1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập nhà máy gạo

33 10 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phúc Trình Thực Tập Kỹ Thuật Thực Phẩm – Nhà Máy Xí Nghiệp Lương Thực Tam Bình
Tác giả Trần Thị Ngọc Ánh, Trần Thị Tú Anh, Trần Kim Anh, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Lê Thị Kiều Trinh
Người hướng dẫn TS. Trần Chí Nhân
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Thể loại phúc trình thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

Công ty xí nghiệp lương thực Tam Bình được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 032017. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sấy, xay xát, chế biến, kinh doanh, bảo quản các loại nông sản. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tiêu thụ hàng hóa trong dân, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường gạo nội địa, tham gia chương trình đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bình ổn giá, góp phần tăng ngân sách cho Nhà nước... Nhận thức được chức năng nhiệm vụ là: vừa tổ chức nhà máy, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật vừa bảo đảm kinh doanh thực hiện vai trò chủ đạo của Công ty Nhà nước, vừa làm kinh tế, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, Ban Giám đốc Công ty đã lãnh đạo và củng tập thể cán bộ nhân viên nổ lực vượt bậc trong quá trình hoạt động kinh doanh, khai thác tốt thị trường trong và ngoài nước, kinh doanh nông sản, triệt để thực hành tiết kiệm trong mọi lĩnh vực, giúp công ty vượt qua khó khăn, hoạt động ổn định và phát triển bề vững. Các sản phẩm chính của công ty gồm: Lúa các loại, Gạo 5%, Gạo 15%, Gạo 25% tấm xuất khẩu, Gạo thơm Jasmine, Gạo thơm OM4900,... chủ yếu cung ứng cho tổng Công ty Miền Nam, bán nội địa, ủy thác xuất khẩu cho các đơn vị khác. Xí nghiệp Lương Thực Tam Bình là đơn vị trực thuộc Công ty lương thực Vĩnh Long.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP

Lê Thị Kiều Trinh B1900638

6/2022

PHÚC TRÌNH THỰC TẬP

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em và các bạn được bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô, quý công ty, các anh chị hướng dẫn đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực tập tại công ty

Sau một tuần thực tập tại quý công ty, khoảng thời gian không quá ngắn cũng không quá dài nhưng là một cơ hội quý báo để em và các bạn cùng nhóm tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời nâng cao kiến thức chuyên môn, mở rộng tầm nhìn và tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích nhờ vào những tiếp xúc thực tế Từ đó, chúng em nhận thấy việc cọ xát thực tế

là một việc mang ý nghĩa quan trọng giúp bản thân cũng cố những kiến thức đã học

Trong quá trình thực tập gặp phải không ít bỡ ngỡ, khó khăn do thiếu kinh nghiệm thực tế, nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của quý thầy, cô bộ môn Công nghệ Thực phẩm và sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình từ các anh chị trong quý công

ty đã giúp chúng em đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt kì thực tập cũng như hoàn thành bài báo cáo Chúng em xin chân thành cảm ơn

Một lần nữa chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban lãnh đạo cùng các anh chị tại Công ty xí nghiệp lương thực Tam Bình đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em được tiếp xúc thực tế và tìm hiểu cặn kẽ quy trình sản xuất

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, quý Thầy Cô ở Bộ môn Công nghệ Thực phẩm đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên chúng em mới có thể liên hệ giữa lý thuyết và thực tế để hoàn thành đợt thực tập một cách tốt nhất Đặc biệt,

em xin cảm ơn thầy Trần Chí Nhân đã tận tình truyền đạt kinh nghiệm và hướng dẫn em làm bài báo cáo này

Do lần đầu được đi tiếp xúc trực tiếp với xí nghiệp và thời gian thực tập ngắn nên bài báo cáo của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, chúng

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC BẢNG 3

DANH MỤC HÌNH 4

CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH THỰC TẬP 5

1 Mục đích 5

2 Yêu cầu 5

3 Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG 6

2.1 Giới thiệu về xí nghiệp lương thực Tam Bình (Vĩnh Long) 6

2.2 Lĩnh vực hoạt động 6

2.3 Quy mô sản xuất 6

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP 7

3.1 QUÁ TRÌNH TỔNG QUÁT 7

3.2 QUÁ TRÌNH NHẬP LIỆU 7

3.2.1 Sơ đồ quá trình 7

3.2.2 Thuyết minh quá trình 7

3.2.3 Các thiết bị chính 9

3.3 QUÁ TRÌNH SẤY 13

3.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ của quá trình sấy 13

3.3.2 Thuyết minh quá trình 14

3.3.3 Các thiết bị chính 15

3.3.3.4 Cân trung gian 19

3.3.3.5 Bồn chứa 600 tấn 19

3.4 QUÁ TRÌNH XAY XÁT 20

3.4.1 Sơ đồ quá trình 20

3.4.2 Thuyết minh quy trình 21

3.4.3 Các thiết bị chính 22

3.5 Quá trình thành phẩm 29

3.5.1 Sơ đồ quá trình 29

3.5.2 Thuyết minh quá trình 29

3.5.3 Các thiết bị chính 30

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 32

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các thông số kĩ thuật 17

Bảng 2: Thông số kỹ thuật của máy bóc vỏ lúa CL – 600C 22

Bảng 3: Thông số kỹ thuật của máy tách trấu HR – 60A 24

Bảng 4: Thông số kỹ thuật của máy tách thóc BG – 24C 27

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Khoang lúa rời 7

Hình 2: Bồ đài 8

Hình 3: Băng chuyền 8

Hình 4: Sàng làm sạch dạng lắc 10

Hình 5: Bồn chứa 300 tấn 11

Hình 6: Cân nhập liệu 12

Hình 7: Hệ thống sấy tầng sôi 15

Hình 8: Quạt hút bụi 17

Hình 9: Hệ thống tháp sấy 18

Hình 10: Lò đốt trấu 19

Hình 11: Máy bóc vỏ lúa 23

Hình 12: Ru-lô cao su 24

Hình 13: Máy tách trấu 25

Hình 14: Đường ống hút trấu 26

Hình 15: Máy tách thóc 27

Hình 16: Sàng đảo tách tấm 28

Hình 17: Quá trình xuất liệu 29

Hình 18: Thành phẩm đã được đóng bao 30

Trang 6

- Qui trình sản xuất của nhà máy

- Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và thông số kỹ thuật các thiết bị cơ bản Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế sản xuất, hiểu rõ hơn lý thuyết cũng như biết được cấu tạo của các loại máy móc thiết bị sử dụng trong công nghiệp

3 Phương pháp nghiên cứu

Từ những quan sát và thu thập số liệu thực tiễn để thống kê, báo cáo quá trình thực tập tai xí nghiệp lương thực Tam Bình

Trang 7

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG 2.1 Giới thiệu về xí nghiệp lương thực Tam Bình (Vĩnh Long)

Công ty xí nghiệp lương thực Tam Bình được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 03/2017 Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sấy, xay xát, chế biến, kinh doanh, bảo quản các loại nông sản

Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tiêu thụ hàng hóa trong dân, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường gạo nội địa, tham gia chương trình đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bình ổn giá, góp phần tăng ngân sách cho Nhà nước Nhận thức được chức năng nhiệm vụ là: vừa tổ chức nhà máy, xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật vừa bảo đảm kinh doanh thực hiện vai trò chủ đạo của Công ty Nhà nước, vừa làm kinh tế, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, Ban Giám đốc Công ty đã lãnh đạo và củng tập thể cán bộ nhân viên nổ lực vượt bậc trong quá trình hoạt động kinh doanh, khai thác tốt thị trường trong và ngoài nước, kinh doanh nông sản, triệt để thực hành tiết kiệm trong mọi lĩnh vực, giúp công

ty vượt qua khó khăn, hoạt động ổn định và phát triển bề vững

Các sản phẩm chính của công ty gồm: Lúa các loại, Gạo 5%, Gạo 15%, Gạo 25% tấm xuất khẩu, Gạo thơm Jasmine, Gạo thơm OM4900, chủ yếu cung ứng cho tổng Công ty Miền Nam, bán nội địa, ủy thác xuất khẩu cho các đơn vị khác

Xí nghiệp Lương Thực Tam Bình là đơn vị trực thuộc Công ty lương thực Vĩnh Long

Xí nghiệp thành lập và hoạt động từ tháng 3 năm 2017

Địa chỉ: ấp Mỹ An, Bình Ninh, Tam Bình, Vĩnh Long

Là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào công ty Lương Thực Vĩnh Long

2.2 Lĩnh vực hoạt động

Nhiệm vụ mua lúa gạo nguyên liệu

Sản xuất và bán theo chỉ đạo công ty

2.3 Quy mô sản xuất

Diện tích kho chứa 4000 m2 (gồm 2 kho nguyên liệu và 1 kho trấu)

Hệ thống sấy lúa 10 tháp sấy: 300 tấn lúa/mẻ và hệ thống xay xát 7 cối công suất 14 tấn lúa/giờ

Nhân sự: 12 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn và khả năng để đáp ứng nhu cầu công việc

Trang 8

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP 3.1 QUÁ TRÌNH TỔNG QUÁT

3.2 QUÁ TRÌNH NHẬP LIỆU

3.2.1 Sơ đồ quá trình

3.2.2 Thuyết minh quá trình

Lúa được ghe vận chuyển về nhà máy, được chuyển lên băng chuyền để

đi vào nhà máy bằng khoan lúa rời (cao 10m, đường kính 0.39 m) xoắn lúa lên nhờ motor Lúa qua cân nhập liệu để xác định khối lượng nhập liệu ban đầu và

đi qua sàn làm sạch nhờ bồ đài để làm sạch tạp chất như rơm, rác, Nếu lúa khô sẽ đi từ bồ đài qua băng chuyền đi vào bồn chứa lúa khô 600 tấn để thực hiên các công đoạn sau như đóng bao hoặc xay xát Lúa tươi sẽ đi vào bồn chứa

300 tấn nhờ bồ đài để chuẩn bị đi vào thiết bị sấy tầng sôi

Dây chuyền nhập liệu hoạt động với năng suất 35 tấn/giờ

Hình 1: Khoang lúa rời

Trang 9

Hình 2: Bồ đài

Hình 3: Băng chuyền

Trang 10

- Phễu nạp liệu và ra liệu: sàng có một phễu nạp liệu nhưng phần ra liệu thì có nhiều phễu khác nhau như: tạp chất lớn, tạp chất nhỏ và thành phẩm lúa

- Khung đế: giúp chịu được lực tác động từ sự chuyển động run lắc của sàng, khung đế được bắt cố định dưới mặt đất

- Chân sàng

- Chân lò so: dùng chân sàng bằng gỗ

- Motor: là thiết bị vận hành giúp sàng hoạt động, motor phải đảm bảo đủ công suất và chuẩn vòng tua thì sàn mới hoạt động tốt và bền bỉ được

Có hai sàng giống nhau được ghép song song

Sàng hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển động lệch tâm đối xứng, hai hộp sàng chuyển động ngược chiều nhau

- Lớp trên: gồm nhiều lỗ có kích thước (8mm) để giữ lại các tạp chất lớn (dây, rơm, nilon…)

- Lớp dưới: gồm nhiều lỗ có kích thước nhỏ (2.5mm) để giữ lúa

- Các tạp chất nhỏ như bụi, đất, cát… lọt qua phía dưới và rơi xuống đáy Ngoài ra, sàng còn được lắp một dãy nam châm vĩnh cửu để hút các tạp chất kim loại

Trang 11

Hình 4: Sàng làm sạch dạng lắc

Trang 12

3.2.3.2 Bồn chứa 300 tấn

Hệ thống bồn chứa 300 tấn của nhà máy gồm ba bồn được thiết kế giống nhau Mỗi bồn có thể chứa tối đa 100 tấn, nhưng trên thực tế do ảnh hưởng bởi góc nghiêng của lúa nên chỉ chứa tối đa 70 tấn Mỗi bồn có hình hộp chữ nhật với phần đáy là hình phễu để dễ đổ lúa và có van điều chỉnh lượng lúa ra mong muốn trên băng chuyền, bên trong bồn có vách ngăn ngăn bồn làm đôi và có nhiều thanh kim loại được đặt song song với mặt đất để cố định bồn Lúa để trong bồn không quá 12 giờ để tránh tình trạng lúa bị bỏng nóng và hư hỏng

Hình 5: Bồn chứa 300 tấn

Trang 13

- Năng suất: 14 tấn/giờ

- Sai số trên mỗi lần cân: ± 50 gam/mẻ

- Nguồn điện sử dụng: điện 3 pha

Trang 14

Năng suất tối đa của cân là 01 tấn với sai số 0,02%, nhưng thực tế chỉ cân khoảng 260kg/lần để giảm tổn thất lúa

3.3 QUÁ TRÌNH SẤY

3.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ của quá trình sấy

Bồn chứa lúa tươi

Máy sấy tầng sôi

Bồn chứa lúa khô

Cân Tháp sấy Bồn chứa nhỏ Cân

Trang 15

3.3.2 Thuyết minh quá trình

Lúa tươi từ bồn chứa 300 tấn được đổ xuống băng chuyền, qua bồ đài và vào hệ thống sấy tầng sôi, tùy thuộc vào độ ẩm ban đầu của lúa mà nhiệt độ sấy

sẽ dao dộng từ 650C-1100C, mục đích chính của công đoạn này là để làm ráo vỏ lúa Lúa sấy ở máy sấy tầng sôi thì độ ẩm giảm từ 2-3%

Lúa sau khi được sấy ở máy sấy tầng sôi được bồ đài chuyển đến cân để xác định lại khối lượng Sau đó nhờ băng chuyền chuyển lúa vào thùng chứa 10 tấn Nhờ sự vận chuyển bởi băng chuyền lúa ở thùng chứa được chuyển vào tháp sấy lúa Sau khi lúa sấy khoảng 60 đến 90 phút tiến hành kiểm tra độ ẩm của lúa sấy một lần Tháp sấy có nhiệt độ sấy trong khoảng từ 600C -700C, thời gian lúa được sấy trong tháp sấy cũng tùy thuộc vào độ ẩm của lúa và độ ẩm yêu cầu của khách hàng (Đối với lúa khô độ ẩm sau sấy khoảng 15-16% ẩm bảo quản được 6 tháng, đối với lúa lức độ ẩm sau sấy 16-17% ẩm), với 1 vòng sấy/1 tiếng thì độ ẩm lúa giảm từ 1-2%

Lúa sau khi sấy đạt độ ẩm sẽ được băng chuyền đổ chuyển vào gàu tải rồi được băng chuyền chuyển đến bồn chứa lúa khô 600 tấn để chuẩn bị cho quá trình xay xát hoặc đóng bao lưu kho (50kg/bao)

Trường hợp máy sấy tầng sôi gặp sự cố, lúa sẽ được chuyển thẳng qua cân

Trang 16

3.3.3 Các thiết bị chính

3.3.3.1 Hệ thống sấy tầng sôi

Trang 17

đủ lớn làm thực phẩm xáo trộn đưa đến làm cho sự bốc hơi nước được diễn ra thuận lợi và thực phẩm khô đồng đều

Quá trình này làm hạt lúa nhận được nhiệt trên toàn bề mặt lớp vỏ lúa, đồng thời bóc tách các tạp chất nhẹ như rơm lá …, các hạt lép lững cũng theo luồng khí thoát ra khỏi máy và được các ống dẫn ra nhà bụi

Cấu tạo gồm: hệ thống lò đốt trấu, máy sấy tầng sôi, quạt gió

Hệ thống lò đốt trấu (vít tải, quạt lúa mạnh): cung cấp hơi nóng cho máy sấy tầng sôi

Quạt gió: gồm một quạt lớn và một nhỏ Quạt lớn giúp đưa khí nóng từ lò đốt trấu sang máy sấy Quạt nhỏ giúp thổi trấu trong lò đốt trấu cháy hoàn toàn Máy sấy tầng sôi: năng xuất 30 tấn/h dạng tốc độ cao, làm khô nhanh lớp

vỏ lúa, loại bỏ phần tạp chất còn lẫn trong lúa

Thời gian xử lý khoảng vài phút với nhiệt độ sấy khoảng 65 – 1100C được điều chỉnh tùy theo độ ẩm của lúa, độ ẩm của lúa giảm từ 2 – 3% sau khi sấy Quá trình này làm hạt lúa nhận được nhiệt trên toàn bề mặt lớp vỏ lúa, đồng thời bóc tách các tạp chất nhẹ như rơm lá…, các hạt lép lững cũng theo luồng không khí thoát ra khỏi máy và lắng tại cyclon

Thân máy bố trí các cánh chia quạt gió hoạt hợp lý đảm bảo áp lực gió làm sôi đều trên suốt than máy

Đầu thoát liệu được điều chỉnh bằng đối trọng đảm bảo máy đạt năng suất đầu ra

ra môi trường

- Tầng ủ: dùng để chứa và ủ nguyên liệu trong quá trình sấy

- Tầng rãi liệu: gồm các trục rãi liệu bố trí phía dưới tầng sấy, vuông góc với máng gió, để xả liệu và điều khiển tốc độ dòng chải của hạt trong quá trình sấy

Trang 18

- Buồng gió vào: hòa trộn và lấn bụi tro của lò đốt, trước khi đưa không khí sấy vào tháp

- Buồng gió ra: lấn một phần bụi và lép, lửng từ tháp sấy trước khi vào nhà bụi Giúp bảo vệ cánh quạt tránh sự hư hại do tiếp xúc trực tiếp với bụi và lép, lửng

- Quạt sấy: là tác nhân vận chuyển luồng không khí nóng đến các kênh phân phối xuyên qua lớp hạt để thực hiện quá trình sấy

Mỗi tháp sấy có 2 ống dẫn bụi ra nhà bụi

Hình 8: Quạt hút bụi Bảng 1: Các thông số kĩ thuật

Kiểu

Vòng quay (RPM)

Năng suất (tấn/mẻ)

Công suất (kW)

Trọng lượng (kg)

Năm sản xuất

Trang 19

hút nhiệt từ lò đốt sẽ cung cấp nhiệt cho tháp sấy đồng thời quạt hút cũng hút bụi từ trong lúa ra ngời để tăng độ sạch cho lúa, nhiệt sấy lúa sẽ truyền nhiệt theo phương thức đối lưu kết hợp với 6 trục rãi lúa ở gần phía đáy tháp để làm khô lúa mau hơn Sau khi lúa chảy từ đỉnh tháp xuống đáy tháp lúa sẽ rơi xuống băng chuyền, qua bồ đài rồi tiếp tục qua băng chuyền nhỏ lần nữa rồi đổ vào lại tháp sấy một lần nữa Quá trình đó được lặp đi lặp lại như vậy và tiến hành đo lại độ ẩm cho đến khi đạt độ ẩm mong muốn 1 vòng quay của tháp sấy sẽ làm giảm từ 1-2% độ ẩm của lúa mất khoảng 60-90 phút tùy thuộc vào độ lớn của tháp Lúa đạt độ ẩm từ 15-16% thì dừng quá trình sấy

Hình 9: Hệ thống tháp sấy

Trang 20

3.3.3.3 Lò đốt trấu

Trấu được vận chuyển bằng băng chuyền rùa, được chứa trong phễu nạp liệu và cung cấp liên tục cho lò theo lưu lượng thích hợp bằng vít tải Trấu được phun vào lò đốt (Lò đốt đùn vít SHS300, SHS400) theo đường xoắn ốc Tại lò

có một của nhỏ tại đó ta dùng củi khô hoặc giẻ lau có tẩm dầu hoả để mồi lửa Trấu bốc cháy trong trạng thái lơ lửng Đến một nhiệt độ thích hợp quạt gió sẽ hút nhiệt từ buồng đốt qua máy sấy (hút ngang) làm nóng lúa (sấy vỏ) Độ ẩm lúa giảm từ 25% xuống còn 22 - 23%

Có hai quạt gió cung cấp oxi cho lò theo phương ngang và phương thẳng đứng

Đáy lò có bộ phận xả tro, tro được đưa ra khỏi lò bằng bộ phận vít tải và chuyển đến bộ phận chứa tro

Lò trấu được thiết kế để có thể điều chỉnh được ngọn lửa lớn nhỏ từ việc lấy nguồn nhiệt lượng nhiều hay ít Lò có nhiều loại phù hợp với nhiều loại công suất khác nhau

Hình 10: Lò đốt trấu 3.3.3.4 Cân trung gian

Có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự cân nhập liệu

Mỗi lần cân khoảng 304 kg lúa khô và được đưa vào hệ thống bồn chứa

Trang 21

Trấu Máy tách trấu

Thùng chứa gạo thành phẩm

Xuất

Trang 22

3.4.2 Thuyết minh quy trình

Lúa từ bồn lúa khô (6 bồn, khoảng 600 tấn) được xả xuống băng tải và được chuyển qua cân liệu rời nhờ bồ đài Lúa từ cân liệu rời được bồ đài chuyển qua máy sàng tạp chất để loại bỏ tạp chất như rơm, dây, đất, ra khỏi lúa Sau khi sàng xong lúa được bồ đài chuyển qua máy bóc vỏ lúa (5 máy bóc vỏ lúa), sau khi bóc vỏ lúa được chuyển sang máy tách trấu (hệ thống gồm 3 máy tách trấu)

Máy tách trấu có lưới sàng để sàng phần cám to và phần hỗn hợp (gồm gạo lứt, thóc và trấu) Phần hỗn hợp sẽ qua thùng rê có 3 ngăn để tách phần hỗn hợp, ngăn ngoài cùng là gạo sẽ được chuyển qua máy tách thóc, ngăn giữa là gạo lẫn trấu sẽ được hoàn lưu trở lại máy tách trấu, ngăn trong là trấu được đưa xuống băng tải rồi nhờ bồ đài đưa sang nhà chứa trấu Phần cám to sẽ nhờ đường ống đưa xuống băng tải qua bồ đài rồi đến thùng chứa cám Máy tách trấu còn

có một ống để loại bỏ bụi và bụi đó sẽ được chuyển sang giàn lọc bụi

Máy tách thóc (2 máy), mỗi máy có 10 khay sàng và có độ nghiên nhất định, trên mỗi khay có nhiều sóng nổi hình tam giác theo chiều xuôi được làm bằng thép không gỉ Có 3 ngõ ra khi ra máy tách thóc: Một là gạo lứt (brown rice) sẽ được vận chuyển qua bồ đài và băng chuyền tới sàng đảo tách tấm để tách tấm đầu mài và thu gạo lứt thành phẩm; hai là gạo lẫn thóc (mixture of brown rice and paddy) sẽ được hoàn lưu trở lại ngay chính bồ đài của máy tách thóc để tiếp tục công đoạn tách thóc; ba là lúa (paddy) sẽ được hoàn lưu lại qua

bồ đài trở về máy bóc vỏ lúa rồi tiếp tục quy trình như trước

Thùng rê: Sản phẩm sau quá trình xay xát là gạo lứt có lẫn một ít lép và lúa sẽ được phân ly bằng thùng rê và sàng phân ly Lúa sau khi phân ly sẽ được đưa về xay xát lại, còn gạo lứt và các tạp chất khác sẽ được chuyển xuống sàng đảo tách tấm

Sàng đảo tách tấm: Sàng được thiết kế với nhiều tầng lưới có lỗ với kích

cỡ lỗ từng tầng khác nhau

+ Lớp sàng thứ nhất sẽ giữ lại các hạt gạo nguyên có kích thước lớn hơn kích thước lỗ của lưới Phần gạo nguyên được bồ đài vận chuyển đến cân, sau

đó chuyển đến bồn chứa thành phẩm

Ngày đăng: 31/03/2024, 16:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w