GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ Giao lưu với người làm nghề truyền thống HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 6 CÁNH DIỀU GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ Giao lưu với người làm nghề truyền thống HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 6 CÁNH DIỀU GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ Giao lưu với người làm nghề truyền thống HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 6 CÁNH DIỀU GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ Giao lưu với người làm nghề truyền thống HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 6 CÁNH DIỀU GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ Giao lưu với người làm nghề truyền thống HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 6 CÁNH DIỀU GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ Giao lưu với người làm nghề truyền thống HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 6 CÁNH DIỀU
Trang 1CHỦ ĐỀ 8: CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI – THÁNG 4MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Việt Nam
- Nêu được hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề truyền thống.
- Xác định được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống.
- Nhận biết được về an toàn sử dụng công cụ lao động trong các nghề truyền thống.
- Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau.
NỘI DUNG 1: GIỮ GÌN NGHỀ XƯAI MỤC TIÊU
1 Về kiến thức
- Trình bày được trang phục phù hợp với hoạt động nghề nghiệp - Trình bày được một số hiểu biết về nghề truyền thống của Việt Nam
- Xác định được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống.
- Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội - YCCĐ cho tiết SHDC:
+ HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
+ HS lắng nghe nội quy trường, lớp và nội dung kế hoạch tuần mới.
- Dành cho HSKT: Xác định được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống.
2 Về năng lực : HS được phát triển các năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tích cực, tự giác tìm hiểu thông tin về truyền thống của Việt Nam, về yêu cầu của các công việc trong nghề truyền thống.
Trang 2- Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong việc tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập; tích cực tham gia buổi giao lưu với người làm nghề truyền thống và khai thác được thông tin hữu ích.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra được lập luận logic và dẫn chứng cho hoạt động tranh luận về việc cần tôn trọng mọi nghề trong xã hội; thể hiện được các ý tưởng sáng tạo để quảng bá cho nghề truyền thống thông qua việc sáng tác thông điệp, hình ảnh biểu trưng - Định hướng nghề nghiệp: Nhận thức được về sự phù hợp hoặc không phù hợp của mình với nghề truyền thống thông qua việc khám phá sở thích, khả năng của bản thân so với yêu cầu của nghề truyền thống; thu thập được một số thông tin chính về các nghề truyền thống - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Làm việc nhóm, tổ chức buổi triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống; sáng tác logo quảng bá nghề truyền thống.
- Dành cho HSKT: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học
3 Về phẩm chất
- Yêu nước: Tự hào về các nghề truyền thống và nghệ nhân làng nghề
- Nhân ái: Quan tâm đến những người làm nghề truyền thống và trân trọng công việc của họ - Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu, bảo vệ, phát huy giá trị của các nghề truyền thống; tôn trọng các lao động nghề nghiệp khác nhau.
- Trung thực: Thẳng thắn trong đánh giá sự phù hợp của bản thân với các nghề truyền thống - Dành cho HSKT: Trách nhiệm, tự giác, trung thực, chăm chỉ
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Đối với GV:
- TV/máy chiếu, laptop (thiết bị để chiếu các hình vẽ trong bài lên màn ảnh) - Tăng âm, loa đài, micro cho hoạt động sinh hoạt dưới cờ.
- KHBD có xây dựng các kịch bản, tình huống phù hợp theo từng chủ đề, SGK, sách giáo viên (SGV)
- GV hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho HS đọc và sưu tầm thông tin về một số nghề truyền thống của địa phương mình và của Việt Nam.
+ Danh mục các làng nghề truyền thống Việt Nam của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: + Làng nghề Việt Nam
- Bốn bộ thẻ màu cho Hoạt động 2, mỗi bộ gồm 2 loại thẻ: màu hồng ghi tên địa danh có làng
Trang 3nghề truyền thống, màu vàng ghi tên nghề đó hoặc sản phẩm của làng nghề (như hướng dẫn trong Hoạt động 2) Mỗi thẻ chỉ ghi tên một địa danh hoặc một sản phẩm của làng nghề - Chuẩn bị cho Hoạt động 3 (Giới thiệu một số nghề truyền thống): Đề nghị Họ tìm kiếm, đọc thêm thông tin để tìm hiểu kĩ hơn về 4 làng nghề truyền thống sau làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng muối Tuyết Diệm (Phú Yên), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng dệt chiếu Định Yên (Đồng Tháp) Hướng dẫn HS phân công người thu thập, trình bày thông tin - Chuẩn bị cho Hoạt động 4 (Triển lãm tranh, ảnh): Hướng dẫn HS sưu tầm (hoặc tự vẽ) tranh, ảnh về các nghề truyền thống điển hình của Việt Nam để tham gia trưng bày trong triển lãm.
- Chuẩn bị cho Hoạt động 8 (Tìm kiếm nghệ nhân tương lai): Những em được phân công sắm vai “người tuyển dụng” cần đọc kĩ các tài liệu nói về làng nghề mình sẽ tuyển thợ mới để đặt các câu hỏi kiểm tra hiểu biết, kĩ năng, phẩm chất của ứng viên; tập dượt trước việc
phỏng vấn tuyển thợ mới.
2 Đối với HS
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
- Dành cho HSKT: Đọc trước nội dung bài học
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 88 – SHDC: Giao lưu với người làm nghề truyền thống
Ngày soạn: ………
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a Mục tiêu hoạt động: Thay đổi không khí lớp học, tạo tâm lí thoải mái, tiếp thêm năng
lượng tích cực, kích thích trí tò mò, thu hút sự chú ý, khơi dậy, thúc đẩy ham muốn khám phá của HS, dẫn dắt HS từng bước làm quen bài học
b Nội dung hoạt động: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c Sản phẩm học tập: Câu trả lời/ HĐTN/ sản phẩm thủ công/ kết quả trò chơi/ các tiết mục
văn nghệ, cảm nhận của HS chia sẻ, sau khi tham gia trải nghiệm (giao lưu, diễn đàn, tuyên truyền, hùng biện).
Trang 4d Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức cho HS xem video clip/ hát 1 bài hát/ chơi một trò chơi đơn giản phù hợp với nội dung chủ đề để tạo không khí vui vẻ trước khi vào hoạt động.
GV dẫn dắt HS vào hoạt động
2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1 Hoạt động 1: Chào cờPhần 1: Nghi lễ
a Mục tiêu:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, tăng cường các giải pháp giáo dục truyền thống, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, lòng tự hào dân tộc, đạo đức trong sáng, xây dựng hoài bảo trong đội viên, học sinh góp phần phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tự quản, rèn luyện phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ trong toàn thể đội viên, học sinh góp phần xây dựng hình ảnh người đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh gương mẫu và tập thể “chi đội, liên đội 3 tốt”.
- Đảm bảo nghiêm túc, kỷ luật, thiết thực, hiệu quả.
- HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b Nội dung: HS hát quốc ca TPT hoặc BGH nhận xét.c Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS và TPT.
d Tổ chức thực hiện:
* Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội.
- Tập hợp học sinh, ổn định, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục…, tất cả trong tư thế nghiêm trang chuẩn bị để chào cờ.
- Nghi lễ chào cờ bắt đầu bằng việc chào cờ, hát quốc ca Việc hát quốc ca yêu cầu tất cả học sinh đều phải hát, không bật băng hay cho một vài học sinh trong đội nghi lễ, nghi thức hát - Sau đó là tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ.
- HS điều khiển, hô khẩu hiệu trình bày phải mạch lạc, cụ thể đủ nghe Giáo viên cần bám sát
Trang 5lớp trong suốt thời gian diễn ra chào cờ Đội ngũ trực tuần, theo dõi nhắc nhở việc giữ trật tự - Sau khi các tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, đội viên, học sinh, khách mời ổn định vị trí, đơn vị thực hiện diễn biến Lễ chào cờ.
- Dẫn chương trình (Giáo viên hoặc đại diện Ban Chỉ huy liên đội) điều hành Lễ chào cờ theo
Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng! Trân trọng cảm ơn các đại biểu cùng toàn thể các bạn.
Đội nghi lễ về vị trí! (nếu có đội nghi lễ tham gia Nghi thức nếu Chào cờ)
- Kết thúc Nghi thức Lễ chào cờ.
- Tùy tình hình thực tế các đơn vị xây dựng nội dung chào cờ phù hợp, lồng ghép các nội dung về tuyên truyền, giáo dục học sinh.
Lưu ý: Nếu các đơn vị có điều kiện sẽ sử dụng trống kèn trong lễ chào cờ, ngược lại nếukhông có điều kiện các đơn vị sử dụng nhạc nền theo quy định.
Nhiệm vụ 1: Tổng kết hoạt động giáo dục của trường trong tuần.
- Đại diện lớp trực tuần (trực ban) tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của các khối lớp trong tuần học vừa qua.
- Báo cáo các hoạt động, kết quả tổng hợp thi đua thành tích
Trang 6- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp
xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt
- HS nghe để thực hiện kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ tuần mới
- HS lắng nghe GV nhận xét, đánh giá.
- HSKT trí tuệ: Ổn định vị trí, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục…, tất cả trong tư thế nghiêm trang chuẩn bị để chào cờ
- GV/TPT Đội: Nhận xét tiết chào cờ
- Cuối tiết chào cờ GV/TPT Đội dành ít phút để nhận xét ý thức tham gia của học sinh và sự chuẩn bị của những người có trách nhiệm Nội dung nhận xét cần ngắn gọn cụ thể khách quan.
- GV giới thiệu HĐ sinh hoạt theo chủ đề:
Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề “Giao lưu với người làm nghề truyền thống”a) Mục tiêu hoạt động: HS tham gia giao lưu với người làm nghề truyền thống ở địa phương.
b) Nội dung hoạt động:
GV/TPT Đội tổ chức cho HS giao lưu với khách mời theo các bước:
1 Xác định mục đích của buổi giao lưu: Trước khi tổ chức buổi giao lưu, cần xác định rõ mục tiêu và mục đích của buổi giao lưu, có thể là để tìm hiểu về nghề truyền thống, trao đổi kinh nghiệm, tạo cơ hội kết nối và hợp tác với người làm nghề truyền thống.
2 Liên hệ và mời người làm nghề truyền thống: Sau khi xác định mục tiêu, cần liên hệ và mời người làm nghề truyền thống tham gia buổi giao lưu Có thể thông qua các cơ quan địa phương, tổ chức xã hội hoặc trực tiếp liên hệ với họ.
Trang 73 Chọn địa điểm và thời gian: Chọn địa điểm và thời gian phù hợp để tổ chức buổi giao lưu là trường học, hoặc tại nơi làm việc của người làm nghề truyền thống.
4 Chuẩn bị chương trình: Lập kế hoạch và chuẩn bị chương trình cho buổi giao lưu, bao gồm các hoạt động như trò chơi, trình diễn, thảo luận, hỏi đáp, trải nghiệm nghề truyền thống, vv 5 Quảng bá và mời khách tham dự: Quảng bá và mời khách tham dự buổi giao lưu thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, trang web, email, vv Đảm bảo thông tin đến đúng đối tượng và thu hút sự quan tâm của đông đảo người tham gia.
6 Tổ chức buổi giao lưu: Tại buổi giao lưu, cần chú trọng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các bên Đồng thời, đảm bảo tính chất học thuật và giải trí của buổi giao lưu.
7 Đánh giá và phản hồi: Sau buổi giao lưu, cần thu thập ý kiến phản hồi từ người tham dự và người làm nghề truyền thống để đánh giá hiệu quả của buổi giao lưu và rút kinh nghiệm cho các lần tổ chức sau.
c) Sản phẩm học tập: Ý kiến, câu chuyện và những bài học kinh nghiệm được chia sẻ trong buổi giao lưu
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV/TPT Đội giới thiệu thành phần khách mời tham gia buổi giao lưu
- Tham gia giao lưu với người làm nghề truyền thống ở địa phương theo gợi ý dưới đây:
+ Lí do dẫn họ đến với nghề truyền thống, + Những khó khăn khi làm nghề,
+ Yêu cầu về phẩm chất kỹ năng,
+ Tình cảm của họ đối với sản phẩm làm ra Một số câu hỏi gợi ý:
1 Nêu câu hỏi để HS đoán tên khách mời
2 Nghề truyền thống mà Cô/chú (bác) đang làm có xuất xứ từđâu và có ý nghĩa gì đối với cộng đồng?
3 Quá trình học nghề và truyền thống từ người thầy của Cô/chú
Trang 8(bác) như thế nào?
4 Những kỹ thuật hay bí quyết đặc biệt nào mà Cô/chú (bác) ápdụng khi làm nghề truyền thống?
5 Cô/chú (bác) đã gặp phải những thách thức gì khi duy trì vàphát triển nghề truyền thống của mình?
6 Trong quá trình làm nghề, Cô/chú (bác) đã gặp phải nhữngcâu chuyện hay trải nghiệm đáng nhớ nào mà Cô/chú (bác) muốnchia sẻ?
7 Nghề truyền thống của Cô/chú (bác) có ảnh hưởng đến cuộcsống và văn hóa của cộng đồng như thế nào?
8 Cô/chú (bác) có những dự định và kế hoạch gì để bảo tồn vàphát triển nghề truyền thống trong tương lai?
9 Ngoài việc làm nghề truyền thống, Cô/chú (bác) còn có hoạtđộng nào khác để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyềnthống?
10 Cô/chú (bác) mong muốn gì khi tham gia buổi giao lưu này vàmuốn chia sẻ điều gì với người tham dự?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập, mạnh dạn nêu câu hỏi giao lưu - HS lắng nghe chia sẻ từ các nghệ nhân làng nghề truyền thống - Dành cho HSKT: Xác định được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện.
- HS chia sẻ cảm nhận, những bài học bản thân cảm thấy có ý nghĩa thiết thực sau khi tham gia HĐTN; Những hoạt động đã tự giác thực hiện được trong tuần học.
Bước 4: Đánh giá kết quả, nhận định.
- GV tiếp nhận ý kiến, động viên HS, giải thích những khúc mắc HS đề xuất, nắm bắt suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của HS
- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương, khích lệ, động viên HS tiếp
Trang 9tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tham gia giữ gìn và phát huy nghề truyền thống ở quê hương
3 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG/TÌM TÒI - MỞ RỘNG
a) Mục tiêu hoạt động: HS chia sẻ cảm nhận, những bài học bản thân cảm thấy có ý nghĩa thiết thực sau khi tham gia HĐTN; Những hoạt động mà em đã tự giác thực hiện được trong tuần học.
b) Nội dung hoạt động: HS vận dụng kiến thức đã tìm hiểu tiếp tục sáng tạo thêm nhiều sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/ HĐTN/ các tiết mục văn nghệ/sản phẩm thủ công/ kết quả trò chơi/ cảm nhận của HS chia sẻ, sau khi tham gia trải nghiệm (giao lưu, diễn đàn, tuyên truyền, hùng biện).
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV/TPT mời một số HS chia sẻ cảm nhận, những bài học bản
thân cảm thấy có ý nghĩa thiết thực sau khi tham gia HĐTN; Những hoạt động mà em đã tự giác thực hiện được trong tuần học.
- GV/TPT gợi ý cho HS vận dụng kiến thức đã tìm hiểu tiếp tục sáng tạo thêm nhiều sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập, mạnh dạn chia sẻ
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện.
- HS chia sẻ cảm nhận, những bài học bản thân cảm thấy có ý nghĩa thiết thực sau khi tham gia HĐTN; Những hoạt động đã tự giác thực hiện được trong tuần học.
Bước 4: Đánh giá kết quả, nhận định.
- GV tiếp nhận ý kiến, động viên HS, giải thích những khúc mắc HS đề xuất, nắm bắt suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của HS
- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương, khích lệ, động viên HS tiếp
Trang 10tục phấn đấu học tập và rèn luyện, phát huy thành tích thi đua trong tuần học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại kiến thức đã học; ghi nhớ, lan tỏa thông điệp bài học
bằng hành động trong các hoạt động ở trường, lớp, địa phương - Nhận diện được những nét tính cách đặc trưng của bản thân giúp em có thể lựa chọn hoạt động phù hợp và tương tác tốt hơn với mọi người khi tham gia tuyên truyền giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương
* Chuẩn bị cho bài học sau: IV KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:
Hình thức đánh giáPhương pháp đánh giáCông cụ đánh giáGhiChú
Quan sát quá trình tham gia HĐTN của HS: - Thu hút được sự tham gia tích cực của người
V HỒ SƠ DẠY HỌC (nếu có):
- Hồ sơ dạy học (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm )
- Thông tin về nội dung giáo dục chủ đề (nếu có): Cập nhật sổ ghi chép Sơ kết tuần học, phương hướng nhiệm vụ trong tuần mới
- Phiếu học tập (nếu có): PHT câu hỏi TNKQ, câu hỏi TL, BT tình huống, sơ đồ tư duy.
Câu chuyện thứ nhất: Năm 2021, toàn tỉnh Cao Bằng có 4 nghệ nhân được Hiệp hội Làng
nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề truyền thống Việt Nam.
Trang 114 nghệ nhân được vinh danh đều ở xã Minh Khai (Thạch An) với nghề đan lát truyền thống, gồm: Trần Thị Huyền, xóm Nà Kẻ; Nông Thị Luyên, xóm Nặm Tàn; Nông Thị Nhi và Đinh Thị Kim, xóm Nà Đoỏng.
Các nghệ nhân được phong tặng đều có nhiều cống hiến, tâm huyết, tận tụy với nghề; có kỹ năng, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt trong thiết kế, kỹ thuật chế tác làm ra các sản phẩm đan lát vừa mang giá trị kinh tế, vừa có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tại địa phương.
Câu chuyện thứ hai: Những nỗ lực cống hiến, say mê với nghề của nghệ nhân làm đàn tính
Đàm Văn Đào, tổ 6, phường Sông Hiến (Thành phố) và nghệ nhân dệt thổ cẩm Nông Thị Thược, xóm Luống Nọi, xã Phù Ngọc (Hà Quảng).
Nghệ nhân chế tác đàn tính Đàm Văn Đào.
NGƯỜI GIỮ GÌN TINH HOA CỦA ĐÀN TÍNH TẨU
Trang 12Từ bao đời nay, đàn tính là một nhạc cụ không thể thiếu trong các làn điệu then của người Tày Cao Bằng Để gìn giữ loại nhạc cụ độc đáo này có một phần công lao đóng góp của những nghệ nhân chế tác cây đàn tính, trong đó, có nghệ nhân Đàm Văn Đào, tổ 6, phường Sông Hiến (Thành phố) Vừa đến cửa nhà nghệ nhân Đào, chúng tôi đã nghe thấy tiếng xẻ gỗ, đục đẽo từ khu vực chế tác đàn tính Ra tiếp chúng tôi là một người đàn ông khá cao lớn tuổi ngoài 60, mái tóc đã điểm sợi bạc.
Dẫn chúng tôi vào xem các quy trình làm đàn, ông Đào kể: Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm đàn tính, từ nhỏ, tôi đã có niềm đam mê với cây đàn tính Năm 2004, khi nghỉ hưu, tôi bắt đầu có ý nghĩ dành thời gian để khôi phục lại nghề làm đàn tính của ông cha để lại Làm đàn tính đòi hỏi người thợ phải có tính kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, ngoài ra còn phải có nhiều sáng tạo để thay đổi mẫu mã phù hợp với yêu cầu của khách hàng Đàn tính có 5 bộ phận chính: Bầu, cần, thủ, mặt và dây đàn Bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu nậm già, vỏ dày, tròn đều Để có một chiếc bầu đàn chuẩn không bị mối mọt cũng trải qua nhiều công đoạn, như: chọn bầu, ngâm nước, bỏ ruột, phơi trong bóng râm, ngâm nước vôi…
Vừa nói, ông Đào với lấy một chiếc bầu, bàn tay thoăn thoát cắt miệng quả bầu cho vừa vặn, sau đó dùng máy khoan đục lỗ cho bầu đàn Mặt đàn được ông Đào làm bằng gỗ quế bào mỏng, dày khoảng 3 mm Đo kích cỡ mặt đàn cho chuẩn với bầu đàn rồi ông dùng keo gắn chặt bầu đàn và mặt đàn với nhau Tiếp đó, ông lại lấy giấy ráp để ráp nhẵn mặt bầu đàn Cần đàn được ông làm bằng gỗ thừng mực hoặc gỗ dâu Theo ông Đào, cần đàn có chiều dài trung bình từ 60 cm - 80 cm, tùy theo sải tay của người chơi và khách hàng đặt Thủ đàn cong hình lưỡi liềm, mỗi người thợ sẽ chạm khắc bằng tay những hoa văn riêng trang trí cho thủ đàn Vừa giải thích, tay ông cầm chiếc đục để khéo léo tạo nên những hoa văn trông rất đơn giản nhưng không phải người thợ nào cũng có thể dễ dàng tạo nên Ông đo điểm, đục lỗ trên thủ đàn để lắp tai đàn Lỗ được đục cũng phải tùy theo bầu đàn to hay nhỏ để có tiếng chuẩn Ông gắn chặt cần vào bầu đàn rồi dùng máy mài, giấy ráp để mài cho cần và mặt đàn thật nhẵn Tiếp theo là lắp ngựa đàn và tai đàn Sau khi hoàn thành khung cây đàn sẽ đánh vec ni, dầu bóng để tạo màu đẹp, độ bóng cho cây đàn rồi phơi thật khô Cuối cùng là công đoạn lắp dây đàn Đàn tính truyền thống có 3 dây Trước đây, dây đàn làm bằng tơ tằm, hiện nay dây được làm bằng dây cước Dây đàn được căng và thử tiếng đến khi chuẩn Sau khi lên dây đàn chuẩn, ông cao hứng và đệm cho chúng tôi nghe một làn điệu cổ của dân tộc Tày.
Trang 13Đàn tính do ông Đào chế tác có mẫu mã đẹp, tiếng đàn chuẩn nên được nhiều khách hàng trong tỉnh và một số tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Lạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh đặt mua Với ông Đào, cây đàn là niềm đam mê từ thời trai trẻ, với ông, được chế tác đàn tính, được hát những làn điệu cổ của dân tộc Tày đã là niềm vui và hạnh phúc Nhưng ông vẫn trăn trở một điều là làm sao để giữ gìn nghề truyền thống của tổ tiên Cầm trên tay danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề”, nghệ nhân Đàm Văn Đào trầm ngâm chia sẻ: Đây là niềm vinh dự và cũng là động lực thôi thúc tôi tiếp tục chế tác những cây đàn tính tốt nhất để góp phần giữ gìn nhạc cụ truyền thống này trong đời sống văn hóa của người dân Cao Bằng.
GIỮ GÌN NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG
Khi những cánh hoa đào bắt đầu chớm nụ trong tiết trời lạnh như cắt da cắt thịt của mùa Đông, chúng tôi từ Thành phố vượt hơn 30 km đến xóm Luống Nọi, xã Phù Ngọc (Hà Quảng) để tìm gặp nghệ nhân dệt thổ cẩm Nông Thị Thược Từ đầu làng hỏi thăm về nghệ nhân Nông Thị Thược ai cũng nhiệt tình chỉ đường, với niềm tự hào khi trong xóm có một nghệ nhân làng nghề.
Đến một căn nhà nhỏ, bên ngoài có 3 khung cửi đang mắc len để chờ dệt, chúng tôi tò mò quan sát sự độc đáo của chiếc khung cửi, khung dệt thổ cẩm thiết kế rất đơn giản nhưng nó đã tạo nên những tấm vải thổ cẩm rất đẹp dùng trong đời sống hằng ngày của người Tày Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ, bà Thược tâm sự: Nghề dệt thổ cẩm tại xóm đã có từ rất lâu đời, gia đình tôi từ đời bà đã thường xuyên dệt thổ cẩm Năm 13 tuổi, tôi đã học được nghề dệt thổ cẩm từ mẹ Không chỉ tôi mà tất cả phụ nữ trong xóm đều biết dệt thổ cẩm, những người con gái về làm dâu cũng học nghề dệt thổ cẩm để tự dệt những sản phẩm phục vụ cho gia đình Theo phong tục của dân tộc Tày tại địa phương, người con gái đi lấy chồng thường mang theo một đôi chăn dệt thổ cẩm Khi trẻ con đầy tháng, bà ngoại thường mang một đôi địu dệt thổ cẩm để tặng cho con gái Nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là sợi bông, len, tơ tằm với các màu chủ đạo, như: đỏ, vàng, đen, xanh…
Theo bà Thược, các sản phẩm thổ cẩm, gồm: mặt địu, mặt chăn, ga trải giường, khăn trải bàn Các họa tiết thường được người Tày đưa vào sản phẩm thổ cẩm rất đa dạng, chủ yếu là hình ảnh của những loài cây, hoa, động vật gắn bó với đời sống hằng ngày Dẫn chúng tôi ra quan sát các công đoạn dệt thổ cẩm, bà Thược cho biết: Dệt thổ cẩm trải qua nhiều công đoạn, như: quay sợi, mắc khung, tạo hoa văn, dệt Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự kiên trì, đôi bàn tay
Trang 14khéo léo, sự sáng tạo của người phụ nữ Nghề dệt thổ cẩm khó nhất là công đoạn tạo hoa văn, nhiều hoa văn phải mất mấy ngày mới tạo thành.
Vừa tâm sự, đôi tay bà vừa thoăn thoắt mắc khung, tạo hoa văn rồi dệt, chả mấy chốc đã tạo thành những hoa văn độc đáo trên tấm thổ cẩm “Với tôi, nghề dệt là niềm đam mê từ thuở nhỏ nên cứ mỗi khi ngồi vào khung dệt là tôi say mê với những sợi len, sợi bông nhiều màu sắc như quên hết mọi phiền muộn Nhiều hôm có khách đặt hàng, tôi dệt cả đêm để kịp có hàng cho khách” - bà Thược chia sẻ.
Hiện nay, bà Thược còn giữ 3 khung cửi để hằng ngày ngoài thời gian làm nông sẽ dệt thổ cẩm Bà còn thuê 10 chị em trong xóm dệt thổ cẩm tại nhà rồi thu mua lại và giao cho khách hàng đặt Mỗi sản phẩm dệt trung bình từ 2 - 4 ngày, giá bán từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng/sản phẩm So với các loại chăn công nghiệp, chăn xuất xứ từ Trung Quốc, chăn dệt thổ cẩm không chỉ có hoa văn đẹp mà khi đắp còn rất ấm, dùng hàng chục năm không hỏng Sản phẩm thổ cẩm của bà Thược có kiểu dáng, hoa văn độc đáo nên được khách hàng trong tỉnh và một số tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Thái Nguyên đặt mua thường xuyên Sản phẩm thổ cẩm còn được mang đi tham gia nhiều hội chợ, triển lãm tại Hà Nội, Thái Nguyên và được khách hàng các tỉnh bạn đánh giá cao.
Nghệ nhân dệt thổ cẩm Nông Thị Thược.
Bà Thược cho biết: Gần 40 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm, đã có những lúc sản phẩm không có đầu ra, nhiều hộ dân trong xóm bỏ nghề nhưng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ bỏ nghề truyền thống của gia đình Nghề dệt thổ cẩm khá vất vả nhưng nếu chịu khó tìm tòi thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm thì sẽ có nhiều khách đặt hàng, đem lại thu nhập khá cho gia