1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI CÁC HÌNH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. LIÊN HỆ THỰC TIỄ N

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT



CÁC HÌNH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LIÊN HỆ THỰC TIỄN

MÃ SỐ LỚP HỌC PHẦN: LLCT120205_45 NHÓM THỰC HIỆN: WARREN BUFFETT BUỔI HỌC & TIẾT HỌC: THỨ 5 TIẾT 03, 04

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Trần Ngọc Chung HỌC KỲ: II – NĂM HỌC: 2022 – 2023

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ II, NĂM HỌC: 2022 - 2023

Nhóm Warren Buffett Thứ 5 tiết 03, 04

Tên đề tài: Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế Liên hệ thực tiễn

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%

- Trưởng nhóm: Bùi Hoàng Phúc

Nhận xét của giáo viên:

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do nghiên cứu 1

2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 1

3 Phương pháp thực hiện đề tài 2

4 Kết cấu tiểu luận 2

B NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CÁC HÌNH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3

1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế 3

1.2 Sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế 3

1.3 Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 5

1.4 Lợi ích và hạn chế của các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 6

1.4.1 Lợi ích của các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 6

1.4.2 Hạn chế của các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 7

1.5 Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế 8

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 10

2.1 Cách thức hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 10

2.1.1 Lý do chọn con đường hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 10

2.1.2 Một số sự kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 10

2.2 Thành tựu trong tiến trình lựa chọn cách thức hội nhập kinh tế quốc tế ở

2.5 Vai trò của sinh viên trong hội nhập kinh tế quốc tế 19

2.5.1 Đối với bản thân 19

2.5.2 Đối với gia đình 20

2.5.3 Đối với xã hội 21

KẾT LUẬN 22

PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

“Toàn cầu hóa là tất yếu, dù chúng ta ủng hộ hay phản đối” - Nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.1

Toàn cầu hóa từ lâu đã là một xu hướng cần thiết tất yếu, là quy luật tự nhiên trong quá trình phát triển của xã hội Nó có tác động đáng kể đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống trên thế giới Sự liên kết, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia có ảnh hưởng đáng kể và sâu sắc đến cấu trúc chính trị và kinh tế của các quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung Đây là bước phát triển đáng kể nhất của kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia Hòa cùng xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã nỗ lực tham gia hội nhập tích cực Việt Nam vốn dĩ là một nước đang phát triển nên hội nhập kinh tế quốc tế là con đường hiệu quả nhất để rút ngắn khoảng cách với các nước và có khả năng phát huy những nét đặc sắc trong phân công lao động và hợp tác quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế từ lâu đã là chủ trương lớn của Đảng ta, là nội dung cốt lõi cốt lõi của hội nhập quốc tế, là một bộ phận quan trọng của quá trình đổi mới đất nước Sau hơn 30 năm thực hiện cuộc đổi mới, Đảng và đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật Tuy hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng không ít muôn vàn khó khăn, thử thách trong quá trình xác định vị thế của mình trên thương trường thế giới Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta luôn là một vấn đề thảo luận nóng bỏng, dành nhiều sự quan tâm xét trên cả lý luận và thực tiễn

Từ lí do trên, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Các hình thức hội

nhập kinh tế quốc tế Liên hệ thực tiễn.”

2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm khái niệm, sự cần thiết khách quan, nội dung, và quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế Từ đó, chỉ ra những

1 Hà Thu, Thủ tướng: 'Toàn cầu hóa là tất yếu, dù chúng ta ủng hộ hay phản đối',

Vnexpress,

https://vnexpress.net/thu-tuong-toan-cau-hoa-la-tat-yeu-du-chung-ta-ung-ho-hay-phan-doi-3595024.html, 5/6/2017

Trang 5

thành tựu và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Xác định vai trò của sinh viên trong hội nhập kinh tế quốc tế phương hướng phát triển cho sinh viên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

3 Phương pháp thực hiện đề tài

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá

Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn

4 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm hai chương chính:

- Chương 1: Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

- Chương 2: Thực tiễn cách thức hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Trang 6

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CÁC HÌNH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ

với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đó và nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác

quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó.2

1.2 Sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu

Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… trong số toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất

Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hội nhập quốc tế trở thành tất yếu khách quan:

Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế

2 Lê Huy Nam, Hướng dẫn chi tiết chuyên đề “Hội nhập quốc tế”, Tuyên giáo,

https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-chuyen-de-hoi-nhap-quoc-te-105840, 14/10/2017

Trang 7

toàn cầu Trong toàn cầu hóa kinh tes, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết được các vấn đề toàn cầu và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay

Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho sự phát triển của mình Khi mà các nước tư bản giàu có nhất, các công ty xuyên quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác động lên toàn cầu thế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các nước đang và kém phát triển mới có thể tiếp cận được những năng lực này cho phát triển của mình

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp các nước đang và kém phát triên tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hóa, tăng tích lũy, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư

Tuy nhiên, điều cần chú ý ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hóa thành quá trình tự do hóa kinh tế và áp đặt chính trị quỹ đạo tư bản chủ nghĩa Điều này khiến cho các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức: đó là gia tăng phụ thuộc do nợ nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch – thương mại giữa các nước đang phát triển và phát triển bởi vậy, các nước đang và

Trang 8

kém phát triển cần phải có chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối chính sách phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa đa bình diện và đầy nghịch lý.3

1.3 Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu, khu vực và song

phương Các phương thức hội nhập này được triển khai trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.4

-Hợp tác kinh tế song phương là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế:

Ta nhận thấy trong quá trình nền kinh tế hội nhập thì loại hình đầu tiên cần nhắc đến là hợp tác kinh tế song phương Loại hình hợp tác kinh tế song phương có từ rất sớm và tồn tại dưới dạng thỏa thuận, hiệp định kinh tế, thương mại, hay đầu tư, các thỏa thuận thương mại tự do song phương…

– Hội nhập kinh tế khu vực là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế:

Từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến tận ngày nay, xu hướng khu vực hóa đang ngày càng phát triển và có những ý nghĩa rất quan trọng Theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng từ đó đã kéo theo các loại hình hội nhập kinh tế cũng có sự

3 TS Cung Thị Tuyết Mai, Tài liệu hướng dẫn học tập Kinh tế Chính trị Mác - Lênin,

123doc, https://123docz.net/trich-doan/2634922-khai-niem-va-su-can-thiet-khach-quan-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te.htm, 2020

4 Trần Anh Tuấn, Khái quát chung về hội nhập kinh tế trong giai đoạn hiện nay, Cổng

thông tin điện tử Bộ Tư pháp, https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/thuong-mai-tai-chinh.aspx?ItemID=5, 3/5/2023

Trang 9

thay đổi Hội nhập kinh tế khu vực là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các quốc gia trong một khu vực.5

Các học giả phân loại hội nhập kinh tế khu vực ở các cấp độ từ thấp đến cao như: - Khu vực Mậu dịch tự do (FTA);

- Liên minh Hải quan (CU); - Thị trường chung (CM);

- Liên minh Kinh tế và tiền tệ (EMU)

1.4 Lợi ích và hạn chế của các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

1.4.1 Lợi ích của các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

- Các nước thành viên đã đồng ý hợp tác trong nhiều chương trình khác nhau để giúp cải thiện nền kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hóa và phát triển xã hội của mỗi nước Sự hợp tác này sẽ giúp mỗi quốc gia sử dụng lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế và từng bước thay đổi phương thức sản xuất và kinh doanh sản phẩm Điều này sẽ giúp làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn và tăng cường quan hệ thương mại giữa các quốc gia

- Hội nhập quốc tế có tác động tích cực đến sự phát triển của các quốc gia và mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau Điều này giúp tạo ra sự ổn định và cho phép phản ứng linh hoạt hơn khi nói đến quan hệ kinh tế quốc tế

Hội nhập quốc tế giúp tạo ra một hệ thống kinh tế mới, mang tính quốc tế hơn, lớn hơn, phát triển hơn và mang lại nhiều cơ hội hơn cho mọi thành phần dân cư Nó cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều người và làm cho thế giới trở thành một nơi an toàn và thịnh vượng hơn

- Hội nhập quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả của các chính sách kinh tế quốc gia, bảo đảm các chính sách này phù hợp với luật pháp quốc tế Điều này làm cho hợp tác quốc tế có nhiều khả năng hơn và làm cho nền kinh tế thế giới thịnh vượng hơn

- Hội nhập quốc tế có tác động tích cực góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh, khuyến khích ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ kĩ mới, đổi mới cơ cấu

5 ThS Đinh Thùy Dung, Hội nhập quốc tế là gì? Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế?,

Luật Dương Gia, https://luatduonggia.vn/hoi-nhap-quoc-te-la-gi-noi-dung-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te/, 19/12/2022

Trang 10

kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế Khi làm như vậy, chúng ta có thể học hỏi từ các nước tiên tiến hơn về cách điều hành doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn

- Hội nhập quốc tế có tác động tích cực đến các nước tham gia hội nhập, giúp các nước đó tìm được chỗ đứng thuận lợi hơn trong trật tự thế giới mới Điều này làm cho họ mạnh hơn và được tôn trọng hơn, góp phần bảo đảm an ninh, hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.6

1.4.2 Hạn chế của các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập quốc tế có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp và các ngành vì nó sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh lẫn nhau Điều này có thể dẫn đến các doanh nghiệp thất bại và các ngành công nghiệp sụp đổ

- Hội nhập quốc tế có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc gia vì nó có thể làm cho quốc gia đó phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường khu vực và thế giới Điều này có thể khiến một quốc gia dễ bị khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc khu vực hơn

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến việc các quốc gia trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các loại vấn đề khác nhau, như khủng bố, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư và nhập cư bất hợp pháp

- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng có thể dẫn đến việc các nước như các nước đang phát triển trở thành bãi rác công nghiệp cho các nước phát triển hơn Điều này có thể có nghĩa là các quốc gia này mất đi sự phát triển kinh tế và xã hội của chính họ, và thậm chí có thể trở nên nghèo hơn

Hội nhập quốc tế có thể khiến một quốc gia khó kiểm soát công việc của mình, bởi vì họ đang chia sẻ quyền lực với các quốc gia khác

- Hội nhập quốc tế có thể tác động tiêu cực đến bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống Điều này có nghĩa là những điều này có thể bị mất đi do ảnh hưởng của các nền văn hóa khác

6 Bùi Tuấn An, Hội nhập quốc tế là gì? Tầm quan trọng của hội nhập quốc tế, Luật

Minh Khuê, https://luatminhkhue.vn/hoi-nhap-quoc-te-la-gi.aspx, 07/02/2023

Trang 11

- Hội nhập sẽ không dẫn đến việc tất cả mọi người trong xã hội đều có lợi ích và rủi ro như nhau Điều này sẽ dẫn đến khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo, giữa các quốc gia hoặc các tầng lớp khác nhau trong xã hội.7

1.5 Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế

Đảng ta nêu rõ 4 nguyên tắc cụ thể:

Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào

công việc nội bộ của nhau

Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực

Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi

Trong đó, nguyên tắc cơ bản và bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và

định hướng XHCN, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Dựa trên các nguyên tắc của Đảng đưa ra ta thấy rõ được các quan điểm của Đảng trong quá trình hội nhập quốc tế:

Thứ nhất, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm

vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Thứ hai, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị

dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước

Thứ ba, hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và

thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước

Thứ tư, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác tạo thuận

lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong

7 Bùi Tuấn An, Hội nhập quốc tế là gì? Tầm quan trọng của hội nhập quốc tế, Luật

Minh Khuê, https://luatminhkhue.vn/hoi-nhap-quoc-te-la-gi.aspx, 07/02/2023

Trang 12

chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước

Thứ năm, hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi

ích quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên minh của bên này chống bên kia

Thứ sáu, nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi

đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai trò trong cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.8

8 Lê Huy Nam, Hướng dẫn chi tiết chuyên đề “Hội nhập quốc tế”, Tuyên giáo,

https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-chuyen-de-hoi-nhap-quoc-te-105840, 14/10/2017

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CÁCH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

2.1 Cách thức hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

2.1.1 Lý do chọn con đường hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Trong bối cảnh cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của thế giới thì việc đề ra chủ trương hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật đối với các nước là một nhu cầu cấp thiết cho quá trình đổi mới của Việt Nam Hơn nữa, tại thời điểm đầu những năm 90 của thế kỉ XX, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế của thời đại, diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương diện với sự xuất hiện của nhiều khối kinh tế, mậu dịch trên thế giới Đối với một nước kinh tế còn thấp kém, lạc hậu như Việt Nam tại thời điểm đó, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để rút ngắn khoảng cách với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, phát huy những lợi thế và tìm cách khắc phục hạn chế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các nước Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, trong suốt thời gian qua, Đảng đã nhất quán chủ trương phải tăng cường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.9

2.1.2 Một số sự kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương và khu vực, với các dấu mốc quan trọng như:

9 Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương, Hội nhập kinh tế quốc tế, hướng đi đúng đắn, sáng

suốt mà Đảng đã lựa chọn cho phát triển kinh tế đất nước, Công Thương,

https://congthuong.vn/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-huong-di-dung-dan-sang-suot-ma-dang-da-lua-chon-cho-phat-trien-kinh-te-dat-nuoc-142567.html, 22/08/2020

Trang 14

Bảng 2.1: Các cột mốc đánh dấu quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam10

10 Nhật Đăng, 10 cột mốc đánh dấu quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, Tuổi trẻ,

Ngày đăng: 28/03/2024, 18:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w