Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

218 2 0
Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

NGUYEN MINH ĐỨC

LUAN AN TIEN SI LUAT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

NGUYEN MINH ĐỨC

LUẬN AN TIEN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS TS Vũ Thị Lan Anh 2 PGS TS Nguyễn Như Phát

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ rang Các kết qua nghiên cứu trong luận án do tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bồ trong bat kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Minh Đức

Trang 4

LOI CAM ON

Tác giả xin bày tỏ sự kính trong và lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS.

Vũ Thị Lan Anh và PGS.TS Nguyễn Như Phát đã tận tình hướng dẫn tác giả

hoàn thành bản luận án này.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các thầy, cô, anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và đóng góp những ý kiên quý báu dé tác giả có thê hoàn thành được luận án của minh.

Tác giả luận án

Nguyễn Minh Đức

Trang 5

DANH MUC CAC CHU VIET TAT TRONG LUAN AN

Công ty cô phan Công ty luật hợp danh

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn

Trang 6

MỤC LUC

0 0 1 1 Tính cấp thiết của dé tai cccccscsscsscsscsssssssssscsscsssssssssssssssssssssssseessssess 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU œœ œ G s55 S5 555995555 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên €ứu << =5 =es=<s << sess+ss+s£zs=ss2 3

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên CỨUu «<< s < 5= «« « « 45 Những đóng góp mới của Luận án œ< œ 5c 555 55559 555 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án -°- 5-52 << cse<ses 7 lì c1 0 6 na ố 7

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYET NGHIÊN

CŨ cvvceneessavs sonsecncesensses res HRE10001010218000810D1810T101801T100010210510000180101.0TN/2ĐL.0021100100107158104 8 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới dé tài 8 1.1 Các công trình nghiên cứu lý luận chung về luật sư, công ty luật hợp danh và pháp luật về công ty luật hợp danh trong boi cảnh hội nhập quốc tế ở 1.2 Các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập trên thé giới và

Việt Nam 20

1.3 Các công trình nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật, cơ chế đảm bảo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế 25 2 Đánh giá các công trình liên quan tới đề tài và định hướng nghiên cứu

CUA LUAMN 0 ee ay

2.1 Đánh giá tong quan tinh hình nghiên cứu af 2.2 Những van đề luận án tiếp tục nghiên cứu 29 3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên

0P 31

3.1 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 31 3.2 Câu hỏi nghiên cứu va giả thuyết nghiên cứu 34

CHUONG 1 LÝ LUẬN VE CÔNG TY LUAT HỢP DANH VÀ PHÁP LUẬT VE CÔNG TY LUẬT HỢP DANH - 2° 5° 5° << s£Ss£sz s2 se sezsezsezsese 36

1.1 Lý luận về công ty luật hợp đanh 5-5 =<s=<s << sessss=ss=zs=ss 36

Trang 7

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm của công ty luật hợp danh 53 1.1.4 Những yếu to ảnh hưởng tới hoạt động của công ty luật hop danh 61 1.2 Lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh 5-5 << 64 1.2.1 Khái niệm pháp luật về công ty luật hợp danh 64 1.2.2 Nội dung pháp luật về công ty luật hợp danh 68 1.2.3 Vai trò điều chỉnh của pháp luật về công ty luật hop danh trong bỗi cảnh hội nhập quốc tế 70 CHƯƠNG 2 THUC TRANG PHÁP LUAT VÀ THUC TIEN THI HANH

PHÁP LUAT VE CONG TY LUẬT HỢP DANH TRONG BOI CANH HOI

NHAP QUOC TE CUA VIỆT NAM HIEN NAY -5-5° 552 cse<sese<ses 74 2.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thành viên

trong công ty luật hợp danh - 55s s5 s9 000 9 86 74

2.1.1 Thực trạng pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh và một số nhận xét 74 2.1.2 Thực tiên thi hành pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh

và một sô nhận xét 8S

2.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức quan

lý công ty luật hợp danh - -<ooo <5 S S9 9 6000 88

2.2.1 Thực trạng pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh và một số nhận xét 88 2.2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức, quan lý công ty luật hop danh và một số nhận xét 93 2.3 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền, nghĩa

vụ của công ty luật hợp danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp(ánh CUS WIG cesaxeseriiobianEEDEL4000006156141 336505 0166600555609E80061405801058 1810011085 6006865 97

2.3.1 Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh, các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng và một số nhận xét 97 2.3.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về quyên, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh, các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng và một số nhận

xét 103

Trang 8

2.4 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thành lập, tổ chức lai và cham dứt hoạt động công ty luật hợp danh 107 2.4.1 Thực trạng pháp luật về thành lập, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động công ty luật hợp danh và một số nhận xét 107 2.4.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về thành lập, tô chức lại, cham dit hoạt động công ty luật hợp danh và một số nhận xét 113 2.5 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hành nghề

của luật sư nước ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nayy 5- 5< =5 << ses<sses<es 116 2.5.1 Thực trạng pháp luật về hành nghề của luật sw nước ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam trong bỗi cảnh hội nhập quốc té 08//17181/8,1/119.;0TPNYNỢNậậHụu 118 2.5.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài, công ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tẾ và một số nhận xét F72.

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VẺ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỊ HÀNH TẠI

VIỆT NAM TRONG BOI CANH HỘI NHẬP QUOC TẼ 5 130 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập QUOC KẾ << 52+ s2 E2 E2EE3E£5E25E2SE2Se2EeEeseesezs 130 3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh phải phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa pháp lý của Việt Nam 130 3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh phải đáp ứng yêu cầu của điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa 131 3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh nhằm dam bảo tính đồng bộ trong hệ thông pháp luật về công ty hợp danh 132 3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh cần đảm bảo tính linh hoạt của hành nghệ luật sw nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động - 133 3.1.5 Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh tạo điều kiện để các luật sư hoàn thiện sứ mệnh bảo vệ quyền con người và quyên công dân 134 3.1.6 Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 135

Trang 9

3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam 5-5 <s << se<seses=zsezses 136

3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật luật sw liên quan tới công ty luật hợpdanh 1363.2.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp liên quan tới công tyluật hợp danh 141

3.2.3 Hoàn thiện các quy định nâng cao trách nhiệm nghệ nghiệp, dao đức hành nghề của luật sư và công ty luật hợp danh 146 3.2.4 Sửa doi, thong nhất các quy định về hành nghề của luật sw nước ngoài,

công ty luật hợp danh nước ngoài ở Việt Nam 148

3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam 150 KET 00/0077 157

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CUA TAC GIA LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN DA DUOC CÔNG BO.Wisscssssssssssssssssssessessessssssssssssssssesssssssssessssssesseess 159

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5° 2s sss£ssv22see 160

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, cùng với với công cuộc đôi mới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và ngày càng khăng định vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế, xã hội Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực đời sống và đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Bên cạnh những thời cơ phát triển sản xuất kinh đoanh, các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với những rủi ro pháp lý Điều đó dẫn đến một nhu cầu thiết yêu của các thương nhân, cá nhân sử dụng các dịch vụ pháp ly do các tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dé dự liệu và hành động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong đàm phan, giao kết và thực hiện giao dịch Đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình giải quyết tranh chấp, thi hành án Thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý đang tăng lên một cách rõ rệt.

Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa dạng Sự đa dạng này xuất phát từ đặc thù lịch sử, văn hóa cũng như hệ thống pháp luật của mỗi nước Trong hơn 30 năm đôi mới từ 1986 đến nay, cùng với quá trình cải cách tư pháp, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đôi mới tô chức và hoạt động của luật sư Các hoạt động của luật sư và các tô chức hành nghề luật sư đã đáp ứng kịp thời một phần nhu cau vé dịch vụ pháp lý ngày càng cao của cá nhân, tổ chức; góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp Đồng thời góp phần từng bước tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đây mạnh hiệu quả thị trường và tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu, tô chức và hoạt động luật sư, số lượng các tổ chức hành nghề luật sư còn chưa tương xứng với nhu cầu của thị trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Trang 11

những bất cập cả trên lý luận và thực tiễn thi hành Ngoài ra, hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư nói chung, công ty luật hợp danh nói riêng chưa được quan tâm, nghiên cứu về bản chất cũng như đặc thù của loại hình kinh doanh đặc biệt này.

Khuôn khổ, cách thức vận hành của công ty luật hợp danh không chỉ chịu sự tác động của môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế, chính trị mà còn bị ảnh hưởng bởi văn hóa, tập quán, trình độ hiểu biết pháp lý của người dân ở mỗi vùng miễn, quốc gia Thêm vào đó, danh tiếng và thành công của các công ty luật hợp danh nói riêng, các tổ chức hành nghề luật sư nói chung được tạo nên bởi đạo đức hành nghè, lĩnh vực hoạt động và đặc biệt là chuyên môn của các luật sư trong công ty Việc hướng tới một mô hình công ty luật hợp danh minhbạch và hiệu quả không chỉ là mục tiêu của hoạch định chính sách pháp luật mà còn thé hiện nhu cầu, mong mỏi của các nhà dau tư Bởi đối với công ty luật nói chung, luật hợp danh nói riêng, không chỉ đơn thuần là một loại hình công ty thương mại thuần túy mà còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ pháp lý cho người tiêu dùng, có thể ảnh hưởng nhiều mặt tới cuộc song tinh than và vật chất của khách hàng.

Duy trì cạnh tranh trong một thế giới biến động, các công ty luật hợp danh phải cải cách và điều chỉnh thông lệ quản lý, điều hành công ty của họ để đáp ứng được các yêu cầu mới và giành được các cơ hội mới Điều này đòi hỏi không chỉ tự thân các công ty luật hợp danh thay đổi mà còn từ môi trường pháp lý hiệu quả Các quy định pháp luật liên quan tới tổ chức, quan lý và điều hành công ty luật hợp danh phải phù hợp với thông lệ quốc tế, khuc vực Từ nhận thức đó, việc lựa chọn đề tài “Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc té” làm đề tài tiễn sĩ là hết sức cần thiết, có ý nghĩa trên

phương diện lý luận và thực tiễn.

Trang 12

Trên cơ sở phân tích những van đề lý luận về tổ chức hành nghé luật sư, công ty luật hợp danh, pháp luật về công ty luật hợp danh cũng như thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành lĩnh vực pháp luật này ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh theo hướng cụ thé, đầy đủ, toàn diện, từ đó thúc đây sự phát triển của công ty luật hợp danh trong bối cảnh hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đượcxác định như sau:

Thứ nhất, hệ thông hóa và làm sáng tỏ những van dé lý luận của pháp luật về công ty luật hợp danh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể như sau:

- Lý luận về công ty luật hợp danh gồm các nội dung sau: Khái niệm, đặc điểm công ty luật hợp danh, những yếu tô ảnh hưởng tới hoạt động của công ty luật hợp danh.

- Lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh, trong đó bao gồm các vấn đề như: thành lập công ty luật hợp danh, quản tri công ty luật hợp danh, trách nhiệmpháp lý của các thành viên hợp danh

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, từ đó làm rõ những thành tựu và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Thứ ba, trên cơ sở những van dé lý luận và thực trang của pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án tập trung đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 13

ngoài nước tại các công trình khoa học đã được công bố; (ii) Các quy định pháp luật hiện hành về công ty luật hợp danh, một số quy định về công ty luật hợp danh của một số quốc gia điển hình trên thế giới; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến dịch vụ pháp lý; (iii) Thực tiễn thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh tại Việt Nam.

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Với yêu cầu về dung lượng, luận án giới hạn về phạm vi nghiên cứu như sau: Vé không gian, luận án nghiên cứu pháp luật Việt Nam có liên quan tới công ty luật hợp danh, cụ thê là pháp luật doanh nghiệp, pháp luật luật sư Một số quy định pháp luật quốc tế, pháp luật của các quốc gia như: Pháp, Đức, Anh, Mỹ khác chỉ mang tính tham khảo và so sánh đánh giá nhăm rút ra bài học kinh nghiệm dé hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế Day là những quốc gia đại diện tiêu biểu cho hệ thống pháp luật common law và civil law, cũng là những quốc gia có nghề luật phát triển lâu đời cùng với những công ty luật hàng đầu thế giới, trong đó có những công ty luật hợp danh.

Về thời gian, luận án nghiên cứu bối cảnh kinh tế- xã hội, pháp luật Việt Nam từ sau Đại hội Đảng VI (1986) đến nay, cụ thể từ khi Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1989 được ban hành tới nay.

Về nội dung, đề đảm bảo nội dung chuyên sâu của đề tài nghiên cứu và phù hợp với yêu cầu, nội dung nghiên cứu của luận án được giới hạn ở những quy định pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh và công ty luật hợp danh Những quy định về công ty luật hợp danh theo pháp luật nước ngoài được nghiên cứu tham khảo, lay cơ sở so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà

Trang 14

nghiên cứu cụ thê sau đây:

- Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp nghiên cứu luật học cơ bản và được sử dụng chủ yếu trong quá trình làm luận án Phương pháp này được sử dụng với mục đích phân tích thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện các quy định về công ty luật hợp danh trên thực tế Đồng thời, phương pháp phân tích được sử dụng để giải thích các quan điểm khoa học được trình bày trong Luận án Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận án tiến sĩ.

- Phương pháp so sánh: Bên cạnh phương pháp phân tích, luận án còn sử dụng phương pháp so sánh nhằm có một cái nhìn toàn diện hơn về những quy định pháp luật Việt Nam về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập.

Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp so sánh rất cần thiết để giúp luận án tìm hiểu về những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật một số quốc gia trên thế giới quy định về công ty luật hợp danh Đề từ đó, Luận án có thể tiếp thu những quy định tiến bộ và đề xuất với nhà nước chọn lọc, vận dụng cho việc hoàn thiện quy định pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong chương 1, chương 2 của Luận án khi so sánh các quy định pháp luật nước ngoài và việc thực hiện pháp luật về công ty luật hợp danh.

- Phương pháp chứng minh băng dẫn chứng: phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 với những vi dụ thực tiễn về công ty luật hợp danh dé làm sáng tỏ các luận cứ khoa học, giải quyết mối liên hệ giữa quy định pháp luật về công ty luật hợp danh và thực tiễn thi hành các quy định đó nhằm phục vụ cho việc đánh giá những thành công và hạn chế của pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp thông kê: Phương pháp này được Luận án sử dụng nhăm trình bày các số liệu cụ thể về tình hình công ty luật hợp danh, các thủ tục pháp lý, các điều kiện thành lập công ty luật hợp danh áp dụng ở Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng dé

Trang 15

cứu đã được công bó, và tiếp thu có chọn lọc để chuyển hóa vào nội dung của Luận án Phương pháp hệ thống hóa đảm bảo các giải pháp của Luận án có tính kế thừa, hợp lý và tính khoa học cao.

Trong số các phương pháp trên, phương pháp hệ thống, phân tích và so sánh luật học được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt hầu hết các nội dung của luận án.

5 Những đóng góp mới của Luận án

Trên cơ sở có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây về công ty luật hợp danh, luận án có những đóng góp mới về khoa học liên quan tới công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế sau đây:

Thứ nhất, luận án hệ thông hóa và phân tích làm sâu sắc thêm một số van đề lý luận về công ty luật hợp danh, bao gồm khái niệm, đặc điểm, tổ chức và hoạt động của công ty luật hợp danh, trách nhiệm pháp lý của các thành viên và quản lý nhà nước đối với công ty luật hợp danh ; làm rõ vai trò của công ty luật hợp danh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh té quốc tế hiện nay.

Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam ở Hiến pháp, Luật Luật sư, các văn bản có liên quan khác về các van dé liên quan tới công ty luật hợp danh, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật dé từ đó chỉ ra những thành công, những hạn chế cũng như nguyên nhân của những bất cập trong pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc té.

Thứ ba, luận an phân tích các định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, từ đó luận án đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hình thức và nội dung pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trang 16

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bé sung, hoàn thiện và làm sâu sắc những vấn đề lý luận về công ty luật hợp danh cũng như pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam Qua đó, góp phần phát triển, hoàn thiện những tri thức lý luận về luật học nói chung và về quản lý nhà nước đối với công ty luật hợp danh nói riêng.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và giảng

dạy khoa học pháp lý, cũng như các nhà hoạt động thực tiễn,

- Các giải pháp mà luận án đề xuất góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về công ty luật hợp danh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay VỚI sự cạnh tranh của các hãng luật hợp danh toàn cầu.

- Các giải pháp luận án đưa ra có giá trị tham khảo đối với các cơ quan có thâm quyền trong quá trình tô chức thực hiện pháp luật về công ty luật hợp danh.

- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo giúp cho các công ty luật hợp danh có thêm định hướng trong hoạt động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

7 Kết cầu luận án

Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu, phần kết luận và danh mục tải liệu tham khảo, luận án được kết câu gồm 03 chương như sau:

Chương 1 Lý luận về công ty luật hợp danh và pháp luật về công ty luật hợp danh

Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Chương 3 Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh và nâng cao hiệu quả thi hành tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Trang 17

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Nghiên cứu việc cung cấp dịch vụ pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư nói chung, của công ty luật hợp danh nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu pháp luật về công ty luật, công ty luật hợp danh không phải là van đề mới trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Tác giả trình bày những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước liên quan đến các vẫn đề cần giải quyết của đề tài luận án theo những nội dung sau đây:

1.1 Các công trình nghiên cứu lý luận chung về luật sư, công ty luật hợp danh và pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

1.1.1 Các nghiên cứu lý luận chung về luật sư và vai trò của luật sư Hiện nay có nhiều công trình đã đề cập tới quan niệm, lịch sử hình thành nghề luật sư và tổ chức hành nghề luật sư nói chung, có thé kế đến một số công trình như sau:

- Trong nghiên cứu "Lawyers in the Mist" (Luật sự trong màn sương) đăng trên tap chí Science Digest tháng 5/1990 của Tiến sĩ Mark Johnson! đã khang định sự phát triển và lịch sử của luật sư gan liền với sự phát triển và lịch sử của loài người Giống như mối quan hệ cộng sinh giữa cây cối và nam, luật sư có mối quan hệ quan trọng gắn bó từ thời bình minh của loài người, gắn liền với áp bức, bất công, danh dự, nhân phẩm và sinh mạng

Các nhà nhân học pháp lý (Legal anthropologists?) cho răng chứng cứ

! Johnson, Dr Mark (1990) "Lawyers in the Mist?", Science Digest, May 1990

2 Legal anthropology, anthropology of laws là một phân ngành của nhân học chuyên về "nghiên cứu giữa vanhóa về trật tự xã hội" Các câu hỏi mà các nhà Nhân học pháp lý tìm cách trả lời liên quan đến việc luật pháphiện diện như thé nào trong lich sử, văn hóa loài người? Nó biểu hiện như thé nào? Các nhà nhân học có théđóng góp như thế nào vào sự hiểu biết về luật pháp?

Trang 18

quan đến tranh chấp ranh giới đất đai giữa bộ tộc người Neanderthal và bộ tộc người Cro-Magnons Quyết định có lợi cho bộ tộc Cro-Magnon này đã dẫn đến một loạt các vụ việc liên tiếp, đánh dấu kết cục cho bộ tộc người Neanderthal Cùng với cách mạng nông nghiệp, phát minh ra chữ viết và khởi nguồn các nền văn mình, dan dan, nghề luật sư đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Hy Lạp và La Mã cổ dai.

- Trong nghiên cứu “Lawyers, the Legal Profession & Access to Justice in the United States: A Brief History” (Lich sử Luật sư, Nghé luật & Quyền tiếp cận Tu pháp ở Hoa Ky) cua CHáo su Robert W Gordon, trường Luật Stanford năm 2019 cho rang, về mặt ly tưởng, công ly là một lợi ich phổ quát: luật pháp bảo vệ quyên bình dang của người giàu, có quyền lực với người nghèo, yếu thé.

Bài nghiên cứu đề cập đến lịch sử tiếp cận công lý - tư pháp dân sự - và vai trò của luật sư, các tổ chức nghề luật trong việc thúc day và hạn chế quyền tiếp cận đó Trong thé kỷ trước, các chuyên gia pháp lý đã cé gắng cung cấp các dich vụ pháp ly và tư van pháp ly cho những người không có đủ kha năng có thé

XYA

tiếp cận các quyền này Bang cách đó, đã tiến gần hơn đến những ly tưởng về phổ quát công lý.

Nghiên cứu đã phân tích vai trò cũng như lịch sử nghề luật tại Hoa Kỳ, trong lịch sử lập quốc 300 năm để làm rõ vai trò của Luật sư, nghề luật với quyên tiếp cận công lý Tại công trình này cũng phân loại các dịch vụ pháp ly được cung cấp bởi các tô chức hành nghề luật sư một cách khái quát.

- Bài báo “The Medieval of the Legal Profession: Canonists, Civilians,

Nguồn

hfps:/www.oxfordbibliographies.com/view/document/obo-9780199766567/obo-9780199766567-0049.xml truy cập 10/02/2022

3 Robert W Gordon (2019), Lawyers, the Legal Profession & Access to Justice in the United States: A Brief

History?, Stanford Law School.

4 https://www.amacad.org/sites/default/files/publication/downloads/19_ Winter Daedalus Gordon.pdf truycap 06/062021

Trang 19

and Courts "5 (Nghề luật thời trung cổ: giáo sĩ, dân thường và Tòa án) của tac giả Brundage, James A trong tạp chí cua Dai hoc Chicago, nghé luat duoc xem xét chủ yếu trên ba phương diện: (i) Lich sử hình thành và phát triển nghệ luật; (ii) Thành tô tác động tới nghệ luật va (iii) Đạo đức pháp lý của luật sư.

Trong bài báo, tác giả đã khảo sát, xác định vào khoảng thế kỷ V trước Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức tòa án hình thành và việc xét xử có sự tham gia của mọi người dân Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Tòa hoặc nhờ người khác có tài hùng biện trình bày hộ ý kiến, lý lẽ trước Toà Việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhăm minh oan cho bạn bè hoặc người thân Trong xã hội dần dần hình thành nhóm người chuyên sâu, am hiểu về pháp luật và việc diễn giải pháp luật của họ được xem xét như hoạt động nghề nghiệp Hoạt động của các thày cãi - luật sư được chấp nhận và uy tín của họ trong xã hội ngày càng được nâng cao.

- Cuốn sách “Business Development for Lawyers: Principles and Practice `5 (Phát triển kinh doanh cho luật su: Nguyên tắc và thực hành) của tác giả Laurie Young, do nhà xuất bản Ark Group ấn hành năm 2010, đề cập tới quản trị công ty luật bao gồm: trật tự quản lý, quản lý công ty luật về tài chính và kế toán trong đó phân tích lợi nhuận, tự quản, kế hoạch về thuế, hoặc các chính sách sáp nhập, mua bán của các công ty luật đa quốc gia và xuyên quốc gia.

Bên cạnh đó, trong cuỗn sách dày 85 trang, tác giả cũng cung cấp những số liệu thực tiễn về quản lý thương hiệu hay doanh thu trên cơ sở các bản báo cáo tài chính về lợi nhuận, về phân tích tài chính góp phần xây dựng nên một mô hình quản lý công ty luật một cách khoa học và hiệu quả Công trình nghiên cứu trên đây giúp đưa ra một hệ thống các vấn đề liên quan đến quản trị tài chính của công ty luật và những lời khuyên khả thi được đưa ra để xây dựng và phát triển kế hoạch kinh doanh tốt nhất của công ty luật Có thê nói, đây là một nguồn tài liệu có giá trị thực tiễn và công trình nghiên cứu này rất có giá trị tham khảo có thê hô trợ cho quá trình nghiên cứu của tác giả.

> Brundage, James A (2008), The Medieval of the Legal Profession: Canonists, Civilians, and Courts,University of Chicago Press

5 Laurie Young, Business Development for Lawyers: Principles and Practice, Ark Group, 2010

Trang 20

- Cuốn sách “Đạo đức & kỹ năng của luật sư trong nên kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ”” của GS.TS Lê Hồng Hạnh làm chủ biên, NXB Đại học sư phạm 2002, chứa đựng nhiều nội dung về hoạt động của luật sư, đặc điểm và phương thức dịch vụ luật sư, đặc biệt là các kỹ năng thực hành của cán bộ luật Nội dung chủ yếu được trình bày gồm: đánh giá khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam và xem xét những lĩnh vực cơ bản của pháp luật kinh tế; phân tích những kỹ năng pháp luật thực hành cần thiết như: kỹ năng tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, kỹ năng trọng tài, kỹ năng tranh tụng Những kỹ năng này rất cần thiết để cán bộ pháp luật hoạt động một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, đồng thời gợi mở những vấn đề thực tiễn Công trình này chủ yếu đề cập về kỹ năng của cán bộ pháp luật Trong những khía cạnh nhất định, những kỹ năng cũng gắn liền với tổ chức hành nghề luật sư, cũng như các luật sư.

- Tham luận “Vi tri, vai tro và đặc thù cua nghề luật su trong xã hội ”” của tác giả Nguyễn Tiến Lập trong Hội thảo về đạo đức nghề nghiệp luật sư do Bộ Tư pháp chủ trì, Hồ Chí Minh, 2001 Trong bài tham luận của mình, tác giả cho rằng lịch sử hình thành luật sư và nghề luật sư còn nhiều tranh cãi trên thế giới, nhưng xuất phát điểm của việc hình thành luật sư và nghề luật sư có căn nguyên sâu xa từ những áp bức và bat công trong xã hội.

Tương quan giữa nhà nước và người dân thực chất là các mối quan hệ không ngang bằng Nhà nước nam quyền lực cai trị nên vi lợi ích tồn tại của chính mình, có xu hướng bành trướng quyên lực, thậm chí lạm dụng luật pháp và có nhiều phương tiện thuận lợi dé thực hiện điều này Trong khi đó, người dân thường không có công cu nao khác ngoài sử dụng luật pháp và dựa vào pháp luật Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, khi các luật lệ ngày càng nhiều, ngày càng tinh vi và phức tạp thì đa số người dân ngày càng ít có điều kiện để am hiểu và sử dụng công cụ pháp luật Một loại hình nghề nghiệp mới đã

7 Lê Hồng Hạnh (chủ biên) (2002), Đạo đức & kỹ năng của luật sư trong nên kinh tế thị trường định hướng

Xã hội chủ nghĩa, NXB Dai học sư phạm

8 Nguyén Tién Lập (2001), Vi tri, vai tro và đặc thù cua nghé luật sư trong xã hội, Tham luận Hội thao vềđạo đức nghề nghiệp luật sư do Bộ Tư pháp chủ trì, Hồ Chí Minh

Trang 21

ra đời dé trợ giúp người dân giải quyết khó khăn này, đó là nghề luật sư, những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật.

- Bài báo “Một số vấn dé về nhu câu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động luật sư trong nên kinh tế thị trường”? của TS LS Phan Trung Hoài đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp lý số 02/2010 Luật sư Phan Trung Hoài có rất nhiều công trình nghiên cứu về tô chức hành nghề luật sư, từ các bài báo khoa học tới Luận án Tiến sĩ Luật học Trong bài nghiên cứu trên, tác giả xác định nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động của luật sư trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay cần được làm rõ về mặt cơ sở lý luận.

Vì thé, môi trường pháp lý cho hoạt động của luật sư vẫn còn bị hạn ché, chưa hoàn thiện và chưa tạo ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp ở nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế Một số ý kiến trong bài viết là những van dé mang tính gợi mở, cần được trao đổi rộng rãi trong giới

nghiên cứu khoa học pháp lý và những người lam công tác thực tiến.

- Bài báo “Tổ chức hoạt động luật sư ở Việt Nam quá trình hình thành và phát triển ”!? của TS Nguyễn Van Tuân, đăng trên tạp chí Dân chủ pháp luật -Số chuyên đề 75 năm ngành Tư pháp!! năm 2020, trình bày khái quát quá trình hình thành tổ chức và hoạt động của luật sư ở Việt Nam từ năm 1930 trở về trước người Pháp chiếm độc quyền nghé luật sư Với Sắc lệnh ngày 25/5/1930, thực dân Pháp mới tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn có người Việt Nam tham gia.

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, bộ máy tư pháp được tô chức lại Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày

10/10/1945 tổ chức đoàn thể luật sư.

Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 duy trì tổ chức luật sư cũ với một số

° Phan Trung Hoài (2010), Một số vấn đề về nhu cẩu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động luật sưtrong nên kinh tế thị trường, Tạp chí Khoa học Pháp lý, 02/2010

!9 Nguyễn Văn Tuân (2020), Bộ Tư Pháp, 7ổ chức hoạt động luật sư ở Việt Nam quá trình hình thành vàphát triển, Dân chủ pháp luật - Số chuyên đề 75 năm ngành Tư pháp

'l https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/70TuPhap VietNam/Pages/tu-lieu-nganh.aspx?ItemID=27 truy cập15/01/2022

Trang 22

điểm sửa đổi cho thích hợp với tình hình mới Ngoài ra, bằng Sắc lệnh số 217/SL ngày 22/1/1946 cho phép các thấm phán đệ nhị cấp (tỉnh và khu) có bằng luật khoa cử nhân được bồ nhiệm sau 19/8/1945, có thé ra làm luật sư mà không phải tập sự tại một Văn phòng luật sư.

Hiện nay, luật sư có thể tự mình thành lập Văn phòng luật sư của riêng mình, cùng với các luật sư khác thành lập Công ty luật hợp danh, công ty Luật TNHH Đây là những bước tiễn bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam về tổ chức hành nghề Luật sư.

Các công trình khoa học này là những tài liệu quý phục vụ cho việc nghiên cứu của tác giả luận án trong việc xác định giá trị “cốt 16i” của nghề luật trong lịch sử hình thành và phát triển qua các thời kỳ và trong điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của mỗi quốc gia

1.1.2 Các nghiên cứu lý luận về công ty luật hợp danh và pháp luật về công ty luật hợp danh

- Bài báo “The Impact of Partnership Law on the Legal Profession” '*

(Tác động của Luật hop danh đối với nghề luật) của tác gia Robert W Hillman (giáo sư Luật tại Đại học California, Hoa Kỳ), đăng trên tạp chí Fordham Law Review số 2/1998, trình bày nội dung công ty luật là phương tiện chính, thông qua đó các luật sư liên kết, tổng hợp chuyên môn và tài chính của họ, đồng thời tham gia vào thị trường cạnh tranh cao về dịch vụ pháp lý Hình thức liên kết được lựa chọn để tô chức hoạt động kinh doanh là công ty hợp danh Đến lượt mình, luật về hợp danh xác định mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ giữa những luật sư thành viên tham gia công ty Bài nghiên cứu tìm hiểu cách thức quy định, các mỗi quan hệ pháp lý, hình thành cấu trúc pháp lý và hoạt động của pháp luật đối với công ty luật hoạt động theo mô hình hợp danh.

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Robert W Hillman nhắn mạnh một thực tế rang bản chất của công ty luật hợp danh là những luật sư thực hiện dich vụ pháp ly dưới danh nghĩa cua công ty Do đó nhan sự của một công ty luật hop

!2 https://ir.lawnet.fordham.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=3508&context=flr truy cập 10/01/2022.

Trang 23

danh sẽ bao gồm các luật sư hợp danh và nhân viên của công ty Các nhân viên được thuê, thực hiện công việc dé nhận một mức lương cô định và trong một SỐ trường hợp, được nhận một phần nhỏ trong lợi nhuận của công ty Mối quan hệ của họ với công ty được xác định bởi hợp đồng, điều lệ và các luật khác liên quan đến lao động, việc làm.

Công trình nghiên cứu cho thấy các yếu tố câu thành một công ty luật hoạt động theo mô hình hợp danh Mặc dù nghiên cứu theo Luật hợp danh thống nhất và Luật hợp danh thống nhất sửa đôi của Hoa Ky năm 1997 (Uniform Partnership Act — UPA và Revised Uniform Partnership Act - RUPA), nhưng có những giá trị liên quan tới bản chất hợp danh của các luật sư trong một công ty luật.

- Bài báo “The Power of Law Firm Partnership” !3 (Sức mang của công ty

luật hop danh) cua tac gia Matthew S Winings — trường Luật, Dai hoc Indiana,đăng trên SSRN (Social Science Research Network — Mạng lưới nghiên cứu khoa học xã hội) vào tháng 5/2005, phân tích những ưu nhược điểm của loại hình hợp danh đối với các công ty luật.

Trong công trình này, tác giả đề cập một số quan điểm cho rằng mô hình hợp danh mà hau như tất cả các công ty luật hoạt động đã lỗi thời và không hiệu quả Để giảm bớt sự kém hiệu quả này, các nhà bình luận cho rằng các công ty luật có thể thu được lợi nhuận to lớn thông qua việc áp dụng mô hình quản lý công ty Các giải pháp được đề xuất yêu cầu các hãng luật hợp danh chuyên đổi hoạt động theo các mô hình quản trị hiện đại như các công ty kinh doanh.

Mặc dù về mặt lý thuyết, tác giả lập luận rằng việc chuyền đổi như vậy có thé khó khăn bởi vì các công ty luật chủ yếu dựa vào các luật sư giỏi, tài năng của mình và những luật sư này tạo ra một lượng doanh thu lớn và thu hút khách hàng dựa trên uy tín của ho Do đó, tác giả khang định những cố gắng trong chuyên đổi mô hình hoạt động, cơ cau quản lý của công ty luật còn nhiều khó khăn và quan trọng nhất cần phải được sự chấp thuận của chính những luật sư hợp danh trong công ty Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của quan hệ

!3 https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=713881 truy cập 06/02/2022

Trang 24

hợp danh đối với sự tồn tại và phát triển của công ty luật hợp danh cũng như những nguyên lý cơ bản nhất của một công ty luật hợp danh.

- Trong bài báo “The legal profession and the business of law” '* (nghề luật su và việc kinh doanh) của tác gia Joanne Bagust (Tiến sĩ, giảng viên của Khoa Kinh doanh và Luật, Trường Luật, Đại học Deakin, Úc) đăng trong tạp chí The Sydney law review tháng 3 năm 2012 Trong bài viết này, tác giả lập luận rằng trong thị trường dịch vụ pháp lý đã phát triển và có tính cạnh tranh cao, thay vì làm việc với tư cách là các chuyên gia độc lập, các luật sư nhận thấy mình cần phải liên kết với các luật sư trong những lĩnh vực pháp luật khác nhau một cách chuyên nghiệp hơn Dựa trên các cuộc phỏng van với luật sư của các công ty luật lớn tại Úc, tác giả cho răng các luật sư tại các công ty luật này vừa cân bằng giữa danh tiếng cá nhân với danh tiếng của công ty (hãng luật hợp danh) dé có thé thu hút khách hàng và tăng lợi nhuận Đây là một nghiên cứu làm rõ sự thay đôi giữa quan điểm về việc hành nghề tự do của luật sư và việc hợp tác trong một công ty luật.

- Bài viết ngắn “The Agony and the Ecstasy of Law Firm Partnership” lŠ của hai tác giả luật sư Joseph Altonji và luật sư Yvonne Nath trên website jdsupra.com trình bày về những ưu điểm va hạn chế của loại hình công ty luật hợp danh Hai luật sư sử dụng những từ ngữ đây tính sức mạnh (agony, ecstasy) để trình bày những suy nghĩ của mình về loại hình công ty luật hợp danh với việc phát triển về quy mô và quan hệ đối tác từ một vài luật sư đối tác đến hàng trăm, đặc biệt hàng nghìn luật sư cũng như nhân viên tại một số công ty luật toàn cầu Với quy mô đó, mọi thứ rõ ràng không hoạt động tốt Các công ty luật hợp danh không tránh khỏi những tác động và rủi ro của mối quan hệ đối tác hợp danh, một số đối tác không muốn tiếp tục gánh chịu rủi ro vốn có trong bản chất của quan hệ hợp danh Thành viên của các công ty luật hợp danh vừa phải chịu tác động của vấn dé đạo đức, vừa đóng vai trò là những doanh nhân và cũng phải giải quyét các vân đê của cuộc sông.

!# https://www.researchøate.net/publication/258630906 The Legal Profession and the Business of Lawtruy cap 15/02/2022

1 https://www.jdsupra.com/legalnews/the-agony-and-the-ecstasy-of-law-firm-24455/ truy cập 10/02/2022

Trang 25

Trước những thách thức va yêu cầu đó, hai tác giả đặt ra giả thuyết vì sao các luật sư đối tác muốn tiếp tục là đối tác hợp danh của nhau? Đó là vì bản chất của nghề luật cũng như những niềm tin mà luật sư có như việc bảo vệ công lý, lẽ phải, bảo vệ thân chủ Với tư cách hợp danh, các luật sư hoạt động tốt hơn cá nhân trong nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau Với những suy nghĩ của mình, hai luật sư đề cập tới bản chất nghề nghiệp đã giúp các luật sư có thể giảm bớt các hạn chế trong tổ chức và hoạt động của công ty luật hợp danh, ké cả với quy mô lớn như hiện nay.

- Luận án tiến sĩ “Công ty luật hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp ly theo pháp luật Việt Nam ”!5 của tác giả Đồng Thái Quang bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2019 Trong luận án của mình, tác giả đã xây dựng lý luận pháp luật về công ty hợp danh cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam Theo đó, pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm các nội dung chủ yếu sau: (i) Các quy định về ban chất pháp lý của công ty, (ii) Các quy định về thành lập va đăng ký hoạt động công ty Đây là quá trình khai sinh ra công ty, thông qua quá trình này, tư cách pháp lý của công ty được hình thành (iii) Các quy định về thành viên của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL, (iv) Các quy định pháp luật về cơ cấu tô chức, quản trị điều hành công ty Với yêu cầu của nguyên tắc tự do kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quan tri (nội bộ) công ty trước hết và chủ yếu thuộc quyền quyết định của chủ sở hữu công ty, (v) Các quy định về vốn của công ty

Nghiên cứu của tiến sĩ Đồng Thái Quang có phạm vi, góc độ tiếp cận chủ yếu liên quan tới công ty hợp danh nói chung và loại hình công ty này hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý Đây là một đề tài có liên quan trực tiếp tới đề tài của tác giả thực hiện Tuy nhiên tác giả có phạm vi nghiên cứu rộng hơn về công ty luật nói chung, chưa chuyên sâu về loại hình công ty luật hợp danh trước những thách thức mới của bối cảnh hội nhập.

16 Đồng Thái Quang (2019), Công ty luật hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo

pháp luật Việt Nam, Luận án Tiên sĩ, Đại học Luật Hà Nội

Trang 26

- Bài báo “Công ty luật hợp danh nhận điện và những yếu tô tác động ”!” của tác giả Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức đăng trên số 4/2018 Tạp chí Dân chủ và Pháp luật chỉ ra công ty luật hợp danh là một trong các tô chức hành nghề luật sư Công ty luật hợp danh góp phan thúc day phát triển kinh tế, day mạnh hiệu quả thị trường và tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư Bài viết đề cập một số van dé cơ bản về nhận diện công ty luật hợp danh và các yếu tô tác động đến sự tồn tại và phát triển bền vững của công ty trong nền kinh tế thị trường.

Trong bài báo, các tác giả chỉ ra các dau hiệu/đặc điểm nhận diện công ty luật hợp danh như công ty luật hợp danh có tư cách pháp nhân, thành viên công ty luật hợp danh phải là luật sư và không có thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới Đồng thời các tác giả cũng phân tích các yêu t6 ảnh hưởng tới hoạt động của công ty luật hợp danh.

Đây là một trong những nghiên cứu cơ bản, khái quát hóa các đặc điểm của công ty luật hợp danh Tác giả luận án sử dụng những kiến thức này trong chương một của luận án, xây dựng hệ thống lý luận cho đề tài nghiên cứu.

- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về công ty Luật ở Việt Nam ”!Š của tác giả Đậu Huy Giang, Khoa luật Dai hoc Quốc gia Hà Nội năm 2014 cũng đã đề cập tới khái niệm, nội dung cơ bản của pháp luật về công ty luật nói chung, trong đó có loại hình công ty luật hợp danh Theo tác gia Dau Huy Giang, pháp luật về công ty luật chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sư Luật Doanh nghiệp đưa ra khung pháp lý về các loại hình doanh nghiệp Luật Luật sư dựa trên Luật Doanh nghiệp, quy định những vấn đề riêng đặc thù cho nghề luật sư Pháp luật về công ty luật gồm những quy phạm gắn liền với tính chất hoạt động nghề nghiệp của luật sư là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình Những nhận định này có giá trị tham khảo đối với tác giả luận án trong quá trình xây dựng lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh.

! Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), Công ty luật hợp danh nhận diện và những yếu tô tác

động, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 4/2018

'8 Đậu Huy Giang (2014), Pháp luật về công ty Luật ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật Đạihọc Quốc gia Hà Nội.

Trang 27

Liên quan tới nội dung nghiên cứu pháp luật, đối với pháp luật về công ty hợp danh nói chung, có thé ké tên một số công trình như sau:

- Luận án tiễn sĩ “Pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam”? của tác giả Nguyễn Thị Huế, bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội năm 2012 Trong Luận án, tác giả đã phân tích và làm rõ nhiều vấn đề cốt yếu, xây dựng được một số khái niệm mới liên quan đến CTHD, phân tích kỹ lưỡng thực trạng pháp luật về CTHD, chỉ ra những khiếm khuyết của pháp luật Việt Nam và đưa ra được khá nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về CTHD ở Việt Nam Đây cũng là một nội dung có liên quan tới đề tài nghiên cứu của tác giả, giúp tác giả có thé khái quát pháp luật về công ty hợp danh nói chung, từ đó triển khai nghiên cứu pháp luật về công ty luật hợp danh.

- Chuyên đề nghiên cứu “Công ty hợp danh theo pháp luật một số nước trên thé giới” trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội "Xáy dựng nội dung học phan Pháp luật thương mai cua một số quốc gia trên thế giới" do TS Nguyễn Thị Dung làm chủ biên năm 2012 đã trình bày khái quát lịch sử mô hình hợp danh, cũng như các loại hình hợp danh trên thé giới, từ đó đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp dé bổ sung loại hình công ty hợp danh hữu hạn.

Theo các tác giả, sự ra đời của công ty hợp danh xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của đời sống xã hội Trong xã hội, khi việc sản xuất hàng hóa đã phát triển đến một mức độ nhất định, xuất hiện nhu cầu phải mở rộng việc kinh doanh và tăng cường vốn Bên cạnh đó, còn xuất hiện nhu cầu chia sẻ rủi ro trong kinh doanh cho những người khác Vì thế, trên cơ sở quen biết, tin tưởng nhau, các nhà kinh doanh đã liên kết với nhau dưới mô hình hợp danh.

Các tài liệu lịch sử đã cho thấy khái niệm hợp danh xuất hiện từ thời Babylone, Hi Lạp và La Mã cổ đại Những chỉ dẫn đầu tiên tới hình thức này là trong Bộ luật Hammurabi, khoảng 2300 năm trước công nguyên Người DoThái, vào khoảng những năm 2000 trước công nguyên đã hình thành thuật ngữ

!9 Nguyễn Thị Huế (2012), Pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Luật học, Học viện

Khoa học xã hội

Trang 28

shutolin (một dạng hợp danh phi thương mai) Sau này, những hợp danh mang tính chất thương mại của người Do Thái hình thành từ những đoàn hội buôn Khái niệm hợp danh theo đạo luật Justinian của Đề chế La mã cô đại vào thé ki VL xét về bản chất không có sự khác biệt so với khái niệm quy định trong pháp luật hiện đại Có lẽ vì xuất hiện từ lâu đời, lại có cung cách hoạt động đơn giản nên ngày nay, công ty hợp danh vẫn thé hiện vai trò không thé thiếu của nó trong nên kinh tế hiện dai, và đặc biệt phù hợp với các ngành nghề như Luật sư, Kiểm toán

- Ngoài ra, các giáo trình về Luật Tì hương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Công ty, Chủ thể kinh doanh của các trường đại học chuyên ngành Luật có đề cập tới pháp luật về công ty hợp danh nói chung Những giáo trình này đều phân tích một cách có hệ thống, cơ bản về các loại hình công ty, trong đó có trình bày về công ty hợp danh theo quan niệm thế giới và công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp hiện hành.

Theo đó, công ty hợp danh có một số đặc điểm sau: có các thành viên là cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới; các thành viên có quyền ngang nhau, không phụ thuộc vốn góp; các thành viên có thê hoạt động đại diện cho hãng hợp danh của mình theo Luật Doanh nghiệp, công ty hợp danh tại Việt Nam có thể bao gồm cả các thành viên góp vốn.

Ngoài những công trình kê trên, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác hoặc hệ thống luật lệ ở các quốc gia khác nhau về công ty luật, như Trung Quốc, Đức hay Hoa Kỳ) Đây là những quốc gia có hệ thống pháp luật về công ty luật, quản trị công ty phát triển hoặc có điều kiện kinh tế, xã hội gần với điều kiện của Việt Nam.

Việc tiếp cận ở mức độ khái quát hay cụ thé về công ty nói chung, công ty luật nói riêng dé đưa ra những đánh giá khoa học về lý luận cũng như bài học kinh nghiệm thực tiễn áp dụng ở mức độ cao hơn luôn là một mục tiêu phát triển của hệ thống pháp luật công ty luật của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam.

Trang 29

1.2 Các công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi

hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập trên thế giới và Việt Nam

- Cuốn sách “Fundamentals of Law Office Management: Systems, Procedures and Ethics "2? (Nên tang của quan trị công ty luật: cơ chế, thủ tục va đạo đức) tai bản lần thứ 4 của tác giả Pamela Everett-Nollkamper, NXB Cengage Learning 2003 Theo các tác giả, điều hành một công ty luật cần kết hợp hai tuyến: Tuyến hành chính bao gồm quản trị tài chính, quản trị văn phòng và tuyến quản tri bao gom quan tri cộng sự, quan tri khách hang, quan tri tiép thi, quan tri nhân sự Theo tác gia, phân loại mô hình quan tri công ty luật thành chuyên quyền (autocratic) và dân chủ (democratic) và mô hình hỗn hợp Mô hình quản trị dân chủ được chia thành hai loại: Mô hình dân chủ theo đó tat cả luật su cộng sự tham gia biéu quyết quyết định van dé và mô hình dan chủ theo đó chỉ có những người chủ của công ty biéu quyết quyết định công việc của công ty Mô hình hỗn hợp kết hợp giữa mô hình chuyên quyền và mô hình dân chủ Theo đó, có những van dé của công ty sẽ do chủ công ty quyết định và có những vấn đề do các luật sư cộng sự cùng tham gia quyết định

- Cuốn sách “Show Me The Math: The importance of cost estimates when engaging a law firm’?! (Cho tôi bài toán: Tam quan trọng của ước tinh chi phí khi tham gia vào một công ty luật) của tac giả Richard Brzakala, xuất bản năm 2021 của Nhà xuất bản Globe Law and Business Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thị trường dịch vụ pháp lý cũng cạnh tranh không chỉ trên phạm vi quốc gia mà còn trên quy mô toàn cầu Các công ty tư vẫn mới khi tham gia thị trường dịch vụ đặc biệt này đối mặt với nhiều van dé từ quản tri, sức ép cạnh tranh Mặc dù được coi là kinh doanh trên cơ sở tri thức (based on knowledge) nhưng những công ty luật mới vẫn phải giải được bài toán chi phí dé có thé tồn tại Ngoài ra, đối với các công ty luật hợp danh, còn bị áp lực từ phía các thành viên, từ đó phải tìm

?9 Everett-Nollkamper, Pamela (2008), Fundamentals of Law Office Management: Systems, Procedures andEthics, West Legal Studies Series (4th ed.)

?!Richard Brzakala (2021), Show Me The Math: The importance of cost estimates when engaging a lawfirm”, Globe Law and Business.

Trang 30

kiếm sự hợp nhất và hợp tác mới trên thị trường như là một trong những biện pháp cắt giảm chi phí pháp lý và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Theo tác giả cuốn sách, dé đảm bảo được các yếu tố đó, các công ty luật cần áp dụng nguyên tac Ba vấn dé pháp lý (Dimensional Legal Thinking - DLT) liên quan đến việc một hoạt động kinh doanh dịch vụ pháp lý thành công hay không, bắt nguồn từ việc đơn giản phục vụ và tư van cho khách hàng trong các giao dịch mà khách hàng chỉ định cho mình Nếu so sánh với cách làm việc truyền thống và phương pháp tư van chăm sóc khách hàng mới, các công ty luật mới có thé nhận ra nhiều khác biệt đáng ké Từ những lập luận này, tác giả trình bày quy định pháp luật cũng như việc áp dụng trên thực tế cũng như chỉ phí có liên quan tới việc thành lập một công ty luật, trong đó có loại hình công ty luậthợp danh.

- Luận án tiễn sỹ luật học “Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam ”22 của tác giả Nguyễn Văn Bốn, Học viện Khoa học xã hội 2019 đã tiếp cận về quản trị công ty và quản trị công ty luật trên phương diện lý luận và thực tiễn các quy định pháp luật về quản trị công ty luật, trong đó tác giả đã gắn liền với van đề hành nghề luật sư và tô chức hành nghề luật sư dưới hình thức công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH Nội dung chủ yếu của luận án này, tác giả đã đề cập đến các vấn đề như: đánh giá khái quát và hệ thống các quan điểm của các chuyên gia trong và ngoài nước về quản trị công ty, từ đó tác giả đưa ra khái niệm về quản trị công ty; phân tích những nguyên tắc trong quản trị công ty như: chuyên môn hóa/phân công hóa lao động; quản trị doanh nghiệp khó có thé thực hiện được nếu không tạo được uy tín lãnh đạo và trách nhiệm giải trình; quản trị doanh nghiệp gắn liền với nguyên tắc kỷ luật; Thống nhất về mệnh lệnh; thống nhất về đường lối; lợi ích chung cần đặt lên trên hết; thù lao; tập trung hóa; lãnh đạo; trật tự; sự công băng và công lý nên thấm nhuan vào tư tưởng của tô chức, cả trong nguyên tắc lẫn hành động; ôn định về thâm niên nhiệm vu; sáng kiến và tinh thần đoàn kết.

22 Nguyễn Văn Bốn (2019), Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiễn sỹ luật học, Học

viện Khoa học xã hội.

Trang 31

Những nguyên tắc này theo tác gia là cần thiết cho quản trị công ty nói chung va quan tri công ty luật theo pháp luật trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh đó, tác gia còn phân tích và đưa ra các đặc trưng của hoạt động hành nghề luật sư bao gồm: dịch vụ của luật sư hướng tới việc bảo vệ công lý trong từng vụ việc cụ thể; nghề luật sư không phụ thuộc nhiều vào vốn mà phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề của luật sư; luật sư hoạt động độc lập hoặc liên kết với nhau theo những hình thức tô chức luật định; luật sư hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm cá nhân ngay cả khi tham gia dưới những tô chức hành nghề.

- Luận văn thạc sĩ Luật “Công ty luật hợp danh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thanh pho Hô Chi Minh” của tác giả Nguyễn Minh Đức, Học viện Khoa học xã hội năm 2018, đã chỉ ra sự tương đồng, khác biệt giữa công ty luật hợp danh với các t6 chức hành nghé luật sư khác Công ty luật hợp danh là một dạng liên kết mang bản chất đối nhân giữa các luật sư, các luật sư thành viên hợp danh trong công ty chiu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty luật hợp danh Công ty luật hợp danh là công ty trong đó có ít nhất hai luật sư thành

lập cùng nhau quan lý và cùng chia sẻ lợi nhuận lẫn rủi ro Ngoài ra, luận văn

thạc sĩ còn phân tích các quan hệ pháp luật về tổ chức của công ty luật hợp danh phat sinh trong các giai đoạn: (1) gia nhập thị trường; (1) giai đoạn quản trịdoanh nghiệp hay còn gọi là giai đoạn hoạt động của công ty luật hợp danh, trong đó pháp luật chỉ quy định ràng buộc mang tính nguyên tắc, và dành cho các chủ sở hữu loại hình này quyền chủ động quyết định trong việc điều hành quản lý công ty;(11) giai đoạn rút lui khỏi thị trường của công ty luật hợp danh nếu không rơi vào tình trạng phá sản hoặc giải thể bắt buộc bên cạnh đó, tác giả này đã có những phân tích thực trạng các văn bản pháp luật, các quy định có liên quan đến công ty luật hợp danh theo nhiều khía cạnh khác nhau Có thể nói, nội dung của luận văn đã trình bày về lý luận của công ty hợp danh nói chung và công ty luật hợp danh nói riêng, đây là công trình của chính tác giả luận án, những nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ được phát triển, hoàn thiện tại Luận an tiên sĩ của tác giả.

23 Nguyễn Minh Đức (2018), Công ty luật hợp danh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành pho Hồ Chí

Minh, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Khoa học xã hội

Trang 32

- Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về hành nghề luật su ở Việt Nam’?4 của tác giả Hoàng Thị Anh Thư, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2019 cũng đã có những phân tích về thực trạng pháp luật Việt Nam về hành nghề luật sư, trong đó có dé cập tới các quy định về tổ chức và hoạt động của công ty luật hợp danh Các quy định này được nghiên cứu, phân tích, chỉ ra những điểm đạt được, hạn chế tại Chương 2 — Thực trạng pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam trong luận văn Những phân tích này giúp tác giả luận án tiếp cận thực tiễn pháp luật có sự so sánh, đối chiếu với những nghiên cứu của mình.

- Bài báo “Quản trị nội bộ công ty luật họp danh — Góc nhìn từ thực tiễn “2” của tác giả Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức đăng trên Số chuyên đề 2, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật, năm 2018 đề cập tới quản tri công ty luật

từ những quy định pháp luật tới thực tiễn thi hành tại Việt Nam Trong nghiên

cứu này, các tác giả trình bày nhận điện quản trị công ty luật hợp danh bao gồm các dau hiệu: chủ thé quản trị là các luật sư; cơ chế phân chia quyền lực; nguồn lực để chủ thể quản trị khai thác và vận dụng trong quá trình quản trị Từ đó nêu các hạn chế, bất cập trong quản trị công ty luật hợp danh, như hạn chế về cơ chế “bình quyền” giữa các luật sư thành viên công ty luật hợp danh; hạn chế về yêu cầu được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của công ty luật; hạn chế về van dé thừa ké trong công ty luật hợp danh.

Đây là những nội dung rất cụ thể, phân tích thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về tổ chức, quan lý công ty luật hợp danh ở Việt Nam hiện nay Tác giả luận án kế thừa và phân tích rõ nét hơn những nội dung này trong luận án tiến sĩ của minh.

Đối với phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty luật hợp danh, UN và WTO đã ban hành các tài liệu giúp cho việc phân loại các dịch vụ pháp lý này, cũng như việc đàm phán nhằm mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý của các quôc gia trong bôi cảnh hội nhập Có thê kê tới một sô tài liệu như sau:

24 Hoàng Thị Anh Thư (2019), Ph/dp luật vé hành nghệ luật sư ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, KhoaLuật, Đại học Quốc gia Hà Nội

25 Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), Quản tri nội bộ công ty luật hợp danh — Góc nhìn từ thực

tién, Tạp chi Dân Chủ và Pháp Luật, Số chuyên đề 02/2018

Trang 33

- Liên hợp quốc ban hành tài liệu “Central Product Classification” (Hệ thống phân loại dịch sản phẩm trung ương)?5 Đây là một trong những hệ thống phân loại mà WTO, cũng như các quốc gia sử dụng để đàm phán các hiệp định thương mại tự do, FTA thế hệ mới như BTA Việt Nam — Hoa Kỳ, EV FTA đó là hệ thống phân loại sản phẩm trung ương (CPC) của Liên Hiệp Quốc.

Hệ thống phân loại sản phẩm trung ương CPC của Liên Hiệp Quốc đã được sửa đổi 3 lần ké từ phiên bản tạm thời năm 1991 Phiên bản mới nhất hiện nay được đưa ra vào tháng 12/2008 — CPC 2.0, giữ lại phần lớn các yếu tổ nhưng có thay đôi về mã của dịch vụ pháp lý và việc giải thích đơn giản hơn.

Theo đó, dịch vụ Pháp lý có mã 861 va được phân tiếp thành các tiêu ngành dịch vụ như dịch vụ đại diện, dịch vụ tư vấn Trong phân loại CPC 2.0 dịch vụ pháp lý đã được liệt kê trong mã 821 Lần đầu tiên trong việc phân loại các dịch vụ pháp lý CPC 2.0 đã chỉ ra rõ ràng dịch vụ tư vấn và đại diện về luật quốc tế (mã 8212) Thêm vào đó, CPC 2.0 đã đề cập đến các dịch vụ về bằng sáng chế và quyền tác giả như những hoạt động thuộc dịch vụ chứng nhận và chứng từ pháp lý 8213, CPC 2.0 cũng đã bổ sung dịch vụ trọng tài và hòa giải như là một phân loại của dịch vụ pháp lý, không liên quan tới các dịch vụ tư vấn quản lý như CPC prov Việc phân loại dịch vụ pháp lý thành các dịch vụ nhỏ như vậy giúp các quốc gia có thé đưa ra cam kết mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý Mặc dù vậy, việc phân loại theo CPC bị đánh giá là không phản anh đúng

thực tiễn thương mại dịch vụ pháp lý.

- WTO ban hành tài liệu có mã số M7N.GNS/W//120? xây dựng dịch vu pháp lý theo hệ thống phân loại sản phẩm trung ương của Liên Hiệp Quốc Trong quá trình xây dựng cam kết theo GATS, Năm 2002, Australia đã đưa ra đề xuất cách phân loại khác thích hợp hơn trong việc mô tả các mức độ mở cửa thị

Trang 34

trường khác nhau trong dịch vụ pháp lý, được dé cập trong tài liệu S/CSC/W/32,

Negotiating Proposal: Legal Services Classification Supplemeni?Š.

Theo cách phân loại này, các nước khi gia nhập WTO sẽ cam kết hạn chế hoặc mở rộng việc cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan tới luật của nước tiếp nhận dịch vụ, luật của nước cung cấp dịch vụ, luật của nước thứ ba hoặc luật quốc tế Cách phân loại này đã được WTO đưa ra trong tài liệu S/CSC/W/462, Joint Statement on Legal Services, về tuyên bố chung về dich vụ pháp lý vào nam 2005 Trong tuyên bố chung này, cũng đã đưa ra khái niệm rộng về dich vu pháp lý bao gôm: Dịch vụ tư vấn pháp luật (legal advisory services); Dich vu đại diện (legal representational services); Dịch vụ trọng tài và hòa giải (arbitration and conciliation/mediation services) và Dịch vụ tư van, chứng từ pháp lý và chứng thực được thực hiện bởi các nhà cũng cấp dịch vụ được ủy

thác bởi các chức năng công, như dịch vụ công chứng.

Thực tế cho thấy trong quá trình gia nhập WTO, chỉ có 13 thành viên sử dụng phân loại dịch vụ pháp lý theo CPC prov 861 mà không có bat kỳ sửa đổi nao (trong đó có Việt Nam) và khoảng 60 thành viên đã thay thé bang cách phân

loại như trên theo tài liệu S/C/W/3189

Như vậy, có thé thấy, việc phân loại dịch vụ pháp ly đã dién ra trong thời gian dai và Luật Luật sư Việt Nam khi liệt kê các phân ngành của dịch vụ pháplý cũng sử dụng những cách phân loại như trên.

1.3 Các công trình nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật, cơ chế đảm bảo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Thực tế hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung này, tuy nhiên có một số công trình đã trình bày về những giải pháp có liên quan, có

Trang 35

giá trị tham khảo đối với hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt Nam hiện nay Có thể liệt kê các công trình sau:

- Luận án tiến sĩ Luật học “Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam”! của tác giả Nguyễn Vinh Hưng, Khoa Luật, Dai học Quốc gia Hà Nội năm 2014 có trình bày các giải pháp về loại hình công ty hợp vốn đơn giản Trong luận án, tác giả Vinh Hưng trình bày giải pháp tách mô hình công ty hợp danh truyền thống (chỉ có thành viên hợp danh) với mô hình công ty hợp vốn đơn giản (có các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn) trong Luật Doanh nghiệp hiện hành Đây cũng là những giải pháp có thé áp dụng đối với việc hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh.

- Bai báo “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty luật

”32 của tác giả Nguyễn Minh Đức đăng trên Tạp

hợp danh ở Việt Nam hiện nay

chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2021 đã đưa ra một số giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt Nam Các giải pháp được đưa ra trong bài báo bao gồm: nhóm giải pháp đơn giản hóa điều kiện thành lập công ty luật hợp danh, tác giả đề xuất bãi bỏ quy định luật sư phải hành nghề liên tục hai năm, chuyên sinh hoạt Đoàn luật sư và các giấy tờ chứng minh trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư ; nhóm giải pháp hoàn thiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư trong công ty luật hợp danh; nhóm giải pháp b6 sung loại hình công ty hợp danh hữu hạn trong Luật Doanh nghiệp và các quy định về giám sát hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam Những giải pháp trên được tác giả xây dựng và hoàn thiện trong luận án tiến sĩ của mình.

- Bài báo “Pháp luật về hành nghề của Luật su nước ngoài tại Việt Nam ”33 của tác giả Nguyễn Minh Đức, đăng trên Tạp chí Luật học số 12/2021 Bài báo trình bày quy định tô chức hành nghé luật sư nước ngoài được thành lập

3'Nguyễn Vinh Hưng (2014), Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp von đơn giản ở Việt Nam, Luận ántiễn sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

32 Nguyễn Minh Đức (2021), Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty luật hợp danh ở ViệtNam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2021

33 Nguyễn Minh Đức (2021), Pháp luật về hành nghề của Luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Luậthọc, số 12/2021

Trang 36

công ty luật hop danh giữa tô chức hành nghé luật sư nước ngoài va công ty luật hợp danh Việt Nam chưa có cơ chế thực hiện Trên thực tế, từ khi Luật Luật sư có hiệu lực, chưa có một công ty luật hợp danh giữa công ty luật hợp danh Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoai nao được thành lập tại Việt Nam Điều này chứng tỏ việc mở rộng hình thức tổ chức hành nghề càng tăng thêm khả năng lựa chọn nhưng chỉ hình thức nào phù hợp, phổ biến, dé thành lập va quản lí thì mới trở thành ưu tiên lựa chọn của tô chức luật sư nước ngoài Từ đó bài báo đề xuất cần bổ sung loại hình công ty hợp danh hữu hạn trong Luật Doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cau thực tế của công ty luật hợp danh nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.

2 Đánh giá các công trình liên quan tới đề tài và định hướng nghiên cứu của luận án

2.1 Đánh giá tông quan tình hình nghiên cứu

Tiếp cận những công trình khoa học nêu trên có thé nhận thấy rang: dù nghiên cứu ở phương diện, phương pháp và với mục đích khác nhau thì các công trình của các tác giả đều đưa ra nhận diện về mô hình công ty nói chung trong đó có vẫn đề về công ty luật hợp danh nói riêng.

Day là những tài liệu có giá tri, phục vu cho việc tiếp tục nghiên cứu của tác giả trong đề tài Tuy nhiên, các công trình khoa học nảy chủ yếu tiếp cận về theo phương diện rộng mà chưa nghiên cứu, đánh giá về cụ thé về công ty luật, công ty luật hợp danh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế một cách toàn diện, đầy đủ ở mức độ chuyên sâu trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Từ việc tiếp cận các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về công ty luật, cho thấy các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tập trung ở những nội dung cơ bản sau:

(i) Thứ nhất, về lý luận.

Các công trình, bài viết nghiên cứu nêu trên đã làm rõ được một số khái niệm cần thiết như: khái niệm về luật sư, nghề luật sư, hành nghề luật sư, các đặc điêm va vai trò của luật sư, tô chức luật su với nhiêu góc độ pháp lý khác nhau

Trang 37

theo thông lệ quốc tế, đã xác định tính đa dạng và phong phú của hoạt động hành nghề luật sư Đây là nội dung cực kỳ quan trọng dé trên cơ sở đó, Luận án giải quyết các van dé tiếp theo liên quan tới t6 chức hành nghé luật sư theo mô hình công ty hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

(ii) Thứ hai, về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành.

Dù có những khác biệt về kinh tế, chính trị, quan điểm pháp lý ở các quốc gia, nhưng đều thống nhất về bản chất pháp lý của công ty luật Công ty luật là một mô hình công ty trong hệ thống các công ty theo quy định của hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia Đối với công ty luật Việt Nam hiện nay được tô chức

theo mô hình công luật TNHH và công ty luật hợp danh Mỗi một loại hình công

ty tùy thuộc vào sở hữu, cấu trúc vốn hay phân chia lợi ích, không đồng nhất với nhau, có cái chung và có cái mang tính đặc thù phù hợp với quản lý và điều hành của công ty.

Các công trình nghiên cứu trong nước, dưới góc độ luật học đã phần nào mô tả được khung pháp luật về tô chức hành nghề luật sư ở Việt Nam nói chung, pháp luật về công ty luật hợp danh nói riêng hiện nay và chỉ ra được những bất cập cần khắc phục cũng như đưa ra một số giải pháp dé hoàn thiện những bat cập đó Có thé nói, đây là một trong những kết quả quan trọng mà Luận án có thé kế thừa, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cụ thể trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà luận an đặt ra.

(iii) Thứ ba, về hoàn thiện pháp luật

Mặc dù các công trình nghiên cứu có đề cập tới hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh gần đây đã có các đề xuất hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đã công bồ thường trong phạm vi hẹp về từng nội dung nhỏ của pháp luật về công ty luật hợp danh như giải pháp hoàn thiện pháp luật về thành lập, tô chức hoạt động: thực trạng quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh trong công ty luật hợp danh

Đây là các kết quả quan trọng, dé tác giả luận án có thé kế thừa, phát triển và hoàn thiện trong chương 3 của luận an.

Trang 38

(iv) Thứ tư, về phương pháp nghiên cứu

Qua tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả rút ra được những phương pháp nghiên cứu chính mà các công trình đã sử dung dé đưa đưa ra kết quả nghiên cứu; bao gồm:

Một là, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Các tác giả sử dụng phương pháp luận này dé giải mã khái niệm, nguồn gốc, bản chất của sự vật, hiện tượng Luận giải mỗi quan hệ tương thích lẫn nhau giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác Nghiên cứu, xem xét quá trình ra doi, hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng dé phan tich, danh gia.

Hai là, phương pháp nghiên cứu hệ thống, liên ngành.

Nghiên cứu pháp luật về công ty luật hợp danh được các nhà nghiên cứu nghiên cứu có hệ thống, theo trật tự logic đi từ việc giải quyết những van dé ly luận đến đánh giá, phân tích thực tiễn thực hiện trên thực tế Các phát hiện đưa ra đều được luận giải cơ sở khoa học và có minh chứng băng ví dụ thực tế (minh chứng thực định) Mặt khác, chủ đề này được tiếp cận, xem xét từ các góc độ đa chiều cạnh từ kinh tế - xã hội, pháp lý, thương mại Sự nghiên cứu liên ngành, đa chiều cạnh giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, nhận diện van đề rõ ràng, toàn diện, cụ thé và đầy đủ hơn.

Ba là, phương pháp phân tích, lập luận logics.

Đây là phương pháp phổ biến, cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu Những kết quả, phát hiện trong các công trình liên quan đến dé tài được công bố được rút ra từ sự phân tích, lập luận chặt chẽ, có cơ sở khoa học với những ví dụ, số liệu minh chứng thực tế mang tính thuyết phục.

Những phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố được tác giả tiếp thu, kế thừa và sử dụng trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành bản luận án tiến sĩ của mình.

2.2 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

Xuất phát từ các đánh giá nêu trên, luận án tiếp tục nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau đây:

Trang 39

Thứ nhất, luận án đưa ra quan điểm cụ thé về pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Ở đây, có thể thấy rõ, mặc dù nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam chưa thương mại hóa dịch vụ pháp lý, còn nhiều hạn chế trong việc thừa nhận tính thị trường của dịch vụ pháp lý Tuy nhiên, dịch vụ pháp lý đã, đang và sẽ được đặt ra trong các phiên đàm phán về mở cửa thị trường trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương Điều đó cho thấy, tính thương mại đòi hỏi mở cửa thị trường pháp ly dé các nhà dau tư nước ngoài được đầu tư vào các công ty luật.

Thứ hai, luận án phân tích vai trò và ưu thé của công ty luật hợp danh cung cấp dịch vụ pháp lý so với các mô hình tổ chức hành nghé luật sư khác.

Cùng với nhu cầu khách quan của các luật sư, bên cạnh cạnh tranh, hợp tác cũng là xu thế tất yếu, đặc biệt việc liên kết theo xu hướng chuyên môn hóa về lĩnh vực ngành nghề Luật sư chuyên về đầu tư, kinh doanh hợp danh với luật sư chuyên về dân sự, hình sự, tranh tụng Điều này được lý giải do các lĩnh vực pháp luật khác nhau với số lượng các quy định pháp luật cụ thể không lồ khiến cho một luật sư không thể đủ khả năng cung cấp tất cả dịch vụ pháp lý trong mọi lĩnh vực mà khách hàng có nhu cầu Vì vậy, các luật sư phải liên kết, hỗ trợ nhau nhằm đáp ứng nhu cau của khách hàng một cách tốt nhất.

Loại hình công ty luật hợp danh phù hợp với yêu cầu trên khi các thành viên — luật sư hợp danh có thê phát huy được uy tín cá nhân, đồng thời phát triển hãng luật hợp danh của mình và cộng sự Thêm vào đó, mô hình công ty luật hợp danh cũng tạo điều kiện cho các luật sư hợp danh có thê hoạt động tự do Đây là một trong các điểm đặc thù trong quá trình xử lý công việc của các luật sư.

Thứ ba, luận án phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế Dé đảm bảo nội dung chuyên sâu của dé tài nghiên cứu và phù hợp với yêu cau, nội dung nghiên cứu của luận án được giới hạn ở những quy định pháp luật về công ty luật hợp danh và việc thực hiện những quy định này trên thực tế Các quy định về gia nhập thị trường kinh doanh dịch vụ pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài được nghiên cứu tham khảo, so sánh về bôi cảnh hội nhập quôc tê.

Trang 40

Thi tr, Luận án nghiên cứu, dé xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập.

Trên cơ sở kế thừa một số quan điểm và phát triển, phân tích các quan điểm ấy, luận án phân tích các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh theo các hướng: (i) hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh ở Việt Nam phải đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế và tham gia tiến trình toàn cầu hóa; (ii) hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh phải căn cứ vào nhu cầu thực tiễn ở Việt Nam; (iii) hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của bản chất loại hình hợp danh, quản trị công ty luật

3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.1 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Luận án sử dụng các lý thuyết sau

(i) Học thuyết K Marx - Lennin về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là hệ thong các tri thức lý luận về thực hiện pháp luật.

Theo lý thuyết này, mọi hoạt động trong xã hội nói chung và xử lý gian lận xuất xứ hàng hóa nói riêng của bất cứ tổ chức, cơ quan, người dân nào đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật Đề cao vai trò quản lý của nhà nước thông qua biện pháp quản lý xã hội bằng pháp luật Lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật; dam bảo thực hiện tốt, hiệu quả nguyên tắc “Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.

Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế trong điều kiện hội nhập, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam Có nghĩa là luận án quán triệt, bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng nhà nước, pháp quyền XHCN; xây dựng hệ thông pháp luật hoàn chỉnh, khả thi góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội, của người dân và thúc đầy hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan