1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị

27 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 75,36 KB

Nội dung

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng TrịNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị

Trang 1

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HOÀNG TIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨYQUẢN LÝ RỪNG TRỒNG BỀN VỮNG QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học: 1 GS TS Võ Đại Hải 2 TS Hoàng Liên Sơn

Chủ tịch Hội đồng: Phản biện 1:

Phản biện 2: Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Vào hồi … giờ … phút, ngày … tháng … năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Trang 3

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Nguyen Hoang Tiep, Vo Dai Nguyen, Nguyen Cong Phuong (2021), “Current status and measutes to promote sustainable management of

household plantation in Quang Tri province”, Vietnam Journal of

Forest Science, (5), pp 157-173

2 Nguyễn Hoàng Tiệp và Võ Đại Hải (2021), “Phân tích các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, trường

hợp nghiên cứu điểm ở tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học Lâm

nghiệp, (6), tr 104-116

3 Nguyễn Hoàng Tiệp và Võ Đại Hải (2022), “Phân tích các chính sách phát triển rừng trồng quy mô hộ gia đình, trường hợp nghiên

cứu điểm tại tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1), tr.

137-152

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (QLRBV&CCR) là mục tiêu quan trọng của ngành Lâm nghiệp Hiện nay cả nước có 4.655.993 ha rừng trồng, trong đó chủ rừng là hộ gia đình (HGĐ), cá nhân đang quản lý 1.884.069 ha (Bộ NN&PTNT, 2023) Thu nhập từ rừng trồng giữ vai trò quan trọng trong sinh kế của khoảng 1,5 triệu HGĐ vùng nông thôn miền núi và là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ với quy mô 13,4-15,7 tỷ USD/năm Rừng trồng sản xuất của HGĐ là mắt xích đầu tiên trong chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp, đây cũng là mắt xích gặp rất nhiều khó khăn, dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động từ các nhân tố bên trong và bên ngoài chuỗi giá trị, đặc biệt là các yêu cầu về gỗ có chứng chỉ QLRBV, gỗ hợp pháp và có nguồn gốc được kiểm soát,

Quảng Trị có 345 nghìn ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 61 nghìn ha rừng trồng sản xuất với diện tích rừng trồng HGĐ là 32 nghìn ha Đây là địa phương đi đầu trong việc xây dựng các mô hình QLRBV & CCR Việc phát triển mô hình QLRBV&CCR ở tỉnh Quảng Trị là một thực tiễn sinh động và cần có nghiên cứu, đánh giá toàn diện để đưa ra các giải pháp thúc đẩy mô hình cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm

cho các địa phương khác Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu

hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vữngquy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị” đặt ra là hết sức cần thiết, có ý

nghĩa khoa học và thực, đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện nay.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Về khoa học

- Đánh giá được hiện trạng quản lý rừng trồng bền vững của các HGĐ trong chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Quảng Trị.

- Phân tích và đánh giá được các chính sách có liên quan đến QLRBV và CCR hộ gia đình, xác định được các khoảng trống trong chính sách hiện hành.

2.2 Về thực tiễn

- Đánh giá được tác động của các chính sách và các biện pháp đã áp dụng đến phát triển rừng trồng HGĐ và QLRBV.

- Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị

3 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Trang 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là:

- HGĐ trồng rừng tại tỉnh Quảng Trị

- Hoạt động quản lý rừng trồng của HGĐ tại tỉnh Quảng Trị, tập trung nghiên cứu quản lý rừng trồng: Keo lai và Keo tai tượng, bao gồm rừng đã được cấp và chưa được cấp CCR

- Các chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến QLRBV - Mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm hộ tại tỉnh Quảng Trị

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện tại 4 huyện: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh và Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Về khoa học: Đề tài bổ sung thêm các luận cứ khoa học cho đề xuất các

giải pháp phát triển rừng trồng bền vững quy mô HGĐ tại Quảng Trị.

- Về thực tiễn: đã đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý rừng

trồng HGĐ, đánh giá được các tác động của chính sách và biện pháp đã áp dụng đến phát triển rừng trồng HGĐ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý bền vững rừng trồng HGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

5 Những đóng góp mới của luận án:

- Đề tài luận án đã bổ sung những luận cứ khoa học nhằm thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô HGĐ trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế và chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp tại Quảng Trị.

- Phát hiện được khoảng trống về chính sách có liên quan làm cơ sở đề xuất bổ sung sửa đổi chính sách phù hợp với xu hướng quản lý rừng trồng bền vững quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị;

- Đã đề xuất được một số giải pháp góp phần thúc đẩy quản lý và phát triển rừng trồng bền vững quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị.

6 Cấu trúc và bố cục của luận án

Đề tài luận án dài 143 trang, ngoài các phần lời cam đoan, cảm ơn, mục lục, được kết cấu thành các phần chính sau đây:

- Phần mở đầu.

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (26 trang)

- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (17 trang) - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (75 trang).

- Kết luận, tồn tại và kiến nghị (3 trang) - Tài liệu tham khảo (16 trang).

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Trên thế giới

- Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ và các yếu tố ảnh hưởngđến quản lý bền vững rừng trồng HGĐ

Theo thống kê của FAO (2020) tại 115 quốc gia có 887,7 triệu ha rừng được quản lý bởi khu vực tư nhân, trong đó HGĐ và cá nhân quản lý 51% Theo Barr và Sayer (2012) trồng rừng quy mô HGĐ đã được người dân vùng nông thôn vùng nhiệt đới thực hiện và được đặc biệt chú ý trong bốn thập kỷ qua Midgley và cộng sự (2017) cho biết HGĐ và các chủ rừng nhỏ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với lâm nghiệp ở các nước châu Á Ở Thái Lan, loài cây trồng rừng chính là Bạch đàn và Tếch, phần lớn được trồng bởi HGĐ với diện tích khoảng 1,5 triệu ha (Boulay và cộng sự, 2012) Theo Midgley và cộng sự (2012) các HGĐ quản lý rừng của họ theo kế hoạch riêng và hiếm khi được thực hiện bài bản theo kế hoạch ban đầu và bị ảnh hưởng bởi giá gỗ thị trường Indonesia là nước đi đầu trong việc cấp giấy phép FLEGT, thực hiện theo các yêu cầu gỗ hợp pháp.

Eggers (2014) cho biết các yếu tố thu nhập từ rừng, tham gia hội chủ rừng, CCR, kiến thức có tác động mạnh đến việc lựa chọn chiến lược quản lý hơn các yếu tố cứng (giới tính, khoảng cách đến rừng) Chủ rừng có diện tích rừng lớn (trên 50ha) thường quan tâm đến năng suất và áp dụng thâm canh vì thu nhập từ rừng rất quan trọng với họ Savari và cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng trình độ học vấn là yếu tố duy nhất có ảnh hưởng đáng kể đến QLRBV ở Iran Midgley và cộng sự (2017) cho biết để thành công trong trồng rừng, các chủ rừng nhỏ cần thỏa mãn 4 điều kiện: i) Có quyền sở hữu rõ ràng cây trồng; ii) có thị trường tin cậy; iii) có khuôn khổ pháp lý và quy định phù hợp; và iv) có kỹ thuật tốt

- Nghiên cứu về QLRBV và CCR: Có 10 sáng kiến về bộ tiêu chí

và chỉ số QLRBV (C&I) ở cả cấp độ khu vực và quốc tế với sự tham gia của 150 quốc gia Mặc dù các bộ C&I có cách trình bày và sắp xếp khác nhau song đều tập trung vào 7 vấn đề chính của QLRBV đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận (Perera & Vlosky, 2006) Tính đến tháng 6/2023, có 291 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ QLRBV theo hệ thống PEFC tại 43 quốc gia; đối với chứng chỉ FSC, tính đến tháng 10/2023 có 161 triệu ha rừng tại 89 quốc gia được cấp chứng chỉ Tính đến giữa năm 2022 đã có 86 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ theo cả 2 hệ thống FSC và PEFC Gustav và cộng sự (2005) cho biết ở Bolivia CCR có 2 vai trò chính là (i) xác minh việc tuân thủ quy định về quản lý rừng theo các tiêu chuẩn đã được thiết lập; và (ii) tạo ra một diễn đàn để hình thành sự đồng thuận giữa

Trang 7

các bên quản lý trong việc xây dựng chính sách Giá bán gỗ có CCR cao hơn từ 5 - 51% và chủ yếu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu

- Nghiên cứu chính sách và các giải pháp quản lý bền vững rừngtrồng HGĐ: Carias và cộng sự (2022) chỉ ra những điểm yếu quan trọng

khi trồng quy mô nhỏ là quá chú trọng việc khuyến khích người dân trồng rừng mà ít quan tâm đến nhu cầu của thị trường Midgley và cộng sự (2017) khuyến nghị áp dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị để phát triển rừng trồng HGĐ Maryudi và cộng sự (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các khung pháp lý đảm bảo gỗ hợp pháp và CCR tại Indonesia đến HGĐ Rohadi và cộng sự (2015) đề xuất Indonesia thực hiện các chương trình khuyến nông để hỗ trợ HGĐ kinh doanh rừng trồng, kiến thức và thông tin về giá gỗ, tiếp cận thị trường và tiêu chuẩn sản phẩm Maryudi và cộng sự (2016) khuyến nghị các chính sách hỗ trợ tín dụng cho HGĐ nghèo trồng rừng Theo Keenan (2021), Chính phủ Lào đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trồng rừng và chế biến, ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp, cải thiện môi trường kinh doanh

1.2 Ở Việt Nam

- Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ và các yếu tố ảnh hưởngđến quản lý bền vững rừng trồng HGĐ

Bộ NN&PTNT đã ban hành danh mục các loài cây trồng chính theo Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021, Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 về danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp Theo Tek và cộng sự (2017) một lượng nhỏ gỗ rừng trồng HGĐ ở Việt Nam được sử dụng cho sản xuất đồ gỗ, với hơn 80% được sử dụng cho băm dăm xuất khẩu (Midgley et al., 2017) Nhu cầu cao và giá cả hợp lý; dễ dàng trong việc vận xuất và vận chuyển do có đường kính nhỏ; và yêu cầu công nghệ và quản lý tương đối thấp là những lý do thúc đẩy rừng trồng gỗ nhỏ, chu kỳ ngắn (Bộ NN&PTNT, 2014a) Theo Tô Xuân Phúc và cộng sự (2020), hầu hết nguồn nguyên liệu cho dăm gỗ là từ nguồn gỗ rừng trồng của các HGĐ Liên kết tiêu thụ sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng được quan tâm thúc đẩy (Bộ NN&PTNT, 2013) Nguyễn Gia Kiêm (2021) cho biết ở khu vực miền Trung có 3 kiểu liên kết chủ yếu là: i) Liên kết ngang; ii) Liên kết dọc; và iii) Liên kết hỗn hợp

Một nghiên cứu đã chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bền vững rừng trồng sản xuất là: 1) chính sách và pháp luật về đất đai và rừng; 2) nhận thức và kỹ năng chuyên môn của người lao động; 3) nhu cầu thị

Trang 8

trường về gỗ rừng trồng và 4) Liên kết trong chuỗi giá trị lâm sản Trần Thị Thúy Hằng và cộng sự (2018) chỉ ra 10 nhân tố chia thành 4 nhóm ảnh hưởng đến quyết định trồng rừng gỗ lớn của HGĐ Theo Đỗ Hải Yến và Nguyễn Tuấn Sơn (2019) động lực chính cho mô hình CCR ở tỉnh Tuyên Quang là nhu cầu sử dụng gỗ có chứng chỉ FSC của công ty Woodlands và công ty đã đầu tư toàn bộ chi phí thực hiện chứng chỉ rừng cho HGĐ.

1.2.2 Nghiên cứu về QLRBV và CCR: QLRBV và CCR được luật hóa

tại Điều 27 và 28 của Luật Lâm nghiệp Bộ NN&PTNT (2018) đã ban hành Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về QLRBV Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều rào cản đối với QLRBV&CCR như ít có hỗ trợ từ nhà nước (Schnell và cộng sự, 2012; Tan, 2011) và chi phí tăng thêm khi thực hiện CCR là khá cao đối với HGĐ (Hai và cộng sự, 2015) Vũ Tấn Phương và cộng sự (2017) đã chỉ ra một số bất cập về tài chính cho hoạt động của nhóm hộ, không đảm bảo các chi phí liên quan đến cấp và duy trì CCR Nguyễn Quang Vinh (2018) chỉ ra rằng HGĐ gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí của bộ tiêu chuẩn QLRBV của FSC Nguyễn Thị Hồng Mai và Nguyễn Văn Minh (2019) khi nghiên cứu ở huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị cho thấy người dân vẫn chưa hiểu rõ về lợi ích mà CCR mang lại và chưa sẵn sàng xin cấp CCR nếu không có sự hỗ trợ Tài chính và năng lực kỹ thuật là những rào cản lớn trong việc cấp CCR (Vũ Tấn Phương và Trần Lâm Đồng, 2017) Hoàng Liên Sơn và Vũ Duy Hưng (2017) cho biết mô hình liên kết HGĐ sẽ không bền vững khi các HGĐ phải lo chi phí dịch vụ CCR trong bối cảnh khoảng cách chênh lệch giá giữa gỗ có chứng chỉ và không có chứng chỉ ngày càng thu hẹp

- Nghiên cứu chính sách và các giải pháp quản lý bền vững rừngtrồng HGĐ: Theo Sandewall và cộng sự (2010) các chính sách giao đất,

giao rừng là động lực cơ bản, đầu tiên của phát triển rừng trồng ở Việt Nam Sikor (2012) đã chỉ ra vai trò của chính sách giao đất giao rừng và việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng của Nhà nước đã tạo ra các tiền đề cơ bản cho quá trình phát triển nhanh về diện tích rừng trồng Clement và Amezaga (2009) cho rằng việc giao quyền sử dụng đất chưa đầy đủ cho các HGĐ nên chưa thúc đẩy sự đầu tư của HGĐ Theo Schnell và cộng sự (2012), hầu hết rừng được đầu tư từ vốn HGĐ mà ít có sự hỗ trợ của nhà nước Sikor và Baggio (2014) phát hiện ra rằng những HGĐ có kinh tế khá hơn có xu hướng đầu tư vào trồng rừng tốt hơn là đối với các hộ nghèo Geoff Cockfield và cộng sự (2020) đã chỉ ra những rào cản chính đối với các HGĐ trồng rừng sản xuất gỗ lớn

ở Việt Nam Quyết định 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 quy định sẽ hỗ

Trang 9

trợ một lần cấp CCR bền vững cho các doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, HGĐ: 70% chi phí, tối đa không quá 300.000 đồng/ha quy mô tối thiểu 100 ha trở lên Quyết định 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 đặt ra mục tiêu hỗ trợ cấp CCR: 100.000 ha rừng/năm, hỗ trợ một lần với giá trị 300.000 đồng/1 ha được cấp CCR Trần Thị Thúy Hằng (2018) cho biết tại huyện Cam Lộ lãi suất từ các ngân hàng thương mại cao, điều kiện và thủ tục vay khó khăn, thời gian cho vay ngắn nên các HGĐ khó tiếp cận nguồn vốn này Geoff Cockfield và cộng sự (2020) đã đề xuất khuyến nghị chính sách nâng cao lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội từ rừng trồng; Nguyễn Đình Tiến và cộng sự đã đề xuất các giải pháp thúc đẩy mô hình CCR theo nhóm HGĐ Đỗ Hải Yến và Nguyễn Tuấn Sơn đề xuất nâng cao vai trò của HTX, tổ hợp tác trong các mô hình CCR Nguyễn Gia Kiêm (2021) đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng HGĐ trong các mô hình liên kết Đào Công Khanh và Đào Lê Huyền Trang (2021) đã đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các chủ rừng quy mô nhỏ

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng rừng trồng HGĐ tại Quảng Trị

- Nghiên cứu mối liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng HGĐ ở Quảng Trị

- Nghiên cứu các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ tại Quảng Trị - Phân tích các chính sách phát triển rừng trồng quy mô HGĐ

- Ứng dụng hệ thống iTwood để quản lý và truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng HGĐ bền vững tại tỉnh Quảng Trị

2.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

2.2.1 Cách tiếp cận: đề tài sử dụng các cách tiếp cận sau: tiếp cận theo

hướng QLRBV, tiếp cận theo chuỗi giá trị, tiếp cận kế thừa, tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo khung sinh kế bền vững

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1 Phương pháp đánh giá hiện trạng rừng trồng quy mô HGĐ

Các số liệu về diện tích rừng trồng HGĐ ở tỉnh Quảng Trị được thu thập từ 2 nguồn: 1) Từ các cơ quan quản lý lâm nghiệp của tỉnh: Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị; 2) Từ các số liệu về theo dõi diễn biến diện tích rừng tỉnh Quảng Trị từ năm 2002-2022 Sử dụng

Trang 10

phương pháp PRA với sự tham gia của: cán bộ quản lý lâm nghiệp địa phương (chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Trị), cán bộ quản lý Hội các nhóm hộ có CCR tỉnh Quảng Trị và một số chi hội trưởng, hộ thành viên để thu thập thông tin về Hội, các chi hội và các hộ thành viên, từ đó lựa chọn các huyện, xã và chi hội để chọn các HGĐ nghiên cứu cụ thể

Chọn 4 huyện có số HGĐ tham gia Hội các nhóm hộ có CCR lớn nhất Tại mỗi huyện, lựa chọn 1-2 xã có số HGĐ tham gia mô hình QLRBV&CCR lớn: Huyện Vĩnh Linh: Chọn 2 xã Vĩnh Thủy và Vĩnh Tú; Huyện Cam Lộ: chọn 2 xã Cam Nghĩa và Cam Chính; Huyện Gio Linh chọn xã Trung Sơn; Huyện Triệu Phong chọn xã Triệu Ái Tại mỗi xã, chọn ngẫu nhiên 15 hộ tham gia mô hình CCR theo nhóm và 15 hộ không tham gia mô hình QLRBV&CCR để phỏng vấn thu thập thông tin

- Nghiên cứu đặc điểm HGĐ trồng rừng ở tỉnh Quảng Trị: đặc điểm

HGĐ trồng rừng được thu thập thông qua phỏng vấn các HGĐ đã lựa chọn ở trên bằng phiếu phỏng vấn bán định hướng, các nhóm thông tin thu thập là: lao động, học vấn, hiểu biết về trồng rừng; tài chính; diện tích rừng trồng; tham gia mạng lưới/hoạt động xã hội; cơ sở hạ tầng địa phương

- Phương pháp đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng và quản lýrừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị: Việc tổng kết và đánh giá các biện

pháp kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng rừng của HGĐ được thực hiện như sau: i) Phỏng vấn cán bộ Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh: Phỏng vấn 1 cán bộ lãnh đạo và 2 cán bộ kỹ thuật/đơn vị.

ii) Phỏng vấn Hội các nhóm hộ có CCR tỉnh Quảng Trị và các Chi hội: Phỏng vấn chủ tịch và phó chủ tịch hội, 9 chi hội trưởng ở 4 huyện (thông tin chi tiết ở bảng 2.2).

iii) Phỏng vấn trực tiếp HGĐ được lựa chọn, kết hợp khảo sát hiện trường Các HGĐ được phỏng vấn bằng phiếu Các khâu kỹ thuật chính được đánh giá gồm: Loài cây, nguồn giống, tiêu chuẩn cây giống; phương thức trồng; xử lý thực bì; mật độ trồng; thời vụ trồng; làm đất, đào hố; bón phân; chăm sóc; tỉa thưa, nuôi dưỡng; khai thác, chu kỳ kinh doanh, Các khâu kỹ thuật này được đánh giá, so sánh giữa các hộ tham gia mô hình CCR và các HGĐ không tham gia mô hình CCR

- Phương pháp đánh giá sinh trưởng, trữ lượng và hiệu quả kinh tếrừng trồng quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị: đánh giá từ tuổi 4 đến tuổi 11

cho các mục đích kinh doanh gỗ nhỏ và gỗ lớn Tổng số OTC đã thiết lập cho rừng trồng có CCR là 76 OTC, trong đó số OTC ở tuổi 8 là 16, tuổi 9 là 16, tuổi 10 là 12 và tuổi 11 là 8 Đối với rừng trồng gỗ nhỏ không có CCR, đề tài đánh giá sinh trưởng và năng suất rừng trồng ở tuổi 4 và 5:

Trang 11

Tuổi 4 có 8 OTC rừng không có CCR và 8 OTC có CCR; tuổi 5 có 16 OTC không có CCR và 16 OTC có CCR Diện tích OTC là 200 m2

(10mx20m) Số liệu sinh trưởng thu thập được xử lý trên phần mềm excel Thông tin, số liệu tính toán hiệu quả kinh tế được thu thập trong quá trình phỏng vấn HGĐ đã được lựa chọn Thông tin thu thập là: Chi phí đầu tư trồng rừng, chi phí chăm sóc rừng, chi phí khai thác rừng (nếu có) và thu nhập khi bán gỗ hoặc bán cây đứng Sử dụng phần mềm và SPSS 22.0 để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu: NPV, IRR, BCR và chỉ tiêu giá trị tương đương hàng năm (AEV) (Godsey, 2008).

- Phương pháp đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí và chỉ sốQLRBV đối với quản lý rừng trồng HGĐ: Đề tài luận án đánh giá mức độ

đáp ứng QLRBV đối với HGĐ trồng rừng ở tỉnh Quảng Trị cho 6 nguyên tắc, 21 tiêu chí và 39 chỉ số có liên quan đến HGĐ Tổng số HGĐ đánh giá là 90 hộ đã và đang trồng rừng nhưng chưa tham gia CCR theo nhóm hộ Với mỗi chỉ số, sẽ phỏng vấn các HGĐ theo các thông tin định tính, định lượng để xác định HGĐ có hoặc không đáp ứng từng tiêu chí Trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ đáp ứng của từng chỉ số, tiến hành phân chia thành 3 nhóm theo mức độ đáp ứng các chỉ số QLRBV của HGĐ như sau:

Nhóm 1: Mức độ đáp ứng các chỉ số < 35% Nhóm 2: Mức độ đáp ứng các chỉ số từ 35 - 70% Nhóm 3: Mức độ đáp ứng các chỉ số > 70%.

2.2.2.2 Phương pháp đánh giá kênh tiêu thụ gỗ nguyên liệu rừngtrồng quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị

Thảo luận với Chi cục Kiểm lâm, Hội chủ rừng để nắm bắt các thông tin tổng quan về mua bán, tiêu thụ gỗ rừng trồng, hình thức chế biến và các cơ sở chế biến biến gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Phỏng vấn 9 chi hội nhóm CCR ở 6 xã nghiên cứu và các HGĐ đã lựa chọn về địa điểm bán gỗ, giá bán, hình thức bán, hình thức vận chuyển, các giấy tờ, thủ tục khi mua bán gỗ, các mối liên kết tiêu thụ,… Từ đó xác định kênh tiêu thụ gỗ nguyên liệu rừng trồng từ các HGĐ

Trang 12

2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu mối liên kết giữa các HGĐ trongtrồng rừng và tiêu thụ sản phẩm: Phỏng vấn cán bộ Chi cục Kiểm lâm và

Hội các nhóm hộ có CCR, các chủ rừng có CCR để tìm hiểu về: i) Quá trình hình thành và phát triển của hội; ii) Cơ cấu tổ chức, số lượng hội viên và các chi hội; iii) Phương thức hoạt động; iv) Nguồn tài chính cho hoạt động của hội; v) Các khó khăn, thách thức gặp phải; vi) Liên kết của Hội với các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ kinh phí cấp CCR và liên kết tiêu thụ gỗ rừng trồng hộ gia đình;

2.2.2.4 Phương pháp phân tích các chính sách phát triển rừng trồng

HGĐ: Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương và tỉnh

Quảng Trị có liên quan đến phát triển rừng trồng HGĐ và QLRBV và CCR Các chính sách về rừng trồng HGĐ được chia thành 5 lĩnh vực: i) Đất đai và hưởng dụng rừng; ii) KHCN và khuyến lâm; iii) Hỗ trợ, tín dụng và đầu tư; iv) Thị trường và lưu thông sản phẩm; v) Thuế và phí trong sản xuất kinh doanh sản phẩm rừng trồng; vi) QLRBV và CCR Trong mỗi lĩnh vực, các chính sách được rà soát, đánh giá theo 3 thuộc tính là: i) Nội dung liên quan đến rừng trồng HGĐ; ii) Những mặt tích cực và tồn tại của các chính sách

Đối với các chính sách tại tỉnh Quảng Trị, tiến hành phỏng vấn cán bộ Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Hội chủ rừng về quy định có liên quan đến quản lý, phát triển rừng trồng HGĐ, QLRBV và CCR Trên cơ sở phỏng vấn các cán bộ có liên quan, tiến hành phân tích nội dung và tác động của các văn bản này đến phát triển rừng trồng HGĐ và việc cấp CCR cho HGĐ Các tác động của các chính sách được xem xét về thay đổi diện tích rừng trồng HGĐ và diện tích được cấp CCR, mức độ đáp ứng các tiêu chí, chỉ số QLRBV và sự thay đổi về các biện pháp kỹ thuật áp dụng

2.2.2.5 Phương pháp ứng dụng hệ thống iTwood để quản lý và truyxuất nguồn gốc gỗ rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị

- Lựa chọn HGĐ tham gia: Các HGĐ đăng ký tham gia được lựa chon dựa trên các tiêu chí: tự nguyện tham gia; có diện tích rừng trồng sản xuất; sẵn sàng cung cấp thông tin để thử nghiệm phầm mềm: Thông tin cá nhân, thông tin về quyền sử dụng đất rừng, diện tích, loài cây, năng suất dự kiến, Đề tài lựa chọn 60 HGĐ tham gia

- Thông tin các HGĐ được đưa lên hệ thống iTWood với các lớp thông tin về chủ hộ, về quyền sử dụng đất, về hiện trạng lô rừng (diện tích, loài cây trồng, năm trồng, Tiến hành thử nghiệm vận hành hệ thống để quản lý và truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng HGĐ theo chuỗi giá trị.

Trang 13

- Thử nghiệm tạo hồ sơ gỗ, tạo bảng kê lâm sản và truy xuất thông tin từ nhà máy thu mua gỗ

- Thảo luận nhóm với HGĐ và quản lý nhóm chứng chỉ, phỏng vấn chủ cơ sở chế biến gỗ, cán bộ quản lý lâm nghiệp địa phương và chuyên gia đánh giá chứng nhận về khả khả năng áp dụng iTWood

2.2.2.6 Phương pháp đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồngHGĐ và ứng dụng phần mềm iTWood để truy xuất nguồn gốc gỗ hợp phápvà QLRBV rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị

Phân tích SWOT, đề xuất khung sửa đổi các chính sách phát triển rừng trồng HGĐ và các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng HGĐ bền vững ở tỉnh Quảng Trị trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1 Đánh giá hiện trạng phát triển rừng trồng HGĐ tại Quảng Trị

3.1.1 Diện tích rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị

Năm 2022, Quảng Trị có độ che phủ rừng 49,9% với 248.122 ha rừng, trong đó có 126.692 ha rừng tự nhiên và 121.429 ha rừng trồng (Bộ NN&PTNT, 2023) Rừng trồng có mặt tại 10/10 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Trị, trong đó 7 đơn vị hành chính có diện tích rừng trồng trên 10.000 ha là Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hải Lăng, Gio Linh, Triệu Phong, Hướng Hóa và Đak Krông với tổng diện tích là 115.682 ha, chiếm 95,3% tổng diện tích rừng trồng của tỉnh Trong 121.429 ha rừng trồng, 79% là rừng trồng sản xuất Rừng trồng được quản lý bởi 7 nhóm chủ quản lý rừng khác nhau, trong đó rừng trồng do các HGĐ quản lý chiếm tỷ trọng lớn nhất với 49%.

Về diện tích rừng được cấp chứng chỉ QLRBV: Tính đến nay trên địa

bàn tỉnh Quảng Trị có 22.393,34 ha rừng đã được cấp chứng chỉ QLRBV cho 3 công ty lâm nghiệp và 2 nhóm hộ, trong đó 21.987,34 ha rừng có chứng chỉ còn hiệu lực (chứng chỉ FSC và VCFS/PEFC), bao gồm 3 công ty lâm nghiệp nhà nước (Bến Hải Đường 9 và Triệu hải) và 1 nhóm HGĐ là Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng tỉnh Quảng Trị

3.1.2 Đặc điểm HGĐ trồng rừng tại tỉnh Quảng Trị

Về cơ bản không có sự khác biệt lớn giữa các HGĐ tham gia nhóm CCR và không tham gia nhóm CCR về độ tuổi, số lao động, thiết bị sản xuất, cùng tham gia hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,… tuy nhiên, giữa 2 nhóm nhóm này có một số nét khác biệt cơ bản sau: i) Diện tích rừng trung bình/HGĐ của các hộ tham gia CCR lớn hơn so với các hộ

Ngày đăng: 29/03/2024, 08:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w