Giấy phép môi trường của ”Phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Nam Học”

44 0 0
Giấy phép môi trường của ”Phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Nam Học”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động khám chữa bệnh sẽ phát sinh các loại chất thải: chất thải rắn sinh hoạt và nước thải sinh hoạt của cán bộ y bác sỹ, bệnh nhân, chất thải rắn y tế bông, băng, mũi tiêm, ống truy

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 5

1 Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Bệnh viện Nam Học 5

2 Tên cơ sở: Phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Nam Học 5

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Cơ sở 7

3.1 Công suất của cơ sở như sau: 7

3.2 Công nghệ sản xuất của Cơ sở như sau: 7

3.3 Sản phẩm của cơ sở 9

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 13

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 13

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: 13

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 15

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 15

1.1 Thu gom, thoát nước mưa: 15

1.2 Thu gom, thoát nước thải: 15

1.3 Xử lý nước thải: 17

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 25

3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 25

4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 26

5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 27

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 27

7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 29

Trang 3

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 32

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 32

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: Không có 33

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 34

CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 35

1 Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải 35

2 Kết quả quan trắc định kỳ đối với bụi, khí thải 37

CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 38

2.1 Kế hoạc vận hành thử nghiệm……… 39

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 39

2.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 39

CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 41

CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 42

PHỤ LỤC 44

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 3 1 Các hạng mục công trình và hiệu suất hệ thống xử lý nước thải tập trung 19 Hình 3 1 Sơ đồ thu gom nước mưa 15 Hình 3 2 Sơ đồ thu gom nước thải của phóng khám 16 Hình 3 1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 25 m3/ngày đêm 18

Trang 6

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1 Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Bệnh viện Nam Học

- Địa chỉ trụ sở chính: Số 52 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Người đại diện: Bà Nguyễn Thị Linh Chức vụ: Giám đốc

Căn cước công dân số 019191001106 cấp ngày 16 tháng 4 năm 2021; nơi cấp Cục CS QLHC về TTXH

Địa chỉ thường trú: Thôn 4 xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Một thành viên số 0107968918 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 18 tháng 08 năm 2017, thay đổi lần thứ 7 ngày 24 tháng 01 năm 2022

2 Giới thiệu về cơ sở

- Tên cơ sở: Phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Nam Học - Địa điểm cơ sở: Số 52 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội Vị trí tiếp giáp của cơ sở như sau:

+ Phía Bắc, phía Tây giáp với khu dân cư + Phía Nam giáp với đường Nguyễn Trãi + Phía Đông giáp với đường Giáp Nhất - Vị trí địa lý của Công ty thể hiện ở hình dưới:

Hình 1 1 Vị trí cơ sở

Vị trí cơ sở

Trang 7

Phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Nam Học đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 69/GXN-STNMT-CCBVMT ngày 12 tháng 10 năm 2017

- Quy mô của cơ sở: Phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Nam Học thuê lại ngôi nhà có tổng diện tích sàn là 2.689 m2 quy mô 8 tầng nổi và 1 tầng hầm có sẵn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đông Đô theo hợp đồng thuê nhà số 106/2017/HĐTN ngày 28 tháng 6 năm 2021 để hoạt động khám chữa bệnh theo giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số 2467/HNO-GPHĐ ngày 04 tháng 11 năm 2021 do Sở Y tế - UBND thành phố Hà Nội cấp Quy mô phòng khám như sau:

+ Số lượng cán bộ nhân viên hiện tại: 30 người

+ Số lượt khám chữa bệnh giai đoạn ổn định 60 lượt/ngày Tại phòng khám không có giường bệnh lưu trú

+ Tầng hầm: để xe, hệ thống xử lý nước thải, kho chứa chất thải + Tầng 1: Lễ tân, phòng thu phí, phòng xét nghiệm phòng Xquang + Tầng 2: phòng khám phụ khoa, siêu âm

+ Tầng 3: Phòng khám Nam Khoa, khám ngoại, phòng điều trị, phòng khám

- Cơ sở thuộc loại hình y tế với tổng vốn đầu tư là 10.000.000.000 đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Một thành viên số 0107968918 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cáp lần đầu ngày 18 tháng 08 năm 2017, thay đổi lần thứ 7 ngày 24 tháng 1 năm 2022 Căn cứ theo khoản 4 điều 10 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 thì cơ sở thuộc nhóm C

- Căn cứ theo mục 2 phụ lục V, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ thì dự án thuộc Danh mục các dự án đầu tư nhóm III

- Căn cứ khoản 4, điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự

Trang 8

án thuộc đối tượng lập Giấy phép môi trường trình UBND quận Thanh Xuân thẩm định và phê duyệt

- Phòng khám đi vào hoạt động ổn định từ năm 2018; Do đó hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục XII phụ lục ban hành kèm theo nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ (Phụ lục XII- Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí

và môi trường tương đương với dự án nhóm III)

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Cơ sở 3.1 Công suất của cơ sở như sau:

- Quy mô hiện tại:

+ Số lượng cán bộ nhân viên: 30 người + Số lượt khám chữa bệnh: 40 lượt/ngày - Quy mô của cơ sở khi hoạt động ổn định: + Số lượng nhân viên: 50 người

+ Số lượt khám chữa bệnh: 60 lượt khám/ngày

3.2 Công nghệ sản xuất của Cơ sở như sau:

Tại phòng khám chỉ có hoạt động khám chữa bệnh đơn giản, không có giường lưu trú, không có phòng mổ, không có khoa ung bướu Quy trình khám chữa bệnh tại cơ sở như sau:

Trang 9

Hình 1.7 Sơ đồ quy trình khám chữa bệnh tại cơ sở

Bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh khi đến cơ sở sẽ được nhân viên tiếp đón vào phòng lễ tân Tại đây, bệnh nhân sẽ được phân loại xử lý ban đầu khi cần thiết và khám tổng quát Sau khi được khám tổng quát xong, bệnh nhân được bác sỹ chỉ định đi làm các thủ tục xét nghiệm (trong trường hợp cần thiết) như chụp X - quang, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa (đối với mẫu máu và nước tiểu) Kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm sẽ đưa lại phiếu kết quả cho người nhà bệnh nhân, người nhà bệnh nhân sẽ mang các phiếu kết quả này quay trở về phòng khám tổng quát ban đầu Tại đây, tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bác sỹ sẽ đưa ra các khuyến nghị điều trị, trị liệu hoặc kê đơn thuốc để bệnh nhân điều trị tại gia đình

Hoạt động khám chữa bệnh sẽ phát sinh các loại chất thải: chất thải rắn sinh hoạt và nước thải sinh hoạt của cán bộ y bác sỹ, bệnh nhân, chất thải rắn y tế (bông, băng, mũi tiêm, ống truyền dịch, ), chất thải nguy hại (mực in, bóng đèn hỏng, pin ắc quy chì thải), nước thải y tế trong quá trình khám chữa bệnh, phòng khám không rửa

Trang 10

phim Quang mà sử dụng công nghệ in phim nên không phát sinh nước thải X-Quang

3.3 Sản phẩm của cơ sở

- Số lượng bệnh nhân đến khám khoảng 60 lượt/ngày

4 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của cơ sở 4.1 Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện cấp cho hoạt động của cơ sở được lấy từ hệ thống cung cấp điện Công ty Điện lực Thanh Xuân cung cấp Theo hóa đơn sử dụng điện tháng 7,8,9 năm 2022 thì nhu cầu sử dụng điện của cơ sở như sau:

Nguồn:Công ty TNHH Bệnh viện Nam học

4.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn nước cấp cho hoạt động của cơ sở được lấy từ hệ thống cung cấp nước của Công ty Cổ phần Viwaco Nước cấp cho phòng khám chủ yếu là nước sinh hoạt và nước rửa dụng cụ tại phòng khám bệnh, thủ thuật, tại cơ sở không có nhà bếp Căn cứ theo hoá đơn sử dụng nước tháng 7, 8, 9 năm 2022 thì nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

Nguồn:Công ty TNHH Bệnh viện Nam học

Giai đoạn này phòng khám vẫn chưa hoạt động hết công suất thiết kế Dự kiến khi phòng phám hoạt động hết công suất thì nhu cầu sử dụng nước như sau:

Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt:

* Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ nhân viên, bác sỹ tại phòng khám

Trang 11

Dự kiến giai đoạn ổn định có khoảng 50 bác sĩ, cán bộ nhân viên làm việc tại phòng khám Lấy định mức nhu cầu sử dụng nước của cán bộ bác sỹ, nhân viên là 80 lít/người/ngày (căn cứ theo QCVN 01:2021/BXD) Như vậy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ bác sỹ, nhân viên phòng khám là:

QSHBS = 80 x 50 = 4 m3/ngày.đêm

* Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của bệnh nhân đến khám chữa bệnh

Dự kiến giai đoạn ổn định có khoảng 60 lượt bệnh đến khám tại phòng khám Lấy định mức nhu cầu sử dụng nước của bệnh nhân là 15 lít/người/ngày (căn cứ theo TCVN 4513:1988) Như vậy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại phòng khám là:

QBN = 60 x 15 = 0,9 m3/ngày.đêm

* Nhu cầu sử dụng nước lau sàn: Diện tích sàn tại phòng khám là 2.689 m2, lấy định mức nước lau sàn là 0,4 m3/m2 sàn/ngày.đêm (Căn cứ QCVN 01:2021/BXD) thì nhu cầu sử dụng nước lau sàn tại phòng khám là:

QLS = 2.689 x 0,4 = 1 m3/ngày.đêm

- Tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trung bình tại phòng khám là: 5,9 m3/ngày.đêm

- Lấy hệ số dùng nước không điều hòa ngày (Kngày.max = 1,2 – Căn cứ mục 3.3 TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) thì nhu cầu sử dụng nước lớn sinh hoạt lớn nhất của phòng khám là: 7 m3/ngày.đêm

Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động khám chữa bệnh

Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động khám chữa bệnh chủ yếu là từ quá trình rửa dụng cụ, vệ sinh dụng cu y tế từ khu vực xét nghiệm, khám chữa bệnh Khu vực xét nghiệm và khu vực khám bệnh có 4 chậu rửa có vòi rửa của mỗi chậu là 20 – 25mm Lấy định mức lưu lượng nước 0,5 lít/s căn cứ theo TCVN 4513:1988 Dự kiến thời gian vệ sinh dụng cụ tại phòng khám là khoảng 120 phút Vậy nhu cầu sử dụng nước cho khám bệnh và vệ sinh dụng cụ là:

QYT = 4 x 120 x 0,5 x 60 = 14,4 m3/ngày.đêm

- Lấy hệ số dùng nước không điều hòa ngày (Kngày.max = 1,2 – Căn cứ mục 3.3 TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) thì nhu cầu sử dụng nước y tế lớn nhất của phòng khám là: ≈17,5 m3/ngày.đêm

Trang 12

➔ Như vậy Tổng nhu cầu sử dụng nước tại Phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Nam Học là: ≈ 25 m3/ngày.đêm

4.3 Nhu cầu xả nước thải

- Theo tính toán ở trên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt lớn nhất của dự án là 7 m3/ngày.đêm Căn cứ vào Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về Quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội, lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp, lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất của phòng khám là: 7 m3/ngày.đêm

- Theo tính toán ở trên nhu cầu sử dụng nước y tế lớn nhất của dự án là 17,5 m3/ngày.đêm Căn cứ vào Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về Quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội, lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 80% lượng nước cấp, lượng nước thải y tế lớn nhất của phòng khám là: 14 m3/ngày.đêm

➔ Tổng lưu lượng nước thải lớn nhất tại phòng khám là 21 m3/ngày.đêm

4.4 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất của dự án

Nhu cầu hoá chất sử dụng khi dự án đi vào hoạt động như sau:

lượng/tháng

1 Chế phẩm vi sinh bổ sung vào bể phốt tự hoại Kg 350 2 Hóa chất tẩy rửa: xà phòng, lau rửa đa năng để

120

5 Men vi sinh yếm khí (15 ngày/lần) bổ sung vào

4.5 Trang thiết bị máy móc phục vụ khám chữa bệnh của phòng khám:

Danh mục máy móc thiết bị phục vụ hoạt động của phòng khám như sau:

Trang 13

3 Máy máu lắng 12W

5 Thông tin khác của dự án

Phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Nam Học đi vào hoạt động từ năm 2018

Phòng khám được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 95/GP-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 với lưu lượng xả nước thải lớn nhất là 13 m3/ngày.đêm, thời hạn 3 năm hết hạn ngày 25 tháng 3 năm 2022

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có văn bản số 2381/STMT - TNN

ngày 18 tháng 4 năm 2022 về hướng dẫn Cơ sở về việc xả nước thải vào nguồn nước

- Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường cơ sở đã xây dựng hoàn thành bao gồm:

+ Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 25 m3/ngày.đêm + Hệ thống thu gom thoát nước mưa, nước thải

+ Kho lưu giữ rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại

Trang 14

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

Hoạt động của phòng khám phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 tại Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐND ngày 4 tháng 5 năm 2020 và Quyết định số 2813/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2012 về Quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

Địa điểm hoạt động phòng khám phù hợp với Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch thoát nước thu đô Hà Nội năm 2030 tầm nhìn đền năm 2050 và Kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 tại Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường:

Phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Nam Học đi vào hoạt động, nước thải phát sinh bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải y tế được xử lý trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung trên đường Giáp Nhất với 1 cửa xả duy nhất, lưu lượng xả lớn nhất theo tính toán là 21m3/ngày đêm tương đương với 0,0002m3/s

Qua khảo sát, hệ thống thoát nước chung tiếp nhận nước thải của dự án là cống BTCT kích thước D1000 Nước thải sau xử lý của dự án đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế trước khi xả ra nguồn tiếp nhân Do đó, lưu lượng nước thải của cơ sở tác động đến khả năng tiêu thoát nước thải của nguồn tiếp nhận là không đáng kể Nước thải của cơ sở được xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận do vậy không có khả năng gây tắc nghẽn dòng chảy cũng như không gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn dòng chảy của hệ thống thoát nước chung của khu vực và không làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm có trong nguồn tiếp nhận, không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận

Trang 15

Vào mùa khô, cống thoát nước chỉ tiếp nhận nước thải của dự án với lưu lượng không lớn nên tác động không đáng kể đến khả năng tiêu thoát nước của nguồn tiếp nhận

Vào mùa mưa, ngoài nước thải phát sinh tại dự án còn có một lượng lớn nước mưa xả ra hệ thống thoát nước chung Theo như thông tin của chủ cơ sở, khi trời mưa lớn và kéo dài khu vực dự án thoát nước tốt và không có hiện tượng ngập úng

Trang 16

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 1.1 Thu gom, thoát nước mưa:

a Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

Hệ thống thu gom nước mưa của dự án bao gồm nước mưa mái, nước mưa ban công và nước mưa tầng hầm Do tòa nhà được xây dựng trên toàn bộ diện tích khu đất nên không có nước mưa chảy tràn

Hệ thống thu gom nước mưa của cơ sở như sau:

Hình 3 1 Sơ đồ thu gom nước mưa

Nước mưa trên mái, ban công sẽ được thu bởi các phễu thu nước chảy theo đường ống PVC D110 chạy dọc theo các tầng của toà nhà xuống hố ga lắng cặn G1 tại tầng 1 sau đó chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực trên đường Giáp Nhất

Nước mưa phát sinh tại khu vực tầng hầm được thu gom theo rãnh thoát nước mưa B200 chảy xuống hố thu nước mưa sau đó được bơm lên hố ga G1 sau đó chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực trên đường Giáp Nhất

Toạ độ điểm xả nước mua theo hệ toạ độ VN2000, KT trục 1050, múi chiếu 6 như sau:

X: 2322649 Y:584813

1.2 Thu gom, thoát nước thải:

Nước thải phát sinh tại cơ sở bao gồm: - Nước thải xí tiểu;

- Nước thải rửa tay chân thoát sàn - Nước thải y tế

Sơ đồ nguyên lý thu gom nước thải tại cơ sở cụ thể như sau: Bơm

Trang 17

Hình 3 2 Sơ đồ thu gom nước thải của phóng khám

Thuyết minh sơ đồ thu gom:

Nước thải rửa tay chân thoát sàn, nước thải y tế từ các bồn rửa trong phòng khám được thu gom theo đường ống PVC D90 chạy dọc theo các tầng xuống hệ thống xử lý nước thải công suất 25 m3/ngày.đêm để xử lý sau đó chảy ra hố ga lắng cặn G1 để lắng cặn trước khi chảy ra hệ thống thoát nước chung trên đường Giáp Nhất

Nước thải xí tiểu được thu gom bởi đường ống PVC D110 chạy dọc theo các tầng của toà nhà xuống bể tự hoại 3 ngăn thể tích 10 m3 để xử lý Nước thải sau đó theo đường ống PVC D110 chảy ra hố ga lắng cặn G1 sau đó chảy ra hệ thống thoát nước chung trên đường Giáp Nhất

b Công trình thoát nước thải:

Toàn bộ nước thải sinh hoạt và nước thải y tế sau xử lý được chảy ra hố ga thoát nước mưa G1 Nước thải sau đó cùng với nước mưa chảy theo đường ống thoát nước bằng PVC D110 chảy ra hệ thống thoát nước chung trên đường Giáp Nhất

c Điểm xả nước thải sau xử lý:

Nước thải rửa tay chân, thoát sàn, nước thải bồn rửa trong phòng khám

Hệ thống thoát nước chung trên đường Giáp Nhất

Trang 18

Nước thải sau khi xử lý được xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực trên Đường Giáp Nhất qua 01 điểm xả trùng với điểm xả nước mưa Toạ độ điểm xả nước thải theo hệ toạ độ VN2000, KT trục 1050, múi chiếu 6 như sau:

X: 2322649 Y:584813

1.3 Xử lý nước thải:

Hiện tại, lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại phòng khám không nhiều, lưu lượng phát sinh nước thải tại Phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Nam học dao động từ 2 m3/ngày.đêm – đến 3,5 m3/ngày.đêm gồm các nguồn:

+ Nước thải sinh hoạt của cán bộ bác sỹ, bệnh nhân

+ Nước thải y tế từ quá trình rửa dụng cụ từ hoạt động khám bệnh, thủ thuật, xét nghiệm

Cơ sở đã xây dựng 01 hệ thống xử lý nước thải y tế công suất 25 m3/ngày.đêm và đi vào hoạt động ổn định từ tháng 9 năm 2018 Hệ thống xử lý được xây dựng ở tầng hầm, vật liệu inox

- Trong nước thải cơ sở có thành phần chủ yếu là các vi sinh vật, vi khuẩn, chất hữu cơ

- Nước thải rửa tay chân, thoát sàn, nước thải y tế được chảy qua song tách rác được thực hiện bằng song chắn rác để loại bỏ rác thải cứng

- Nguồn nước từ các xí tiểu được xử lý bằng bể tự hoại ba ngăn sau đó chảy ra hố ga G1 để lắng cặn trước khi xả ra ngoài môi trường

- Nước thải rửa tay chân, thoát sàn và nước thải y tế được thu gom về hệ thống xử lý nước thải công suất 25 m3/ngày.đêm để xử lý Hệ thống được xây dựng tại tầng hầm

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở như sau:

Trang 19

Hình 3 3 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 25 m3/ngày đêm

Các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải đã hoàn thành được cụ thể tại Bảng dưới đây gồm:

Bể gom nước thải

Trang 20

Bảng 3 1 Các hạng mục công trình và hiệu suất hệ thống xử lý nước thải tập

Nước thải xí tiểu được thu gom theo đường ống PVC D110 đấu nối về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý Bể tự hoại là công trình làm đồng thời hai chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí sẽ bị phân huỷ, một phần tạo các khí và tạo ra các chất vô cơ hoà tan Khi nước chảy vào bể nó sẽ được làm sạch bởi hai quá trình là lắng cặn và lên men

Hình 1 Sơ đồ bể tự hoại ba ngăn của Cơ sở

Trang 21

- Lắng cặn: Quá trình lắng cặn trong bể có thể xem là quá trình lắng tĩnh, dưới tác dụng của trọng lực các hạt cặn lắng dần xuống đáy và nước đi ra sẽ là nước trong

- Lên men: Các cặn lắng rơi xuống đáy bể, các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi vi sinh vật yếm khí, cặn lên men, mất mùi và giảm thể tích Bùn cặn lên men sẽ định kỳ được chuyển đi bằng xe hút bể phốt chuyên dụng Hiệu quả xử lý làm sạch của bể tự hoại đạt 30 – 35% theo BOD và 50 – 55% đối với cặn lơ lửng

Nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại được chảy ra hố ga nước mưa G1 để lắng cặn trước khi xả ra ngoài môi trường

b Hệ thống xử lý nước thải ➢ Bể gom

Bể gom có chức năng thu gom nước thải phát sinh, lưu giữ nước thải trong trường hợp nước thải phát sinh đột suất vào nhưng thời điểm phòng khám tiếp đón nhiều bệnh nhân một lúc

➢ Bể điều hòa

Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng - phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng, để cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo

Các lợi ích cơ bản của việc điều hòa lưu lượng là:

- Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất "shock" tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng

- Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định

Trong bể điều hòa bố trí các bơm hoạt động luân phiên nhằm chuyển nước thải vào hệ thống xử lý đồng thời duy trì lưu lượng ổn định để tránh hệ thống bị quá tải đột ngột làm ảnh hưởng đến hệ thống vi sinh

➢ Xử lý sinh học - bể thiểu khí kết hợp xử lý hiếu khí

Nước thải được bơm qua cụm bể xử lý sinh học Có 03 bể sinh học được phối hợp nhằm loại bỏ các chất hữu cơ (BOD, COD), nitrát hóa (phản ứng chuyển NH4+ thành NO3-) và khừ nitrát (chuyển NO3- thành khí N2) Hai (02) bề sinh học này được thiết kế và vận hành ở 02 điều kiện môi trường khác nhau: thiếu khí (thiếu oxy) và hiếu khí (giàu oxy), trong đó bể thiếu khí được đặt trước tiên

Trang 22

Quá trình khử nitrat và khử chất hữu cơ xảy ra tại bể này theo quy trình:

- Khử nitrat:

NO3 +1,08 CH3OH + H+ —> 0,065 C5H7O2N + 0,47 N2 + 0,76 CO2 + 2,44 H2O

- Khử nitrit

NO2 + 0,67 CH3OH + H+ —> 0,04 C5H7O2N + 0,48 N2 + 0,47 CO2 + 1,7 H2O Bể hiếu khi có nhiệm vụ loại bỏ các chất hữu cơ (BOD, COD) và nitrát hóa, bể thiếu khí có nhiệm vụ khử nitrát Để thực hiện việc khử nitrát, hỗn hợp bùn và nước ở cuối bể sinh học hiếu khí (có chứa nhiều nitrat) sẽ được bơm tuần hoàn lại bể thiếu khí

Bể thiếu khí được bổ trí hệ thống giá thể sinh học cố định tăng khả năng tiếp xúc của vi sinh vật thiếu khí và nước thải nhằm tăng hiệu quả của quá trinh khử nitrat

Bể sinh học hiếu khí dính bám được thiết kế nhằm loại bỏ các chất hữu cơ (phần lớn ở dạng hòa tan) trong điều kiện hiếu khí (giàu oxy) Các vi sinh hiếu khí sử dụng oxy sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ tạo khí CO2 giúp quá trinh sinh trưởng, phát triển và tạo năng lượng Phương trình phản ứng tổng quát cho quá trình phản ứng này được diễn tà như sau:

Chất hữu cơ + O2 —> CO2 + tế bào mới + năng lượng + H2O

Ngoải việc chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, các vi sinh hiếu khi này cũng giúp chuyền hóa Nitơ Amoni (NH4+) thành Nitrát (NO3-) nhờ vi khuẩn có tên là vi khuẩn Nitrát hóa (Nitrifyinng micro-organisms) Phương trình phản ứng diễn tả quá trinh này được trình bày ở dưới:

Nitrát hóa: NH4+ + 2O2 + 2HCO3- — NO3- + 2CO2 (khí) + 3H2O (1)

Nitrát sinh ra ở bể hiếu khí được bơm tuần hoàn lại bể thiếu khí phía trước nhằm tiến hành quá trình khử NO3- theo phương trinh phản ứng sau:

Khử NO3-: Chất hữu cơ + NO3- —> N2 (khí) + CO2 (khí) + H2O + OH- (2) Chất hữu cơ cấp cho phản ứng (2) có sẵn trong dòng vào của nước thải

Để đảm bảo hiệu quả của quá trình xử lý Nồng độ oxy hòa tan của nước thải trong bề hiểu khi cần được luôn luôn duy trì ở giá trị 3 - 4 mgO2/L bằng cách bố trí hệ thống phân phối khí đều khắp mặt đáy bể

Oxy được cấp vào bể hiếu khí nhờ hệ thống máy thổi khí, ống phân phối khí có lắp đĩa khí mịn được bố trí đều dưới đáy bể

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan