số 1636/BXD-PTĐT ngày 08/4/2020 của Bộ Xây dựng về việc cho ý kiến đối với Khu đô thị Phú Quý – Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên giang

- Văn bản số 1308/SGTVT-KCHT&CLCT ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kiên Giang về việc có ý kiến chủ trương đầu tư bến phà từ vị trí Khu đô thị Phú Quý đến xã Tây Yên - huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang;

- Công văn số 963/SXD-QHKT ngày 27 tháng 5 năm 2021 của Sở Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang về việc lấy ý kiến thống nhất điều chỉnh ranh khu vực chồng lấn giữa

Trang 18

QHCT 1/500 Khu đô thị Phú Cường Phú Quý với QHCT đường 3 tháng 2 nối dài và khu vực chân Cống Kênh Cụt; và xin đấu nối hạ tầng kỹ thuật;

- Công văn số 832/SNNPTNT-KHTC ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Sở Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang về việc góp ý điều chỉnh ranh khu vực chồng lấn giữa QHCT 1/500 Khu đô thị Phú Cường Phú Quý với QHCT đường 3 tháng 2 nối dài và khu vực chân Cống Kênh Cụt; và xin đấu nối hạ tầng kỹ thuật;

- Công văn số 261/UBND-QLĐT ngày 14 tháng 6 năm 2021 của UBND thành phố Rạch Giá về việc ý kiến thống nhất điều chỉnh ranh khu vực chồng lấn giữa QHCT 1/500 Khu đô thị Phú Cường Phú Quý với QHCT đường 3 tháng 2 nối dài và khu vực chân Cống Kênh Cụt; và xin đấu nối hạ tầng kỹ thuật;

- Văn bản số 636/SGTVT- KHTC ngày 16 tháng 6 năm 2021 của Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang về việc ý kiến điều chỉnh ranh khu vực chồng lấn giữa QHCT 1/500 Khu đô thị Phú Cường Phú Quý với QHCT đường 3 tháng 2 nối dài;

- Biên bản số 20/BB-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2021 của UBND phường Rạch Sỏi về việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan đến khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Phú Cường Phú Quý - Dự

án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi (Khu vực phường Rạch Sỏi);

- Báo cáo số 26/BC-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2021 của UBND phường Rạch Sỏi về việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan đến khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Phú Cường Phú Quý - Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi (Khu vực phường Rạch Sỏi);

- Báo cáo số 139/BC-QLĐT ngày 16 tháng 7 năm 2021 của UBND thành phố Rạch Giá về việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan đến khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Phú Cường Phú Quý- Dự

án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi (Khu vực phường Rạch Sỏi);

- Biên bản số 03/BB-UBND ngày 09/7/2021 của UBND xã Vĩnh Hòa Hiệp về việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan đến khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phú Cường Phú Quý - Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi

- Báo cáo số 20/BC-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2021 của UBND xã Vĩnh Hòa Hiệp về việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan đến khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Phú Cường Phú Quý - Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi;

- Thông báo số 1048/TB-VP ngày 03/12/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thông báo ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Nhàn về điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phú Cường Phú Quý;

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Thuyết minh Đồ án Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phú Quý – Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, Tỷ lệ 1/500, quy mô 99,99 ha;

- Thuyết minh Đồ án điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phú Quý –

Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, Tỷ lệ 1/500, quy mô 99,99 ha;

- Dự án Đầu tư Khu đô thị Phú Cường Phú Quý – Phần Hạ tầng kỹ thuật

Trang 19

- Thuyết minh thiết kế cơ sở Khu đô thị Phú Cường Phú Quý – Phần Hạ tầng kỹ thuật tại xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành và phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

- Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của dự án khai thác khoáng sản vật liệu san lấp từ biển khu lân biển Tây Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

- Báo cáo giám sát môi trường dự án Khu đô thị Phú Quý – Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá năm 2020 và năm 20221

- Báo cáo khoa học nghiên cứu tác động của việc xây dựng các khu đô thị lấn biển và các mỏ khai thác vật liệu san lấp tới chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích ở Vịnh Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, năm 2019

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Phú Quý – Dự án lấn biển Tây Nam Rạch Sỏi với diện tích 999.926,36m2 Tại phường Rạch sỏi, thành phố Rạch Giá và xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang

- BC hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái vùng nước xung dự án KĐT Phú Cường Phú Quý do nhóm chuyên gia Viện Hải Dương Học thực hiện, 11/2022

- Kết quả quan trắc chất lượng môi trường khu vực dự án KĐT Phú Cường Phú Quý do Công ty TNHH thương mại dịch vụ tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng thực hiện, tháng 11/2022

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Công ty Cổ phần Phú Cường Hoàng Gia phối hợp với Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Tư vấn Môi trường HTQ tiến hành xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án;

Thông tin chi tiết về Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Tư vấn Môi trường HTQ

- Giám đốc: Ông Hoàng Văn Đông

- Địa chỉ: Số 11, Ngõ 139, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Báo cáo Kết quả khảo sát hiện trạng sinh thái biển khu vực giáp dự án do công

ty Cổ phần Phú Cường Hoàng Gia phối hợp với chuyên gia của Viện Hải Dương học (Nha Trang) thực hiện tháng 11/2022;

Trang 20

Các thành viên chính tham gia thực hiện xây dựng Báo cáo ĐTM như sau:

Trang 21

Các thành viên chính tham gia thực hiện xây dựng Báo cáo đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái vùng nước xung quanh dự án khu đô thị Phú Cường Phú Quý:

Trình tự các bước thực hiện ĐTM của công trình:

- Bước 1: Xác định phạm vi thực hiện: xác định các vấn đề môi trường liên quan

và phạm vi nghiên cứu đánh giá tác động môi trường Sau đó sẽ tiến hành khảo sát điều

kiện địa lý, địa chất, điều kiện môi trường khu vực xây dựng công trình xác định sự phù

hợp với yêu cầu của dự án và yêu cầu bảo vệ môi trường khu vực

- Bước 2: Đánh giá hiện trạng môi trường, các nguồn nước và mức độ gây ô nhiễm

của các chất thải phát sinh, công tác bảo vệ môi trường của công trình từ khi chuẩn bị xây dựng đến thời điểm hiện tại Báo cáo đánh giá các biện pháp phòng ngừa, xử lý chất

thải đã và đang sử dụng

- Bước 3: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho giai đoạn xây dựng Đề

xuất phương án quản lý, dự phòng, xử lý thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động của công trình

- Bước 4: Xác định nhóm cộng đồng liên quan hay quan tâm đến quá trình đánh giá tác động môi trường dự án: chủ dự án, nhà đầu tư, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư Nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường củ dự án được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và tổ chức họp

lấy ý kiến cộng đồng dân cư liên quan đến dự án

- Bước 5: Hoàn thiện báo cáo ĐTM trình nộp Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Bước 6: Tiến hành gửi hồ sơ đến hội đồng thẩm định và phê duyệt dự án

Trang 22

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

- Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích môi trường: Các phương pháp

đo đạc, thu mẫu ngoài hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm được sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM cho Dự án này đều là các phương pháp tiêu chuẩn của Việt Nam Các phương pháp này được áp dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu về môi trường và có độ tin cậy cao Các phương pháp này được áp dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu về môi trường và có độ tin cậy cao, được sử dụng tại chương 2 của báo cáo

- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm đối với Sinh vật biển:

+ Đối với mẫu thực vật nổi: Mẫu sinh vật được lấy ở tầng mặt có độ sâu đến -5m bằng lưới kiểu Juday, cỡ mắt lưới 100-150µm Tại mỗi vị trí khảo sát, lưới kiểu Juday trên được quăng ra và kéo liên tiếp 05 lần cho 01 mẫu Mỗi mẫu được đựng trong lọ nhựa dung tích 150 ml và cố định bằng dung dịch formol 4% Việc phân loại được dựa theo các tài liệu định loại của các tác giả gồm: Trương Ngọc An (1993); Carmelo R Jomas (1997); Tomas (1995); Shirota (1966); Steidinger (1997); Taylor et al (1995); Larsen and Nguyen (2004) Mật độ tế bào của mỗi loài thực vật nổi có trong mẫu được xác định trong buồng đếm Sedgewick Rafter

+ Đối với mẫu động vật nổi: Mẫu được lấy tương tự như mẫu Thực vật nổi Việc phân loại, xác định loài được dựa trên các tài liệu, hệ thống phân loại của các tác giả: Segers, 2002 (Rotifera); Boxshall & Halsey, 2004 (Copepoda); Kotov et al., 2009 (CladoCera) và Karanovic, 2012 (Ostracoda)

+ Phương pháp nghiên cứu đối với san hô: đánh giá nhanh bằng kỹ thuật kéo ván (Manta tow) - Manta tow Các chuyên gia sẽ lặn theo dọc mặt cắt, đánh giá độ phủ san

hô và các hợp phần đáy bằng kỹ thuật mặt cắt điểm (theo phương pháp của English và cs., 1997; Hodgson và cs., 2004)

+ Phương pháp nghiên cứu đối với Cá rạn San hô: Trên mỗi đoạn của mặt cắt, người quan sát sẽ dừng 5 mét một trong thời gian 3 phút để đếm số lượng cá xuất hiện trong phạm vi 5m chiều dài và 2,5m mỗi bên Tổng diện tích điều tra cho mỗi mặt cắt

là 400m2 Định loại cá rạn san hô theo các tài liệu Randall et al., 1990; Myers, 1991; Kuiter, 1992 và Allen et al., 2003

+ Phương pháp nghiên cứu đối với Động vật không xương sống đáy kích thước lớn (ĐVKXS): Người lặn bơi chậm và ghi nhận ghi nhận các loài Động vật không xương sống bắt gặp trên mặt cắt trong phạm vi 2,5m mỗi bên theo từng đoạn 20m (theo chỉ tiêu của Hodgson và cs., 2004) Diện tích đánh giá cho mỗi mặt cắt là 400m2 Thành phần loài của một số nhóm động vật không xương sống kích thước lớn (Thân mềm, Da gai) cũng sẽ được ghi nhận tại khu vực khảo sát Định loại Động vật không xương sống theo các tài liệu Allen & Steen, 1994; Colin & Arneson, 1995; Goslinger et al.,1996

+ Phương pháp điều tra, khảo sát rong, cỏ biển: Việc khảo sát vùng triều dựa vào Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển (phần Rong biển) của uỷ ban Khoa học

và Kỹ thuật Nhà nước ban hành năm 1981 Khảo sát vùng dưới triều dựa vào tài liệu hướng dẫn của English, Wilkinson & Baker (1997) bằng thiết bị lặn SCUBA, máy chụp ảnh dưới nước hiệu OLYMPUS kỹ thuật số (sản xuất tại Nhật Bản) Mẫu rong tươi sau khi thu, được ngâm trong dụng dịch Formol 5% Mẫu khô (tiêu bản) được đặt trên giấy Croki sau đó ép trong giấy thấm Tài liệu định loại căn cứ vào các tác giả như: Phạm Hoàng Hộ (1969), Tseng (1993), Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc

Trang 23

Bút và Nguyễn Văn Tiến (1993), Taylor (1960), Tseng và nnk (1983), và tham khảo các kết quả khác

- Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa: Thông tin kinh tế - xã hội được thu thập qua điều tra tại các địa phương dự án đi qua, phương pháp này cần thực hiện trước khi thực hiện Dự án Mức độ chi tiết của số liệu điều tra phụ thuộc vào số lượng người bị ảnh hưởng và quy mô của các tác động Phương pháp này được sử dụng tại chương 1 và chương 2 của báo cáo

- Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: Chủ đầu tư đăng tải nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án trên trang thông tin điện tử của

Bộ Tài nguyên và Môi trường để tham vấn các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan

Và tham vấn cộng đồng dân cư thông qua họp lấy ý Phương pháp này cho kết quả tổng hợp về đánh giá của cộng đồng về các vấn đề môi trường, KT - XH liên quan tới Dự án

Độ tin cậy của các kết quả thu được là cao Phương pháp này được sử dụng tại chương

5 của báo cáo

- Phỏng vấn người dân: Các chuyên gia về sinh vật sẽ phỏng vấn người dân địa phương, tại khu vực dự án và vùng lân cận về nhừng loài/nhóm loài sinh vật mà người dân thường gặp

- Tham khảo tài liệu và phỏng đoán: Dựa vào các tài liệu trong và ngoài nước cùng với kinh nghiệm của chuyên gia để đánh giá sơ bộ các tác động môi trường của

Dự án Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhưng độ tin cậy phụ thuộc vào trình

độ chuyên môn của chuyên gia ĐTM Trong quá trình thực hiện ĐTM này, các chuyên gia thực hiện đều có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm về ĐTM cho các

Dự án phát triển Do vậy, phương pháp này đảm bảo độ tin cậy đối với Dự án này.Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 của báo cáo

Phương pháp thu thập thông tin từ các địa phương đã cho thấy có độ tin cậy và chính xác cao, là nguồn số liệu và dữ liệu rất cần thiết để thực hiện các đánh giá quan trọng trong Báo cáo ĐTM

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án:

- Tên dự án “Khu đô thị Phú Cường Phú Quý” thuộc xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành và phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

- Chủ dự án: Công ty Cổ phần Phú Cường Hoàng Gia

* Công suất của dự án

+ Dân số dự kiến khoảng 8.000 người;

+ Đất ở bình quân: 54,4m2/người

+ Đất giáo dục: 10 – 12m2/chỗ;

+ Đất y tế: 500 m2/1000 dân số

+ Chợ: >0,2ha/công trình;

+ Đất cây xanh: 10,9 m2/người

* Quy mô của dự án

- Dự án Khu đô thị Phú Cường Phú Quý tọa lạc tại khu vực Tây Nam của TP Rạch

Trang 24

Giá và một phần thuộc xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có quy mô 999.973,23 m², trong đó:

+ Khu I: 601.065,20 m², phần diện tích lấn biển mở rộng, với đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội

+ Khu II: 398.908,03 m², phần diện tích lấn biển mở rộng kết nối với Khu I,

với đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội

- Dân số dự kiến: 8.000 người

- Tổng số căn:

+ Biệt thự đơn lập: 75 căn, tổng diện tích 27.989,20 m2

+ Biệt thự song lập: 113 căn, tổng diện tích 29.799,96 m2

+ Biệt thự phố: 170 căn, tổng diện tích 33.181,96 m2

+ Nhà phố thương mại:

 Nhà phố thương mại 1: 12 căn, tổng diện tích 4.650,00 m2

 Nhà phố thương mại 2: 344 căn, tổng diện tích 49.341,50 m2

 Nhà phố thương mại 3: 637 căn, tổng diện tích 84.661,78 m2

 Nhà phố thương mại 4: 1082 căn, tổng diện tích 118.426,39 m2 + Nhà ở xã hội: 87.311,13 m2

 Nhà liên kế: 686 căn, tổng diện tích 47.550,57 m2

 Chung cư (tối đa 5 tầng): 39.760,56 m2 đất; Diện tích xây dựng 19.880,28 m2; Diện tích sàn 99.401,4 m2;

- Đất công trình công cộng diện tích 35.553,74 m2

- Đất hỗn hợp có diên tích 16.208,84m2;

- Đất hạ tầng kỹ thuật có diện tích 16.904,82 m2

- Đất giao thông 361.806,25 m2

- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường gồm:

+ Xây dựng riêng biệt hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải; hệ thống thu gom nước thải về trạm xử lý nước thải công suất 3.450 m3/ ngđ để xử lý đảm bảo nước thải đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B; K=1,0) trước khi thải ra môi trường

+ Xây dựng 04 trạm bơm trung chuyển để đưa nước thải về trạm xử lý nước thải + Cây xanh công viên, quảng trường biển, công viên chuyên đề với tổng diện tích

sử dụng đất 87.461,78 m2 chiếm 8,75% tổng diện tích Dự án

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

5.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng

- San nền lấn biển: thi công kè, bờ bao làm khuấy trộn bùn làm tăng độ đục gây

ô nhiễm nước biển ven bờ;

- Vận chuyển NVL: gây ô nhiễm môi trường không khí, tác động đến tuyến

Trang 25

đường giao thông, tác động đến dân cư xung quanh

- Thi công các công trình: phát sinh khí thải, tiếng ồn từ các thiết bị thi công, nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn gây tác động xấu đến nước biển ven bờ; phát sinh CTR xây dựng, CTNH

- Sinh hoạt của công nhân: phát sinh nước thải sinh hoạt, CTRSH

5.2.2 Giai đoạn vận hành

- Sinh hoạt của cư dân: phát sinh nước thải sinh hoạt, CTR

- Giao thông đi lại: gây ồn, bụi;

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:

5.3.1 Quy mô, tính chất của nước thải

- Trong giai đoạn thi công:

+ Nước thải sinh hoạt từ 300 công nhân thi công trên công trường phát sinh khoảng 15 m3/ngày.đêm

+ Nước thải xây dựng: khoảng 1,8 m3/ngđ

- Trong giai đoạn vận hành: Nước thải sinh hoạt phát sinh: 3.357 m3/ngày.đêm 5.3.2 Quy mô, tính chất của bụi, khí thải

- Trong giai đoạn thi công: bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị thi công

- Trong giai đoạn vận hành: khí thải từ hoạt động giao thông, trạm xăng, sinh hoạt dân cư

5.3.3 Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường

- Trong giai đoạn thi công:

+ Chất thải sinh hoạt phát sinh khoảng 150 kg/ngày.đêm

+ CTR xây dựng thông thường: 450 kg/ngđ

- Trong giai đoạn vận hành: chất thải sinh hoạt phát sinh khoảng 8 tấn/ngày.đêm 5.3.4 Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

- Trong giai đoạn thi công: 283.377,78 lít sơn, 3.150 lít dầu thải, 18 tấn bentonite

- Trong giai đoạn vận hành: khoảng 80 kg/ngày

5.3.5 Quy mô, tính chất của các tác động khác

- Trong giai đoạn thi công:

+ Tiếng ồn, độ rung từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị thi công + Tác động đến chất lượng nước biển ven bờ và hệ sinh thái biển nếu hoạt động thi công và xả thải không đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường

+ Tác động tới hoạt động giao thông thủy khu vực trong giai đoạn thi công nếu các phương tiện của dự án không tuân thủ các quy định về hàng hải

- Trong giai đoạn vận hành:

Trang 26

+ Tiếng ồn, độ rung của các phương tiện giao thông khu vực đô thị

+ Tác động đến chất lượng nước biển ven bờ và hệ sinh thái biển nếu hoạt động

xả thải không đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

5.4.1 Về thu gom và xử lý nước thải

- Trong giai đoạn thi công: Lắp đặt 04 nhà vệ sinh di động với kích thước 0,95 m

x 1,30 m x 2,50 m bằng vật liệu composite nguyên khối có thể tích bồn nước 400 lít và bồn phân 400 lít Nước thải và bùn từ nhà vệ sinh di động sẽ được chủ dự án thuê đơn

vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý theo đúng quy định

- Trong giai đoạn vận hành: Xây dựng TXLNT công suất 3.450 m3/ngđ Nước thải sau xử lý đạt loại A QCVN 14:2008/BTNMT

5.4.2 Về xử lý bụi, khí thải

- Trong giai đoạn thi công:

+ Các phương tiện, máy móc thi công cơ giới trên công trường, tàu thuyền chuyên chở vật liệu thi công phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam về mức

độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường; che phủ bạt kín phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu khi vận chuyển, không để rơi vãi vật liệu; không chở hàng hóa quá tải trọng cho phép; lập kế hoạch bố trí phương tiện ra vào khu vực thi công phù hợp, tránh xung đột, va chạm

+ Che chắn khu vực chứa vật liệu thi công xây dựng bằng tôn cao 3 m và tưới nước giảm bụi khu vực 03 lần/ngày; trang bị bảo hộ lao động

- Trong giai đoạn vận hành:

+ Đối với hệ thống điều hòa: Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị định kỳ;

Bố trí các thiết bị tản nhiệt cho hệ thống máy lạnh

+ Đối với trạm phát điện: Tại các khu vực để máy phát điện dự phòng sẽ được trang bị quạt thông gió nhằm đảm bảo tránh khả năng tích tụ khí thải ở nồng độ lớn có nguy cơ tác động đối với sức khỏe cộng đồng Thường xuyên kiểm tra, bảo đưỡng định kỳ đối với hệ thống các máy phát điện

+ Điểm tập kết CTR: Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu vực điểm tập kết CTR

Sử dụng chế phẩm vi sinh khử mùi hôi và giảm khối lượng chất thải rắn phát sinh

+ Khu vực nhà vệ sinh công cộng: Nhà vệ sinh được đặt trong khu cách ly bởi cây xanh, cuối hướng gió Lắp đặt các hệ thống hút thải cưỡng bức với các quạt và các miệng hút bố trí trên trần các khu nhà vệ sinh, trang bị hệ thống vệ sinh cao cấp Theo dõi và thường xuyên dọn vệ sinh, khử mùi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, hoàn toàn không có mùi hôi 5.4.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải rắn thông thường

- Trong giai đoạn thi công:

+ Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn Bố trí 02 thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt có nắp đậy dung tích 240 lít; Định kỳ 1-2 ngày/lần đơn vị có chức năng thu gom,

vận chuyển, xử lý CTR xây dựng như gạch vỡ, đất, cát dư sẽ được tận dụng cho việc san lấp mặt bằng Các phế liệu có thể tái chế, tái sử dụng như bao bì xi măng, chai lọ và

Trang 27

sắt, thép vụn…được bán cho các cơ sở tái chế CTR xây dựng còn lại sẽ thuê đơn vị chức năng thực hiện thu gom, vận chuyển xử lý

- Trong giai đoạn vận hành:

+ Bố trí các thùng rác nhỏ dung tích 0.12- 0,20 m3 có nắp đậy kín với khoảng cách khoảng 6-10 nhà (nhà phố hoặc biệt thự) dọc theo các tuyến đường Mỗi vị trí này

sẽ bố trí 2 thùng (thùng chứa CTR hữu cơ, và thùng CTR vô cơ) Tổ chức đội thu gom CTR tối thiểu một ngày 1 lần

+ Đối với các các khu vui chơi giải trí và khu tập trung, có thể bố trí thùng rác dung tích 0,66m3với mật độ dày để đảm bảo sự tiện lợi cho người dân và du khách

+ Hơp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển hàng ngày Các xe sau khi thu gom chở thẳng về nhà máy xử lý theo quy định của Tỉnh

5.4.4 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

- Trong giai đoạn thi công:

Chất thải nguy hại được phân thành từng loại riêng, không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường Các loại chất thải nguy hại được thu gom và lưu trữ trong thùng chứa 200 lít, Chủ dự án kết hợp với đơn vị thi công hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

- Trong giai đoạn vận hành:

Toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án sẽ được Chủ dự án sẽ thuê đơn vị chức năng thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định 5.4.5 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung, bảo vệ hệ sinh thái và giảm thiểu các tác động tiêu cực khác

* Trong giai đoạn thi công

- Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:

+ Sử dụng máy móc, phương tiện thi công đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, có tiếng ồn và

độ rung thấp; không thi công trong khoảng thời gian từ 18h tối hôm trước tới 6h sáng hôm sau

+ Phương tiện vận chuyển không chở vượt quá tải trọng cho phép, tắt máy khi không cần thiết; lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn, độ rung cho các máy móc, phương tiện thi công có tiếng ồn, độ rung cao

- Tuân thủ các quy định về giao thông; không chuyên chở quá tải trọng cho phép; không vận hành quá tốc độ cho phép; trang bị các thiết bị an toàn, bao gồm các thiết bị

an toàn như còi báo, đèn chiếu sáng, phao cứu sinh

- Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển:

+ Không xả rác, thải nước bẩn xuống biển

+ Thực hiện đúng các quy định của nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về xây dựng ứng cứu sự cố tràn dầu, sự cố môi trường do các hoạt động của Dự án gây ra

+ Định kỳ thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch quan trắc chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước biển,

2.3.5.2 Trong giai đoạn vận hành

Trang 28

- Đối với hệ sinh thái trên cạn

+ Thường xuyên tưới nước cho hệ thống cây xanh trong khu vực với chỉ tiêu 3 lít/m2 + Theo dõi, kịp thời phát hiện sâu bệnh và bảo vệ, không cho súc vật hoặc người đi qua lại dẫm đạp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây Thay thế ngay các trường hợp cây

bị chết, cây còi cọc, kém phát triển (tìm hiểu nguyên nhân, có biện pháp khắc phục phù hợp, kịp thời) để đảm bảo sự đồng đều của cây xanh trong công trình

+ Nhổ bỏ cỏ dại, cây tạp, dọn dẹp đất đá, giá hạ có trong hố trồng cây kết hợp với việc bón phân, xáo xới để tạo độ thoáng xốp cho đất (1 lần/tháng)

- Đối với hệ sinh thái biển vịnh Rạch Giá

+ Chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện các biển

cắm vứt rác xuống biển tại xung quanh khu vực dự án

+ Xử lý triệt để tất cả các loại phát sinh trong quá trình thi công và khai thác dự

án (nước thải, CTR) không để các chất thải ô nhiễm phát tán ra biển gây ảnh hưởng đến

hệ sinh thái biển

+ Tại khu vực bến du thuyền, xây dựng nội quy và nghiêm cấm các du khách trên thuyền không được vứt rác, đổ nước thải chưa qua xử lý xuống biển

5.4.6 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

- Để phòng chống cháy nổ tại khu dự án chủ dự án sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp

kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền, giáo dục và pháp chế

- Để phòng chống sự cố TXLNT, Chủ dự án sẽ xây dựng 1 bể chứa sự cố với dung tích gấp 3 lần lưu lượng nước thải để bảo đảm có thể chứa được nước thải trong 3 ngày liên tiếp khi xảy ra sự cố trạm xử lý nước thải

- Chủ Dự án tuân thủ nghiêm túc các quy định về xây dựng kế hoạch ứng phó sự

cố tràn dầu

- Để giảm thiểu các sự cố về điện, chỉ những công nhân được đào tạo về điện dân dụng, điện máy mới được phân công quản lý, vận hành và sửa chữa hệ thống các thiết

bị điện trong toàn khu dự án

- Xây dựng hệ thống chống sét trực tiếp cho từng căn riêng biệt, sử dụng kim

chống sét phóng điện sớm (SES), sử dụng công nghệ Spart Gap không phóng xạ với cáp thoát sét bọc chống nhiễu, chống hiện tượng sét đánh tạt ngang và kết hợp với hệ thống

nối đất tổng trở thấp, dùng hóa chất giảm điện trở

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án:

5.5.1 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

- Giám sát môi trường không khí:

+ Vị trí giám sát: 02 vị trí (01 vị trí chân hàng rào công trình giáp với khu dân cư

ở phía Bắc Dự án; 01 vị trí chân hang rào công trình giáp với khu dân cư ở phía Nam

Dự án)

+ Chỉ tiêu: Bụi, tiếng ồn

+ Tần suất: 3 tháng/lần

Trang 29

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 26:2010/BTNMT: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư

- Giám sát nước biển ven bờ

+ Vị trí giám sát: 02 vị trí (01 điểm tại phía Bắc dự án; 01 điểm tại phía Nam dự án) + Chỉ tiêu giám sát: pH, DO, TSS, amoni, phosphat, F-, CN-, As, Cd, Pb, Cr6+, tổng Crom, Cu, Zn, Mn, Fe, Hg, tổng Phenol, Coliform

+ Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển

5.5.2 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành

- Giám sát nước thải

+ Vị trí giám sát: 01 vị trí nước thải sau xử lý của trạm xử lý nước thải công suất 3.450 m3/ngày của dự án

+ Chỉ tiêu giám sát: lưu lượng nước thải, nhiệt độ, pH, BOD5, TSS, tổng chất rắn hòa tan, sunfua, amoni, NO3-, PO43-, dầu mỡ động thực vật, tổng Coliform

+ Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về nước thải sinh hoạt (cột B, K =1)

- Giám sát nước thải sinh hoạt tự động, liên tục

+ Vị trí giám sát: tại bể chứa nước thải sau xử lý của trạm xử lý nước thải công suất 3.450 m3/ngày của dự án trước khi xả ra môi trường

+ Chỉ tiêu giám sát: lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, COD, TSS, amoni + Tần suất: liên tục, truyền tín hiệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang theo quy định

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về nước thải sinh hoạt (cột B, K =1)

Trang 30

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1 Thông tin về dự án

1.1.1 Tên dự án

“KHU ĐÔ THỊ PHÚ CƯỜNG PHÚ QUÝ”

1.1.2 Tên chủ dự án

- Chủ dự án: Công ty Cổ phần Phú Cường Hoàng Gia

- Địa chỉ: Tòa nhà số 1, đường Hà Huy Tập, Khu đô thị Phú Cường, phường An Hòa, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam

- Điện thoại: 02973.969798

- Đại diện: Ông Nguyễn Thái An Bình Chức vụ: Tổng Giám Đốc

- Tiến độ thực hiện dự án: Thời gian thực hiện dự án 10 năm: từ cuối năm 2019 đến năm 2029

Phía Tây Bắc giáp Vịnh Rạch Giá, sông Rạch Sỏi

Phía Đông Bắc giáp khu dân cư hiện hữu

Phía Tây Nam giáp Sông Cái Bé

Phía Đông Nam giáp Huyện Châu Thành

Dự án có toạ độ giới hạn như sau:

Bảng 1 1: Tọa độ các điểm ranh giới dự án Mốc

tọa độ Hệ tọa độ VN 2000

Mốc tọa độ Hệ tọa độ VN 2000

Trang 31

Mốc

tọa độ Hệ tọa độ VN 2000

Mốc tọa độ Hệ tọa độ VN 2000

Trang 33

Hình 1 2: Bản vẽ tổng thể mặt bằng khu vực dự án 1.1.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Dự án Khu đô thị Phú Cường Phú Quý tọa lạc tại khu vực Tây Nam của TP Rạch Giá và một phần thuộc xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có quy mô

Trang 34

dự án chưa đạt Trong đó, khu I san lấp được 95%, khu II san lấp được 57%.

Hình 1 3: Một số hình ảnh hiện trạng dự án Khu vực này nằm ngoài vùng nước cảng biển theo Thông tư số 17/2020/TT-BGTVT ngày 14/08/2020 của Bộ Giao thông vận tải Công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải Kiên Giang

Hình 1 4: Phạm vi vùng nước cảng biển Kiên Giang tại khu vực Rạch Giá 1.1.4 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

1.1.4.1 Mối tương quan của dự án đối với các đối tượng tự nhiên

- Tỉnh Kiên Giang có Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang

bao gồm 10 huyện, thị, thành phố ( U Minh Thượng, An Minh, An Biên, Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, Hà Tiên, Phú Quốc và Kiên Hải) với không gian rộng, kết nối các vùng là Vườn Quốc gia U Minh Thượng; Phú Quốc, khu bảo tồn biển Phú

Trang 35

Quốc; khu rừng bảo vệ cảnh quan Hòn Chông - Kiên Lương và đai rừng ngập mặn ven biển Tây Trong đó có ba vùng lõi là VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc và Khu rừng bảo vệ cảnh quan Hòn Chông - Kiên Lương Tuy nhiên khu vực dự án cách vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang khoảng cách từ 62 km đến

117 km Như vậy, hoạt động của dự án sẽ không gây ảnh hưởng tới Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang

- Vị trí dự án thuộc phía Tây Nam Vịnh Rạch Giá, nơi đón nhận nguồn nước ngọt

từ 03 cửa sông đổ vào: Sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Rạch Sỏi

+ Sông Cái Lớn có ý nghĩa kinh tế quan trọng, tiêu nước về mùa mưa và trục dẫn nước ngọt cho vùng bán đảo Cà Mau thông qua công trình thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp; là tuyến giao thông thủy quan trọng cho tỉnh Kiên Giang nói riêng và các tỉnh trong vùng bán đảo Cà Mau nói chung Vị trí dự án cách cửa sông Cái Lớn tầm 1,5km

+ Sông Cái Bé là cung cấp nước ngọt cho vùng Tây sông Hậu, Vào mùa khô, nguồn nước ngọt sông Hậu chuyển về ít, dòng nước mặt theo thủy triều xâm nhập sâu, gây nhiễm mặn ở các tiểu vùng có địa hình thấp sâu trong nội địa Về mùa mưa, sông

có tác dụng rất lớn trong việc tiêu nước chống lũ, úng cho vùng Tây sông Hậu Vị trí dự

án cách cửa sông Cái Bé tầm 780m

+ Vị trí dự án cách cửa sông Rạch Sỏi tầm 360m

- Vị trí dự án nằm giáp ranh với khu vực vườn dừa dọc bờ biển tây Rạch Sỏi.

Hình 1 5: Mối tương quan của dự án với hệ thống sông ngòi khu vực dự án 1.1.4.2 Mối tương quan của dự án đối với các đối tượng xã hội

- Vị trí dự án cách khu dân cư phường Rạch Sỏi và xã Vĩnh Hòa Hiệp đoạn gần nhất khoảng 350m (dân cư khu vực này thưa thớt);

- Cách trạm y tế phường Rạch Sỏi khoảng 1,5km;

- Cách chợ Rạch Sỏi khoảng 2,6km

- Cách bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang khoảng 3,3km

- Cách bến xe khách tỉnh Kiên Giang khoảng 3km

- Cách bến tàu cao tốc Rạch Giá – Phú Quốc tầm 8km

Cửa sông Rạch Sỏi

Cửa sông Cái Bé Cửa sông

Cái Lớn

Trang 36

- Cách Trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang khoảng 1,6km

- Cách sân bay Rạch Giá khoảng 4,2km

Hình 1 6 Mối tương quan của dự án với các đối tượng xã hội

1.1.4.3 Mối tương quan của dự án đối với các dự án xung quanh

- Cách khu đô thị Nam Rạch Sỏi khoảng 815m

- Cách khu lấn biển Phú Cường Kiên Giang khoảng 2,7km

- Cách khu lấn biển Phú Cường Hoàng Gia khoảng 4,2km

Hình 1 7: Mối tương quan của dự án với các dự án xung quanh

1.1.5 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất của dự án

1.1.5.1 Mục tiêu của dự án

- Bố trí quỹ đất cho đầu tư các khu nhà ở, biệt thự, khu nhà ở xã hội, khu vui chơi

giải trí, thương mại, dịch vụ; góp phần mở rộng đô thị thành phố Rạch Giá, tạo điểm

nhấn kiến trúc cảnh quan cho phần bờ biển phía Tây Nam phường Rạch Sỏi - Rạch Giá

và xã Vĩnh Hòa Hiệp - Châu Thành

- Tạo nên một môi trường sống sinh thái an toàn, tiện nghi, thân thiện môi trường

và thích ứng với biến đổi khí hậu Dự báo và đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tối

Trang 37

đa tác động tiêu cực đến môi trường

- Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để hình thành khu đô thị xanh, đô thị thông minh, hiện đại Có các công trình điểm nhấn, có kết nối giao thông đồng bộ và phát triển hài hòa, gắn kết với các khu đô thị phía trong Chú trọng đến bố trí các quỹ đất cho phục vụ công cộng như giáo dục, đào tạo, y tế, công viên, quãng trường, khu phục vụ cư dân, Tăng cường bố trí quỹ đất cho đầu tư các khu nhà ở cao

cấp, biệt thự, khu vui chơi giải trí, thương mại, dịch vụ, góp phần mở rộng đô thị thành

phố Rạch Giá, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quang cho phần biển phía Tây phường Rạch

Sỏi và một phần thuộc xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, đảm bảo phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành đã được phê duyệt

1.1.5.2 Loại hình của dự án

Dự án Khu đô thị Phú Cường Phú thuộc dự án đầu tư nhóm I quy định tại điểm

10 Mục IV Phụ lục III của Nghị định 08/2022/NĐ-CP

1.1.5.3 Công suất của dự án

+ Dân số dự kiến khoảng 8.000 người;

+ Đất ở bình quân: 54,4m2/người

+ Đất giáo dục: 10 – 12m2/chỗ;

+ Đất y tế: 500 m2/1000 dân số

+ Chợ: >0,2ha/công trình;

+ Đất cây xanh: 10,9 m2/người

1.1.5.4 Quy mô của dự án

- Dự án Khu đô thị Phú Cường Phú Quý tọa lạc tại khu vực Tây Nam của TP Rạch Giá và một phần thuộc xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có quy mô 999.973,23 m², trong đó:

+ Khu I: 601.065,20 m², phần diện tích lấn biển mở rộng, với đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội

+ Khu II: 398.908,03 m², phần diện tích lấn biển mở rộng kết nối với Khu I, với đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội

- Dân số dự kiến: 8.000 người

- Tổng số căn:

+ Biệt thự đơn lập: 75 căn, tổng diện tích 27.989,20 m2

+ Biệt thự song lập: 113 căn, tổng diện tích 29.799,96 m2

+ Biệt thự phố: 170 căn, tổng diện tích 33.181,96 m2

+ Nhà phố thương mại:

 Nhà phố thương mại 1: 12 căn, tổng diện tích 4.650,00 m2

 Nhà phố thương mại 2: 344 căn, tổng diện tích 49.341,50 m2

 Nhà phố thương mại 3: 637 căn, tổng diện tích 84.661,78 m2

 Nhà phố thương mại 4: 1082 căn, tổng diện tích 118.426,39 m2

Trang 38

+ Nhà ở xã hội: 87.311,13 m2

 Nhà liên kế: 686 căn, tổng diện tích 47.550,57 m2

 Chung cư (tối đa 5 tầng): 39.760,56 m2đất; Diện tích xây dựng 19.880,28

- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường gồm:

+ Xây dựng riêng biệt hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải; hệ thống thu gom nước thải về trạm xử lý nước thải công suất 3.450 m3/ ngđ để xử lý đảm bảo nước thải đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B; K=1,0) trước khi thải ra môi trường

+ Xây dựng 04 trạm bơm trung chuyển để đưa nước thải về trạm xử lý nước thải + Cây xanh công viên, quảng trường biển, công viên chuyên đề với tổng diện tích

sử dụng đất 87.461,78 m2 chiếm 8,75% tổng diện tích Dự án

Sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quyết định số

2481/QĐ- BTNMT ngày 27/09/2019, Dự án đã thực hiện san lấp mặt bằng được 80% khối lượng thực hiện (Đất tràn 2 khu đạt 100% nhưng cao độ chưa đạt) Trong đó, Khu

I san lấp 95%, khu II san lấp 57% khối lượng thực hiện Dự án chưa thực hiện thi công xây dựng công trình

Hình 1 8: Hình ảnh san lấp của dự án đã thực hiện Tóm tắt quá trình điều chỉnh cục bộ của dự án; tổng hợp nội dung điều chỉnh quy hoạch; tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch điều chỉnh xem chi tiết tại các bảng dưới đây

Trang 39

Bảng 1 2: Bảng so sánh các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật và

hạ tầng xã hội so với phương án đã được phê duyệt của dự án

STT Tên chỉ tiêu

Theo Quyết định

số 2785/QĐ-UB ngày 11/12/2018

Điều chỉnh cục bộ theo QĐ số 928/QĐ-UBND ngày 6/4/2022

Ghi chú

Đất ở bình quân 50 m2/người 54,4 m2/người Tăng 4,4

m2/người

I Hạ tầng xã hội

m2/chỗ Đất y tế 500 m2/1000 dân 500 m2/1000 dân Không thay đổi Chợ >0,2 ha/Công trình >0,2ha/Công trình Không thay đổi Đất cây xanh 13,3 m2/người 10,9 m2/người Giảm 2,4

m2/người

II Hạ tầng kỹ thuật Được điều chỉnh phù hợp quy chuẩn hiện hành

Bảng 1 3 Bảng tổng hợp nội dung điều chỉnh

STT Chức năng

Theo Quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 2785/QĐ-UBND ngày 11/12/2018

Điều chỉnh cục bộ (theo QĐ số 928/QĐ-UBND ngày 6/4/2022)

Biến động

Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ

(%) Diện tích

(m 2 ) Tỷ lệ

(%)

(Tăng / giảm)

Diện tích (m2)

I ĐẤT Ở 437.636,56 43,77 435.361,92 43,54 Giảm -2.274,64

1 Biệt thự đơn lập 56.338,99 5,63 27.989,20 2,80 Giảm -28.349,79

2 Biệt thự song lập 46.721,02 4,67 29.799,96 2,98 Giảm -16.921,06

1 Cây xanh công viên 107.093,82 10,71 73.170,40 7,32 Giảm -33.923,42

2 Công viên chuyên đề 0,00 0,00 3.185,25 0,32 Tăng 3.185,25

3 Quảng trường biển 20.996,81 2,10 11.106,13 1,11 Giảm -9.890,68

Trang 40

STT Chức năng

Theo Quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 2785/QĐ-UBND ngày 11/12/2018

Điều chỉnh cục bộ (theo QĐ số 928/QĐ-UBND ngày 6/4/2022)

Biến động

Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ

(%) Diện tích

(m 2 ) Tỷ lệ

(%)

(Tăng / giảm)

Diện tích (m2)

4 Cây xanh cách ly 2.595,38 0,26 0,00 0,00 Giảm -2.595,38

Bảng 1 4: Bảng cân bằng đất đai toàn khu

4 Nhà phố thương mại 1 (SHOPHOUSE ) – song lập 4.650,00 0,47

5 Nhà phố thương mại 2 (SHOPHOUSE ) 49.341,50 4,93

6 Nhà phố thương mại 3 (ngang 5,5M) 84.661,78 8,47

7 Nhà phố thương mại 4 (ngang 5,0M) 118.426,39 11,84

Ngày đăng: 01/04/2024, 17:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN