1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài báo cáo tổng quan du lịch tác động của du lịch đến văn hóa xã hội

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Du Lịch Đến Văn Hóa - Xã Hội
Tác giả Trần Bảo Ngọc, Nguyễn Thanh Tâm, Đỗ Minh Tuấn, Tạ Tú Lan, Ng. Quang Huy, Ng. Thị Hằng Nga, Tạ Thùy Linh, Trần Quang Hải
Người hướng dẫn Phạm Thị Vân Anh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 5,16 MB

Nội dung

Nền kinh tế của nước ta phát triển, thunhập của người dân tăng cao làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện hơnrất nhiều, khi điều kiện đủ vật chất về ăn mặc nghỉ thì người dân sẽ có

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NHÓM : 8

Hà Nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Trang 2

Bài 7 : Tác động của du lịch đến văn

7 Tạ Thùy Linh 2023604655 2023DHDULI01

8 Trần Quang Hải 2023607487 2023DHDULI01

Trang 3

Lời Mở Đầu

Trong thời đại nền kinh tế quốc tế ngày càng phát triển thì nền kinh tế nước

ta cũng đang dần hội nhập với nền kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế đã đưa nước ta từ một nước nghèo, kém phát triển thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới Nền kinh tế của nước ta phát triển, thu nhập của người dân tăng cao làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện hơn rất nhiều, khi điều kiện đủ vật chất về ăn mặc nghỉ thì người dân sẽ có thêm nhu cầu bổ sung cao hơn, đặc biệt là đại bộ phận dân cư có thu nhập trung bình và cao những nhu cầu bổ sung đó tạo điều kiện cho sự phát triển của nhóm ngành dịch vụ trong đó có ngành du lịch, ngành du lịch đang dần trở thành một nền kinh tế mũi nhọn của nước ta

Du lịch Việt Nam đang có những bước chuyển biến khẳng định mình, đây là một dấu hiệu đáng mừng Cùng với những điều kiện thuận lợi cà xu thế phát triển chung của khu vực và quốc tế, Việt Nam cũng có không ít những lợi thế và tiềm năng để phát triển ngành du lịch Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí, kinh tế và chính trị Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thông rộng với đại dương có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường hàng không, đường sắt cũng như đường bộ Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng như: chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, kinh tế phát triển Hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là đường giao thông, cầu cảng, sân bay… được tăng cường Các ngành kinh tế mà trong đó có ngàng du lịch đều có bước phát triển tích cực Văn hóa xã hội của đất nước cũng có bước tiến bộ mới, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao Tài nguyên du lịch Việt Nam phong phú và đa dạng về cấu trúc địa hình đồng bằng đồi núi cao nguyên, sông suối… đã tạo cho Việt Nam sự đa dạng và phong phú về cảnh quan và các hệ sinh thái có giá trị cho sự phát triển nhiều loại hình du lịch đặc biệt là hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh thái hồ rừng… nước ta còn có nguồn du lịch nhân văn phong phú với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Trong tổng số khoảng 40.000 di tích có tới hơn 2000 di tích được Nhà nước xếp hạng trong đó có cố đô Huế, di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới… cùng với di tích lịch sử văn hóa, cách mạng nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn với các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc của 54 dân tộc và nghệ

Trang 4

thuật ẩm thực tinh tế…đã tạo cho chúng ta nhiều điều kiện khai thác thế mạnh

về du lịch văn hóa – lịch sử Nhận thức rõ tầm quan trọng của du lịch Đản và Nhà nước ta đã sớm xác định: du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng của nhân dân

và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện CNH – HĐH đất nước.

Sau khi học xong chương này, người học sẽ có khả năng - Phân tích được tác động của du lịch đến các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường - Đánh giá được khả năng bền vững của hoạt động du lịch tại một địa bàn cu the - Hướng dẫn triển khai các hoạt động du lịch tại một địa bản, một doanh nghiệp theo quan điểm du lịch bền vững.

Tài liệu đọc thêm Trần Thị Mai và 2008 (các trang 232-247) Goeldner, C.

& Ritchie B., 2012 (các trang 300-322) Lê Anh Tuấn và cs, 2015 (các trang 62) Lickorish Leonard J., Jenkins Carson L.,2007 (các trang 64-75) Ngô Thị Diệu An, Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014 (các trang 32-41) Trần Thị Mai và cs,

48-2008 (các trang 137-146, 232-246) Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đinh Hòa và cs, 2017 (các trang 29-39) Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2008 (các trang 46-55)

Du lịch là một hoạt động xã hội, kinh tế và giáo dục, nghiên cứu Hoạt động thi lịch diễn ra trong môi trường tự nhiên và xã hội trên mang theo nghĩa rộng) Giữa du lịch và môi trường đó có mối tương tộc mới thiết Môi trường thể là quan hệ thọ đồng và bị tác động hai chiều Môi trường có tác động đến du lịch

và ngược lại, hoạt động du lịch cùng sẽ ảnh hưởng đến môi trường Nếu tác động đem lại hiệu quả tốt cho đối tượng sẽ được gọi là tác động tích cực, những tác động tiêu cực mang lại kết quả xấu Tương tác giữa du lịch và các lĩnh vực khác trong chương này sẽ được nhìn nhận từ hai khía cạnh là tác động tích cực

và tác động tiêu cực như trên Chương này tập trung nghiên cứu những tác động của du lịch đến môi trường (theo nghĩa rộng) Mục đích của việc nghiên cứu những tác động của du lịch là xác định được những giải pháp phù hợp để phát huy các tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động du

Trang 5

lịch Azizan Merzuki (2012) gọi tác động tích cực và tiêu cực của du lịch là lợi ích và chi phí của du lịch Theo tác giả này, lợi ích của du lịch gồm: chất lượng cuộc sống được nâng cao, gia tăng cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh, phát triển

cơ sở hạ tầng tốt hơn cả về số lượng và chất lượng và nhận thức về môi trường của người dân được năng cao Tác giả đã chỉ ra các nội hàm của khái niệm chi phí du lịch gồm thay đổi văn hoá địa phương, tác động xã hội, chi phi cuộc sống đắt đỏ hơn, bất động sản tăng giá và môi trường bị ô nhiễm hơn (trung 453) Richardson, J 1 và Fluker, M (2004) lại quan tâm đến chủ thể bị tác động Các tác giả phân thành 4 chủ thể chịu tác động của du lịch là chính quyền, các doanh nghiệp du lịch, lãnh đạo cộng đồng và các nhóm tổ chức liên quan như các tổ chức phi chính phủ (trang 383), Một số học giả như Glenn Krong (2001) phần thành 7 yếu tố tác động là tác động kinh tế, tác động môi trường (tự nhiều), tác động xã hội và văn hoá, gây nên sự đông đúc và tắc nghẽn, tác động dịch vụ, tác động lên thuế và tác động đến thái độ của cộng đồng.

Tuy nhiên nhiều học gia khảo cầu biểu là Miso (2005), Micheal Hall và Alan A Lew (2009) đều phân tích các the động của du lịch theo ba nhóm chính

là tác động kinh tế, tác động văn học xã hội và tác động môi trường (tự nhiên) Căn cứ theo định nghĩa của thuật ngữ du lịch được đưa ra ở mục III.2, và tiếp thu quan điện của nhiều học giả trình bày trong các công trình liên quan, giáo tra này sẽ xem xét tác động của du lịch đến văn hóa, xã hội, kinh tế, đại tạo & nghiên cứu và môi trường thiên nhiên.

Sự phát triển của ngành du lịch yêu cầu một số lượng lớn lao động hoạt động trong ngành đặc biệt là nguồn lao động đã qua đào tạo, trong đó có sự góp mặt của đội ngũ hướng dẫn viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, nhiệt tình, năng động và có tâm huyết với nghề Trong quá trình học tập tại trường Ngoại Ngữ Du Lịch trực thuộc Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội sinh viên luôn được tạo cơ hội để tiếp cận với môi trường đại học qua các buổi học lý thuyết ở trên lớp tại tòa C2, giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận, cọ xát với môi trường làm việc thực tế và yêu cầu của các nhà tuyển dụng đồng thời có cơ hội

áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học được tại trường và cơ sở thực tập.

Em cũng xin cảm ơn cô Phạm Thị Vân Anh cùng các thầy cô giáo trong khoa Du Lịch hướng dẫn của trường Ngoại Ngữ Du Lịch đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo môn học.

Trang 6

Trong quá trình học tập , có đôi lúc em còn mắc những sai lầm thiếu sót, nhưng cũng từ sai lầm đó mà em rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân em Em tin những điều mình học hỏi được hôm nay sẽ là hành trang theo em suốt những chặng đường còn lại.

Cuối cùng, em xin gửi đến cô giáo Vân Anh lời cảm ơn đã giúp đỡ em trong quá trình làm báo cáo môn học

Em xin chân thành cảm ơn!

, ngày tháng năm

Sinh viên

MỤC LỤC

Trang 7

Lời mở đầu………

……… 2

I Tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội……… 7

1 Tác động tích cực của du lịch đến văn hoá………7

2 Tác động tiêu cực của du lịch đến văn hoá……… …22

3 Tác động tích cực của du lịch đến xã hội………31

4 Tác động tiêu cực của du lịch đến xã hội………42

II Tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội ở Huế………50

1 Tác động tích cực của du lịch đến văn hóa ở Huế………50

2 Tác động tiêu cực của du lịch đến văn hóa ở Huế

………56

3 Tác động tích cực của du lịch đến xã hội ở Huế………59

4 Tác động tiêu cực của du lịch đến xã hội ở Huế………62

khảo……….

……67

Trang 8

Phần I : Tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội

1 Tác động tích cực của du lịch đến văn hóa

a Định nghĩa du lịch :

• Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union ofOfficial Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đếnmột nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải

để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống

• Tại hội nghi Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma- Italia (21/8- 5/9/1963), cácchuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiệntượng và các hoạt đông kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhânhay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đíchhòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”

• Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “ Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan

hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấychủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”

• Theo I.I.Pirôgionic(1985) thì: “ Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thờigian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thườngxuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độnhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên kinh

tế và văn hóa.”

Trang 9

• Theo nhà kinh tế học người Áo Jozep Stander, nhìn từ góc độ du khách thì: “ khách

du lịch là khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để hõa mãn sinh hoạtcao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.”

• Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: “ Du lịch là một trong nhữnghình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước nàysang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.”

• Nhìn từ góc độ kinh tế: “ Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụcho nhu cầu tham quan, giả trí, nghỉ ngơi, có hoặc không với hoạt các hoạt động chữabệnh, thể thnao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.”

b Định nghĩa văn hóa

- Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa Thuật ngữ văn hóa được mọi người trên thế giới

sử dụng rất phổ biến, nhưng để đi đến giải thích về văn hóa lại là một việc rất phứctạp Các dân tộc đều có những quan niệm ít nhiều gần với nhau để hiểu về thuật ngữvăn hóa, chủ yếu là những điều được phản ánh qua nếp sống của họ

- Văn hóa (Culture) ngay từ nguồn gốc đã mang ý nghĩa khai phá, là cái đẹp mang tínhgiáo hóa con người, là hình thức tổ chức xã hội, là giá trị vật chất lẫn tinh thần do conngười từng xã hội cụ thể tạo ra để chỉ trình độ phát triển về vật chất lẫn tinh thần nhằmphục vụ cho cuộc sống của họ

Trang 10

- Tổ chức Văn hóa- Khoa học- giáo dục Liên hiệp Quốc (UNESCO) vào năm 1994 đã

đề cập về văn hóa như sau: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêngbiệt tinh thần và vật chất, trí tuệ, xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay củamột nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lốisống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục vànhững tín ngưỡng… Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính,

có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thểhiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra

để xem xét những thành tựu của bản thân

- Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng lớn và do vậy cũng có rất nhiều định nghĩa khácnhau Trong "Hội nghị Thế giới về chính sách văn hóa ở Madrid năm 1982, UNESCOcoi văn hóa là "tập hợp các đặc tính tính thần, vật chất, trí tuệ và tính cảm của xã hộihoặc một nhóm xã hội không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà còn cả lỗi sốngcủa chung sống giá trị hệ thống, truyền thống và niềm tin" (UNESCO 2007) Như vậy

có thể hiểu “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giản vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữacon người với môi trường tự nhiên và xã hội (Trần Ngọc Thêm 1999:10) Một cáchngắn gọn hơn có thể hiểu văn hóa theo quan điểm của Từ Chi tất cả những gì khôngphải tự nhiên đều là văn hóa (dẫn theo Nguyễn Phạm Hùng 2017-20 Tuy nhiên, trongchương này sẽ hiểu văn hóa theo nghĩa rất hợp tố nghĩa là không bao trùm những vấn

đề kinh tế, chính trị, xã hội có trong các định nghĩa trên Việc quy ước này chỉ có ýnghĩa trong đối phục vụ cho mục đích phân tích mối tương tác giữa du lịch (thực chất

nó cũng là một phần của văn hóa) và các lĩnh vực khác

c Ý nghĩa của hoạt đông du lịch:

- Hoạt động du lịch là hoạt đông nghỉ ngơi tích cực của con người Hoạt động du lịchgóp phần vào tái sản xuất sức lao động, phục hồi sức khỏe cho con người Nền sànxuất xã hội loài người ngày càng phát triển và hiện đại, đòi hỏi cường độ lao động,

Trang 11

nhịp điệu sinh hoạt của con người ngày càng trở nên khẩn trương, căng thẳng Thêmvào đó là môi trường công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho ô nhiễm không khí tiến ồngia tăng Vì vậy hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu giải trí, chữa bệnh và nghỉ ngơi,tăng cường sức khỏe, nâng cao tuổi thọ cho con người.

- Hoạt đông du lịch là hoạt đông nhằm nâng cao và làm phong phú hóa kiến thức củaloài người và cũng là một hình thức học tập đặc biệt Thông qua việc du lịch du khách

sẽ thu thập nhiều kiến thức bổ ích

- Hoạt đông du lịch là hoạt động rèn luyện đạo đức tinh thần cho con người Hoạt động

du lịch làm tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước yêu đời yêu cuộc sống

c.1 Theo khái niệm thì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành

Vì vậy, trong quá trình hoạt đông, du lịch cũng gây ra các tác đông trên nhiều mặt kinh

tế, văn hóa- xã hôi, môi trường và chính trị Ở đây ta sẽ đi sâu tìm hiểu tác động vănhóa của hoạt đông du lịch

c.2 Mối quan hệ giữa văn hóa với du lịch:

- Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, mỗi xã hội đều có nền văn hóa tương ứng với nó

và phát triển theo sự phát triển sản xuất vật chất của xã hội

- Dân tộc khác nhau, văn hóa xã hội khác nhau thì ăn, mặc ở, đi lại, phong tục tậpquán, lễ nghi, tôn giáo tín ngưỡng, tôn sùng vật cổ đều khác nhau Nhắc đến Nhật Bảnthì không thể không nhắc đến bộ Kimono truyền thống, nghệ thuật xếp giấy origamihay những món ăn truyền thống làm từ hải sản như sushi, somen hay bento,…Hay nếunhư Pháp được biết đến với rượu vang, nước hoa với các nhãn hiệu thời trang nổi tiếngthì Việt Nam được biết đến với chiếc áo dài thướt tha Đặc biệt, với nền văn hóa đadạng trong tính thống nhất của 54 dân tộc anh em, có thể nói nền văn hóa với nhữngphong tục, truyền thống, nghi lễ đặc sắc của Việt Nam chính là điểm thu hút du kháchđến đây để tham quan, tìm hiểu và khám phá

- Du lịch là hoạt đông thực tiễn xã hội của con người, nói về nghĩa rộng là một hoạt đông văn hóa cao cấp Nếu như một số hoạt động như văn nghệ, thể thao,…có thể chỉ đáp ứng được nhu cầu giải trí thuần túy thì hoạt động du lịch ngoài việc giúp con người thư giãn còn giúp mở mang kiến thức, rèn luyện đạo đức, ứng xử cho con người.Xét theo nghĩa hẹp của văn hóa xã hội, thì du lịch cũng có mối liên hệ mật thiết với văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội có quan hệ mật thiết với du lịch bao gồm các bộ phận sau:

• Văn hóa tinh thần: Bao gồm các loại danh lam thắng cảnh văn hóa tinh thần và sản phẩm văn hóa tinh thần như: tôn giáo, văn học, giáo dục

• Văn hóa qui phạm: Bao gồm đạo đức, phong tục, tập quán, ngôn ngữ làm sản phẩm văn hóa qui phạm của hành vi xã hội

• Văn hóa trí tuệ: Khoa học, kĩ thuật, thông tin Văn hóa vật chất; Kiến trúc, máy móc, công cụ, vật dùng Văn hóa vật chất là hình thái văn hóa trí tuệ và văn hóa tinh thần

Trang 12

cùng tạo thành, bao hàm trong đó, tạo thành cảnh quan nhân văn ở trạng thái tĩnh, như vật lưu niệm du lịch.

Theo Đồng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình hoạt động du lịch là một bộ phận củahoạt động văn hóa của con người, cũng là một hoạt động học tập đặc biệt Nó lấy xãhội và giới tự nhiên rộng lớn làm trường học, lấy tài nguyên du lịch trong tự nhiên,nhân văn và xã hội làm sách giáo khoa" Nhận định trên cho thấy vai trò to lớn của dulịch đối với văn hóa, xã hội Dưới đây là một số tác động chính của văn h

Tác động tích cực thứ nhất của du lịch đến văn hóa là du lịch góp phần bảo tồncác di sản văn hóa và phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống Những giá trị văn hoátruyền thống như phong tục tập quán, lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ rất thu hút khách

du lịch Do vậy, nhiều phong tục tập quán, lễ hội đã được nghiên cứu, phục dựng vàphát triển để thu hút khách Những thuần phong mỹ tục của cộng đồng nhiều khi bị lốisống hiện đại làm lu mờ Khi mọi người ý thức được rằng, chính những nét đẹp truyềnthống đó là tiềm năng du lịch thì động cơ tìm hiểu, phục dựng các giá trị văn hoátruyền thống sẽ được đẩy mạnh hơn Du lịch là công cụ hữu hiệu để biến di sản thànhtài sản Sản phẩm du lịch là di sản mang lại một nguồn kinh phí hiện hữu để trang trảicho các nghiên cứu phục dựng chúng Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhưđình chùa, nhà cổ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làn điệu dân ca, lễ hội truyền thống,phương thuốc bí truyền, món ăn gia truyền được phục dựng trong thời gian qua đãchứng minh cho nhận định trên Việc tìm tòi, phục dựng che di sản văn hóa, thông quacác phương tiện truyền thông đại chúng, không chỉ những người trực tiếp nghiên cứu

mà chính cộng đồng cũng hiểu biết hơn về các di sản văn hoa truyền thống của họ.Quá trình tham gia trình diễn những giá trị của di sản văn hóa cũng làm giàu thêm cácgiá trị đó Điều này có nghĩa là các giá trị văn hoá của cộng đồng không chỉ được phụchồi mà còn lan truyền, phát triển dưới tác động của du lịch Không phải ngẫu nhiên mànội dung di sản văn hóa được UNWTO chọn làm chủ đề ngày Du lịch Thế giới cácnăm 1980, 1985, 1999 như Du lịch - báo năm với sản thế giới trong thiên niên kỳ mới;

Du lịch - giới trẻ và sân văn hóa xu lịch sử cho Nóa hình và hữu nghị Đảng Tập cất đi

h vào bảo tồn di sản văn hóa, hiểu binh và sự hiểu biết lẫn nhau Henry ValentineMiller (1891-1990), một nhà văn Mỹ đã từng viết “đích đến của chúng ta không phải

là một vùng đất, mà là một cách nhìn mới Khi đi đến một vùng đất mới, một đất nướckhác, khách du lịch học hỏi được nhiều kiến thức văn hóa mới, nhìn thấu đánh giá vấn

đề theo những tiếp cận khác nhau Du lịch cũng là môi trường tốt cho quá trình giao

Trang 13

lưu văn hoá, làm giàu văn hóa Những đoàn khách từ mọi miền đất nước kia hào hứngtham gia vào các điện nhảy sạp trong các bản người Thái ở Tây Bắc, tham gia hát quan

họ giao duyên tại vùng Kinh Bắc, nghe đàn ca tài tử trong các miệt vườn sông nướcCửu Long đã làm cho du khách cùng nhau đắm say trong men rượu nồng của các giátrị văn hóa truyền thống trong không khí giao lưu vui vẻ đó, nhiều khách du lịch trìnhdiễn những bài hát, vũ điệu truyền thống của quê hương mình Du lịch góp phần giớithiệu văn hóa, hình ảnh của mỗi quốc gia ra toàn thế giới Du lịch cũng là một trongnhững yếu tố góp phần loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những tập tục, thói quen khôngcòn phù hợp với thời đại Lễ hội cầu trâu ở Phú Thọ, lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh đãgập phải nhiều ý kiến phản đối từ mọi người, trong đó có khách du lịch du tính phảncảm của một số tình tiết trong lễ hội Ngày 22/12/2015, Hội trưởng Bộ Văn hóa Thểthao và Du lịch đã ban hành Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL qui định về tổ chức lễhội Thông tư yêu cầu “không tổ chức các lễ hội có nội dung kích động bạo lực, truyền

bá các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động trong do có thể hiện cảnh trái vớitruyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam cu thế như mô tả cảnhđám chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo, mà là cảnh rùng rợn, kinh dị" (mục a, khoản 3Điều 4 Thông tư đã dẫn)

- Đối với văn hóa tinh thần:

Phát triển du lịch có tác đông thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần

Thúc đẩy du lịch là yếu tố cơ bản của phồn vinh xã hội

Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian

Trang 14

- Đối với văn hóa trí tuệ:

Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến mở cửa với bênngoài

Du lịch có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và nôngnghiệp Du lịch luôn đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, mỹthuật và hình thức Sự sẵn sàng đón tiếp du khách không chỉ gói gọn ở tài nguyên dulịch mà bên cạnh chúng cần có cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống đường bay, sân ga, bưuđiện…Chính những điều đó mà phát triển du lịch có lợi cho việc giao lưu và phát triểnkhoa học- kỹ thuật Khi có cơ sở hạ tầng chất lượng thì mới thu hút được nhiều khách

du lịch Du lịch sẽ không phát triển mạnh nếu thiếu sự hỗ trợ của cách mạng khoa học

kĩ thuật

Ngoài ra, hoạt động du lịch còn làm tăng sự hiểu biết cho du khách

- Đối với văn hóa qui phạm:

Du lịch là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thốngdân tộc.Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh, người dân có điềukiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hoá dân tộc, qua đó thêm yêu đất nướcmình

c.3 Phát triển du lịch có tác động thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần

- Du lịch là lối sống đặc biệt ngày càng trở thành một loại hành vi xã hội phổ biến.Thông qua khai thác hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, du khách dược mở rôngtầm mắt, thêm phần lịch thiệp, tăng cường hiểu biết, thoải mái tinh thần, tôi luyện tìnhcảm

* Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho người dân.Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ vàkhả năng lao động của con người Theo các công trình nghiên cứu về y sinh học củaCrivosev, Dorin năm 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cưgiảm trung bình 30% Đặc biêt đối với một số bệnh phổ biến cho thấy du lịch có tácdụng rõ rệt Bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóagiảm 20% một số khu điều dưỡng khẳng định rằng nước khoáng của những vùng này

có thể chữa được bệnh lao phổi, bệnh scorbut do thiếu vitamin C, các vết loét, ungnhọt, chảy máu lợi,…

Theo một số nghiên cứu thì sau đây là một vài hiệu quả sức khỏe do du lịch mang lại:

Trang 15

Hoạt động du lịch giúp giảm được stress.

Du lịch tạo cho chúng ta một cơ hội thư giãn và giảm stress Ngoài ra, du lịch còn

giảm được lượng calo đáng kể Thậm chí nếu là một chuyến đi vì công việc mà phảidành nhiều thời gian hơn tại hội họp thì stress (nếu có) do du lịch mang lại cũng chỉ là

sự căng thẳng tích cực Bởi môi trường du lịch ở địa điểm mà du khách đang đến cũng

sẽ giúp họ giải tỏa những căng thẳng đó

Du lịch tránh được sự đơn điệu của cuộc sống

Đi du lịch cũng giúp con người thoát khỏi những quy tắc, và khi ở một mình, họ có thểtăng thêm năng lượng Đây là một cách chữa bệnh, tạo nên sự thay đổi, thoát khỏi quytrình hàng ngày – làm như vậy, tâm trí và cơ thể của con người không bị đình trệ

Du lịch giúp con người thay đổi không gian sống

Đối với những người làm việc văn phòng thì du lịch sẽ giúp họ được ra ngoài trời thay

vì bị “nhốt” trong phòng làm việc Điều này có nghĩa là họ sẽ được ra không khí tronglành, thưởng thức khung cảnh bên ngoài Thậm chí nếu du khách không tham gia cáchoạt động đi bộ trên núi mà chỉ nằm lười trên võng bên bờ biển thì cũng sẽ được thởsâu hơn, cung cấp oxi cho máu

Du lịch giúp tăng cường dộ hoạt động của con người

Du lịch có thể bao gồm những hoạt động phụ Khi đi du lịch, du khách sẽ có kế hoạchcho nhiều hoạt động khác nhau như: kết bè trên dòng nước, tham quan hay chơi bóng

rổ Tham gia vào các hoạt động phụ trong một chuyến du lịch, bằng cách này hay cáchkhác thì du khách cũng sẽ hoạt động nhiều hơn so với việc thực hiện chu trình hằngngày của họ

Đi du lịch đến những địa phương khác nhau sẽ giúp du khách thưởng thức những món

ăn ngon

Trang 16

Nếu dùng bữa ở những nhà hàng sang trọng thì chắc chắn du khách sẽ được thưởngthức những món ăn ngon, cầu kì của địa phương đang đi du lịch và cả những phongcách ẩm thực của nhiều quốc gia khác Còn nếu không, du khách vẫn có thể khám phánhững món ăn hết sức đặc trưng của địa phương bằng cách tự mình tìm hiểu thông quanhững dịch vụ ăn uống bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn.

Du khách sẽ có sự điều chỉnh thái độ thông qua hoạt động du lịch

Lập kế hoạch là một phần tạo nên niềm vui Thực hiện được một chuyến du lịch nhưmong muốn có thể phá vỡ được sự đơn điệu và giúp con người giải quyết những khókhăn trong công việc hiện tại một cách tốt hơn Du lịch cho du khách một sự đánh giámới toàn diện về những nền văn hóa và lối sống khác nhau, mở rộng phạm vi hiểu biết

và có thể giúp du khách thưởng thức cuộc sống được nhiều hơn Và tùy theo nơi đến

mà du lịch có thể giúp du khách đánh giá được toàn diện về quê hương đất nước mình

Du lịch chính là điều kiện để mở rộng mối quan hê hợp tác, giao lưuDu lịch có thểgiúp cho du khách gặp gỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới, học hỏi được về nhữngnền văn hóa khác Thông qua hoạt động du lịch, du khách có thể biết được những tậptục truyền thống của các quốc gia, vùng miền khác nhau Một trong những nét văn hóađặc sắc, riêng biệt của mỗi quốc gia đó là cách chào hỏi

Du khách sẽ thắt chặt tình cảm với người thân

Du lịch tạo cơ hội cho du khách có nhiều thời gian dành cho người thân, thắt chặt tìnhcảm giữa những thành viên trong gia đình Do không phải thực hiện những tráchnhiệm hàng ngày nên con người sẽ có tinh thần thoải mái và sẽ có những trải nghiệmkhông thể quên

* Khi đi du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn Nhũngđức tính tốt như hay giúp đỡ, chân thành… mới có dịp được thể hiện rõ nét Du lịch là

Trang 17

điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn Như vậy qua du lịch mọi người hiểunhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng.

Cũng chính nhờ có du lịch, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền vănhóa có điều kiện hòa nhập với nhau, làm cho đời sống văn minh tinh thần của conngười trở nên phong phú hơn Thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện như: giao lưu

về ẩm thực, nghệ thuật, tổ chức các lễ hội,… đã tạo điều kiện để các quốc gia có cơhội giao lưu với nhau Chẳng hạn trong “Liên hoan món ngon các nước năm 2008”được tổ chức ở khu du lịch Văn Thánh Tp Hồ Chí Minh, du khách đã được thưởngthức những món ngon của nhiều quốc gia Đặc biết, Việt Nam đã có điều kiện giớithiệu món ngon, đặc sản của mình đến bạn bè quốc tế

Vì vậy, hoạt động du lịch góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và tu dưỡngđạo đức cho con người

c.4 Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và văn hóa rất tích cực, thúc đẩy du lịch là yếu tố cơbản của phồn vinh văn và xã hội

Trong thời đại hiện nay, công ăn việc làm là một trong những vấn đề vướng mắc nhấtcúa các quốc gia Phát triển du lịch được coi là một lối thoát lý tưởng để giảm bớt nạnthất nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân (Hiện nay ngành du lịch Việt Nam cóhơn 200.000 cán bộ, nhân viên đang làm việc, một phần ba được đào tạo nghiệp vụ dulịch) Trong khi đó để có thể đón tiếp được 9 triệu du khách quốc tế và 25 triệu dukhách nội địa vào năm 2010 dự tính sẽ tạo ra khoảng 1,34 triệu chỗ làm trong ngành

du lịch Ngoài việc giải quyết việc làm cho những lao động hoạt động trực tiếp trongngành, du lịch còn tạo việc làm cho những lao động ở các ngành khác Ở Việt Nam,theo tính toán của tổng cục du lịch số nhân nhân dụng là

c.5 Nghĩa là, cứ mỗi người làm việc trực tiếp trong ngành du lịch như lễ tân, hướngdẫn viên du lịch thì sẽ có thêm 1,2 lao động được tạo ra ở các ngành khác

Chẳng hạn như, hiện nay do du lịch phát triển, các làng H’Mông ở gần thị trấn có cảnhquan đẹp, giữ được bản sắc văn hoá trở thành những điểm du lịch hấp dẫn Do đó dulịch đã tác động làm biến đổi đời sống kinh tế của các gia đình người H’Mông

Trước hết là sự xuất hiện hàng loạt nghề mới phục vụ du lịch như bán hàng thổ cẩm,

đồ trang sức, chở xe ôm, dẫn khách du lịch

Trang 18

Làng Cát Cát có 360 người H’Mông mà có tới 112 người tham gia hoạt động du lịchchiếm tỷ lệ 31,11% dân số Làng Lý Lao Chải có 561 người H’Mông có 102 ngườitham gia dịch vụ du lịch chiếm tỷ lệ 18,18% dân số Như vậy là số người trực tiếp

tham gia dịch vụ du lịch khá đông Đó là chưa kể số người gián tiếp tham gia các dịch

vụ này như sản xuất, đi mua thổ cẩm, hàng lưu niệm

Trong các ngành nghề mới xuất hiện, có nghề hướng dẫn viên du lịch và phục vụkhách du lịch( mang đồ, dẫn đường cho khách du lịch) phát triển khá nhanh, nhất làtrong tầng lớp thanh niên Mỗi một làng người H’Mông có một vài thanh niên làmnghề hướng dẫn viên tự phát Đặc biệt, một số công ty du lịch đã tuyển người H’Mông

ở các làng đào tạo trở thành đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp Làng Cát Cát có 5hướng dẫn viên người H’Mông chuyên nghiệp, làng Lao Chải có 12 hướng dẫn viên,

xã Hầu Thào có 7 hướng dẫn viên v.v 16 làng người H’Mông còn thành lập các độivăn nghệ phục vụ khách du lịch, thu hút khoảng 200 nam nữ diễn viên không chuyêntham gia Bên cạnh việc xuất hiện các ngành nghề mới, một số ngành nghề truyềnthống được khôi phục và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá như nghề thêu dệtthổ cẩm, làm đồ chạm khắc bạc Các sản phẩm chăn nuôi của các làng H’Mông trướckia chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống và tín ngưỡng của từng gia đình thì nay đãbước đầu trở thành các sản phẩm hàng hoá cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn.Thông qua trao đổi hàng hoá, giao dịch với du khách, khả năng nắm bắt nhu cầu, giá

cả thị trường của người H’Mông được nâng cao

Đối với nhiều người, du lịch được nhìn nhận như một ngành kinh doanh béo bở, dễlàm Vì vậy xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng sang kinh doanh du lịch là mộtđộng cơ tốt để mọi người trau dồi, bổ sung các kiến thức cần thiết như ngoại ngữ, giaotiếp, văn hóa,…Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều trường lớp và trung tâm đào tạocác lĩnh vực có liên quan đến du lịch Theo thống kê thì nếu như trước năm 1990, cảnước chỉ có 3 trường đào tạo công nhân khách sạn du lịch tại Hà Nội, Vũng Tàu,TP.HCM thì hiện nay cả nước có trên 40 trường Đại học có khoa du lịch, khoảng 40trường cao đẳng du lịch, 43 trường Trung cấp du lịch Ngoài ra còn có nhiều trung tâm

Trang 19

đào tạo nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức đào tạo các nghề về phục vụbàn và nấu ăn Hàng năm đào tạo hàng chục ngàn học sinh và sinh viên làm việc trongngành Du lịch.

- Đồng thời, thông qua tham gia hoạt động du lịch có thể làm tăng sự hiểu biết của dukhách đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội củaquốc gia, nhờ vậy tinh thần yêu tổ quốc, quê hương được tăng lên và sẽ có tinh thầntrách nhiệm xây dựng đất nước giàu mạnh, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và ý thứcbảo vệ môi trường Những chuyến du lịch tham quan tại các di tích lịch sử, các côngtrình văn hóa có tác dung giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc.Khi tiếp xúc trực tiếp với các thành tựu văn hóa của dân tộc, được sự giải thích cặn kẽcủa hướng dẫn viên (HDV), du khách sẽ thực sự cảm nhận được giá trị to lớn của các

di tích có thể không có quy mô đồ sộ trước mặt mà thường ngày họ không để ý đến

Có lẽ không ai trong chúng ta không ít nhất một lần được nghe đến địa danh "Ngã baÐồng Lộc", một cái tên đã đi vào lịch sử dân tộc và gắn liền với những chiến công củacác đơn vị Thanh niên xung phong (TNXP) trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹcứu nước Nếu tham quan Bảo tàng TNXP được đặt tại Ngã ba Đồng Lộc thì du khách

sẽ được nghe hướng dẫn viên kể câu chuyện về 10 cô gái TNXP Các cô gái TNXP này

đã có mặt tại Ngã ba Ðồng Lộc vào những ngày ác liệt nhất Thường thì mọi hoạt động

ở Ngã ba Ðồng Lộc đều diễn ra về đêm, ban ngày để mặc cho máy bay Mỹ bắn phá.Nhưng đêm ngày 23/7/1968 có lệnh đặc biệt phải thông đường, Nhận được lệnh củaÐại đội, 10 cô gái TNXP đã ra ngã ba

giữa ban ngày với cuốc xẻng trên vai Ra ngã ba giữa ban ngày làm nhiệm vụ, chỉ cómấy chiếc hầm sơ sài ở chân đồi che chở, mạng sống chỉ hoàn toàn trông chờ vào sựmay mắn Ðúng như dự đoán, sau mấy lần máy bay trinh sát điện tử A35 rẹt qua, buổichiều hôm ấy 15 lần các tốp máy bay lao tới trút bom vào mục tiêu nhỏ xíu phía dướingã ba mù mịt vì khói bom, 3 lần tiểu đội các cô bị bom vùi, nhưng sau đó các cô lại

rũ đất đứng lên tiếp tục công việc Nhưng đến lượt bom thứ 15 ấy, lúc công việc đang

dở dang, một quả bom rơi ngay trước cửa hầm của họ Một phút trôi qua rồi năm phúttrôi qua, trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng dậy Cả trận địalặng đi rồi òa lên tiếng khóc nức nở của những người đồng đội Các cô đã hy sinhrồi! Khi được nghe câu chuyện này thì chắc chắn du khách sẽ nhận ra rằng những giá

Trang 20

trị nhân văn cao đẹp của con người có thể tìm thấy ở những sự vật bình thường mà nếunhư không thông qua hoạt động du lịch thì họ sẽ khó nhận ra và thờ ơ với nó Từ đó thì

du khách sẽ càng trân trọng hơn nữa cuộc sống hòa bình được đánh đổi bởi rất nhiềuxương máu và sẽ cố gắng giữ gìn, xây dựng đất nước

Có thể dùng một ngạn ngữ của người Việt Nam để nói lên vai trò nâng cao dân trí của

du lịch Ngạn ngữ đó là “Đi một ngày đàng học một sàn khôn” Mỗi chuyến du lịchthường để lại cho du khách một số kinh nghiệm, tăng thêm hiểu biết và vốn sống hiểubiết thêm về lịch sử, “khám phá” mới về địa lí, có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống,

mở mang kiến thức văn hóa chung… là kết quả thu được sau một chuyến du lịch.Chẳng hạn trong một tour du lịch mạo hiểm leo lên một vùng núi lửa đã ngưng hoạtđộng, do có kinh nghiệm nên khi hướng dẫn viên nghe được mùi lưu huỳnh thì biếtrằng núi lửa sắp hoạt động trở lại Chính vì thế, HDV đã thông báo cho du khách biết

và ngừng ngay chuyến thám hiểm và đoàn khách đã thoát được hiểm nguy Đó chính

là một kinh nghiệm quý báu mà HDV cũng như du khách sẽ có được sau chuyến đi đó.Trên thực tế, để tạo môi trường du lịch tốt, thu hút du khách đến thăm, những nơingành du lịch phát triển đều coi trong cải tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất-

kỹ thuật du lịch Thời gian gần đây, Việt Nam đã tăng cường đầu tư vốn để phát triển

du lịch Trong năm 2008, có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch ở nhiềutỉnh thành trọng điểm du lịch trong cả nước Điển hình là tỉnh Quảng Trị đã đầu tư hơn5.700 tỉ đồng để xây dựng khu du lịch sinh thái, khu resort Hay ngày 28/10, UBNDtỉnh Quảng Nam đã thông qua Dự án đầu tư tổng thể bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị

di sản văn hóa đô thị cổ Hội An gắn với phát triển du lịch với tổng kinh phí khoảng1.100 tỉ đồng Theo đó, Dự án đầu tư tổng thể bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di sảnvăn hóa đô thị cổ Hội An gắn với phát triển du lịch sẽ được triển khai trong các năm từ

2009 đến 2020 sẽ đánh giá tác động của đô thị cổ đến hiệu quả hoạt động của ngành

du lịch và và sự tác động trở lại của du lịch đối với công tác bảo tồn; khảo sát, sưutầm, thống kê những di sản vật thể và phi vật thể để tìm giải pháp ứng xử, bảo tồn vàtôn tạo, kiến nghị về quy hoạch - kiến trúc nhằm giảm áp lực cho đô thị cổ Hội An d.1 Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian

Ngoài việc cung cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật, du ngoạn phong cảnhthiên nhiên, du lịch còn có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi trường và thúc đẩy

sự phát triển văn hóa dân tộc

Văn hóa dân gian với đời sống xã hội

Văn hóa dân gian (VHDG) Việt Nam bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy và vẫn giữ vaitrò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa ngày hôm nay Theo Tiến sĩ Ngô ĐứcThịnh (Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian) nếu cho rằng VHDG là cội nguồn của vănhóa dân tộc và VHDG chứa đựng, thể hiện bản sắc dân tộc, thì hoạt động bảo tồn vàlàm giàu văn hóa dân tộc cần được bắt đầu từ bảo tồn và làm giàu VHDG

Việt Nam là một trong các quốc gia ở khu vực lịch sử - văn hóa Đông Nam Á, trong

đó một trong những nét đặc trưng là vai trò rất to lớn của VHDG Đó là truyền thống

Trang 21

văn hóa truyền miệng, khác với Trung Quốc và Ấn Độ là truyền thống văn hóa chữviết.

Văn hóa dân gian Việt Nam có truyền thống hình thành và phát triển từ rất lâu đời, bắtnguồn từ xã hội nguyên thủy Đến thời kỳ phong kiến tự chủ, cùng với sự ra đời vàphát triển của văn hóa bác học, chuyên nghiệp, cung đình, thì VHDG vẫn tồn tại vàgiữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa cũng như xã hội Việt Nam,nhất là với quần chúng lao động Truyền thống lịch sử và xã hội Việt Nam đã quy địnhnhững nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam Đó là văn hóa làng xóm trội hơn văn hóa

đô thị, văn hóa truyền miệng

lấn át văn hóa chữ nghĩa, ứng xử duy tình nặng hơn duy lý, chủ nghĩa yêu nước trởthành cái trục của hệ ý thức Việt Nam, nơi sản sinh và tích hợp các giá trị văn hóa ViệtNam

Văn hóa dân gian - cội nguồn của văn hóa dân tộc

Người ta thường nói VHDG là cội nguồn của văn hóa dân tộc (VHDT) Điều đó hàmnghĩa VHDG gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôidưỡng VHDT

Có con người là có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc Văn hóa đó trước nhất làvăn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân Qua văn hóa dân gian, nhân dânlao động "tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình" Các nền văn hóa khảo

cổ thuộc xã hội nguyên thủy, như Hòa Bình, Bắc Sơn tuy không phải là VHDG, nhưnglại là nguồn cội để hình thành VHDG

Từ quan điểm cho rằng văn hóa dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc, thì tronghoạt động thực tiễn nhằm bảo tồn và chấn hưng văn hóa dân tộc, chúng ta phải bắt đầu

từ VHDG

Trang 22

Văn hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc

Có thể hiểu bản sắc văn hóa như là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc, và tới lượt

nó, bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân tộc, tức là sức sống và sự từng trảicủa dân tộc, nhờ đó mà dân tộc có thể vững vàng và trường tồn trước thử thách khắcnghiệt của lịch sử

Vậy, bản sắc văn hóa (BSVH) là gì? Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất củavăn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài củađất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừutượng và tiềm ẩn Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái vănhóa, với tư cách là sự biểu hiện của BSVH ấy Nếu BSVH là cái gì trừu tượng, tiềm

ẩn, bền vững, thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khảbiến hơn Từ quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa

vô cùng phong phú và đa dạng của BSVH Việt Nam, như là chủ nghĩa yêu nước, tínhcộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóạ , tính duytình (tình thương) trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tựnhiên

Nếu cho rằng văn hóa dân gian chứa đựng và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, thìtrong thực tiễn việc bảo tồn, làm giàu và phát huy BSVH dân tộc trước nhất phải từviệc bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa dân gian

Văn hóa dân gian - hệ giá trị và biểu tượng của văn hóa dân tộc

Trong văn hóa học, giá trị và biểu tượng làm nên những cái cơ bản của văn hóa, nó lànội hàm của khái niệm văn hóa Nói cách khác, văn hóa không phải là tất cả những gì

mà con người tạo ra, mà chỉ những cái đã được chắt lọc, kết tinh, thăng hoa thành cácgiá trị và biểu tượng

Giá trị (value) và biểu tượng (symbol) cũng là hai phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau

Có thể nói giá trị kết tinh và làm nên cái cốt lõi của biểu tượng, nói cách khác, trongmỗi biểu tượng người ta đều tìm thấy giá trị hay hệ thống các giá trị văn hóa Thí dụ,trong biểu tượng Quốc Tổ các Vua Hùng, ta thấy các giá trị và tâm thức về cội nguồn

và cố kết cộng đồng dân tộc, một trong những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa ViệtNam

Như vậy là, văn hóa dân gian với hệ giá trị và biểu tượng của nó, đã làm nên tâm thứcdân gian, tâm hồn dân tộc Những cái đó, tới lượt nó, nó quy định các hành vi, tìnhcảm, hoài vọng của con người Đó cũng chính là bản sắc, cốt cách và bản lĩnh của dântộc, trường tồn cùng sự trường tồn của dân tộc

Có rất nhiều biện pháp để giữ gìn nền văn hóa dân gian như: truyền từ đời ông bà, bố

mẹ sang con cháu, mở trường lớp đào tạo một cách có hệ thống ,… và du lịch là mộttrong những biện pháp để khuấy động lòng đam mê tìm hiểu văn hóa dân gian cho giớitrẻ, góp phần cho việc phục hồi và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc

Trang 23

Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy cácnhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản phẩmlàng nghề,…

2 Tác động tiêu cực của du lịch đến văn hóa

Mặc dù có những tác động tích cực nêu trên, du lịch cũng có những tác động tiêucực đến văn hoá

Như đã trình bày, du lịch chính là công cụ biến di sản văn hóa thành tài sản, haynói cách khác, du lịch đã kinh tế hoá các giá trị văn hoá Tuy nhiên, nhiều nơi đã lạmdụng quan điểm này theo hướng giả tăng thu nhập bằng bất cứ giá nào Để đáp ứngnhu cầu của khách, nhiều lễ hội tín ngưỡng dân gian, nhiều lễ hội tâm linh đã được sănkhẩu hoa, diễn lại vào bất cứ lúc nào khách có nhu cầu Sẽ là rất phản cảm nếu tổ chứccho khách du lịch thưởng thức những món ăn cung đình tại chính cung vua, thậm chícòn được ngồi trên ngai vàng và trong trang phục hoàng bào Phản cảm vì cho dù hiệnnay ở các quốc gia đó không còn chế độ quân chủ, song những vị vua trong quá khứvẫn là đại diện cho một quốc gia, là một phần của lịch sử dân tộc Sự có mặt của sốlượng lớn du khách tại một điểm di tích tạo nên các tác động cơ học, hóa học (do khithở, tiếng ồn ) cùng với yếu tố khí hậu, thời tiết gây nên sự xuống cấp, hủy hoại các

di sản văn hóa

Một tác động tiêu cực khác của du lịch đến văn hoá là một số giá trị văn hoátruyền thống bị lai tạp Một số nhà cung ứng du lịch cho rằng cần phải thay đổi, đổimới để phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách du lịch Một lý do khác là sau cácchuyến du lịch, một số người dân địa phương đã "học hỏi" những giá trị văn hóa củanhững nơi mình đã đến tham quan du lịch và áp dụng vào để chính sử, tu bổ những disản của địa phương mình Điều này đã làm cho di sản mất đi tính nguyên bản(authentic) riêng có của nó, một giá trị quan trọng của đi sản, cho dù đó là di sản vậtthể hay phi vật thể Bên cạnh đó, một số ứng xử chưa phù hợp của khách du lịch có thể

Trang 24

của hình Có không là ngư dân đặc phi t chui thấy được giá trị của các di sản văn hìnhcộng đồng thì tính trở thành ngại tiếp tay cho những khách du lịch đó, làng chẳngnhằm c di sản văn hoá địa phương đồ cũ, đồ vật có giá trị Du lịch là dịp tốt cho nhữngkhách du lịch này Trong số khách du lịch, có một số người đi với mục đích săn tìm

Sự phát triển du lịch nếu thiếu sự quản lý và kiểm soát một cách chặt chẽ sẽ dẫn đến ônhiễm văn hóa xã hội, nó được biểu hiện trên một số mặt sau:

a.1 Hàng hóa hóa, tầm thường hóa nền văn hóa dân tộc:

Hàng hóa hóa văn hóa dân tộc là chỉ việc để chạy theo nhu cầu của du khách mà vứt

bỏ “nội dung chứa đựng” của tinh thần văn hóa dân tộc, chỉ giữ lại các “vỏ ngoài’ của

nó và thay đổi nó để thỏa mãn hứng thú của du khách ở bất cứ nơi đâu

Tầm thường hóa văn hóa dân tộc là kết quả tất yếu của hàng hóa hóa

Để thu hút du khách, một số hãng kinh doanh du lịch tự ý “cải tạo” và “sáng tạo mới”rất nhiều thứ vốn có trong sắc thái văn hóa dân tộc và địa phương và ra sức chế tạothành hàng hóa để kiếm tiền Mặt khác để thỏa mãn nhu cầu của du khách, vì lợi íchkinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn hoá truyền thống được trình diễn mộtcách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách.Nhiều nhà cung ứng du lịch đã thuyết phục người dân địa phương thường xuyên trìnhdiễn lại các phong tục, lễ hội lại cho khách xem

Chợ tình Sa Pa vốn là một nét sinh hoạt văn hóa đầy tính nhân văn và hấp dẫn đối vớikhách du lịch Thông thường, mỗi tối thứ bảy bà con lại tập trung hát hò, uống rượutâm sự cho đến khi chếnh choáng men tình Nhưng sự lấn sâu của du lịch và lối sống

đô thị hóa đang làm cho chợ tình biến thái! Hiện tượng các chàng trai, cô gái địaphương thổi khèn, nhảy múa theo yêu cầu trong các phiên chợ cuối tuần và nhậnnhững đồng tiền thù lao từ du khách ở Sa Pa là một dẫn chứng cụ thể Du khách nước

Trang 25

ngoài đã rất nhiều lần ngạc nhiên khi đang thích thú thưởng thức âm thanh của núirừng qua tiếng khèn của các thanh niên thì cứ khoảng 30 phút thì có một người dừnglại, ngả mũ ra, đi một vòng để xin thêm tiền: “cho tiền đi, sẽ thổi tiếp cho nghe!”Khách phương xa đều háo hức trông đợi chợ tình để được xem một nét sinh hoạt vănhóa của người dân Tây Bắc nhưng ai cũng thất vọng, nhiều người còn nuối tiếc khitiếng khèn, vòng quay của chiếc ô, những bước chân uyển chuyển ở chợ tình chỉ là

“những động tác giả” Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết về nguồn gốc ý nghĩa củacác hành vi lễ hội, người ta giải thích một cách sai lệch, thậm chí một cách bậy bạ.Như vậy những giá trị văn hoá của một cộng đồng, đáng lý phải được tôn trọng lạiđem ra làm trò tiêu khiển mua vui cho du khách Giá trị truyền thống bị lu mờ do sự

lạm dụng vì mục đích kinh tế

Phong tục tập quán dân gian và hoạt động lễ hội truyền thống có thể tổ chức bất kì lúcnào và bất cứ ở đâu, kiến trúc phỏng cổ, nhà ở danh nhân giả, đền thần giả, đồ cổ giả,thư họa giả lan tràn thành tai họa, các bộ lạc nguyên thủy, lối sống nguyên thủy được

“sáng tạo”, nghệ thuật biểu diễn dân gian, nghi thức tôn giáo trở thành trò diễn đểkiếm tiền

Do chạy theo số lượng, không ít mặt hàng truyền thống được chế tác để làm hàng lưuniệm cho du khách được sản xuất một cách cẩu thả đã làm méo mó giá trị chân thựccủa truyền thống, làm sai lệch hình ảnh của một nền văn hoá bản địa Nghệ thuật sânbay là thuật ngữ để chỉ cho hiện tượng trên

Lấy một ví dụ về du lịch ở Huế Chúng ta có thể thấy được sự pha tạp và biến dạngcủa các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch như ca Huế trên sông Hương, cơm Vua, bữa

ăn đặc sản Huế, hàng lưu niệm giả cổ Tình hình lộn xộn trong quá trình biểu diễn caHuế, nhất là nạn "cò" vé trên bến thuyền phục vụ ca Huế vẫn chưa được chấn chỉnh Chỉ vì không chấp nhận mua vé xem biểu diễn ca Huế với giá bán cao hơn giá quy

Trang 26

định, mà mới đây, một "thượng đế" bà Kren Nguyễn, khách du lịch người Australia

-đã bị một chủ thuyền dùng dép vả vào mặt! Tình trạng nhếch nhác tại các bến thuyềncòn được thấy rõ qua việc mỗi lần chờ đến giờ lên thuyền đi nghe ca Huế, cả du khách

và nhạc công phải đứng lơ ngơ, lóng ngóng, hoặc ngồi vất vưởng ngay trên lối ra vàocủa bến Và cuối giờ diễn, do không có địa điểm để trao đổi, rút kinh nghiệm, hoặc trảtiền "sô", nên hầu hết các bầu "sô", ca sĩ phải đứng trao đổi, chia tiền "boa" ngay trướcmặt du khách.Hàng hóa hóa, tầm thường hóa văn hóa dân tộc song song với việc muavui cho du khách còn gây thương tổn nghiêm trọng cho lòng tự tôn của nhân dân nơi

du lịch, thương tổn tình cảm dân tộc

Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng Khi đi

du lịch du khách luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hoá của địaphương Nhưng nhiều khi sự thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng và sựlạm dụng biến thành xâm hại Ai đến Sapa cũng muốn được đi chợ Tình, song chợ tìnhSapa, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc đang bị những dukhách tò mò, ít văn hoá xâm hại bằng những cử chỉ thô bạo như rọi đèn vào cặp tìnhnhân, lật nón các thanh nữ để xem mặt, trêu ghẹo Việc một lượng lớn khách du lịch

đi chơi "chợ tình" vây quanh các đôi trai, gái người bản xứ, làm mất đi vẻ nguyên sơ,

tự nhiên vốn có của nó Hơn thế, có những khách xem còn ngẫu hứng, tò mò, thích bắtchước cũng tham gia vào việc "giao duyên", mượn cây khèn tập thổi và múa cùngnhững đôi gái trai vùng sơn cước với những lời bình và điệu múa "tự chế", khiếnkhung cảnh càng thêm náo nhiệt.Trước cảnh tượng đó, người xuề xoà thì coi như làmột sự "giao lưu", nhưng những người có văn hoá, lịch thiệp thì lại cho đó là sự lạmdụng, thậm chí xúc phạm, làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết, tự nhiên vốn có của "chợtình"

a.2 Sự sa sút của quan niệm đạo đức và bắt chước sùng ngoại

Du khách đến tham quan du lịch ở một điểm, một vùng nào đó, họ không chỉ mangvăn hóa dân tộc tiến bộ vào mà còn truyền bá những điều phi văn hóa, khiến cho cưdân địa phương dần dần nảy sinh những biến đổi tiêu cực về tư tưởng và hành vi

Du lịch làm cho các tệ nạn mại dâm, tội phạm và cờ bạc gia tăng.

Trang 27

Nạn nghiện hút, mại dâm, trộm cướp không phải do du lịch đẻ ra, trước khi du lịchphát triển nó đã tồn tại với các mức độ khác nhau, nhưng không ai phủ nhận rằng hoạtđộng du lịch làm cho tệ nạn mại dâm gia tăng đáng kể.

Ngày nay không phải đã hết các du khách có nhu cầu tìm của lạ nơi đến DL Vẫn còn

đó những kẻ cò mồi, muốn làm giàu bằng cách bóc lột trên thân xác phụ nữ Vì vậy dulịch là môi trường tốt để kẻ ham hưởng lạc và kẻ trục lợi gặp nhau Ví dụ như côngnghệ tình dục ở Thái Lan, dẫn đến có rất nhiều “du khách tình dục” phương Tây đổvào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương Thêm một ví dụ về tình hình ở Sa Pa Kháchđến Sa Pa từ lâu không còn lạ với hình ảnh khách Tây cặp với các cô gái người dântộc Những cô gái này nói tiếng Việt không sõi nhưng nói tiếng Anh thì nhanh như gió.Đấy là bởi họ giao tiếp với người nước ngoài từ tấm bé Cuộc sống của các cô gái mớilớn giống như con thú, cây cỏ Họ thích lang thang cả ngày, thích rong chơi Có khitrèo đèo lội suối bở hơi tai kiếm được bó củi chỉ để mang xuống chợ bán, ăn một bữa

no nê rồi về Vì vậy mà khách Tây rất thích lối sống của họ Quan niệm của họ thếnày: Cứ nói chuyện vui vẻ là đi với nhau thôi Trên các góc phố và các con đường dạo

bộ của Sa Pa, dễ dàng nhận thấy các đôi “Tây- Ta” khá tình tứ Họ khoác tay nhau đi,

ôm hôn nhau như Tây!!! Họ đi với nhau cả ngày, rồi qua đêm nữa Người dân ở Sa

Pa vẫn bảo: “Mấy cô dân tộc không tính toán nhiều tiền đâu Cứ thích là đi thôi Đôikhi chỉ cần bát phở hay bữa cơm là có thể vui vẻ với nhau cả ngày!”

Du lịch có ảnh hưởng như thế nào đến tệ nạn nghiện hút? Hầu khắp mọi nơi, hải quanđều phát hiện thấy có những du khách vận chuyển trái phép ma túy hay các chất cóliên quan đến ma túy, làm cho tệ nạn này ngày càng lan rộng (Vụ án Vũ Xuân Trường,một vụ án lớn về đường dây buôn lậu ma túy xuyên quốc gia được đưa ra xét xử năm

1997 ở VN là một ví dụ điển hình)

Trang 28

Ngoài ra, tình hình trấn lột, trộm cướp của khách du lịch ngày càng gia tăng do hầu hếtcác đối tượng phạm tội đều cho rằng khi đi du lịch là lúc du khách mang theo nhiều tàisản có giá trị Chính vì thế, dù ít hay nhiều thì hoạt động du lịch cũng làm gia tăng tệnạn trôm cướp Ngoài những vụ cướp giật trên đường phố thì trong những năm vừaqua, có rất nhiều vụ án nhân viên tạp vụ khách sạn, nhân viên chuyển hang sân baytrôm cướp tài sản của du khách Hay các dịch vụ massage trá hình đã lợi dụng sơ hởcủa du khách, đặc biệt là những du khách nước ngoài để lấy cắp tài sản.

- Đa số du khách quốc tế đến từ các nước kinh tế phát triển, họ giàu có và làm cho cưdân ở các nước lạc hậu sinh ra cảm giác sùng bái a dua nước ngoài, thậm chí vứt bỏquan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt chước du khách Điều này chứngminh rằng khi một nền “văn hóa mạnh” tiếp xúc với một nền văn hóa “yếu”, nền vănhóa yếu thường chịu ảnh hưởng của nền văn hóa mạnh (Cultural Change)

Một trong những xu hướng thường thấy ở các nước nghèo đón khách từ các nước giàu

là người dân bản xứ, nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cáchsống theo mốt du khách Có hai yếu tố được coi là nguyên nhân chính của hiện tượngnày

Một là trong hoạt động kinh doanh, người dân bản xứ dùng chuẩn của du khách để làmvừa lòng họ nhằm thu hút được tối đa lợi nhuận cho mình Điển hình nhất là trongngôn ngữ Do thường xuyên tiếp xúc với du khách nước ngoài nên nhiều người đã bịảnh hưởng rất nhiều về văn hóa, đặc biệt là về văn hóa giao tiếp và ngôn ngữ Có lẽkhi đi dạo ở khu phố Tây Phạm Ngũ Lão (TP Hồ Chí Minh) thì chúng ta

cũng sẽ không lạ gì với hình ảnh một cô gái Việt có những cử chỉ rất “Tây” và nói mộtthứ tiếng Anh lơ lớ mà người ta hay gọi nôm na là “tiếng bồi” với những ông kháchTây to lớn Hay giới trẻ ngày nay đang có trào lưu đặt tên tiếng Anh Chúng ta rất dẽdàng nhận ra điều này khi hằng ngày xuất hiện rất nhiều cái tên “nửa tây, nửa ta” nhưCristiano Trung hay Julia Thủy,…

Thứ hai là tư tưởng vọng ngoại, người dân bản xứ đánh giá cao lối sống của du khách,cho đây là biểu hiện của văn minh, giàu có Điều này được thể hiện rõ nhất trong giớitrẻ Sự thay đổi về nếp sống của một bộ phận các chàng trai, cô gái là người dân tộcsớm tiếp xúc với lối sống của du khách nước ngoài ở Sa Pa cũng là vấn đề đáng longại và đang tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường du lịch Hay tại Tp Hồ ChíMinh, sự thay đội về lối sống của giới trẻ do bắt chước, sung ngoại cũng đang là vấn

đề đáng lo ngại Đa số thanh niên ngày nay rất thích dùng fast food, một loại thức ănmang đậm nét văn hóa phương Tây Rất nhiều thương hiệu fast food nổi tiếng đang mởrông phạm vi hoạt động như: KFC, Lotte,…và tất nhiên được giới trẻ hết sức ủng hộ.Việc dùng thức ăn nhanh bên cạnh những mặt tích cực của nó thì có rất nhiều ảnhhưởng xấu đến sức khỏe và đặc biệt là đối với nền văn hóa phương Đông của nước ta.Một hiện tượng thường thấy ở những điểm du lịch, khu du lịch đó là, dưới con mắtngười dân bản xứ, du khách là những kẻ giàu sang, lắm tiền,… Vì vậy chính du khách

đã trở thành mục tiêu béo bở cho việc tống tiền, làm ăn của một số kẻ sống bằng nghề

Trang 29

trộm cướp, đồng thời là đối tượng khá hấp dẫn của những người ăn xin Có thể nêuđiển hình là hiện tượng người dân địa phương chèo kéo, nài ép khách mua hàng, trẻ

em bỏ học đi bán hàng theo yêu cầu của cha mẹ đang dần trở thành một vấn nạn trongbức tranh về du lịch Sa Pa Trẻ em ở các làng người H’Mông là điểm du lịch không đihọc hoặc bỏ học nhiều hơn các làng không nằm trong tuyến du lịch Làng Séo Mí Tỉnằm trên sườn núi Phan Xi Păng, tỷ lệ trẻ em đến tuổi không đi học chỉ chiếm 17,8%nhưng ở xã Lao Chải, điều tra vào đầu tháng 10 - 2005 có tới 49,6% số học sinh từ 6đến 14 tuổi không đến lớp học Trong đó số học sinh nữ đi học cấp I chỉ chiếm 45% sốhọc sinh nữ đi học cấp II chỉ còn 33,5% (3) Nguyên nhân chủ yếu là các em học sinhcấp II, nhất là học sinh nữ là lực lượng chủ lực tham gia đội quân bán hàng cho khách

du lịch Nguồn thu từ việc phục vụ du khách khá hấp dẫn nên càng kích thích các em

bỏ học, giảm tỷ lệ chuyên cần ở các lớp có học sinh lớn

a.3 Ảnh hưởng của việc phát triển hoạt động du lịch đến văn hoá và xã hội còn đượcthể hiện qua quan hệ giữa khách du lịch và người dân điạ phương

Do có cách nhìn nhận về đạo đức khác nhau, một số du khách không thấy những hànhđộng, cử chỉ, cách ăn mặc,… của mình là không phù hợp với phong tục truyền thốngcủa cư dân nơi đến du lịch Điều đó hoặc sẽ là một gương xấu được một số thanh niênbản địa thiếu bản lĩnh bắt chước vì cho là “hiện đại”, “mốt”, “văn minh”, hoặc sẽ gâycho người dân một ấn tượng không đẹp về dân tộc có những người khách đó Cũng xinlưu ý là không chỉ du khách xâm phạm đến thuần phong mỹ tục mà ngưới bản xứ cũng

có một phần trách nhiệm trong vấn đề này Do có những di biệt về tôn giáo, văn hóa,chính trị cho nên có thể xảy ra sự hiểu lầm, thậm chí dẫn đến hiềm khích, tạo nên căngthẳng giữa chủ và khách

Trang 30

Nhìn chung theo thời gian, thái độ của người dân sở tại đối với du khách thay đổi dần

từ tích cực sang tiêu cực

Vào giai đoạn đầu khi những du khách đầu tiên xuất hiện, người dân địa phương tỏ ra

vô cùng cao hứng Du khách được tiếp đón nồng nhiệt, nhiều khi thái quá, với tất cảlòng quý trọng và mến khách của chủ

Theo thời gian, ngược với sự gia tăng của nguồn khách, tình cảm nồng hậu mà dukhách đón chờ giảm dần Quan hệ tình cảm giữa du khách và dân địa phương ngàycàng trở nên nguội lạnh và thay vào quan hệ tình cảm đó là quan hệ buôn bán Đại đa

số du khách được tiếp đón với nghi lễ xã giao Những cảm giác khó chịu đối với dukhách xuất hiện Sự có mặt của quá nhiều du khách tại địa phương đã ảnh hưởng đếntâm lý người địa phương, làm cho không ít người khó chịu Nếu vào giai đoạn đầu,những hành vi, cách biểu cảm khác lạ của du khách làm cho người dân thấy ngộnghĩnh và buồn cười thì nay có thể cũng với hành động ấy của du khách lại bị xem là

lố bịch Nếu như vào giai đoạn đầu, do cơ sở vật chất kỹ thuật chưa có, du khách đượctiếp đón ở những điều kiện sẵn có ở địa phương như nhà dân, quán bình dân thì nay họdần dần bị cô lập trong các điều kiện được tạo nên để phục vụ riêng cho họ Điều kiệntiếp xúc, giao tiếp cộng đồng giảm và do vậy sự cảm thông, đồng cảm cũng hạn chế rấtnhiều Tồi tệ hơn là khi xuất hiện tư tưởng và hành động chống đối du khách

a.4 Du lịch có thể làm thay đổi hành vi tiêu dùng của cư dân địa phương(Consumption Behavior) Khi du lịch gia tăng, các doanh nghiệp địa phương nhậpkhẩu hàng để cung cấp cho du khách Cư dân địa phương có thể so sánh là tiêu dùngmột số mặt hàng ngoại có chất lượng tốt hơn và giá rẻ hơn so với hàng nội địa và xuấthiện nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại Điều này làm gia tăng mức nhập khẩu và làm giảmbớt hiệu quả của du lịch Hiện nay có rất nhiều thanh thiếu niên Việt Nam cố gắngchạy theo mốt, thích xài “hàng hiệu”, dùng hàng hiệu để đánh bóng tên tuổi Chúng tarất dễ nhận ra giới trẻ ngày nay rất ưa chuộng những nhãn hiệu ngoại như Levi's,Prada, Versace, iphone,…thay vì những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao Nhữngloại hàng hiệu này thông thường được du nhập vào nước ta qua con đường du lịch vànhững cửa hàng thời trang nổi tiếng thế giới được mở ra chủ yếu là để phục vụ khách

du lịch quốc tế và đã vô tình tác động đến thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.a.5.Trong công tác tiếp thị, chúng ta nhận dạng nhu cầu và ham muốn của du khách đểđưa ra những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó Đối với một quốcgia, một dân tộc, điều cần thiết là phải thực hiện được mục đích nói trên mà vẫn giữđược bản sắc văn hóa của mình Sự đa dạng văn hóa bản địa có nguy cơ bị đe dọa khingười dân bản địa biến nó thành hàng hóa bán cho khách du lịch Việc tiêu chuẩn hóacác sản phẩm văn hóa để phục vụ khách đang làm mất đi nhiều giá trị văn hóa đặc sắcđộc đáo riêng của địa phương

Tính đa dạng văn hóa đang bị ảnh hưởng khi cộng đồng địa phương có những điềuchỉnh văn hóa bản địa riêng của mình để đáp ứng thị hiếu theo nhu cầu của khách vàđiều này còn thường dẫn tới sự điểu chỉnh về tinh thần "phục vụ"

Trang 31

a.6 Du lịch có tác động vừa khuyến khích vừa kìm hãm các loại hình nghệ thuật cổtruyền Trong một số trường hợp, nghệ thuật này được phục chế để bán cho du khách,làm cho nền văn hóa bị giả mạo Tiêu biểu là việc tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian.Ngày nay chúng ta tổ chức các lễ hội trên sân khấu và nghệ nhân trở thành diễn viênlàm đánh mất giá trị quí báu của một lễ hội linh thiêng Theo thống kê của các nhànghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộngkhắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu

và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần đượcsuy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyềnnghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế Với tư tưởng uốngnước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sựtích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểuđược công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình Đặcbiệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố khôngthể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân

Hàng năm, rất nhiều lễ hội được tổ chức và thu hút rất nhiều du khách trong và ngoàinước Thiết nghĩ, đây cũng là một sản phẩm du lịch rất hấp dẫn, giúp nước ta phát triểnthể loại du lịch văn hóa lễ hội, thích hợp với đối tượng khách là những người thích tìmhiểu văn hóa của các nước, những nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, Tuy nhiên,hiện nay việc lạm dung tổ chức lễ hội đã dần làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó.Chẳng hạn như, ai cũng biết, lễ hội Tây Nguyên là các hoạt động tự thân Ở đó conngười hoà nhập vào cộng đồng, vào thiên nhiên, thể hiện lòng tin của mình trước thế

Trang 32

giới thần linh Những người tham dự không phải để thưởng thức mà là thực thi bổnphận của mình Và chính khi thực thi bổn phận của lễ mà hội xuất hiện.

a.7 Mỗi nền văn hóa đều có một số lễ hội hay sự kiện lịch sử hay tôn giáo Khi sựkiện được thay đổi để đáp ứng cho nhu cầu của du khách, ý nghĩa của nó cũng mất đi.Ban tổ chức ở một số lễ hội đã quên cả nhiệm vụ làm lễ hội để dành cho người ở địaphương mình là chính, để cùng nhau tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cùng nhau thưởng thứcnhững nét đẹp tinh hoa trong văn hóa truyền thống của địa phương mình

Có những cái hỏng đến mức không thể chấp nhận được như Hội Lim chẳng hạn Ngoàichuyện xuất hiện đủ các thứ dịch vụ lộn xộn, bát nháo làm mất lòng khách thậpphương, thì ngay cả những thứ đáng lẽ phải rất văn hóa như hát Quan họ thì lại kèmtheo tiết mục xin tiền, trông rất phản cảm Nhiều lúc khách khứa bỏ tiền vào cơi trầuthì có "liền anh liền chị" quên cả hát để cảm ơn Hát phục vụ đám đông qua micro, mấthẳn cái thú nghe tiếng hát có cái chất ngân nga, nhấn nhá đặc trưng Và cuối cùng làvắng bóng hẳn những tiếng hát của người lớn tuổi

a.8 Du lịch cũng có một phần làm “đình trệ văn hóa” Sự phát triển của một vùng cóthể bị dừng lại vì nhu cầu của du khách muốn xem “nếp sống cũ” Du khách đến thamquan, du lịch ở các vùng thôn quê

3 Tác động tích cực của du lịch đến xã hội

Hoạt động du lịch liên quan trực tiếp phục vụ con người, đó là những người có thờigian nhà rỗi, có tiền, có nguyện vọng và sở thích để tìm hiểu, mở mang nhận thứcnhằm tái hồi sức khoẻ và cân bằng lại về tâm sinh lý C.Mark đã từng định nghĩa: “ Xãhội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người và con người”, chính vì vậy, hoạtđộng du lịch muốn phát triển tốt phải giải quyết hài hoà các mối quan hệ này

Các nhà nghiên cứu về du lịch đã từng phân tích những tác động tích cực và tiêu cựccủa hoạt động du lịch đối với đời sống xã hội nhằm hướng tới mục tiêu phát triển dulịch bền vững

Trước hết nói đến những điểm hoặc địa phương đón tiếp và phục vụ khách du lịch đếntham quan và nghỉ dưỡng Đây chính là điểm cốt lõi của hoạt động du lịch Tại đây,một xã hội thu nhỏ với những quan hệ giữa những con người có nhận thức khác nhau,

có trình độ nghề nghiệp khác nhau, có phong tục tập quán, tính cách và thói quen, nếpsống khác nhau v.v, làm sao những vấn đề khác nhau này được tổng hợp lại vì mụctiêu chung là phát triển du lịch bền vững Xét về mặt xử lý các mối quan hệ, ở đâykhông chỉ có luật pháp của Nhà nước, các quy định pháp luật của chính quyền địaphương mà còn có cả hương ước, lệ làng cũng như những quy định của dòng họ vàxóm thôn, phường xã Xét về mặt lợi ích trong việc phát triển hoạt động du lịch thìkhông chỉ có lợi ích về tinh thần mà cả lợi ích về vật chất Lợi ích về tinh thần đó làdanh tiếng, uy tín,lòng tự hào về quê hương, về đất nước, về cơ sở kinh doanh và phục

vụ, về dòng họ và cả về từng cá nhân con người ở địa điểm hoặc địa phương đó khôngchỉ ở trong nước mà ở các nước trên thế giới Có danh thì sẽ có lợi, nhưng quan trọnghơn là phần phân chia lợi ích cũng phải hài hoà và tương đối Đó là lợi ích của Nhànước, lợi ích của địa phương, lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của những ngườitham gia trực tiếp vào hoạt động phục vụ du lịch cũng như lợi ích của cộng đồng dân

cư Lợi ích ở đây không phải chỉ tính bằng tiền mà phải tính đến những lợi ích to lớn

Trang 33

hơn như: chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy những ngành, nghề truyền thống, tạo racác mối quan hệ để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; thực hiện “xuất khẩu tạichỗ”; tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho xã hội nói chung và cho địa phương nói riêng.

Dân gian Việt nam có câu: “ Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” Không thể vì ba

đồng mà để mất cả danh tiếng và uy tín của một điểm du lịch cũng như một đất nướcphát triển du lịch Xuất phát từ đặc điểm này, những năm qua ngành du lịch TrungQuốc đã tiến hành bình bầu những địa phương tiêu biểu cho sự phát triển du lịch trong

cả nước nhằm biểu dương cho danh tiếng và uy tín của các địa phương không chỉ chokhách du lịch nước ngoài mà cả cho khách du lịch trong nước

Thực tế hoạt động du lịch trên đất nước ta trong một số năm qua cho thấy, ngoài một

số địa phương như Hội An, Đà nẵng và một số điểm tham quan du lịch đã tạo đượcdanh tiếng và uy tín trong hoạt động du lịch, thì vẫn con rất nhiều địa phương và cácđiểm tham quan kể cả các cơ sở kinh doanh và phục vụ khách vẫn chưa tạo lập được

ấn tượng cho khách Hiện tượng Bẩn - Bực và Buồn trong tâm trạng của khách du lịchcòn diễn ra khá phổ biến Có thể nói đây là một tác động rất tiêu cực của môi trường

xã hội đến hoạt động du lịch Bẩn ở đây không chỉ là về môi trường tự nhiên mà cảmôi trường xã hội Khách đến tham quan du lịch là để hưởng thụ và cảm nhận cái đẹp,cái mới, cái lạ, cái hấp dẫn và ấn tượng tốt, sâu sắc, thế nhưng những háo hức đểhưởng thụ này được thay bằng những ấn tượng xấu và bực mình Vấn đề ở chỗ cầnlàm sao cho một môi trường xã hội tại các điểm và địa phương phát triển hoạt động dulịch thật lành mạnh và trong sạch, có như vậy thì mới phát triển được du lịch bềnvững Điều này phụ thuộc vào ý thức xã hội về phát triển hoạt động du lịch

Khách du lịch gồm những người có thành phần dân tộc, tuổi tác, giới tính, trình độ vănhoá, nghề nghiệp, phong tục tập quán, sở thích, nếp sinh hoạt, thói quen tiêu dùng khácnhau Họ đến điểm tham qua du lịch với những mục đích và mong muốn khác nhau

Để phát triển du lịch bền vững, chúng ta không chỉ quan tâm đến môi trường tự nhiên

mà cần đặc biệt quan tâm đến môi trường xã hội Mọi việc xấu - tốt , tích cực và tiêucực đều do con người quyết định Khi ý thức xã hội của con người được nâng cao thìmôi trường xã hội sẽ tốt đẹp, điều này hoàn toàn đúng khi cộng đồng dân cư tại cácđiểm du lịch nhận thức rõ vai trò và lợi ích của du lịch đối với cuộc sống của họ

Trang 34

Trước hết du lịch góp phần nâng cao dân trí Theo theo GS Trần Đức Thanh 8"du lịch là sự mở rộng không gian văn hoá của con người" Điều này có nghĩa là dulịch giúp mở mang kiến thức của con người Những trải nghiệm mà khách du lịch cóđược sau chuyến đi làm cho họ trở nên hiểu biết hơn Ngạn ngữ Việt Nam có câu “đimột ngày đàng, học một sàng khôn” cũng nói lên tác động của du lịch đối với việcnâng cao hiểu biết văn hóa của họ Ngày nay, trước mỗi chuyến du lịch, khách du lịchthường có thói quen tra cứu trên internet để tìm hiểu vẻ đẹp du lịch mà mình sẽ đến,cho dù họ đi theo tour hay tự tổ chức Họ không còn quá bị động như những khách dulịch trước đây Những khách du lịch tự tổ chức chuyển đi cho mình sẽ tìm hiểu vềđiểm đến kĩ lưỡng hơn Mặc dù chưa hề đặt chân đến, nhưng họ đã nắm khá rõ về cácđiểm tham quan, về phong tục tập quán của cư dân nơi họ đến Sau chuyến đi, kiếnthức của khách du lịch đã được cập nhật và thực tiễn hơn Họ còn học được nhiều điềumới mẻ tại điểm du lịch Đến một vùng không cùng ngôn ngữ, khách du lịch thường

1999-cố gắng học những của giao tiếp thông dụng của ngôn ngữ bản địa để làm quen, sửdụng khi cần thiết Không chỉ khách du lịch, người dân địa phương cũng có dịp mởrộng kiến thức của mình khi tiếp xúc với khách du lịch Hình ảnh những em bé, nhữngphụ nữ người dân tộc ít người ở Sa Pa khá tự tin trao đổi với khách quốc tế bằng tiếngAnh, tiếng Pháp, tiếng Nhật hay tiếng Hán, cho thấy du lịch đã là một động cơ rấtmạnh mẽ để công đồng địa phương trau dồi ngoại ngữ

Tác động xã hội tích cực tiếp theo: du lịch là một phần nâng cao chất lượng cuộcsống, một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp củacuộc sống đối với cộng đồng là mức độ sảng khoái, bằng lòng hoàn toàn của ngườidân về thể chất, tinh thần và xã hội Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc tới vậtchất và giá trị tinh thần Một phần nguồn lợi kinh tế do du lịch mang lại được đầu tưvào các điều kiện sống cho cộng đồng, từ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịchđến môi trường thiên nhiên, tạo ra giá trị phúc lợi vật chất cho xã hội Điều này gópphần cải thiện đời sống vật chất của xã hội Bên cạnh việc góp phần tạo ra các điềukiện vật chất, du lịch còn tạo ra giá trị phúc lợi cho xã hội Du lịch làm cho người dângiải toả được phần nào sức ép công việc, làm cho mọi người sống chan hoà hơn, cởi

mở hơn

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:56

w