Môn địa lý kinh tế đề tài đánh giá thực trạng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tại đồng bằng sông hồng

14 0 0
Môn địa lý kinh tế đề tài đánh giá thực trạng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tại đồng bằng sông hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tại ĐBSH... Một số giải pháp để nâng cao việc thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tại ĐBSH...10

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-MÔN: ĐỊA LÝ KINH TẾ

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THÍCH ỨNGVỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG

NGHIỆP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSV Phụ trách phần Mức độ thamgia 1 Nguyễn Đăng Khoa 677998 Mở đầu+ Nghiên cứu nội dung phần 70%

3 Bùi Phương Linh 677993 yết tố ảnh hưởng+ Nghiên cứu nội dung phần 2.2 100% 4 Đinh Thị Khánh Linh 677979 yết tố ảnh hưởng+ Nghiên cứu nội dung phần 2.2 100% 5 Lâm Quang Linh 673904 số liệu+ Nghiên cứu nội dung phần 2.1 100% 6 Lương Thị Mỹ Linh 677981 Mở đầu+ Nghiên cứu nội dung phần 100%

7 Nguyễn Lê PhươngLinh 673908

+ Nghiên cứu nội dung phần 2.1

Trang 3

2.1 Thực trạng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tại ĐBSH 5

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tại ĐBSH 8 2.3 Một số giải pháp để nâng cao việc thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tại ĐBSH 10

Phần III: Kết luận 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 12

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

2

Trang 4

Tại sao cần nghiên cứu vấn đề này?

Ngày nay, cả thế giới đang phải nhức óc vì đối mặt với biến đổi khí hậu Trong số 20 năm trở lại đây được ghi nhận là nóng nhất kể từ lúc bắt đầu thống kê Nhưng mà 5 năm nóng kỉ lục cũng chính là 5 năm vừa qua Các nhà khoa học đã công bố rằng biến đổi khí hậu đã và đang tiếp tục tàn phá Trái Đất Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình CNH-HĐH thì vấn đề này lại cấp thiết hơn cả Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến một thực trạng, trong những thập kỷ tới, Việt Nam sẽ nằm trong số các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu Một số lượng lớn các nghiên cứu cho thấy Việt Nam đang trải qua biến đổi khí hậu và sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng trong những thập kỷ tới Những tác động tiêu cực này bao hàm cả mực nước biển dâng, xâm nhập mặn và các vấn đề thủy văn khác như lũ lụt, diễn biến cửa sông, bồi lắng cũng như tần suất gia tăng của các thiên tai như sóng thần lạnh, triều cường đều sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và kinh tế của đất nước bao gồm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng….

Nếu như trước đây, biến đổi khí hậu là do tác động của các điều kiện tự nhiên nhưng hiện nay, biến đổi khí hậu xảy ra do có sự tác động của con người Việt Nam là một nước chịu nhiều tác động lớn của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu gây nên những hiện tượng thời tiết cực đoan có sự gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán Tình trạng nóng lên toàn cầu có những tác động xấu đến môi trường, con người và các sinh vật, các bệnh dịch diễn ra nhiều hơn, xuất hiện nhiều bệnh mới, nắng nóng khắc nghiệt, thiếu nước kéo dài và năng suất mùa màng cũng giảm đi đáng kể.

Đặc biệt Việt Nam là 1 quốc gia nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều về yếu tố thời tiết Tình trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của phần lớn lao động Theo nghiên cứu và dự báo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH của Liên hợp quốc (IPPC) và Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam, nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng thiên tai khiến năng suất cây trồng giảm Theo đánh giá của ADB, nếu nhiệt độ tăng thêm 1 độ C, năng suất lúa sẽ giảm 10%, thực trạng trên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân.

Biến đổi khí hậu là một vấn đề rất nan giải, các chuyên gia khí tượng cũng đã rất đau đầu về cách giải quyết vấn đề này Thế giới ngày nay đang từng ngày phải đối mặt

Trang 5

với hậu quả về hành động của mình đối với “mẹ thiên nhiên”, từng ngày tích dần rồi bùng lên như muốn đè chết con mình đang khi chúng còn mải mê làm giàu mà không quản tâm đến hậu quả về sau Biến đổi khí hậu không phải ngày một ngày hai có thể thay đổi được mà cần phải có một thời gian dài Song hành với việc tìm cách giảm thiểu BĐKH thì giải pháp thích ứng với nó cũng là một lựa chọn đúng đắn Bởi vì nó cũng mang lại nguồn lợi khá lớn cho người dân đặc biệt là vùng ĐBSH nơi có nhiều luồng khí hậu đa dạng và phong phú Đặc biệt trong thời đại công nghiệp lên ngôi như hiện nay thì không thể nào tránh khỏi được khí thải, ô nhiễm môi trường Thay vì phải lao đao đối phó thì cách thích ứng với nó quả là một lựa chọn không tồi.

4

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNG

2.1 Thực trạng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tạiĐBSH.

Biến đổi khí hậu ngày càng biểu hiện rõ ràng hơn ở Việt Nam Kể từ năm 1971, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng khoảng 0,26°C mỗi thập kỷ, gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu Theo báo cáo cập nhật hai năm một lần của Việt Nam do UNFCCC ban hành vào năm 2014, mực nước biển dọc theo bờ biển Việt Nam đã tăng hơn 20 cm trong 50 năm qua Lượng mưa hàng năm giảm ở miền Bắc và tăng lên ở miền Nam, khiến cho tình trạng hạn hán diễn biến khác nhau ở các vùng khí hậu (vùng sinh thái nông nghiệp) khác nhau Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và hạn hán nghiêm trọng ở Tây Nguyên gần đây là ví dụ rõ ràng về tác động bất lợi của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp Các dự báo về BĐKH cho đến cuối thế kỷ 21 cho thấy một kịch bản không khả quan Trong kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam xuất bản năm 2016 được xây dựng dựa trên kịch bản phát thải trung bình, nhiệt độ trung bình trong năm dự kiến sẽ tăng trong khoảng 1,9 đến 2,4°C ở miền Bắc và 1,7-1,9°C ở phía Nam từ nay tới cuối thế kỷ 21 Mực nước biển trung bình dự kiến tăng khoảng 32 cm đến 76 cm vào năm 2100 quanh bờ biển Việt Nam Biến đổi khí hậu là một thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp Nhiệt độ tăng cao, tình trạng sâu bệnh và hạn hán nghiêm trọng hơn được dự đoán sẽ làm sản lượng lúa gạo trong giai đoạn 2016-2045 giảm 4,3% so với mức sản lượng khi không có biến đổi khí hậu Sự gia tăng mực nước biển và xâm nhập mặn dự kiến sẽ làm thay đổi vùng sản xuất lúa gạo Biến đổi khí hậu có thể sẽ biến những vùng vốn đặc biệt thích hợp cho sản xuất đa canh chuyển thành khu vực sản xuất lúa gạo Hạn hán liên tục, nhiệt độ cao và sự gia tăng các đợt nắng nóng gay gắt làm tăng bốc hơi nước và tăng tỷ lệ sâu bệnh cũng gây ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất cà phê ở Tây Nguyên Hệ thống chăn nuôi được dự báo sẽ bị ảnh hưởng không chỉ từ sự thay đổi nhiệt độ mà còn từ các tác động liên quan đến bệnh dịch do tác động của biến đổi khí hậu Trong khi đó, thủy sản có thể trở thành ngành sản xuất triển vọng nếu sử dụng các giống có khả năng thích ứng tốt và áp dụng hệ thống quản lý tiến bộ Nhiệt độ tăng và tình trạng ngập nước gia tăng trong mùa mưa có thể làm tăng năng suất nuôi trồng thủy sản

Trang 7

- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự gia tăng nhiệt độ tháng thấp nhất và lượng mưa trung bình hàng tháng có ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất lúa; và sự gia tăng của nhiệt độ trung bình hàng năm là một thách thức lớn đối với sản xuất ngô và khoai lang Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự gia tăng lượng mưa trung bình tháng thấp nhất có lợi cho sản xuất ngô và sự gia tăng nhiệt độ tối thiểu (mùa Đông) có lợi cho sản suất khoai lang Đây là bằng chứng thực nghiệm quan trọng, là cơ sở cho các cơ quan quản lý ngành Nông nghiệp xây dựng các chính sách và giải pháp thích ứng BĐKH cho các hoạt động trồng trọt ở khu vự Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao, lâu đời.

Sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha (1995) lên là 58,9 tạ /ha (2008) Kết quả phân tích mô hình cây trồng của Viện Môi trường Nông nghiệp cho thấy, biến đổi khí hậu có khả năng làm giảm năng suất của một số cây trồng chính Cụ thể năng suất lúa Xuân sẽ giảm đi 405,8kg/ha do tác động biến đổi khí hậu vào năm 2030 và 716,6 kg/ha vào năm 2050 Vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên sẽ là vùng có năng suất lúa Đông Xuân giảm mạnh.

Nếu diễn biến khí hậu đúng theo kịch bản, sản lượng lúa vụ Xuân có nguy cơ giảm khoảng 1,2 triệu tấn vào năm 2030 và 2,16 triệu tấn vào năm 2050.

Năng suất lúa Hè Thu cũng suy giảm nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với lúa Xuân Theo tính toán, năng suất lúa Hè Thu sẽ giảm khoảng 429kg/ha vào năm 2030 và 795kg/ha vào năm 2050 Kết quả này dẫn đến giảm sản lượng 743,8 tấn lúa vào năm 2030 và 1.475 tấn vào năm 2050 Năng suất và diện tích lúa Hè Thu giảm nhất là tại các vùng miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên, do các vùng này sẽ bị thiếu nước trầm trọng cho sản xuất lúa nước ĐBSH.

- Năng suất lúa ở ĐBSH có xu hướng tăng khá rõ rệt trong 5 năm đầu tiên từ khoảng 54 tạ/ha năm 2006 đến 61 tạ/ ha năm 2011, sau đó năng suất lúa cả năm gần như chỉ dao động trên dưới 60 tạ/ha.

6

Trang 8

Năng suất của ngô và khoai lang có một xu hướng tăng rõ rệt về dài hạn Cụ thể, giai đoạn 2005 - 2020, năng suất khoai lang đã tăng từ 8.7 tấn/ha lên 10.5 tấn/ha và năng suất ngô cũng tăng từ khoảng 40 tạ/ ha lên 51 tạ/ha trong cùng thời kỳ này Hình 3 dưới đây thể hiện biến động năng suất ngô và khoai lang ở ĐBSH giai đoạn 2005 - 2020.

Dự báo khả năng suy giảm tiềm năng năng suất đậu tương không cao nhưng lại giảm mạnh vào vùng thâm canh lớn Kết quả cho thấy, năng suất đậu tương có nguy cơ giảm 83,47kg/ha vào năm 2030 và 214,81kg/ha vào năm 2050 do tác động của biến đổi khí hậu.

Trang 9

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tạiĐBSH.

Về nhiệt độ, trong thời kỳ 2005 – 2020, nhiệt độ trung bình ở ĐBSH có xu hướng tăng nhẹ từ khoảng 23,50C đến 250C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất dao động trong khoảng 290C đến 310C Đáng chú ý là nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất chỉ dao động trong xung quanh 150C trong giai đoạn 2005 – 2013, nhưng thời kỳ 2014 – 2020, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất có xu hướng tăng dần từ 150C lên khoảng 17.50C Những con số thống kế này cho thấy nhìn chung nhiệt độ ở ĐBSH có xu hướng tăng lên nhẹ trong gần 2 thập kỷ qua

Lượng mưa giảm làm tăng nhu cầu tưới, tăng hạn hán, giảm năng suất Hầu hết các lượng mưa và cường độ mưa bị giảm vào các tháng mùa khô và tăng vào các tháng mùa mưa gây hạn hán trong mùa khô, đặc biệt 2 tháng cuối mùa khô và gây lũ ống, lũ quét vào mùa mưa Rất nhiều nơi đã bị hạn hán thiếu thước vào mùa khô, vì vậy để đảm bảo năng suất cây trồng thì cần phải bổ sung nước tưới cho cây, nếu không, năng suất cây trồng sẽ bị giảm.

Hình 1 thể hiện xu thế biến động của nhiệt độ và lượng mưa trong thời kỳ 2005 - 2020.

8

Trang 10

- Nhiệt độ tăng làm rút ngắn thời gian sinh trưởng, giảm năng suất Hầu hết lúa xuân là giống cảm ôn, sự phát triển của lúa và sự thay đổi các giai đoạn phát triển của lúa là nhờ sự tích luỹ nhiệt độ trong cây, gọi là sự tích ôn Giống nào có tổng tích ôn cao thì TGST dài và ngược lại Vì vậy khi BĐKH có nhiệt độ tăng lên thì quá trình tích ôn của cây lúa tăng và nhanh đạt được tổng tích ôn, trong khi quá trình tích luỹ và tổng hợp các chất hữu cơ chưa tăng Thời gian sinh trưởng của cây lúa bị rút ngắn, thời gian tổng hợp các chất cũng bị rút ngắn, lượng hữu cơ tổng hợp được ít hơn và năng suất thấp hơn

Hạn hán làm giảm 20-30% năng suất cây lúa

- Rét đậm rét hại làm chết mạ, lúa non vụ đông xuân Trong những năm gần đây, số năm có rét đậm rét hại tăng lên, nhiệt độ của những đợt rét cũng giảm xuống thấp đến mức có hại cho cây trồng, đặc biệt là vụ xuân năm 2008 rét kéo dài 38 ngày với nhiệt độ thấp làm chết hàng loạt không những mạ non, lúa non mà còn cả vật nuôi, gây thiệt hại nghiêm trong cho sản xuất lúa Vụ xuân năm 2018 cũng là một vụ có diện tích mạ non bị chết nhiều do thời gian rét kéo dài, kết hợp chất lượng ánh sáng kém, cây lúa quang hợp kém, thiếu chất khô nuôi cây dẫn đến chết hàng loạt mạ và lúa non

- Nắng nóng làm lúa không đậu hạt, tăng tỉ lệ lép (gió Lào), hạn hán Các đợt nóng với nhiệt độ vượt quá giải tôi thích của lúa xuất hiện nhiều hơn vào thời kì lúa trỗ bông gây chết các nhị và nhuỵ hoa, quá trình trỗ và thụ phấn không diễn ra và làm tăng tỉ lệ hạt lép, giảm năng suất lúa.

Trang 11

- Thay đổi kiểu thời tiết: mùa mưa ngắn hơn nhưng cường độ cao hơn, mùa khô kéo dài hơn, ít mưa hơn Độ dài của mùa bị thay đổi, thường mùa mưa tập trung hơn và ngắn hơn, trong khi mùa khô thì kéo dài hơn với lượng mưa và cường độ mưa thấp hơn Điều này dẫn đến kết quả là mùa khô thường thiếu nước vào các tháng cuối trong khi mùa mưa thường bị lũ quét do mưa tập trung

- Dịch chuyển mùa vụ: vụ đông đến muộn hơn, mùa mưa kết thúc muộn hơn (lũ lụt cuối vụ mùa) Tại miền Bắc, bình thường rét đậm hay xảy ra vào tiết đại hàn vào khoảng 25/12 -25/1 và sau lập xuân 5/2 thường trời ấm lên, cây cối đâm chồi nảy lộc Tuy nhiên thời gian rét đậm có xu hướng chuyển sang tháng 2 làm cho lúa xuân bị kéo dài TGST và thường gặt muộn hơn dự kiến, gây ảnh hưởng đến vụ mùa kế sau đó Mặt khác mùa mưa cũng kết thúc muộn hơn, thường trùng với thời gian thu hoạch lúa mùa, bị thiệt hại lớn (ví dụ vụ mùa năm 2007 tại Hoà Bình, Ninh Bình, Hà Tây hay vụ mùa năm 2009, 2010 6 tỉnh duyên Hải miền Trung bị lũ quyét và ngập làm vụ mùa bị mất trắng)

- Mùa xuân ấm vùng ĐBSH: hiện tượng EN -Lino gây vụ xuân ấm ở miền Bắc nói chung và ĐBSH nói riêng có tần suất xuất hiện gia tăng từ 11 năm đến 4 năm như hiện nay Kết quả của En-LiNo là vụ xuân ấm, rút ngắn TGST của lúa và rút năng suất lúa xuống còn 30 -70% so với bình thường

2.3 Một số giải pháp để nâng cao việc thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuấtnông nghiệp tại ĐBSH.

- Một là, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách phát triển CNC trong nông nghiệp, thích ứng với BĐKH Xem xét thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù cho các vùng chuyên canh; thúc đẩy hợp tác quốc tế để hỗ trợ ngành nông nghiệp thích ứng với BĐKH và phát triển sinh kế bền vững Hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; bảo vệ và phát triển rừng gắn với xóa đói giảm nghèo…

- Hai là, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng công tác quy

hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất Kết hợp giữa cơ cấu lại theo nhóm sản phẩm chủ lực với cơ cấu lại theo lĩnh vực và cơ cấu lại theo vùng Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp Kiểm soát chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Xây dựng quy trình canh tác cho các cây trồng chủ lực tại mỗi vùng, bảo đảm năng suất, bảo vệ đất, có khả năng thích ứng với BĐKH.

- Ba là, thúc đẩy ứng dụng CNC trong nông nghiệp; ưu tiên phát triển giống cây

trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện 10

Trang 12

các vùng sinh thái Đổi mới tổ chức sản xuất và thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị; Nghiên cứu và ứng dụng CNC trong sản xuất, chế biến, triển khai các chương trình nghiên cứu trọng điểm Thực hiện chuyển giao công nghệ, lựa chọn nhập khẩu CNC thuộc danh mục ưu tiên, nghiên cứu, thử nghiệm, làm chủ và thích ứng với điều kiện thực tế của từng vùng, miền.

- Bốn là, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC; Nhân rộng mô hình trung tâm/vườn ươm tạo doanh nghiệp NNCNC Khuyến khích nông hộ làm NNCNC Đẩy mạnh xúc tiến, tìm kiếm thị trường, thực hiện chuỗi liên kết – tiêu thụ Khai thác hiệu quả cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại; Nâng cao năng lực phân tích, nghiên cứu, dự báo thị trường.

- Năm là, xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và BĐKH;

dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và thảm họa môi trường, dịch bệnh Nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát BĐKH, dự báo khí tượng, thủy văn và cảnh báo thiên tai; năng lực chủ động phòng tránh, giảm nhẹ, năng lực chống chịu và thích ứng với BĐKH Chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH.

- Sáu là, đổi mới phương pháp đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp, tài nguyên, môi trường, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH Gắn đào tạo với thị trường, đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh Thực hiện chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55% Có chính sách thu hút các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ trẻ làm việc trong ngành nông nghiệp.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:44

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan