Tổng quan tài liệu- Nội dung nghiên cứu : Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng - Địa điểm nghiên cứu: ở Bắc Kạn- Vấn đề nghiên cứu : PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG C
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -Tên đề tài
PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN PHỤTHUỘC VÀO RỪNG Ở BẮC KẠN
GVHD : TS NGUYỄN HẢI NÚI
Học phần : Phương pháp nghiên cứu khoa học trong QTKD
Trang 2Tổng quan tài liệu
- Nội dung nghiên cứu : Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng
- Địa điểm nghiên cứu: ở Bắc Kạn
- Vấn đề nghiên cứu : PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI
DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG Ở BẮC KẠN - Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung :
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới
Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng;
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn;
- Đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn trong thời gian tới.
Câu hỏi :
Mục tiêu nghiên cứu :
PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG ở đâu ?
LÀM SAO ĐỂ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG ?
Giả thuyết Nghiên cứu :
PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG diễn ra như thế nào ?
Trang 3 Khái niệm:
Bền vững được định nghĩa trong Từ điển Oxford là “khả năng duy trì” Một định nghĩa khác, “bền vững không phải là một vấn đề kỹ thuật cần giải quyết mà là một tầm nhìn vào tương lai, đảm bảo cho chúng ta một lộ trình và giúp tập trung chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang tính luân lý và đạo đức để hướng dẫn hành động chúng ta Những khái niệm này cho thấy, bền vững hướng tới sự duy trì trong tương lai.
Tác dụng:
Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng có ý nghĩa quan trọng với tất cả các quốc gia có rừng, nhất là đối với các nước đang phát triển Mục tiêu của các Chính phủ đặt ra đều hướng đến là tìm ra các biện pháp cải thiện cuộc sống, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ dân phụ thuộc vào rừng, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, từ đó giúp cho hộ dân giảm bớt được chi phí vật chất, công sức, nâng cao chất lượng cuộc sống Tác dụng của phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng
được thể hiện ở cả ba khía cạnh là kinh tế, xã hội, và môi trường.
- Thứ nhất: Phát triển sinh kế bền vững cần được xây dựng trên nền tảng 33 của 3 yếu tố chính là: Môi trường bền vững, kinh tế bền vững và xã hội bền vững
- Thứ hai: Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng cần lựa chọn hoạt động sinh kế xuất phát từ người dân; xây dựng mô hình sinh kế phù hợp, đặc biệt là các mô hình sinh kế nông lâm kết hợp như mô hình vườn rừng, mô hình lâm nghiệp
- Thứ ba: Phát triển sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng cần tiếp cận từ nhu cầu và mong muốn của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức cần phát huy vai trò hướng dẫn, thúc đẩy Bài học - Thứ tư: Để phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào
rừng cần nâng cao nguồn vốn sinh kế cho hộ dân, đặc biệt là nguồn vốn con người và tài chính
- Thứ năm: Phát triển sinh kế bền vững phải do chính cộng đồng/hộ dân địa phương thực hiện; Phải khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực phục vụ sinh kế của hộ
Trang 4- Thứ sáu: Các cấp chính quyền có vài trò quan trọng trong việc thống nhất chủ trương, đưa ra các chính sách để giúp hộ dân phụ thuộc vào rừng phát triển sinh kế một cách bền vững.
Nội dung:
Chính sách phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng của các cấp chính quyền: Các chính sách cần xem xét trong nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng bao gồm: chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, chính sách lao 17 động việc làm, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Xây dựng chiến lược sinh kế: Chiến lược sinh kế là thuật ngữ bao quát dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp của các hoạt động và sự lựa chọn mà mọi người thực hiện để đạt được mục tiêu sinh kế của họ.
Hoạt động phát triển sinh kế: Để triển khai chiến lược sinh kế đã xác định, người dân cần thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế và từ đó đem đến các kết quả phát triển sinh kế khác nhau.
Phát triển kết quả sinh kế
- Đánh giá tính bền vững trong phát triển sinh kế: Phát triển kết quả sinh kế bền vững cần đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng (lâu bền về thời gian) của các kết quả sinh kế ở các khía cạnh bao gồm kinh tế, xã hội, và môi trường Cả ba khía cạnh này cần được phản ánh tổng hợp trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sự lâu bền và tính ổn định.
Thiết kê nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Mục đích nghiên cứu:
Chính sách phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng
Trang 5Xây dựng chiến lược sinh kế theo mức độ phụ thuộc vào rừng
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm và xác định cỡ mẫu nghiên cứu (pp NC định lượng) Nghiên cứu lựa chọn tiếp cận theo dải rừng, do vậy, tại mỗi huyện, nghiên cứu chọn hai xã điểm thuộc vùng cao và có chung một dải rừng Theo đó, các xã được lựa chọn bao gồm xã Văn Học, Lạng Sang tại huyện Na Rì và xã Hoàng Trĩ và Đồng Phúc tại huyện Ba Bể Tại mỗi xã nghiên cứu được thực hiện ở những thôn/bản vùng cao - nơi hộ dân có quyền sử dụng đất rừng và cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên từ rừng Do số hộ thấp nên nghiên cứu tiền hành điều tra toàn bộ hộ tại mỗi thôn/bản khảo sát Nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp với 280 hộ dân sống gần rừng Sau khi thu thập dữ liệu, có 15 phiếu không đầy đủ thông tin nên 265 hộ được tổng hợp và xử lí
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Phương pháp thu thập tài liệu
Nghiên cứu thu thập các tài liệu bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình/nghiên cứu (bài báo, bài đăng trong kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế, sách, giáo trình…) đã được công bố qua sách, báo, tạp chí Tất cả các tài liệu đó được tổng hợp và qua đó làm rõ khái niệm, vai trò ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu, nội dung, và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng.
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ niên giám thống kê, internet và các báo cáo của tỉnh, huyện, xã được khảo sát Phương pháp tổng hợp số liệu tại bàn (desk study) được áp dụng nhằm làm rõ đặc điểm về tự nhiên, đặc điểm về kinh tế xã hội cũng như những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn
Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc đối với hộ dân sống gần rừng và thảo luận nhóm tập trung đối với các nhóm
Trang 6hộ, cán bộ chính quyền địa phương Nội dung khảo sát tập trung vào các chỉ tiêu trong hợp phần khung phát triển sinh kế bền vững và mức độ phụ thuộc vào rừng của hộ Số liệu sơ cấp được tổng hợp phân tích bằng phần mềm Micosoft Excel 2013 và Stata 13
Phỏng vấn trực tiếp:( pp NC định tính)
Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để phỏng vấn trực tiếp hộ dân Nội dung bảng câu hỏi bao gồm thông tin chung về hộ, bối cảnh phát triển sinh kế, các nguồn vốn sinh kế (con người, vật chất, tài chính, tự nhiên, xã hội), hoạt động sinh kế, thu nhập của hộ, và các kết quả sinh kế Bên cạnh đó, đối với những trường hợp điển hình bao gồm cả cá nhân, sự kiện hay một chương trình, đồng thời đối với người chủ chốt như cán bộ địa phương, người uy tín, người có hiểu biết sâu về cộng đồng, nghiên cứu sử dụng phỏng vấn sâu nhằm nắm bắt, thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống về các lĩnh vực liên quan đến đề tài.
Thảo luận nhóm tập trung: ( pp NC định tính)
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng để thu thu thập thông tin một cách có định hướng, đồng thời thảo luận các giải pháp đưa ra Nhóm thảo luận bao gồm 6-10 người Tại mỗi thôn/bản nghiên cứu tổ chức 4 buổi thảo luận nhóm tập trung đối với nhóm hộ phụ thuộc nhiều vào rừng, nhóm hộ phụ thuộc ít vào rừng, cán bộ thôn/bản Đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, nghiên cứu tổ chức 01 buổi thảo luận/cấp với cán bộ đại diện về khuyến nông, lâm nghiệp, hội nông dân, lãnh đạo các cấp Nội dung thảo luận tập trung vào vấn đề sinh kế của người dân, lâm nghiệp, và các giải pháp nâng cao sinh kế, bảo vệ rừng.
Quan sát: ( pp NC định tính)
Quan sát trực tiếp nhằm thu được một vài chỉ số ban đầu cũng như kiểm tra chéo các thông tin về mức sống của hộ dân; Phát hiện những việc họ làm và họ phối hợp với nhau như thế nào; Kiểm tra chéo những số liệu thu thập được bằng những phương pháp khác.
Phương pháp “cho điểm cơ cấu thu nhập: (pp NC định lượng)
được áp dụng nhằm đánh giá chính xác chiến lược sinh kế mà hộ đang theo đuổi Bên cạnh đó, kết quả của phương pháp này còn được dùng để so sánh với các thông tin định lượng được thu thập từ phiếu điều tra trực tiếp Nghiên cứu viên sẽ
Trang 7gặp trực tiếp đại diện từng hộ khảo sát để giải thích và yêu cầu hộ dân tự phân bổ 25 hạt ngô (hoặc viên sỏi) vào các ô ghi rõ các hoạt động sinh kế Số lượng hạt ngô ở mỗi ô được quyết định bởi tầm quan trọng của hoạt động sinh kế tại ô đó đến sinh kế của hộ.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với tài liệu và số liệu thứ cấp, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, dữ liệu được tính toán và tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel để tạo các bảng số liệu phù hợp với hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Các phiếu hỏi sau khi được thu thập sẽ được kiểm tra và nhập dữ liệu bằng phần mềm Microsoft Excel Từ đó dữ liệu được làm sạch trước khi đưa vào phân tích Các phép thống kê mô tả đơn giản sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel Các phép kiểm định, phân tích hàm hồi quy, nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 13.0.
Phương pháp phân tích(pp NC định lượng)
Phương pháp phân tổ thống kê và thống kê mô tả (pp NC định lượng)
- Phương pháp phân tổ thống kê theo các chỉ tiêu mức độ phụ thuộc vào rừng (cao, trung bình, thấp), mức kinh tế hộ (nghèo, không nghèo), địa bàn
nghiên cứu (huyện Na Rì, huyện Ba Bể) được áp dụng để phân loại các nhóm hộ, địa phương khác nhau để qua đó nghiên cứu so sánh phát triển sinh kế bền vững của mỗi nhóm hộ.
- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc điểm chung liên quan đến sinh kế của hộ dân phụ thuộc vào rừng Các tham số sử dụng bao gồm số trung bình, độ lệch chuẩn Thổng kế mổ tả là bước quan trọng đầu tiên để tiến hành các phương pháp phân tích tiếp theo như kiểm định, phân tích hồi quy…
Phương pháp thống kê so sánh kết hợp với công cụ kiểm định thống kê(pp NC định lượng)
Trang 8- Phương pháp so sánh theo các chỉ tiêu mức độ phụ thuộc vào rừng (cao, trung bình, thấp), mức kinh tế hộ (nghèo, không nghèo), địa bàn nghiên cứu (huyện Na Rì, huyện Ba Bể) được áp dụng để phân loại các nhóm hộ, địa phương khác nhau để qua đó nghiên cứu so sánh phát triển sinh kế bền vững của mỗi nhóm hộ.
- Phương pháp thống kê so sánh thông thường chỉ cho ta nhìn thấy sự khác biệt không rõ ràng Để khẳng định sự khác biệt rõ nét, có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm hộ theo 3 chỉ tiêu phân tổ như trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích ANOVA một chiều, kiểm định T-test và Chi bình phương (χ 2 test).
Phương pháp phân tích hàm hồi quy Logit đa thuộc tính thứ bậc ( pp NC định lượng)
Mô hình Logit đa thuộc tính thứ bậc (ordered multinomial logit model) được sử dụng khi biến phụ thuộc là biến định danh thứ bậc với từ 3 lựa chọn trở lên
Nghiên cứu này áp dụng mô hình logarit thứ bậc để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất hộ theo đuổi chiến lược sinh kế (biến phụ thuộc) theo mức độ phụ thuộc vào rừng (cao, trung bình, thấp) Biến độc lập x1, x2, …, xn (các chỉ tiêu bối cảnh dễ bị tổn thương và nguồn vốn sinh kế) được lựa chọn trên cơ sở các nghiên cứu trước có liên quan, đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu.Nghiên cứu áp dụng phương pháp loại biến từng phần để xác địch các biến có ý nghĩa đưa vào mô hình.
Phương pháp phân tích hàm hồi quy đa biến (pp NC định lượng)
Để lượng hóa sự ảnh hưởng của các hợp phần sinh kế tới thu nhập của hộ, nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy tuyến tính đa biến; trong đó các biến độc lập (Xi) thể hiện hợp phần sinh kế bao gồm các chỉ tiêu của bối cảnh dễ bị tổn thương, nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế Áp dụng phương pháp loại biến từng phần, nghiên cứu xác địch các biến có ý nghĩa đưa vào mô hình Biến phụ thuộc (Y) là thu nhập/năm của hộ được logarit hoá.
Phương pháp phân tích hàm hồi quy nhị phân (pp NC định lượng)
Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng rơi vào nhóm hộ nghèo hay không nghèo của hộ, chúng tôi sử dụng mô hình hàm hồi quy nhị phân (binary) Biến độc
Trang 9lập x1, x2, …, xn là các chỉ tiêu về chiến lược sinh kế, bối cảnh dễ bị tổn thương và nguồn vốn sinh kế Các biến này được lựa chọn đưa vào mô hình ban đầu với biến phụ thuộc Y là hộ nghèo và không nghèo Áp dụng phương pháp loại biến từng phần, nghiên cứu để xác địch các biến có ý nghĩa đưa vào mô hình.
Phân tích thang đo bền vững (pp NC định lượng)
- Nghiên cứu này phân tích kết quả sinh kế được tiếp cận theo hướng phát triển bền vững trên cơ sở phân tích ba trụ cột kinh tế (thu nhập của hộ), xã hội (sự hài lòng với mối quan hệ xã hội) và môi trường (sự hài lòng với môi trường sinh thái) Sự bền vững được đánh giá thông qua hai chỉ số về tính lâu bền (các chỉ tiêu về thu nhập, hài lòng với mối quan hệ xã hội, môi trường sinh thái được so sánh với 5 năm trước) và tính ổn định trên cơ sở thang đo Likert 5 bậc,
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm xác định trọng số Từ đó, chỉ tiêu phát triển sinh kế bền vững được tổng hợp, tính toán và đồ thị hóa Chỉ tiêu tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá tính bền vững trong phát triển sinh kế của hộ dân phụ thuộc vào rừng làm cơ sở giúp các nhà quản lý, các cơ quan chức năng có những chính sách và giải pháp cụ thể nhằm giúp đỡ hộ dân, cộng đồng phụ thuộc vào rừng duy trì và phát triển sinh kế một cách bền vững.
Khung thời gian
Dữ liệu sơ cấp được thu thập để nghiên cứu đề tài gồm dữ liệu điều tra hộ sống gần rừng năm 2015 và 2016, kết quả khảo sát có sự so sánh với các chỉ tiêu trước đó 5 năm Dữ liệu thảo luận nhóm, phỏng vấn với các hộ nông dân, các cấp chính quyền địa phương, các chuyên gia năm 2016, 2017 Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng được đề xuất cho giai đoạn 4 2020 – 2025.
Chiến Lược:
Chiến Lược nghiên cứu phát triển lý thuyết Chiến lược nghiên cứu dân tộc học
Chiến lược nghiên cứu lưu trữ và nghiên cứu tài liệu Chiến lược nghiên cứu tình huống
Trang 10Chiến lược nghiên cứu điều tra
Việc khảo sát đánh giá sinh kế của người dân phụ thuộc vào rừng được tiến hành tại hai huyện đại diện vùng cao của tỉnh (khu vực mà sinh kế của người dân còn nhiều khó khăn và có sự phát triển chưa bền vững) là Na Rì và Ba Bể Huyện Ba Bể đại diện cho một trong hai huyện nghèo (Ba Bể và Pác Nặm), đồng thời huyện có Vườn Quốc gia Ba Bể - địa danh cần được bảo tồn, khu vực rừng khảo sát là các hộ dân vùng đệm của vườn quốc gia, có diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng là chủ yếu Huyện Na Rì đại diện cho nhóm huyện có điều kiện kinh tế xã hội khá hơn trong nhóm huyện vùng cao của tỉnh Nghiên cứu lựa chọn tiếp cận theo dải rừng, do vậy, tại mỗi huyện, nghiên cứu chọn hai xã điểm thuộc vùng cao và có chung một dải rừng Theo đó, các xã được lựa chọn bao gồm xã Văn Học, Lạng Sang tại huyện Na Rì và xã Hoàng Trĩ và Đồng Phúc tại huyện Ba Bể Tại mỗi xã nghiên cứu được thực hiện ở những thôn/bản vùng cao - nơi hộ dân có quyền sử dụng đất rừng và cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên từ rừng Do số hộ thấp nên nghiên cứu tiền hành điều tra toàn bộ hộ tại mỗi thôn/bản khảo sát Nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp với 280 hộ dân sống gần rừng Sau khi thu thập dữ liệu, có 15 phiếu không đầy đủ thông tin nên 265 hộ được tổng hợp, xử lý
Thang Đo:
Nghiên cứu này phân tích kết quả sinh kế được tiếp cận theo hướng phát triển bền vững trên cơ sở phân tích ba trụ cột kinh tế (thu nhập của hộ), xã hội (sự hài lòng với mối quan hệ xã hội) và môi trường (sự hài lòng với môi trường sinh thái) Sự bền vững được đánh giá thông qua hai chỉ số về tính lâu bền (các chỉ tiêu về thu nhập, hài lòng với mối quan hệ xã hội, môi trường sinh thái được so sánh với 5 năm trước) và tính ổn định trên cơ sở thang đo Likert 5 bậc Điểm đánh giá trung bình của người dân được tính toán và từ đó phân loại thành các nhóm: (i) Kém - không bền vững (1,00 - 1,79 điểm); (ii) Yếu - gần như không bền vững (1,80 - 2,59 điểm); (iii) Trung bình (2,60 - 3,39 điểm); (iv) Khá - gần như bền vững (3,40 - 4,19 điểm) và (v) Tốt - bền vững (4,20 - 5,00 điểm) Nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm xác định trọng số Từ đó, chỉ tiêu phát triển sinh kế bền vững được tổng hợp, tính toán và đồ thị hóa Chỉ tiêu tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá tính bền vững trong phát triển sinh kế của hộ dân phụ thuộc vào rừng làm cơ sở giúp các nhà quản lý, các cơ quan chức năng có những