QT_AT_HT_Hoa potx

23 273 0
QT_AT_HT_Hoa potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM BAN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1 QUY TRÌNH AN TOÀN HỆ THỐNG HÓA MÃ HIỆU: PVPVA1QT001AT Vũng Áng, tháng 03 năm 2012 NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI: 1. Trưởng ban 01 2. Phó Trưởng ban 03 3. Đại diện lãnh đạo về chất lượng 01 4. Các đơn vị thuộc Ban 01 5. Phân xưởng Hóa-Nhiên liệu 01 6. Phân xưởng Vận Hành 01 7. Phân xưởng Sửa chữa 01 CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: Phòng kỹ thuật – Kế hoạch NGƯỜI BIÊN SOẠN NGƯỜI KIỂM TRA Chữ ký: Họ và tên: Vũ Hồng Giang Chức vụ: Chuyên viên P. KT-KH Chữ ký: Họ và tên: Nguyễn Văn Thanh Chức vụ: Phó TP. KT-KH THAM GIA XEM XÉT VÀ GÓP Ý KIẾN: 1. Phòng Tổng hợp NGƯỜI DUYỆT Chữ ký: Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng Chức vụ: Phó Trưởng ban PVPower VA1 Quy trình An toàn hệ thống hóa Mã hiệu tài liệu: PVPVA1QT001AT Ban hành lần thứ: 1 Ngày hiệu lực: ………./ 03 /2012 Trang số: 3 / 23 BẢNG THEO DÕI BỔ SUNG SỬA ĐỔI LẦN SỬA NGÀY SỬA TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI MỤC LỤC 1.Mục đích 4 BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1 3 PVPower VA1 Quy trình An toàn hệ thống hóa Mã hiệu tài liệu: PVPVA1QT001AT Ban hành lần thứ: 1 Ngày hiệu lực: ………./ 03 /2012 Trang số: 4 / 23 2.Phạm vi áp dụng 5 3.Tài liệu liên quan 5 4.Một số định nghĩa và chữ viết tắt 5 5.Nội dung 5 5.1.NGUYÊN TẮC CHUNG 5 5.2.NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ 6 5.3.ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP TAI NẠN 18 5.4.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY, NỔ TRONG CÔNG TÁC HÓA NGHIỆM 20 5.5.CÁC QUI ĐỊNH VỀ CẢNH BÁO / DẤU HIỆU NHẬN DẠNG 22 1. Mục đích - Nhằm đảm bảo an toàn trong công tác hóa nghiệm, kiểm soát một cách có hiệu quả những rủi ro, tác động khi sử dụng và lưu trữ hóa chất tại nơi làm việc; BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1 4 PVPower VA1 Quy trình An toàn hệ thống hóa Mã hiệu tài liệu: PVPVA1QT001AT Ban hành lần thứ: 1 Ngày hiệu lực: ………./ 03 /2012 Trang số: 5 / 23 - Bảo vệ người lao động tránh những ảnh hưởng gây bệnh, thương tật và bảo vệ môi trường; - Ngăn ngừa những bất thường, sự cố hay hư hỏng thiết bị, dụng cụ, máy móc. 2. Phạm vi áp dụng Quy trình này được áp dụng tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1. 3. Tài liệu liên quan - Các bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS); - Sổ tay an toàn – sức khỏe – môi trường; - Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 : 2005. 4. Một số định nghĩa và chữ viết tắt (không có) 5. Nội dung 5.1. NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 1. Toàn bộ cán bộ công nhân viên làm các công việc liên quan đến hệ thống hoá phải biết và chấp hành nghiêm chỉnh quy trình an toàn này. Trước khi nhận công tác ở hệ thống xử lý hoá, cán bộ công nhân viên phải được học và kiểm tra quy trình an toàn hệ thống hóa đạt yêu cầu. Điều 2. Hàng năm toàn bộ công nhân viên làm việc trong hệ thống hoá phải được kiểm tra quy trình an toàn hóa. Những người nghỉ công tác trong thời gian từ 3 tháng trở lên thì trước khi tiếp tục làm việc phải kiểm tra lại quy trình an toàn. Điều 3. Nhân viên hóa nghiệm phải báo cáo ngay với cấp trên của mình về nếu phát hiện tình trạng vi phạm an toàn hoặc hỏng hóc, sự cố các thiết bị có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng con người. Điều 4. Những người có trách nhiệm phải kiểm tra trang bị bảo hộ lao động của nhân viên trước khi làm việc. Tuyệt đối không cho phép nhân viên làm việc khi chưa trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn. Điều 5. BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1 5 PVPower VA1 Quy trình An toàn hệ thống hóa Mã hiệu tài liệu: PVPVA1QT001AT Ban hành lần thứ: 1 Ngày hiệu lực: ………./ 03 /2012 Trang số: 6 / 23 Khi xảy ra tai nạn cũng như phải tiến hành điều tra một cách cẩn thận, kỹ lưỡng theo quy trình điều tra sự cố để làm sáng tỏ những nguyên nhân để có biện pháp ngăn ngừa những vi phạm tiếp theo. Khi xảy ra những trường hợp tai nạn đối với con người và những sự cố đối với thiết bị lãnh đạo phân xưởng lập văn bản báo cáo ngay với lãnh đạo cấp trên theo quy định về điều tra khai báo sự cố và tai nạn mà nhà máy đã quy định. Điều 6. Những người vi phạm vi trình an toàn này, tuỳ theo mức độ và hậu quả phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty và theo quy định của pháp luật. 5.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 7. Khi làm việc với axít 1. Các hoá chất phục vụ cho hệ thống hoá có tính axít gồm HCl, H 2 SO 4 , H 3 PO 4 , HNO 3 và một số loại khác. 2. Khi làm việc với axít phải trang bị đầy đủ phương tiện an toàn: quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay cao su, ủng cao su đề phòng tai nạn. khu vực làm việc với axít phải có biển báo “Khu vực có axít cấm qua lại”. 3. Khi rót axít hoặc nạp axít phải được những người có chuyên môn đã kiểm tra an toàn thực hiện. Việc đổ rót axít phải có phễu chuyên dùng hoặc xi phông?. Khi cần lấy axít ở trong bồn cấm không được tháo qua đáy bồn vì nếu lẫn dầu mỡ, nước và tạp chất có thể gây nổ, bắn axít gây tai nạn hoặc gây tắc ống. Phải tiến hành qua cửa nạp bên trên. 4. Khi đổ vãi axít ra nền nhà, nơi đi lại phải trung hoà bằng sô đa hoặc vôi sống, sau đó dùng xẻng dọn sạch và rửa sạch bằng nước. 5. Các loại axít (H 2 SO 4 , HCl ) rất háo nước, khi hoà tan tỏa ra 1 lượng nhiệt lớn, vì vậy khi pha loãng axít phải đổ từ từ axít vào nước vừa đổ vừa khuấy trộn đều. Nghiêm cấm không được đổ nước vào axít gây nổ bắn axít gây tai nạn. 6. Khi vận chuyển axít HCl, H 2 SO 4 chứa trong các bình thuỷ tinh phải được đặt trong các giỏ bằng nhựa hoặc gỗ có đệm rơm rạ, cỏ khô và các bình này phải có nút đậy kín. Khi chuyên chở phải có hai người khiêng, cấm không được và ôm bình vào người. Cấm không được để axít ở ngoài khu vực quy định. 7. HCl axít Clohyđric là một axít mạnh, dễ bốc khói Clo ở điều kiện thường. HCl dễ gây bỏng, khi hít phải khó thở, gây viêm các niêm mạc mắt và ảnh hưởng lớn đến các cơ quan hô hấp, tiêu hoá Vì vậy không được để HCl hở trong không khí gây ô nhiễm. Không được làm việc với HCl khi chưa trang bị đầy đủ bảo hộ đặc biệt là mặt nạ phòng độc. 8. Nơi chứa axít hoặc nơi làm việc với axít phải có những phương tiện an toàn sau: BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1 6 PVPower VA1 Quy trình An toàn hệ thống hóa Mã hiệu tài liệu: PVPVA1QT001AT Ban hành lần thứ: 1 Ngày hiệu lực: ………./ 03 /2012 Trang số: 7 / 23 - Đường ống dẫn nước có vòi xối nước mạnh. - Quạt thông gió, tủ hút. - Khăn mặt bông, bông nõn, băng. - Dung dịch Na2CO3 2% (Xô đa). - Dung dịch NaHCO3 0,5% (Bicacbonat). 9. Các biện pháp cấp cứu khi bị tai nạn axít: - Khi bị axít bắn vào da thì lập tức lấy bông nõn thấm khô rồi dùng tia nước mạnh rửa sạch, sau đó rửa bằng dung dịch Na2CO3 2%. - Khi bị axít bắn vào mắt thì lập tức dùng thật nhiều nước rửa sạch, sau đó tiếp tục rửa bằng dung dịch NaHCO3 0,5%. Tất cả hai trường hợp bị axít bắn vào da và vào mắt, khi bị bỏng nặng đã được sơ cứu theo phương pháp trên sau đó phải đưa ngay đến y tế cấp cứu. - Khi bị axít bắn vào quàn áo giầy dép phải lập tức cởi bỏ quần áo, giầy dép và giặt thật sạch khi sử dụng lại. - Khi hít phải HCl chuyển nạn nhân đến nơi thoáng mát, nếu không thở được phải hô hấp nhân tạo rồi cho thở ôxy và đưa ngay đến y tế cấp cứu. 10.Khi kết thúc nạp axít phải đóng van, ngừng bơm và sau đó mới tiến hành các công việc khác trong khu vực này. 11.Các nhân viên trực ca ở khu vực có liên quan đến axít khi giao nhận ca phải thông báo cặn kẽ, tỉ mỉ cho nhau về những thiết bị có axít và tình trạng nạp chứa axít để đề phòng tai nạn nguy hiểm. Đồng thời phải kiểm tra tủ thuốc, các dung dịch rửa trang bị tại cương vị. 12.Khi axít bị rò rỉ phải tiến hành thông khí cho khu vực. Mặc bảo hộ thích hợp, đeo khẩu trang tẩm xô đa và mặt nạ phòng độc để trung hoà và dọn dẹp khu vực. Không cho những người không có nhiệm vụ vào khu vực này. Điều 8. Khi làm việc với kiềm 1. Các hoá chất dùng cho hệ thống hoá có tính chất kiềm bao gồm: NaOH, KOH, NH 4 OH, Na 3 PO 4 2. Khi làm việc với kiềm phải trang bị đầy đủ phương tiện an toàn: quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay cao su, ủng cao su và các thiết bị cần thiết chuyên dùng. 3. Khi đổ rót, bốc xếp, bổ sung hoặc nạp kiềm cho các thiết bị, phải có những người chuyên nghiệp đã được kiểm tra tiến hành. Tất cả quá trình làm việc với hoá chất kiềm phải có người theo dõi giám sát công tác an toàn. BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1 7 PVPower VA1 Quy trình An toàn hệ thống hóa Mã hiệu tài liệu: PVPVA1QT001AT Ban hành lần thứ: 1 Ngày hiệu lực: ………./ 03 /2012 Trang số: 8 / 23 4. Xút ăn da (NaOH), Phốt phát ăn da (KOH) khi ở trạng thái rắn rất nguy hiểm, rất háo nước, khi hút ẩm chúng nhanh chóng biến thành dung dịch đậm đặc, khi bắn vào da vào mắt sẽ gây bỏng rất nặng. Vì vậy khi làm việc và tiếp xúc với những hoá chất này phải hết sức thận trọng. Muốn nghiền nhỏ những cục xút lớn cần phải bọc chúng bằng vải hoặc bao tải đề phòng những hạt nhỏ bắn ra. 5. Natri phốt phát Na 3 PO 4 và xô đa Na 2 CO 3 khi ở trạng thái rắn bình thường ít nguy hiểm, nhưng ở trạng thái dung dịch đặc và nóng thì trở nên nguy hiểm, nhất là khi bắn vào mắt. Vì vậy khi làm việc với những chất này cũng cần phải hết sức chú ý. 6. Nơi làm việc với các chất kiềm phải được chuẩn bị đầy đủ các phương tiện sau: - Đường ống dẫn nước có vòi nước xối mạnh. - Khăn mặt bông, bông nõn, băng. - Dung dịch axít boric H3BO3 2%. - Dung dịch axít boric H3BO3 0,2%. 7. Cấm tuyệt đối không được để các loại hoá chất gần nhau, hoặc lẫn các chất kiềm với axít. 8. Các biện pháp cấp cứu khi bị tai nạn kiềm: - Khi bị kiềm bắn vào da lập tức lấy nước rửa sạch rồi rửa lại bằng dung dịch H3BO3 2%. - Khi bị kiềm bắn vào mắt lập tức lấy nước rửa sạch rồi rửa lại bằng dung dịch H3BO3 0,2%. - Nếu bị kiềm bắn vào da hay vào mắt bị bỏng nặng thì ngay sau khi sơ cứu phải đưa đến y tế cấp cứu tiếp. 9. Khi kết thúc nạp kiềm phải đóng van, ngừng bơm trước khi thực hiện các công việc tiếp theo. Điều 9. Khi làm việc với chất keo tụ (PAC) và chất trợ lắng (Polymer) 1. Khi làm việc với chất keo tụ ( PAC) cần phải nhớ rằng dung dịch của nó có phản ứng axít. Nếu dung dịch bị bắn vào da hoặc vào mắt có thể gây thương tật và dẫn đến mất sức lao động. Dung dịch chất keo tụ có thể làm hỏng quần áo từ vải, sợi bông. Vì vậy khi bị bắn dung dịch vào quần áo thì phải rửa ngay bằng nước hoặc dung dịch sôđa 2 ÷ 4%. 2. PAC gây buốt khi tiếp xúc, nuốt vào gây buồn nôn, gây kích thích da và mắt, kích thích màng nhầy khi hít hoặc nuốt vào. 3. Khi làm việc với chất keo tụ phải được trang bị đầy đủ quần áo, ủng cao su, găng tay cao su, yếm cao su và kính bảo hộ. Khi làm việc với chất keo tụ ở dạng bụi, thì phải cần có bình thở chống bụi hay mặt nạ phòng độc. BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1 8 PVPower VA1 Quy trình An toàn hệ thống hóa Mã hiệu tài liệu: PVPVA1QT001AT Ban hành lần thứ: 1 Ngày hiệu lực: ………./ 03 /2012 Trang số: 9 / 23 4. Tránh tiếp xúc với da và mắt. Khi làm việc mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ. Luôn luôn rửa tay trước khi hút thuốc, ăn uống…. 5. Khi làm việc với chất keo tụ, nơi làm việc phải có: - Ống dẫn nước sinh hoạt có vòi. - Khăn mặt bông, bông nõn. 6. Khi nuốt phải chất PAC, phải cho nạn nhân uống thật nhiều nước, lập tức đưa đến bác sĩ để giúp đỡ và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi bị rơi vào mắt lập tức rửa nước ít nhất trong 15 phút và nhờ bác sĩ giúp đỡ.Tiếp xúc với da rửa bằng nước với xà phòng. Thay quần áo và giặt giũ với nước khi bị nhiễm hoá chất. 7. Khi làm việc với Polymer (chất trợ lắng), mặc dù nó là một chất không độc nhưng cũng nên tránh không cho nó bắn vào mắt, mũi, miệng. Điều 10. Khi làm việc với Natri hipoclorit (NAOCL): 1. Natri hipoclorit là một chất độc hại. Dung dịch đặc có thể tác động đến đường hô hấp, tiêu hoá, viêm các niêm mạc mắt 2. Khi hít phải gây viêm đường hô hấp nên phải chuyển nạn nhân ra nơi thoáng khí. 3. Khi dung dịch NaOCl đặc bắn vào da gây viêm tấy đỏ nên phải rửa sạch ngay bằng nước và nước xà phòng. 4. Khi bị dung dịch NaOCl bắn vào mắt lập tức rửa sạch bằng nước nhiều lần trong khoảng 15 phút, thỉnh thoảng phải nâng mí mắt chớp vào nước, nếu nặng sau khi sơ cứu phải đưa đến y tế. 5. Khi nuốt phải NaOCl cần phải cho nạn nhân uống thật nhiều nước, hoặc sữa và thự hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Cấm không được uống dấm chua, xô đa hoặc bất cứ chất giải độc nào có tính axít. 6. Khi bị dung dịch NaOCl tràn ra nền nhà hoặc nơi đi lại thì phải trung hoà bằng xô đa Na 2 CO 3 và dùng xẻng dọn sạch sau đó phun sạch bằng nước. 7. Nhân viên làm việc với NaOCl phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, găng tay, ủng cao su 8. Nơi làm việc với NaOCl phải có: - Ống dẫn nước sinh hoạt có vòi. - Khăn mặt bông. Điều 11. Khi xử lý nước lò bằng Phốt phát 1. Khi làm việc với Na 3 PO 4 (Pha Na 3 PO 4 ở bình định lượng) Nhân viên vận hành phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay Tại nơi làm việc phải có dung dịch axít boric H 3 BO 3 0,2% đề phòng bị bắn dung dịch Na 3 PO 4 vào mắt. BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1 9 PVPower VA1 Quy trình An toàn hệ thống hóa Mã hiệu tài liệu: PVPVA1QT001AT Ban hành lần thứ: 1 Ngày hiệu lực: ………./ 03 /2012 Trang số: 10 / 23 2. Trong quá trình làm việc nếu thấy có hiện tượng xì hơi nước hoặc dung dịch phốt phát trên các đường ống của lò thì nhân viên hoá phải báo cáo ngay với Trưởng ca để được xử lý kịp thời. 3. Khi vận hành các bơm định lượng phốt phát bằng tay tuân theo các quy trình an toàn cơ nhiệt và quy trình an toàn điện. Điều 12. Khi làm việc với Hyđrazin (N 2 H 4 ) 1. Hyđrazin Hyđrát N 2 H 4 .H 2 O là chất rất độc hại nó có thể tác dụng lên cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hoá, gây bỏng da, bỏng niêm mạc mắt. 2. Nồng độ tối đa cho phép Hyđrazin trong không khí từ 1 ÷ 1,4 mg/cm 3 . Nếu dung dịch Hyđrazin vượt quá 100 mg/lít thì không được để hở vì nó dễ bay hơi gây ô nhiễm không khí. 3. Khi bị Hyđrazin bắn vào da dùng bông nõn thấm cho sạch rồi lấy bông tẩm cồn lau vết thương sau đó rửa sạch bằng nước xà phòng. 4. Khi bị Hyđrazin bắn vào mắt cần lập tức rửa thật sạch bằng nước sau đó rửa bằng dung dịch axít boric H 3 BO 3 0,2%. 5. Hyđrazin đặc trên 40% rất dễ cháy nổ nên không để gần những chất như amiăng than hoạt tính. Cấm không được hút thuốc hay dùng lửa hoặc va đập mạnh ở khu vực làm việc với Hyđrazin vì dễ gây cháy nổ. 6. Khi làm việc với Hyđrazin đặc chỉ được phép làm trong tủ hút có thông gió. 7. Không được hút Hyđrazin bằng miệng mà phải dùng quả bóp hoặc bơm thí nghiệm. 8. Khi mở van xi phông ở các bình chứa bộ lấy mẫu cần cẩn thận để tránh dung dịch bắn vào da vào mắt. Khi rót dung dịch Hyđrazin bằng xi phông thì trước hết xi phông phải chứa đầy nước. Sau đó dung dịch chảy cùng nước vào bình chứa đã rửa sạch. 9. Khi làm việc với Hyđrazin nhân viên phải trang bị đầy đủ bảo hộ: quần áo bảo hộ, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, găng tay, yếm, ủng cao su Tuyệt đối không làm việc với N 2 H 4 khi không có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. 10.Khi bị Hyđrazin chảy ra nhà thì trung hoà bằng Clorua vôi (CaOCl 2 ), hoặc dung dịch thuốc tím 1% sau đó rửa sạch bằng nước. 11.Trước khi sửa chữa các thiết bị có chứa N 2 H 4 cần phải trung hoà chúng bằng thuốc tím 1%. 12.Các bình chứa N 2 H 4 sau khi dùng xong phải rửa thật sạch đến khi đạt phản ứng trung hoà theo MR sau đó rửa sạch lại bằng nước nóng rồi sấy khô. Điều 13. Khi làm việc với Amoniac (NH 3 ) BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1 10 . CHUẨN BỊ SẢN XUẤT ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1 QUY TRÌNH AN TOÀN HỆ THỐNG HÓA MÃ HIỆU: PVPVA 1QT0 0 1AT Vũng Áng, tháng 03 năm 2012 NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI: 1. Trưởng ban 01 2. Phó Trưởng ban 03 3 Tùng Chức vụ: Phó Trưởng ban PVPower VA1 Quy trình An toàn hệ thống hóa Mã hiệu tài liệu: PVPVA 1QT0 0 1AT Ban hành lần thứ: 1 Ngày hiệu lực: ………./ 03 /2012 Trang số: 3 / 23 BẢNG THEO DÕI BỔ SUNG. LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1 3 PVPower VA1 Quy trình An toàn hệ thống hóa Mã hiệu tài liệu: PVPVA 1QT0 0 1AT Ban hành lần thứ: 1 Ngày hiệu lực: ………./ 03 /2012 Trang số: 4 / 23 2.Phạm vi áp dụng 5 3.Tài

Ngày đăng: 27/06/2014, 02:20

Mục lục

    2. Phạm vi áp dụng

    3. Tài liệu liên quan

    4. Một số định nghĩa và chữ viết tắt

    5.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

    5.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY, NỔ TRONG CÔNG TÁC HÓA NGHIỆM

    5.5. CÁC QUI ĐỊNH VỀ CẢNH BÁO / DẤU HIỆU NHẬN DẠNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan