TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT QUOC TẾ
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ASEAN (ATISA)
CƠ HOI VÀ THÁCH THỨC DOI VỚI VIỆT NAM
Hà Nội, Ngày 27 thang 10 năm 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT QUOC TE
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ASEAN (ATISA)
CƠ HOI VÀ THACH THỨC DOI VỚI VIỆT NAM
Hà Nội, Ngày 27 tháng I0 năm 2022
Trang 3CHƯƠNG TRINH HỘI THẢO CAP KHOA
“HIỆP ĐỊNH THUONG MẠI DỊCH VU ASEAN (ATISA)-— CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐÓI VỚI VIỆT NAM”
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2022
- Thời gian: 8h00 - 11h30 ngày 27 thang 10 năm 2022
- Hình thức: Trực tiếp kết hợp trực tuyến
8h00-8h20 | Đón tiếp đại biểu, phát tài liệu Ban Tổ chức 8h20-8h25 | Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, Ban Tổ chức 8h25-8h30 | Phát biểu khai mạc Hội thảo TS Trần Minh Ngọc
8h30-8h45 Tham luận 1: 7ổng quan vé Hiệp định thương mại tm, laciea Nội
dich vu ASEAN (ATISA) ea lâu phông,Lê Thị Mai "
HV cao học K29 ngành Luật quốc tê
Tham luận 2: Các cam kết về mở cửa thị trường
-8h45-9h00 theo quy định của Hiệp định thương mại dịch vụ ThS NCS Nguyễn Hữu HoangASEAN (ATISA), cơ hội và thách thức doi với Việt Học viện Toà an
Tham luận 3: Các các cam kêt về mình bạch, hợp TS Trần Anh Tuấn
9h00-9h15 tác, bảo đảm cạnh tranh, tự do thanh toán theo quy Bộ Te phấpđịnh của ATISA: cơ hội và những thách thức doi "
voi Viét Nam.9h15-9h45 Thao luan9h45-10h00 | Giải lao
Tham luận 4: Các frường hợp ngoại lệ theo quy
10h00-10h15 | định cua Hiệp định thương mai dịch vu ASEAN ThS NCS Tào Thị Huệ Trường Đại học Luật Hà Nội(ATISA)
Tham luận 5: Các cam kết về dịch vụ tài chính theo
-10h15-10h30 Phụ lục về dịch vụ tài chính của Hiệp định thương ThS Nguyễn Thị Khánh
mai dich vụ ASEAN (ATISA), cơ hội và thách thức Trường Đại học Kiêm sát
đối với Việt Nam.
Tham luận 6: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm 10h30-10h45 | đáp ứng các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định
thương mại dịch vu ASEAN (ATISA).
Trang 4MỤC LỤC
Tổng quan về Hiệp định thương mại địch vụ ASEAN (ATISA)
1S Nguyễn Quỳnh Anh
Khoa PLOT, Trường ĐH Luật HN
Nguyễn Thị Mai Học viên cao học K29 ngành Luật Quốc té
Truong DH Luật HN
Cac nghia vu co ban theo quy dinh cua Hiép dinh thuong mai dich vu
ASEAN (ATISA) - Cơ hội va thách thức đôi với Việt Nam
ThS Nguyễn Thuy Dương
Khoa PLOT, Trường ĐH Luật Ha Nội
Tran Nguyễn Ngọc Anh
Sinh viên K45 — Trường Đại học Luật Hà Nội
Các cam kết về mở cửa thị trường theo quy định của Hiệp định thương
mại dịch vụ ASEAN (ATISA), cơ hội và thách thức đôi với Việt Nam
ThS NCS Nguyễn Hữu Hoàng
Phòng Nghiên cứu khoa học Toà án, Học viện Toà an
Các các cam kết về minh bạch, hợp tác, bảo đảm cạnh tranh theo quy
định của ATISA: Cơ hội và những thách thức đôi với Việt Nam
1S Trần Anh Tuấn Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp Di chuyển của cá nhân cung cấp dịch vụ theo quy định về hiện diện
thê nhân và công nhận lân nhau trong khuôn khô ATISA.
TS Bùi Thị Ngọc LanKhoa PLOT, Trường ĐH Luật HN
Nguyễn Quang Minh
Văn phòng Luật su Elite Law Firm
Cac trường hợp ngoại lệ theo quy định của Hiệp định thương mại dich
Trang 5Các cam kết về dịch vụ tài chính theo phụ lục về dich vụ tài chính của
Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA)
ThS Nguyễn Thi Khánh Khoa PL Quốc tế, Trường Đại học Kiểm sát Các cam kết về dịch vụ viễn thông theo phụ lục về dịch vụ viễn thông
của Hiệp định thương mai dịch vụ ASEAN (ATISA), cơ hội và thách
thức đôi với Việt Nam
TS Vũ Ngọc Duong
Khoa PL Quốc tế, Trường ĐH Luật Hà Nội Nguyễn Phương Anh
Chi nhánh Công ty Luật TNHH KPMG tại Ha Nội
Các cam kết về dịch vụ phụ trợ vận tải hàng không theo phụ lục về dịch
vụ Phụ trợ vận tải hàng không của Hiệp định thương mại dịch vụASEAN (ATISA), cơ hội và thách thức đôi với Việt Nam
ThS Nguyễn Đức Anh Học viện Ngoại giao Hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm đáp ứng những cam kết trong
khuôn khô Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA)
ThS Tran Thu Yén
Khoa Pháp luật TMOT, Trường Đại học Luật Ha Nội
139
Trang 6TONG QUAN VE HIỆP ĐỊNH THUONG MẠI DỊCH VU ASEAN (ATISA) TS Nguyễn Quỳnh Anh! CN Lê Thị Mai? Tóm tắt: Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) được ký kết trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và thách thức Tuy nhiên, với việc ra đời ATISA, ASEAN đã cho thấy quyết tâm theo đuổi chủ nghĩa tự do thương mại cũng như thể hiện vai trò trung tâm của mình trong việc tạo lập một khu vực thương mai tự do và hội nhập kinh tế khu vue Hiệp định ATISA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa thương mại dịch vụ trong khu vực và nắng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vu trong ASEAN, mang lại lợi ích không nhỏ cho tất cả các nước thành viên Đối với Việt Nam, hiệp định này chứa đựng khá nhiễu cơ hội về thương mại dịch vụ can được tận dụng nhưng cũng không ít thách thức cần phải vượt qua Bài viết dưới đây sẽ phân tích bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản của ATISA, đặc biệt làm rõ sự khác biệt va tiễn bộ hơn so với những quy định của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) Từ đó,
chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc thực thi ATISA của Việt Nam.Từ khóa: ASEAN, ATISA; thương mại dịch vụ, cơ hội; thách thức 1 Dẫn nhập
Cách đây 10 năm, vào ngày 02/4/2012, tại Hội nghị Hội đồng Kinh tế ASEAN (AEC Council) đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng một thỏa thuận mới, thống nhất, nâng cấp và thay thế AFAS Tại Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 44 ngày 28/8/2012, các nguyên tắc và mục tiêu của ATISA đã được thống nhất Đến Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 48 ngày 03/8/2016, các bên thống nhất cân nhắc cách tiếp cận kiểu “chọn-bỏ” cho ATISA ATISA hoàn tất đàm phán và văn kiện Hiệp định được ký kết ngày 23/4/2019 bởi các Bộ trưởng Kinh tế của 7 nước thành viên ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM Retreat) lần thứ 25 Sau đó, ATISA đã lần lượt được ký kết bởi Myanmar (3/8/2019) và Việt Nam (9/2019) Phillippines là thành viên ASEAN cuối cùng ký ATISA, ngày
07/10/2020 ATISA chính thức có hiệu lực từ ngày 05/4/2021 Với mục tiêu là đánh giá
tổng quát về ATISA, bài viết sẽ tập trung phân tích các nội dung cơ bản sau đây: 1) Bồi
cảnh ra đời và vai trò của ATISA; 2) Các nội dung cơ bản của ATISA; và 3) Cơ hội và
thách thức đối với Việt Nam trong việc thực thi ATISA 2 Bối cảnh ra đời của ATISA
! Trưởng Bộ môn Luật ASEAN và các liên kết quốc tế, Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà
? Học viên cao học Luật Quốc tế Khoá 29 tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trang 7Như đã đề cập ở trên, ATISA không phải thoả thuận đầu tiên giữa các nước ASEAN về thương mại dịch vụ Tiền thân của ATISA là Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ được ký năm 1995 với mục đích thúc day hợp tac trong nội bộ khu vực ASEAN nhằm đảm bảo một khuôn khổ mau dịch tự do cho thương mại dịch vụ, điều này sẽ củng có và đây mạnh thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên ASEAN Đồng thời thê hiện mong muốn huy động các khu vực tư nhân trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế của các nước thành viên ASEAN nhằm cải thiện hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ của các nước Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, tỷ trọng thương mại dịch vụ nội khối ASEAN vẫn không cải thiện hơn so với trước đó và chỉ ở mức khoảng 17%.3 Tỷ trọng xuất khâu nội khối ASEAN đã giảm từ 21,1% xuống 17%, trong khi tỷ trọng nhập khẩu nội khối ASEAN hầu như không thay đổi, giữ ở mức khoảng 16% từ năm 2005 đến năm 2017 Thương mại của ASEAN vẫn chủ yếu do thương mai hàng hóa chi phối (2,574 tỷ USD), gap 3,7 lần so với thương mai dịch vu (703 ty USD) trong năm 2017.4 Bên cạnh đó, việc xây dựng một thỏa thuận mới, thống nhất, nâng cấp và thay thế AFAS là nhiệm vụ đặt ra từ Hội nghị Hội đồng Kinh tế ASEAN ngày 2/4/2012 Như vậy, với sự xuất hiện của Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào
năm 2015 với một trong những ưu tiên chính đó là tự do hoá thương mại dịch vụ đã dẫn
đến các cuộc đàm phán đề nâng cấp hiệp định liên quan đến dịch vụ từ hiệp định khung lên hiệp định chính thức, cụ thể là Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN Hiệp định đã thúc đây hơn nữa thương mại dịch vụ của khu vực Bên cạnh đó, Hiệp định đặt ra nhiệm vụ và thời hạn rõ ràng cho ASEAN dé chuyén đôi, nhằm mang lại mức độ minh bạch cao hơn và mức độ hội nhập thương mại dịch vụ sâu hơn.
3 Các nội dung cơ bản của ATISA 3.1 Phạm vi điều chỉnh của ATISA
Cũng giống như AFAS, ATISA không tự mình đưa ra danh mục riêng những ngành/ phân ngành thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định mà thừa nhận áp dụng tự do hóa thương mại đối với những ngành và phân ngành dịch vụ của WTO, được nêu trong GATS Các Gói cam kết theo AFAS bao gồm các cam kết đối với 4 phương thức thương mai dich vụ là Mode 1 - Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Mode 2 - Tiêu dùng dich vụ ở nước ngoai, Mode 3 — Hiện diện thương mại, Mode 4 - Hiện diện thể nhân Nhưng sau đó, từ Gói cam kết thứ 9, Mode 4 - Hiện diện thể nhân được tách ra để đàm phán trong một Hiệp định riêng là Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân năm 2012.
3 The ASEAN Secretariat (2018), ASEAN Key Figures 2018, xem tal:
https://www.aseanstats.org/wpcontent/uploads/2018/12/ASEAN-Key-Figures-2018.pdf, truy cập ngày 10/8/2022.
4 The ASEAN Secretariat (2018), ASEAN Statistical Yearbook 2018, xem tại:
https://asean.org/storage/2018/12/asyb-2018.pdf, truy cập ngày 10/8/2022.
Trang 8Tuy nhiên, khác với AFAS, ATISA có phạm vi điều chỉnh bao trùm tất cả các lĩnh vực dịch vụ ngoại trừ các ngoại lệ, trong khi AFAS chỉ gồm các lĩnh vực dịch vụ được cam kết Theo đó, ATISA bao trùm tất cả các dịch vụ ngoại trừ các trường hợp sau đây: - Các dịch vụ cung cấp trong khuôn khổ thực thi quyền lực Nhà nước trên lãnh thé mỗi nước thành viên (được hiểu là dich vụ được cung cấp không phải trên cơ sở thương mại, và cũng không có cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dich vu, ví dụ các dịch vụ cấp phép kinh doanh, cap chứng chỉ hành nghề )
- Các luật, quy định dưới luật liên quan tới mua sắm của các cơ quan Nhà nước dé nhằm mục đích công (không dé bán lại hay sử dụng dé cung cấp dịch vụ thương mai)
- Vận tải ven bờ
- Các khoản hỗ trợ, tài trợ
- Quyền lưu thông hàng không (dù được cấp quyên theo bat kỳ cách nào) hoặc các dich vụ liên quan trực tiếp tới việc điều hành quyền lưu thông
- Dịch vụ vận tải hàng không trừ các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không trong Phụ
lục về dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không.
3.2 Các nghĩa vụ theo quy định của ATISA3.2.1 Các nghĩa vụ cơ bản
Nhóm cam kết này được nêu tập trung tại Mục II của Hiệp định, bao gồm tất cả các nguyên tắc ứng xử mà nước thành viên phải bảo đảm đối với bất kỳ dịch vụ và/hoặc nhà cung cấp dịch vụ nào của/từ nước thành viên khác trừ các trường hợp có bảo lưu Theo đó, ATISA ghi nhận các nguyên tắc ứng xử đối với nhà dau tư, cung cấp dịch vụ nước ngoài theo các chuẩn mực hiện đại, bao trùm và triệt đề, trong khi đó AFAS chỉ dé cập chung về các quy tắc tự do hóa Theo đó, ATISA ghi nhận các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment — NT) là nguyên tắc cơ bản được đề cập tới đầu tiên Theo đó, nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia thành viên phải đối xử với dịch vu va nhà cung cấp dịch vụ của nước ASEAN khác không kém thuận lợi hơn đối xử dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam trong những hoàn
cảnh tương tự.
5 Xem thêm các dịch vụ hỗ trợ vận tai hàng không thuộc phạm vi điều chỉnh của ATISA trong “Phụ lục về dịch
vụ hỗ trợ vận tải hàng không”, xem tại: https://trungtamwto.vn/file/20354/hang-khong.pdf, truy cập ngày21/8/2022.
5 Điều 6 ATISA năm 2019.
Trang 9- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most-Favoured-Nation Treatment)’ trong ATISA yêu cầu các quốc gia thành viên phải đối xử với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của một nước ASEAN khác trong hoàn cảnh tương tự không kém thuận lợi hơn đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước nào khác (ASEAN hay ngoài ASEAN)
tại nước đó.
- Nguyên tắc mở cửa thị trường (Market Access — MA) trong ATISA yêu cầu các quốc gia không được sử dụng một số biện pháp hạn chế hoạt động cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp nước ASEAN khác trên lãnh thé nước đó.
- Nguyên tắc hiện diện tại nước sở tại (Local Presence)? trong ATISA yêu cầu các quốc gia không được đặt ra các điều kiện sau đây đối với một nhà cung cấp dịch vụ từ nước ASEAN khác dé được cung cấp dịch vụ qua biên giới cho khách hang ở nước đó: Phải lập hoặc duy trì một văn phòng đại diện hoặc tổ chức dưới bat kỳ hình thức pháp
lý nào khác (chi nhánh, doanh nghiệp ) tại nước đó; Phải là người cư trú thường xuyêntại nước đó.
- Nguyên tắc về nhân lực lãnh đạo (Senior Management and Board of Directors)!° trong ATISA đòi hỏi các quốc gia không được đặt ra yêu cầu về quốc tịch cụ thể của
các cá nhân ở vi trí lãnh đạo của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hiệp hội Tuy nhiên,
ATISA vẫn cho phép các quốc gia được đặt ra yêu cầu về quốc tịch hoặc yêu cầu về cư trú thường xuyên tại nước đó đối với nhóm chiếm đa số trong Ban lãnh đạo (board of directors) của doanh nghiệp nếu như yêu cầu này không ảnh hưởng đáng kê tới quyền điều hành khoản đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
3.2.2 Nhóm cam kết về mở cửa thị trường
Các Gói cam kết được đàm phán trong khuôn khổ AFAS theo hình thức “chọn -cho” (positive list approach) giống WTO, có nghĩa là tất cả các nganh/linh vực dịch vụ quốc gia thành viên có cam kết mở cửa sẽ được đưa vào trong các Gói cam kết, trường hợp không đưa vào là không có cam kết gì Hiện nay, tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN đã gia nhập WTO, do đó, các cam kết theo GATS/WTO của các nước thành viên cũng được tích hợp vào các Gói cam kết theo AFAS.
Gói cam kết theo AFAS bao gồm 3 phan: cam kết chung, cam kết cụ thé và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MEN).
7 Điều 7 ATISA năm 2019.8 Điều § ATISA năm 2019.9 Điều 9 ATISA năm 2019.!9 Điều 10 ATISA năm 2019.
Trang 10- Các cam kết theo chiều ngang: bao gồm các cam kết được áp dụng chung cho tat cả các ngành và phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vu Phan này chủ yếu dé cập tới những van đề kinh tế - thương mại tổng quát như các quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh
nghiệp trong nước
- Các cam kết cụ thể: bao gồm các cam kết cụ thể được áp dụng cho từng ngành/phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ Nội dung cam kết thé hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong dịch vụ đó.
- Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MEN) liệt kê các biện pháp được duy trì dé bảo lưu việc vi phạm nguyên tắc MEN đối với những dịch vụ có duy trì biện pháp miễn trừ Các trường hợp miễn trừ sẽ tuân theo các yêu cầu quy định tại Điều II của GATS về MEN,
Biện pháp tự do hoá thương mại dịch vụ trong khuôn khổ ATISA tương tự như trong AFAS Tuy nhiên, điểm tiễn bộ của ATISA là Hiệp định đã đưa ra những quy định rõ ràng hơn về các các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường và các biện pháp phân biệt đối xử trong thương mại dịch vụ và nghĩa vụ của các nước thành viên trong tiễn trình tự do hoá Những nghĩa vụ này được củng cô và xây dựng trên cơ sở những thành tựu mà các nước thành viên đã đạt được trong khuôn khô AFAS cũng như những hiệp định thương mại tự do của ASEAN với các đối tác Cụ thê là: nghĩa vụ đối xử quốc gia (Điều 6), đối xử tôi huệ quốc (Điều 7), mở cửa thị trường (Điều 8), hiện diện địa phương (Điều 9), quản lý cấp cao và hội đồng quản trị (Điều 10) Có thé thấy, Ngoài các nghĩa vụ về tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia, MEN đã được quy định cụ thé trong AFAS, ATISA bồ sung quy định đối với hai nghĩa vụ là sự hiện diện tại địa phương!? và quan lý cấp cao và hội đồng quản trị!3
Kế thừa những cam kết đã đạt được trong AFAS 1995, theo quy định của ATISA 2019, các quốc gia thành viên sẽ thiết lập một danh sách các biện pháp không tương
thích (non-conforming measures) với năm nghĩa vụ nêu trên theo Phụ lục I và Phụ lục
II của Hiệp định phù hợp với quy định tại Điều 11 của ATISA 2019 — gọi là Danh mục các biện pháp không tương thích Các biện pháp được các quốc gia đưa vào Danh mục này phải bằng hoặc tự do hơn mức độ tự do hoá thương mại được đưa ra trong các Gói
!! Theo quy định của GATS, một thành viên được vi phạm nguyên tắc MEN nếu thành viên đó đưa biện pháp vi
phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và được các thành viên WTO chấp thuận.
12 Điều 9 ATISA 2019.
13 Điều 10 ATISA 2019.
Trang 11cam kết AFAS cuối cùng của nước đó'' ATISA 2019 cũng đưa ra quy định về lộ trình chuyên đổi từ các Gói cam kết theo AFAS sang Danh mục các biện pháp không tương thích của ATISA'° Có thé thấy, ngược lại với AFAS 1995, ATISA 2019 áp dụng phương pháp tiếp cận mới là mở cửa theo kiểu “chọn - bỏ” (negative list approach) Theo đó, các bên cam kết mở cửa tất cả các ngành dịch vụ ngoại trừ các ngành/phân ngành được liệt kê trong Danh sách các biện pháp không tương thích Phương pháp tiếp cận “chọn - bỏ” trong ATISA sẽ mang lại sự rõ ràng hơn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Cụ thé, theo cam kết ATISA thi:
- Ngoại trừ các trường hợp được bảo lưu, nước thành viên phải tuân thủ các nguyên tac cơ bản (nêu trong các Điều 6-10 ATISA) trong ứng xử với tat cả các dich vụ và nhà cung cấp dịch vụ ASEAN;
- Các bảo lưu của mỗi nước (hay còn gọi là Danh mục các biện pháp không tương thích — Danh mục NCM) được nêu trong Phụ luc I và Phụ lục II của nước đó theo ATISA Danh mục tại các Phụ lục I và II của mỗi nước do nước đó tự xác định nhưng
phải bảo đảm các yêu cầu và điều kiện chung nhất định.
Trong mở cửa thị trường dịch vụ, “chọn-bỏ” là phương thức mở cửa mạnh hơn, tự
do hóa hơn và minh bạch hơn so với phương thức “chọn-cho” Cụ thể, với phương thức “chọn-cho”, đối với các lĩnh vực chưa “cho” mở cửa, nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ không thể dự đoán trước được các biện pháp, hạn chế hay yêu cầu của Nhà nước nước sở tại với mình Trong khi đó, với phương thức “chọn-bỏ”, với các lĩnh vực không bảo lưu, nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ nước ngoài được bảo đảm rằng Nhà nước nước sở tại sẽ phải mở cửa cho mình tiếp cận thị trường và không áp dụng bất kỳ hạn chế, điều kiện nào với mình khác biệt hay kém thuận lợi hơn so với nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ nội địa hoặc một nước thứ ba nào khác.
Bên cạnh các quy định chung đối với tất cả các ngành/phân ngành thuộc phạm vi tự do hoá, ATISA còn đưa ra ba phụ lục riêng: Phụ lục Dịch vụ tài chính, Phụ lục về Dịch vụ viễn thông và Phụ lục về Dịch vụ phụ trợ vận tải hàng không Theo đó, các quốc gia thành viên sẽ cam kết cụ thê về dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ
phụ trợ vận tải hàng không với mục đích tăng cường hội nhập và tăng cường quản lýhợp tác trong các lĩnh vực này.
3.2.3 Nhóm các cam kết về minh bạch, hợp tác, bảo đảm cạnh tranh, tự do thanh
Nhóm các cam kết nay tập trung tại Mục IV va V của ATISA, bao gồm:
14 Khoản 4 Điều 11 ATISA 2019.15 Điều 12 ATISA 2019.
Trang 12a Các cam kết về bảo dam minh bạch
Đề đảm bảo minh bạch của các nước thành viên liên quan tới các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ, ATISA đưa ra cam kết về minh bạch và tập trung vào 02 van dé sau: (i) minh bach trong công khai các biện pháp mới hoặc các cam kết quốc tế có thé ảnh hưởng tới thương mai dịch vụ và (ii) minh bach trong trao đổi thông tin giữa các nước thành viên liên quan tới ATISA’®.
Thr nhất, liên quan đến nghĩa vụ công khai, ATISA yêu cầu các nước thành viên phải công khai tất cả các biện pháp có hiệu lực áp dụng chung của nước đó có liên quan hoặc ảnh hưởng tới việc thực thi ATISA và các cam kết quốc tế mà nước đó là thành viên có liên quan hoặc ảnh hưởng tới thương mai dịch vụ kip thời và không muộn hơn thời điểm có hiệu lực (trừ khi trong tình huống khẩn cấp)!” ATISA khuyến khích các nước thành viên công khai qua Internet trong khả năng có thể và bằng tiếng Anh nếu pháp luật nội dia cho phép'!Š Ngay cả khi không thực hiện được việc công khai theo thời hạn và cách thức như nói trên, nước thành viên vẫn phải bằng cách thức nào đó dé công chúng có thể tiếp cận các thông tin này!? Ngoài ra, ATISA khuyến khích các nước thành VIÊN:
- Tạo điều kiện để các chủ thê liên quan của các nước thành viên khác có cơ hội bình luận về dự thảo biện pháp (bao gồm dự thảo của các biện pháp ban hành mới, biện pháp sửa đôi hoặc hủy bỏ);
- Bảo đảm có một khoảng thời gian hợp lý từ lúc công khai biện pháp tới lúc biện
pháp đó có hiệu lực (mục tiêu suy đoán là dé các tô chức, cá nhân có đủ thời gian tim hiểu, làm quen với quy định mới trước khi phải áp dụng).
Thr hai, liên quan đến nghĩa vụ trao đối, phản hồi thông tin, ATISA yêu cầu mỗi nước phải chỉ định một đầu mối liên lạc của mình về các vấn đề liên quan tới ATISA Khi được yêu cầu, Đầu mỗi này có trách nhiệm xác định cơ quan hoặc công chức chịu trách nhiệm về van đề liên quan và hỗ trợ cần thiết dé thúc đây thông tin liên lạc với nước yêu cầu Đồng thời, ATISA cũng yêu cầu các nước phải phản hồi nhanh chóng bat kỳ yêu cầu nào của các nước thành viên khác về thông tin liên quan đến:
- Các biện pháp được áp dụng chung liên quan tới thương mại dịch vụ mà nước đóban hành hoặc các cam kêt vê thương mại dịch vụ mà nước đó là thành viên
'6 Điều 14, Mục IV ATISA 2019.
'7 Khoản 2 Điều 14, Mục IV ATISA 2019.'8 Khoản 3 Điều 14, Mục IV ATISA 2019.9 Khoản 4 Điều 14, Mục IV ATISA 2019.
Trang 13- Việc soạn thảo mới hoặc sửa đổi các quy định pháp luật hay các hướng dẫn hành chính ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ theo cam kết ATISA của nước đó
Bên cạnh đó, thành viên ATISA cũng cần nỗ lực trong chừng mực có thê dé trả lời các yêu cầu từ tô chức, cá nhân của nước khác liên quan tới bat kỳ biện pháp nao liên
quan tới thương mại dịch vụ của mình.
b Các cam kết nhằm thúc day hợp tác
ATISA có một điều khoản riêng về các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), cam kết về các biện pháp hợp tác nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực dé MSME tham gia và thu lợi ích trong thương mại dịch vụ nội khối từ ATISA, đây là nhóm cam kết hoàn toàn mới trong ATISA Các cam kết này không đề cập tới vấn đề trợ cấp hay ưu đãi bằng tiền cho các MSMEs Nói cách khác, van đề này không được cam kết trong ATISA, do đó các nước Thành viên vẫn có thê trợ cấp, ưu đãi bằng tiền cho các MSMEs trong các lĩnh vực dịch vụ miễn là không trái với các cam kết khác của ATISA.
ATISA yêu cầu các nước thành viên phải tăng khả năng tham gia và tận dụng các loi ích từ ATISA của MSMEs?? ATISA chỉ yêu cầu các nước phải nỗ lực hợp tác trong các hoạt động liên quan tới MSMEs sau đây”:
- Xây dựng năng lực cho MSMEs, trong đó có các hoạt động dao tạo, tư van hướng dẫn, tô chức các tọa đàm, hội thảo dé thông tin cho MSMEs về các lợi ích cho họ từ
Hiệp định này;
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ MSMEs tham gia hiệu quả vào chuỗi cung
ứng, chuỗi giá trị toàn cau;
- Nhận diện và xử lý những rào cản tiềm tàng đối với MSMEs tiếp cận thị trường dịch vụ nước thành viên khác;
- Nhận diện và đạt được các giải pháp chung cải thiện năng lực của MSMEs tham
gia vào các hoạt động thương mai, đầu tư;
- Trao đổi thông tin dé hỗ trợ nước thành viên trong quản lý và thực thi ATISA
liên quan tới MSMEs.
c Các cam kết nhằm bảo đảm cạnh tranh
Tuy không có bất kỳ điều khoản hay cam kết nào trong ATISA cụ thể về cạnh tranh,nhưng trong Hiệp định này, có những cam kết liên quan đến việc bảo đảm cạnh tranhở một mức độ nhất định, trong những trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền hoặc có đặc quyên Bên cạnh đó, ATISA cũng có cam kết về trợ cấp trong
20 Khoản 1 Điều 25 ATISA 2019.?! Khoản 2 Điều 25 ATISA 2019.
Trang 14thương mại dịch vụ, nhằm hạn chế tình trạng các biện pháp trợ cấp dẫn tới hệ quả bóp
méo cạnh tranh gây thiệt hại cho các nước thành viên khác.
* Vé các nhà cung cấp dịch vụ độc quyên hoặc có đặc quyên
ATISA không hạn chế hay cắm sự tồn tại của các nha cung cấp dịch vụ độc quyền, có đặc quyền hoặc được chỉ định giới hạn ở các nước thành viên Tuy nhiên, ATISA yêu cầu nước thành viên phải bảo đảm rằng (quy định tại Điều 20 Mục IV):
- Mỗi Quốc gia Thành viên phải đảm bảo răng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ độcquyên nào trên lãnh thé của mình, trong việc cung cấp dịch vụ độc quyền trên thi trường liên quan, không hành động trái với nghĩa vụ của Quốc gia Thành viên đó theo Điều 7 (Đối xử Tối huệ quốc) và Điều 11 (Các biện pháp không phù hợp).
- Trường hợp nhà cung cấp độc quyền của Quốc gia Thành viên cạnh tranh,trực tiếp hoặc thông qua một công ty liên kết, trong việc cung cấp dịch vụ ngoài phạm vi quyền độc quyền của mình và tuân theo các cam kết của Quốc gia thành viên đó theo Hiệp định này, Quốc gia thành viên sẽ đảm bảo rằng nhà cung cấp đó không lạm dụng vị trí độc quyền của mình đề hoạt động trênlãnh thổ của mình theo cách thức không phù hợp với các cam kết đó.
- Theo yêu cầu của Quốc gia thành viên có lý do để tin rằng nhà cung cấp độc quyên dịch vụ của bất kỳ Quốc gia thành viên nào khác đang hành động theo cách không phù hợp với khoản 1 hoặc 2, AEM có thé yêu cầu Quốc gia thành viên thiết lập, duy trì hoặc ủy quyên cho nhà cung cấp đó cung cấp thông tin cụ thé liên quan đến các hoạt
động liên quan.
Nếu sau ngày Hiệp định này có hiệu lực, một Quốc gia Thành viên trao quyền độc quyên liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo các cam kết của mình theo Hiệp định này, Quốc gia Thành viên đó sẽ thông báo cho AEM không muộn hơn ba tháng trước khi thực hiện dự định việc trao quyền độc quyền và Điều 33 (Bản sửa đổi) sẽ được áp dụng.
* V các thông lệ thương mại hạn chế cạnh tranh khác
Theo ATISA, các Quốc gia Thành viên thừa nhận rằng một số hoạt động kinh doanh nhất định của các nhà cung cấp dịch vụ, ngoại trừ những thực tiễn thuộc Điều 20 (Độc quyền và Nhà cung cấp Dịch vụ Độc quyên), có thé hạn chế cạnh tranh cũng như là hạn chế thương mại dịch vu”.
Theo yêu cầu của bất kỳ Quốc gia Thành viên nào khác, mỗi Quốc gia Thành viên sẽ tham gia tham vấn nham loại bỏ các thông lệ nêu tại khoản 1 Quốc gia Thành viên
22 Điều 21 Mục IV ATISA 2019.
Trang 15được đề cập sẽ xem xét đầy đủ và thông cảm đối với yêu cầu đó và sẽ hợp tác thôngqua việc cung cấp thông tin không bí mật công khai có liên quan đến van đề được dé cập Quốc gia thành viên được đề cập cũng sẽ cung cấp các thông tin khác có sẵn cho Quốc gia thành viên yêu cầu, tùy thuộc vào luật trong nước của quốc gia đó và dé đạt được thỏa thuận thỏa đáng liên quan đến việc Quốc gia thành viên yêu cầu bảo vệ bí mật của
Do đó, dự kiến thủ tục tham vẫn giữa các quốc gia thành viên với nhau của ATISA là nhằm mục đích loại bỏ các thông lệ cũng như các hiện tượng tương tự Nước thành viên được yêu cau tham van phải xem xét day đủ, hợp tác, cung cấp thông tin có thécong bố về các thông lệ liên quan.
* VỀ trợ cấp
ATISA không có cam kết cụ thể về các nguyên tắc hay hạn chế đối với việc ban hành, thực thi các biện pháp trợ cấp trong thương mại dịch vụ của các nước thành viên Mặc dù vậy, ATISA đặt ra một sỐ yêu cầu đáng chú ý liên quan tới vấn đề trợ cấp này: (i) Các nguyên tắc áp dụng đối với trợ cấp trong thương mại dịch vụ liên quan tới điều khoản về trợ cấp trong GATS (Điều XV) sẽ được các nước thành viên ATISA xem xét, tiễn tới đưa các nguyên tắc này vào ATISA; (ii) Trường hợp một nước thành viên bi ảnh hưởng bat lợi bởi biện pháp trợ cấp về dịch vụ của một nước thành viên khác thì có thé yêu cầu tham van dé nước có biện pháp cùng cân nhắc lại một cách thiện chí.
d Các cam kết bảo vệ quyên tự do thanh toán
ATISA yêu cầu không được áp đặt hạn chế đối với việc chuyền tiền, thanh toán quốc tế cho các giao dịch cung cấp các dịch vụ nằm trong phạm vi cam kết ATISA Tuy nhiên, nghĩa vụ này cũng có ngoại lệ Cụ thể, khi có bất cân đối nghiêm trọng về cán
cân thanh toán hoặc nguy cơ/khó khăn tai chính bên ngoài hay các trường hợp đặc biệt
khác, ATISA cho phép nước thành viên có thể áp dụng các hạn chế đối với thương mại dịch vụ nói chung, trong đó có việc thanh toán hay chuyền tiền Tuy nhiên, nước thành viên phải bao đảm các hạn chế nay đáp ứng các yêu cầu sau”:
- Được áp dụng theo cách không phân biệt đối xử giữa các nước thành viên khác; - Phù hợp với các điều khoản của Thỏa thuận IME;
- Hạn chế tồn hại không cần thiết đến các lợi ích thương mại, kinh tế, tài chính của
nước thành viên khác;
- Không vượt quá mức cân thiết;
- Chỉ là tạm thời và phải cham dứt dan khi các tình hình được cải thiện;
23 Khoản 2 Điều 19 ATISA 2019.
Trang 16- Khi áp dụng những hạn chế như vậy, nước thành viên thậm chí có thể có ưu tiên riêng cho các dịch vụ được xác định là quan trọng với nền kinh tế.
3.3 Tạo thuận lợi cho sự di chuyển của các nhà cung cấp dịch vụ trong ASEAN 3.3.1 Tự do di chuyển thể nhân
“Tu do di chuyển thé nhân” là một trong những nội dung được đàm phan từ trong khuôn khổ AFAS dưới hình thức tự do hoá thương mai dịch vụ đối với Mode 4 — Hiện diện thé nhân Bởi những quy định của ATISA về phương thức hiện diện thể nhân có sự chồng lắn với quy định của Hiệp định MNP cho nên dé giải quyết trường hợp có sự khác biệt trong quy định của 02 hiệp định này về di chuyền thé nhân, tại Điều 4 ATISA có quy định rõ ràng về nguyên tắc như sau: nếu có cam kết giữa ATISA và MNP thì cam kết của MNP được ưu tiên áp dụng; đối với cam kết của ATISA về nguyên tắc đối xử cốt lõi và các bảo lưu, phần liên quan tới cung cấp dịch vụ theo phương thức hiện diện thé nhân sẽ chỉ thực hiện theo cam kết tai MNP.
Các thể nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định MNP về “tự do di chuyên thể nhân” chỉ giới hạn ở bốn đối tượng thể nhân của một nước ASEAN tạm thời nhập cảnh va tạm thời lưu trú trên lãnh thô quốc gia ASEAN khác là”: (i) khách kinh doanh (business visitor); (ii) người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (intra - corporate transferees); (iii) người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (contractual service suppliers); (iv) Một số trường hợp khác quy định cụ thé trong Biểu lộ trình cam kết về Di chuyên thê nhân của mỗi nước thành viên đính kèm theo Hiệp định này Như vậy, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, Hiệp định MNP điều chỉnh vấn đề di chuyên 4 loại hình thê nhân trong tất cả các ngành dịch vụ Tuy nhiên, các cá nhân cung cấp dịch vụ đơn lẻ không thuộc quản lý của pháp nhân nào sẽ không thuộc đối tượng áp dụng của Hiệp định MNP; ngoài ra, đối với các doanh nghiệp cử nhân viên sang lãnh thổ quốc gia khác để cung cấp dịch vụ dưới hình thức hiện diện thương mại hoặc không có hiện diện thương mại thì chỉ những người có chức vụ quản lý của doanh nghiệp như giám đốc điều hành, người quản lý, hoặc những người có trình độ chuyên môn như chuyên gia hoặc nhân viên có bằng cấp và chuyên môn mới được hưởng những quyên tự do di chuyên theo Hiệp định MNP.
Đồng thời, Hiệp định MNP đặt ra nghĩa vụ cho các nước thành viên trong việc thiết lập các quy định hợp lý, nhanh chóng, minh bạch về nhập cảnh, tạm trú đối với đối tượng thể nhân thuộc phạm vi điều chỉnh và công nhận lẫn nhau về trình độ giáo dục, kinh nghiệm, giấy phép, chứng nhận có được của thé nhận được cấp bởi một quốc gia
24 Đây cũng chính là các đối tượng được nêu trong Hiệp định GATS.
Trang 17thành viên khác theo thoả thuận cả khối hoặc thỏa thuận song phương nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động di chuyên thé nhân.
Đối với van đề nhập cảnh, tạm trú, MNP quy mỗi quốc gia thành viên sẽ đưa ra cam kết cụ thé về nhập canh/tam trú trong lãnh thổ quốc gia mình cho thé nhân của các quốc gia thành viên khác về các điều kiện chung, các giới hạn, thời gian lưu trú đối với từng loại thé nhân Đối với thủ tục cấp Tạm nhập cảnh hoặc Tạm trú cho các thể nhân thuộc đối tượng “tự do di chuyên”, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ dam bảo việc xử lý đơn tạm nhập cảnh/ tạm trú được thực hiện nhanh chóng” và minh bạch thông qua
các nghĩa vụ như: công khai các thủ tục nhập cảnh và các giải thích có liên quan hoặc
ảnh hưởng đến thoả thuận về tự do đi chuyển thé nhân của ASEAN, thiết lập hoặc duy trì các cơ quan liên lạc để hướng dẫn về thủ tục và các quy định có liên quan đến tạm nhập cảnh/ tạm trú của thể nhân, cho phép khoảng thời gian hợp lý giữa công bố các quy định mới về tạm nhập cảnh/ tam trú của thê nhân và ngày có hiệu lực ?
3.3.2 Các quy định pháp ly về công nhận lan nhau
Hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ ASEAN đã được quy
định trong AFAS 1995” và sau đó được hoàn thiện trong ATISA 201923 Theo đó, Điều 5 AFAS quy định: “Môi quốc gia thành viên có thé công nhận trình độ giáo duc hoặc kinh nghiệm nhận được, các yêu cẩu đã được thỏa mãn, hoặc các giấy chứng nhận hoặc giấy phép đã được cấp tại quốc gia thành viên khác, để sử dụng cho mục đích cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở hiệp định hoặc thỏa thuận với quốc gia thành viên có liên quan, hoặc có thể đơn phương công nhận” Còn tại khoản 1 Điều 17 ATISA 2019 ghi nhận: Công nhận lân nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN là hoạt động của quốc gia này công nhận trình độ giáo duc hoặc kinh nghiệm nhận được, các tiêu chuẩn đã được thỏa mãn hoặc bằng cấp, chứng chỉ được cấp tại một quốc gia thành viên ASEAN khác dé sử dụng cho mục địch cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận nhà cung cấp dịch vụ tại quốc gia thành viên đó Một trong những công cụ chủ yếu của ASEAN trong hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho nhà cung cấp dịch vụ của các quốc gia thành viên có thê tiếp cận thị trường dịch vụ của nhau là thông qua việc công nhận các bang cấp, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của nhà cung cấp dich
? Quốc gia phải xử lý kịp thời và thông báo cho người nộp đơn về tình trạng giải quyết đơn đối với các đơn xin
đã hoàn thành thủ tục tạm nhập cảnh/tạm trú; trường hợp đơn đăng ký chưa hoàn chỉnh thì quôc gia thành viênphải thông báo cho người nộp đơn đê hoàn thành đơn đăng ký.
26 Điều 8 Hiệp định ASEAN về di chuyền thể nhân năm 2012.? Điều 5 AFAS.
8 Điều 17 ATISA 2019.
Trang 18vụ nước ngoài bằng các phương thức hài hoà hoả pháp luật hay ký kết các thoả thuận của khu vực, thoả thuận song phương hoặc đơn phương công nhận ”?.
Như vậy, nếu như quy định về công nhận lẫn nhau trong AFAS còn khá chung chung mang tính chất gợi mở thì tới ATISA, công nhận lẫn nhau đã được quy định cụ thể và rõ ràng hơn Cụ thể, Điều 17 quy định công nhận lẫn nhau có thể được thực hiện thông qua hài hòa hóa hoặc đơn phương công nhận bởi quốc gia thành viên Đối với hình thức đơn phương công nhận bởi quốc gia thành viên, thành viên đó phải tạo cơ hội thích hợp cho quốc gia thành viên khác chứng minh răng trình độ học vấn, giấy phép, chứng chỉ hoặc yêu cầu đạt được phải được công nhận tại lãnh thé của thành viên khác Ngoài ra, quốc gia thành viên sẽ không cho phép việc công nhận theo cách tạo ra sự phân biệt đối xử khi áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí dé cấp phép hoặc chứng nhận người cung cap dich vụ hoặc hạn chế tra hình đối với thương mại dịch vụ.
Cho đến nay, các nước thành viên ASEAN đã ký kết 9 thoả thuận công nhận lẫn nhau?” trong số 12 ngành va 155 phân ngành dịch vu, bao gồm các thoả thuận công nhận lẫn nhau trong các lĩnh vực ngành nghề dịch vụ sau: (i) MRA về dịch vụ kỹ thuật (2005); (ii) MRA về dich vụ y tá (2006); (iii) MRA về dịch vụ kiến trúc (2007); (iv)Thoa thuận khung ASEAN về công nhận lẫn nhau về Chứng chỉ khảo sát (2007); (v)MRA về hành nghề y (2009); (vi) MRA về hành nghề nha khoa (2009); (vii) Thoả thuận khung ASEAN về dich vụ kế toán (2009); (viii) MRA về dich vụ kế toán (2014); (ix) MRA về nghề du lịch (2012) Xuất phát từ sự khác biệt về tính chất, yêu cầu trong quản lý đối với mỗi ngành nghề dịch vụ, ASEAN không thiết kế mô hình chung cho các thoả thuận công nhận lẫn nhau mà các thoả thuận công nhận đã được ký kết có sự khác nhau về phương thức công nhận, mức độ công nhận và quy trình dé lao động được công nhận.
4 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc thực thi ATISA
Có thé nói, ATISA được coi là một bước đột phá, mới mẻ trong quá trình hội nhập
dịch vụ ASEAN Với các mục tiêu tự do hóa thương mại dịch vụ cũng như tăng cường
hợp tác phát triển của ATISA, ATISA được kỳ vọng sẽ mang lại những cơ hội có ý nghĩa nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức đáng kể cho doanh nghiệp và thị trường dịch vụ Việt Nam.
4.1 Cơ hội
2° Nguyên văn tiếng Anh: “ Such recognition, which may be achieved through harmonisation or otherwise, may
be based upon an agreement or arrangement with the Member State concerned or may be accorded autonomously”.
39 Nguyễn Thuỳ Dương (2018), Những van dé pháp lí và thực tiễn về thoả thuận công nhận lân nhau trong các
ngành nghề dịch vụ của ASEAN, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,Sô Đặc san ASEAN/2018, tr 34- 50.
Trang 19Thứ nhất, tiếp cận thuận lợi hơn, dễ dàng hơn để tiến vào thị trường dịch vụ các nước ASEAN, qua đó thu lợi ích từ các thị trường này
Trong ATISA, nghĩa vụ cụ thể cho tất cả các quốc gia thành viên sẽ phải mở cửa thị trường dịch vụ của mình cho nhà cung cấp dịch vụ từ nước khác Mặc dù các nước được tự xác định mức độ mở cửa thị trường của mình trong ATISA (thông qua việc tự
xây dựng nội dung Phụ lục I và IT ATISA), tuy nhiên, ATISA đòi hỏi mức mo cửa thi
trường của các nước trong ATISA phải cao hơn hoặc tối thiêu là bang với mức mở cửa thị trường dịch vụ mà nước đó đã cam kết trong AFAS (bao gồm tất cả các gói cam kết liên quan trong khuôn khổ AFAS tới trước thời điểm có ATISA) Vì vậy, với mức mở cửa và điều kiện tiếp cận thị trường các dịch vụ các nước ASEAN sẽ thuận lợi hơn cho nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam Trong bối cảnh một số thị trường ASEAN như Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia hiện đang là đích đến tiềm năng của không ít các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam với các dịch vụ như logistics (đặc biệt là vận tải hàng không và vận tải hàng hải), viễn thông, giáo dục, tài chính Như vậy, có thể thấy rằng, ATISA là cơ sở quan trọng dé các nha cung cap dịch vụ Việt Nam tiếp cận, mở rộng phạm vi
kinh doanh của mình ở các thị trường này.
Thứ hai, môi trường kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam và các nước ASEAN minh bạch hơn, rõ ràng va dé dự đoán trước, từ đó giảm chi phí cho doanh nghiệp dịch vụ
Theo ATISA, các nước thành viên, bao gồm cả Việt Nam, sẽ phải tuân thủ các nguyên tac ứng xử chung bao gồm: nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, nguyên tắc mở cửa thị trường, nguyên tắc hiện diện tại nước sở tại, nguyên tắc về nhân lực lãnh đạo Như vậy, việc tiễn hành kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ sẽ phải tuân theo các nguyên tắc, quy tac chung giúp cho quyền lợi của nhà cung cấp dịch vụ được bảo vệ tốt hơn, môi trường kinh doanh minh bạch hơn, các hành động quản lý hay xu hướng chính sách có thé dự đoán dé dàng và đáng tin cậy hơn Như vậy, đối với các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam kinh doanh ở Việt Nam hay hoạt động ở nước thành viên khác đều sẽ được hưởng lợi, chi phí kinh doanh có thé giảm bớt và các dự báo chiến lược cho hoạt động kinh doanh có thể ôn định và thực thi thuận lợi hơn?!.
Thử ba, liên doanh, liên kết với các nha Cung cấp dich vụ ASEAN, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị dịch vụ toàn cẩu
ATISA được kỳ vọng gia tăng đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ, trong đó có hoạt động dau tư dưới dạng liên doanh, góp vốn mua cổ phan tại doanh nghiệp dịch vụ Điều này là cơ hội dé doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam thu hút thêm nguồn vốn, công nghệ và
3! Số tay Hỏi - Đáp về Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA), NXB Hà Nội.
Trang 20kinh nghiệm quan tri, kinh doanh, nhanh chóng tiếp cận các dịch vụ mới từ các đối tác ASEAN có thế mạnh về một số dịch vụ mới, sáng tạo, đặc biệt là các dịch vụ của nên kinh tế số, kinh tế nền tảng Trong khi đó, Việt Nam được đánh gia là một điểm đến an toàn và hấp dẫn Đồng thời, ATISA cũng được đánh giá là sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ xuyên biên giới giữa các nước ASEAN Đây là cơ sở để kỳ vọng về một sự kết nối dich vụ giữa các nước thành viên tốt hơn, hiệu quả hơn, trong đó có kết nối các nhà cung cấp dịch vụ ASEAN với nhau, đặc biệt trong các dịch vụ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ ở các khâu với nhau và với khách hàng.
Việc mở cửa rộng hơn thị trường Việt Nam cho các dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ ASEAN có thê khiến cạnh tranh trên thị trường Việt Nam trở nên gay gắt, phức tạp hơn Do đó, Việt Nam có thê chịu sức ép gia tăng về cạnh tranh Nguy cơ này đặc biệt lớn ở những lĩnh vực dịch vụ mà doanh nghiệp Việt Nam còn có năng lực cạnh tranh hạn ché, uy tin chua cao nhu bao hiém, van tai, giao duc, phan phối, các dịch vụ chuyên môn Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như trình độ công nghệ
còn lạc hậu, việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh còn yếu ` Chăng hạn, phát triển
của thương mại điện tử, kinh tế số đặt ra các yêu cầu cao về ứng dụng công nghệ trong cung cấp dich vụ tài chính, bao mật thông tin, quản tri và bảo vệ an toàn dữ liệu thông tin tài chính Trong khi đó, vấn đề giám sát hoạt động của khu vực tài chính của Việt Nam còn nhiều bất cập hệ thống hạ tầng thông tin va chế độ kế toán, hạch toán van còn khá lạc hậu so với các nước trong khu vực, đặc biệt là còn thấp SO VỚI Các nước ASEAN+4 (Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines) Dong thời, co cau thương mại của Việt Nam cũng có những nét tương đồng với một số quốc gia thành viên, làm cho sức ép cạnh tranh càng sâu sắc hơn.
Thứ hai, thách thức cạnh tranh ở các thị trường ASEAN
Do cam kết mở cửa trong ATISA của mỗi nước sẽ được áp dụng thống nhất với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của tất cả các thành viên khác, đồng thời mức mở cửa suy đoán sẽ thuận lợi hơn so với AFAS, một số nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam đã và đang hiện diện ở một số nước ASEAN theo cơ chế trước đây có thé sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khó khăn hơn Sau ATISA, đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ không còn chỉ là các nhà cung cấp dịch vụ nước sở tại, mà còn cả các nhà cung cấp dịch vụ ASEAN
khác vào thị trường qua ATISA./
Trang 21DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ năm 1995
2 Hiệp định ASEAN về di chuyên thể nhân năm 2012
3 Hiệp định Thương mai dịch vụ ASEAN năm 2019
4 Nguyễn Thuy Dương (2018), Những van dé pháp lí và thực tiên về thoả thuận công nhận lan nhau trong các ngành nghề dich vụ của ASEAN, Tạp chí Luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội,Số Đặc san ASEAN/2018, tr 34 - 50
5 Đào Thị Thu Hiền, Võ Vương Bách, Phạm Thị Thuỳ Trang (2020), Xu hướng bảo hộ thương mại quốc tế hiện nay và những thay đổi can thiết trong nội dung giảng day môn Kinh tế quốc tế tai Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tat Thành, Tạp chí Công Thương, Số 22, tháng 9 năm 2020
6 Số tay Hỏi - Đáp về Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA), NXB
Hà Nội
7 The ASEAN Secretariat (2018), ASEAN Key Figures 2018, xem tại:
https://www.aseanstats.org/wpcontent/uploads/2018/12/ASEAN-Key-Figures-2018.pdf, truy cap ngay 10/8/2022
8 The ASEAN Secretariat (2018), ASEAN Statistical Yearbook 2016, xem tại:
https://asean.org/storage/2018/12/asyb-2018.pdf, truy cap ngay 10/8/2022
9 The ASEAN Secretariat, ASEAN Integration in Services, Jakarta, January2021, pp.12, xem tai: https://asean.org/book/asean-integration-in-services-5/, truy capngay 21/8/2022
10 Trường Dai học Luật Ha Nội (2019), Giáo trinh Pháp luật Cộng đồng ASEAN,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội
II.“Phụ lục về dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không”, xem tại: https://trungtamwto.vn/file/20354/hang-khong.pdf, truy cập ngày 21/8/2022
Trang 22CÁC NGHĨA VỤ CƠ BẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH
THUONG MẠI DỊCH VU ASEAN (ATISA) - CƠ HOI VÀ THÁCH THỨC ĐÓI VỚI VIỆT NAM
ThS Nguyễn Thuy Duong” & CN Trần Nguyễn Ngọc Ánh33 Tóm tắt: Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATISA) năm 2019 được coi là một hiệp định mới và tiễn bộ, với nhiều thay đổi cơ bản nhằm nâng cao mức độ và phạm vi tự do hoá thương mại dịch vụ nội khối, trong đó có những quy định cụ thể và chỉ tiết về các nguyên tắc cốt lõi tại Phần II của hiệp định, bao gồm: nguyên tắc đối xử quốc gia (NT); nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MEN); nguyên tắc mở cửa thị trường (MA); nguyên tắc hiện diện tại nước sở tại (LC) và nguyên tắc nhân lực lãnh đạo (SMBD) Bài viết phân tích và làm rõ các nguyên tắc này, đồng thời chỉ ra sự khác biệt cơ bản trong quy định về các nguyên tắc tại ATISA so với các hiệp định nền tảng về
thương mại dịch vụ trước đó trong khuôn khô hợp tác ASEAN Đồng thời, bài viết đánh
giá chung về những thuận lợi, thách thức đối với Việt Nam trong việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản nói trên khi ATISA có hiệu lực.
Từ khoá: Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN; thương mại dịch vụ; ASEAN;
ATISA; đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; mở cửa thị trường; hiện diện nước sở tại;
nhân lực lãnh đạo.
I Các nghĩa vụ cơ bản theo quy định của Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN(ATISA).
1 Nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment)
Nguyên tắc Đối xử quốc gia (sau đây gọi là NT) được coi là nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ quốc tế Khác với thương mại hàng hoá, nguyên tắc NT trong thương mại dịch vụ quốc tế có sự khác biệt lớn Đối với thương mại dịch vụ, các quốc gia không thể áp dụng các biện pháp tương tự như biện pháp thuế quan theo ngành dịch vụ nhất định như đối với thương mại hàng hoá, vì vậy việc đàm phán mở rộng áp dụng nguyên tắc NT được coi như là một biện pháp bảo đảm tự do hoá thương mại dịch vu.*4
Thanet Wattanakul định nghĩa “đối xử quốc gia” nghĩa là các quốc gia không được thực hiện các biện pháp hoạt động mang tính phân biệt đối xử dé mang lại lợi ích
32 Khoa Pháp luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội
33 Sinh viên K45 — Trường Dai học Luật Hà Nội
34 WTO, A handbook on the GATS Agreement, Cambridge University Press, 2005, trang 17
Trang 23cho các dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước.3° Tương tự, Nicolas F Diebold nhận định răng “đối xử quốc gia” được coi là nguyên tắc có sự tác động sâu sắc nhất đến chủ quyền của quốc gia, yêu cầu quốc gia không được phép áp dụng các quy định của pháp luật trong nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân của mình so với người nước ngoài.3° Tại Việt Nam, nguyên tac NT trong thương mại dich vụ được hiểu là dựa trên các cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình.3” Như vậy, từ góc độ lý luận trong thương mại dịch vụ quốc tế, nguyên tắc NT đặt ra yêu cầu đảm bảo đối xử bình đăng giữa cá nhân/ pháp nhân nước ngoài và cá nhân/ pháp nhân trong nước thông qua việc dành cho sản phẩm, nhà cung cấp sản phẩm nước ngoài những đối xử không kém thuận lợi hơn đối với sản phẩm, hoặc nhà cung cấp sản phẩm trong nước.*3
Về nguyên tắc NT, ATISA có sự tiếp thu và kế thừa quy định của WTO về nội dung của nguyên tắc tại Điều 6 của Hiệp định Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong cách hiểu về phạm vi và nội dung của nguyên tắc NT theo quy định của Hiệp định GATS cũng như ATISA.*® Nguyên tac NT được định nghĩa tại Khoản 1, Điều 6 ATISA như sau: “Môi thành viên phải dành cho dich vụ và nhà cung ứng dich vụ cua bắt kì thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung ứng dich vụ của mình ”“? Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 ATISA cũng góp phan giải thích rõ hơn thé nào là đối xử “không kém thuận lợi hơn”, theo đó các quốc gia có thể dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài những đối xử khác biệt về hình thức với dich vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước với điều kiện “không làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ trong nước”.
Cần lưu ý, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ASEAN khác trong “hoàn cảnh tương tự” với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nước của quốc gia thành vién.*! Chú thích 4 của Khoản 1 Điều 6 ATISA quy định: “Tất cả các nội dung trong điều khoản này không yêu cầu bất cứ quốc gia thành viên nào đền bù những bat lợi cạnh tranh xảy ra theo sau những tinh chất ngoại quốc của những dich
35 Thanet Wattanakul (2010), Trade in services liberalization of ASEAN Economic Community, Thailan.3 Nicolas F Dieblod (2010), NON-DISCRIMINATION IN INTERNATIONAL TRADE IN SERVICES
37 Nông Quốc Bình (Chủ biên), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội.
» Hoàng Việt Hà (2021), Cam kết gia nhập CPTPP về thương mại dịch vụ trong tương quan với các điều ước quốc
tê khác mà Việt Nam là thành viên, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học luật Hà Nội.
3° Gilles Muller, National Treatment and the GATS: Lessons from Jurisprudence, Journal of World Trade, Volume
50, Issue 5 (2016) tr 819 — 843, tr 820
40 Xem Khoản 1 Điều XVII GATS.41 Xem Khoản 1, Điều 6 ATISA
Trang 24vụ hay nhà cung câp dịch vụ liên quan” Như vậy, khi xem xét vê “hoàn cảnh tương tự”
quốc gia thành viên không có nghĩa vụ phải cân nhắc dé “bù đắp” cho bat kỳ bat lợi ích nội tại nào về cạnh tranh nào của của dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên thị trường xuất phát tự nhiên từ “yếu tố nước ngoài” của họ.
Có thê thấy, nguyên tắc đối xử quốc gia trong ATISA đã tạo ra sự bình dang về cơ hội cạnh tranh giữa những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và nhà cung cấp dịch vụ trong nước Mục đích của nguyên tắc trên nhằm hạn ché, ngăn chặn các hoạt động cản trở việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới hoặc những hành vi đối xử thiếu công băng đối với các tô chức đã được thành lập trên thổ quốc gia đó.
2 Nguyên tac doi xử toi huệ quốc (Most — favourite national)
Cùng với nguyên tac NT, nguyên tắc MEN cũng là một nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế Bên cạnh giá trị vật chất mà MEN mang lại, ý nghĩa biểu trưng của đối xử này cũng quan trọng không kém Nó khăng định sự tôn trọng và vị thế bình đăng giữa các bên trong quan hệ quốc tế Trong khuôn khô WTO, nguyên tắc MEN là quy tắc có vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì hệ thông thương mại đa phuong* Về bản chất, nghĩa vụ đối xử MEN cắm việc một thành viên WTO phân biệt đối xử giữa các nhà xuất khâu hay nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài khác nhau Một quốc gia tuân theo nghĩa vụ MEN phải dành cho đối tác thương mại sự đối xử thuận lợi như đối với bat kỳ quốc gia nào khác, trong những trường hợp tương tự Nói cách khác, nghĩa vụ MEN cắm phân biệt đối xử theo chiều ngang — một quốc gia không được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình.
Tương tự như vậy, nguyên tắc MEN trong ATISA yêu cầu nước thành viên phải đối xử với dich vu, nha cung cấp dịch vụ của một nước ASEAN khác trong hoàn cảnh tương tự, không kém thuận lợi hơn đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước nao khác (ASEAN hay ngoài ASEAN) tại quốc gia thành viên.^* Nguyên tắc MEN cũng có một số trường hợp ngoại lệ Ngoài những trường hợp ngoại lệ chung (áp dụng cho tất cả các nước thành viên ATISA) nói trên, với riêng Việt Nam còn được ghi nhận 04 lĩnh vực ngoại lệ khác, được loại trừ hoàn toàn khỏi nguyên tắc MEN, bao gồm: Dịch
%2 Như Co quan phúc thấm của WTO từng nhận xét: nghĩa vụ đối xử MEN nêu trong khoản 1 Điều 1 của GATTlà “nền tảng của GATT” và là “một trong những trụ cột của hệ thống thương mại WTO”: Xem Bao cáo của Coquan phúc thấm, vụ EC-Tariff Preferences, đoạn 101 Cũng xem Báo cáo của Cơ quan phúc thâm, vụ US-Section
211 Appropriations Act, đoạn 297.
43 | HLH Weiler, S Cho, I Feichtner & J Arato (2017), The Law of World Trade Organization Unit V: The
Most-Favored Nation (MEN) Principle pg.3
44 Xem Điều 7 ATISA.
Trang 25vụ viễn thông; Dịch vụ vận tải biển, Dịch vụ nghề cá, Dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không.*°
Nói chung, MEN đảm bảo mỗi khi một quốc gia mở cửa thị trường, quốc gia đó không được phép phân biệt đối xử với dịch vụ từ các đối tác thương mại của mình — cơ hội hợp tác là bình dang, điều này có nghĩa là cơ hội cạnh tranh của các quốc gia là
ngang nhau.
3 Nguyên tắc tiếp cận thị trường (Market Access)
Các điều kiện về “tiếp cận thị trường” trong thương mại dịch vụ có thê hiểu là các yếu tô ảnh hưởng trực tiếp đến việc chủ thé cung cấp dịch vụ Quốc gia thành viên cung cấp dich vụ vào lãnh thé của Quốc gia thành viên khác trên cả phương diện dich vụ xuyên biên giới lẫn đầu tư.^5 Về co bản, nguyên tắc tiếp cận thị trường được quy định tại Điều 8 ATISA tiếp thu gần như hoàn toàn cách quy định về tiếp cận thị trường tại Điều XVI Hiệp định GATS trong khuôn khổ WTO.
Nguyên tắc MA trong ATISA được quy định tại Điều 8, cụ thể theo nguyên tắc này yêu cầu Quốc gia thành viên không được sử dụng một số biện pháp hạn chế hoạt động cung cấp dịch vụ của các nhà cung cấp nước ASEAN khác trên lãnh thổ Quốc gia thành viên Các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường được phân chia thành 6 loại như sau: (a) Giới hạn số lượng nhà cung cấp dịch vụ; (b) Giới hạn tổng giá trị giao dịch hoặc tài sản; (c) Giới hạn tổng số dịch vụ cung cấp hoặc tổng số lượng sản phẩm dau ra tính theo đơn vị; (d) Giới hạn tông số cá nhân cần thiết/liên quan trực tiếp tới việc cung cấp một dịch vụ được phép tuyên dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc bởi một nhà cung cấp dịch vụ; (e) hạn chế việc lựa chọn hoặc yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ bắt buộc phải theo một hình thức pháp lý cụ thể hoặc liên doanh dé được cung cấp dịch vụ; (f) Giới hạn tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài Đồng thời cần lưu ý rằng theo nguyên tắc này, bất kỳ biện pháp nào rơi vào một hoặc các trường hợp nói trên đều sẽ bị cắm dù
biện pháp đó được thực hiện trên toàn bộ hay chỉ ở một vùng, địa phương nao đó của
Quốc gia thành viên Nguyên tắc này đưa ra yêu cầu các quốc gia thành viên không được phép duy trì hoặc ban hành mới bat kỳ một biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường nao ngoại trừ các biện pháp được liệt kê cụ thể trong danh mục các biện pháp không tương thích của quốc gia thành viên theo Điều 11 ATISA.
45 Nguyễn Thị Thu Trang, Dương Huy Hoàng, Phan Thị Uyên (2021) Số tay Hỏi - Đáp về Hiệp định thương mại
dịch vụ ASEAN (ATISA), Dự án Thúc đây năng lực cạnh tranh trong khuôn khô Sáng kiên hội nhập ASEAN(COMPETE), NXb Hà Nội Tr.24.
“ Hoàng Việt Hà (2021), Cam kết gia nhập CPTPP về thương mại dịch vụ trong tương quan với các điều ước quốc
tê khác mà Việt Nam là thành viên, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học luật Hà Nội.
Trang 26Bốn biện pháp đầu tiên từ (a) đến (d) theo quy định tại Điều 8 ATISA là các biện pháp hạn chế về số lượng (quantitative limitations), các biện pháp còn lại liên quan tới các biện pháp hạn chế về hình thức thành lập nhà cung cấp dịch vụ được quy định tại điểm (e) và (f)
a) Các biện pháp hạn chế về số lượng (quantitative limitations) Giới hạn số lượng nhà cung cấp dịch vụ (điểm (a) Diéu 8 ATISA)
Theo quy định tại điểm (a), Điều 8 ATISA, các quốc gia thành viên sẽ không được ban hành hoặc duy trì các biện pháp hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù là dưới hình thức hạn ngạch về số lượng; độc quyên; nhà cung cấp dịch vụ độc quyền hoặc là yêu cầu cần thiết về kiểm tra kinh tế.” Trong thương mai dich vụ quốc tế, đối với nguyên tắc tiếp cận thị trường, cần lưu ý, ngay cả khi một biện pháp không đề cập đến bat kỳ một con số nào vẫn có thé được coi là hạn chế về số lượng mà không phụ thuộc vao hình thức của biện pháp Đề xác định một biện pháp có phải là hạn chế về số lượng hay không cần xem xét bản chất của biện pháp đó.# Chang hạn như, trong vụ việc US-Gambling, khi Hoa Kỳ đưa ra một lệnh cam đối với việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong lĩnh vực cá cược và cờ bạc ở một thị trường đã được cam kết cho phép tiếp cận thị trường một cách hoàn toàn được xác định là biện pháp giới hạn số lượng nhà cung cấp dich vụ Trong vụ việc này, Ban Phúc thâm của WTO đã khang định rằng một lệnh cắm hoàn toàn việc cung cấp một số dịch vụ nhất định sẽ có giới hạn về số lượng nhà cung cấp dịch vụ bằng không, vì vậy phải được xem như một biện pháp giới hạn số lượng nhà cung cấp dich vụ.
Giới hạn về tổng giá trị giao dịch dịch vụ hoặc tài sản (điểm (b) Điễu 8 ATISA) Biện pháp giới hạn về tổng giá trị giao dịch dịch vụ hoặc tài sản không phải là loại biện pháp được áp dụng phổ biến cho tat cả các ngành dich vụ Biện pháp nay được áp dụng đối với một số lĩnh vực dich vụ cụ thé, chang hạn như các dịch vụ về tài chính Chăng hạn như, biện pháp giới hạn các khoản vay mà một ngân hàng nước ngoài có thể thực hiện theo tong giá trị tiền tệ sẽ được coi là vi phạm quy định về tiếp cận thị trường theo điểm (b) Điều 8 ATISA Điều khoản này cũng cam các hạn chế đối với tông giá trị
“7 Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ được giải thích tại điểm (e), Điều 5 ATISA, được hiểu là bất kỳ cá nhân nàocung cấp một dịch vụ Cá nhân được hiểu là công dân của một trong các quốc gia thành viên hoặc cá nhân cóquyên thường trú tại lãnh thd của một quốc gia thành viên, với điều kiện quốc gia đó công nhận việc đối xử đầy
đủ đối với cá nhân có quyền thường trú như đối với công dân nước mình liên quan tới các biện pháp ảnh hưởng
đến thương mại dịch vụ (xem điểm (p) và (q) Điều 5 ATISA.
48 Delimatsis, Panagiotis and Molinuevo, Martin, Article XVI GATS: Market Access (2008) MAX PLANCK
COMMENTARIES ON WORLD TRADE LAW, WTO - TRADE IN SERVICES, Riidiger Wolfrum, Peter-Tobias Stoll, Clemens Feinäugle, eds., Vol 6, pp 367-426, Leiden/Boston: Martinus Nijhoff Publishers, 2008,Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=1280219, trang 3.
# Delimatsis, Panagiotis and Molinuevo, Martin, Tldd, trang 8.
Trang 27tài sản của các nhà cung cấp dịch vụ, chăng hạn như việc đặt ra hạn chế các công ty con của một ngân hàng nước ngoài không được vượt quá mức x% tổng tài sản của tất cả các ngân hàng trong nước Việc quy định như vậy kết hợp với cam các giới hạn về số lượng các dich vụ cung cấp và số lượng dau ra của sản pham dịch vụ theo điểm (c), nguyên tắc này đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không bị hạn chế về khả năng tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đã được cam kết.
Giới hạn tổng số dịch vụ cung cấp hoặc tổng số lượng sản phẩm đâu ra (điểm (c) Điều 8 ATISA)
Tổng SỐ lượng dịch vụ được hiểu là kết quả của việc sản xuất dịch vụ Chang han như biện pháp hạn chế về thời lượng phát sóng dành cho phim nước ngoài là biện pháp giới hạn tổng số lượng sản phẩm đầu ra của dịch vụ Điều khoản này đảm bảo răng các quốc gia thành viên không phá vỡ cam kết tiếp cận thị trường của mình bằng cách cắm gia nhập thị trường của mình về tong thé hoặc đưa ra lệnh cắm đôi với phương tiện cung cấp dich vụ cụ thé nhất định (ví dụ như lệnh cam chi áp dụng đối với cung cấp dich vụ thông qua các phương tiện điện tir).°°
Theo chú thích 5 liên quan tới điểm (c) Điều 8 ATISA, mặc dù giới hạn về số lượng hoạt động dịch vụ hoặc số lượng sản phâm đầu ra của dịch vụ bị cắm, các quốc gia thành viên được phép tự do duy trì hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế đầu vào đối với việc cung cấp dịch vụ Điều này cho phép các quốc gia thành viên phân tách rõ ràng giữa dịch vụ chính và các dịch vụ là đầu vào cho ngành dịch vụ đó Chang hạn như dịch vụ kế toán được xem như là dịch vụ đầu vào so với dịch vụ tài chính, do đó, các quốc gia thành viên đã cam kết tự do hoá theo các dịch vụ tài chính sẽ không có nghĩa vụ mở rộng cam kết này đối với các lĩnh vực kế toán của mình trừ khi quốc gia đó cam kết rõ ràng trong biểu cam kết cụ thé.
Giới hạn về tổng số cá nhân liên quan đến việc cung cấp dịch vụ (điểm (d) Điêu 8 ATISA)
Về nguyên tắc, điều khoản này áp dụng cho tất cả các phương thức cung ứng dịch vụ, tuy nhiên, nguyên tắc này nhằm mục đích điều chỉnh cụ thể với các dịch vụ được cung cấp ở phương thức thứ 3 (hiện diện thương mai) và thứ 4 (hiện diện thé nhân) Cần lưu ý, điều khoản này chi áp dụng cho các giới hạn tối đa về số lượng Theo đó, nêu quốc gia thành viên đưa ra một biện pháp yêu cầu một hiện diện thương mại sử dụng Ít nhất một số lượng nhất định công dân của quốc gia đó sẽ không vi phạm quy tắc này do nó không đưa ra giới hạn tong số lượng cá nhân liên quan đến cung cấp dịch vụ Những biện pháp hạn chế theo quy định của điều khoản này thường liên quan đến việc sử dụng
5° Delimatsis, Panagiotis and Molinuevo, Martin, Tldd, trang 10.
Trang 28người nước ngoài, chăng hạn như biện pháp yêu cầu lao động nước ngoài không được vượt quá x% và/hoặc tiền lương của người nước ngoài không được vượt quá y% tong số tiền lương trong đơn vị.
(b) Các biện pháp hạn chế về hình thức thành lập nhà cung cấp dịch vụ Hai biện pháp được quy định tại điểm (e) và điểm (f) Điều 8 ATISA có khác biệt đáng kể so với các biện pháp hạn chế về số lượng được quy định từ điểm (a) đến điểm (d) ké trên Theo đó, các biện pháp này mang tính định tính chứ không thê định lượng như bốn biện pháp đầu tiên Đó có thé là các hạn chế đối với hình thức pháp lý cụ thé hoặc liên doanh dé được cung cấp dịch vụ hay đặt ra yêu cầu về tỉ lệ vốn góp của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Giới hạn về hình thức pháp lý cụ thể hoặc liên doanh để được cung cap dich vu (diém (e) Diéu 8 ATISA)
Theo quy định này, các quốc gia thành viên không được giới han một hình thức pháp nhân nhất định đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài dé được cung cấp dịch vụ nhất định tại các lĩnh vực dịch vụ đã cam kết Tất cả các hình thức pháp nhân đều phải được phép cung cấp dịch vụ một cách độc lập, dù là pháp nhân đó có liên kết hay không liên kết Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên cũng không được phép yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài liên doanh trong việc cung cấp một dịch vụ nhất định nhằm đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không bị hạn chế về việc lựa chọn hình thức thành lập pháp nhân dé được cung cấp dịch vụ trong một thị trường nhất định Các biện pháp yêu cầu liên doanh khá phổ biến trong chính sách của một số quốc gia, bên cạnh đó việc yêu cầu liên doanh có thể cũng mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ khi cho phép họ tiếp thu kinh nghiệm của đối tác trong nước tại thị trường địa phương Mặt khác, các dự án liên doanh có thé được các cơ quan chính phủ ưu tiên dé thúc day việc chuyên giao công nghệ cũng như bí quyết kinh doanh từ các doanh nghiệp quốc tế cho các công ty trong nước Tuy nhiên, biện pháp này cũng có thể được sử dụng dé buộc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải liên doanh với các công ty trong nước hoạt động kém hiệu quả Do đó điều khoản này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài có quyền tự do lựa chọn hình thức thiết lập doanh nghiệp thông qua hiện diện thương mại ở các lĩnh vực dịch vụ đã được cam kết.
Giới hạn về tỉ lệ vốn góp nước ngoài điểm (e) Diéu 8 ATISA
Quy định này chỉ áp dụng đối với các dich vụ được cung cấp thông qua mode 3 (hiện diện thương mai) Các biện pháp bị cam được áp dung bao gồm các giới hạn tỉ lệ phan trăm tối đa của vốn nước ngoài Biện pháp này cũng áp dụng đối với các giới hạn đặt ra tỉ lệ tham gia cô phần là bao nhiêu phần trăm đối với mỗi cô đông nước ngoài riêng lẻ hoặc các biện pháp đặt ra mức trần toi đa đối với sự tham gia của vốn nước
Trang 29ngoài Chang hạn như quy định về số vốn tôi đa có thé được dau tư theo luật, bất ké số vốn đó được phân bố như thế nào giữa những nhà đầu tư nước ngoài Cần lưu ý, các biện pháp yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có một lượng vốn chủ sở hữu tối thiểu nhất định dé tham gia vào doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều khoản này điều chỉnh 4 Nguyên tắc hiện diện tại nước sở tại (Local present - LO)
Tại điều 9 Chương II, Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) yêu cầu quốc gia thành viên không được đặt ra các điều kiện sau đây đối với một nhà cung cấp dịch vụ từ nước ASEAN khác dé được cung cấp dịch vụ qua biên giới cho khách hàng ở nước sở tại: (i) Phải thành lập hoặc duy trì một văn phòng đại điện hoặc tổ chức dưới bat kỳ hình thức pháp ly nào khác (chi nhánh, doanh nghiệp, ) tại nước sở tại; (ii) Phải là người cư trú thường xuyên tại nước sở tại.
Có thê thấy rằng hiện diện tại nước sở tại là một trong những mục tiêu quan trọng chiến lược mà bat kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào luôn muốn hướng đến Khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp tại nước sở tại sẽ góp phan tối đa hóa những lợi ich mà nhà cung cấp dịch vụ có thể đạt được Nhà cung cấp dịch vụ có thể thông qua nguyên tắc hiện diện tại nước sở tại của mình dé trực tiếp cung cấp dịch vụ, tạo ra lợi nhuận trực tiếp và hưởng ưu đãi đầu tư từ quốc gia mình đầu tư vào.
5 Nguyên tắc nhân lực lãnh dao (Senior management and Board of Directors
Nguyên tắc về nhân lực lãnh đạo được quy định tại điều 10 ATISA, cụ thể như sau: “1 Một quốc gia thành viên không được yêu cau pháp nhân của Quốc gia thành viên đó bồ nhiệm vào các vị trí quản lý cấp cao thé nhân thuộc bat kỳ quốc tịch cụ thé
2 Một quốc gia thành viên có thể yêu cẩu da số ban giám đốc của một pháp nhân của Quốc gia thành viên đó có quốc tịch hoặc cư trú cụ thể trên lãnh thé của Quốc gia thành viên, miễn là yêu cau đó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến kha năng của nhà dau tư đối với thực hiện quyên kiểm soát đối với khoản dau tư của minh.”
Nguyên tắc này đòi hỏi Quốc gia thành viên không được đặt ra yêu cầu về quốc tịch cụ thể của các cá nhân ở vị trí lãnh đạo của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hiệp hội Tuy nhiên, ATISA vẫn cho phép Quốc gia thành viên được đặt ra yêu cầu về quốc tịch hoặc yêu câu về cư trú thường xuyên đôi với nhóm chiêm đa sô trong Ban lãnh đạo
Trang 30của doanh nghiệp nếu như yêu cầu này không ảnh hưởng đáng kê tới quyền điều hành khoản dau tư của nhà dau tư nước ngoài.°!
II Những điểm mới cơ bản trong quy định về các nguyên tắc chung của ATISA
so với GATS và AFAS
Phần này trình bày một số khác biệt cơ bản trong quy định về các nguyên tắc chung của ATISA so với hai hiệp định nền tang trong hợp tác thương mại dịch vụ trong khuôn khổ ASEAN là Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ 1995 (AFAS) và Hiệp định chung về dịch vụ (GATS) trong khuôn khổ WTO Những điểm khác biệt cơ bản này góp phần giúp cho ATISA có mức độ và phạm vi tự do hoá cao hơn so với hai hiệp định nói trên.
1 Khác biệt về cau trúc quy định
Về các nguyên tắc cơ bản, ATISA có cách quy định tương đối khác biệt so với Hiệp định truyền thống trong khuôn khổ WTO về thương mại dịch vụ - GATS và Hiệp định trước đó của ASEAN trong lĩnh vực này — Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)
Theo ATISA, nhóm các nghĩa vụ cơ bản, bao gồm nguyên tắc NT (Điều 6); nguyên tắc MEN (Điều 7); nguyên tắc MA (Điều 8); nguyên tac LC (Điều 9); nguyên tắc SMBD (Điều 10) được quy định tại Phần II của Hiệp định Do đó, ngoại trừ các ngành, lĩnh vực dịch vụ được liệt kê tại danh mục không tuân thủ của các quốc gia thành viên theo Điều 11 của Hiệp định, các nguyên tắc ké trên sẽ được áp dung chung và không có điều kiện cho tất cả các ngành dịch vụ trong khuôn khổ hợp tác của ATISA Cách tiếp cận này của ATISA khiến cho mức độ và phạm vi tự do hoá thương mại dịch vụ cao hơn nhiều so với các cam kết của GATS Về mặt cấu trúc, GATS đưa ra các nguyên tắc chung mà tất cả các quốc gia thành viên phải tuân thủ trong đó có nguyên tắc MEN (Điều II), nguyên tắc minh bach (transparency) (Điều III) và các nguyên tắc liên quan đến doanh nghiệp độc quyền là những nguyên tắc chung, áp dụng không có điều kiện trong tất cả các ngành dịch vụ cam kết Còn nguyên tắc NT và nguyên tắc MA sẽ được đàm phán cụ thể trong từng ngành, lĩnh vực dich vụ trong các biểu cam kết cụ thé của từng quốc gia thành viên Vì vậy, mức độ cam kết mở cửa về thương mại dịch vụ trong GATS còn dé đặt và có nhiều hạn chế trong từng ngành, phân ngành dịch vụ đối với từng nước thành viên do hai nguyên tắc NT và MA được áp dụng có điều kiện, còn nhiều hạn chế, phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với cung cấp dịch vụ trong nước còn tồn tại ở các mức độ khác nhau Bên cạnh đó, néu GATS coi minh bach là một trong những nguyên tắc chính thì sang đến ATISA, nó không còn trở thành nghĩa vụ cơ bản
5! Nguyễn Thị Thu Trang, Dương Huy Hoàng, Phan Thị Uyên, Số tay Hỏi — Đáp về Hiệp định thương mại dịch
vụ ASEAN (ATISA), Dự án Thúc day năng lực cạnh tranh trong khuôn khổ Sáng kiến hội nhập ASEAN(COMPETE), NXb Hà Nội, 2021, trang 27.
Trang 31mà lại được hiệp định này quy định thuộc vào nhóm nghĩa vụ cam kết quy định tại Phần
III của Hiệp định.
So với GATS, quy định về các nguyên tắc cơ bản của ATISA cũng có nhiều khác biệt đáng ké Cũng trên cơ sở các quy định của GATS, AFAS đã được xây dựng, vậy
nên nhìn chung các phương thức tự do hóa thương mại của hai hiệp định này là tương
đối giỗng nhau Trong AFAS, thuật ngữ “đối xử quốc gia” hoàn toàn không được đề cập đến, mặc dù Điều 3 AFAS yêu cau các quốc gia thành viên phải loại bỏ và cắm các biện pháp phân biệt đối xử Việc tham chiếu chéo từ GATS của các quốc gia thành viên cũng phục vụ kết hợp các nguyên tắc khác nhau của GATS vào AFAS - vi du, tự do hóa theo các lĩnh vực dịch vụ cụ thể theo từng phương thức trong số bốn phương thức cung cấp Còn đối với ATISA, “đối xử quốc gia” đã được quy định thành một điều khoản riêng và là nguyên tắc cơ bản được đề cập đến đầu tiên.
Ngoài ra, AFAS còn tham chiếu chéo một cách tông quát và sâu rộng hơn đến GATS cụ thể như trong Điều XIV của AFAS có quy định rằng đối với các van dé nảy sinh trong hiệp định AFAS nhưng chưa được quy định cụ thể bằng một điều khoản cụ thé nào thì những điều khoản cụ thé va các quy định của GATS sẽ được dẫn chiếu và áp dụng Như vậy nó đã giải thích cho lý do tại sao AFAS không cần xác định nội dung các quy tắc đối xử quốc gia, tối huệ quốc và tiếp cận thị trường, vì trong GATS đã cung cấp một định nghĩa riêng về các nguyên tắc cốt lõi này đồng thời tất cả các điều khoản trong GATS liên quan đến các van dé mà không có điều khoản cụ thê nào được quy định cụ thé trong AFAS cũng sẽ được áp dụng cho AFAS Như vậy, trong mọi trường hợp, các quy tắc GATS liên quan đến các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ sẽ mặc định áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên ASEAN với tư cách là thành viên của
Về nguyên tắc MEN, đây là nguyên tắc quan trọng trong GATS cũng được đề cập trong AFAS Nguyên tắc này được quy định tại điều IV (1) của AFAS, yêu cầu các quốc gia thành viên tham gia đàm phán về các biện pháp ảnh hướng đến thương mại dịch vụ nhăm đạt được các cam kết vượt ra ngoài GATS và các quốc gia này sẽ dành cho nhau đối xử ưu đãi trên cơ sở MEN.
Về quy tắc tiếp cận thị trường, AFAS yêu cầu mức độ tự do hóa cao hơn so với GATS, vì nó yêu cau các quốc gia thành viên AFAS loại bỏ một cách chính đáng tat cả các hạn chế tiếp cận thị trường giữa các quốc gia thành viên - điều không bắt buộc theo cách tiếp cận linh hoạt của GATS Bước sang ATISA, việc tiếp cận thị trường được quy định cụ thể chỉ tiết, trong đó quốc gia thành viên không được sử dụng một số biện pháp hạn chế hoạt động cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp nước ASEAN khác trên lãnh thổ quốc gia sở tại, như vậy các nhà cung cấp dịch vụ từ ASEAN sẽ được trực tiếp tiếp cận
Trang 32thị trường mà không bị quốc gia sở tại hạn chế hoạt động Nguyên tắc này của ATISA đã mở rộng cánh cửa thị trường, tạo điều kiện cho các nhà dịch vụ phát triển mà không bị bó hẹp chỉ ở một số vùng hay địa phương nao đó của quốc gia sở tại Như vậy, ATISA cung cấp các cơ hội tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cao hơn bất kì hiệp định thương mại dịch vụ trước đó của các quốc gia thành viên ASEAN.” Ngoài ra, ATISA còn đưa vào thêm hai nguyên tắc mới là nguyên tắc LPTM và nguyên tac SMBDTM, đây là hai nguyên tắc chưa từng được quy định ở các hiệp định về thương mại trước đây, nay được thêm vào ATISA như một màu sắc mới tạo ra sự khác biệt của hiệp này so với GATS va AFAS và các hiệp định trước.
Tóm lại, ATISA đã báo trước một giai đoạn mới quan trọng trong tự do hóa và
hội nhập dịch vụ cho khu vực Việc chuyên từ hướng dẫn bởi một hiệp định khung sang một hiệp định chính thức với những quy định cụ thể báo hiệu ASEAN đã có thê tiến lên trong các cuộc đàm phán về dịch vụ của mình ATISA tạo tiền đề cho quá trình hội nhập và tự do hóa dịch vụ trong tương lai bằng cách thiết lập các cam kết nhằm tiến tới một cơ chế minh bạch hơn.
2 Khác biệt về nguyên tắc đàm phán
Thứ nhất, áp dụng nguyên tắc đàm phán chọn — bỏ thay vì nguyên tắc đàm phán chọn — cho truyền thông
Như đã nói ở trên, quy định về nguyên tắc NT của ATISA kế thừa hoàn toàn quy định về nội dung tại Điều XVII Hiệp định GATS Cách thức thực hiện nguyên tắc này
theo quy định tại ATISA cũng tương tự như theo quy định của Hiệp định GATS, theo
đó nguyên tắc NT sẽ được đưa vào các biéu cam kết theo từng ngành, từng lĩnh vực cụ thé Tuy nhiên, ATISA có một điểm mới cơ bản so với các Hiệp định về thương mại dịch vụ trước đó là lựa chọn nguyên tắc đàm phán chọn-bỏ thay vì chọn-cho.
Theo GATS, mỗi quốc gia thành viên sẽ nêu rõ các cam kết cụ thé của mình liên quan tới tiếp cận thị trường (theo Điều XVI Hiệp định GATS) và đối xử quốc gia (theo Điều XVII Hiệp định GATS) trong bảng thể hiện cam kết của từng quốc gia trong từng lĩnh vực thương mại dịch vụ cụ thể Những cam kết này chỉ đảm bảo mức độ đối xử tối thiểu của quốc gia về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia trong các lĩnh vực cam kết Quy định về nguyên tắc NT của ATISA kế thừa hoàn toàn quy định về nội dung tại Điều XVII Hiệp định GATS Cách thức thực hiện nguyên tắc này theo quy định tại ATISA cũng tương tự như theo quy định của Hiệp định GATS, theo đó nguyên tắc NT sẽ được
3 Ingo Borchert, Batshur Gootiiz & Aaditya Matto, Restrictions on Services Trade and FDI in Developing
Countries World Bank, mimeo (2010).
533 Điều 9 ATISA.54 Điều 10 ATISA.
Trang 33đưa vào các biểu cam kết theo từng ngành, từng lĩnh vực cụ thé Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản theo ATISA khi đưa các nguyên tắc này vào trong các vòng đàm phán và thé hiện trong các danh mục cam kết cụ thể quốc gia so với Hiệp định GATS và Hiệp định AFAS, thậm chí cả FTA thế hệ mới như Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA), đó là thực hiện theo nguyên tắc đàm phán chọn — bỏ thay vì chọn — cho Với phương pháp “chọn - cho”, quốc gia thành viên sẽ mở cửa các thị trường dịch vụ của mình bang cách liệt kê cụ thé các lĩnh vực dich vu thị trường dịch vụ (ngành, phân ngành, hoạt động) mà mình “chọn” dé mở cửa “cho” nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư của nước đối tác trong một Danh mục (thường gọi là Biểu cam kết mở cửa thị trường dịch vụ) bằng các cam kết về NT và MA trong mỗi ngành, lĩnh vực dịch vụ.
Đàm phán dịch vụ trong ATISA được thực hiện theo hình thức “chọn - bỏ” - đây
là một điểm mới khác biệt cơ bản trong việc chọn phương thức mở cửa thị trường Với
phương pháp này, trừ các trường hợp bảo lưu, nước thành viên tham gia Hiệp định sẽ
mở cửa tất cả các thị trường dịch vụ của mình và cam kết ứng xử với nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư đối tác liên quan theo các nguyên tắc cơ bản từ Điều 6 đến Điều 10 ATISA đã được phân tích ở phần trên, trừ các ngành, các lĩnh vực dịch vụ được liệt kê tại Danh mục các biện pháp không tương thích theo quy định tại Điều 11 ATISA.
Như vậy, mở cửa thị trường theo phương pháp “chọn - bỏ” rộng hơn, tự do hơn,
dé dự đoán hơn va minh bạch hơn cho các đối tác so với phương pháp “chọn - cho”.55 Cụ thê, với phương thức “chọn - cho”, đối với các lĩnh vực chưa “cho phép” mở cửa, nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ không thê dự đoán trước được các biện pháp, hạn chế hay yêu cầu của Nhà nước nước sở tại với mình Trong khi đó, với phương thức “chọn-bỏ”, với các lĩnh vực không bảo lưu, nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ nước ngoai được bảo đảm rằng Nhà nước nước sở tại sẽ phải mở cửa cho mình tiếp cận thị trường và không áp dụng bất kỳ hạn chế, điều kiện nào với mình khác biệt hay kém thuận lợi hơn so với nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ nội địa hoặc một nước thứ ba nào khác.
Thứ hai, áp dụng nguyên tắc “chỉ tiễn không lùi `.
Ngoài phương thức “chọn - bỏ”, ATISA còn đề cập tới nguyên tắc “chỉ tiễn không lùi” (rachet) Theo nguyên tắc này, bat kỳ sửa đối nào đối với các biện pháp liên quan phải bảo đảm không làm giảm mức độ tuân thủ các nguyên tắc ứng xử cơ bản (05 nguyên tắc) so với chính biện pháp đó trước lúc sửa đổi Tuy nhiên, quy định cụ thé về nguyên tắc rachet này sẽ được các nước thành viên ATISA thảo luận cụ thê khi Hiệp định có hiệu lực.°5 Có thê thay, với phương thức tiếp cận mới của ATISA sẽ giúp thúc đây tiễn
55 Handbook “Q&A about ASEAN Trade in Services Agreement (ATISA)” tr.29.3° Handbook “Q&A about ASEAN Trade in Services Agreement (ATISA)” tr.29.
Trang 34trình hội nhập kinh tế, bao gồm mở cửa và tự do hóa, minh bạch hóa về khuôn khổ pháp ly và quy định hiện hành trong các nước ASEAN, góp phan củng có niềm tin của các nhà đầu tư trong khu vực ASEAN khi gia nhập thị trường.
ILL Đánh giá về thuận lợi, thách thức của Việt Nam khi thực hiện các nghĩa vụ cơ bản theo quy định tại Hiệp định này.
ATISA được kì vọng sẽ thúc đây hơn nữa thương mại dịch vụ trong khu vực và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khâu dịch vụ trong ASEAN Là một trong 03 hiệp định trụ cột về thương mại hiện nay của ASEAN, ATISA góp phần đây mạnh tiến trình hội nhập kinh tế bao gồm mở cửa và tự do hóa, minh bạch hóa về khung khổ pháp lý và quy định hiện hành trong các nước thành viên ASEAN, qua đó củng có niềm tin cho các nhà dau tư trong khu vực khi gia nhập thị trường Việc ký kết
ATISA mang lại thuận lợi cho Việt Nam trong việc tham gia vào thị trường dịch vụ khu
vực, nhưng đồng thời cũng đặt ra một số thách thức cho doanh nghiệp cũng như chính
phủ Việt Nam.1 Thuận lợi
về tổng thể, Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại về Dịch vụ (ATISA) sẽ giành được nhiều thời cơ thuận lợi cả về trước mắt và lâu dài, cụ thé là những thời cơ chủ yếu sau:
Đầu tiên, khi gia nhập ATISA, Việt Nam sẽ được hưởng các chế độ được quy định cụ thé trong Hiệp định như chế độ đối xử quốc gia (NT), chế độ tối huệ quốc (MEN), chế độ tiếp cận thị trường (MA) cùng với hai chế độ mới là chế độ hiện diện tại nước sở tại (LA) và ban lãnh đạo chủ chốt (SMBD) Nếu không phải là thành viên của ATISA thì các nhà cung cấp dịch vụ và một số dịch vụ từ Việt Nam sẽ gặp những rào cản về phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ Vì vậy, khi Việt Nam tham gia vào hiệp định trên thì sẽ được hưởng những ưu đãi từ các chế độ như chế độ MEN, chế độ NT một cách lâu dài từ các nước thành viên khác, không bị phân biệt đối xử Điều này có ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế thị trường đang trên con đường mở cửa hội
nhập của Việt Nam Một trong những mục tiêu của ATISA là tăng cường hợp tác giữa
các nước thành viên nhằm thống nhất các nguyên tắc ứng xử chung đối với thương mai dịch vụ, áp dụng cho tất cả các lĩnh vực dịch vụ, ngành dịch vụ, qua đó thúc đây tự do hóa trong thị trường dịch vụ bằng cách tiếp cận mới, tự do hóa toàn bộ ngoại trừ các lĩnh vực còn bảo lưu Việc Việt Nam thực hiện những cam kết cụ thé trong ATISA được kỳ vọng sẽ mang tới lợi ich đáng ké cho việc tham gia vào những hoạt động thương mai dịch vụ nội khối ASEAN.
Thứ hai, khi tham gia ATISA, Việt Nam sẽ dan từng bước 6n định được thi trường trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Điều này có ý nghĩa tích cực đối với nền kinh
Trang 35tế thị trường của Việt Nam Một trong những mục tiêu của ATISA là thúc đây thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, mang đến một thị trường và quy mô dịch vụ lớn hơn tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của nhau và trợ giúp cho sự phát triển bên trong của từng nền kinh tế thành viên Khi Việt Nam là thành viên của ATISA sẽ được hưởng quy chế được quy định dé mở rộng thị trường, có thêm cơ hội thu hút các nhà cung cấp dịch vụ từ nước ngoài và giảm thiểu những rủi ro trong thương mại dịch vụ Thực tế, sự 6n định thị trường dịch vụ chỉ có thể được đảm bảo trong điều kiện chúng ta phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và khả năng cạnh tranh quốc gia, đồng thời Việt Nam cần chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật dé thực hiện ATISA một cách hiệu quả.
Thứ ba, khi thực hiện các nguyên tắc trong hiệp định sẽ góp phan day nhanh hon nữa việc xây dựng, điều chỉnh và tăng cường chính sách pháp luật, cơ chế quản lý, điều hành nén kinh tế dịch vụ cho phù hợp với luật pháp và thông lệ khu vực và quốc tế Có thé xem ASEAN như một “sân chơi nhỏ” cap khu vực giúp Việt Nam làm quen dan với các luật chơi chung của quốc tế dé dần tham gia vào tiến trình hội nhập ở quy mô lớn hơn như APEC, WTO, Các nguyên tắc cơ bản như NT và MEN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ thống thương mại đa phương, khi Việt Nam tham gia vào ATISA và làm quen được với các nguyên tắc trên sẽ tạo tiền đề cho việc hội nhập sâu rộng sau này, phát huy tối đa ngu6n lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ.
2 Thách thức
Bên cạnh những thời cơ mở ra cho Việt Nam khi tham gia hiệp định Thương mại
dịch vụ ASEAN (ATISA), việc thực hiện các nghĩa vụ cũng dem đến những thách thức nhất định.
Một là, với việc thực hiện nguyên tắc mở cửa thị trường, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn Đó là sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam với nhà cung cấp dịch vụ giữa các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và còn trong thị trường nội khối Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm dịch vụ với dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ với nhau Do cam kết mở cửa trong ATISA của mỗi nước sẽ được áp dụng thống nhất với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của tất cả các thành viên khác, đồng thời mức mở cửa suy đoán sẽ thuận lợi hơn so với AFAS, một số nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam đã và đang hiện diện ở một số nước ASEAN theo cơ chế trước đây sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khó khăn hơn Với ATISA, đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ không còn chỉ là nhà cung cấp dịch vụ nước sở tại mà còn cả các nhà cung cấp dịch vụ ASEAN khác
vào thị trường qua ATISA.
Trang 36Hai là, Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế nước ta nhìn chung còn nghèo và lạc hậu, việc hội nhập kinh tẾ với các nước lang giéng con gap nhiều khó
khăn (ví dụ như việc thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)) chứ chưa nói
đến việc hội nhập sâu rộng hơn với các nước trong khu vực Đặc biệt, khi thực hiện các nguyên tắc NT hay MEN, Việt Nam sẽ phải phải đương đầu với việc mở cửa rộng hơn thị trường trong nước cho các dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ ASEAN có thể khiến cho việc cạnh tranh trên thị trường Việt Nam trở nên gay gắt hơn Việc này dẫn đến phần nào thị trường trong nước phải thu hẹp lại, việc các nhà cung cấp dịch vụ và một số mặt hàng dịch vụ trong nước phải chịu sự sức ép rất lớn đến từ nước ngoài Nguy cơ này đặc
biệt lớn ở những lĩnh vực dịch vụ mà doanh nghiệp Việt Nam còn có năng lực cạnh
tranh hạn chế, uy tín chưa cao (ví dụ bảo hiểm, vận tải, giáo dục, phân phối, )
Ba là, việc Hiệp định Thương mại Dịch Vụ ASEAN (ATISA) bổ sung thêm các nguyên tắc mới như nguyên tắc LP và nguyên tắc SMBD cũng là một trong những thách thức to lớn mà Việt Nam phải đối mặt Với các nguyên tắc như NT hay MEN là những nguyên tắc xương sống trong thương mại quốc tế, sự xuất hiện của hai nguyên tắc này cũng có từ rất lâu, tuy nhiên hiện nay nước ta vẫn gặp phải các thách thức khi thực hiện Như vậy với những nguyên tắc mới được ATISA đề cập đến, Việt Nam sẽ phải mất một khoảng thời gian không nhỏ để thích nghi cũng như hoàn thiện hệ thống chính sách sao cho vừa phù hợp với pháp luật và thông lệ khu vực, vừa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế,
xã hội.
Kết luận
Có thể thấy răng từ khi ASEAN theo đuổi tự do hóa thương mại dịch vụ từ năm 1995 đến nay đã từng bước mở rộng phạm vi hoạt động đồng thời mở rộng phạm vi các cam kết của mình trong AFAS Việc chuyên từ AFAS sang ATISA được coi như bước chuyên mình mạnh mẽ của ASEAN, góp phan thúc day quá trình tự do hóa dịch vụ ma đích cuối cùng hướng tới hội nhập kinh tế khu vực một cách sâu rộng và chặt chẽ hơn Qua những phân tích ở trên đã mang đến cái nhìn toàn diện hơn về ATISA cũng như những van dé đặt ra trong tương lai khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại dịch
vụ ASEAN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Delimatsis, Panagiotis and Molinuevo, Martin, Article XVI GATS: Market Access(2008) MAX PLANCK COMMENTARIES ON WORLD TRADE LAW, WTO -TRADE IN SERVICES, Riidiger Wolfrum, Peter-Tobias Stoll, Clemens Feinäugle,eds., Vol 6, pp 367-426, Leiden/Boston: Martinus Nijhoff Publishers, 2008,Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=1280219.
Trang 37Gilles Muller, National Treatment and the GATS: Lessons from Jurisprudence,
Journal of World Trade, Volume 50, Issue 5 (2016) tr 819 — 843, tr 820
Hoàng Việt Hà (2021), Cam kết gia nhập CPTPP về thương mai dich vu trong tương quan với các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên, Luận văn thạc sĩ luật
học, Trường đại học luật Hà Nội.
Ingo Borchert, Batshur Gootiiz & Aaditya Matto (2010), Restrictions on ServicesTrade and FDI in Developing Countries World Bank.
J.H.H Weiler, S Cho, I Feichtner & J Arato (2017), The Law of World Trade
Organization Unit V: The Most-Favored Nation (MEN) Principle pg.3
Nguyễn Thi Thu Trang, Dương Huy Hoàng, Phan Thi Uyên (2021) Số tay Hỏi — Dap về Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA), Dự án Thúc đây năng lực cạnh tranh trong khuôn khổ Sáng kiến hội nhập ASEAN (COMPETE), NXb Hà Nội Nicolas F Dieblod (2010), NON-DISCRIMINATION IN INTERNATIONAL
TRADE IN SERVICES
Thanet Wattanakul (2010), Trade in services liberalization of ASEAN Economic
Community, Thailan.
Trường Dai học Luật Ha Nội, Giáo trình Luật Thuong mai quốc tế = Textbook
international trade and business law, NXB Công an nhân dan, 2014.
10 Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mai quốc tế, NXB Công an
nhân dân, 2017.
WTO (2005), A handbook on the GATS Agreement, Cambridge University Press.
Trang 38CAC CAM KET VE MO CUA THỊ TRUONG THEO QUY ĐỊNH CUA HIEP DINH THUONG MAI DICH VU ASEAN (ATISA), CO HOI VA
THACH THUC DOI VOI VIET NAM
ThS.NCS Nguyễn Hữu Hoàng” Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu về các cam kết mở cửa thị
trường dịch vụ trong Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) Từ việc phân
tích nội dung của các cam kết này, nghiên cứu chỉ ra những điểm mà ATISA kế thừa của các hiệp định cũ này và những điểm khác biệt cơ bản Thêm vào đó, nghiên cứu còn đưa ra đánh giá về cơ hội và thách thức mà các cam kết này mang lại đối với Việt Nam Từ các phân tích này, nghiên cứu đề xuất một số định hướng cho Việt Nam Các nội dung cụ thé được phân tích trong nghiên cứu như sau: (i) Đặt van dé; (ii) Nội dung cam kết mở cửa thị trường trong ATISA; (iii) Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, (iv) Một số định hướng dành cho Việt Nam.
Từ khoá: ATISA, ASEAN, cam kết mở cửa thị trường, cơ hội, định hướng, thách
thức, tự do hóa thương mại dịch vụ
1 Đặt vấn đề
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện tại thì tự do hóa thương mại dịch vụ không chỉ còn là một xu thế mà đã trở thành thực tiễn phổ biến trên toàn cầu Các quốc gia tiễn hành tự do hóa thương mại dịch vụ ở nhiều mức độ khác nhau Riêng đối với khu vực ASEAN, các quốc gia thành viên thực hiện tự do hóa thương mai dich vụ thông các Hiệp định thương mại tự do (FTA) về dịch vụ và các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) Với tiễn trình này các quốc gia thành viên ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu trong việc tiền hành tự do hóa thương mai dich vụ.
Tuy nhiên, bối cảnh hợp tác khu vực đã có nhiều thay đổi về mặt chủ quan lẫn khách quan trong những năm gần đây, vì lẽ đó xuất hiện xu hướng mới trong tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ của các quốc gia, tiêu biểu là việc ký kết các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới Các Hiệp định này ra đời trong bối cảnh các khung pháp lý
cũ của ASEAN như GATS hay AFAS đang trở nên hạn hẹp và không đáp ứng được nhu
cầu điều chỉnh một loạt vấn đề mới nảy sinh trong thương mại quốc tế Các Hiệp định này xuất hiện với mục tiêu mở rộng các cam kết về dịch vụ, xóa bỏ các rào cản thương mại, tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch cho các nhà đầu tư, cung ứng dịch vụ.
57 Phòng Nghiên cứu khoa học Tòa án - Học viện Tòa án
Trang 39So với các khu vực mau dich tự do khác thì ASEAN có bước xuất phát điểm chậm
hơn, tuy nhiên, với nhận thức được vai trò của thương mại dịch vụ trong tăng trưởng
kinh tế thì ngay từ những bước tạo lập khung pháp lý ban đầu, ASEAN đã thê hiện sự nỗ lực nhằm hướng tới tự do hóa thương mại dịch vụ thông qua Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), được ký vào ngày 15/12/1995 Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do hóa thương mại dich vụ giữa các nước ASEANẺ. Ngày 2/9/2003, các nước ASEAN ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ Từ năm 1996 đến năm 2019: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 10 Gói cam kết chung về dịch vụ, 7 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 9 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không.
Các cam kết đối với mười gói AFAS này đã tăng lên và mở rộng hơn về phạm vi cho thay sự cải thiện về sự chắc chắn của chính sách trong lĩnh vực dịch vụ ASEAN Tuy nhiên, điều này không hắn có nghĩa là tự do hóa được mở rộng hơn vì khi bị ràng buộc các cam kết có thê bao gồm ít hơn so với thực tế hiện Vì AFAS không giải quyết các biện pháp rao cản nội địa trong các nước thành viên ASEAN”, các cam kết có thé không có ý nghĩa vì lĩnh vực dịch vụ được điều chỉnh bởi yêu cầu cấp phép khác nhau về tính minh bạch của chúng và chủ ý của mười quốc gia thành viên ASEAN.
Vì những lý do này, sau hai thập kỷ AFAS, ASEAN CCS cam kết đàm phán một
thỏa thuận nâng cao và hiện đại hơn, đó là Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN
(ATISA) ATISA mang đến cho ASEAN cơ hội từng thế hệ dé nâng cấp không chỉ thỏa thuận thương mại dịch vụ mà còn cả khung pháp ly dé vận hành các cam kết tự do hoa Ngày 23/4, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) trong khuôn khổ Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM Retreat) lần thứ 25 diễn ra trong hai ngày 22-23/4 tại Phuket, Thái Lan.
ATISA được coi như là bước di mới trong tiễn trình hội nhập về dịch vụ của ASEAN Khi có hiệu lực, Hiệp định này sẽ thay thế Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) năm 1995, với nhiều nội dung mới theo hướng mở cửa, tự do hóa hơn về dịch vụ ATISA được hy vọng sẽ đặt nên tảng mới cho việc thúc day thuong mai dich vụ trong khu vực va nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khâu dịch vụ trong ASEAN Về quy tắc, ATISA thiết lập các khuôn khổ thực thi những cam kết tự
58 Ths Nguyễn Thị Nhung (2019), Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp, Một số nội dung cơ bản về tự do hóa thương
mại dịch vụ trong cộng đông kinh tê ASEAN (AEC).
>? Pasha L Hsieh và Bryan Mercurio (2019); Luat ASEAN trong trat tu kinh tế khu vực mới, Chương 5: Tiến tới
tự do hóa: ATISA va hơn thê nữa, Nhà xuat bản Đại hoc Cambridge, tr 85-110.
6° Pasha L Hsieh và Bryan Mercurio (2019); Luật ASEAN trong trật tự kinh tế khu vực mới, chương 6: Những
thách thức của các MRA ASEAN về Dịch vụ Chuyên nghiệp, Nhà xuât bản Dai hoc Cambridge, tr 111-128.
Trang 40do hóa từ AFAS, giảm bớt các rào cản quy định phân biệt đối xử với những nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời đưa ra nền tảng pháp luật vững chắc và cơ chế minh bạch hơn cho thị trường dịch vụ trong khu vực Về mở cửa các thị trường dịch vụ, ATISA áp dụng phương pháp tiếp cận mới — mở cửa theo kiểu “chọn — bỏ”5!, Cụ thể, trong Hiệp định này, các bên cam kết mở cửa tất cả các ngành dịch vụ ngoại trừ các ngành/phân ngành được bảo lưu trong Danh sách các biện pháp không tương thích (Danh sách thiết lập riêng theo cam kết của từng nước thành viên ASEAN) Đây là cách tiếp cận mới trái với phương pháp chọn — cho của AFAS, vốn chỉ cho phép mở cửa những ngành dịch vụ đã được liệt kê rõ ràng trong Hiệp định.
2 Nội dung cam kết mở cửa thị trường trong ATISA 2.1 Các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường
Điều 8 của Hiệp định ATISA đã kế thừa Điều XVI GATS về tiếp cận thị trường và đưa ra sáu hạn chế mà một thành viên khi đã cam kết mở cửa thị trường một dịch vụ nhất định thì thành viên đó không được áp dụng những hạn chế này đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên khác kém thuận lợi hơn so với những cam kết của thành viên đó Sáu hạn chế đó bao gồm: (a) hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyên, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế; (b) hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế; (c) hạn chế tổng số các hoạt động dich vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế; (đ) hạn chế về tông số thé nhân có thé được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thé hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cau kinh tế; (e) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thé hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thé cung cấp dịch vụ; (f) hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoai bằng việc quy định ty lệ phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp.
Có thé thay rằng Điều 8 của Hiệp định ATISA mang tính kế thừa Điều XVI GATS về tiếp cận thị trường Đối với pháp luật Việt Nam, các điều kiện hạn chế này có thể thay được ở các bộ Luật như Luật đầu tư 2020, Luật Lao động 2019, Luật thương mai
2005, Luật doanh nghiệp 2020 và các nghị định của Chính phủ ban hành có liên quan.
Cụ thê theo Luật đầu tư 2020, các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài sẽ được áp dụng quy định tiếp cận thị trường như các nhà đầu tư trong nước, trừ những trường hợp
5! Hiệp định Thuong mại Dịch vụ ASEAN (ATISA), trung tâm WTO, link truy cập:
http://trungtamwto.vn/chuyen-de/13979-hiep-dinh-thuong-mai-dich-vu-asean-atisa, truy cập ngày 20/4/2021.