Hoạt động khám chữa bệnh sẽ phát sinh các loại chất thải: chất thải rắn sinh hoạt và nước thải sinh hoạt của cán bộ y bác sỹ, bệnh nhân, chất thải rắn y tế bông, băng, mũi tiêm, ống truy
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Medlatec Thanh Xuân
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 03 Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
- Người đại diện: Ông Lê Đức Nguyên Chức vụ: Giám đốc
Chứng minh thư nhân dân: 187077895 cấp ngày 22 tháng 12 năm 2009; nơi cấp Công an tỉnh Nghệ An
- Địa chỉ thường trú: xóm 4, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Địa chỉ liên lạc: xóm 4, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Một thành viên số
0108651208 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 18 tháng 03 năm 2019, thay đổi lần thứ 8 ngày 21 tháng 4 năm 2022.
Tên cơ sở: Phòng khám đa khoa Medlatec Thanh Xuân trực thuộc Công ty TNHH
- Địa điểm cơ sở: Số 03 Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
- Phòng khám đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 148/GXN-STNMT-CCBVMT ngày 06 tháng
- Vị trí tiếp giáp của cơ sở như sau:
+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp với đường Khuất Duy Tiến
+ Phía Nam, Đông Nam giáp với Ngõ 1 Khuất Duy Tiến
+ Phía Bắc, phía Tây giáp với Ngõ 3 Khuất Duy Tiến
+ Phía Tây Nam giáp với khu dân cư
- Quy mô của cơ sở:
+ Phòng khám đa khoa Medlatec Thanh Xuân trực thuộc Công ty TNHH Medlatec Thanh Xuân thuê lại 2 ngôi nhà tổng diện tích là 294,4 m 2 , tổng diện tích sàn xây dựng là 2.673,3 m 2 quy mô 9 tầng nổi và 1 tầng hầm có sẵn của Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ Medlatec Group theo hợp đồng thuê nhà số 95/HĐTN- MEDSUB ngày 01 tháng 10 năm 2021 để hoạt động khám chữa bệnh theo giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 1125/HNO-GPHĐ/CL1 ngày 16 tháng 06 năm 2020 do
Sở Y tế - UBND thành phố Hà Nội cấp
+ Quy mô phòng khám như sau: o Số lượng cán bộ nhân viên hiện tại: 104 người o Số lượt khám chữa bệnh giai đoạn ổn định 200 lượt/ngày Tại phòng khám không có giường bệnh lưu trú o Thời gian hoạt động: 7h-19h tất cả các ngày trong tuần
+ Quy mô các tầng của cơ sở như sau:
Stt Tầng Phòng chuyên môn Diện tích sàn (m 2 )
Phòng máy bơm Khu để xe Khu vực tập kết rác thông thường Kho CTNH
Khu xử lý nước thải tập trung
Phòng cấp cứu Quầy thuốc Phòng lưu bệnh nhân
Lễ tân Khu vệ sinh Sảnh chờ Sảnh chính Khu lấy mẫu Hành lang đi lại Thang máy Thang bộ
06 Phòng khám Quẫy lễ tân Khu đợi Khu vệ sinh Thang máy Thang bộ Hành lang đi lại
Phòng lấy mẫu Phòng khám tai mũi họng Phòng khám mắt
Phòng da liễu Phòng thủ thuật Phòng lấy mẫu tinh dịch đồ Phòng cơ xương khớp Phòng tiêm khớp Quẫy lễ tân Khu vệ sinh Thang máy Thang bộ Hành lang đi lại
Phòng đọc phim Phòng chụp cắt lớp vi tính Phòng điện tim
Phòng đo lưu huyết não Phòng đo loãng xương
Quẫy lễ tân Khu vệ sinh Thang máy Thang bộ Hành lang đi lại
05 Phòng khám Kho lạnh Khu đợi Quẫy lễ tân Khu vệ sinh Thang máy Thang bộ Hành lang đi lại
Khu đợi Quẫy lễ tân Khu vệ sinh Thang máy Thang bộ Hành lang đi lại
02 Phòng hành chính Phòng thực hiện xét nghiệm Khu vực nhận mẫu
Khu vệ sinh Thang máy Thang bộ Hành lang đi lại
Phòng Tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật
Phòng Tài chính kế toán Phòng thờ
Phòng họp Phòng kho Khu vệ sinh Thang máy Thang bộ Hành lang đi lại
Khu phơi Phòng ăn Phòng bếp Khu vực lấy đồ ăn Thang máy
Thang bộ Hành lang đi lại
- Cơ sở thuộc loại hình y tế với tổng vốn đầu tư là 40.000.000.000 đồng theo Quyết định phê duyệt định mức đầu tư Phòng khám đa khoa Medlatec Thanh Xuân số 50/MEDTX/QĐ ngày 30/09/2022 của Công ty TNHH Medlatec Thanh Xuân Căn cứ theo khoản 4 điều 10 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 thì cơ sở thuộc nhóm C
- Căn cứ theo mục 2 phụ lục V, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ thì dự án thuộc Danh mục các dự án đầu tư nhóm III
- Căn cứ khoản 4, điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án thuộc đối tượng lập Giấy phép môi trường trình UBND quận Thanh Xuân thẩm định và phê duyệt
- Phòng khám đi vào hoạt động ổn định từ năm 2018; Do đó hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục XII phụ lục ban hành kèm theo nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ (Phụ lục XII- Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí và môi trường tương đương với dự án nhóm III).
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Cơ sở
3.1 Công suất của cơ sở như sau:
- Quy mô công suất của phòng khám như sau:
+ Số lượng cán bộ nhân viên hiện tại: 104 người, giai đoạn ổn định: 150 người + Số lượt khám chữa bệnh hiện tại khoảng: 100 lượt/ngày, giai đoạn ổn định 200 lượt/ngày
3.2 Công nghệ sản xuất của Cơ sở như sau:
Tại phòng khám chỉ có hoạt động khám chữa bệnh đơn giản, không có giường lưu trú, chỉ có phòng lưu bệnh nhân sau khi tiêm phòng để theo dõi trong ngày, không có phòng mổ, không có khoa ung bướu Quy trình khám chữa bệnh tại cơ sở như sau:
Hình 1.7 Sơ đồ quy trình khám chữa bệnh tại cơ sở
Bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh khi đến cơ sở sẽ được nhân viên tiếp đón vào phòng lễ tân Tại đây, bệnh nhân sẽ được phân loại xử lý ban đầu khi cần thiết và khám tổng quát Sau khi được khám tổng quát xong, bệnh nhân được bác sỹ chỉ định đi làm các thủ tục xét nghiệm (trong trường hợp cần thiết) như chụp X - quang, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa (đối với mẫu máu và nước tiểu) Kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm sẽ đưa lại phiếu kết quả cho người nhà bệnh nhân, người nhà bệnh nhân sẽ mang các phiếu kết quả này quay trở về phòng khám tổng quát ban đầu Tại đây, tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bác sỹ sẽ đưa ra các khuyến nghị điều trị, trị liệu hoặc kê đơn thuốc để bệnh nhân điều trị tại gia đình
Phòng xét nghiệm Phòng chụp X- Quang
Bệnh nhân được kê đơn thuốc
CTRYT, CTNH, phóng xạ Điều trị, trị liệu
Hoạt động khám chữa bệnh sẽ phát sinh các loại chất thải: chất thải rắn sinh hoạt và nước thải sinh hoạt của cán bộ y bác sỹ, bệnh nhân, chất thải rắn y tế (bông, băng, mũi tiêm, ống truyền dịch, ), chất thải nguy hại (mực in, bóng đèn hỏng, pin ắc quy chì thải), nước thải y tế trong quá trình khám chữa bệnh như khu vực xét nghiệm, rửa dụng cụ, phòng khám không rửa phim X-Quang mà sử dụng công nghệ in phim nên không phát sinh nước thải X-Quang
3.3 Sản phẩm của cơ sở
- Số lượng bệnh nhân đến khám khoảng 200 lượt/ngày
4 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của cơ sở
4.1 Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện cấp cho hoạt động của cơ sở được lấy từ hệ thống cung cấp điện Công ty Điện lực Thanh Xuân cung cấp Theo hóa đơn sử dụng điện tháng 6,7,8,9 năm
2022 thì nhu cầu sử dụng điện của cơ sở như sau:
STT Nội dung Nhu cầu sử dụng điện kWh
4.2 Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn nước cấp cho hoạt động của cơ sở được lấy từ hệ thống cung cấp nước của Công ty Cổ phần Viwaco Căn cứ theo hoá đơn sử dụng nước tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9 năm 2022 thì nhu cầu sử dụng nước của cơ sở như sau:
Nhu cầu sử dụng nước (m 3 /tháng)
Nhu cầu sử dụng nước trung bình (m 3 /ngày.đêm)
Giai đoạn này phòng khám vẫn chưa hoạt động hết công suất thiết kế Dự kiến khi phòng phám hoạt động hết công suất thì nhu cầu sử dụng nước như sau:
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt:
* Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ nhân viên, bác sỹ tại phòng khám
Dự kiến giai đoạn này có khoảng 120 bác sĩ, cán bộ nhân viên làm việc tại phòng khám Lấy định mức nhu cầu sử dụng nước của cán bộ bác sỹ, nhân viên là 80 lít/người/ngày (căn cứ theo QCVN 01:2021/BXD) Như vậy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ bác sỹ, nhân viên phòng khám là:
* Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của bệnh nhân đến khám chữa bệnh
Dự kiến giai đoạn ổn định có khoảng 200 lượt bệnh đến khám tại phòng khám Lấy định mức nhu cầu sử dụng nước của bệnh nhân là 15 lít/người/ngày (căn cứ theo TCVN 4513:1988) Như vậy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại phòng khám là:
* Nhu cầu sử dụng nước lau sàn: Diện tích sàn tại phòng khám là 2.673,3 m 2 , lấy định mức nước lau sàn là 0,4 m 3 /m 2 sàn/ngày.đêm (Căn cứ QCVN 01:2021/BXD) thì nhu cầu sử dụng nước lau sàn tại phòng khám là:
* Nhu cầu sử dụng nước nhà ăn: Tại phòng khám có nhà ăn phục vụ cho cán bộ nhân viên phòng khám Mỗi ngày nhà ăn sẽ phục vụ khoảng 120 suất ăn Lấy định mức nước sử dụng cho nhà ăn là 25 lít/suất ăn (căn cứ theo TCVN 4513:1988) Như vậy nhu cầu sử dụng nước cho nhà ăn, nhà bếp là:
➔ Tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại phòng khám là: 16,6 m 3 /ngày.đêm
➔ Lấy hệ số dùng nước không điều hòa ngày (Kngày.max = 1,2 – Căn cứ mục 3.3 TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) thì nhu cầu sử dụng nước lớn sinh hoạt lớn nhất của phòng khám là: ≈ 20 m 3 /ngày.đêm
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động khám chữa bệnh
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động khám chữa bệnh chủ yếu là từ quá trình vệ sinh dụng cu y tế từ khu vực xét nghiệm, khám chữa bệnh Khu vực xét nghiệm và khu vực khám bệnh có 31 chậu rửa có vòi rửa của mỗi chậu là 20 – 25mm Lấy định mức lưu lượng nước 0,5 lít/s căn cứ theo TCVN 4513:1988 Dự kiến thời gian vệ sinh dụng cụ tại phòng khám là khoảng 5 phút Vậy nhu cầu sử dụng nước cho khám bệnh và vệ sinh dụng cụ là:
- Lấy hệ số dùng nước không điều hòa ngày (Kngày.max = 1,2 – Căn cứ mục 3.3 TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) thì nhu cầu sử dụng nước y tế lớn nhất của phòng khám là: ≈ 5,5 m 3 /ngày.đêm
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động giặt
Tại phòng khám có khu vực giặt đồ cho nhân viên, bác sỹ, ga…khối lượng giặt mỗi ngày khoảng 35 kg Lấy định mức nhu cầu sử dụng nước giặt là 90 lít/kg (căn cứ theo TCVN 4513:1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế) Thì nhu cầu sử dụng nước giặt tại phòng khám là:
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Hoạt động của phòng khám phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 tại Nghị quyết số 06/2012/NQ- HĐND ngày 4 tháng 5 năm 2020 và Quyết định số 2813/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2012 về Quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 Địa điểm hoạt động phòng khám phù hợp với Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch thoát nước thủ đô
Hà Nội năm 2030 tầm nhìn đền năm 2050 và Kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 tại Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Quá trình hoạt động của Phòng khám đa khoa Medlatec Thanh Xuân trực thuộc Công ty TNHH Medlatec Thanh Xuân nước thải phát sinh bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải y tế được xử lý trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung trên đường Ngõ 01 Khuất Duy Tiến với 01 cửa xả duy nhất, lưu lượng xả lớn nhất theo tính toán là 30 m 3 /ngày đêm
Qua khảo sát, hệ thống thoát nước chung tiếp nhận nước thải của dự án là cống BTCT kích thước D1000 Nước thải sau xử lý của dự án đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế trước khi xả ra nguồn tiếp nhân Do đó, lưu lượng nước thải của cơ sở tác động đến khả năng tiêu thoát nước thải của nguồn tiếp nhận là không đáng kể Nước thải của cơ sở được xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận do vậy không có khả năng gây tắc nghẽn dòng chảy cũng như không gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn dòng chảy của hệ thống thoát nước chung của khu vực và không làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm có trong nguồn tiếp nhận, không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận
Vào mùa khô, cống thoát nước chỉ tiếp nhận nước thải của dự án với lưu lượng không lớn nên tác động không đáng kể đến khả năng tiêu thoát nước của nguồn tiếp nhận
Vào mùa mưa, ngoài nước thải phát sinh tại dự án còn có một lượng lớn nước mưa xả ra hệ thống thoát nước chung Theo như thông tin của chủ cơ sở, khi trời mưa lớn và kéo dài khu vực dự án có hiện tượng ngập úng nhẹ tuy nhiên nước thoát nhanh sau khi trời tạnh mưa
Phễu thu Nước mưa mái
Hố thu nước mưa tầng hầm
Hệ thống thoát nước chung của khu vực
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa: a Hệ thống thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thu gom nước mưa của dự án bao gồm nước mưa mái và nước mưa tầng hầm Do tòa nhà được xây dựng trên toàn bộ diện tích khu đất nên không có nước mưa chảy tràn
Hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở như sau:
Hình 3 1 Sơ đồ thu gom nước mưa
Nước mưa trên mái, ban công sẽ được thu bởi các phễu thu nước chảy theo đường ống PVC D125 chạy dọc theo các tầng của phòng khám xuống hệ thống thoát nước chung của khu vực trên Ngõ 01 Khuất Duy Tiến
Nước mưa phát sinh tại khu vực tầng hầm được thu gom theo rãnh thoát nước mưa B200 chảy xuống hố thu nước mưa sau đó được bơm lên hệ thống thoát nước chung trên ngõ 01 Khuất Duy Tiến
Toạ độ điểm xả nước mua theo hệ toạ độ VN2000, Kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 6 như sau:
1.2 Thu gom, thoát nước thải:
Nước thải phát sinh tại cơ sở bao gồm:
- Nước thải rửa tay chân thoát sàn
Sơ đồ nguyên lý thu gom nước thải tại cơ sở cụ thể như sau:
Hình 3 2 Sơ đồ thu gom nước thải của phóng khám
Thuyết minh sơ đồ thu gom:
- Nước thải rửa tay, chân, thoát sàn và nước thải y tế từ các bồn rửa trong phòng khám được thu gom theo đường ống PVC D75 sau đó đấu nối vào đường ống PVC D90 chạy dọc theo các tầng xuống hệ thống xử lý nước thải công suất 30 m 3 /ngày.đêm để xử lý
- Nước thải xí tiểu được thu gom theo đường ống nhựa PVC D110 sau đó đấu nối vào đường ống PVC D140 chạy dọc theo các tầng của tòa nhà xuống 01 bể tự hoại
3 ngăn có thể tích 15 m 3 kích thước dài x rộng x sau 3 x 2,5 x 2 để xử lý sau đó chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 30 m 3 /ngày.đêm để xử lý
- Đối với nước nhà bếp phát sinh tại các bồn rửa được chảy theo đường ống PVC D90 vào 03 bể tách dầu mỡ kích thước Dài x rộng x cao 0,6 x 0,2 x 0,2m bằng inox được lắp đặt ngay dưới các bồn rửa tại khu vực nhà bếp Nước thải sau đó sẽ theo đường ống PVC D110 chảy xuống hệ thống xử lý nước thải tập trung công suấ 30 m 3 /ngày.đêm để xử lý
- Đối với nước thải giặt là, nước thải giặt là được thu gom riêng theo đường ống PVC D110 chảy vào cụm bể xử lý hóa lý đặt tại tầng hầm gần hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý sơ bộ trước khi chảy sang hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý
Nước thải giặt Nước thải xí tiểu
Hệ thống xử lý nước thải công suất 30 m 3 /ngày.đêm
Hệ thống thoát nước chung trên ngõ 01 Khuất Duy Tiến
Nước thải nhà bếp Nước thải rửa tay chân thoát sàn, nước thải y tế
Bể tách dầu mỡ Cụm xử lý hóa lý
Toàn bộ nước thải phát sinh tại phòng khám được thu gom và xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 30 m 3 /ngày.đêm xây dựng tại tầng hầm để xử lý trước khi xả ra ngoài môi trường b Công trình thoát nước thải:
Nước thải sau khi xử lý sẽ được bơm theo đường ống PVC D90 chảy ra hệ thống thoát nước chung trên Ngõ 01 Khuất Duy Tiến qua 01 điểm xả tách riêng với điểm xả nước mưa c Điểm xả nước thải sau xử lý:
Nước thải sau khi xử lý được xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực trên
Ngõ 01 Khuất Duy Tiến qua 01 điểm xả tách riêng với điểm xả nước mưa Toạ độ điểm xả nước thải theo hệ toạ độ VN2000, Kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 6 như sau:
Nước thải phát sinh tại cơ sở chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải y tế Cơ sở đã xây dựng 01 hệ thống xử lý nước thải y tế công suất 30 m 3 /ngày.đêm và đi vào hoạt động ổn định từ năm 2019 Hệ thống xử lý được xây dựng ở tầng hầm, vật liệu inox
- Trong nước thải cơ sở có thành phần chủ yếu là các vi sinh vật, vi khuẩn, chất hữu cơ
➢ Biện pháp xử lý sơ bộ
- Nước thải rửa tay chân, thoát sàn, nước thải y tế được chảy qua song tách rác được thực hiện bằng song chắn rác để loại bỏ rác thải cứng trước khi chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
- Nguồn nước từ các xí tiểu được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại ba ngăn trước khi chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
- Nước thải phát sinh tại khu vực nhà bếp được xử lý sơ bộ qua bể tách dầu mỡ để loại bỏ dầu mỡ trước khi chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
- Nước thải giặt được xử lý sơ bộ qua công đoạn hóa lý trước khi chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung để để xử lý
- Tất cả nước thải đã được xử lý sơ bộ sẽ tự chảy sang hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 30 m 3 /ngày.đêm để xử lý Hệ thống được xây dựng tại tầng hầm
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở như sau:
Hình 3 3 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 30 m 3 /ngày đêm
✓ Thuyết minh dây chuyền công nghệ: a Bể tự hoại
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
- Trong quá trình hoạt động của phòng khám sẽ phát sinh mùi, khí thải từ các hoạt động sau:
+ Phát sinh mùi từ hoạt động khám chữa bệnh, khu vực xét nghiệm như hơi dung môi, cồn, tủ an toàn sinh học
+ Mùi từ hệ thống xử lý nước thải
+ Khí thải từ các phương tiện giao thông ra vào phòng khám
+ Mùi từ khu vực nhà bếp
- Cơ sở đã áp dụng các biện pháp sau:
+ Đối với các khu vực khám chữa bệnh, hành lang đều được lắp đặt điều hòa nhiệt độ, hệ thống thông gió tự nhiên để điều hòa không khí Đối với khu vực xét nghiệm, đặc biệt khu vực xét nghiệm Covid, để không lây lan dịch bệnh, vi rút ra ngoài, tất cả các xét nghiệm vi sinh đều được thực hiện trong tủ an toàn sinh học Tại khu vực xét nghiệm có 03 tủ an toàn sinh học cấp 2 - A2 Trong đó 2 tủ giống nhau có kích thước 1205 x 550 x 585 mm, và 1 tủ kích thước 1500 x 795 x 2050mm
Nguyên lý hoạt động giống nhau
Các xét nghiệm vi sinh được thực hiện bên trong buồng thao tác kín của tủ an toàn Sau khi hoàn thành các xét nghiệm, các vi rút, vi khuẩn tồn tại trong không khí của tủ an toàn được khử khuẩn bằng tia UV sau đó nhờ hệ thống quạt hút khí bên trong tủ hút dẫn qua màng lọc sinh học HEPA để loại bỏ hết vi khuẩn, vi rút có trong không khí sau đó xả ra phòng thí nghiệm
Ngoài ra khu vực xét nghiệm, khám bệnh, hành lang được lắp đặt hệ thống điều hoà không khí tạo môi trường làm việc thông thoáng cho nhân viên, bệnh nhân.
+ Đối với mùi từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở đã lắp đặt đường ống thoát khí thải từ các bể xử lý xả ra ngoài môi trường qua ống nhựa PVC D60 dẫn ra ngoài môi trường với chiều cao 10m so với mặt đất Ngoài ra khu vực hệ thống xử lý nước thải được nắp đặt hệ thống quạt thông gió kết nối với quạt thông gió khu vực tầng hầm để hút mùi phát sinh sau đó xả ra ngoài môi trường.
+ Đối với khu vực tầng hầm cơ sở đã lắp đặt hệ thống quạt thông gió để hút khí thải từ các phương tiện giao thông ra vào tầng hầm được lắp đặt trên trần của tầng hầm và các quạt công nghiệp công suất lớn lắp đặt xung quanh khu vực để giúp thu gom và pha loãng khí thải phát sinh trong tầng hầm Ngoài ra cơ sở còn sử dụng biện pháp thông gió tự nhiên, khu vực tầng hầm có diện tích nhỏ bố trí cửa ra vào rộng và các cửa hút gió khác xung quanh tầng hầm nhằm hút gió giúp không khí luôn được lưu thông
+ Đối với khu vực nhà bếp: Khu vực nhà bếp được bố trí tại tầng 9, tại các bếp nấu, cơ sở đã lắp đặt hệ thống hút mùi, mùi phát sinh được hệ thống quạt hút thu gom và thải ra ngoài môi trường
Một số hình ảnh các công trình biện pháp giảm thiểu mùi và khí thải tại cơ sở:
Hình 3 11 Hệ thống hút mùi khu vực nhà bếp Hình 3 12 Tủ an toàn sinh học
Hình 3 10 Hệ thống thông gió khu vực tầng hầm
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.1 Thành phần và khối lượng
Chất thải rắn thông thường phát sinh tại phòng khám bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường Trong đó:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt của khách hàng đến khám chữa bệnh và của cán bộ, bác sĩ nhân viên phòng khám Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, vỏ hoa quả, vỏ hộp đựng thực phẩm, túi nilong…
- Chất thải rắn thông thường như bao bì catton, túi nilon, vỏ chai nhựa, thủy tinh, giấy vụn…
Theo biên bản bàn giao khối lượng phát sinh từ đầu năm 2022 đến nay, khối lượng chất thải rắn thông thường tại phòng khám từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2022 là 202,5 m 3 rác tương đương với khoảng 85,05 tấn, trung bình khoảng 315 kg/ngày
3.2 Biện pháp thu gom, xử lý
- Tại khu vực nhà ăn, nhà bếp chủ cơ sở đã bố trí các thùng rác dung tích 10 lít tại các bàn ăn và thùng rác dung tích 60 lít tại khu vục nhà bếp để thu gom rác thải
- Tại khu vực phòng khám, hành lang, chủ cơ sở đã bố trí các thùng rác dung tích 10-20 lít có màu xanh, màu xám để thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt Trên các thùng rác đều có biển hướng dẫn bệnh nhân, bác sỹ phân loại rác
- Hằng ngày sẽ có nhân viên vệ sinh của phòng khám đi thu gom, vận chuyển để xuống kho chứa rác thải rắn có diện tích 2 m 2 tại khu vực tầng hầm trong khu vực trạm XLNT để lưu giữ Trong kho có bố trí các thùng chứa rác dung tích 120 lít, xe rác 1 m 3 để lưu giữ và phân loại rác thải
- Rác thải sinh hoạt cuối ngày sẽ có xe thu gom rác của Hợp tác xã Thành Công đến thu gom đi xử lý theo hợp đồng số 21TXB/2022/HĐKT-HTXTC ngày 11 tháng 1 năm 2022
Hình ảnh khu vực lưu giữ chất thải rắn thông thường của cơ sở:
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
4.1 Thành phần và khối lượng phát sinh
Chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang thải, pin, ắc quy thải, găng tay giẻ lau dính dầu, bao bì cứng bằng nhựa thải, chất thải lây nhiễm, dược phẩm thải bọ, các thiết bị y tế vỡ hỏng, bùn từ hệ thống xử lý nước thải…
Theo chứng từ vận chuyển xử lý chất thải nguy hại từ tháng 2 đến tháng 8 năm
2022 thì khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở khoảng 592 kg chủ yếu là chất thải lây nhiễm bao gồm chất thải lây nhiễm sắc nhọn, không sắc nhọn
Hình 3 13 Thùng phân loại rác khu vực khám bệnh Hình 3 14 Thùng rác khu vực nhà ăn
Hình 3 16 Kho rác thải rắn thông thường Hình 3 15 Thùng rác khu vực hành lang
Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh khi dự án đi vào hoạt động ổn định Cụ thể như sau:
TT Danh Mục Mã chất thải
Khối lượng năm 2022 (kg/năm)
Khối lượng khi hoạt động ổn định (kg/năm)
Chất thải lây nhiễm gồm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ cơ lấy nhiễm cao, chất giải phẫu
2 Bóng đèn huỳnh quang thải 16 01 06 0,5 6
3 Hộp mực in thải có chứa các thành phần nguy hại 08 02 04 - 6
4 Vật liệu lọc, giẻ lau, găng tay nhiễm thành phần nguy hại 18 02 01 20 30
Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất
6 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải y tế 10 02 03 120 200
7 Các thiết bị y tế hỏng, vỡ đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng 13 03 02 0,5 15
8 Bao bì cứng bằng nhựa 18 01 03 2 15
4.2 Biện pháp thu gom, lưu giữ và xử lý
- Tại các phòng khám chữa bệnh, khu vực xét nghiệm, hành lang đều bố trí các thùng chứa rác thải nguy hại dung tích 20 lít màu vàng và màu đen để thu gom và phân loại rác
- Các thùng màu vàng lưu giữ rác thải lây nhiễm, thùng màu đen lưu giữ rác thải nguy hại khác
- Ngoài ra trên các xe đẩy, xe tiêm có chứa các thùng rác màu vàng để lưu giữ rác thải nguy hại
- Hằng ngày sẽ có nhân viên vệ sinh của phòng khám thu gom về kho chứa rác thải nguy hại bố trí tại tầng hầm có diện tích 3 m 2
- Kho chứa có bố trí các thùng chứa rác dung tích 120 lít có nắp đậy để phân loại rác thải, các thùng đều được dán mã CTNH tương ứng Kho CTNH được dán biển cảnh báo theo đung quy định
Công ty đã ký hợp đồng số 000017/2022/HĐYTBV ngày 31 tháng 12 năm 2021 với Công ty Cổ phẩn vật tư thiết bị môi trường 13-URENCO 13 định kỳ đến thu gom đi xử lý theo đúng quy định (Hợp đồng đính kèm phụ lục)
Một số hình ảnh khu vực lưu giữ chất thải nguy hại của Phòng khám:
Hình 3 18 Thùng chứa rác thải nguy hại trên xe tiêm
Hình 3 17 Thùng phân loại rác tại khu vực phòng khám
Hình 3 19 Kho chứa rác thải nguy hại của phòng khám
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Do đặc thù của cơ sở là phòng khám nên ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác là không lớn, nên chủ cơ sở áp dụng các biện pháp giảm thiểu như sau:
- Giảm thiểu tác động do tiếng ồn và độ rung từ quạt thông gió và điều hòa trung tâm Để đảm bảo sự giảm âm xung quanh ống tiêu âm của quạt thông gió và điều hòa phải được bao bọc bằng một số vật liệu đàn hồi (bảo ôn, cao su) bọc xung quanh
Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị quạt thông gió, hệ thống điều hoà, máy phát điện
- Giảm thiểu tác động từ phương tiện giao thông
- Yêu cầu các phương tiện giao thông không được sử dụng còi trong khu vực tầng hầm để xe
- Cử bảo vệ phân luồng giao thông vào các giờ cao điểm để trành ùn tắc.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
a Công trình phòng, chống, ứng phó sự cố cháy nổ
- Lối tiếp cận cho xe chữa cháy, khoảng cách PCCC, bậc chịu lửa, bố trí mặt bằng, lối ra thoát nạn, ngăn cháy lan
- Đã bố trí hệ thống báo cháy tự động, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn tại mỗi tòa nhà;
-Trang bị bình chữa cháy tại chỗ;
- Nguồn điện cấp cho máy bơm chữa cháy b Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải
- Bố trí cán bộ đảm nhận công tác vận hành trạm xử lý nước thải đúng theo hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị Ghi chép nhật ký bổ sung hóa chất, sự cố để theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống
- Trong quá trình vận hành, hệ thống xử lý nước thải cần được kiểm tra theo dõi, bảo dưỡng để hạn chế tối đa sự cố xảy ra đối với hệ thống
- Tuân thủ đúng các bước vận hành của hệ thống và định kỳ quan trắc chất lượng nước thải đầu ra của trạm xử lý để sớm phát hiện các sự cố, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn đầu ra
- Bố trí các phương tiện, trang thiết bị sử dụng để ứng phó khi có sự cố cháy nổ tại khu vực xử lý nước thải
- Đảm bảo thay thế kịp thời các thiết bị dễ hỏng hóc như máy bơm, phao, van, thiết bị sục khí, cánh khuấy,…
✓ Sự cố khi nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn
- Tạm dừng hoạt động của hệ thống, không xả nước thải ra ngoài Lúc này các bể
36 xử lý sẽ có chức năng như bể lưu giữ nước thải Kiểm tra các bể, hệ thống thiết bị, vi sinh để kịp thời khắc phục sửa chữa thiết bị và, bổ sung vi sinh cần thiết Nếu không khắc phục được ngay lượng nước thải vượt quá khả năng lưu chứa của bể xử lý sẽ bơm hút nước thải ra các thùng chứa CTNH dung tích 120 lít và liên hệ với Công ty Cổ phẩn vật tư thiết bị môi trường 13-URENCO 13 đến hút nước thải đi xử lý
- Khi COD đầu vào tăng, lượng vi sinh vật không đủ để xử lý khiến chất lượng nước đầu ra không đạt yêu cầu Bổ sung men vi sinh để tăng lượng vi sinh và hiệu quả hoạt động của vi sinh
✓ Sự cố phát sinh mùi:
Nguyên nhân: Mùi phát sinh từ bể hiếu khí do quá trình vận hành gây chết vi sinh vật, hoặc số lượng vi sinh vật không đủ để xử lý hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải
Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra các van khí cấp vào bể và lượng khí cấp vào bể hiểu khí đầy đủ cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển Định kỳ bổ sung men vi sinh hiếu khí cho bể để đảm bảo đủ số lượng vi sinh vật xử lý được hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải
Bịt kín các nắp thăm bể và định kỳ thuê đơn vị hút bùn đi xử lý
✓ Sự cố hỏng thiết bị:
+ Kiểm tra lại trõ bơm có bị tắc không và vệ sinh lại nếu tắc
+ Trường hợp bơm vẫn chảy bình thường mà không lên nước chúng ta sẽ điều chỉnh như sau: Đầu tiên là tắt bơm đi Trên thân bơm có nút vặn điều chỉnh lưu lượng (bên trong mặt nhựa màu trắng) Ta sẽ điều chỉnh mũi tên chỉ vào số 6 sau đó cho bơm chạy lại bình thường Đợi khoảng 1 phút sau khi đã hết khí trong ống hút rồi thì điều chỉnh lại về đúng lưu lượng hóa chất tính toán
- Sự cố bơm nước thải:
+ Hệ bơm không hoạt động hoặc hoạt động không lên nước: Kiểm tra lại tủ điện, đường điện xem có tín hiệu điện không, kiểm tra bơm, phao, kiểm tra pha có thể lệch pha máy bơm
+ Nguyên nhân: Do quá trình vận hành bị mắc các vật cứng vào cánh bơm dẫn đến bơm không hoạt động được hoặc do hệ thống điện bị sự cố
Cách khắc phục: Kiểm tra cánh bơm nước thải xem có vướng các rác thải không, hệ thống tủ điện xem nguồn điện cấp cho bơm có ổn định Lưu ý thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng bơm, tra dầu theo định kỳ
- Sự cố máy thổi khí:
Máy thổi khí mất áp hoặc không ra khí: Máy thổi khí là một bộ phận quan trọng của
37 hệ thống do vậy khi vận hành cần phải theo dõi và kiểm tra máy thổi khí thường xuyên Chế độ hoạt động của hệ thống yêu cầu máy thổi khí phải hoạt động 24/24h không nghỉ nên máy sẽ nóng và nhanh hỏng, để giải quyết vấn đề này nhà thầu thi công đã thiết đặt chế độ tự động theo lưu lượng nước Lưu ý thường xuyên tra dầu máy (dầu máy chứ không phải dầu nhớt) nếu thấy lượng dầu trên ống soi của máy cạn 1/2
Tủ điện điều khiển lỗi, hỏng hoặc chạy/không chạy 1 chức năng nào đó: Tủ điện điều khiển là bộ não hoạt động của hệ thống, nếu tủ điện điều khiển bị lỗi dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra Biện pháp xử lý là kiểm tra lại nguồn điện đầu vào có đáp ứng theo chỉ tiêu kỹ thuật không, kiểm tra cục bộ các liên kiện nối tới từng thiết bị đầu cuối, nếu cục bộ thiết bị hỏng có thể ngắt và thay thế, gọi điện thoại tham khảo hướng dẫn nhà thầu thi công nếu cần.
Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
❖ Biện pháp phòng chống cháy nổ:
- Lắp đặt các đèn báo hiệu, chuông báo cháy theo đúng tiêu chuẩn quy phạm tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ
- Kiểm tra định kỳ mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn (báo cháy, chữa cháy, ) và có các biện pháp thay thế kịp thời
- Đề ra các nội quy lao động, hướng dẫn cụ thể về vận hành, an toàn cho máy móc, thiết bị Đồng thời kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp xử lý đối với các cá nhân vi phạm
- Các nguyên liệu dễ cháy sẽ được chứa và bảo quản ở nơi thoáng và có bao che để ngăn chặn chảy tràn lan khi có sự cố
- Các máy móc, thiết bị phải có lý lịch kèm theo và phải được đo đạc theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật
- Trang bị các phương tiện và thiết bị chữa cháy hiệu quả Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu, các đường ống kỹ thuật sơn màu theo đúng tiêu chuẩn quy định
- Trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ như bình bọt CO2 và các phương tiện phòng chống cháy luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động, đặt ở những nơi dễ nhìn, dễ lấy
- Tiến hành sửa chữa định kỳ các thiết bị máy móc và các trang thiết bị chống cháy nổ
- Nhân viên kỹ thuật sẽ được huấn luyện để thao tác đúng kỹ thuật và nắm vũng các phương pháp xử lý các sự cố cháy nổ
- Trang bị đầy đủ các trang phục bảo hộ lao động để hạn chế những tác hại cho con người như: Quần áo bảo hộ lao động, mũ, găng tay,
- Trong khu vực có thể gây cháy, không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa do ma sát, tia lửa điện
- Trang bị hệ thống cứu hỏa gồm: hệ thống lấy nước; van cứu hỏa; bình hơi, bình bọt chống cháy cho cá nhân
❖ Biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông
Hướng dẫn mọi người tham gia giao thông đúng luật, đúng quy tắc tránh ùn tắc giao thông khu vực phòng khám
Giảm thiểu bụi tiếng ồn để tránh giảm tầm nhìn hay mất tập trung của người tham gia giao thông khi đi qua khu vực phòng khám
❖ Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông
- Khu vực để xe được bố trí dưới tầng hầm Do đó để giảm thiểu tác động đến môi trường từ khí thải của các phương tiện giao thông BQT tòa nhà đã áp dụng các biện pháp sau:
+ Lắp đặt hệ thống quạt thông gió khu vực tầng hầm, đảm bảo không khí luôn được lưu thông
+ Quy định tốc độ ra vào khu vực tầng hầm
+ Yêu cầu các phương tiện hạn chế nổ máy trong khu vực tầng hầm khi không cần thiết.
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
- Nguồn phát sinh nước thải:
* Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ xí tiểu
- Nước thải rửa tay chân, thoát sàn
- Nước thải từ khu vực giặt
* Nguồn số 02: Nước thải y tế
- Nước thải rửa dụng cụ khu vực xét nghiệm
- Nước thải rửa dụng cụ khu vực thủ thuật, khám bệnh
- Toàn bộ nước thải sinh hoạt từ khu vực xí tiểu được thu gom về 01 bể tự hoại 3 ngăn thể tích 15 m 3 để xử lý trước khi chảy sang hệ thống xử lý nước thải tập trung để
- Nước giặt được xử lý sơ bộ qua cụm hóa lý trước khi chảy sang hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý
- Nước thải nhà bếp được xử lý sơ bộ qua bể tách dầu mỡ trước khi chảy sang hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý
➔ Toàn bộ nước thải phát sinh tại phòng khám được thu gom về hệ thống xử lý nước thải 30 m 3 /ngày.đêm để xử lý trước thi xả ra ngoài môi trường
- Lưu lượng xả nước thải tối đa khi phòng khám đi vào hoạt động ổn định là 28 m 3 /ngày.đêm Trong đó:
+ Lưu lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất của phòng khám là: 20 m 3 /ngày.đêm + Lưu lượng nước thải y tế lớn nhất của phòng khám là: 4,4 m 3 /ngày.đêm
+ Lưu lượng nước thải từ quá trình giặt lớn nhất của phòng khám là: 3,2 m 3 /ngày.đêm
- Dòng nước thải: Toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước thải y tế được xả ra ngoài môi trường qua 01 điểm xả
- Nước thải sinh hoạt sau xử lý đảm bảo đạt Quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế cột B (k=1,2 – áp dụng với loại hình khám chữa bệnh)
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:
+ Toạ độ điểm xả nước mua theo hệ toạ độ VN2000, Kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 6 như sau:
X: 2321663 Y:583148 + Phương thức xả thải: bơm
+ Nguồn tiếp nhận nước thải: Hệ thống thu gom nước thải chung của khu vực trên Ngõ 01 Khuất Duy Tiến.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: Không có
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn, độ rung phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án chủ yếu từ các nguồn sau:
+ Phương tiện giao thông ra vào dự án: từ phương tiện giao thông ra vào phòng khám
+ Hoạt động của máy móc thiết bị như máy thổi khí khu vực trạm XLNT, hệ thống quạt thông gió, điều hòa
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn
TT Từ 6-21 giờ (dBA) Từ 21-6 giờ
Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú
2 70 55 01 lần/năm Khu vực thông thường + Giá trị giới hạn đối với độ rung
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú
2 70 60 01 lần/năm Khu vực thông thường
Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải
Cơ sở luôn chấp hành đúng các quy định về quan trắc môi trường trong quá trình hoạt động, cơ sở đã thực hiện quan trắc môi trường nước thải với tần suất 3 tháng/lần và các tháng 3, 6, 9, 12 hằng năm
Tuy nhiên năm 2021 vào giai đoạn tháng 9 là thời gian cao điểm dịch bệnh Covid nên cơ sở phải tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh và xét nghiệm Covid nên chưa quan trắc tháng 9
Trong thời gian tới khi được phê duyệt Giấy phép môi trường cơ sở cam kết thực hiện đúng quy định về quan trăc môi trường, cam kết cam quan trắc đúng tần suất và thông số theo giấy phép môi trường
Kết quả quan trắc môi trường năm 2021 và 2022 của cơ sở như sau:
➢ Kết quả phân tích môi trường nước thải năm 2021
TT Thông số Đơn vị
2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 32 24 21,2 100
Dầu mỡ động, thực vật mg/L 0,6